Phát triển hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh gia lai

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phát triển hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh gia lai

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN HỌC ----------------------- TRẦN THANH TÙNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THÔNG TIN THƯ VIỆN MÃ SỐ: 60 32 02 03 Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. BÙI LOAN THÙY Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TSKH. Bùi Loan Thùy. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả Trần Thanh Tùng LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn. Trước hết, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, người đã định hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Thư viện – Thông tin học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc cùng các đồng nghiệp tại Thư viện tỉnh Gia Lai đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, cho phép tôi được bày tỏ niềm kính yêu và nói lời cảm ơn tới người thân, gia đình, bạn bè, những người đã khuyến khích và là nguồn động viên rất lớn đối với tôi suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Dù rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, xem xét, đánh giá và đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tp. HCM, tháng 08năm 2018 Tác giả Trần Thanh Tùng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ .................................................................................................... 7 1.1. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ ........................ 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 7 1.1.1.1. Địa phương ...................................................................................... 7 1.1.1.2. Địa chí ............................................................................................. 7 1.1.1.3. Tài liệu địa chí ................................................................................ 10 1.1.1.4. Xuất bản phẩm địa phương, tác giả địa phương ............................ 11 1.1.1.5. Hoạt động thông tin địa chí ........................................................... 12 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động địa chí ......................... 13 1.1.2.1. Yếu tố khách quan .......................................................................... 13 1.1.2.2. Các yếu tố chủ quan của thư viện .................................................. 14 1.1.3. Vai tr , tầm quan trọng c a hoạt động địa chí ............................. 15 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá vốn tài liệu địa chí ...................................... 16 1.2 . CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIỮ GÌN, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC............................ 18 1.2.1. Chính sách c a Đảng ...................................................................... 18 1.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật c a Nhà nước ................................ 20 1.3. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA (đã sửa) ................................................................................. 22 1.3.1. Hoạt động thông tin địac chí ở Nga .................................................. 22 1.3.2. Hoạt động thông tin địa chí ở Hoa Kỳ .............................................. 26 1.3.3. Hoạt động thông tin địa chí ở Trung Quốc ....................................... 30 1.3.4. Hoạt động thông tin địa chí ở Vương quốc Anh ............................... 32 1.4. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 35 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI .......................................................................... 41 2.1. SƠ LƯỢC VỀ GIA LAI VÀ THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI ................ 41 2.1.1. Sơ lược về tỉnh Gia Lai ................................................................... 41 2.1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên .................................................... 41 2.1.1.2. Tiềm năng kinh tế........................................................................... 42 2.1.1.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội ............................................................. 43 2.1.2. Sơ lược về Thư viện tỉnh Gia Lai.................................................. 45 2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................... 45 2.1.2.2. Vị trí - Chức năng, Nhiệm vụ - quyền hạn.................................... 47 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 48 2.2. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI .......................................................... 50 2.2.1. Đặc điểm người dùng tin ................................................................ 50 2.2.2. Nhu cầu thông tin địa chí ............................................................... 52 2.3. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI .................................................................................................................... 58 2.3.1. Bổ sung vốn tài liệu địa chí ............................................................. 58 2.3.1.1. Kinh phí bổ sung vốn tài liệu địa chí ............................................. 58 2.3.1.2. Nguồn bổ sung vốn tài liệu địa chí ................................................ 59 2.3.1.3. Phương pháp bổ sung tài liệu địa chí ............................................. 62 2.3.2. Quy trình tổ chức xử lý tài liệu địa chí. ........................................ 64 2.3.3. Bộ máy tra cứu tài liệu địa chí ....................................................... 66 2.3.4. Hoạt động phục vụ tra cứu tài liệu địa chí ................................... 68 2.3.5. Hoạt động tuyên truyền phổ biến sản phẩm dịch vụ địa chí ...... 69 2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI .................................................. 72 2.4.1. Thành tựu......................................................................................... 72 2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục ....................................................... 74 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI ................... . 81 3.1 . ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI………………………………………………………….....81 3.1.1. Định hướng phát triển c a tỉnh Gia Lai từ năm 2015-2020 tầm nhìn đến 2030 .................................................................................................. 81 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Gia Lai ...................................................................................................... 82 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ Ở THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI ........................................................................... 83 3.2.1. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, bổ sung, phát huy giá trị vốn tài liệu địa chí ............................................................................................................... 83 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy tra cứu, hợp tác và chia sẻ vốn tài liệu địa chí ...................................................................................................................... 89 3.2.2.1. Hoàn thiện bộ máy tra cứu ............................................................. 89 3.2.2.2. Hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin tư liệu địa chí ...................... 92 3.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin địa chí .......................................................................................................... 93 3.2.4. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc .................................................................................. 95 3.2.5. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động địa chí ................................................................................................................... ..98 3.2.6. Tổ chức tuyên truyền quảng bá, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí .............................................................. ..99 3.2.7. Đào tạo cán bộ thư viện và người dùng tin địa chí ................... 101 3.2.7.1. Đào tạo cán bộ thư viện .............................................................. 101 3.2.7.2. Đào tạo người dùng tin địa chí ................................................... 104 3.2.8. Thúc đẩy sự hỗ trợ tích cực c a các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể ở địa phương đối với công tác địa chí ........................................ 106 KẾT LUẬN ................................................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 110 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 117 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Stt Mục từ Viết tắt 1 Bảng phân loại thập phân Dewey DDC 2 Bảo quản tài liệu và Xây dựng phong trào BQTL&XDPT Bộ nhớ chỉ đọc (Đĩa Compact) Compact 3 CD-ROM Dick – Read Only Memory 4 Cơ sở dữ liệu CSDL 5 Công nghệ thông tin CNTT 6 Công nghiệp hóa CNH 7 Hiện đại hóa HĐH Mục lục truy cập công 8 OPAC Online Public Access Catalog 9 Người dùng tin NDT 10 Nhu cầu tin NCT 11 Sản phẩm thông tin thư mục SPTTTM 12 Tài liệu địa chí TLĐC 13 Thông tin – Thư mục – Địa chí – Tin học TT-TM-ĐC-TH 14 Thông tin địa chí TTĐC 15 Thư mục TM 16 Thư viện công cộng TVCC Thư viện khoa học tổng hợp Thành phố Hồ 17 TVKHTH TP.HCM Chí Minh 18 Thư viện khoa học tổng hợp TVKHTH 19 Thư viện tỉnh TVT 20 Thư viện tỉnh Gia Lai TVTGL 21 Văn hóa, Thể thao và Du lịch VH, TT & DL 22 Vốn tài liệu VTL DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN TT Nội dung Trang Bảng 1 Kiến thức của bạn đọc về TLĐC 68 Bảng 2 Ngôn ngữ bạn đọc sử dụng 72 Bảng 3 Địa điểm bạn đọc mượn tài liệu 72 Biểu đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động TVGL 50 Biểu đồ 2 Nghề nghiệp 67 Biểu đồ 3 Mức độ sử dụng tài liệu 69 Biểu đồ 4 Nguồn tài liệu địa chí 69 Biểu đồ 5 Nhu cầu về tài liệu địa chí 70 Biểu đồ 6 Loại hình tài liệu bạn đọc sử dụng 70 Biểu đồ 7 Mục đích sử dụng tài liệu địa chí 71 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi địa phương đều có vị trí, đặc điểm, đặc thù khác nhau tạo nên nét văn hóa riêng biệt của từng vùng miền. Gia Lai là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, với địa hình núi non hùng vĩ, nơi có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những nét đẹp văn hóa độc đáo đặc trưng về các di sản văn hóa v.v… Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu và giữ gìn bản sắc dân tộc được đặc biệt chú trọng ở Việt Nam nói chung và ở Gia Lai nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động TTĐC trở thành một thế mạnh nổi bật, nhiệm vụ quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu đối với bất kỳ một Thư viện tỉnh, thành phố nào trong toàn bộ các hoạt động của mình. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc này, ngay từ những năm 1995 mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo và đội ngũ cán bộ TVTGL đã rất chú ý đến hoạt động TTĐC từ các mặt như: Phát hiện, sưu tầm, xử lý, bảo quản, khai thác, tuyên truyền, phổ biến TTĐC đến bạn đọc. Đến nay, hoạt động TTĐC đã trở thành một trong những hoạt động chính của TVTGL, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội của tỉnh, là hoạt động mũi nhọn mang tính đặc thù. Hoạt động TTĐC thể hiện sự khác biệt rất lớn giữa TVT với bất cứ Thư viện chuyên ngành nào ở Gia Lai. Thông qua hoạt động TTĐC, có thể tác động trực tiếp đến người đọc, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ, động viên cán bộ, nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt ra đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp cho bạn đọc trong và ngoài tỉnh có thể xây dựng cho mình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác, nâng cao trình độ nhận thức, nghiên cứu toàn diện về tỉnh Gia Lai. Kho tư liệu địa chí của TVTGL thực sự là nguồn TTĐC tương đối phong phú cho bạn đọc muốn tìm hiểu về Gia Lai. Vấn đề đặt ra với TVTGL trong giai đoạn phát triển mới của tỉnh là cần đánh giá thực trạng công tác địa chí tại thư 2 viện, qua đó thấy được những thế mạnh, hạn chế và tìm ra những giải pháp tăng cường, phát triển nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động TTĐC tại TVTGL. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động TTĐC tại Thư viện tỉnh Gia Lai" làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về công tác địa chí là một đề tài khá hấp dẫn, vấn đề này đã được đã được rất nhiều các tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu như: Một số công trình nghiên cứu ở Nga: N.V.Zdobnov “Những vấn đề chủ yếu của thư mục địa chí ” (1925), M.K.Azadobxki “nhân chủng học và tài liệu thư mục địa chí” (1926), E.K.Betger “Vai trò của thư viện trong việc tổ chức công tác thư mục địa chí” (1929)…đây là những tác giả đầu tiên xây dựng cơ sở lý luận cho công tác địa chí ở Nga. Đến nay, Nga đã có hàng ngàn công trình về công tác địa chí với các tác giả như: K.V. Sivkov, N.N. Serba, A.A.Mansurob…Tài liệu lý luận của Nga là một trong những cơ sở để nghiên cứu về công tác địa chí nói chung và hoạt động TTĐC nói riêng [29, tr.7]. Ở phương Tây công tác địa chí và hoạt động thông tin địa chí thường được đưa ra trong các tạp chí chuyên ngành thư viện như “Local Newpapers and the public library” (1982) của D.Bond, “A National information resource for local studies” (1984) của M.Evans, “A collecting policy for printed ephemerce” (1992) của M.Dewey…những công trình này thường ngắn gọn, cô động, chủ yếu phản ánh hoạt động thông tin địa chí ở các thư viện địa phương. Lý luận về công tác địa chí nói chung và hoạt động thông tin địa chí nói riêng ở các nước phương Tây còn khá mới mẻ, chưa nhiều, chưa mang tính chất chuyên sâu.[29, tr.8] Ngược lại với tình hình nghiên cứu về địa chí ở nước ngoài, ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu đến công tác địa chí của thư viện tỉnh còn rất ít. Trong các tài liệu liên quan đến công tác địa chí của Thư viện tỉnh có một số công trình nghiên cứu đáng lưu ý như: Kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu cấp bộ. “Hoạt động thông tin địa chí ở các Thư viện tỉnh, thành phố phía Nam hiện nay” TS Nguyễn Thị Thư, 2005 [29] công trình nghiên cứu này đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động 3 thông tin địa chí ở các Thư viện tỉnh, thành phố phía Nam cho đến thời điểm 2004. Đề tài đã xác định ý nghĩa, vai trò của hoạt động thông tin địa chí trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương…và đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho việc phát triển hoạt động thông tin địa chí ở các Thư viện tỉnh, thành phố phía Nam. Luận văn thạc sĩ: “Công tác địa chí của thư viện tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả Nguyễn Văn Cần, 1994, Đại học văn hóa Hà Nội [36]. Tác giả đã phân tích khá kỹ về thực trạng tình hình công tác địa chí tại các thư viện tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền trung. Bên cạnh những thành tựu đạt được về công tác địa chí của các thư viện, tác giả còn đưa ra hạn chế như: Hệ thống tra cứu còn lạc hậu còn nhiều bất cập so với yêu cầu của bạn đọc, chưa chuẩn mực về kỹ thuật vận hành; Việc tổ chức các cuộc thi tuyên truyền mới có tác dụng về bề rộng mang tính phong trào là chính, chưa đi vào chiều sâu…Đồng thời đưa ra những giải pháp đáng chú ý là phải có giải pháp nâng cao trình độ về địa chí, tin học cho đội ngũ cán bộ làm công tác địa chí; điều hòa phối hợp xây dựng vốn và CSDL địa chí...Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu năm 1994 nên có một số giải pháp không phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ: “Hoạt động địa chí thư viện thành phố Hải Phòng thực trạng và giải pháp” của tác giả Phan Thị Thu Hương. Đề tài viết năm 2000, Đại học văn hóa Hà Nội, [37] nội dung nêu lên vị trí, vai trò của hoạt động địa chí Hải Phòng trong hệ thống thông tin tư liệu địa phương và quốc gia. Tác giả đã đưa ra được nhiều phương hướng, giải pháp, kiến nghị tổ chức hoạt động phù hợp cho việc phát triển hoạt động địa chí ở thư viện thành phố Hải Phòng. Trong đó, liên kết chia sẽ nguồn lực thông tin địa chí là một trong những giải pháp khá quan trọng giúp các thư viện có kế hoạch cụ thể, sao chụp, trao đổi, giúp nhau khai thác đầy đủ tài liệu theo nhu cầu cụ thể từng thư viện. Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý và khai thác nguồn tài liệu địa chí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của tác giả Huỳnh Tới, được viết từ năm 2001 [22]. Đề tài trình bày về công tác quản lý và và bảo quản tài liệu địa chí trong hoạt động địa chí tại Thư viện Bà Rịa – Vũng tàu, đưa ra được 7 giải pháp cụ thể nhằm giúp cho việc quản lý và 4 khai thác tốt nguồn tài liệu địa chí tại Thư viện Bà Rịa – Vũng tàu. Tác giả đã đặt biệt nhấn mạnh đến giải pháp củng cố, tăng cường vốn TLĐC. Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường hoạt động địa chí tại TVT Bình Thuận” của tác giả Nguyễn Thị Kim Cúc. Đề tài viết năm 2006 [32], Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả luận văn cũng đã phân tích đánh giá khá kỹ về thực trạng hoạt động địa chí TVT Bình Thuận, đưa ra những định hướng về phát triển hoạt động địa chí. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm tăng cường phát triển hoạt động địa chí TVT Bình Thuận như: Củng cố tăng cường vốn TLĐC; Nâng cao chất lượng xử lý TLĐC; Hoàn thiện bộ máy tra cứu TLĐC; Tăng cường các dịch vụ thông tin địa chí; Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động địa chí….. Có một vài bài viết điển hình được đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam như: “Vài suy nghĩ trong việc xây dựng kho tài liệu địa chí ở thư viện cấp tỉnh- thành” của tác giả Trịnh Thanh Tùng, số 4 năm 2009 [39, tr.44-47]; “Thực trạng xây dựng VTL địa chí tại TVT Thái Bình” của tác giả Nguyễn Thị Minh, số 3 năm 2011 [33, tr.43-45]; “Một số vấn đề phục vụ tài liệu địa chí của TVTGL” của tác giả Nguyễn Thị Thủy, số 5 năm 2012 [34, tr.45-47] ….Nhìn chung, các bài viết về lĩnh vực này đều đề cập đến mảng tài liệu địa chí ở từng địa phương với một số góc độ, cách nhìn khác nhau. Từ phân tích tiềm năng TTĐC của địa phương qua từng công đoạn sưu tầm, bổ sung cho đến bảo quản phục vụ bạn đọc. Các tác giả đã đưa ra các giải pháp tăng cường định hướng phát triển hoạt động địa chí cho phù hợp với từng địa phương. Như vậy, riêng về lĩnh vực địa chí TVTGL cho đến khi luận văn này hoàn thành, chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ về việc: Phát triển hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Gia Lai 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động TTĐC ở TVTGL, đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển hoạt động TTĐC để đáp ứng tốt nhu cầu thông tin tư liệu địa chí của NDT. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích nghiên cứu trên đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: 5 - Tìm hiểu về lý luận hoạt động TTĐC - Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. - Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động TTĐC tại một số quốc gia. - Khảo sát hiện trạng hoạt động TTĐC và nhu cầu TTĐC của bạn đọc tỉnh Gia Lai. - Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động TTĐC tại TVTGL 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TTĐC tại Thư viện tỉnh Gia Lai Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động TTĐC tại TVTGL từ năm 1995 cho đến đầu năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập thông tin khái quát về những vấn đề liên quan đến lịch sử nghiên cứu và cơ sở lý luận để làm sáng tỏ các khái niệm và nội dung hoạt động TTĐC. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng thông tin tư liệu địa chí của bạn đọc TVTGL trong nghiên cứu, học tập và đánh giá hiệu quả nguồn TLĐC mà bạn đọc đã sử dụng. - Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với các đối tượng sau: Thực hiện phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo TVTGL nhằm thu thập thông tin về kế hoạch, phương hướng phát triển Thư viện, hướng đầu tư cho hoạt động địa chí trong giai đoạn hiện nay. Phỏng vấn sâu cán bộ trực tiếp làm công tác địa chí của TVTGL nhằm xác định rõ hơn nhu cầu của người đọc hiện nay, tình hình khai thác VTL địa chí thư viện và khả năng đáp ứng của Thư viện. - Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê các dữ liệu, dữ kiện đã thu thập được, tổng hợp thông tin để có cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính khả thi tăng cường hoạt động TTĐC. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6 Ý nghĩa khoa học: - Luận văn góp phần khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TTĐC trong việc phục vụ sự phát triển của địa phương. - Xây dựng cơ sở khoa học để phát triển hoạt động TTĐC tại Thư viện tỉnh. Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho lãnh đạo các TVT nói chung và TVTGL nói riêng đưa ra các chính sách và quyết định đối với hoạt động TTĐC. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp làm công tác địa chí tại các TVT và những người quan tâm đến lĩnh vực địa chí. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính sau: Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động TTĐC Chương II: Thực trạng hoạt động TTĐC tại TVTGL Chương III: Định hướng, giải pháp phát triển hoạt động TTĐC TVTGL 7 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ 1.1. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Địa phương Ở Nga địa chí có tên gọi là Краеведение, nghiên cứu về “Край”. Theo nghĩa tiếng Việt, “Край” là xứ, vùng miền, nơi, chốn, biên khu, địa phương. Quan điểm của Hoa Kỳ định nghĩa địa phương là “một khu vực địa lý cụ thể nhỏ hơn quốc gia”. Quan điểm của Anh địa phương là “một thị trấn, quận, huyện hoặc khu vực hạn chế khác”... Từ những cách hiểu như vậy, ta có thể hiểu địa phương trong hoạt động địa chí là một vùng lãnh thổ, một bộ phận của đất nước, được phân chia theo nhiều dấu hiệu khác nhau như địa lí tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hóa…, mà trước hết trên cơ sở sự phân chia hành chính - lãnh thổ hiện tại (Vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam bộ; Tây Nam bộ, Tây Nguyên, tỉnh, thành phố, huyện, xã…). Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử, một địa phương hiện tại có thể có những thay đổi nhất định: tên gọi, ranh giới lãnh thổ. Vì thế, khi nghiên cứu về địa phương, cần phải chú ý đến sự thay đổi lịch sử của các khu vực hành chính lãnh thổ trong từng thời kỳ. Đồng thời cũng phải chú ý đến các địa phương xung quanh mà trong tiến trình lịch sử, địa phương đó có mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội, chủng tộc, quân sự… Ở góc độ này thì từ “địa phương” được hiểu là vùng địa lý tự nhiên, kinh tế mà địa phương này nằm trong đó. Do đó, những TLĐC mà địa phương cần trước hết là những tài liệu nói về địa phương trong địa giới hiện nay, sau đó là tài liệu về địa phương trong các địa giới trước kia và cả những tài liệu có liên quan vượt ra khỏi phạm vi các giới hạn hành chính đó[9]. 1.1.1.2. Địa chí Trên thế giới hoạt động địa chí thì nước nào cũng có. Địa chí như là những kiến thức về vùng đất con người sinh sống đã xuất hiện từ rất lâu trong quá khứ. Ở tất cả các dân tộc, thông tin về thiên nhiên, lịch sử được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi nước đặt cho hoạt động này một tên gọi khác nhau. 8 Ở Trung Quốc, trả lời câu hỏi "Địa chí" là gì?, GS. Trần Nghĩa cho rằng theo nghĩa gốc thì "địa" (地) là địa, "chí" (志 ,誌) là ghi chép; "địa chí" là ghi chép về địa. Sau khi giải thích chữ “địa” theo cách viết của người Trung Quốc, GS kết luận: Có thể thấy trong quan niệm người xưa, "địa" không chỉ là đất, mà còn bao gồm cả nhiều thứ liên quan đến đất như núi, nước, gò, lợn, bang quốc, con người... Những thành tố tạo nên chữ "địa" ở đây phần lớn mang tính biểu trưng. Thí dụ "Nhân" (người) đại diện cho dân cư, chủng tộc. Chính vì vậy trong một số cuốn từ điển, "địa chí" được định nghĩa là "sách viết về địa dư; phàm là phương vực, sơn xuyên, phong tục, sản vật đều được ghi chép" (Từ nguyên); hay "sách miêu thuật tường tận về địa hình, khí hậu, dân cư, chính trị, sản vật, văn hóa của một nước hay một vùng miền" (Từ hải)[63] Ở Nga là Краеведение mà trong từ điển Nga – Việt được Nhà Xuất bản thế giới của Việt Nam ấn hành dịch là địa chí, địa chí học; địa phương chí, thổ tục học... [9]. Các nhà địa chí học Nga có những nghiên cứu sâu về lý luận của lĩnh vực này. Thuật ngữ địa chí xuất hiện ở Nga vào năm 1914 nhưng việc lý giải nó đã thay đổi theo thời gian. Vào những năm 1920, địa chí được hiểu là phương pháp nghiên cứu tổng hợp một lãnh thổ nào đó được phân chia theo theo dấu hiệu hành chính, chính trị và kinh tế. Vào những năm 1980 phổ biến định nghĩa về địa chí trong Đại bách khoa toàn thư Xô Viết: “Địa chí là nghiên cứu toàn diện một bộ phận của đất nước, thành phố, xóm làng hoặc điểm dân cư, mà đối với dân cư đó vùng lãnh thổ này là quê hương” [11, tr.30). Hiện nay, tồn tại một cách giải thích thuật ngữ này như sau: Địa chí là sự nghiên cứu điều kiện tự nhiên, lịch sử, nền kinh tế, dân cư và văn hóa của một phần nào đó của đất nước, khu vực hành chính hoặc tự nhiên, các điểm dân cư với môi trường xung quanh gần nhất. Theo các nhà khoa học Nga, địa chí thuộc về các khoa học phức tạp. Địa chí nghiên cứu điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, dân số của khu vực, văn hóa, cách sống, nghĩa là khoa học này rất gần với khoa học lịch sử và địa lý, khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật, dân tộc học và nhiều khoa học khác. Nhưng đặc điểm quan trọng của địa chí không chỉ là khoa học mà còn là các hoạt động: hoạt động sáng tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của 9 khu vực; hoạt động quảng bá để mở ra một cái gì đó hoàn toàn mới, có giá trị cho công chúng [67]. Như vậy, trong quan niệm của các nhà địa chí học Nga thì địa chí là ngành khoa học nghiên cứu toàn diện về một lãnh thổ nào đó (một phần của một nước, của quận, thành phố hoặc khu dân cư...) và là những hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của khu vực. Ở Hoa Kỳ, trong các từ điển chuyên ngành thư viện của Hoa Kỳ khó tìm thấy định nghĩa khoa học của thuật ngữ Local history. Ngay trong Từ điển trực tuyến Khoa học thông tin – Thư viện (Online Dictionary of Library and Information Science) của Joan M. Reitz cũng không có thuật ngữ này mà chỉ có thuật ngữ local bibliography [15] với định nghĩa tạm dịch như sau: “TM địa chí là TM bao gồm các mô tả tài liệu về một khu vực địa lý cụ thể nhỏ hơn quốc gia”. Còn trong Từ điển Oxford có định nghĩa về local history như sau: 1.Lịch sử bằng văn bản tập trung vào một thị trấn, quận, huyện hoặc khu vực hạn chế khác. 2.Là ngành lịch sử liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của các địa phương cụ thể, thường sử dụng hồ sơ và các nguồn lực địa phương [54]. Ở Anh khái niệm địa chí được gọi là nghiên cứu địa phương (Local Study), ở Hoa Kỳ là Lịch sử địa phương (Local history) Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học nước ta cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về địa chí, trong đó đáng chú ý nhất là: GS. Đinh Gia Khánh cho rằng thuật ngữ địa chí của ta tương ứng với thuật ngữ quốc tế Chorography. Thuật ngữ này do hai từ gốc Hy Lạp tạo nên: Khoră nghĩa là xứ sở; graphe nghĩa là ghi chép [13, tr. 187]. Tác giả khác, GS. Đào Duy Anh, trong Giản yếu Hán Việt từ điển, lại quan niệm: địa là đất, một khu vực trên mặt đất, miền, nơi chốn, địa phương. Chí là ghi lấy, bài văn chép, sách biên chép của sự vật, ghi chép. Địa chí là sách biên chép dân phong, sản vật, địa thế các địa phương [12, tr. 236]. Nếu tổng hợp các định nghĩa này thì ta có thể hiểu lịch sử địa phương (tương đương với địa chí) là một ngành lịch sử liên quan đến nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của một khu vực địa lý cụ thể nhỏ hơn quốc gia. 10 Từ những quan niệm trên, có thể hiểu rằng địa chí là những tri thức thu nhận được trong quá trình nghiên cứu về địa lý, thiên nhiên, môi trường, lịch sử, phong tục, con người (nhân vật), sản vật, kinh tế, văn hoá... của một vùng đất thuộc một quốc gia, một tỉnh/thành, hay huyện/quận, làng xã/phường...Những kiến thức đó được ghi nhận trên những vật mang tin khác nhau. 1.1.1.3 Tài liệu địa chí TLĐC cũng là một khái niệm quan trọng được các nhà khoa học nước ngoài và trong nước đề cập tới. Trong phạm vi đề tài tác giả luận văn chỉ trình bày một số quan niệm chính. Từ những năm 1970, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã phổ biến một định nghĩa nổi tiếng của nhà địa chí học Nga N.V. Zđốpnốp được đưa ra vào năm 1931: “TLĐC bao gồm những ấn phẩm có nội dung liên quan đến địa phương, bất kể hình thức, ngôn ngữ, địa điểm và thời gian xuất bản của chúng” [40]. Định nghĩa này chưa nêu được những loại hình TLĐC, xu hướng chính trị và tư tưởng của TLĐC. Vì có thời kỳ, ở nước ta, các thư viện không thu thập tài liệu về những nhân vật phản diện. Điều đó gây nên những lỗ hổng trong vốn TLĐC của các thư viện. TS. Lê Văn Viết đưa ra một định nghĩa khác về khái niệm TLĐC: “Là tất cả các ấn phẩm, các tài liệu không công bố (viết tay, đánh máy, đồ họa), các tài liệu nghe nhìn, các vật mang tin đọc máy (băng từ, đĩa Compact…) hoàn toàn nói về vùng đó hoặc có nhiều tin tức (theo khối lượng hoặc giá trị) về nó không phụ thuộc vào loại hình và phương pháp in ấn (sản xuất), số lượng bản, ngôn ngữ, nội dung xuất bản hay chế tạo, xu hướng chính trị và tư tưởng” [14,tr. 474]. Trong thông báo kết quả Hội nghị toàn quốc Công tác địa chí TVT, thành phố thời kỳ đổi mới được tổ chức tại Phú Yên (tháng 6/2001), Thư viện Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khái niệm TLĐC như sau: “TLĐC là tài liệu về đất nước, con người của địa phương được xuất bản trên bất cứ vật mang tin nào, bằng bất cứ ngôn ngữ gì, được công bố bất cứ ở đâu trong nước và trên thế giới” [38,tr. 5]. Từ những gì trình bày ở trên, ta có thể quan niệm rằng TLĐC là những tài liệu có thể được công bố dưới những dạng thức khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng nội dung (một phần hay toàn bộ) có đề cập đến một hay các khía cạnh (địa 11 lý, văn hóa, sản vật, con người …)của địa phương, bất kể nguồn gốc của tác giả, hình thức ngôn ngữ, địa điểm và thời gian xuất bản, không phụ thuộc vào xu hướng chính trị hay tư tưởng của chúng. 1.1.1.4. Xuất bản phẩm địa phương, tác giả địa phương Trước kia, có quan niệm cho rằng tất cả các xuất bản phẩm của địa phương đều là TLĐC vì chúng được xuất bản trên địa phương đó. Sở dĩ có quan niệm như thế vì trong khái niệm của công tác địa chí trước đây có phần thu thập các xuất bản phẩm được ra đời ở địa phương. Xuất bản phẩm địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng vốn TLĐC của thư viện. Nhưng không phải tất cả các xuất bản phẩm địa phương đều được coi là TLĐC. Có những trường hợp, do một số lý do khách quan, mà tài liệu của địa phương này lại đưa về địa phương khác in. Hoặc là các cơ quan ở địa phương in lại tài liệu của các cơ quan ở trung ương, theo những nhiệm vụ nhất định. Đó là các sách giáo khoa, sách tuyên truyền về một vấn đề nào đó mà nội dung không liên quan đến địa phương… Đây là những xuất bản phẩm địa phương (của địa phương đã in ra tài liệu đó). Nhưng có thể tài liệu này không phải là TLĐC nếu nội dung của chúng không liên quan gì tới địa phương in tài liệu đó cả. Vì thế, chúng vẫn được xếp vào kho “Xuất bản phẩm địa phương” nhưng không thể coi là TLĐC. Chỉ xuất bản phẩm địa phương nào có nội dung liên quan đến địa phương đó mới là TLĐC và được bổ sung vào kho TLĐC. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng phải xác định là những tài liệu do các tác giả là người địa phương viết và xuất bản ở trong hoặc ngoài địa phương thì có phải là TLĐC không? Đối với những tác phẩm viết về tác giả người địa phương có đề cập tới thời kỳ, nơi người đó sinh ra, lớn lên, hoạt động trước khi chuyển đi nơi khác thì đưa vào diện TLĐC của địa phương, nơi người đó được sinh ra. Đối với các tác giả sinh ra ở địa phương, thành danh ở địa phương khác nếu có các tác phẩm mà nội dung không liên quan gì đến nơi đã sinh ra mình thì các tác phẩm đó không thể coi là TLĐC, những tác phẩm nào nội dung của chúng có nói về địa phương thì được xếp vào diện TLĐC. Nhân vật địa phương hay còn gọi là nhân vật địa chí là những người sinh trưởng ở địa phương hoặc có liên quan tới địa phương mà bằng vai trò và sự đóng 12 góp của mình, họ có tác động và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, khoa học và văn hóa, lịch sử... của địa phương. Nhân vật địa phương bao gồm các nhà cách mạng, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, các tác giả, nghệ sĩ, các anh hùng... Muốn được công nhận là nhân vật địa phương thì người đó phải có ít nhất một trong những tiêu chí lựa chọn sau đây: Sinh ra ở địa phương; Sống và hoạt động 1 thời kỳ hay cả đời ở địa phương; Sinh ra ở nơi khác nhưng có tham gia vào hoạt động sáng tạo ở địa phương; Sinh ra ở nơi khác nhưng có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của địa phương. Từ những tiêu chí trên, ta thấy có thể có những nhân vật không chỉ là nhân vật địa phương của một tỉnh mà còn có thể là nhân vật địa phương của nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Ví dụ: Nhân vật Hồ Chí Minh: sinh ra ở Nghệ An, học tại Huế, hoạt động cách mạng ở nhiều nước trên thế giới và nhiều địa phương ở Việt Nam, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội... Ngoài những tài liệu có tính chất chính diện, các nhà nghiên cứu cần phải nghiên cứu cả những tài liệu phản diện về một vấn đề, đề tài, nhân vật nào đó (để so sánh, đối chiếu và đưa ra những kết luận phù hợp). Trong thực tế, nhiều nhân vật địa phương đã có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế của một địa phương. Ảnh hưởng đó khi là tiêu cực, lúc tích cực, cũng có thể hoàn toàn tiêu cực. 1.1.1.5. Hoạt động thông tin địa chí TS Lê Văn Viết định nghĩa về hoạt động địa chí như sau: “Hoạt động địa chí của các thư viện là nhằm phát hiện, thu thập, xử lý, bảo quản lâu dài (đời đời) và phổ biến những thông tin, dữ liệu, kiến thức về một địa phương nào đó được ghi nhận trước hết trong ấn phẩm cũng như trong các tài liệu khác của bộ sưu tập thư viện (tài liệu nghe nhìn, tài liệu đọc máy, các tài liệu không công bố) mà chúng được gọi là tài liệu địa chí” [14, tr. 474]. Theo TS Nguyễn Thị Thư: Hoạt động TTĐC là hoạt động thông tin có nội dung liên quan đến một địa phương nhất định [29, tr. 30]. Kết hợp hai định nghĩa trên, ta có thể có một định nghĩa sau về hoạt động TTĐC: Hoạt động TTĐC là hoạt động thu thập, xử lý, bảo quản lâu dài và phổ biến những thông tin, dữ liệu, kiến thức về một địa phương nào đó.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net