Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến năm 2015

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến năm 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HÀ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ LÊ THỊ HÀ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60220315 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học TS. NGÔ QUANG ĐỊNH Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến TS. Ngô Quang Định – người đã nhận lời hướng dẫn và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn sự giúp đỡ của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân thành cảm ơn ! Lê Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và nội dung luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Người cam đoan Lê Thị Hà DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2. ASEM: Diễn đàn hợp tác Á – Âu 3. ACMECS: Tổ chức hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông 4. BVHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 5. BOT: Hợp đồng xây dựng, vận hành, chuyển giao 6. BT: Hợp đồng xây dựng, chuyển giao 7. BTO: Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh 8. BOO: Hợp đồng xây dựng, sở hữu kinh doanh 9. COOKINGSHOW: Chương trình ẩm thực 10. Du lịch MICE: Du lịch hội nghị, hội thảo 11. G20: Nhóm 20 nước phát triển 12. ITE HCMC: Hội chợ du lịch Tp. Hồ Chí Minh 13. MITT: Hội chợ du lịch quốc tế tại Nga 14. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc 15. EU: Liên minh Châu Âu 16. EUROCHAM: Phòng thương mại Châu Âu 17. PATA: Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương 18. ROAD SHOW: Hội chợ triển lãm 19. TNXP: Thanh niên xung phong 20. TPO: Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á Thái Bình Dương 21. SWOT: Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 22. VHTTDL: Văn hóa, thể thao, du lịch 23. WTO: Tổ chức thương mại thế giới 24. WTTC: Hội đồng Lữ hành du lịch quốc tế MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 7 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH TRƯỚC NĂM 2005 ............................................................................................................. 8 1.1. Vai trò của kinh tế du lịch và quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ................................................ 8 1.1.1. Vai trò của kinh tế du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội .................8 1.1.2. Quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ...............................................................................14 1.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2005. ....................................................................................................... 20 1.2.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh và tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế du lịch của Tp. Hồ Chí Minh. ............................................................21 1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2005 ........................................................................................................34 CHƯƠNG 2:QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN (2005 – 2015) ....................... 38 2.1. Quan điểm, chủ trương và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2015 ................................ 38 2.1.1. Chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................38 2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu .......................................... 46 2.2. Quá trình tổ chức thực hiện phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và kết quả đạt được trong giai đoạn (2005 – 2015) .......................... 53 2.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2005 – 2015) .................................................................53 2.2.2. Kết quả phát triển kinh tế du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2005 – 2015) ...................................................................................................75 CHƯƠNG 3:NHẬN XÉT CHUNG, KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................ 88 3.1. Nhận xét chung về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2005 – 2015) ..................................................... 88 3.1.1. Về ưu điểm .............................................................................................88 3.1.2. Về hạn chế: ............................................................................................93 3.2. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2015 ....................................... 97 3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 105 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 117 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 134 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận là hoạt động gắn liền với sở thích và nhu cầu nghỉ ngơi của con người, ngày nay khi xã hội ngày một phát triển du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Về mặt kinh tế du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều quốc gia. Có nước coi du lịch là nguồn thu chủ yếu góp phần điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch như là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Về phương diện lý thuyết, du lịch là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và cũng là ngành dịch vụ phát triển nhanh nhất và quy mô lớn nhất trên thế giới. Ở Việt Nam ngay từ những năm 1960, Đảng, Nhà nước đã bước đầu nhận thức giá trị ngành du lịch và đưa ra những định hướng cơ bản nhằm phát triển ngành. Trong thời kì đổi mới ngành du lịch được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Đại hội VII khẳng định: “Du lịch phải trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và phải phát triển mạnh mẽ” [23, tr.79]. Như vậy, có thể thấy du lịch đã được nhận thức đúng hơn với vai trò là nghành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong các văn bản chỉ đạo của Nhà nước cũng khẳng định việc phát triển du lịch không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thúc đẩy và gắn kết các ngành, các vùng kinh tế, tạo việc làm nâng cao đời sống nhân dân. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, du lịch lớn của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm tiếp nhận, trung chuyển khách lớn nhất nước, có lợi thế về cảng biển, sân bay, đường bộ kết nối thuận lợi với các tỉnh thành trong cả nước, với các nước trong khu vực và toàn cầu. Thành phố là nơi tập trung của nhiều thành phần tộc người cư trú, với sự đa dạng về văn hóa như: phong tục tập quán, lễ hội và lối 1 sống; là nơi hội tụ nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, các yếu tố văn hóa dân gian... Với tiềm năng to lớn để phát triển ngành, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Thành phố cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và việc tổ chức thực hiện của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, du lịch Thành phố những năm gần đây đã thu hút bình quân 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, doanh thu du lịch Thành phố chiếm 47% doanh thu du lịch của cả nước (phát biểu của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh - Lê Hoàng Quân tại lễ ra mắt Sở Du lịch thành phố vào ngày 23 tháng 10 năm 2014). Mặc dù du lịch Thành phố đã đạt được những thành tựu nổi bật nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của mình. Hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố đối với ngành kinh tế quan trọng này. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch nhằm rút ra những kinh nghiệm lịch sử là việc làm cần thiết. Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự phát triển của ngành kinh tế du lịch trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên nhiều khía cạnh, từ chính sách phát triển, tiềm năng phát triển đến đánh giá thực trạng phát triển ngành… Một là, các công trình, bài viết về du lịch Việt Nam: “Du lịch và kinh doanh du lịch” (1996) của Trần Nhạn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. Tác giả trình bày những lý luận chung về du lịch và những hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.“Một số vấn đề về du lịch Việt Nam” (2004) của Đinh Trung Kiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách tìm hiểu những chặng đường du lịch, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, tài 2 nguyên du lịch trường hợp cụ thể ở Hà Nam Ninh. “Nhập môn du lịch” (2005) của tác giả Trần Đức Thanh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác phẩm trình bày tổng quan về những vấn đề chung của du lịch.“Quy hoạch du lịch” (2008) của tác giả Bùi Thị Hải Yến, NXB giáo dục. Tác phẩm khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn quy hoạch du lịch ở Việt Nam và trên thế giới. “Du lịch ba miền” (2009) của tác giả Bửu Ngôn, NXB Thanh niên. Tác phẩm gồm ba tập giới thiệu các điểm du lịch, các tuyến du lịch thú vị và có hướng dẫn thực tế. “Sự phát triển du lịch dưới đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam” (2005) của Trần Đức Thanh, tạp chí du lịch Việt Nam, số 2, tr20-21. Tác giả đã khái quát chủ trương phát triển du lịch của Đảng và những thành tựu mà du lịch nước ta đạt được trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hai là các công trình, bài viết liên quan đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh: - Các tác phẩm, bài viết: “Hướng dẫn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh” của tập thể tác giả: Trần Du Lịch, Nguyễn Tấn Thắng, Lê Nguyễn Hải Đăng, Nxb. Trẻ, 2002. Tác phẩm trình bày tổng quan về lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á. Định hướng sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tổng thể sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, trong đó có đề cập tới ngành du lịch của Thành phố. “Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Huỳnh Quốc Thắng, Nxb Trẻ, 2007. Tác phẩm phân tích tiềm năng, giải pháp nhằm khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Chương trình phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010” của tác giả Nguyễn Văn Quang – Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển du lịch Thành phố giai 3 đoạn 2001 – 2005, phân tích những yếu tố tác động tới ngành du lịch trong thời gian tới, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 – 2010. “Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nguồn lực và thực trạng phát triển”(2013) của Nguyễn Lan Hương, tạp chí khoa học xã hội số 5, tr.22. Bài viết phân tích các nguồn lực tạo nên sự phát triển, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. “Loại hình lễ hội và sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh – định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới” (2015) của NCS Huỳnh Văn Sinh, ThS. Nguyễn Thị Lộc Uyển, kỉ yếu hội thảo quốc tế, NXB Thông tin và truyền thông, tr.399. Bài viết phân tích những thành tựu, hạn chế qua loại hình du lịch lễ hội, sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề ra một số giải pháp định hướng phát triển loại hình du lịch này. “An ninh du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh: hồi còi cảnh báo” (2015) của tác giả Bùi Thị Hồng Loan, kỉ yếu hội thảo Quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, tr.636. Bài viết xuất phát từ thực trạng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và những đặc điểm trong hoạt động đảm bảo an ninh du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã rút ra những tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản lý của Nhà nước và công tác đảm bảo an ninh trật tự về du lịch. - Các luận văn, luận án: “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” (luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Đoàn Liêng Diễm năm 2003). Luận án đã phân tích tổng quan về những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và tiềm năng phát triển, giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững ở Thành phố. “Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận”, Luận án tiến sĩ của Đỗ Quốc Thông năm 2004. 4 Tác giả phân tích tiềm năng phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt khả năng khai tác tiềm năng các vùng phụ cận cho sự phát triển, đề xuất các giải pháp đối với Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong việc khai thác tiềm năng vùng phụ cận để phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Cao Trí năm 2011, luận án đi phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch đến năm 2020. “Phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ của tác giả Châu Văn Bình năm 2015. Tác giả phân tích tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch đường sông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích nhiều chiều cạnh khác nhau về du lịch Việt Nam nói chung và kinh tế du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống chủ trương, đường lối của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2015. Do đó, những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu để tác giả tham khảo phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích Luận văn đi sâu phân tích quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đối với phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến năm 2015. Qua đó, luận văn nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lịch sử. * Nhiệm vụ: - Trình bày và phân tích theo hệ thống các chủ trương, đường lối phát 5 triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Quan điểm, chủ trương và giải pháp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến năm 2015. - Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và những kết quả đạt được trong giai đoạn 2005 – 2015. * Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, các giải pháp chủ yếu và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn Thành phố. - Thời gian: nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu: Nguồn tài liệu luận văn sử dụng bao gồm: - Các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước có liên quan. - Các văn kiện của Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Thành ủy và các văn bản chỉ đạo, điều hành của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, các báo cáo, các công trình nghiên cứu, tổng kết có liên quan đến hoạt động du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2015. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ 6 trương của Đảng về phát triển kinh tế du lịch. - Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến năm 2015. Qua đó, tổng kết thực trạng phát triển kinh tế du lịch, những thành tựu đạt được cũng như hạn chế tồn tại, rút ra những kinh nghiệm lịch sử, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố trong lĩnh vực phát triển kinh tế du lịch. - Ý nghĩa thực tiễn: luận văn là tài liệu tham khảo đối với Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo ngành kinh tế du lịch. Ngoài ra nó còn là tài liệu cần thiết cho những ai quan tâm nghiên cứu đến lĩnh vực kinh tế du lịch. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết. Chương 1. Quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2005 Chương 2. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2015 Chương 3. Nhận xét chung, kinh nghiệm rút ra và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 7 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH TRƯỚC NĂM 2005 1.1. Vai trò của kinh tế du lịch và quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.1.1. Vai trò của kinh tế du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội Du lịch là một ngành kinh tế phát triển từ sớm trong lịch sử nhân loại, cho tới ngày nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa về du lịch thể hiện nhận thức về du lịch dưới nhiều chiều cạnh khác nhau. Luật Du lịch Việt Nam xác định: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [45, tr.9]. Xét dưới góc độ kinh tế, kinh doanh du lịch, khoa Du lịch khách sạn trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lưu trú, đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [16, tr.20]. Với tư cách là một ngành kinh tế, du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương làm du lịch. Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,... của đất nước. Có những quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm địa chính trị của nước mình, đã thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và công cụ cứu cánh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Chính 8 vì ý nghĩa to lớn như vậy, các quốc gia này, ở phạm vi và mức độ khác nhau, đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực cũng như ban hành các thể chế, chính sách liên quan nhằm nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành du lịch phát triển. Mặc dù vậy, xuất phát từ sự đặc thù của ngành du lịch mang đậm tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển. Một trong những hạn chế có tác động rõ rệt và mang tính quyết định đó là sự thừa nhận về vị trí, vai trò của du lịch và khả năng nhận hỗ trợ từ các ngành kinh tế khác, các chủ thể kinh tế, xã hội và đặc biệt từ các cấp quản lý, lãnh đạo trung ương cũng như địa phương chưa thực sự mãnh mẽ và rõ rệt. Khi nhìn dưới góc độ kinh tế - xã hội, du lịch luôn là một ngành có tính lâu dài và bền vững cao so với các ngành kinh tế khác. Nguyên do vì, các nguồn tài nguyên du lịch dưới dạng vật thể và phi vật thể theo quy luật chung luôn được coi là hữu hạn, thì bên cạnh đó còn một số hợp phần khác cũng cần phải được tính đến. Chúng được khéo léo ẩn và tích tụ trong các “chuỗi dịch vụ” để hình thành nên các sản phẩm du lịch và thậm chí tồn tại trong cả những đối tượng sử dụng dịch vụ - đó là những “người khách du lịch”. Những yếu tố này là tác nhân không thể thiếu được để tạo ra cầu cho hoạt động du lịch, hay có thể xem là “nguồn tài nguyên du lịch” vô cùng to lớn. Bởi lẽ, trong thế giới ngày càng phát triển với tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc, giao thông thuận tiện, phương tiện truyền thông tiện ích, và mặc dù có thể bị tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như thiên tai, chính biến, chiến tranh, khủng bố,... nhưng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, đầu tư, thương mại,... giữa các quốc gia, vùng miền không những không dừng lại mà vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Điều này kéo theo các nhu cầu dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng gia tăng. Trong khi, các nguồn tài nguyên khác như tự nhiên, nhân tạo, tái tạo phục vụ cho các ngành kinh tế khác ngày càng suy giảm và có thể đứng trước nguy cơ cạn kiệt bởi nhu cầu khai thác, sản xuất, chế biến và tiêu thụ của con người và toàn xã hội ngày càng phát triển. 9 Du lịch đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và vùng lãnh thổ: Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không tốt, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới. Với những phân tích trên, có thể thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch không thể phủ nhận được. Ngành du lịch đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị GDP của mỗi quốc gia trong đó: Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3). (1). Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng), chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch. (2). Đóng góp gián tiếp: + Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như đầu tư mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới; 10 + Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, quảng bá, hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, chi phí cho phục vụ an toàn an ninh, vệ sinh môi trường... + Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành... (3). Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC) tiếp cận theo tài khoản vệ tinh du lịch thì năm 2012 tổng thể ngành du lịch Việt Nam đóng góp vào nền kinh tế 13 tỷ USD chiếm khoảng 9,4% GDP gồm: đóng góp trực tiếp, đóng góp gián tiếp và đóng góp phát sinh (bao gồm cả đầu tư và chi tiêu của Chính phủ cho du lịch; khấu trừ nhập khẩu và du lịch ra nước ngoài). Hoạt động kinh tế du lịch trực tiếp được tính đến qua việc cung cấp dịch vụ ăn, ở, đi lại, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng... trực tiếp phục vụ khách du lịch. Các hoạt động kinh tế gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng được tính toán trong đóng góp của du lịch trong nền kinh tế. Ở khía cạnh này, ngành du lịch liên quan và có hiệu ứng lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội và đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân. Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “xuất khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu chính viễn thông và dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khẩu hàng hoá, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hoá là xuất khẩu dầu 11

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net