Thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN NI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN NI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGỌC NGOẠN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Người viết Lê Văn Ni MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG ....................... 7 1.1. Một số khái niệm nghiên cứu..................................................................... 7 1.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển rừng trong phát triển KT - XH hiện nay ...................................................................................................... 8 1.3. Nội dung thực hiện chính sách phát triển rừng .......................................... 8 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển rừng ... 20 1.5. Các tiêu chí trong phân tích việc thực hiện chính sách phát triển rừng... 23 1.6. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về phát triển rừng ............. 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .................. 30 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. ................................................................................................................ 30 2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................ 34 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025......................................................................................... 58 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước trong việc thực hiện chính sách phát triển rừng ................................................................................................................. 58 3.2. Quan điểm thực hiện chính sách phát triển rừng ở huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay. ...................................................................... 60 3.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển rừng hiện nay ............. 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72 1. Kết luận ....................................................................................................... 72 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 75 2.1. Đối với bộ NN và PTNT .......................................................................... 75 2.2. Đối với tỉnh Quảng Nam .......................................................................... 75 2.3. Đối với huyện Nông Sơn ......................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT C h ữC h H ội Tr un Q uy T hủ T TTCP hủ N gh T hô B ộ NN Nôn DANH MỤC CÁC BẢNG S T ố r a l T n2 2ăn 7 .g 12giC 3 . ác 1 Di 4 2ện 3 . tíc 32hDi 4 . ện 4 2Di 4 . ện 5 2S 4 .o 6 2K 4 . ết 8 2T 5 . ổn 2 2T 5 . ổn 3 2K 5 . ết 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là lá phổi xanh của trái đất và rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Rừng đem đến cho chúng ta một ngôi nhà xanh, đem đến cho ta rất nhiều những nguồn lợi từ rừng. Nhờ có cây rừng giữ nước, nếu không có rừng, nước mưa sẽ bào mòn lớp đất mặt, chảy tràn thô bạo gây ra các trận lũ quét, lở sụp đất đồi ở vùng cao nguyên và gây những trận lũ lụt thảm khốc làm thiệt hại tính mạng con người. Nông Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng nam có 47.160,7 ha đất tự nhiên. Trong đó có 40.448,0 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 85,76% tổng diện tích tự nhiên của huyện với 17.886,5 ha rừng đặc dụng; 10.966,8 ha rừng phòng hộ và 11.594,7 ha quy hoạch sản xuất, đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả. Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm, độ che phủ rừng năm 2017 đạt 61,9%, lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định. Công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của huyện. Rừng đã và đang giữ vai trò to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái của huyện. Tuy vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn những hạn chế nhất định; rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép, tình trạng phá rừng trái pháp luật đang diễn biến phức tạp, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm; công tác giao đất lâm nghiệp còn chậm so với nhu cầu sử dụng của người dân. Nạn phá rừng đã đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phá rừng để kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ. Chưa huy động được các lực lượng xă hội cho bảo vệ rừng. Việc xử lí các vi phạm chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, còn có những quan điểm khác nhau của các 1 cơ quan chức năng ở một số địa phương. Chế độ, chính sách cho kiểm lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm lâm chưa được coi trọng đúng mức, chưa có cơ sở, vật chất cho việc đào tạo huấn luyện. Cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn. Trong bối cảnh lâm nghiệp nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tìm năng của nghành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện khung khổ thể chế, chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng bền vững. Trước thực tiễn quản lý Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp chuyên nghành Chính sách công với mong muốn đề ra các giải pháp mới trong quá trình thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn - GS.TS Nguyễn Trần Trọng “Phát triển Lâm nghiệp Tây Nguyên’’ - TS. Lê Trọng Hùng “Nghiên cứu sự vận động của đất rừng sản xuất sau khi giao cho các hộ gia đình tại một số tỉnh’’ - Luận văn Thạc sỹ của bà Lê Thị Xuân - Phát triển rừng tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam; - Luận văn Thạc sỹ của ông Phan Thành Đạt Tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân tại xã Tân Trạch - huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình; - Luận văn Tiến sỹ của bà Nguyễn Thị Mỹ Vân về Chính sách quản lý 2 rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế; - Tác giả Ma Viết Hải - Luận văn Thực trạng và đề xuất giải pháp trong quản lý và phát triển rừng tại địa bàn của hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn. - Tác giả Cao Thị Lý - Những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên. - Tác giả Lê Minh Trung - Nghiên cứu đặc tính cấu trúc rừng phục vụ công tác khai thác nuôi dưỡng rừng ở cao nguyên Đak Nong - ĐakLak. - Tác giả Phan Thanh Lâm - Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng tại rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Qua nghiên cứu, đến nay chưa có một Luận án, Luận văn nào nghiên cứu chính về chính sách phát triển rừng, nhất là tại tỉnh Quảng Nam, chưa có luận văn nào nêu được đánh giá tóm tắt được các nhóm chính sách phát triển rừng mà nước ta đang triển khia thực hiện như: Nhóm chính sách về phát triển rừng; Nhóm chính sách về bảo vệ rừng; Nhóm chính sách về giao đất giao rừng, khoán đất lâm nghiệp, hưởng lợi từ rừng; Nhóm chính sách sử dụng rừng. Do vậy việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, cụ thể thực hiện chính sách phát triển rừng từ thực tiễn huyện Nông Sơn có ý nghĩ hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách phát triển rừng là cơ sở để xây dựng giải pháp, phương pháp thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện một cách hiệu quả đảm bảo mục tiêu “quản lý, khai thác rừng hiệu quả và bền vững”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp những vấn đề lý luận về phát triển rừng để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát 3 triển rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chỉ ra những tồn tại trong hoạt động phát triển rừng và nguyên nhân, cơ bản của những tồn tại đó. Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách phát triển rừng phù hợp với điều kiện của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển rừng ở nước ta; Phân tích và chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của việc thực hiện chính sách phát triển rừng cũng như các chính sách hỗ trợ đối với người dân trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Kiến nghị và đề ra các giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách phát trên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề lý luận và thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thời gian nghiên cứu: Tập trung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng từ năm 2012 đến 2017 và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận -Phương pháp luận nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách phát triển rừng. 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các số liệu,... - Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau. - Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử ụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và được sử dụng tất cả các chương của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp thống kê. 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển rừng ở vùng miền núi nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng; Đưa ra các căn cứ khoa học trong việc thực hiện chính sách phát triển rừng, làm rõ những quy định của pháp luật về thực hiện chính sách phát triển rừng góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định về thực hiện chính sách phát triển rừng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn thời gian qua; đánh giá được nội dung và tác động của chúng đối với môi trường và kinh tế - xã hội của địa phương; phân tích được những thành tựu, hạn chế bất cập trong việc thực hiện chính sách và nguyên nhân của hạn chế bất cập; Đề xuất phương hướng và các giải pháp đồng bộ có tính khả thi để góp phần thực hiện hiệu quả chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn thời gian qua và trong thời gian tới; những giải pháp của luận văn là những tài liệu tham khảo để các cơ quan quản lí nhà nước cấp địa phương trên địa bàn 5 tham khảo cho công tác quản lí của mình, qua đó thực tiễn đánh giá chính sách tại địa phương chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ thống chính sách phát triển rừng. Kiến nghị hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung trong những năm đến. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu kham khảo nội dung của luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính sách phát triển rừng Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG 1.1. Một số khái niệm nghiên cứu Chính sách: Đây là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt là được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đến chính trị và pháp quyền. Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” Theo tôi, chính sách cần được hiểu ở những góc nhìn nhất định: xem xét nó một cách độc lập hay trong mối quan hệ với các phạm trù khác, chẳng hạn như chính trị hay pháp quyền như nói ở trên. Nếu nhìn nhận chính sách như một hiện tượng tĩnh và tương đối độc lập thì chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách ấy. Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Rừng là hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó có cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để phát triển rừng, cho thuê đất để phát triển rừng, 7 công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác. Chính sách phát triển rừng: là những sách lược và kế hoạch về rừng, nhằm đạt mục tiêu về quản lý bảo vệ rừng. 1.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển rừng trong phát triển KT - XH hiện nay Rừng có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ sự phát triển rừng môi trường của mỗi quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên rừng, đất rừng khá đa dạng và phong phú, phân bố rộng khắp gần như trên tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Vì vậy, phát triển rừng có vai trò đáng kể trong trong tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi cùng với những người làm nghề rừng. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn là các hệ sinh thái vườn quốc gia, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường. Rừng sản xuất: sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác. 1.3. Nội dung thực hiện chính sách phát triển rừng + Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển rừng: 8 Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển rừng là việc cấn thiết vì quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển rừng là quá trình diễn ra trong một thời gian dài, vì thế các chính sách cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách được chủ động hoàn toàn. Kế hoạch triển khai chính sách phát triển rừng được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai chính sách đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai chính sách phát triển rừng bao gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách. Thứ hai: xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm... Thứ ba: xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách. Thứ tư: lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách. Thứ năm: xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách phát triển rừng bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách... + Phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển rừng Nhận thức tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng được nhắm đến là lực lượng Kiểm lâm; các cán bộ, công chức, viên chức cấp xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Các nội dung được thực hiện trong công tác tuyên truyền là phổ biến, giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra. Ngoài ra, còn thường xuyên vận động, giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối sống, nếp sống mới văn minh, tiến bộ; bồi dưỡng kiến thức Khoa học - Kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác nhằm xây dựng thành công đội ngũ Kiểm lâm văn hóa; tham gia xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới. Kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng với công tác tổ chức thực hiện pháp luật, các hoạt động tuyên truyền khác, các phong trào vận động quần chúng, với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp các vướng mắc về pháp luật và với công tác hoà giải ở cơ sở; Tiếp tục sửa đổi bổ sung nội dung quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật, kế thừa, phát huy thuần phong mỹ tục, những tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng cho các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rất dễ hiểu về tuyên truyền: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Trong công tác tuyên truyền phải mang tính đại chúng, tính nghệ thuật, diễn đạt ngắn gọn nhưng sâu sắc, giản dị, dễ hiểu, sử dụng linh hoạt sáng tạo các thành ngữ, dân ca… trong hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện phương châm kết hợp giữa lời nói và hành động, lý luận gắn liền với thực tiễn. Người chủ trương nói ít, làm nhiều; chỉ nói khi thật cần thiết, nói đúng để làm đúng. Nhận thức tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng được nhắm đến là lực lượng Kiểm lâm; các cán bộ, công chức, viên chức cấp xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Các nội dung được thực hiện trong công tác tuyên truyền là phổ biến, giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra. Ngoài ra, còn thường xuyên vận động, giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối sống, nếp sống mới văn minh, tiến bộ; bồi dưỡng kiến thức Khoa học - Kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác nhằm xây dựng thành công đội ngũ Kiểm lâm văn hóa; tham gia xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới. Kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng với công tác tổ chức thực hiện pháp luật, các hoạt động tuyên truyền khác, các phong trào vận động quần chúng, với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp các vướng mắc về pháp luật và với công tác hoà giải ở cơ sở; Tiếp tục sửa đổi bổ sung nội dung quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật, kế thừa, phát huy thuần phong mỹ tục, những tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương địa phương. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng cho các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Hình thức tuyên truyền, phổ biến cần tập trung với các kỹ năng sau: + Tuyên truyền miệng về pháp luật; + Phổ biến giáo dục luật về bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng qua báo chí và mạng lưới truyền thanh cơ sở; + Biên soạn đề cương, tờ rơi, tờ gấp pháp luật bằng cả hai thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc) tập trung vào các nội dung các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng; + Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức thi tìm hiểu pháp luật và sinh hoạt các câu lạc bộ lồng ghép nội dung về bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề sau: - Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Quy định của Trung ương, địa phương về thẩm quyền giao đất, giao rừng; thực trạng giao đất, giao rừng của các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh; Các quy định của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống; quy định về bảo vệ rừng và huy động nguồn nội lực để chăm sóc, nuôi dưỡng...phát triển những khu rừng do cộng đồng tổ, bản làm chủ rừng; khai thác, mua bán vận chuyển gỗ và lâm sản; bảo vệ, săn bắn, bẫy bắt và sử dụng động vật rừng; chăn thả gia súc trong rừng; về phòng cháy, chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng và các vấn đề về phòng trừ sâu bệnh hại rừng; về việc phối hợp tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng; nhận rừng, đất lâm nghiệp của từng thành viên trong cộng đồng để bảo vệ, kinh doanh, trồng mới và sản xuất nông-lâm kết hợp; - Quyền được hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng được nhà nước giao rừng: Được hưởng toàn bộ số gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng động; Được thực hiện các hoạt động sản xuất khác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng như: Được sử dụng một phần diện tích đất chưa có quy hoạch cho lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được tổ chức và hoạt động dịch vụ - du lịch trên diện tích rừng nhà nước giao; Được nhận tiền, vật tư theo quy định của các chương trình, dự án trong trường hợp khu rừng của cộng đồng tham gia vào

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net