Chợ nhỏ tự phát gần kcx kcn ở tp. hcm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2007

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Chợ nhỏ tự phát gần kcx kcn ở tp. hcm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2007 CHỢ NHỎ TỰ PHÁT GẦN KCX-KCN Ở TP. HCM Chủ nhiệm đề tài: Trương Nguyễn Khải Huyền TP. HỒ CHÍ MINH - 08/2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2007 CHỢ NHỎ TỰ PHÁT GẦN KCX-KCN Ở TP. HCM Chủ nhiệm đề tài: Trương Nguyễn Khải Huyền TP. HỒ CHÍ MINH - 08/2008 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. KCX – KCN: Khu chế xuất – Khu công nghiệp 2. TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh 3. VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm 4. TC: Tổng cộng MỤC LỤC MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6 4. Mục tiêu nghiên cứu 6 5. Nội dung nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8 8. Bố cục đề tài 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Lý thuyết ứng dụng trong đề tài 10 2. Giả thuyết nghiên cứu 14 3. Một số khái niệm cơ bản 14 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ CHỢ NHỎ TỰ PHÁT GẦN KCX-KCN Ở TP. HỒ CHÍ MINH 1.1 Các dạng chợ nhỏ tự phát hiện nay 18 Chợ “di động” 19 Chợ nhỏ tự phát trong khu dân cư 20 Chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN 23 1.2 Chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh 24 1.2.1 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Tây Bắc Củ Chi 24 1.2.2 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Tân Thới Hiệp 26 1.2.3 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Bình Chiểu 28 1.2.4 Chợ nhỏ tự phát gần KCX Linh Trung 1 30 1.2.5 Chợ nhỏ tự phát gần KCX Linh Trung 2 32 1.2.6 Chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 34 1.2.7 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Cát Lái 36 1.2.8 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Hiệp Phước 38 1.2.9 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Vĩnh Lộc 39 1.2.10 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Tân Bình 41 1.2.11 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Lê Minh Xuân 42 1.2.12 Chợ nhỏ tự phát gần KCN Tân Tạo 44 1.3 Tiểu kết 45 CHƯƠNG HAI: CHỢ NHỎ TỰ PHÁT GẦN KCX TÂN THUẬN, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Lý do chọn chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận làm mẫu điển cứu 48 2.2 Thực trạng hạ tầng cơ sở của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 49 2.3 Khảo sát tiểu thương của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 52 2.4 Khảo sát khách hàng của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 60 2.5 Thực trạng hoạt động của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 70 2.6 Những mặt tích cực và hạn chế của chợ nhỏ tự phát gần KCX 76 Tân Thuận 2.7 Tiểu kết 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Bảng kết quả khảo sát tiểu thương 95 Phụ lục 2: Bảng kết quả khảo sát công nhân – khách hàng 98 Phụ lục 3: Biên bản phỏng vấn sâu 101 Phụ lục 4: Hình ảnh chợ nhỏ tự phát & Bản đồ quy hoạch KCX – KCN 109 Phụ lục 5: Bảng hỏi 117 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài TP. Hồ Chí Minh là một thành phố lớn diễn ra cùng lúc cả hai quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa rõ nét vào cuối những năm 1980 cho đến nay. Cả hai quá trình trên đã thu hút rất nhiều lao động từ các tỉnh thành khác đến thành phố sinh sống và làm việc. Trong đó, công nhân nhập cư chiếm một tỷ trọng khá lớn. Họ làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy, đặc biệt là các xí nghiệp, nhà máy thuộc các khu chế xuất, khu công nghiệp. TP. Hồ Chí Minh hiện có 3 khu chế xuất (KCX), 11 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động và khoảng 176.246 người lao động1, trong đó, công nhân – lực lượng lao động trực tiếp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ – chiếm tỉ lệ cao nhất. Mặc dù số lượng công nhân sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh đông đảo như vậy nhưng cơ sở vật chất đáp ứng các nhu cầu thiết yếu dành cho công nhân hầu như rất ít, phần lớn vẫn là các dịch vụ tự phát, qui mô nhỏ do người dân tự lập ra. Trong nhiều loại dịch vụ nhỏ tự phát ấy, các chợ nhỏ tự phát mà chúng ta vẫn quen gọi là “chợ nhỏ”, “chợ chồm hổm”, “chợ chiều” đã phần nào đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của công nhân mỗi khi tan ca. Trong điều kiện công nhân nhập cư còn nhiều thiếu thốn, “ăn theo” cơ cở vật chất và phúc lợi xã hội của người dân định cư cố định thì chợ “chồm hổm” hình thành xung quanh các KCX-KCN cũng có những mặt tích cực riêng. Tuy nhiên, bản thân tên “chợ nhỏ tự phát”, “chợ chồm hổm” đã bao hàm những mặt hạn chế, tiêu cực (về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, lấn chiếm vỉa hè, an ninh trật tự, cảnh quan đô thị…) ảnh hưởng đến cuộc sống, năng suất lao động của công nhân và môi trường xung quanh. Khởi phát từ 1 Theo thống kê của Ban Quản lý KCX-KCN TP. Hồ chí Minh (HEPZA). http://www.hepza.gov.vn 1 những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài Chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về mảng nội dung liên quan đến chợ, đã có các thống kê về danh sách chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các bài viết về sự hình thành, phát triển, nét đặc trưng và hoạt động của một số chợ lớn và chợ đầu mối ở thành phố như chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, chợ Bà Chiểu… Các bài viết này chủ yếu đăng trên các trang báo, trang web về du lịch. Tuy nhiên, cũng có nhiều bài phóng sự quan tâm đến đời sống và sinh hoạt của công nhân, trong số đó có một số bài viết về chợ tự phát như:  Chợ mò (Tuổi trẻ Chủ Nhật 27-03-2004), phóng sự nói về chợ tự phát mà khách hàng chủ yếu là công nhân. Chợ hoạt động vào 4-5 giờ sáng – giờ công nhân tan ca đêm. Đúng như tên gọi “chợ mò”, kẻ bán nguời mua sinh hoạt trong trong ánh đèn dầu lập lòe, hiu hắt. Thực phẩm ở chợ giá rẻ bất ngờ nhưng đa phần là “hàng dạt”, sắp bị thiu ôi. Bài phóng sự là một bức tranh ảm đạm về đời sống công nhân và tiểu thương.  Chợ đêm cho công nhân (Vietnam Industrial Park News, Vietnamnet 10- 08-2005). Phóng sự nói về chợ đêm gần KCN Sóng Thần ở tỉnh Bình Dương. Vào giờ tan tầm chợ bắt đầu hoạt động sôi nổi cho đến khuya. Không chỉ đến để mua những vật dụng cần thiết, đa số công nhân còn xem đây là dịp để đi chơi, là dịp để “giao lưu gặp gỡ” hay đi tìm tình yêu2.  Chợ đêm công nhân giữa thành phố (Vietnam Daily News 10-03-2007). Bài phóng sự nói về chợ tự phát gần KCN Hòa Phát, thành phố Đà 2 Dẫn theo http://www.vipnews.vietnamnet.vn/phattriennguonluc/2005/08/477545 2 Nẵng. Chợ là nơi cung cấp đồ dùng, thực phẩm cho công nhân, sinh viên và người dân nghèo ở khu vực gần KCN Hòa Phát. Chợ họp từ chiều đến tận đêm. Đầu chợ là nơi bán thức ăn, hoa quả; đoạn giữa chợ là nơi bán quần áo, giầy dép; cuối chợ là hàng ăn khuya phục vụ công nhân làm ca đêm. Chợ nằm ngay góc đường nên gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. Dù đã bị giải tỏa nhiều lần, nhưng vì cuộc sống mưu sinh của cả người mua lẫn người bán nên chỉ vài ngày sau chợ lại họp trở lại3. Các bài phóng sự trên mô tả tóm tắt hoạt động buôn bán tại chợ nhỏ tự phát giữa tiểu thương và công nhân nhập cư. Đây là những bài viết hay, miêu tả sống động và chân thật thực trạng sinh hoạt mua sắm của hai nhóm người dễ tổn thương trong xã hội. Tuy nhiên nội dung còn khá sơ lược, có ý nghĩa bước đầu phác họa nên một thực trạng sinh hoạt trong cuộc sống của giới lao động nghèo. Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu Vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm do chợ tự phát gây ra ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh do Đỗ Thị Lan Hương làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2007. Nhóm tác giả trình bày và giải thích nguyên nhân hình thành các chợ tự phát ở Thủ Đức. Đề tài này đã đưa ra được thực trạng phân bố, hiện trạng vệ sinh môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm của các chợ tự phát ở Thủ Đức, tuy nhiên, chưa làm nổi bật được hiện trạng của chợ nhỏ tự phát cũng như các giải pháp kiến nghị còn sơ lược, chung chung. Do vậy, đề tài không đạt được giải thưởng nào. Về mảng nội dung liên quan đến KCX-KCN, có đề tài nghiên cứu Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của KCX Tân Thuận, TP. Hồ Chí Minh do 3 Dẫn theo http://www.vietnetcenter.com/tintuc/content/view/9378/27/ 3 Trương Thị Kim Chuyên làm chủ nhiệm. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2001. Nội dung đề tài gồm có ba chương. Chương đầu tiên, nhóm tác giả trình bày tổng quan các KCX-KCN, Khu công nghệ cao. Tiếp theo, đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KCX Tân Thuận, TP. Hồ Chí Minh. Chương cuối, nhóm tác giả phân tích tính hiệu quả của KCX Tân Thuận, TP. Hồ Chí Minh. Trong phần nội dung kiến nghị, nhóm tác giả đưa ra giải pháp là KCX Tân Thuận nên sớm xây dựng khu nhà tập thể cho công nhân nhằm tạo sự yên tâm làm việc và đảm bảo an ninh. Ngoài ra, cần xây dựng thêm nhà trẻ và trường học phục vụ cho con em của công nhân làm việc tại KCX. Về mảng đời sống công nhân ở KCX-KCN, có nhiều bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan hơn. Các đề tài, bài báo hầu như xoay quanh các vấn đề đời sống vật chất (nhà ở, điện nước…) và thực trạng thụ hưởng về tinh thần (vui chơi, sinh hoạt cộng đồng…) của công nhân; tình trạng lương bổng của công nhân trong hoàn cảnh “bão giá” hiện nay, những cuộc đình công của công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp… Điển hình là một số đề tài sau đây:  Phạm Đình Nghiệm (chủ nhiệm đề tài) (2005), Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại các KCX – KCN TP. HCM. Đây là công trình nghiên cứu do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh chủ trì. Đề tài nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại sáu KCX-KCN trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh. Nhìn chung, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân còn nghèo nàn, thiếu thốn. Rất ít doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần như biểu diễn ca nhạc, chiếu phim, thi đấu thể thao, văn nghệ, tham quan, du lịch cho công nhân. Do đó, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân chủ yếu diễn ra ở bên ngoài nhà máy, xí nghiệp, tức ở các khu lưu trú của công nhân. 4  Vũ Văn Thuận (chủ nhiệm đề tài) (2007), Đời sống công nhân KCN Tân Thới Hiệp. Đây là công trình dự thi giải thưởng “Khoa học sinh viên – EUREKA” năm 2007. Nội dung đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong đời sống của công nhân làm việc tại KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những ý kiến, đề xuất góp phần nâng cao đời sống của công nhân làm việc tại các KCN ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và KCN Tân Thới Hiệp nói riêng.  Lã Thị Mai (chủ nhiệm đề tài) (2007), Tìm hiểu đời sống của công nhân nhập cư sau khi tăng lương tại KCN Sóng Thần II – Dĩ An, Bình Dương (từ 01/2006 – 01/2007). Đây là công trình dự thi giải thưởng “Khoa học sinh viên – EUREKA” năm 2007. Nội dung đề tài chủ yếu xoay quanh “chân dung” công nhân nhập cư tại KCN Sóng Thần II – Dĩ An – Bình Dương, đưa các đặc điểm cơ bản của công nhân (số lượng, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nguồn gốc di cư), mức độ làm việc và hình thức thu nhập của công nhân nhập cư tại KCN Sóng Thần II. Ngoài ra, đề tài cũng mô tả đời sống vật chất – tinh thần của công nhân nhập cư. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị, đề xuất về mặt chính sách và tài chính nhằm góp phần cải thiện đời sống của công nhân nhập cư tại KCN Sóng Thần II – Dĩ An – Bình Dương. Tóm lại, đề tài liên quan đến công nhân KCX-KCN tương đối nhiều. Khi nói đến nguồn nhân lực quan trọng này, các đề tài, các bài viết thường quan tâm đến khía cạnh nhà ở, khu lưu trú, chế độ làm việc, ăn uống, lương bổng, tình trạng đình công…; đến đời sống văn hoá tinh thần của công nhân như vui chơi, giải trí hoặc các báo động về “chợ tình”, sống thử trong giới nam nữ công nhân. Trong khi đó, các đề tài nghiên cứu liên quan đến chợ nhỏ tự phát, chợ “chồm hổm” với những nét đặc trưng dành cho nhóm đối tượng đặc biệt là 5 công nhân nhập cư còn rất ít. Chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh về chợ “chồm hổm”, chợ nhỏ tự phát xung quanh các KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh, hầu như chỉ có một vài phóng sự ngắn như “Chợ mò”, “Chợ đêm cho công nhân”, “Chợ đêm giữa thành phố”..., hoặc những đề cập tương đối sơ lược về chợ nhỏ tự phát trong một số tham luận ở các hội thảo quy hoạch kiến trúc Thành phố. Do vậy, đề tài này với sự ứng dụng các lý thuyết, phương pháp điều tra xã hội học hy vọng là một nghiên cứu tương đối đầy đủ về các chợ nhỏ tự phát quanh KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh. Nét mới của đề tài là nghiên cứu và khảo sát một cách có hệ thống nguồn gốc hình thành, phát triển, thực trạng hoạt động, các mặt tích cực, hạn chế của chợ nhỏ tự phát quanh KCX-KCN cũng như đề xuất những giải pháp cụ thể. 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chợ nhỏ tự phát quanh các KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu: Chợ nhỏ tự phát, tiểu thương và công nhân. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Các chợ nhỏ tự phát xung quanh các KCX-KCN ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh, bao gồm 3 KCX, 11 KCN. Bên cạnh đó, chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận được chọn làm trường hợp điển cứu. - Về thời gian: chủ yếu khảo sát trong thời gian từ tháng 04 - 06 năm 2008. 4. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất là tìm hiểu xu hướng hình thành, mô tả và thống kê các chợ nhỏ tự phát quanh KCX – KCN TP. Hồ Chí Minh. Thứ hai là lấy chợ nhỏ tự 6 phát quanh KCX Tân Thuận làm trường hợp điển cứu để đi sâu khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động. Cuối cùng rút ra kết luận và đề xuất những kiến nghị đối với hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến này. 5. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu các vấn đề sau: - Xu hướng chung hình thành các chợ nhỏ tự phát gần KCX – KCN ở TP. Hồ Chí Minh. - Mô tả thống kê các chợ nhỏ tự phát gần KCX – KCN TP. Hồ Chí Minh hiện nay. - Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động của mẫu điển cứu: Chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận. - Từ đó, đưa ra một vài kết luận và kiến nghị đối với chợ nhỏ tự phát gần KCX – KCN TP. Hồ Chí Minh. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng chủ yếu các phương pháp điều tra Xã hội học. 6.1. Thu thập thông tin - Thu thập tư liệu sẵn có: Tổng kết một số tư liệu thống kê về các KCX- KCN, các thông tin về đời sống công nhân, về chợ nhỏ tự phát và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)… - Quan sát tham dự: Đi chợ nhỏ tự phát xung quanh các KCX-KCN, mua hàng, quan sát hoạt động của chợ. Bên cạnh đó, lưu lại một số hình ảnh về thực trạng buôn bán, hàng hóa, vệ sinh thực phẩm… 7 - Bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng hai bảng câu hỏi khác nhau dành cho hai đối tượng: tiểu thương (sơ lược bản thân, công việc, thuế khoá, mặt hàng, nguồn hàng, thuận lợi và khó khăn, nguyện vọng... một vài câu hỏi kiểm tra kiến thức VSATTP) và công nhân (sơ lược bản thân, nhu cầu mua sắm, nơi mua sắm, thái độ hài lòng, không hài lòng, nguyện vọng...). - Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng sau: tiểu thương, công nhân, cán bộ khu phố tồn tại chợ nhỏ tự phát. 6.2. Xử lý thông tin Đối với dữ liệu định lượng, xử lý bằng phần mềm SPSS. Đối với dữ liệu định tính, tiến hành gỡ băng, phân tích thông tin theo cách nhóm các nội dung cần thiết, chọn những phát biểu để trích dẫn. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả của đề tài hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào nguồn tài liệu tham khảo dành cho các cơ quan ban ngành liên quan như Ủy ban Nhân dân các cấp, Ban quản lý KCX-KCN của TP. Hồ Chí Minh và của cả các tỉnh thành đang và sẽ diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đó là cung cấp một cái nhìn về nhu cầu mua sắm và sự xuất hiện của chợ nhỏ tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu căn bản ấy của công nhân; từ đó, tạo sự quan tâm đúng mức đến chất lượng sống của công nhân – lực lượng lao động quan trọng trong quá trình Công nghiệp hóa của Thành phố. Đồng thời, kết quả đề tài cũng là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên và những ai quan tâm đến đời sống công nhân trong bối cảnh TP. Hồ Chí Minh đang trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. 8. Bố cục đề tài 8 Ngoài phần dẫn nhập, cơ sở lý luận và phương pháp luận, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm có hai chương. Chương một: Tổng quan về chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN TP. HCM 1.1. Các dạng chợ nhỏ tự phát hiện nay 1.2. Chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh 1.3. Tiểu kết Chương hai: Chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận, Quận 7, TP. HCM 2.1. Lý do chọn chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận làm mẫu điển cứu 2.2. Thực trạng hạ tầng cơ sở của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 2.3. Khảo sát tiểu thương tại chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 2.4. Khảo sát khách hàng của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 2.5. Thực trạng hoạt động của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 2.6. Những mặt tích cực và hạn chế của chợ nhỏ tự phát gần KCX Tân Thuận 2.7. Tiểu kết 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 1.1. Lý thuyết hiện đại hóa Ở phạm vi rộng lý thuyết hiện đại hóa áp dụng cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển đô thị xem đô thị hóa là sự phát triển tất yếu của quá trình kinh tế. Còn ở phạm vi hẹp, lý thuyết hiện đại hóa áp dụng cho nghiên cứu đô thị thời hiện đại thì xem đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa. Theo đó, bản chất của đô thị tạo ra các lực “HÚT”, và di cư nông thôn – đô thị là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa.4 Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Chính phủ đã chủ trương thành lập KCX để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến Đại hội Đảng lần thứ X thì đưa ra định nghĩa Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Hiện nay công nghiệp hóa ở Việt Nam được nhìn nhận là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính, bên cạnh đó, ra sức phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Từ chủ trương này, năm 1991 KCX Tân Thuận ra đời, rồi đến KCX Linh Trung năm 1992 và năm 1996-1997 Chính phủ ra quyết định thành lập liên tiếp 10 KCN của Thành phố. Các nhà máy, xí nghiệp, các KCX- KCN ra đời và đi vào hoạt động không những tạo ra việc làm cho người dân sở tại mà còn thu hút một số lượng lớn công nhân từ các tỉnh thành khác đến làm việc. Chính quá trình công nghiệp hóa tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo nên một sức 4 Lê Thanh Sang (2007), tham luận Các lý thuyết đô thị hóa và đô thị hóa ở Việt Nam, Viện NC KHXH Vùng Nam bộ. 10 hút mạnh mẽ đối với người dân ở các tỉnh thành khác ở các miền Bắc, Trung, Nam di dân đến Thành phố để sinh sống và làm việc, đặc biệt là làm việc tại các KCX-KCN. Số lượng công nhân nhập cư này không chỉ góp phần bổ sung vào lực lượng lao động mà đã và đang góp phần đáng kể vào việc gia tăng dân số cơ học cho Thành phố . Sự kiện kinh tế quan trọng trên đã góp phần to lớn vào quá trình công nghiệp hóa của TP. Hồ Chí Minh và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình đô thị hóa của Thành phố. Thật vậy, song song với quá trình công nghiệp hóa thì tốc độ đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh cũng biến đổi nhanh chóng. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tỉ lệ đô thị hóa hàng năm chỉ đạt khoảng 17- 18% nhưng hiện nay mức độ đô thị hóa đã tăng lên 27%/năm 5, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh thì tỉ lệ đô thị hóa cao hơn trung bình cả nước rất nhiều. Tuy nhiên, chính thực trạng tỉ lệ đô thị hóa tăng nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đáp ứng kịp đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của nhóm công nhân nhập cư nói chung và nhóm công nhân nhập cư làm việc tại các KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng. 1.2. Lý thuyết đô thị hóa quá mức Lý thuyết đô thị hóa quá mức cho rằng chính tình trạng nghèo khổ ở nông thôn đã “ĐẨY” di dân đến đô thị chứ không phải là lực “HÚT” của đô thị.6 Áp dụng cho trường hợp Việt Nam ta thấy cũng có ý nghĩa nhất định. Bần cùng hóa ở nông thôn Việt Nam là một thực trạng mang tính “cố hữu”, rất phổ biến và kéo dài từ năm này sang năm khác, do đó, “tha phương cầu thực” là phương pháp duy nhất giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, cải thiện mức sống. Dù cảnh “ly hương” gặp rất nhiều rủi ro, khó khăn nhưng một số lượng 5 Trang web Bộ Tài chính (2008), Đô thị hóa, bài toán khó giải. (http://www.mof.gov.vn) 6 Lê Thanh Sang (2007), sđd. 11 lớn những người đang trong độ tuổi lao động ở các tỉnh thành khác đã không ngần ngại vào TP. Hồ Chí Minh để tìm kế mưu sinh. Trong đó, có không ít thanh niên đã chọn nghề nghiệp là công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp ở KCX-KCN. Công nhân nhập cư làm việc tại các KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh hầu như đến từ tất cả các vùng miền Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn. Một phần nguyên nhân không nhỏ là do cuộc sống ở nông thôn khá khắc nghiệt, thiếu thốn việc làm và hiếm có cơ hội cải thiện cuộc sống. Lý thuyết đô thị hóa quá mức cũng cho rằng biểu hiện của đô thị hóa quá mức là: Khu vực kinh tế phi chính thức tăng lên; sự quá tải của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Rõ ràng, TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với các vấn đề nan giải như tình trạng buôn bán hàng rong, buôn bán tự do trên lề đường, đất trống, khu dân cư. Còn tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội là một trong những khó khăn của Thành phố ta hiện nay: hạ tầng cơ sở không đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng. Số lượng hạ tầng cơ sở đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương còn thiếu thốn huống gì thỏa mãn nhu cầu của nhóm lao động nhập cư. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, “chợ nhỏ tự phát”, “chợ chồm hổm” quanh KCX-KCN – vốn thuộc về khu vực kinh tế phi chính thức – trong một góc độ nào đó, có thể được xem là một giải pháp tạm thời nhưng cấp thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm của nhóm đối tượng đặc biệt là công nhân nhập cư – mà trong nhiều trường hợp cũng đáp ứng cho cả nhu cầu mua sắm của người dân địa phương. 1.2. Thuyết lựa chọn hợp lý Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách 12 thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực.7 Luận điểm trên phần nào giải thích lý do vì sao chợ nhỏ tự phát dù có rất nhiều mặt hạn chế như tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất, vệ sinh yếu kém… nhưng vẫn xuất hiện và tồn tại song hành cùng với hoạt động của KCX-KCN và của công nhân. Trong khi đó, một số chợ lớn được xây dựng khang trang như chợ Văn Thánh thì không sử dụng hết công năng (thậm chí hầu như bị bỏ hoang). Đó là vì chợ nhỏ tự phát đáp ứng nhu cầu mua sắm đặc thù của công nhân về mặt thời gian (vào các giờ tan ca), địa điểm (gần KCX-KCN, gần nhà trọ, thuận đường về), mặt hàng và giá cả (phù hợp với túi tiền công nhân)… Trong khi siêu thị máy lạnh hay những ngôi chợ nhà vòm, quầy hàng tươm tất thì trưng bày các mặt hàng cao cấp hơn, giá cả hàng hóa chủ yếu dành cho nhóm thu nhập trung bình và trung bình khá trở lên. Ngoài ra, khác với chợ nhỏ tự phát, công nhân có thể dừng xe bên đường hoặc chạy xe vào chợ mua hàng trong khi ra vào siêu thị hay chợ nhà vòm, khách hàng phải tốn thêm chi phí gửi xe, thời gian gửi giỏ, tư trang. Về vấn đề này, có một ý kiến của một kiến trúc sư trong tham luận tại hội thảo “Quy hoạch không gian TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và định hướng” 8 như sau “… trăm người bán, vạn người mua. Người mua ở đây đóng vai trò quyết định. Nếu trình độ xã hội, mức sống xã hội vẫn còn hài hòa với mớ rau, nhúm tép mua vội khi còn ngồi trên xe máy trên đường đi làm về thì trật tự có tính nhân văn nhất vẫn là những quãng chợ ven đường, chợ chồm hổm có tính toán tiện nghi chớ không phải giải tỏa, đuổi bắt… còn chợ mới thì vẫn vắng hoe. Bởi vì vị trí của một ngôi chợ, dù là chợ chồm hổm, cũng có quy luật và cơ hội hình thành riêng của nó…”. 7 Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, Trang 354. 8 KTS. Nguyễn Văn Tất (2005), “Bàn về tính “Văn” trong quy hoạch và kiến trúc TP. Hồ Chí Minh”, Quy hoạch khơng gian TP. HỒ CHÍ MINH thực trạng và định hướng, http:// www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn 13 Và như vậy, xét cho cùng, trong điều kiện hiện tại, chợ nhỏ tự phát dường như là lựa chọn tối ưu đối với nhóm công nhân nhập cư thu nhập thấp. 2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU  Chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh là một hiện tượng kinh tế – xã hội khá phổ biến.  Xu hướng chung hình thành chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN ở TP. Hồ Chí Minh là: Nơi nào có KCX-KCN thì nơi đó xuất hiện chợ nhỏ tự phát.  Chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN có những đặc thù về thời gian hoạt động, thực trạng buôn bán, về đối tượng khách hàng…  Chợ nhỏ tự phát gần KCX-KCN tồn tại cả những mặt tích cực và hạn chế. 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3.1. Khu chế xuất (KCX): Là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. - Doanh nghiệp chế xuất: là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy chế này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả khảo sát ba KCX của TP. Hồ Chí Minh: KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung 1 và KCX Linh Trung 2. Các KCX này bao gồm các doanh nghiệp chế xuất như: Công ty TNHH Công nghiệp TEMPEARL Nhật Bản, Công ty TNHH Bao bì Gia Phú, Công ty TNHH HANA Jewery Việt Nam, Công ty TNHH Seiko Việt Nam, Công ty 14 TNHH DID Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Dae-Heung Vina, Công ty Cao su Guangken… 3.2. Khu công nghiệp: Là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định, trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. - Doanh nghiệp khu công nghiệp: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả khảo sát 11 KCN của TP. Hồ Chí Minh: KCN Tân Phú Trung, KCN Phong Phú, KCN Tân Bình, KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Tân Thới Hiệp, KCN Hiệp Phước, KCN Vĩnh Lộc, KCN Lê Minh Xuân, KCN Tân Tạo, KCN Bình Chiểu, KCN Cát Lái. Các KCN này có một số doanh nghiệp KCN như Công ty cổ phần sữa Sài Gòn, Công ty nhựa cao su Rạng Đông, Công ty cổ phần bao bì dầu thực vật, Công ty Điều hòa không khí CARRIER Việt Nam, Công ty liên doanh SGE- SCHINDLER, Công ty liên doanh Nhôm Việt – Nhật (VIALCO … 3.3. Công nhân Theo các từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, ta có các định nghĩa về công nhân như sau: 1. Người lao động sản xuất trong các xí nghiệp, thuộc giai cấp lãnh đạo nhà nước và cùng toàn dân làm chủ tư liệu sản xuất, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. 2. Người lao động làm thuê trong các xí nghiệp, thuộc giai cấp bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột, dưới chế độ tư bản; người vô sản.9 3. Người lao động chân tay làm việc ăn lương.10 9 Viện Ngôn ngữ học (1986), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, Trang 229. 15

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net