Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh bình định

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh bình định

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN NGA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN NGA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 976 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN HỮU MINH 2. TS. NGUYỄN TRUNG HẢI HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ các công trình khác Tác giả luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET ................................................ 16 1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................................................ 16 1.1.1. Những nghiên cứu về nghiện internet ......................................................... 16 1.1.2. Những nghiên cứu về công tác xã hội làm việc với học sinh nghiện internet .................................................................................................................... 21 1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc..................................................................................... 25 1.2.1. Những nghiên cứu về nghiện internet ......................................................... 25 1.2.2. Những nghiên cứu về công tác xã hội làm việc với học sinh nghiện internet .................................................................................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 30 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET ..................................................................................... 31 2.1. Nghiện internet ..................................................................................................... 31 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan ..................................................................... 31 2.1.2. Các biểu hiện và tiêu chuẩn đánh giá nghiện internet ................................. 33 2.2. Nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở ...................................................... 38 2.2.1. Khái niệm về học sinh trung học cơ sở nghiện internet .............................. 38 2.2.2. Một số đặc tâm lý của học sinh trung học cơ sở ......................................... 38 2.2.3. Các mức độ và biểu hiện tâm lý của học sinh trung học cơ sở nghiện internet .................................................................................................................... 40 2.3. Lý luận về công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet ...... 42 2.3.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 42 2.3.2. Các nguyên tắc và phương pháp của công tác xã hội làm việc với học sinh trung học cơ sở nghiện internet ...................................................................... 48 2.3.3. Các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet ................ 53 2.3.4. Một số lý thuyết liên quan đến hoạt động công tác xã hội trong việc can thiệp, hỗ trợ đối với học sinh nghiện internet ................................................. 57 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet ............................................................................................................. 61 2.4.1. Nhận thức, thái độ của học sinh nghiện internet ......................................... 61 2.4.2. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học (NVCTXHTH) ................................................. 62 2.4.3. Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước ............................................. 64 2.4.4. Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự quan tâm của nhà trường ......................... 65 2.4.5. Sự quan tâm, phối hợp của gia đình ............................................................ 65 2.4.6. Nhận thức, sự quan tâmcủa cộng đồng........................................................ 66 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 66 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................................................. 67 3.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................... 67 3.1.1. Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 67 3.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu .............................................................. 69 3.2. Thực trạng nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở .................................. 71 3.2.1. Tỷ lệ học sinh nghiện internet phân theo các yếu tố ................................... 71 3.2.2. Ảnh hưởng của nghiện internet đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet .................................................................................................................... 73 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở ........................................................................................................................ 75 3.3. Thực trạng công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet tại tỉnh Bình Định ......................................................................................... 78 3.3.1. Nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp cho học sinh nghiện internet ................................................................................................ 78 3.3.2. Các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet .................................................................................................................... 80 3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet ................................................................................................. 105 3.4.1. Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh của học sinh nghiện internet .................... 105 3.4.2. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học ......................................................................... 107 3.4.3. Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước ........................................... 112 3.4.4. Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự quan tâm của nhà trường ....................... 115 3.4.5. Sự quan tâm, phối hợp của gia đình .......................................................... 117 3.4.6. Nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng..................................................... 119 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 123 Chƣơng 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH ............ 124 4.1. Kết quả thực nghiệm công tác xã hội cá nhân để giảm thiểu hành vi nghiện internet cho học sinh .................................................................................... 124 4.1.1. Cơ sở ứng dụng phương pháp công tác xã hội với cá nhân ...................... 124 4.1.2. Mô tả thân chủ nghiện internet .................................................................. 127 4.1.3. Hoạt động can thiệp.................................................................................... 128 4.1.4. Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 145 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet ........................................................................................................... 145 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội học đường ..... 145 4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, giáo viên làm công tác xã hội .. 147 4.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, đổi mới cơ chế, chính sách trong nhà trường. 149 4.2.4. Nâng cao nhận thức của học sinh về hiệu quả sử dụng internet và hậu quả của nghiện internet......................................................................................... 150 4.2.5.Phát huy vai trò của phụ huynh học sinh trong giáo dục quản lý học sinh ...... 151 4.2.6. Đổi mới nội dung và các phương thức thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với HS nghiện internet .................................................................. 153 Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................................... 155 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ....................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 167 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ HS Học sinh THCS Trung học cơ sở CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội CBTH Cán bộ trường học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo PVS Phỏng vấn sâu TP Thành phố GV Giáo viên TE Trẻ em ĐTB Điểm trung bình NVCTXHTH Nhân viên công tác xã hội trường học LĐ - TB & XH Lao động – Thương binh và Xã hội VHTT & DL Văn hóa ,Thể thao và Du lịch CA Công an DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................. 9 Bảng 2: Các biểu hiện trong thang đo về các mức độ thể hiện các hoạt động CTXH .... 10 Bảng 1.1: Tỷ lệ nghiện internet ở một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á .... 18 Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là học sinh nghiện internet .................... 69 Bảng 3.2. Đặc điểm khác thể là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học ............................................................................................... 71 Bảng 3.3: Tỷ lệ học sinh nghiện internet theo giới tính, khối/lớp và địa bàn cư trú 72 Bảng 3.4. Những ảnh hưởng của nghiện internet với học sinh................................. 73 Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học sinh bị nghiện internet ...................................................................................... 76 Bảng 3.6. Mức độ thực hiện hoạt động truyền thông ............................................... 81 Bảng 3.7. Hình thức truyền thông, giáo dục ............................................................. 84 Bảng 3.8. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội ............... 88 Bảng 3.9. Mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh nghiện internet .............................................................................................................. 92 Bảng 3.10. Ý kiến học sinh về các hình thức tư vấn, tham vấn cho HS nghiện internet .............................................................................................................. 95 Bảng 3.11. Mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần ............................................................................................................ 97 Bảng 3.12. Mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan 101 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của yếu tố xuất phát từ học sinh qua đánh giá của giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học........................................ 105 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của yếu tố từ cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học ....................................................................................... 108 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của hệ thống chính sách, luật pháp qua đánh giá của NVCTXHTH .................................................................................................. 112 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của yếu tố cơ sở vật chất, nguồn lực của nhà trường qua đánh giá của NVCTXHTH ............................................................................. 115 Bảng 3.17: Ảnh hưởng của yếu tố từ phía gia đình qua đánh giá của NVCTXHTH .................................................................................................. 117 Bảng 3.18. Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ cộng đồng qua đánh giá của NVCTXHTH119 Bảng 3.19. So sánh kết quả khảo sát giữa NVCTXHTH và HS nghiện internet ... 121 Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số hồi quy tuyến tính đơn ..................................... 122 Bảng 4.1: Bảng kế hoạch hoạt động hỗ trợ ............................................................. 134 Bảng 4.2: Lượng giá kết quả hoạt động trợ giúp .................................................... 142 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % các mức độ nghiện internet của học sinh ................................... 72 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nguồn trợ giúp học sinh nghiện internet tìm đến khi gặp khó khăn ........................................................................................................................................ 79 Biểu đồ 3.3. Mức độ thực hiện hoạt động truyền thông, giáo dục giữa các trường .... 84 Biểu đồ 3.4. Hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục ............................................. 87 Biểu đồ 3.5. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội giữa các trường............................................................................................................................. 90 Biểu đồ 3.6. Hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội ............................ 91 Biểu đồ 3.7. Mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn giữa các trường ............. 94 Biểu đồ 3.8. Hiệu quả hoạt động tư vấn, tham vấn ...................................................... 96 Biểu đồ 3.9. Mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm thần ........ 99 Biểu đồ 3.10. Mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan103 Biểu đồ 3.11. Hiệu quả hoạt động kết nối GĐ và các bên có liên quan .................... 104 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ trình độ chuyên môn của NVCTXHTH ..................................... 110 Biểu đồ 3.13: Tính chuyên nghiệp của NVCTXHTH qua đánh giá của học sinh .... 111 Biểu đồ 4.1. Điểm trắc nghiệm Young trước và sau can thiệp của Q ....................... 143 Biểu đồ 4.2: Thời gian sử dụng internet của Q trước và sau can thiệp ..................... 144 Biểu đồ 4.3: Những ảnh hưởng của nghiện internet của Q trước và sau CT ............ 144 Hình 1. Khung phân tích luận án .................................................................................. 14 Hình 4.1. Biểu đồ thế hệ gia đình Q ........................................................................... 130 Hình 4.2. Biểu đồ sinh thái (Môi trường sống hiện tại của Q và gia đình................. 131 Hình 4.3. Cây vấn đề của em Q .................................................................................. 132 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mạng Internet ra đời đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người trong thế kỷ XX. Đây là phát minh có tính chất vĩ đại trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bởi bên cạnh các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống như: radio, truyền hình, email, … thì internet được đánh giá là loại phương tiện tiến bộ với những công dụng hữu ích rất phù hợp với mọi người ở những lứa tuổi và lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong xã hội. Ra đời từ nước Mỹ (khoảng năm 1974), một quốc gia có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển, internet nhanh chóng bao phủ toàn cầu với quy mô và tốc độ phát triển chóng mặt. Mạng internet chính thức được hòa mạng ở Việt Nam vào tháng 11/1997 và theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), trong năm 2020, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet cao nhất với 68,17 triệu người dùng, chiếm 70% dân số [171]. Internet là công cụ rất thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, đặc biệt rất hữu dụng cho lứa tuổi học sinh và sinh viên. Với khối lượng kiến thức khổng lồ “nhanh, tiện lợi”, internet là công cụ hữu ích giúp học sinh tra cứu các thông tin phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu; vui chơi, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Đồng thời, mạng internet cũng là môi trường để các em thỏa sức sáng tạo niềm đam mê, học tập những hệ tư tưởng tiến bộ, các giá trị “chân, thiện, mỹ” và nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy vậy, với tính năng dễ sử dụng và sự hấp dẫn của nhiều loại hình giải trí như: game online, yahoo, facebooke, Twitter và các công cụ nghe nhạc khác, … đã khiến nhiều học sinh không kiểm soát được hành vi, lệ thuộc hoàn toàn vào internet và dẫn đến việc bị nghiện internet. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập, khó khăn về đời sống tâm lý – xã hội, có những hành vi không đúng chuẩn mực của HS và làm ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. Một nghiên cứu mới nhất của các tác giả Đoàn Thị Ngọc Trâm, Cao Thị Như Ngọc (2020) về thực trạng nghiện internet ở học sinh THCS quận Sơn Trà, Đà nẵng cho thấy, trong số 423 HS tham gia khảo sát thì có đến 168 HS bị nghiện internet: cụ thể, có 79,2 em nghiện mức độ nhẹ, 20,2% mức độ vừa và 0,6% nghiện ở mức độ nặng [37]. Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh vào năm 2008 được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Vùng Kinh tế trọng điểm miền 1 Trung, xác định một trong những ưu tiên là xây dựng thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thành trung tâm tăng trưởng kinh tế phía Nam của Vùng, là đầu mối giao thông đường bộ và cảng biển phục vụ trực tiếp Tây Nguyên [172]. Trong những năm trở lại đây, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước ở các trường học của tỉnh đã xuất hiện nhiều vấn đề đáng quan tâm như bạo lực học đường giữa HS với nhau; HS đánh thầy giáo; tình trạng nghiện internet, game online. Về tình trạng nghiện internet ở HS, mặc dù chưa có những thống kê cụ thể, song qua phản ánh của cơ quan báo chí và một số giáo viên về tình trạng “Khi internet tấn công trường học; Bất ổn các quán game gần trường học” [173] [174] đã thu hút rất nhiều game thủ là học sinh từ 11 – 15 tuổi tham gia bất chấp các ngăn cấm từ gia đình và nhà trường. Trong một khảo sát về “Hành vi chơi trò chơi trực tuyến của học sinh tiểu học ở một số trường tại thành phố Quy Nhơn” của tác giả Trương Thanh Long (2015) cho thấy có 11,3% tỷ lệ HS tiểu học có biểu hiện nghiện internet, game online [32, tr. 76]. Tác giả cho rằng với sự phát triển ngày càng nhanh và tác động ngày càng lớn của mạng internet như hiện nay thì nguy cơ nghiện internet trong giới trẻ, trong đó có HS ở tỉnh Bình Định là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có những giải pháp phòng ngừa, can thiệp hiệu quả nhằm thúc đẩy môi trường học đường trở nên lành mạnh hơn. Xét về mặt lý luận, Công tác xã hội (CTXH) được công nhận là một ngành, nghề có vai trò quan trọng trong trợ giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng có vấn đề khó khăn tăng cường năng lực bản thân, biết huy động các nguồn tài nguyên để khắc phục các rào cản từ đó vươn lên cải thiện cuộc sống ngày càng ấm no và phát triển bền vững. Trong lĩnh vực học đường, nghề CTXH có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ giúp HS giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập, vấn đề về tâm lý, hành vi, các mối quan hệ xã hội, … này sinh do nhiều nguyên nhân tạo nên như bạo lực, bắt nạt học đường; xâm hại tình dục, nghiện chất gây nghiện và nghiện hành vi như sử dụng internet, game online. Là những người được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực CTXH, nhân viên CTXH học đường không chỉ trực tiếp giúp đỡ HS giải quyết vấn đề nghiện internet mà còn là tác nhân kết nối giữa phụ huynh học sinh với nhà trường và chính quyền các cấp để tìm kiếm những giải pháp tối ưu trong phòng ngừa vấn nạn nghiện internet trong học sinh, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh và thân thiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Thông tư Hướng dẫn công tác xã hội trong trường học. Tuy nhiên, qua tìm 2 hiểu cho thấy hiện nay ở tỉnh Bình Định chưa có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực CTXH trong trường học nói chung và CTXH đối với học sinh nghiện internet. Vì vậy, xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định” để làm luận án nghiên cứu sinh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet tại địa bàn tỉnh Bình Định, tiến hành thực nghiệm tác động phương pháp công tác xã hội cá nhân với học sinh bị nghiện internet, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nghiện internet và CTXH đối với HS nghiện internet. - Thao tác hóa một số khái niệm liên quan đến công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet làm nhằm làm công cụ thực hiện đề tài. - Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng học sinh nghiện internet và thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh nghiện internet. - Thực nghiệm tác động phương pháp CTXH cá nhân đối với trường hợp HS bị nghiện internet. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận của công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, luận án giới hạn một số nội dung thực hiện sau: (1) Nghiên cứu các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, luận án tập trung vào 05 hoạt động là: Hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh 3 nghiện internet; Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần; Hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan trong hỗ trợ học sinh bị nghiện internet; Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng mạng internet và hậu quả của nghiện internet cho HS nghiện internet và các bên liên quan; Giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội. (2) Về thực nghiệm tác động phương pháp CTXH với cá nhân học sinh nghiện internet, do những hạn định về thời gian và mức độ phức tạp của vấn đề nghiện internet nên chỉ giới hạn can thiệp đối với một trường hợp học sinh nghiện internet ở mức độ nghiện internet nặng. 3.2.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên khách thể là những học sinh THCS bị nghiện internet sau khi được sàng lọc dựa trên bảng trắc nghiệm được thiết kế cho trước (257 HS). Bên cạnh đó, khảo sát 100 cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 05 gia đình có con bị nghiện internet.; phỏng vấn 03 nhân viên CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên trách ở một số xã, phường và Trung tâm CTXH. 3.2.3. Phạm vi không gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện ở 06 các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong 6 trường THCS được lựa chọn để khảo sát, có 3 trường là THCS Quang Trung, THCS Ghềnh Ráng, THCS Nhơn Bình là những trường nằm trong địa bàn Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là những địa bàn có nhiều tiệm internet gần ở các trường học, theo quan sát cũng như qua phản ảnh của người dân sống gần trường cho thấy tình trạng học sinh sử dụng internet tương đối nhiều nhưng sự giám sát của gia đình chưa thực sự chặt chẽ. Đối với trường THCS Nhơn Hải, đây là trường thuộc xã đảo của thành phố Quy Nhơn. Đây là địa bàn đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ do thu hút khách du lịch từ nhiều địa phương đến tham quan; xã cũng có nhiều tiệm kinh doanh internet gần trường học. Quá trình quan sát thực tế, kết hợp với vấn đàm người dân sống tại địa bàn cho thấy việc học sinh sử dụng internet vào các ngày nghỉ tương đối nhiều, trong khi gia đình chủ yếu làm nghề đánh bắt thủy hải sản xa bờ nên ít có điều kiện để kiểm soát con em của họ. 4 Trường THCS Ân Nghĩa và THCS Vân Canh là những trường thuộc các xã miền núi. Đây là địa bàn có học sinh thuộc người dân tộc thiểu số, gia đình các em chủ yếu làm nông nghiệp, nương rẫy nên ít có điều kiện quản lý và giám sát học sinh. Trong khi trên địa bàn cũng có nhiều cơ sở kinh doanh internet/game online thì nguy cơ nghiện internet của HS là điều khó tránh khỏi. 3.2.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu Được tiến hành từ tháng 4 năm 2016 và dự kiến đến tháng 10 năm 2021. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, kết quả nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi dưới đây: (1) Thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp đối với học sinh nghiện internet ở các trường THCS tại địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay đang diễn ra như thế nào (mức độ triển khai, hình thức thực hiện và các kết quả đạt được)? (2) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp đối với học sinh nghiện internet ở các trường THCS tại địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay? (3) Vai trò của công tác xã hội cá nhân đối với việc giảm thiểu hành vi nghiên internet của học sinh ở trường THCS hiện nay như thế nào?. Và, cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp đối với học sinh nghiện internet ở các trường THCS hiện nay? Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet ở các trường trung học cơ sở tại tỉnh Bình Định đã được triển khai với nhiều nội dung, hình thức khác nhau đã góp phần quan trọng trong trợ giúp học sinh giảm thiểu hành vi nghiện internet. - Nhận thức, thái độ của học sinh bị nghiện internet; trình độ, kỹ năng của thầy, cô giáo làm kiêm nhiệm CTXH trong trường học; cơ chế, chính sách; sự quan tâm của gia đình và cộng đồng xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet ở các trường trung học cơ sở tại tỉnh Bình Định. - Việc áp dụng công tác xã hội cá nhân có thể giúp giảm thiểu các hành vi nghiện internet ở học sinh THCS. 5 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: quan điểm khách quan, quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể. Vấn đề nghiên cứu luôn được nhìn nhận một cách khách quan từ nhiều góc độ, trong mối tương quan với môi trường xung quanh, đối chứng với những vấn đề xã hội khác, đồng thời xem xét trong một khoảng thời gian nhất định, gắn với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn. Công tác xã hội đối học sinh nghiện internet được tìm hiểu thông qua nhiều phương pháp thu thập thông tin nhằm đảm bảo tính khách quan, đại diện, xuất phát từ chính bản thân đối tượng, kết hợp với việc tìm hiểu những người trực tiếp quản lý, phụ huynh học sinh và các cơ chế chính sách cũng như loại hình dịch vụ xã hội. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định; xem xét vấn đề công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet trong điều kiện hoàn cảnh thực tế, phù hợp với tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội chung của đất nước cũng như địa bàn được nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích : Nhằm xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận để tìm hiểu về nghiện internet ở học sinh và hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet. Nội dung : Nghiên cứu lý luận bao gồm hai nhóm nội dung như: (1) Thực hiện việc phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề lý luận của đề tài. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những khía cạnh còn chưa rõ trong các nghiên cứu để tiếp tục bổ sung vào đề tài nghiên cứu; (2) Hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến nghiện internet, nghiện internet ở học sinh THCS, CTXH đối với học sinh nghiện internet, các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH đối với học sinh THCS nghiện internet. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp thông qua hình thức như nghiên cứu sách, báo, tạp chí, các văn bản của các nhà khoa học 6 trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án kết hợp phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác xã hội, bảo vệ trẻ em, nhà quản lý trường học, … để bổ sung vào xây dựng cơ sở lý luận. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (1) Phương pháp trắc nghiệm nghiện internet - Mục đích: Bảng hỏi được thiết kế nhằm đánh giá về mức độ nghiện internet của học sinh THCS - Nội dung: Nội dung bảng khảo sát được chia làm hai phần gồm những thông tin cơ bản về học sinh (họ tên, tuổi, lớp, học lực, hạnh kiểm, địa bàn cư trú) và bộ câu hỏi gồm 20 câu trắc nghiệm về mức độ nghiện internet ở học sinh. Về bảng trắc nghiệm đối với mức độ nghiện internet ở học sinh, luận án sử dụng 20 câu trắc nghiệm đánh giá mức độ nghiện internet của tiến sĩ Kemberly Young(được Việt ngữ bởi tác giả Lê Minh Công, 2016) dựa trên 8 vấn đề được bà đề cập trong các nghiên cứu đầu tiên của mình: (1) mối bận tâm liên tục về internet; (2) không thành công trong việc cố gắng kiểm soát sử dụng internet; (3) Sự thèm muốn dai dẳng; (4) sức chịu đựng; (5) chống đỡ với thời gian trực tuyến hơn dự định; (6) sử dụng internet như là cách thoát khỏi các vấn đề khó khăn; (7) nói dối để che đậy tình trạng rắc rối với internet; (8) mối nguy hiểm vì mất các mối quan hệ có ý nghĩa, công việc, giáo dục hay cơ hội chăm sóc.v.v. Mỗi câu hỏi được đánh giá ở 6 mức độ khác nhau: 5: Luôn luôn; 4: Rất thường xuyên; 3:Thường xuyên; 2: Thỉnh thoảng; 1: Hiếm khi; 0: Không áp dụng. Cách tích điểm của trắc nghiệm theo thứ tự tăng dần và theo số của câu trả lời, 0 - 0 điểm; 1-1 điểm; 2 - 2 điểm; 3 - 3 điểm; 4 - 4 điểm; 5 - 5 điểm.Tổng hợp điểm của 20 câu trắc nghiệm, Young đã phân loại các mức độ nghiện internet như sau: 0 – 30 điểm: Sử dụng internet ở mức bình thường (không nghiện) 31– 49 điểm: Nghiện internet nhẹ 50 – 79 điểm: Nghiện internet ở mức vừa phải 79 – 100 điểm: Nghiện internet ở mức nặng. - Cách thức tiến hành: Gồm hai giai đoạn: (1) Giai đoạn thứ nhất, đánh mã số phiếu theo vị trí chỗ ngồi của học sinh dựa trên sơ đồ của lớp. Tiến hành phát bảng khảo sát và thu phiếu ngay tại lớp. Sau khi thu phiếu người khảo sát thực hiện đếm số phiếu và tính điểm để xác định những trường hợp học sinh đủ tiêu chuẩn nghiện 7 internet; (2) Giai đoạn thứ hai, sau khi xác định có 257/720 trường hợp nằm trong tiêu chuẩn nghiện internet chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi Anket cho 257 trường hợp dựa trên mã số phiếu được đánh số trước đó nhằm khảo sát về việc sử dụng internet, nguyên nhân, ảnh hưởng của nghiện đối với học sinh bị nghiện internet, cũng như tìm hiểu ý kiến HS về thực trạng các hoạt động CTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động đó. (2) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Bảng hỏi được thiết kế tìm hiểu những thông tin cơ bản về mức độ sử dụng internet, nguyên nhân, những hậu quả của việc sử dụng internet của học sinh nghiện internet; các hoạt động công tác xã hội nhằm can thiệp giúp giảm thiểu việc nghiện internet cho học sinh nghiện internet ở các trường THCS và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet. - Về khách thể khảo sát: khách thể chính là học sinh đang theo học tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định với dung lượng mẫu được sàng lọc ban đầu là 720 học sinh gồm khối lớp 6, 7, 8, 9, sau đó tiến hành sàng lọc có 257 HS đủ tiêu chuẩn nghiện internet . Bên cạnh đó, luận án khảo sát 100 khách thể bổ trợ là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học. - Về dung lượng và cơ cấu mẫu:Nghiên cứu được khảo sát trên 720 khách thể là học sinh ở lứa tuổi THCS, trong HS nam chiếm 56,1% và HS nữ chiếm 43,9%. Các khách thể được khảo sát là HS được chọn ngẫu nhiên tại 6 trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định: Trường THCS Quang Trung; THCS Ghềnh Ráng; THCS Nhơn Bình; THCS Nhơn Hải; THCS Vân Canh; THCS Ân nghĩa.Trong số khách thể được khảo sát, HS thuộc khối/lớp 6 chiếm 25,0%; Khối/ lớp 7 chiếm 25,0%; Khối/ lớp 8 chiếm 25,0% và Khối/ lớp 9 chiếm 25,0%. Xét theo địa bàn cư trú, những HS ở các trường THCS Quang Trung, THCS Ghềnh Ráng và THCS Nhơn Bình thuộc khu vực thành thị chiếm 50%; trường thuộc khu vực xã đảo là THCS Nhơn Lý chiếm 16,7%; trường thuộc khu vực nông thôn miền núi là THCS Vân Canh và Ân Nghĩa chiếm 33,3%. Các thông tin chi tiết về mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1. 8 Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Giới tính HS Khu vực Các trƣờng Nam Nữ SL % SL % THCS Quang Trung Lớp 6 60 98,4 1 1,6 Lớp 7 6 85,7 1 14,3 Lớp 8 15 68,2 7 31,8 Lớp 9 21 70,0 9 30,0 THCS Nhơn Bình Lớp 6 19 100,0 0 0,0 Lớp 7 57 96,6 2 3,4 Thành thị Lớp 8 8 47,1 9 52,9 Lớp 9 11 44,0 14 56,0 THCS Ghềnh Ráng Lớp 6 2 50,0 2 50,0 Lớp 7 23 85,2 4 14,8 Lớp 8 47 88,7 6 11,3 Lớp 9 23 63,9 13 36,1 THCS Nhơn Hải Lớp 6 4 5,1 74 94,9 Lớp 7 1 50,0 1 50,0 Xã đảo Lớp 8 11 61,1 7 38,9 Lớp 9 20 90,9 2 9,1 THCS Vân Canh Lớp 6 2 11,1 16 88,9 Lớp 7 4 5,6 67 94,4 Lớp 8 4 57,1 3 42,9 Lớp 9 20 83,3 4 16,7 Nông thôn, miền núi THCS Ân Nghĩa Lớp 6 0 0,0 1 100,0 Lớp 7 2 14,3 12 85,7 Lớp 8 5 7,9 58 92,1 Lớp 9 13 31,0 29 69,0 Tổng số 378 52,5 342 47,5 - Về cách thức xây dựng bảng khảo sát và các tiêu chí đánh giá: Chúng tôi quy ước cách xử lí và đánh giá câu trả lời của HS qua các câu hỏi điều tra như sau: (1) Đối với những câu hỏi không có mức độ lựa chọn trong ý kiến trả lời, chúng tôi thống kê theo tỉ lệ phần trăm cho từng ý trả lời. (2) Đối với dạng câu hỏi có 5 mức độ trả lời được quy ước như sau: Về quy ước các mức độ cho dạng câu hỏi có 5 mức độ bao gồm các mức từ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Trong đó số điểm của mỗi mức tương ứng là: Rất thấp = 1 điểm; Thấp = 2 điểm; Trung bình = 3 điểm; Cao = 4 điểm; Rất cao = 5 điểm Về thang điểm quy ước để tính giá trị trung bình: Đối với các câu hỏi có 5 mức độ trả lời (theo thang đo Likert 5 lựa chọn) chúng tôi thống kê theo giá trị trung bình cho mỗi ý kiến đánh giá. Điểm trung bình (ĐTB) cho mỗi nội dung tối đa là 5 điểm và tối thiểu là 1 điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung nằm trong khoảng 1 X  5 với giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n= (5-1)/ 5 là 0,8 chúng tôi quy ước như sau: 9 (3) ĐTB từ 1.00 – 1.80: Rất thấp/ Không hiệu quả/ Không ảnh hưởng (4) ĐTB từ 1.81 – 2.60: Thấp/ Ít hiệu quả/ Ít ảnh hưởng (5) ĐTB từ 2.61 – 3.40: Trung bình/Bình thường (6) ĐTB từ 3.41 – 4.20: Cao/Hiệu quả/ Ảnh hưởng (7) ĐTB từ 4.21 – 5.00: Rất cao/ Rất hiệu quả/Rất ảnh hưởng Bảng 2: Các biểu hiện trong thang đo về các mức độ thể hiện các hoạt động CTXH Khoảng điểm Biểu hiện 1 X  1,80 Đây là mức thấp nhất trong thang đo, mức này thể hiện các hoạt động công tác xã hội không được triển khai ở các trường THCS nhằm can thiệp giúp giảm thiểu hành vi nghiện internet cho học sinh THCS nghiện internet. Tương tự, việc triển khai các hoạt động CTXH nhìn chung không mang lại hiệu quả; hoàn toàn không có sự ảnh hưởng của các yếu tố nào đến hoạt động CTXH đã thực hiện. 1,81  X  2,60 Mức độ này được xác định là có, nhưng tương đối thấp, chưa thực sự rõ ràng trong thực hiện các hoạt động CTXH và tính hiệu quả cũng như sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động CTXH. 2,61  X  3,40 Ở mức độ này các hoạt động CTXH, tính hiệu quả, sự tác động của một số yếu tố đến hoạt động công tác xã hội đã được thực hiện với tần suất cao hơn và rõ ràng hơn, nhưng mức độ thực hiện vẫn chưa được đều đặn, thường xuyên. 3,41  X  4,20 Ở mức độ này các hoạt động của CTXH như tư vấn, tham vấn; hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe; kết nối các dịch vụ, giáo dục, truyền thông, ... được cán bộ trường học (CBTH) thực hiện ở mức tương đối cao, có kế hoạch rõ ràng. Cũng trong mức độ này tính hiệu quả của các hoạt động tương đối cao và sự tác động của một số yếu tố đến hoạt động CTXH ở mức cao. 4,21  X  5 Đây là mức độ cao nhất, trong đó biểu hiện của các hoạt động CTXH được thực hiện rất thường xuyên, có kế hoạc rất rõ ràng và tính hiệu quả của các hoạt động phòng ngừa, can thiệp rất hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng được xác định là rất nhiều đến hoạt động công tác xã hội. (3) Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích: Phỏng vấn sâu nhằm đánh giá, kiểm chứng có chiều sâu về những thông tin liên quan đến thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH tại các trường THCS. Khách thể: Phỏng vấn sâu 05 HS; 03 NVCTXH ở một số phường/xã; 05 phụ huynh học sinh có con đang theo học ở trường THCS; 05 cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học. Cách thức tiến hành: Khác với câu hỏi đóng được sử dụng trong bảng Anket, phỏng vấn sâu được nghiên cứu thiết kế bằng các câu hỏi dạng mở nên khách thể có 10

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net