Hoạt động đối ngoại của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam từ năm 2015 đến nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Hoạt động đối ngoại của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam từ năm 2015 đến nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HUỲNH NGUYỆT TRÚC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HUỲNH NGUYỆT TRÚC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY Ngành : Quản lý hoạt động đối ngoại Mã số : 8 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THÚY HÀ NỘI – 2022 Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ. Hà Nội, ngày ...... tháng ....... năm 2022 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS. TS Nguyễn Ngọc Oanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thúy. Đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu có nội dung tương tự đã từng công bố trước đây. Các kết quả được nêu trong luận văn là chính xác và trung thực. Các tham khảo, trích dẫn rõ nguồn. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thúy, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 2015 đến nay”. Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã dày công đào tạo em trong suốt thời gian qua. Em xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty truyền thông VNPT – Media, Ban Hợp tác quốc tế và các anh chị đồng nghiệp đã hướng dẫn, cung cấp tư liệu và đóng góp ý kiến quý báu cho luận văn của em. Ngoài ra em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM............................ 11 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 28 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY VÀ NHẬN XÉT ................................................................................................................................... 44 2.1. Thực trạng hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 2015 đến nay ............................................................................................. 44 2.2. Nhận xét về hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ....................................................................................................................... 87 Chương 3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN 2030 ..................................................................................... 91 3.1. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. ............................................... 91 3.2. Định hướng hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 .................................................................. 96 3.3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 ....................................... 99 KẾT LUẬN ............................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 113 TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ 120 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên đầy đủ Tên đầy đủ TT Từ viết tắt (tiếng nước ngoài) (tiếng Việt) Diễn đàn Hợp tác Asia-Pacific Economic 1 APEC Kinh tế châu Á – Thái Cooperation Bình Dương Liên minh Viễn thông 2 APT Châu Á - Thái Bình Dương Association of South East Hiệp hội các Quốc gia 3 ASEAN Asian Nations Đông Nam Á Compounded Annual Growth Tốc độ tăng trưởng 4 CAGR rate hằng năm kép 5 CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin – 6 CNTT - VT Viễn thông 7 EU European Union Liên minh Châu Âu Tập đoàn Điện lực 8 EVN Électricité du Vietnam Việt Nam 9 FTA Free Trade Agreement Hiệp định tự do Information & Công nghệ thông tin 10 ICT Communications và truyền thông Technologies 11 IO International Organization Tổ chức quốc tế Mạng lưới vạn vật kết 12 IOT Internet of Things nối Internet International Thể lệ viễn thông 13 ITR Telecommunication Rule quốc tế International Liên minh Viễn thông 14 ITU Telecommunication Union quốc tế 15 M2M Machine to Machine Organization for Economic Hợp tác và Phát triển 16 OECD Cooperation and kinh tế Development Nghiên cứu và phát 17 R&D Research & Development triển Regional Comprehensive Hiệp định đối 18 RCEP Economic Partnership tác toàn diện khu vực Công ty cổ phận dịch 19 SPT Saigon Postel Corp vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn 20 TMF TeleManagement Forum Diễn đàn TM. Ministry of Information and Bộ Thông tin và 21 TT&TT Communications Truyền thông 22 SXKD Sản xuất kinh doanh 23 UN United Nations Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại 24 WTO World Trade Organization Thế giới Vietnam Posts and Tập đoàn Bưu chính 25 VNPT Telecommunications Group Viễn thông Việt Nam Công ty Viễn thông 26 VNPT-I Quốc tế VNPT -I 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt những năm đấu tranh giành độc lập và giữ vững chủ quyền dân tộc, người Việt Nam luôn khẳng định một tinh thần bất khuất trước bất cứ kẻ thù nào, nhưng bên cạnh đó người Việt Nam cũng luôn thể hiện một tinh thần hữu nghị, sẵn sàng làm bạn, sẵn sàng đối thoại vì hòa bình dân tộc. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đổi mới tư duy đối ngoại, trước bối cảnh mới với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, cộng nghệ 4.0 và toàn cầu hóa đã đưa đến sự phát triển mới của lực lượng sản xuất và đã góp phần hoàn thiện chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa, Việt Nam đã sẵn sàng hội nhập với Thế giới với khẩu hiệu “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.[24,120] Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang diễn ra sâu, rộng với tốc độ phát triển không ngừng trên toàn thế giới, trong tất cả các lĩnh vực và mọi mặt của đời sống, xã hội. Viễn thông cũng không nằm ngoài dòng chảy và xu thế phát triển tất yếu đó. Đối với ngành viễn thông Việt Nam, là một ngành tác động chung đến nền kinh tế và ảnh hưởng sâu rộng đến ngành khác, viễn thông đang đóng góp vai trò quan trọng của ngành, vừa là một ngành hạ tầng, vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân, yêu cầu sớm có một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp bách hơn. Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực tham gia “sân chơi chung” vì những lợi ích mà hội nhập quốc tế mang lại. Trong xu thế này, Việt Nam nói chung và ngành 2 viễn thông – công nghệ thông tin nói riêng đã và đang tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại nhằm đuổi kịp những bước tiến trong ngành viễn thông thế giới. Vì vậy, tăng cường tham gia các tổ chức quốc tế là một tất yếu để đáp ứng với tình hình hiện nay. Đây không chỉ là cơ hội để tăng cường và mở rộng, phối hợp hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin mà còn là cơ hội khẳng định nội lực về ngành của Việt Nam với trường quốc tế. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là một doanh nghiệp của nhà nước chuyên về đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam, là đại diện cho ngành viễn thông tại Việt Nam được Bộ Thông tin Truyền thông bảo trợ tham gia nhiều tổ chức quốc tế với mục tiêu Tập đoàn sẽ có những hoạt động, nghiên cứu nhằm phát triển ngành viễn thông trong nước cũng như xây dựng vị thế của quốc gia trên đấu trường quốc tế. Với lộ trình mở cửa viễn thông hiện này, công nghệ viễn thông có sự phát triển mạnh mẽ, vòng đời các công nghệ ứng dụng trên mạng lưới ngày càng ngắn đi. Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều và các tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, nhiều loại hình dịch vụ viễn thông ra đời, các khách hàng, là những người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Trước những thách thức đặt ra như vậy, Tập đoàn cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, mặc khác, phải tận dụng thời cơ hợp tác có hiệu quả với các đối tác nước ngoài, tranh thủ vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý, khai thác của các công ty viễn thông nước ngoài để có thể chiếm lĩnh ưu thế trong cuộc cạnh tranh tại thị trường viễn thông Việt Nam và khu vực. Nhằm đạt mục tiêu từng bước khẳng định vị thế vững chắc là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trọng yếu và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của đất nước, 3 năm 2015, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện tái cơ cấu để khắc phục những tồn tại của mô hình trước đây, phát huy những thế mạnh hiện có để phát triển và đạt hiệu năng hoạt động tốt nhất. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 2015 đến nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hoạt động đối ngoại. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngành viễn thông, cơ hội để phát triển ngành viễn thông, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: 2.1. Tài liệu nghiên cứu về ngành viễn thông Becky P.Y. Loo (2004) , “Telecommunications reforms in China: towards an analytical Framework”, Telecommunications Policy số 28 trang 697–714 đã làm rõ quá trình đổi mới ngành viễn thông Trung Quốc thông qua việc đổi mới bộ máy điều hành cơ quan chính phủ về viễn thông có hiệu quả hơn, chuyển đổi cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc theo hướng tư nhân hóa, giảm bớt cổ phần khu vực quốc doanh. Li & Xu (2004), “The impact of privatization and competition in the telecommunications sector around the world”, Nhà xuất bản The University of Chicago Press, trang 395–430 đã nêu lên sự tác động của tư nhân hóa và sự cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đối với sức cạnh tranh ngành viễn thông. Abeysinghe & Paul (2005), “Privatization and technological capability development in the telecommunications sector: a case study of Sri Lanka Telecom”, Technology in Society số 27 trang 487–516 đã phân tích sự ảnh hưởng quan trọng của năng lực công nghệ và tư nhân hóa đối với ngành viễn thông. Ngành viễn thông muốn nâng cao sức cạnh tranh cần có năng lực công nghệ tốt và môi trường kinh doanh tự do và minh bạch. 4 Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, số 3: Nghiên cứu về cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam, (6/2005). Đây là báo cáo trong khuôn khổ Dự án nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam VNCI do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID tài trợ được hoàn thành. Báo cáo đã phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam dưới góc độ: Khuôn khổ pháp lý và thể chế của Nhà nước Việt Nam cũng như trách nhiệm của các Bộ ngành đối với chính sách viễn thông Việt Nam đặc biệt là Bộ Bưu chính Viễn thông, chính sách và chiến lược phát triển viễn thông, quy định pháp luật về viễn thông, quy định quản lý về viễn thông. Báo cáo đã nghiên cứu cơ cấu thị trường và vấn đề sở hữu trong kinh doanh viễn thông, vai trò chủ đạo của VNPT bởi vì giai đoạn 2005 trở về trước, VNPT chiếm độc quyền và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính yếu của Việt Nam. Báo cáo cũng đưa ra kết quả khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông. C’esar Mattos C& Paulo Coutinho (2005), “The Brazilian model of telecommunications reform”. Telecommunications Policy, số 29 trang 449–466 đã làm rõ mô hình đổi mới ngành viễn thông của Brazil gắn với quá trình tự do hóa thị trường và cho phép tư nhân tham gia mạnh mẽ vào ngành viễn thông. Chao – Chung Kang (2009), “Privatization and production efficiency in Taiwan’s telecommunications industry”, Telecommunications Policy số 3, trang 495–505 đã phân tích đánh giá quá trình tư nhân hóa và tự do hóa thành công ngành viễn thông Đài Loan. Necmiddin Bagdadioglu & Murat Cetinkaya (2010), “Sequencing in telecommunications reform: A review of the Turkish case”. Telecommunications Policy số 34 trang 726–735 đã đưa ra bài học kinh nghiệm từ sự đổi mới ngành viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc đổi mới mạnh mẽ cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp viễn thông, cho phép tư nhân tham gia mua hơn 50% cổ phần tại các doanh nghiệp viễn thông quốc doanh. 5 Vũ Đức Đam, (1996), Cuốn sách “Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại”, nhà xuất bản Khoa học xã hội. Nội dung cuốn sách viết về xu hướng phát triển và cải tổ viễn thông trên thế giới thông qua quá trình cạnh tranh, tư nhân hoá, kinh nghiệm ở một số nước điển hình, nội dung đã đưa ra chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm phát triển viễn thông ở Việt Nam. Nguyễn Văn Minh (2001) Cuốn sách “Hội tụ IP - Cuộc cách mạng mới trong viễn thông”, Nhà xuất bản Bưu Điện. Nội dung cuốn sách đã giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, các công nghệ liên quan đến hội tụ thoại và số liệu, thị trường viễn thông ở Mỹ, cách thức kinh doanh của các nhà khai thác thế hệ mới và những giải pháp của các nhà khai thác viễn thông truyền thông trước xu hướng hội tụ IP. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Đánh giá chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông” Nhà xuất bản Bưu Điện. Nội dung cuốn sách đã giới thiệu các định nghĩa, các tham số đánh giá, các phương pháp kiểm tra trong thực tế, các phương pháp thu thập và thống nhất hoá các dữ liệu cho việc đánh giá về QoS và NP. Dưới góc độ công nghệ và kỹ thuật để nâng cao chất lượng mạng, cuốn sách góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho ngành viễn thông. TS Lê Minh Toàn (2012) Cuốn sách “Quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Nội dung đề cập đến công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Cuốn sách cũng đã hệ thống hóa lịch sử ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 1945 theo từng giai đoạn và vì sao cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi ngành Bưu điện. Trịnh Xuân Hưng (2020), “Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính. Bài viết đã chỉ ra những yếu tố gây ảnh hướng đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt 6 Nam bao gồm tổ chức đổi mới kinh doanh kỹ thuật số, con người và văn hóa doanh nghiệp, mô hình kinh doanh nền tảng và các công nghệ đột phá. Trần Đăng Khoa (2007), Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020”. Luận án đã nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển của một số nước trên thế giới, đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển của ngành viễn thông Việt Nam thời gian giai đoạn trước năm 2006 trở về trước và đưa ra một số giải pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020. Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển ngành viễn thông từ năm 2006 trở về trước, đây là giai đoạn ngành viễn thông mới bắt đầu có sự tăng tốc. 2.2 Tài liệu nghiên cứu về hợp tác quốc tế của ngành viễn thông Việt Nam Nguyễn Ngô Việt (1999), Cuốn sách “Các xu thế hiện tại của viễn thông thế giới”, Nhà Xuất bản Bưu Điện. Nội dung cuốn sách đã đánh giá tăng trưởng và thay đổi của xu hướng viễn thông thế giới, toàn cầu hoá và tập trung hoá, xu thế hội tụ công nghệ và hội tụ truyền thống, tự do hoá, tư nhân hoá, các vấn đề cơ bản của thị trường, về các công ty cạnh tranh. Cuốn sách đã nêu lên các xu thế vận động hiện tại của viễn thông thế giới Mai Thế Nhượng, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Ngô Việt, Lê Đắc Quang, Nguyễn Hương Lan (2000), Cuốn sách “Vai trò của viễn thông trong phát triển kinh tế” , Nhà xuất bản Bưu Điện. Cuốn sách đã đưa ra mối quan hệ giữa viễn thông và phát triển kinh tế, nghiên cứu liên kết viễn thông với chính sách phát triển kinh tế ở Mỹ, đưa ra bài học kinh nghiệm trong môi trường kinh doanh có ứng dụng công nghệ viễn thông. Trần Đức Lai (2004), Luận án tiến sĩ Chính trị học “Quyền lực nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam”. Luận án đã nghiên cứu và đưa ra đặc trưng, biểu hiện mới của quyền lực nhà nước trong thế giới hiện đại. Đặc thù của quyền lực nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Xu hướng quốc tế, công cuộc đổi mới và 7 những vấn đề đặt ra đối với bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập và phát triển. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (2021), “Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển của đất nước”Báo Điện tử chính phủ. Bài viết đã nêu để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị lớn của đất nước trong nhiệm kỳ qua, công tác đối ngoại đã sát cánh cùng hệ thống chính trị và toàn dân. Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên để tác giả thực hiện đề tài “Hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 2015 đến nay”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài phân tích thực trạng hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 2015 đến nay, từ đó rút ra nhận xét, đưa ra giải pháp để thúc đẩy hoạt động đối ngoại của Tập đoàn đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Hệ thống cơ sở lý luận và phân tích cơ sở thực tiễn về hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. - Nêu rõ thực trạng hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực viễn thông giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với các tổ chức Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), tổ chức Liên minh di động Conexus, TeleManagement Forum (TM Forum) từ 2015 đến nay và rút ra nhận xét. - Nêu những vấn đề đặt ra, định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.. 8 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn nghiên cứu Hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu Hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2022 vì Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tái cơ cấu năm 2015 với nhiều thay đổi mới về cơ cấu tổ chức và đã đưa những chính sách mới trong quy mô và cách thức vận hành nhằm đưa Tập đoàn bắt kịp sự thay đổi của thế giới. Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu quan hệ giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với 3 tổ chức quốc tế: Liên minh Viễn thông thế giới ITU, Liên minh di động Conexus và Diễn đàn TM từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đối ngoại, ngoại giao đa phương trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin. 5.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được tác giả nghiên cứu quá trình hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam qua các giai đoạn. Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được tác giả sử dụng để tổng hợp, phân tích tài liệu tham khảo nhằm có được cái nhìn bao quát từ nhiều nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, đánh giá, phân loại tài liệu trong quá trình nghiên cứu phục vụ cho quá trình phân tích, 9 luận giải cơ sở lý luận liên quan đến hợp tác đa phương, hệ thống hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đối ngoại. Đồng thời, giúp tác giả phân tích thực trạng của hoạt động đối ngoại của Tập đoàn từ năm 2015 đến nay 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp một phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về: hoạt động đối ngoại lĩnh vực công nghệ thông tin – viễn thông, quản lý hoạt động đối ngoại tại cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả của luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích, tin cậy trong việc định hướng nghiên cứu lý luận, thực trạng về quản lý hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đối với tác giả và đồng nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, luận văn có thể cung cấp kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết và năng lực chuyên môn về quản lý hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực viễn thông. 7. Đóng góp mới của luận văn Thông qua phân tích nội dung và quá trình triển khai hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khi tham gia các tổ chức quốc tế từ năm 2015 đến nay, luận văn cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu, tổng kết thực trạng hợp tác quốc tế đa phương của ngành CNTT - VT. Những nội dung này có đóng góp vô cùng tích cực cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách hợp tác trong lĩnh vực CNTT - VT, mối quan hệ giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các tổ chức viễn thông quốc tế, đây là nền tảng để góp phần nâng cao quan hệ hợp tác quốc tế đa phương. Ngoài ra, luận văn là sự kế thừa từ nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong luận văn sử dụng các số liệu, tư liệu từ các nguồn chính thống khác nhau. Do đó, luận văn là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho công 10 tác nghiên cứu, đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các bộ, ban, ngành trong việc hợp tác, phát triển ngành viễn thông – công nghệ thông tin. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 2015 đến nay và nhận xét. Chương 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy hoạt động đối ngoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm  Khái niệm về hoạt động đối ngoại: Theo từ điển Hán Việt xuất bản năm 2006, “đối ngoại” được hiểu là “đối với nước ngoài, bên ngoài, các vấn đề hướng tới thường xoay quanh về đường lối, chính sách, sự giao lưu giữa các tổ chức hoặc nhà nước được phân biệt với khái niệm đối nội”. Tương tự nghĩa với “đối ngoại” là “ngoại giao”, còn được hiểu là “ngoại giao với nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình từ đó giải quyết những vấn đề chung”. [54,228] Theo đó, “đối ngoại” có nghĩa rộng hơn, bao hàm cả “ngoại giao” khi chủ thể thực hiện công tác đối ngoại là một quốc gia. Đối với Việt Nam, ba trụ cột của công tác đối ngoại là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Các hoạt động ngoại giao chính thức bao gồm đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước được hiểu là hoạt động chính thức của các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác đối ngoại với nhiệm vụ chính là xây dựng các chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm đảm bảo các quyền lợi và lợi ích của nước mình, của các cơ quan, tổ chức và công dân mình ở nước ngoài; với mục đích giải quyết các vấn đề quốc tế bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác…” Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, “đối ngoại nhân dân” hay “ngoại giao nhân dân” là một hình thức của quan hệ đối ngoại, do các tổ chức và cá nhân thực hiện, việc làm này không mang tính chất chính thức của chính phủ các nước. Các hình thức thể hiện phong phú, đa dạng được kể đến như: các 12 chuyến thăm hữu nghị, hội thảo, hội đàm, trao đổi ý kiến, hội nghị quốc tế, festival… [55] Những năm gần đây, ngoại giao nhân dân phát triển mạnh và đóng vai trò lớn trong việc thông cảm, chia sẻ và hợp tác cùng có lợi giữa các dân tộc, tranh thủ dư luận thế giới với mục tiêu đấu tranh vì hòa bình, làm dịu đi căng thẳng và giải trừ quân bị. Do đó, ngoại giao nhân dân trở nên thuận lợi, mở đường cho việc thiết lập và phát triển quan hệ bền vững giữa các quốc gia. Ngoại giao nhà nước có vai trò quan trọng và là một trong ba kênh đối ngoại chủ yếu của nước ta cùng với đối ngoại đảng và đối ngoại nhân dân góp phần thực hiện nhiệm vụ, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Công tác đối ngoại nhân dân đã tạo nên mặt trận đoàn kết chưa từng xảy ra trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong biến chuyển của thế giới ngày càng phát triển, thúc đẩy ngoại giao phục vụ phát triển là nhiệm trọng yếu, tạo nên những bước tiến về tư duy, có trọng tâm, trọng điểm, có những hướng đi sâu vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, tạo ra những mối quan hệ khắng khít trong hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục, lao động, giao lưu nhân dân, chống biến đổi khí hậu … phục vụ các định hướng phát triển của đất nước; lồng ghép hiệu quả các nội hàm, với mục tiêu phát triển vào các lĩnh vực và nhiệm vụ đối ngoại. Đối ngoại ở các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, … phục vụ quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Vì vậy, đối ngoại ở các doanh nghiệp là cơ hội để có môi trường thuận lợi để học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức mới, góp phần phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Đối ngoại là một lĩnh vực phong phú, đa dạng và vô cùng phức tạp. Những hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên mọi quốc gia diễn ra cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới. Đối ngoại được thực hiện với những mục tiêu và

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net