Tư tưởng triết học nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tư tưởng triết học nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn lịch sử của nhân loại đã khẳng định, một xã hội muốn tồn tại và phát triển bền vững thì xã hội đó phải được phát triển một cách toàn diện và hài hòa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khởi xướng, lãnh đạo và tiến hành, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, an ninh quốc phòng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm xây dựng nước ta trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”1, chúng ta còn có một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, đó chính là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, văn hóa nói chung và những giá trị tư tưởng của dân tộc nói riêng không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, như tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) khẳng định, và như Hồ Chí Minh khi bàn đến vấn đề văn hóa cũng đã chỉ rõ: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” 2. Cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước gần 30 năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, nhưng nó luôn mang tính hai mặt; về mặt tích cực, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế giúp chúng ta chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu, kế thừa các tri thức về khoa học công nghệ tiên tiến; học tập các kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp thu các giá trị văn hóa phong phú của các quốc gia trên thế giới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta không ngừng được nâng cao, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố. Nhưng mặt trái của quá trình toàn cầu hóa đã tác động tiêu cực đến sự phát triển xã hội Việt Nam, đó là sự ảnh hưởng của lối sống và văn hóa ngoại lai, thực dụng, có nguy cơ làm phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức, làm mất bản sắc văn hóa dân tộc, chệch hướng xã hội 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 270. 2 Hồ Chí Minh (1987), Về công tác văn hoá, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 64. 2 chủ nghĩa. Do đó, cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, như Nghị quyết trung ương năm khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”3. Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, với những đặc điểm nổi bật, đó là một đất nước hình thành quốc gia dân tộc rất sớm (mặc dù là nhà nước phôi thai), luôn phải đối đầu với thiên tai, đồng thời lại phải liên tiếp đấu tranh chống giặc ngoại xâm để xây dựng, bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc, dân tộc ta đã tạo dựng nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, hun đúc nên một nền văn hóa rực rỡ, mang đậm bản sắc và truyền thống của dân tộc, mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt đó là tinh thần độc lập dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Cùng với quá trình lịch sử vẻ vang ấy, dân tộc ta đã sản sinh ra những anh hùng hào kiệt, những nhà tư tưởng với tầm vóc, tâm hồn và ý chí lớn như Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh. Thời kỳ Lê sơ, với sự biến chuyển lịch sử - xã hội đặc biệt, nhất là yêu cầu đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng một nước Đại Việt vững mạnh, chống lại sự xâm lược của giặc Minh bảo vệ nền độc lập dân tộc, đã xuất hiện nhà tư tưởng, nhà chính trị kiệt xuất, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - Nguyễn Trãi. Bằng tài năng, trí tuệ và nhân cách tuyệt vời, Nguyễn Trãi đã giúp Thái Tổ chiến thắng giặc Minh xâm lược, giúp Thái Tông xây dựng đất nước Đại Việt. Tư tưởng của ông, đặc biệt là tư tưởng triết học không chỉ có ý nghĩa đối với thời đại Lê sơ mà còn có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nhất là quan điểm về lòng yêu nước, về tinh thần độc lập dân tộc, về nhân nghĩa, an dân, về xây dựng nền thái bình muôn thuở. Chính vì thế, tôi đã chọn vấn đề “Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi - đặc điểm và giá trị lịch sử”, làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 54 - 55. 3 Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về triết học của Nguyễn Trãi ở các chủ đề sau: Chủ đề thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến những đặc điểm, điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Tiêu biểu cho chủ đề nghiên cứu này là các công trình Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998. Tiếp đến là cuốn Đại Việt sử ký tiền biên. Đây là bộ quốc sử thứ hai được khắc in trong 3 năm Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân và được hoàn thành vào năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ VIII (1800 - Triều Tây Sơn). Cũng trong hướng nghiên cứu này, còn có cuốn Lịch triều hiến chương loại chí (hai tập), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962; hay tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) do Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 2010. Chủ đề thứ hai nghiên cứu về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, đó là các công trình khảo cứu về cuộc đời và các bản văn liên quan đến tư tưởng của ông. Về chủ đề này nổi bật có các tác phẩm: Ức trai tập, tập thượng và hạ, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, Sài Gòn, xuất bản năm 1971. Về chủ đề này còn phải kể đến tác phẩm Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976; công trình Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2000; hay cuốn Thơ văn Nguyễn Trãi (Tuyển chọn) của Phan Sĩ Tấn, Trần Thanh Đạm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 1980; Nguyễn Trãi của Nguyễn Thiên Thụ, Nxb. Lửa Thiêng, Sài Gòn, năm 1973; Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa dân tộc, Viện Văn học Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980… Chủ đề thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về nội dung, đặc điểm tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Về chủ đề này, tiêu biểu các tác phẩm như: Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993. Tiếp đến là tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam gồm 7 tập của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản 1991; công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1993. Trong hướng nghiên cứu này, tiếp theo còn có công trình Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam của Võ Xuân Đàn, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 1996. Đó còn là công trình Nguyễn Trãi anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Nguyễn Minh Tường, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2003. Đặc biệt trong hướng nghiên cứu này là tác phẩm Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 4 xuất bản năm 2002. Tiếp đến, phải kể đến công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011; tác phẩm Lịch sử triết học phương Đông, của Doãn Chính, Nxb. Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2012… Đánh giá về sự nghiệp, cuộc đời và cả giá trị tư tưởng của Nguyễn Trãi cũng có nhiều tác phẩm. Trước hết, đó là công trình Kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1962; tiếp theo là các tác phẩm Kỷ yếu hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1980; Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980; Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Huy Liệu, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2000; Nguyễn Trãi về tác giả và tác phẩm (tuyển chọn) của Nguyễn Hữu Sơn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002; Nguyễn Trãi trên đất Thanh, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2003. Đặc biệt trong đó là cuốn Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb. Văn học, Hà Nội, xuất bản năm 1980.., cũng đã góp phần vào tìm hiểu nội dung, đặc điểm và giá trị tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích: Thông qua việc lý giải, tìm hiểu nội dung tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, luận án nhằm đánh giá, rút ra những đặc điểm và giá trị lịch sử của nó đối với thực tiễn lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ: - Một là, trình bày những cơ sở xã hội và tiền đề hình thành tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. - Hai là, trình bày và phân tích những nội dung tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi qua các vấn đề về vũ trụ vạn vật, về nhận thức và giáo dục, về nhân sinh và về chính trị - xã hội. - Ba là, từ những nội dung trên, luận án rút ra những đặc điểm và giá trị lịch sử trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi đối với tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng như đối với yêu cầu của thực tiễn lịch sử xã hội Đại Việt thời Lê sơ nói riêng và công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước nói chung. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, luận án dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu.., và luận án được tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử và triết học văn hóa. 5 5. Cái mới của luận án - Một là, luận án đã trình bày một cách hệ thống tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, góp phần làm rõ tư tưởng của ông qua những vấn đề về vũ trụ, về nhận thức và giáo dục, về nhân sinh và về chính trị, xã hội; - Hai là, luận án đã phân tích và làm rõ những đặc điểm cơ bản trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Luận án cũng đã rút ra được những giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn về mặt lý luận và về mặt thực tiễn từ tư tưởng triết học của ông đối với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng như lịch sử dân tộc, đặc biệt là đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm rõ những nội dung, đặc điểm cơ bản và những giá trị lịch sử tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, từ đó giúp người đọc có sự hiểu biết một cách hệ thống, sâu sắc hơn tư tưởng triết học của ông. Về ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc trình bày một cách hệ thống nội dung và đặc điểm trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, những giá trị lịch sử to lớn mà luận án rút ra từ tư tưởng triết học ông, là những bài học bổ ích đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 7. Kết cấu cơ bản của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XIV - XV – CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1.1. Sự biến chuyển xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV và thực tiễn chống quân Minh xâm lược với sự hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Có thể nói tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi hình thành và phát triển, phản ánh và bị chi phối bởi hai yếu tố quan trọng nhất của điều kiện lịch sử xã hội Đại Việt ở thế kỷ XIV - XV. Một là, sự chuyển biến xã hội từ nhà Trần sang nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược; và hai là, thực tiễn nhu cầu củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt thế 6 kỷ XV - triều đại Lê sơ, đặc biệt là thực tiễn cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh của quân dân Đại Việt. Trước hết, về sự chuyển biến của xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV, như chúng ta đã biết, thế kỷ XIII, nhà Trần thay thế nhà Lý mở ra một thời kỳ tiếp tục phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt, nhà Trần đã tạo ra một nền chính trị thống nhất, ổn định và một nền văn hóa độc lập, thoát dần khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, và một hệ tư tưởng độc lập làm chỗ dựa về mặt tinh thần vững chắc cho xã hội Đại Việt. Sau ba cuộc chiến thắng oanh liệt đế chế Nguyên - Mông, những khó khăn về kinh tế, xã hội của đất nước do phải huy động sức dân chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước dần dần được khắc phục, xã hội Đại Việt trở lại ổn định và phát triển. Tuy nhiên, vào nửa sau thế kỷ XIV, xã hội Đại Việt đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đó là sự suy thoái về kinh tế, sự băng hoại về chính trị xã hội, sự sa đọa của tầng lớp quý tộc cầm quyền và cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động trong xã hội. Về kinh tế, nền sản xuất nông nghiệp sa sút, nhà nước không còn đủ sức quan tâm đến việc tu bổ và bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi, cho nên nông nghiệp đình đốn. Ngân quỹ quốc gia trống rỗng, triều đình đã phải nhiều lần bán quan tước cho nhà giàu để bổ sung ngân quỹ. Về chính trị xã hội, bộ máy chính quyền từ triều đình đến địa phương suy thoái, rệu rã. Việc chia bè kéo cánh trong hàng ngũ quý tộc dẫn đến nội bộ càng rối ren. Bọn gian thần tìm cách lũng đoạn việc triều chính. Nhân dịp này tầng lớp quý tộc phong kiến ra sức mở rộng điền trang, thái ấp, đồng thời tăng thêm số lượng tầng lớp nông nô, nô tỳ để củng cố địa vị thống trị ở các địa phương của mình. Cùng với tình trạng đó các cuộc chiến tranh với Chămpa, Ai Lao lại buộc người nông dân nghèo phải rời bỏ ruộng đồng của mình. Nhà nước phong kiến thì mất khả năng quản lý nền kinh tế - xã hội, không còn sức để quan tâm, tu sửa đê điều và công trình thủy lợi, phát triển nông nghiệp. Trước tình hình kinh tế - xã hội như vậy, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nghèo nông nô và nô tỳ đã nổi dậy khắp nơi. Xã hội Đại Việt vào những năm cuối thế kỷ XIV đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện từ kinh tế đến chính trị, xã hội, kết hợp với giặc ngoài đe dọa, đó là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi không chỉ phản ánh chi phối bởi điều kiện lịch sử xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV mà còn phản ánh thực tiễn cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh gian khổ và oanh liệt của quân dân Đại Việt. Năm 1400 Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ, lấy tên nước là Đại Ngu. Để củng cố thể chế xã hội và vương quyền, Hồ Quý Ly tiếp tục thực hiện cuộc 7 cải cách xã hội về mọi mặt. Tuy nhiên, cuộc cải cách đó chưa thành công thì năm 1407 nước ta đã bị giặc Minh xâm lược. Hồ Quý Ly đã đứng lên chống lại giặc Minh, nhưng cuộc khởi nghĩa đã mau chóng thất bại. Dân tộc ta, nhân dân ta lại phải chịu ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh. Âm mưu, thủ đoạn của giặc Minh là xâm lược, thống trị và đồng hóa dân tộc ta, cho nên phần lớn các sách điển chương, các bộ luật cũng như các sách về lịch sử, văn học, địa lý, quân sự… của xã hội Đại Việt thời kỳ này bị quân giặc cướp đoạt và tiêu hủy nhằm huỷ diệt nên văn hoá Đại Việt. Về chính trị, chúng tiến hành lập chính quyền theo mô hình “chính quốc”. Đứng đầu quận Giao Chỉ là ba ti: Một là Đô chỉ huy sứ ti (hay gọi tắt là Ti đô) phụ trách về quân chính; hai là Thừa tuyên bố chính sứ ti (hay Ti bố chính) có nhiệm vụ trông coi về dân chính và tài chính; ba là Đề hình án sát ti hay Ti án sát, nắm quyền tư pháp và giám sát. Dưới quận nhà Minh phân chia lại các phủ, châu, huyện..., thiết lập được hệ thống chính quyền các cấp phủ, châu, huyện ở nước ta. Về kinh tế, trong thời gian nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta, chúng đã thực thi nhiều chính sách cai trị, vơ vét của cải và bóc lột sức lao động của nhân dân ta một cách tàn bạo. Chính vì thế, dưới ngọn cờ đại nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, nhân dân ta đã đứng lên chống lại ách đô hộ của giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc. Đó là cuộc khởi nghĩa đầy gian khổ nhưng đã giành thắng lợi hết sức vẻ vang. Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đã phản ánh sâu sắc và sinh động thực tiễn lịch sử, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Minh của quân dân Đại Việt ở thế kỷ XIV - XV. 1.1.2. Nhiệm vụ củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Đại Việt thời hậu Lê với sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi không chỉ phản ánh điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV mà còn là sự phản ánh nhu cầu xây dựng nhà nước Đại Việt vững mạnh thời hậu Lê trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, đất nước giành được độc lập, nhà nước và nhân dân với lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc đang vươn cao, đã hợp sức cùng nhau khôi phục sản xuất, hàn gắn các vết thương chiến tranh và đưa nền kinh tế phát triển lên một giai đoạn mới. Về tình hình ruộng đất, ruộng đất thời Lê sơ được chia làm 3 bộ phận chính: Một là ruộng đất sở hữu nhà nước; Hai là ruộng đất công làng xã; Ba là ruộng đất tư hữu. Sau khi đất nước được giải phóng, nhân dân lần lượt trở về quê hương xây dựng lại làng xóm, phục hồi sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực công thương nghiệp, bên cạnh sự phục hồi 8 phát triển nông nghiệp, việc xây dựng lại kinh thành, thị tứ, thị trấn cũng được quan tâm và phát triển nhanh chóng. Các ngành nghề truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, rèn đúc, dệt chiếu, làm nón, đúc đồng… ngày càng phát triển ở các làng xã. Trên cơ sở của sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc lưu thông buôn bán hàng hóa cũng được phục hồi và ngày càng mở rộng. Các chợ địa phương được hình thành ở các làng và liên làng để trao đổi hàng hoá. Để tiện cho việc giao lưu, buôn bán, nhà Lê quyết định bỏ tiền giấy thời nhà Hồ, đúc tiền đồng mới.Về kết cấu giai tầng xã hội, trên cơ sở kinh tế của xã hội Đại Việt thế kỷ XV, cơ cấu giai cấp ít nhiều có sự thay đổi. Trong xã hội có hai giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân, ngày càng được xác lập. Giai cấp địa chủ phong kiến được chia làm hai tầng lớp chính: quý tộc, quan chức trung cao cấp và địa chủ thường. Về tình hình chính trị, công việc chủ yếu mà các vua thời Lê sơ quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung mang tính chất quan liêu, chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông thì đạt đến đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền. Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua đã được đề cao thành chủ nghĩa “Tôn quân” - tức nhà vua được coi là “con trời”, người giữ mệnh trời, thay trời cai trị dân chúng. Về mặt hành chính, thời Lê Thái Tổ tại vị ông chia nước thành năm đạo, đến thời Lê Thánh Tông đã cải tổ lại chia thành 13 đạo (sau đổi thành 13 Thừa tuyên). Đứng đầu các đạo là các Tuyên phủ sứ. Ở mỗi Thừa tuyên có ba ty gồm: Đô ty (có nhiệm vụ phụ trách quân đội), Thừa ty (có trách nhiệm phụ trách hành chính dân sự) và Hiến ty (phụ trách thanh tra giám sát). Về quân đội, thời Lê sơ là một tổ chức quân đội mạnh, được đào tạo, huấn luyện kỹ, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lê Lợi có tổng cộng 35 vạn quân, sau khi cho giải ngũ còn 10 vạn. Sau cuộc tổng duyệt thủy bộ, Thái Tổ cho chia các vệ quân thành 5 phiên, thay nhau ở lại canh giữ và về làm ruộng ở quê nhà. Quân đội được chia làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Các vệ quân đều đặt các chức Tổng quản, Đô tổng quản, Đồng tổng quản đứng đầu. Về pháp luật, vua Lê Thái Tổ đã lo ngay đến việc xây dựng chuẩn mực pháp luật. Thời Thái Tông và Nhân Tông ban hành, hoàn thiện thêm một số điều luật về xét xử kiện tụng, sở hữu tài sản. Năm 1483, vua Thánh Tông quyết định biên soạn một bộ luật chính thức của triều đại mình, gọi là Luật Hồng Đức. Về giáo dục khoa cử: Giáo dục khoa cử thời kỳ Lê sơ được chú trọng, xuất phát từ chủ trương “sùng Nho” của các nhà vua thời kỳ này. Mặt khác là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đào tạo nhân tài, nhằm tuyển chọn những người có đủ tiêu 9 chuẩn vào làm việc trong bộ máy nhà nước phong kiến. Về mặt tư tưởng, do sự biến đổi của đời sống xã hội, Phật giáo bước vào thời kỳ suy tàn, Nho giáo phát triển và chiếm ưu thế trong sinh hoạt chính trị - xã hội của xã hội Đại Việt thời kỳ này. Tuy nhiên, trong Nho giáo đã phân ra thành hai phái, một là phái Nho giáo bảo thủ kinh viện (còn gọi là Bạch diện thư sinh). Phái này không vượt qua được tư tưởng “Tam cương, ngũ thường” có tính khô cứng, kinh viện của Nho giáo; và về chính trị - xã hội họ muốn xây dựng một trật tự cương thường xã hội theo mô hình lễ nghĩa phương Bắc. Hai là phái Nho giáo cấp tiến. Họ gắn liền với đời sống, với nhân dân, với sự tồn vong của dân tộc và vận mệnh của đất nước, vượt qua khuôn khổ trật tự cương thường chật hẹp của Nho giáo, trong đó nổi bật có Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi là những người có tư tưởng cấp tiến, đã góp phần phát triển tư tưởng thời Lê sơ lên một bước mới. Cuộc đời Nguyễn Trãi đã gắn liền với một thời kỳ lịch sử nhiều biến động, một bối cảnh xã hội khắc nghiệt, đặc biệt là sự xâm lược và cai trị của giặc Minh đối với đất nước ta. Và Nguyễn Trãi đã vượt lên tất cả, bởi một tầm nhìn rộng lớn về thời đại và tư duy chính trị sắc sảo. Tìm hiểu những điều kiện, hoàn cảnh xã hội ở cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV là để chỉ ra những cơ sở xã hội hay nguyên nhân khách quan, nguyên nhân của thời đại đối với quá trình hình thành tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Tư tưởng triết học của ông được thể hiện rõ trong những tác phẩm của mình như Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Ngọc đường di cảo, Luật thư, Giao tự đại lễ, Thạch khách hồ, Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh và một số bài chiếu, biểu, cáo, dụ mà ông đã thay Lê Thái Tổ viết. 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 1.2.1. Những giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống Việt Nam với sự hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi một mặt phản ánh và bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Đại Việt cũng như thực tiễn của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thế kỷ XIV - XV; mặt khác là sự kế thừa và phát triển tư tưởng văn hóa Việt Nam truyền thống. Những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam “là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng động các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua hàng 10 ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước” 4. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần độc lập và ý chí tự cường dân tộc, tình đoàn kết gắn bó keo sơn, ý thức cộng đồng, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, thông minh, cần cù sáng tạo… Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nổi bật nhất đó là ý chí độc lập dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, khoan dung và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Nguyễn Trãi đã tiếp thu, kế thừa tinh thần yêu nước và ý chí độc lập dân tộc ấy, phát triển lên trong một nội dung mới, rất phong phú, toàn diện và sâu sắc, qua tư tưởng nhân nghĩa, quan điểm về quốc gia dân tộc, thể hiện trong các tác phẩm lớn như Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Quân trung từ mệnh tập. 1.2.2. Tư tưởng “Tam giáo” với sự hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Cùng với việc kế thừa và phát triển các giá trị của tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam được hun đúc nên trong tiến trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trải qua hàng ngàn năm, tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi được hình thành, phát triển còn do quá trình ông đã tiếp thu, kế thừa và chắt lọc các quan điểm khác nhau của Nho, Phật, Lão. Trước hết, tư tưởng triết học của ông chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, như tư tưởng “Thiên mệnh”, “trung dung”, “tam cương, ngũ thường”, tư tưởng về “nhân nghĩa”… Nhưng Nguyễn Trãi đã biết tiếp thu, kế thừa và vượt lên những quan điểm của Nho giáo chính thống, không phải Nho giáo có tính chất kinh viện, khô cứng, chật hẹp. Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý nhân sinh của Phật giáo với đức hiếu sinh, lòng khoan dung, từ, bi, hỷ, xả, bác ái, cứu nạn, cứu khổ, đã trở thành một trong những triết lý sâu xa của lòng yêu thương con người, yêu người lao động, yêu thương “manh lệ bốn phương”, biết ơn “kẻ cấy cày”, yêu thương cả cỏ cây, muông thú, khoan dung với cả kẻ thù của ông; biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo cao cả vừa mang đậm lòng từ bi của Phật giáo, vừa thể hiện lòng nhân ái sâu sắc của dân tộc Việt. Dưới sự ảnh hưởng của Đạo giáo, trong tư tưởng triết học của mình, Nguyễn Trãi luôn thể hiện tinh thần, thái độ và triết lý sống “thanh tĩnh vô vi”, nhàn tản, ung dung tự tại, không màng danh lợi, không ham giàu sang phú quý. Những hệ thống tư tưởng tôn giáo này là những luồng tư tưởng bên ngoài, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong tiến trình du nhập lâu dài, để tìm chỗ đứng 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 56. 11 nhất định trong đời sống tinh thần của người Việt, đã được dân tộc Việt Nam tiếp nhận, biến đổi, phát triển hòa quyện với văn hóa truyền thống bản địa, để trở thành một trong những yếu tố của văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và trở thành những tiền đề lý luận cho tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Kết luận chương 1 Là hình thái ý thức xã hội, tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi không chỉ là sự phản ánh điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thời bấy giờ mà còn là kết quả kế thừa những tư tưởng triết học, tôn giáo, văn hóa trước đó. Đó là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống văn hóa Việt Nam được thể hiện tập trung ở ý thức về quốc gia, về tinh thần độc lập tự chủ, tự cường dân tộc, về lòng yêu nước nồng nàn và đức tính cần cù sáng tạo, một truyền thống hết sức quý báu của dân tộc ta được hun đúc nên trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi còn là sự tiếp thu, kế thừa, chắt lọc và phát triển những quan điểm về thế giới, những yếu tố tư tưởng triết lý chính trị - đạo đức, triết lý nhân sinh của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Có thể nói, tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng là kết tinh những nét tinh tuý nhất giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại; là tiếng nói phản ánh sâu sắc đặc điểm, nhu cầu lịch sử xã hội Đại Việt đương thời. Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 2.1. QUAN ĐIỂM VỀ THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 2.1.1. Quan điểm về vũ trụ, trời đất, về “Thiên mệnh” và con người trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Một trong những bộ phận quan trọng trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi đó là quan niệm của ông về vũ trụ, trời đất, vạn vật và con người. Chịu ảnh hưởng và tiếp thu quan niệm về thế giới quan của Nho giáo, trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Trãi cũng nói nhiều đến vũ trụ, trời đất, vạn vật. Quan niệm về thế giới của Nguyễn Trãi rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều yếu tố. Có lúc ông gọi là trời đất, núi cao, sông lớn, biển rộng. Theo ông, vũ trụ cũng luôn vận động và biến đổi “vũ trụ thiên niên biến cố đa - nghìn năm trong vũ trụ biến 12 có xảy ra nhiều”5. Trời đất trong tư tưởng của triết học Nguyễn Trãi không phải là một khái niệm trừu tượng hay có ý nghĩa có tính chất vật lý khô khan như triết học phương Tây, mà “trời” là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật, yêu thương muôn vật, như cha mẹ yêu thương con cái: “Thiên địa đa tình khôi cự tẩm - Trời đất đa tình, mở vụng biển lớn”6. Đối với Nguyễn Trãi, trời đất rất linh thiêng, cao cả nhưng cũng rất bao dung và công bằng. Vì thế, trời đất với Nguyễn Trãi trở nên gần gũi, thân thiết hơn với con người. Tiếp thu quan điểm của Nho gia, Nguyễn Trãi đã phát triển và thể hiện khái niệm “mệnh trời” trong các khái niệm về “lòng trời”, “ý trời”, “vận trời”, “số trời”, “đạo trời”. Trong nội dung quan điểm về “Thiên mệnh” (mệnh trời), Nguyễn Trãi đã trình bày, thể hiện trong rất nhiều trường hợp khác nhau, như trong vận trời, vận nước, mệnh vua, trong cuộc sống giàu sang, phú quý hay nghèo hèn, thành công hay thất bại của một cuộc đời con người… Trước hết, “Thiên mệnh” trong vận nước, Nguyễn Trãi cho rằng vận nước, mệnh vua cũng do trời quy định. Nói về “vận trời” trong bài Đầu mục nước An Nam là Lê Lợi, Thư gửi Tổng binh Vương đại nhân, Thái giám Sơn đại nhân, Nguyễn Trãi viết: “Thời có thịnh có suy, quan hệ ở vận trời; việc có thành có bại, bởi tại người làm”7.Về cuộc đời của mỗi con người, theo Nguyễn Trãi, sự thành bại, giàu sang, phú quý, hay nghèo hèn cũng đều do mệnh trời sắp đặt: “Nhân sinh vạn sự tổng quan thiên - Đời người muôn việc thảy do trời”8. Ông còn chỉ rõ: “Sang cùng khó bởi chưng trời, lăn lóc làm chi cho nhọc hơi” 9. Vậy nên, “mới biết danh hư đà có số, ai mà cải được lòng trời”10. Mặc dù Nguyễn Trãi tin ở sự chi phối bởi mệnh trời, nhưng ông lại tin vào sự vận động, biến đổi tuần hoàn của 5 Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 283. 6 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 283. 7 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 173.. 8 Ủy ban dịch thuật (1971), Ức trai tập, tập thượng, quyển 1, 2, 3, Phủ Quốc Vụ khanh đặc trách văn hóa , Sài Gòn, tr. 257. 9 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 389. 10 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 242. 13 trời đất. Ông cho rằng tự nhiên, thế sự và cả cuộc đời con người luôn vận động, xoay vần, hết xuân, hạ đến thu, đông; hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai. Đó chính là đạo trời, vận trời, là quy luật của vũ trụ, vạn vật. Từ đó Nguyễn Trãi cho rằng con người nếu biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời có thể biến yếu thành mạnh, thua chuyển thành thắng; ngược lại, nếu con người không tuân theo “ý trời”, “lòng người” thì có thể “biến thân thiết làm thù địch, chuyển yên thành nguy”11, và có thể sẽ “tự rước họa vào thân”12. Đặc biệt, trong quan điểm về mệnh trời và con người Nguyễn Trãi đã chú ý đến mối quan hệ giữa yếu tố khách quan được hiểu là lẽ trời, vận trời, lòng trời (hiểu như đó là xu thế của lịch sử, xu thế thời đại) và yếu tố chủ quan là lòng người, ý người, sức dân. Nguyễn Trãi coi đó là hai điều kiện quan trọng không thể thiếu ở một con người hành động, nhất là hành động chính trị thì điều quan trọng nhất của người quân tử là phải biết “tùy thời thông biến”. Như vậy, có thể nói tư tưởng của Nguyễn Trãi về mệnh trời, lòng trời, ý trời và vận trời rất giản dị, thuần phác, tự nhiên; trời không hoàn toàn là đấng siêu nhiên, thần bí, với quyền uy linh thiêng đáng sợ, mà trời chính là lẽ trời, là yếu tố khách quan, là quy luật, là tự nhiên. 2.1.2. Quan điềm về nhận thức và giáo dục trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi đã có những đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giáo dục thế kỷ XIV - XV và đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mục đích của giáo dục học tập và nhận thức theo tư tưởng Nguyễn Trãi là nhằm đào tạo ra những con người có tri thức, có phẩm chất đạo đức và nhân cách, biết phân biệt phải trái, đúng sai, tốt xấu mà sống cho đúng đạo lý làm người. Theo Nguyễn Trãi, giáo dục, học tập còn nhằm truyền thụ tri thức, học vấn, luân lý đạo đức cho con cái và những người cầm quyền sống đúng đạo lý, biết ứng xử và hết lòng vì nước vì dân. Một điểm đặc sắc trong tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi là ông đã chỉ ra mối quan hệ giữa lợi ích của việc được giáo dục, học tập với hiệu quả công việc trong hoạt động thực tiễn. Nguyễn Trãi đã đặt vấn đề nhận thức và giáo dục trong mối quan hệ mật thiết với hành động, với hoạt động thực tiễn của con người. Trong nội dung tư tưởng giáo dục và nhận thức của Nguyễn Trãi, bên 11 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 174. 12 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 175. 14 cạnh việc giáo dục tri thức, tài năng ông còn đặc biệt coi trọng việc giáo dục tư cách đạo đức của con người, giáo dục lòng nhân nghĩa, trung, hiếu, từ bi, khoan dung, bác ái của cả Nho và Phật giáo. Một trong những nội dung giáo dục, nhận thức vừa bao hàm tri thức sâu sắc về thế giới, vừa thể hiện nhãn quan nhạy bén về chính trị - xã hội đặc sắc của Nguyễn Trãi, đó là quan điểm cho rằng học tập, nhận thức không chỉ để hiểu biết, nắm chắc đạo trời và đạo lý làm người, mà căn bản là từ sự hiểu biết đạo lý ấy biết ứng xử, hành động cho hợp quy luật, hợp thời thế. Cùng với quan điểm về mục đích và nội dung của giáo dục và nhận thức, Nguyễn Trãi cũng đưa ra quan điểm về cách thức và phương pháp giáo dục. Nguyễn Trãi chỉ rõ việc nhận thức, học tập không phải diễn ra một cách tự phát mà cần phải có phương pháp và cần phải được chăm lo, hướng dẫn giống như việc trồng cây ăn quả. 2.2. QUAN ĐIỂM VỀ XÃ HỘI VÀ NHÂN SINH TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 2.2.1. Quan điểm về đạo lý làm người và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Đạo lý làm người và quan điểm nhân nghĩa trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi không phải là điều luân lý giáo điều, khô cứng mang nặng dấu ấn của đẳng cấp, danh phận như quan niệm của Nho giáo. Đạo lý làm người trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi thể hiện trước hết ở trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia dân tộc và cuộc sống của dân. Đối với đất nước, Nguyễn Trãi thường tâm niệm: “Một lòng báo quốc vẫn còn hăng” 13, “Ơn nước chưa đền mà đã già đáng thương. Bình sinh một mình ôm cái chí lo trước.” 14 Đối với dân Nguyễn Trãi luôn xác định rõ trách nhiệm của mình rằng: “Nguyện lấy thanh lan chia bốn biển. Vì dân rửa sạch vết tanh hôi.” 15 “Coi công việc quốc gia là công việc của mình; lấy điều lo cho dân sinh làm điều lo thiết yếu của mình.” 16. Đạo lý làm người trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi còn thể hiện sâu sắc ở tình nghĩa quần thần, phụ tử, qua đức “trung hiếu” và “hoà”. Nguyễn Trãi trải qua ba triều đại và sáu, bảy đời vua, nhưng trong ông luôn xác định cho mình quan điểm sống, một đạo sống nhất quán. Đó là suốt đời “thờ vua thì hết trung, đối với dân thì hết hoà” 17, “thương yêu dân chúng, nghĩ làm những việc 13 Sđd, tr. 302. 14 Sđd, tr. 285. 15 Sđd, tr. 304. 16 Sđd, tr. 199. 17 Sđd, tr. 199. 15 khoan nhân”18; thờ cha mẹ thì tận hiếu. Cho nên, có thể nói, “trung hiếu”, “khoan nhân”, “hoà” là lẽ sống, là phẩm chất “mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen” của Nguyễn Trãi, một con người trí thức suốt đời vì dân vì nước. Một trong những nội dung triết lý nhân sinh đặc sắc của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa. Vượt lên trên quan điểm của Nho giáo, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của ông, nó không chỉ được biểu hiện rõ nét nhất trong các quan điểm về lòng yêu nước, thương người, “an dân”, “trừ bạo”, về “đức hiếu sinh” mà còn được thể hiện về đường lối chính trị về nhân dân và về một xã hội thái bình. Một khía cạnh rất đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là lòng thương người, lòng khoan dung, độ lượng, ngay đối với những người lầm lỗi và với kẻ thù khi chúng đã thất bại, đầu hàng. Nó thể hiện truyền thống “hiếu sinh”, “khoan dung”, độ lượng và lòng “nhân ái vị tha” của dân tộc ta. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được ông phát triển cao hơn trong lý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, thịnh trị, trên có vua thánh, dưới có tôi hiền, dân ấm no, hạnh phúc, xã hội không còn tiếng “hờn giận oán sầu”. Nhân nghĩa, theo Nguyễn Trãi, là căn bản của đạo lý làm người, là gốc của việc lớn, là khởi nguồn của thành công, có sức mạnh thắng cả hung tàn, cường bạo, là “gốc làm cho nước bền vững, dân yên ổn”19. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vì vậy thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo kinh viện, với sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. 2.2.2. Quan điểm về nhân dân trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi Tư tưởng về nhân dân là một nét độc đáo trong hệ tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi. Theo ông, dân đó là những người “dân đen, con đỏ”20, “dân mọn các làng”, “manh lệ”, là kẻ cấy cày, kẻ đi ở, là những người trong “thôn cùng xóm vắng”, dân đó là những người “dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp. Hòa rượu cùng uống, binh sĩ một dạ cha con” 21. Từ tình yêu thương nhân dân thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Trãi đã lên án tội ác tày trời của giặc Minh tàn bạo. Ông đã đanh thép kết tội rằng, đó là những 18 Sđd, tr. 202. 19 Sđd, tr. 202. 20 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 77. 21 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 79. 16 kẻ “dối trời”, “lừa người”, “bại nghĩa”, “thương nhân”. Nhưng sự sâu sắc và tiến bộ trong quan điểm về nhân dân của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ ông đã phát hiện và thấy được vai trò cũng như sức mạnh to lớn của chính nhân dân. Theo ông, dân chúng chính là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Ông khẳng định, toàn bộ đền đài, lăng tẩm, cung điện nguy nga tráng lệ có được đều là sản phẩm do sức lực, mồ hôi, nước mắt và máu của người dân lao khổ. Ông khẳng định rằng mọi của cải vật chất trong xã hội nói chung và bổng lộc nói riêng đều do nhân dân lao động làm ra, cho nên phải biết ơn những người lao động cực khổ ấy, “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” 22. Không những thế, theo Nguyễn Trãi dân chúng còn là sức mạnh cơ bản của cuộc kháng chiến chống giặc Minh, là người quyết định mọi sự thành bại, hưng vong của các triều đại, “mến người có nhân là dân, mà chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” 23; “Lật thuyền mới biết sức dân như nước ”24. Sở dĩ Nguyễn Trãi có quan điểm tiến bộ về nhân dân như vậy, chính là do ông đã luôn cùng với dân đồng cam, cộng khổ, “nếm mật nằm gai”, đánh giặc cứu nước và dựng nước, nên ông thấu hiểu được cuộc sống, tấm lòng, tâm tư, nguyện vọng, vai trò và sức mạnh của dân. Đó thực sự là quan điểm rất tiến bộ so với quan niệm của xã hội phong kiến đương thời của Nguyễn Trãi về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử. 2.2.3. Quan điểm về thời thế và quốc gia dân tộc trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, tư tưởng về thời - thế cũng là một trong những triết lý đặc sắc của ông. Theo Nguyễn Trãi “thời” là “thời cơ”, “thời thế”, “vận hội”, là “lẽ trời” và “việc người”, chính là toàn bộ điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể, là xu thế tất yếu của lịch sử. Nó quy định toàn bộ hoạt động xã hội của con người, buộc con người phải nhận thức và hành động như thế này chứ không thể như thế khác. Như vậy thời là một vấn đề của hiện thực khách quan, cho nên muốn “hiểu thời” và “được thời” đòi hỏi con người phải biết nhìn nhận; phải có con mắt nhìn động, để thấy được cái đang diễn ra 22 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 445. 23 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 203. 24 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 280 - 281. 17 bên trong sự vật, tức là thấy được cái chưa nhìn thấy. Do vậy nhận thức và hành động của con người, theo Nguyễn Trãi phải luôn theo thời thế, hợp lẽ trời và lòng người. Ở Nguyễn Trãi quan niệm về thời không thụ động, không có ý chờ thời, mà cần phải có hành động tích cực. Ông luôn đặt ra nhiệm vụ vừa phải xem xét, phân tích tình hình, diễn biến của thời cuộc đang diễn ra để biết được thời đến, lại vừa phải tạo ra lực lượng chủ quan để đón thời, để ứng phó kịp thời, để có thể chủ động được, tức là phải tạo ra cái mà Nguyễn Trãi gọi là thế. Để thành công thì phải có thời và thế, bởi vì có thời mà không có thế sẽ không có thế lực để thực hiện thì thời sẽ bị bỏ lỡ; có thế mà không được thời thì cũng không thể có cơ hội, điều kiện thích hợp để thực hiện công việc thành công. Và nếu có thời lại có thế, biết lượng sức mình thì có thể thay đổi được tình thế “như trở bàn tay”. Cho nên “cái điều đáng quý của người quân tử là biết thời thông biến.”25 Trong quan điểm về xã hội và nhân sinh của Nguyễn Trãi, cùng với quan điểm về đạo lý và nhân nghĩa, về nhân dân, về thời thế, Nguyễn Trãi còn đạt đến đỉnh cao trong tư tưởng về quốc gia dân tộc, ở thế kỷ XV. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm về quốc gia dân tộc rất toàn diện, chặt chẽ và khoa học để khẳng định chủ quyền quốc gia Đại Việt. Đó là một quốc gia có cương vực, núi sông, bờ cõi, phong tục, tập quán, văn hiến, lịch sử, thể chế, anh hùng hào kiệt, từ lâu đã sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, thể hiện rõ niềm tự hào và tinh thần độc lập dân tộc. Kết luận chương 2 Trên cơ sở thực tiễn lịch sử và đặc điểm yêu cầu của xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV, bằng sự kế thừa tư tưởng Nho, Phật, Lão và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với sự thông minh, trí tuệ và tài năng đức độ của mình, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra hệ thống tư tưởng trên nhiều lĩnh vực hết sức sâu sắc như: chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lý, pháp luật, lễ nghi, âm nhạc, thơ văn; trong đó nổi bật là tư tưởng triết học, tư duy triết học đặc sắc của Nguyễn Trãi, được thể hiện ở các nội dung: thế giới quan qua quan điểm về trời đất, vũ trụ, vạn vật, về “mệnh trời”, “ý trời”, “lòng trời”, “lẽ trời”, “vận trời” và “đạo trời”; tư tưởng nhận thức và vấn đề giáo dục qua quan điểm về mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục; tư tưởng triết lý nhân sinh qua quan điểm về đạo lý làm người với các đức tính trung, hiếu, hoà, thành, kính, công bằng, cần mẫn, thanh liêm, khoan thứ; về “nhân nghĩa”, “an dân”, “trừ bạo”, 25 . Sđd, tr. 128. 18 “đức hiếu sinh”, khoan dung; về nhân dân, về thời thế và về quốc gia dân tộc với lòng tự hào, tự tôn, tự chủ và tự cường dân tộc sâu sắc. Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 3.1.1. Tính chất kế thừa, dung hợp, khai phóng trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Tính chất kế thừa và dung hợp trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi không chỉ là sự tiếp thu, kết hợp một cách giản đơn, thụ động, rập khuôn, một chiều những yếu tố trong tư tưởng của Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo mà đó là sự tiếp thu, kế thừa có tính chất chắt lọc, kết tinh và tái tạo hoà quyện các yếu tố, các quan điểm triết học của Nho, Phật, Lão trên cơ sở tư tưởng triết lý truyền thống của dân tộc Việt Nam về thế giới và nhân sinh, đặc biệt là sự kế thừa tinh thần độc lập dân tộc, lòng yêu nước và tính chất nhân văn của triết lý thời kỳ Lý - Trần, trong các vấn đề triết học, từ thế giới quan, nhân sinh quan đến các vấn đề chính trị - xã hội và luân lý đạo đức. Đó là thực chất của tính chất kế thừa, dung hợp trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Nhưng tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi không chỉ có tính chất kế thừa, dung hợp mà đặc sắc hơn, đó là tính chất “khai phóng”, vượt lên trên những quan điểm tư tưởng mà ông đã tiếp thu và kế thừa. Nói một cách đúng hơn, trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, tính chất kế thừa, dung hợp và tính chất khai phóng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Tính chất khai phóng trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi là từ sự tiếp thu, kế thừa các quan điểm, tư tưởng của Nho, Phật, Lão, Nguyễn Trãi đã phủ định những tư tưởng ấy và vượt lên tính chất hẹp hòi, bảo thủ của những tư tưởng ấy, mang lại cho nó một nội dung mới và một tính chất mới. 3.1.2.Tính chất triết lý hành động trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi không chỉ có tính chất kế thừa, dung hợp, khai phóng mà còn thể hiện sâu sắc tính chất triết lý hành động. Sở dĩ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi thể hiện rõ tính chất triết lý hành động bởi vì mục đích của việc trước tác thơ văn và tư tưởng của Nguyễn Trãi trước hết không phải là sáng tạo ra những khái niệm, phạm trù, những quan niệm, tư tưởng có tính chất triết lý suông, khô khan, trừu tượng mà mục đích là luôn luôn hướng 19 tới giải quyết trực tiếp những đòi hỏi cấp thiết của đời sống hiện thực đặt ra, là kết quả của quá trình phản ánh khái quát trực tiếp từ chính thực tiễn lịch sử xã hội và từ chính yêu cầu của xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV và trở về phục vụ trực tiếp cho sự chính yêu cầu của thực tiễn ấy. Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi là triết lý hành động còn vì những quan điểm, tư tưởng triết lý mà ông khái quát lên qua thơ văn, thư từ, chiếu, biểu; từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lý, pháp luật, âm nhạc, khoa học, văn hoá… đều là kết quả của sự trải nghiệm thực tiễn, trải nghiệm đời sống hết sức sống động nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt từ chính cuộc đời ông. 3.1.3. Tính nhân văn trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Điểm đặc sắc trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đó là tính chất nhân bản sâu sắc và nhân văn cao cả. Nghiên cứu toàn bộ tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung, tư tưởng triết học của ông nói riêng cũng như nghiên cứu cuộc đời đầy thăng trầm nhưng sôi nổi, oanh liệt với nhân cách và ý chí lớn của Nguyễn Trãi, có thể khẳng định tính chất nhân bản sâu sắc và tính nhân văn cao cả là một trong những đặc điểm nổi bật, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng triết học và cuộc đời ông. Có thể khái quát tính chất nhân văn trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi thể hiện tập trung ở những nội dung sau: Một là, tư tưởng về lòng yêu nước, thương dân, đề cao vai trò của dân, căm thù giặc sâu sắc, chống lại cái phi nghĩa, cái ác, cái xấu xa, bảo vệ cái chính nghĩa, cái thiện, cái tốt đẹp; hai là, tư tưởng khoan dung và lòng vị tha, hiếu sinh với con người, đặc biệt là lòng vị tha, khoan dung với cả kẻ thù bại trận; ba là, một lòng trung thành với nước với dân, đánh giặc cứu nước cứu dân, xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. 3.2. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI 3.2.1. Những giá trị chung về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi Để có sự đánh giá một cách đúng đắn và sâu sắc những giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và ý nghĩa tư tương triết học của ông đối với sự phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam và yêu cầu của xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV, cũng như đối với thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta cần có cái nhìn một cách toàn diện về giá trị cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung trên các phương diện: một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao xuất sắc, một học giả uyên bác, một nhà văn nhà

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net