Tinh thần hậu hiện đại trong thơ inrasara ( luận văn ths. văn học )

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tinh thần hậu hiện đại trong thơ inrasara ( luận văn ths. văn học )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TINH THẦN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ INRASARA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng Hà Nội – 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Thành Hưng người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, những người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Thùy Dung LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thị Thùy Dung, học viên cao học K55 Văn học, chuyên ngành Lý luận văn học, khoá 2010 - 2012. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ «Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara» là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với luận văn cao học của mình. Học viên Nguyễn Thị Thùy Dung Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói trong làng văn chương đương đại Việt Nam, sự xuất hiện của Inrasara đã thực sự tạo thành một hiện tượng. Các sáng tác và phê bình thơ của ông thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu. Hành trình sáng tác của Inrasara là một quá trình thể nghiệm những cái mới, cái hay, cái lạ. Ông không phải là người đầu tiên đưa những lý thuyết mới vào sáng tác văn học Việt Nam, nhưng ông là người có công rất lớn trong việc cổ súy những cái mới trong nghệ thuật như: tân hình thức, hậu hiện đại. Inrasara xuất hiện khá muộn trên thi đàn nhưng hầu hết các tập thơ của ông đều được nhận giải thưởng văn học. Đặc biệt hơn nữa, Inrasara là nhà thơ dân tộc thiểu số đầu tiên của Việt Nam nhận được giải thưởng văn học ASEAN, một giải thưởng danh giá và có uy tín trong khu vực. Đã có khá nhiều bài viết về Inrasara đăng rải rác trên một số báo và tạp chí. Đặc biệt cũng đã có những luận văn thạc sĩ, báo cáo khoa học về Inrasara. Hầu hết các công trình này đều nhắc tới tinh thần hậu hiện đại trong thơ ông, nhưng thiết nghĩ chưa có công trình nào tập trung đi sâu và toàn diện về vấn đề này. Hơn thế nữa, chủ nghĩa hậu hiện đại đối với giới sáng tác và phê bình Việt Nam cũng đang là một vấn đề khá mới mẻ và gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, tìm hiểu về tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về phong cách sáng tạo của một nhà thơ cá tính, một hiện tượng văn học gây nhiều chú ý trên thi đàn mà còn cho phép chúng ta có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về một lý thuyết mới trong sáng tác văn học nghệ thuật. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về sáng tác của Inrasara, đã có khá nhiều công trình đi sâu tìm hiểu về các khía cạnh trong tư tưởng, thế giới nghệ thuật, cũng như những cách tân của ông. Đáng kể nhất là các luận văn thạc sĩ và công trình nghiên cứu khoa học về thơ ông: - Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, Lê Thị Tuyết Lan & Nguyễn Thị Thu Hương (Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp trường), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, 2008. Công trình nghiên cứu này đã khái quát được thơ Inrasara trên bình diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó đưa ra tiến trình thay đổi về phong cách qua 5 tập thơ của Inrasara: Tháp nắng (1996), Sinh nhật cây xương rồng (1997), Hành hương em (1999), Lễ tẩy trần tháng tư (2002), Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ Tân hình thức (2006). Ngoài ra, để có cái nhìn đầy đủ hơn về sáng tác của Inrasara, chúng tôi có sự đối chiếu với một số nhà thơ dân tộc thiểu số cùng thời với Inrasara. Tìm hiểu về thơ Inrasara, nhất là thế giới nghệ thuật trong thơ ông, hai tác giả muốn đưa đến một cái nhìn khái quát về văn học nước nhà trên tiến trình phát triển và kiếm tìm cái mới. Trong đó sự cách tân về nghệ thuật, đặc biệt là sự thể nghiệm mới mẻ về hình thức thơ, nội dung trong thơ là đề tài chủ yếu trong thơ ca hiện đại. Trên hành trình này, các tác giả đã đưa ra ý kiến của mình về văn học trẻ hiện nay. Một nền văn học đang có sự tìm tòi và bứt phá, một nền văn học đang có xu hướng đi gần lại với cuộc sống đời thường, kiếm tìm vẻ đẹp trong cuộc sống đời thường. Qua đó cũng là sự kiếm tìm cái tôi, kiếm tìm về bản thể của chính mình trong những con người trẻ. Sự phá vỡ những quy ước về hình thức thể hiện 2 thơcũng được đề cập. Mặt khác, công trình có sự đối chiếu về thế giới nghệ thuật thơ Inrasara với các nhà thơ dân tộc thiểu số cùng thời. - Thơ Inrasara, Trần Xuân Quỳnh (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành văn học Việt Nam), Trường Đại học Đà Lạt, 2008. - Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, Võ Thị Hạnh Thủy, (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành văn học Việt Nam hiện đại), Viện Văn học, 2008. - Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Lê Thị Việt Hà, (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành Lí luận văn học), Trường Đại học Vinh, 2009. Luận văn đã nêu bật được hành trình cách tân thơ của Inrasara từ hậu lãng mạn sang hậu hiện đại. Đó thực sự là một nỗ lực vượt lên chính mình. Luận văn cũng khẳng định Inrasara là nhà thơ có giọng điệu cách tân nhất hiện nay nhưng đường hướng cách tân của Inrasara lựa chọn là cách tân trên cơ sở truyền thống. Cách tân trong quan niệm của ông không những không được rời xa truyền thống mà ngược lại, phải làm giàu thêm, phong phú thêm cho truyền thống. Thơ ông trở đi trở lại với những tình tự dân tộc mình, vì vậy, dù luôn nỗ lực làm mới thơ, dù sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại nhưng thơ Inrasara vẫn không bị “Kinh hoá”, không “lai căng”. Thơ ông đi giữa truyền thống và hiện đại với cội nguồn cổ kính mà âm điệu tân kì. Hành trình cách tân thơ của Inrasara là đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu một phong cách thơ cụ thể mà còn cần thiết đối với việc khám phá những quy luật chi phối sự phát triển của nền thơ Việt đương đại. Tuy nhiên đề tài của tác giả mới chỉ dừng ở việc tìm hiểu hành trình thơ Inrasara từ hậu lãng mạn đến hậu hiện đại, là một mảng nhỏ trong sự nghiệp sáng tác phong phú của ông. Vì vậy đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu theo chiều rộng lẫn chiều sâu. 3 - Và 09 khóa luận sinh viên tốt nghiệp khác. Hầu hết các công trình này đều nhắc tới tinh thần hậu hiện đại như là một đặc trưng nổi bật trong sáng tác của Inrasara. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn có thể đưa ra một cái nhìn sâu hơn về đóng góp của Inrasara trong việc đưa lý thuyết hậu hiện đại vào sáng tác văn học. Đó cũng là căn cứ để chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khóa luận của mình: Phân tích, đánh giá thơ Inrasara theo chiều sâu, tập trung chủ yếu vào những đặc điểm thơ mang tinh thần hậu hiện đại trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, chủ yếu khảo sát qua hai tập thơ Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức thơ và Ở nơi ấy [thơ thời cuộc]. 3.1. Mục đích Trong đề tài này chúng tôi đưa ra những mục đích cần phải đạt: - Tìm hiểu những nét khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nền văn học Việt Nam đương đại. - Đánh giá tiến trình sáng tác của Inrasara qua các tập thơ. - Làm nổi bật tinh thần hậu hiện đại trong sáng tác thơ Inrasara. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi tập trung làm nổi bật tinh thần hậu hiện đại thể hiện trong các tập thơ của Inrasara. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn có thể đưa ra một cái nhìn sâu hơn về đóng góp của Inrasara trong việc đưa lý thuyết hậu hiện đại vào sáng tác văn học. Đó cũng là căn cứ để chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong luận văn của mình: Phân tích, đánh giá thơ Inrasara theo 4 chiều sâu, tập trung chủ yếu vào những đặc điểm thơ mang tinh thần hậu hiện đại trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, chủ yếu khảo sát qua hai tập thơ Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức thơ và Ở nơi ấy [thơ thời cuộc]. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích: Phân tích về nội dung và nghệ thuật thơ Inrasara với các mảng đề tài, cảm xúc thơ, nghệ thuật sử dụng ngôn từ và hình thức thể hiện. Đặc biệt đi sâu vào phân tích phương pháp sáng tác mang tinh thần hậu hiện đại của thơ ông. - Phương pháp tổng hợp: Từ các phân tích trên, đưa ra cái nhìn khái quát về tiến trình phát triển trong thơ Inrasara. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sự so sánh về nội dung và hình thức thể hiện trong thơ Inrasara với các nhà thơ có chung ý thức thể nghiệm về phương pháp sáng tác hậu hiện đại đương thời. - Phương pháp thi pháp học: Tập trung khảo sát hai tập thơ gần đây nhất của Inrasara là: Chuyện bốn mươi năm mới kể & 18 bài tân hình thức thơ và Ở nơi ấy [thơ thời cuộc] (chưa in nhưng đã công bố hơn 20 bài trên website http://tienve.org). 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn gồm bốn chương: Chương 1: Thơ Inrasara trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam đương đại Chương 2:Cái tôi trữ tình trong thơ Inrasara Chương 3: Thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại trong thơ Inrasara. 5 B. Nội dung Chƣơng 1. Thơ Inrasara trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam đƣơng đại 1.1. Khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là một thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực tư tưởng, từ triết học, mĩ học đến các ngành nghiên cứu, phê bình nghệ thuật và các ngành khoa học cơ bản…Thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại lần đầu tiên được dùng vào thập niên 1870 bởi họa sĩ người Anh John Watkins Chapman và sau đó xuất hiện trong một cuốn sách xuất bản năm 1917 của nhà triết học người Đức Rudolf Pannwitz. Nhiều nhà nghiên cứu sau Rudolf Pannwitz đã phát triển ý nghĩa của thuật ngữ này, có thể kể đến một số tên tuổi như Roland Barthes, Irving Howe, Ihab Hassan, Jane Jacobs, Michel Foucault,…Cho đến nay, theo số liệu thống kê, trên thế giới có gần chục ngàn công trình mà tên của nó có nhắc tới postmodernism. Mặc dù xuất hiện từ năm 1870, nhưng chủ nghĩa hậu hiện đại mới bắt đầu được hình thành như một trào lưu tư tưởng và phát triển từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Khái niệm này khởi đầu từ nghệ thuật kiến trúc, sau đó lan sang hội họa và các nghệ thuật khác, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học. Hiểu đơn giản, Chủ nghĩa hậu hiện đại là một giai đoạn lịch sử xã hội quy định hình thái văn hóa, tổng thể những phong trào lý luận và sáng tác thể hiện tâm thức bao trùm của thời đại, cảm quan về thế giới và con người, sự đánh giá khả năng nhận thức, vai trò và vị trí của con người trong thực tại, là hệ quả tất yếu của thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Theo những người chủ trương phát triển chủ nghĩa hậu hiện đại thì đó là một bước tiến so với chủ nghĩa hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại trên căn bản vừa là sự kế tục vừa là sự siêu việt hóa của chủ nghĩa hiện đại. Những tác phẩm xuất 6 sắc nhất của nó có đặc điểm là mang tính lưỡng mã (double-coded) và tính châm biếm (irony), tạo thành một đặc điểm của sự lựa chọn rộng rãi, xung đột và bất liên tục của truyền thống. Ở phương Tây, các triết gia cụ thể hóa cách hiểu về hậu hiện đại, xuất phát từ những góc chiếu khác nhau: F. Jameson coi đó là ý thức văn hóa của “chủ nghĩa tư bản muộn”, J. Baudrillard coi đó là hệ quả của sự bùng nổ thông tin đại chúng; W. Fokkema – “kết thúc đại tự sự”; Derrida – “giải trung tâm”; Foucault – “khảo cổ học tri thức”…Cũng theo họ, hậu hiện đại hình thành như hệ quả tất yếu của cuộc đại khủng hoảng về nhận thức luận xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX cùng với sự phá sản của chủ nghĩa kinh nghiệm thực chứng. Khi thế kỷ XIX chưa kết thúc, F.Nietzsche đã tuyên bố khai tử Thượng đế và tiên báo chủ nghĩa hư vô (nihilism) sẽ thao túng thế kỷ XX. Cuộc khủng hoảng này càng trở nên sâu sắc khi những phát kiến khoa học vĩ đại của thế kỷ XX như Thuyết tương đối của Einstein, Nguyên lý bất định của Heisenberg, Lý thuyết đa giới của Embfred, Lý thuyết hỗn loạn của I. Prigorin…và sự bùng nổ thông tin đã làm đảo lộn bức tranh thế giới. Sự quá tải của nhận thức con người trước lượng tri thức của nhân loại được tích lũy trong hàng ngàn năm và phát triển theo cấp số nhân vào thời hiện tại dẫn tới sự phá sản nhận thức, con người rơi vào tình trạng “chấn thương hậu hiện đại” và “biến mất”. Sau “cái chết của Thượng đế”, khoa học nhảy lên vị trí độc tôn, con người hiện đại đặt niềm tin vào lý tính và sự thật. Rồi từ những năm bốn mươi của thế kỷ XX, M.Heidegger nối gót F.Nietzsche, ra sức lột trần toàn bộ lịch sử siêu hình học từ Platon tới Hegel như sự lừa dối vĩ đại. Rồi đến năm 1979, Jean Francois Lyotard mở cuộc tấn công đại tự sự, “đánh phá nốt chốn trú ẩn của niềm tin [ngây thơ] nhỏ nhoi còn sót lại trong tâm hồn con người” [6, 189]. Lý tính – thứ quyền uy duy nhất để phán xét những gì nó coi 7 là sự thật và cũng là nền tảng cho hệ thống tri thức của chủ nghĩa hiện đại đã phá sản. Hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu làm cho “con người bất tín vào đấng tối cao [đủ loại đấng tối cao], bất tín hệ thống [triết học hay ý thức hệ chính trị], bất tín ngay cả nhận thức của chính mình”[6, 189]. Và như Ch.Brooke Rose đã nói thì mọi ý niệm của chúng ta về thực tại chỉ là phái sinh từ vô số hệ thống đại diện cho chính chúng ta. Triết học hiện sinh lật mở đến tấm voan cuối cùng sự tha hóa của con người hiện đại. Các nghệ sĩ hiện sinh dấn thân đến tuyệt vọng tìm cách đưa con người trở lại với chính mình nhưng bất lực. “Hậu hiện đại tháo gỡ vấn đề tha hóa bằng cách tháo gỡ luôn hiện thực” (Mikhail Epstein), để cái lâu nay chúng ta tưởng là hiện thực lộ nguyên hình là hiện thực giả. Xã hội hậu hiện đại theo các nhà triết học là một xã hội không có bản gốc, chỉ toàn bản sao. Tri thức chỉ còn là một trò chơi ngôn ngữ, không hơn không kém. Trong khi “bản chất của ngôn ngữ là dối trá”. Ngôn ngữ sa đọa kéo con người rơi vào vùng xoáy dối trá vô tận của nó. Cùng với sự ngập lụt thông tin, thế giới hậu hiện đại trở thành một thế giới phi trung tâm, hỗn độn và bất khả nhận thức. Con người trong tương quan với thế giới luôn thể nghiệm “sự hoài nghi quyết liệt mang tính nhận thức luận và bản thể luận” (Hans Bertens). Khi mọi trung tâm không chắc chắn, không còn con đường nào khác, con người buộc phải học cách chấp nhận bản chất thế giới như là một sự hỗn mang. Khuynh hướng nghệ thuật hậu hiện đại thể hiện quan điểm mỹ học hậu hiện đại với những đặc điểm như: xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật với đời sống thường ngày, phá bỏ giai tầng giữa văn hóa quý tộc và văn hóa đại chúng, phủ nhận tính nguyên bản (nguyên gốc) của một tác phẩm nghệ thuật,...Thái độ của chủ nghĩa hậu hiện đại trong mỹ học là phi cấu trúc, từ chối vai trò chủ thể con người, một sự tiếp nhận hay mô tả hiện tượng mà 8 không cần suy diễn, không chú ý đến chiều sâu, không diễn dịch bản chất sự vật theo chủ quan tác giả, giá trị nghệ thuật tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của người tiếp nhận, tùy thuộc vào nền văn hóa mà họ sở thuộc,… Đặc biệt, trong khi chủ nghĩa hiện đại tham vọng tạo lập một thế giới hoàn thiện, bất biến, đối lập với thực tại hỗn loạn, phi lý và kỳ vọng vào sự tồn tại của một hiện thực nào đó nằm đằng sau các ký hiệu, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại giễu cợt vào những ảo tưởng ngây thơ, song vĩ đại của các bậc tiền bối và đưa ra quan niệm: sau những ký hiệu là hỗn loạn và cách khắc phục tốt nhất là “làm hòa” với nó. Đối thoại với hỗn loạn chính là chiến lược nghệ thuật của hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại được xem là một trào lưu văn hóa và là một thời kỳ lịch sử. Có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về chủ nghĩa này. Trong một số lĩnh vực, chủ nghĩa hậu hiện đại được xem là tiến bộ, nhưng trong một số lĩnh vực khác, nó bị kết án là phản động và hoài cổ. Nó được ủng hộ vì tính chất hiện thực trong kỹ thuật và xã hội, nhưng nó lại bị kết tội là có tính chất thoát ly. Thậm chí, thỉnh thoảng chủ nghĩa hậu hiện đại bị lên án vì tính chất hoang tưởng của nó nhưng những người bảo vệ nó lại xem sự thất bại ấy là một ưu điểm. Tuy có một số đặc điểm để nhận diện chủ nghĩa hậu hiện đại như vậy, nhưng vẫn tồn tại một thực tế khá rõ ràng là: quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại của các học giả không hoàn toàn thống nhất với nhau, nó lại càng khác biệt trong cách hiểu hậu hiện đại ở từng lĩnh vực riêng biệt. Như vậy, đến nay vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chắc chắn cho một số câu hỏi về chủ nghĩa hậu hiện đại như: chủ nghĩa hậu hiện đại là gì? Nó được sinh ra từ hay sau chủ nghĩa hiện đại? Nó là sự phát triển hay sự phủ định chủ nghĩa hiện đại?... 9 Để hiểu rõ hơn về những luận điểm mang tính lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng ta sẽ đưa ra một vài so sánh cơ bản giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Ở cấp độ bản thể luận, chủ nghĩa hiện đại đi sâu nghiên cứu một hiện tượng xã hội, phản ánh xã hội, quan điểm duy lý trong nghiên cứu, đại luận thuyết…Nói cách khác, chủ nghĩa hiện đại là bản thể luận thực chứng, coi thực tại là khách quan. Trong khi đó, chủ nghĩa hậu hiện đại là bản thể luận phản thực chứng, “coi thực tại là quá trình tạo nghĩa, không mang tính toàn thể, không ổn định và chủ quan, không duy lý” [1]. Chủ nghĩa hậu hiện đại đưa ra những luận điểm như: bất tín nhận thức, phủ nhận tri thức khách quan, phủ nhận một trật tự xã hội, ủng hộ cho cái hỗn loạn vốn có, tiểu luận thuyết…Chủ nghĩa hiện đại phân biệt giữa chủ thể và khách thể, cái phản ánh và cái được phản ánh luôn có mối quan hệ với nhau. Trong khi đó, chủ nghĩa hậu hiện đại không phân tách giữa chủ thể và khách thể, coi cái phản ánh và cái được phản ánh không có mối quan hệ. Nó đưa ra các thuật ngữ như: diễn ngôn, trò chơi ngôn ngữ…Ở cấp độ lý thuyết – phương pháp luận, chủ nghĩa hiện đại chú trọng “cái trật tự, kết quả hoặc trạng thái tĩnh của đối tượng, giữ khoảng cách với đối tượng, văn bản mang tính độc lập, ngôn ngữ bác học, chính thống, chú trọng thể loại” [1]…Còn chủ nghĩa hậu hiện đại diễn tả sự hỗn loạn, không giữ khoảng cách và tham dự vào mọi quá trình của đối tượng, đưa ra thuật ngữ về liên văn bản, giải cấu trúc, ngôn ngữ bình dân, bản địa, lai tạp các thể loại… Để hiểu rõ hơn về chủ nghĩa hậu hiện đại cũng như để thuận tiện hơn trong việc theo dõi luận văn này, chúng ta sẽ làm sáng tỏ một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản của postmodernism: Cảm quan hậu hiện đại (postmodern sensibility) là kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt, là sự phản ánh tâm thế thời hậu hiện đại. Cảm quan hậu hiện đại chỉ hai loại hiện tượng. Thứ nhất là “thể hiện cảm giác về thế giới như một sự 10 hỗn độn (chaos), nơi không có bất kỳ tiêu chuẩn giá trị và định hướng ý nghĩa nào… Thế giới này ghi đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin và tất cả những giá trị đã tồn tại trước đó”. [20, 8]. Thứ hai, thuật ngữ này biểu lộ “lối viết tiểu luận nhiều ẩn dụ” [20, 9] tức là bằng những liên tưởng, ta có thể khôi phục lại ý nghĩa đích thực của ngôn từ khởi thủy. Bất tín nhận thức (Epistemological Uncertainty) là một phạm trù thế giới quan tiêu biểu nhất cho ý thức hậu hiện đại. Trong những công trình của các nhà lý luận chủ nghĩa hậu hiện đại, sự nảy sinh phạm trù này gắn với quá trình khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị tồn tại trước đó (cái gọi là “sự khủng hoảng các uy tín”) [20,11]. Các nhà hậu hiện đại quan niệm về thế giới như một sự hỗn độn, vô nghĩa và bất khả nhận thức, thế giới phi trung tâm mà con người trong mối quan hệ với nó luôn thể nghiệm “sự hoài nghi quyết liệt mang tính nhận thức luận và bản thể luận” (N.Bertens). Con người không còn tin vào các thế lực siêu nhiên nữa, giống như Friedrich Nietzsche nói: “Thượng đế đã chết và mọi chân lý đều mang tính hình ảnh, biểu tượng, là những ẩn dụ, hoán dụ, những ảo tưởng bị lãng quên”. Giải nhân cách hóa (Depersonalization) là “sự xác định chung về những hiện tượng khủng hoảng nguyên tắc cá nhân trong triết học, mỹ học và phê bình văn học” [20,15]. Hiện tượng này còn được gọi bằng những cái tên khác như: chủ nghĩa phản nhân đạo về lý thuyết, cái chết của chủ thể, cái chết của tác giả, sự hòa tan tính cách trong tiểu thuyết, khủng hoảng của cá tính,…Trong tác phẩm hậu hiện đại, vai trò của tác giả rất mờ nhạt. Thay vào đó, ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo và độc giả sẽ nghe được giọng nói không phải của người sáng tác mà là của văn bản. Liên văn bản (Intertextuality) là sự tồn tại và đối thoại của nhiều văn bản trong một văn bản. Thuật ngữ này không chỉ được dùng để miêu tả đặc 11 trưng sự tồn tại của văn học mà còn để xác định cảm quan về thế giới và bản thân con người đương đại, đó là cảm quan hậu hiện đại. Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp nhiều thuật ngữ khác khi nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại như: siêu truyện, mặt nạ tác giả, ngoại biên, mã kép, tính nhục thể, thân rễ,…Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ giải thích một số thuật ngữ cơ bản xuất hiện nhiều trong Luận văn này. Như vậy, cho dù còn có nhiều ý kiến tranh luận, song có thể nhận định, văn học hậu hiện đại là một bước phát triển mới của văn học nhân loại. Bản chất, mục đích không thay đổi, nhưng phương thức thể hiện có nhiều sự biến đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và thị hiếu thưởng thức nghệ thuật giàu tính trí tuệ và ẩn ý của bạn đọc đương đại. 1.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học hay văn học hậu hiện đại là một trào lưu xuất phát từ phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đạt đến đỉnh cao vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX. Khi nhắc đến văn học hậu hiện đại, người ta thường nhắc đến những nhà văn: William Burroughs (1914 – 1997), Alexander Trocchi (1925 – 1984), Kurt Vonnegut (1992 – 2007), Donald Barthelme (1931 – 1989), Robert Coover (1932),… Theo bước chân hậu hiện đại, chúng ta sẽ điểm qua vài mốc lịch sử quan trọng đánh dấu cho sự phát triển và lan rộng trên toàn cầu của một cảm thức mỹ học mới. Tại Hoa Kỳ, năm 1994, học giả Paul Hoover đã mạnh dạn tuyên bố: “Thơ hậu hiện đại là thơ tiên phong của thời đại chúng ta” và chính nó trao cơ hội cho Mỹ có được “ nền thơ dũng cảm nhất của mình”. Ở Nga và Trung Quốc, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học cũng nhanh chóng lan truyền và tạo thành cơn sốt. Năm 1994, “Hội thảo khoa học quốc tế văn học đương đại Trung Quốc và văn hóa hậu hiện đại” lần đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh càng làm cho chủ nghĩa hậu hiện 12 đại trở thành điểm nóng trên văn đàn. Trên thế giới, tên tuổi các nhà văn sáng tác theo tinh thần hậu hiện đại lẫy lừng phải kể đến Gabriel Garcia Marquez với tác phẩm đoạt giải Nobel văn học Trăm năm cô đơn, ngoài ra còn có các tác giả: Italo Calvino, Umberto Eco,… Các nhà văn hậu hiện đại chủ trương sử dụng các phương thức thể hiện khác biệt với quy chuẩn của văn học hiện đại. Nếu trong văn học hiện đại, mọi yếu tố nghệ thuật hầu hết đều được thể hiện một cách tập trung, liền mạch khiến người đọc dễ dàng theo dõi, thì trong văn học hậu hiện đại, các yếu tố đó được thể hiện một cách rải rác, phân tán như những mảnh vỡ. Nhà nghiên cứu Ihab Hassan đã chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa tác phẩm văn học hiện đại và hậu hiện đại. Về hình thức, văn học hiện đại có hình thức đóng thì văn học hậu hiện đại theo hình thức mở (còn gọi là phi hình thức). Các chi tiết, biến cố… trong tác phẩm văn học hiện đại được sắp xếp và thiết kế một cách kỹ lưỡng bởi sự hư cấu khéo léo và chặt chẽ (chẳng hạn nhiều tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn thường được sắp đặt theo trật tự chặt chẽ của một vở kịch: thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút) thì ở văn học hậu hiện đại, chúng được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gần như không theo một trật tự nào. Do cấu trúc như thế mà một tác phẩm văn học hiện đại như là một cuộc hành trình về đích, còn văn học hậu hiện đại là một hành trình vẫn còn dang dở. Bởi thế, khi thưởng thức một tác phẩm văn học hiện đại, người đọc có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn sắp đặt của nhà văn. Còn với văn học hậu hiện đại, đọc giả lại có cảm giác được tiếp xúc với một thế giới bề bộn, ngổn ngang. Nhà văn hậu hiện đại hạn chế một cách tối đa sự bộc lộ chủ quan của mình. Đối với yếu tố nhân vật, nếu như ở văn học hiện đại, nhân vật thường là con người với khuôn mặt rõ nét, tính cách cụ thể, các hành động 13 tiếp diễn và một “bản lý lịch cá nhân” với các mức độ rõ nét khác nhau tùy thuộc vị trí nhân vật chính hay phụ, thì ở văn học hậu hiện đại, đặc điểm ấy hầu như bị lu mờ. Tác phẩm không cho biết nhân vật có nhân thân thế nào, khuôn mặt, tính cách,…ra sao. Điểm nhìn miêu tả nhân vật thường xuyên di chuyển. Vì thế, chân dung, tâm trạng các nhân vật bị tán thành những mảnh vỡ. Muốn nắm được nhân vật, người đọc phải tự lắp ráp rất nhiều mảnh ghép nằm rải rác ngẫu nhiên đâu đó trong cả tác phẩm. Hầu như người đọc khó có thể bắt gặp những đoạn văn phân tích tâm lý, tâm trạng của nhân vật một cách liền mạch, tập trung. Nhân vật “thản nhiên” trước những biến cố của cuộc sống, khác hẳn với sự bộc lộ thái độ của các nhân vật văn học hiện đại. Thậm chí, có nhiều nhân vật hoàn toàn tồn tại qua cái nhìn, ấn tượng của một nhân vật khác…Có lẽ vì thế mà nhân vật hầu như chẳng có tính cách, khiến người đọc nhầm lẫn nhân vật này với nhân vật khác. Tuy không thể hiện hay bộc lộ rõ nét nội tâm nhân vật, thậm chí là “tẩy trắng” nhân vật nhưng văn học hậu hiện đại không hề xa rời mục đích truyền thống văn học là nhân học. Chỉ có điều văn học hậu hiện đại muốn thể hiện chiều sâu giá trị con người bằng một hình thức khác, hình thức tranh lập thể. Vì vậy, muốn khám phá những giá trị nhân văn trong tác phẩm, người đọc phải ghép nối các mảnh vụn rải rác, khác nhau. Chính vì vậy, biên độ tưởng tượng của đọc giả về nhân vật càng được mở rộng. Nói cách khác, văn học hậu hiện đại kích thích nhiều hơn tính “đồng sáng tạo” của người đọc. Vì nhân vật chỉ còn là những mảnh vỡ, không được tái hiện thành một quá trình như trong các tác phẩm văn học hiện đại nên yếu tố cốt truyện trong văn học hậu hiện đại cũng có sự thay đổi. Cốt truyện bị giảm nhẹ vai trò dẫn dắt hành động truyện. Cốt truyện bị mất đi tính liền mạch trong cốt truyện truyền thống. Câu chuyện được kết thúc ở tình trạng có nhiều khả năng tiến triển tiếp theo. 14 Văn học hậu hiện đại không còn tin vào đại tự sự tức là xem trọng yếu tố cá nhân. Đây là đặc điểm nhân văn của hậu hiện đại. Ngoài ra, văn học hậu hiện đại còn đưa ra khái niệm phi trung tâm hóa, tôn trọng sự đa dạng, các giá trị trái nhau, những phi chuẩn, ngoại vi, dân tộc thiểu số, nữ quyền, phi phương Tây, ngôn ngữ nhược tiểu,…Vì vậy, hậu hiện đại được xem là “chủ nghĩa đa nguyên văn hóa”. Hậu hiện đại chấp nhận truyền thống nhưng không biến truyền thống thành gánh nặng. Nếu như trong văn học hiện đại thời gian không ít thì nhiều đều được sắp xếp theo một trật tự nhất định để người đọc tiện theo dõi thì thời gian trong văn học hậu hiện đại cũng giống như yếu tố nhân vật, đã bị phá vỡ. Nhà văn có thể đảo chiều thời gian một cách tùy thích. Có khi sự kiện lịch sử được tái hiện “méo mó”. Cũng có khi nhà văn tự tạo nên các sự kiện lịch sử giả tưởng. Chính vì cảm thức hậu hiện đại là lối cảm nhận về thế giới như là một sự hỗn độn, vô nghĩa, bất khả nhận thức, nơi mọi bảng giá trị đều đổ vỡ, mọi định hướng đều vô ích, cho nên con người không còn niềm tin vào những gì lâu nay họ vẫn tin: thượng đế hay nhà nước, tổ quốc hay con người, chân lý hay lịch sử…Nhận thức thế giới của con người luôn là nhận thức đầy khuyết thiếu. Cuối cùng về mặt thủ pháp nghệ thuật, nếu chủ nghĩa hiện đại thường vận dụng lối viết tượng trưng hoặc dòng ý thức thì chủ nghĩa hậu hiện đại thích nhất là sử dụng lối “u mua màu đen” (black humor) kết hợp giữa cái hoang đường, khủng khiếp với hoạt kê, thông qua cái hài để biểu đạt cái bi đát nhất. Các nhà hậu hiện đại thường có những tưởng tượng phong phú, quái dị nhằm vạch ra cái tính chất buồn cười ở những sự việc thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Cách xây dựng tác phẩm với những nhân vật tầm thường, tình tiết lộn xộn, kết cấu lỏng lẻo, tất cả đều tạo ra một cảm xúc dự báo cho ngày tận thế. Vì vậy, nếu trong văn học hiện đại, ta thường thấy các khuynh hướng nhỏ như: văn học lãng mạn, văn học hiện sinh,…thì trong văn học hậu 15 hiện đại cũng có những khuynh hướng: văn học hiện thực huyền ảo, tiểu thuyết mới, tiểu thuyết phi lý, thậm chí là tiểu thuyết rời trang, độc giả muốn xáo trộn thế nào cũng được… Tóm lại, khi nhắc đến chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng ta chỉ cần nhớ tới bốn đặc điểm cơ bản quan trọng. Đó là: cảm thức chủ yếu của hậu hiện đại là lối cảm nhận về thế giới như là một hỗn độn, con người bất tín nhận thức từ đó dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin vào đại tự sự; hành động cốt tủy của hậu hiện đại là giải trung tâm; lối viết đặc trưng là giễu nhại; và cuối cùng tinh thần văn phong của nó là phi nghiêm cẩn. 1.1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam hiện nay Hậu hiện đại là một khuynh hướng lớn trong văn học thế giới, nên việc xuất hiện những yếu tố hậu hiện đại trong văn học Việt Nam là điều dễ hiểu. Văn học Việt Nam từ 1986 bước vào thời kỳ đổi mới với sự xuất hiện của các tên tuổi: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hoàng Hưng, Lê Đạt, Trần Dần,… tạo nên một ngoặt trong sự phát triển của văn học dân tộc. Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện ở Việt Nam khá muộn. Phải đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khi những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài ra đời, màu sắc hậu hiện đại mới thể hiện trong văn xuôi nước ta. Nhưng thực tế, văn chương hậu hiện đại đã manh nha ở Việt Nam từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước với gương mặt tiên phong là Bùi Giáng. Vào cái thời điểm mà “cuộc chiến nhân danh ý thức hệ lan tràn tiêu tốn hàng triệu sinh linh mà chưa thấy dấu hiệu kết thúc và nếu có kết thúc đi nữa thì nó hứa hẹn sẽ rất bi đát” (Inrasara), Bùi Giáng gần như mất niềm tin vào vai trò “đả thông người với người” của ngôn ngữ và nhận ra rằng mọi nỗ lực của mình đều vô ích. Ông bắt đầu bỡn cợt và tự đẩy mình vào mê cung bất tận của những trò đùa: Anh xin em giỡn một ngày 16 Rồi xin giỡn mãi suốt ngày hôm sau… Như vậy, từ Bùi Giáng, văn học hậu hiện đại Việt Nam bắt đầu có những bước đi đầu tiên. Khi nhận xét về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học nước ta, tác giả Nguyễn Quốc Hưng (nguồn talawas.com) khẳng định: “Chúng ta có thể xem chủ nghĩa hậu hiện đại tại Việt Nam là một thứ chủ nghĩa hậu hiện đại nguyên hợp” tức là các nhà văn Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau để tạo nên màu sắc hậu hiện đại. Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện đại tuy xuất hiện đã lâu nhưng dường như sự phát triển vẫn còn dang dở. Rồi sự manh nha của hậu hiện đại, trộn lẫn với tính hiện đại khiến cho chủ nghĩa hậu hiện đại ở nước ta là sự kết hợp cùng lúc giữa hai chủ nghĩa này, trong đó yếu tố mang tính hậu hiện đại mang tính chủ đạo. Không thể nói rằng trong văn học Việt Nam đã xuất hiện các trường phái, khuynh hướng hay trào lưu hậu hiện đại với ý nghĩa đầy đủ của khái niệm ấy. Nhưng chúng ta vẫn tìm thấy những dấu hiệu và yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của một số cây bút tiêu biểu. Chủ nghĩa hậu hiện đại biểu hiện trước hết là về đề tài, chủ đề. Nếu như trước đây, văn học là vũ khí chiến đấu, là bạn đường của chiến tranh thì nay với sự xâm nhập của chủ nghĩa hậu hiện đại, văn học lại chú ý tới mặt tối trong đời sống của cá nhân hoặc trạng thái phong hóa xã hội. Nhân vật văn học cũng không phân chia rõ nét thành các tuyến nhân vật chính diện, phản diện nữa mà có sự hòa trộn của nhiều tính cách. Nhân vật tồn tại như một thực thể tự nhiên, sống theo bản năng trong một cuộc sống đời thường. Đặc biệt, các nhà văn hậu hiện đại luôn có ý thức tập trung những hiệu ứng nghệ thuật đặc trưng như: hiệu ứng trần thuật hỗn độn, thủ pháp phân mảnh và phi trung tâm hóa nhân vật…Chẳng hạn, trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, người đọc khó tìm thấy một nhận vật chính diện, thêm vào đó ta còn bắt gặp một giọng điệu kể chuyện lạnh lùng, khinh bạc, thậm chí tàn nhẫn. Cảm quan hậu hiện đại trong 17

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net