Tiểu luận vận tải – bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tiểu luận vận tải – bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

NỘI DUNG CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT RỦI RO TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG I. Khái niệm chung II. Phân loại rủi ro CHƯƠNG II : NHỮNG RỦI RO TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG & BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO I. Quy trình giao hàng hóa XK bằng đường hàng không & những rủi ro phát sinh và giải pháp hạn chế, khắc phục. 1. Quy trình giao hàng XK 2. Những rủi ro phát sinh & giải pháp hạn chế, khắc phục II. Quy trình nhận hàng hóa NK bằng đường hàng không, những rủi ro phát sinh và giải pháp hạn chế, khắc phục. 1. Quy trình nhận hàng NK 2. Những rủi ro phát sinh & giải pháp hạn chế, khắc phục CHƯƠNG III : MỘT SỐ TRANH CHẤP TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG & BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. Một số tranh chấp trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không II. Bài học kinh nghiệm. CHƯƠNG IV : MỘT SỐ BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓ XNK ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG. I. Những chứng từ dùng trong quy trình giao hàng hóa XK đường hàng không. II. Những chứng từ dùng trong quy trình giao hàng hóa XK đường hàng không. Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT RỦI RO TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG I. Khái niệm chung Rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không là tất cả những khó khăn, trục trặc phát sinh có thể hoặc không thể lường trước, xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, gây chậm trễ và thiệt hại cho các bên liên quan. Căn cứ vào mức độ rủi ro, nguyên nhân phát sinh và thiệt hại của nó mà các bên có liên quan sẽ được quy trách nhiệm cụ thể. Đặc trưng của vận chuyển đường hàng không là hàng hóa có giá trị cao, thời gian vận chuyển nhanh chóng, cho nên rủi ro phát sinh sẽ gây ra tổn thất lớn. Do đó, đòi hỏi các bên tham gia phải cận trọng và hợp tác để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. II. Phân loại rủi ro 1. Rủi ro chủ quan Là tất cả những rủi ro phát sinh do lỗi chủ quan của một trong các bên liên quan trong quá trình giao nhận hàng hóa. Rủi ro chủ quan thường xảy ra do : ‐ Trình độ nghiệp vụ của nhân viên khi thực hiện nghiệp vụ chứng từ & nghiệp vụ giao nhận hàng hóa ‐ Khả năng ứng biến của nhân viên trước khó khăn, trục trặc phát sinh ‐ Khả năng và kinh nghiệp xử lý rủi ro Trong nhiều trường hợp, các bên có thể lường trước được một số rủi ro chủ quan có thể xảy ra để có những dự phòng về mặt thời gian & giải pháp. Rủi ro chủ quan hoàn toàn có thể hạn chế, cũng như khắc phục, tùy thuộc ý thuật kỹ luật của nhân viên và khả năng quản lý của các bên liên quan. Đề tài 9 – nhóm 4 Page 2 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân Rủi ro chủ quan thường không gây ra thiệt hại lớn hay tổn thất hàng loạt, và đa số đều có giải pháp để xử lý, ngay cả trong Quy định của Hải quan cũng có nhưng quy định xử phạt cụ thể cũng như những giải pháp khắc phục. 2. Rủi ro khách quan Là tất cả những rủi ro phát sinh do khách quan bên ngoài trong suốt quá trình giao nhận hàng hóa. Rủi ro chủ quan thường gặp : ‐ Tắt nghẽn giao thông ‐ Tai nạn ‐ Trộm cướp ‐ Thiên tai, động đất,… ‐ Chiến tranh, bạo động, đình công,… Rủi ro khách quan thường không thể đo lường trước cũng như rất khó có thời gian và giải pháp dự phòng trước. Trong nhiều trường hợp rủi ro khách quan gây thiệt hại hàng loạt cũng như tổn thất nặng nề cho một hoặc các bên liên quan. Giải pháp để hạn chế hay khắc phục rủi ro khách quan cũng vô cũng hạn chế. Thường thì các bên liên quan có thể mua BH hàng hóa để đề phòng. CHƯƠNG II : NHỮNG RỦI RO TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG & BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO I. Quy trình giao hàng hóa XK bằng đường hàng không, những rủi ro phát sinh và giải pháp hạn chế, khắc phục. 1. Quy trình giao hàng hóa XK Sơ đồ quy trình giao hàng hóa XK Đề tài 9 – nhóm 4 Page 3 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân (1) Nhà XK ký Hợp đồng ngoại (2a) Kiểm tra lịch bay, lấy booking notes (2b) Chuẩn bị hàng hóa, book phương tiện vận chuyển (3a) Chuẩn bị chứng (3b) Chuẩn bị hồ sơ xin các (3c) Đóng gói, từ : INV + Plist, TKHQ Chứng từ cần thiết khác (nếu có): dán shipping Giấy phép XK, kiểm tra Văn Hóa phẩm, kiểm tra VSATTP, kiểm tra chất lượng, kiểm dịch (4a) Khai HQ qua mạng (5c) Hàng khai ở HQ (5a)Trình hồ sơ giấy cho HQ (gồm TKHQ, (5b) Kiểm hàng (nếu KCN/ HQ tỉnh => kiểm INV, Plist và những chứng từ khác nếu hàng ở HQ mở TK (6) 6((Giao hàng hóa, TKHQ, Bộ chứng từ gốc kèm theo hàng cho Nhà chuyên chở/đại lý chuyên chở. (7a) Hàng hóa được đưa lên trạm cân, (7b) Gửi chứng từ đo hàng (gia cố kiện nếu cần thiết) cho Airline làm (8)Thanh lý HQ (gồm TKHQ + phiếu (9)Hàng hóa được (10) Hàng hóa đưa qua máy soi chờ lên máy Đề tài 9 – nhóm 4 Page 4 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân 2. Những rủi ro phát sinh trong quá trình giao hàng hóa XK & giải pháp khắc phục, hạn chế. (1) Khi nhà XK ký HĐNT, ‐ Nếu không kiểm tra cẩn thận các điều khoản, điều kiện trong HĐ có thể chịu thiệt hại như : ‐ Nhà XK có được phép XK hay không, ‐ Giao hàng trễ hạn do không đủ tài chính để SX, thu mua ‐ Không xin kịp, hoặc không xin được Giấy phép, C/O, CQ, hay các chứng thư khác như : Chứng nhận VSATTP, Kiểm dịch ĐV/TV, kiểm tra Văn Hóa Phẩm, Hun trùng, … do chưa kiểm tra kỹ trước khi ký HĐ (2) Lấy booking notes, ‐ Nếu không cẩn thận về thời gian closing time, sân bay đích đến, hay sân bay chuyển tải sẽ gây chậm trễ, hoặc sai sân bay đích đến. ‐ Chuẩn bị hàng hóa nếu không cẩn thận sẽ giao hàng thừa, thiếu, sai chất lượng đều bị phạt tùy theo mức độ sai xót. ‐ Cân hàng không cẩn thận sẽ bị lệch kg khi ra trạm cân ở Sân Bay, trường hợp này rất thường xuyên xảy ra, và rất nhiều trường hợp hàng lệch quá nhiều không thể đi kịp chuyến bay và phải chờ khai thay đổi bổ sung để đi chuyến sau. ‐ Book phương tiện không đúng, không chất lượng, có thể gây chậm trễ hoặc hư hỏng thất thoát hàng hóa. ‐ Hàng hóa XK, phải đóng gói, dán shipping mark cẩn thận, ghi chú xếp dỡ đầy đủ…nếu thiếu hoặc sai xót sẽ gây tổn thất hàng hóa, dẫn đến phải bồi thường cho đối tác. ‐ Có nhiều trường hợp đóng gói không cẩn thận, khi đến trạm cân, đo hàng hóa, phát hiện kiện hàng không đủ điều kiện phải gia cố và không phải lúc nào cũng có thể gia cố được, và chi phí khá cao. VD : … (3) + (4)Chuẩn bị hồ sơ và khai báo HQ, ‐ Là khâu quan trọng nhất, và thường xảy ra sai xót nhất. Tất cả thông tin trên TKHQ nếu sai xót đều gây ra hậu quả nghiêm trọng tùy theo mức độ, và gây chậm trễ tiến độ giao hàng. Đề tài 9 – nhóm 4 Page 5 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân ‐ Sai xót thường gặp như sai số & ngày Contract, số & ngày Invoice, sai tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, đơn vị tính, trị giá, số kiện, số kg, … thường là lấy thông tin của lô hàng cũ, hoặc lô hàng khác. ‐ Khai sai loại hình XK như XKD hoặc XĐT/KD, XSX hay XĐT/SX… ‐ Khai sai SB đi, hay sai SB đến,… ‐ Trong quá trình khai báo nếu phát hiện sai xót, có thể khai thay đổi bổ sung, nếu như không phát hiện sai xót, đến khi trình hồ sơ giấy bị HQ phát hiện thì quay về khai báo lại sẽ tốn nhiều thời gian hơn. ‐ Ngoài ra, có nhiều trường hợp không thể khai thay đổi bổ sung, chỉ có thể được khai thay đổi bổ sung với những trường hợp được cho phép trong TT128/BTC có hiệu lực từ cuối năm 2013. ‐ Chuẩn bị chứng từ để xin Giấy phép hay các chứng thư khác đều gây chậm trễ và thiệt hại. (5)Trình hồ sơ giấy cho HQ kiểm tra, ‐ Phải đầy đủ, chính xác, sắp xếp theo thứ tự quy định, nếu thực hiện không xác có thể gây chậm trễ. ‐ Kiểm hàng, cũng như khâu trình hồ sơ giấy cho HQ, đòi hỏi khả năng nghiệp vụ và kinh nghiệm của nhân viên giao nhận hiện trường, vì HQ có quyền chất vấn hay chuyển luồng TKHQ từ Xanh, Vàng sang Đỏ (nhưng không có chiều ngược lại) nếu thấy hàng hóa cần kiểm tra thực tế. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào khả năng ứng biến và kinh nghiệm hiện trường của nhân viên giao nhận. (6) Giao chứng từ, hàng hóa cho người chuyên chở/đại lý chuyên chở, ‐ Xem như đã hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên hàng hóa cần phải qua qua trạm cân và thanh lý HQ thì mới xem như an toàn. Cho nên nhân viên giao nhận hiện trường phải chờ hàng hóa thanh lý HQ xong, nhận TKHQ từ phía nhà nhà chuyên chở/đại lý chuyên chở, đề phòng hàng có lệch kg, bao bì không điều kiện,.. thì còn thời gian xử lý. ‐ Hiện tại, ở nước ta XK được khuyến khích nên thủ tục có phần nhanh chóng và ưu tiên hơn hàng NK, tuy nhiên do đặc thù hàng Air hạn chế về mặt thời gian, và những sai xót, chậm trễ điều gây thiệt hại. Do đó nhà NK Đề tài 9 – nhóm 4 Page 6 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân phải vô vùng cẩn thận trong suốt quy trình giao nhận hàng hóa XK đường hàng không, từ khâu ký HĐNT đến khi ra hàng đến SB. ‐ Từ khâu chuẩn bị chứng từ khai báo HQ và các chứng từ cần thiết khác, phải kiểm tra thật chặt chẽ, kiểm tra chéo thông tin với nhau, đảm bảo thông tin trên TKHQ và các chứng từ liên khác hoàn toàn chính xác, đúng và đủ, trường hợp thiếu khả năng hoặc chưa đủ kinh nghiệm trong xử lý chứng từ, có thể xin ý kiến cấp trên, tránh trường hợp sai lại càng sai. ‐ Khâu đóng gói hàng hóa phải đảm bảo đóng gói tốt, cân đo chính xác, cẩn thận, tránh trường hợp ước chứng kích thước và trọng lượng hàng dẫn đến khai hàng lệch trọng lượng thực tế, đồng thời ảnh hưởng đến việc sắp xếp phương tiện vận chuyển. Mặc dù, không có quy định cụ thể nào cho phép lệch trọng lượng, nhưng chênh lệch khoảng dưới 10% thì hàng hóa có thể được chấp nhận ở khâu thanh lý HQ. ‐ Trong suốt quá trình khai báo hàng ở Sân bay, nhân viên phụ trách XNK phải theo dõi, đảm báo hàng hóa đúng tiến độ và kịp thời xử lý nếu có trục trặc phát sinh, nhân viên hiện trường cũng phải cập nhật thông tin thường xuyên, và báo cáo kịp thời những khó khăn mà ở hiện trường không thể xứ lý ‐ Giao nhận hàng hóa XK là một quá trình các bên liên quan từ nhà XK đến nhà chuyên chở và nhà NK, phải phối hợp và hỗ trợ nhau để hạn chế rũi ro cũng như khắc phục để hạn chế thiệt hại cho các bên liên quan. II. Quy trình nhận hàng hóa NK bằng đường hàng không & những rủi ro phát sinh 1. Quy trình nhận hàng hóa NK Sơ đồ quy trình nhận hàng hóa NK Đề tài 9 – nhóm 4 Page 7 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân (1) Nhà NK ký HĐ ngoại thương (2a) Nhận thông báo hàng đến từ nhà chuyên chở / đại (2b) Chuẩn bị hồ sơ xin các lý chuyên chở, và nhận Bộ chứng photo (qua mail/fax) Chứng từ cần thiết khác (nếu có): Giấy phép NK, kiểm tra Văn Hóa phẩm, kiểm tra VSATTP, kiểm tra chất lượng, kiểm dịch (3) Khai HQ qua mạng (4) Đóng phí + Giấy giới thiệu để nhận Giấy (5b) Đóng phí lao vụ + Bill ủy quyền + Bill gốc + bộ chứng từ gốc gốc, nhận phiếu xuất kho (5a)Trình hồ sơ giấy cho HQ (gồm TKHQ, (6) Đối chiếu HQ kho (TKHQ INV, Plist, Bill, Giấy ủy quyền, và những + phiếu xuất kho) chứng từ khác nếu được yêu cầu (7a) Lấy hàng (7b) Kiểm hàng ra khỏi kho (7c) Hàng khai ở HQ KCN/ HQ tỉnh => làm (8) Thanh lý thủ tục niêm phong, HQ cổng di lý hàng về kiểm hàng ở HQ mở TK Đề tài 9 – nhóm 4 Page 8 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân 2. Những rủi ro phát sinh trong quá trình giao hàng hóa NK & giải pháp hạn chế, khắc phục. (1) Nhà NK ký HĐNT ‐ Phải kiểm tra xem có được phép NK, hay có thể xin được GP hay các chứng từ được yêu cầu khác theo đúng tiến độ, nếu không sẽ nhận hàng chậm trễ. VD : Được phép NK những mặt hàng nào,… ‐ Có đủ khả năng thanh toán đúng hạn cho HĐ, nếu không đối tác không giao hàng đúng hạn, chi phí sẽ phát sinh. ‐ Sắp xếp nhận sự khai báo HQ và nhận hàng đúng thời hạn tránh phí lưu kho và các chi phí phát sinh khác. (2) Nhận bộ chứng tư gồm Bill, INV, PList để chuẩn bị hồ sơ khai báo HQ. ‐ Nếu không kiểm tra chứng từ với HĐNT, có thể khai sai thông tin do với thực tế hàng, vì đôi khai hàng về thực tế ít hơn HĐ, hoặc nhà XK gửi hàng thêm mà không thông báo. Do đó không kiểm tra kỹ thông tin khi khai hàng đôi khi DN bị vi phạm khi kiểm tra hàng thực tế. ‐ Nếu Bill hàng hóa có sai xót cần chỉnh sửa nhưng không phát hiện kịp thời, và khai HQ trước khi chỉnh manifest (gồm cả hàng đường biển) sẽ bị phát rất nặng, ảnh hưởng đến quyền lợi của DN sau này, như ân hạn miễn kiễm hàng, ân hạn ưu đãi thuế,… ‐ Chuẩn bị hồ sơ để xin Giấp phép hoặc các chứng thư khác nếu không cẩn thận, sai xót hay thiếu thông tin cũng gây ra chậm trễ. VD : Hàng về 110 cái, nhưng khi chuẩn bị hồ sơ xin Giấy phép tự động chỉ có 101 cái, khi nhận được GP tự động sẽ không nhận được hàng. Đề tài 9 – nhóm 4 Page 9 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân (3) Khai HQ qua mạng ‐ Nếu khai không chính xác những thông tin trên TKHQ sẽ gây khó khăn, chậm trễ khi nhận hàng, đôi khi lại gây ảnh hưởng đến thanh toán cho lô hàng. VD :… ‐ Sân bay TSN hiện có hai kho nhận hàng NK là kho TCS & kho SCSC, nếu khai sai mã kho nhận hàng thì bắt buộc phải khai thay đổi bổ sung, và đợi duyệt TK bổ sung phải mất ít nhất 1 ngày. ‐ Đối với hàng nhập kinh doanh, nếu khai không đủ thông tin hàng hóa như nhãn hiệu, công suất, model,…nói chung là những thông tin gây ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa, hay khai không chính xác mã HS, HQ sẽ yêu cầu khai bổ sung, và tiến độ nhận hàng sẽ chậm lại ít nhất 1 ngày. ‐ Theo TT128 năm 2013 có cho phép DN tham khao ý kiến HQ trước khi khai báo về tên hàng mã HS, tuy nhiên thủ tục này mất hơn một tháng, cho nên hiếm khi DN nào chọn giải pháp này. (4) Khi nhận bộ chứng từ gốc, Bill ‐ Nếu không kiểm tra thông tin trên Giấy ủy quyền, có thể không nhận được hàng mà phải quay lại yêu cầu nhà chuyên chở/đại lý chuyên chở chỉnh sửa. (5) Trình hồ sơ giấy cho HQ ‐ Hiện nay, toàn quốc đã áp dụng phần mềm khai báo HQ điện tử E‐cus4, mạng sẽ tự động duyệt TK, phân luồng. Có những chứng từ mà khi phản hồi trên phần mềm không yêu cầu, nhưng khi trình hồ sơ giấy sẽ phải xuất trình. Nếu DN không biết trước hoặc thiếu kinh nghiệm, sẽ phải bị từ chối hồ sơ và phải quay về chuẩn bị. Đề tài 9 – nhóm 4 Page 10 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân VD1 : Theo thông tư 01 về hóa chất độc hại, một số loại phải Xin giấy phép tiền chất, hoặc một số loại phải khai báo với cục hóa chất mỗi lô hàng, và phải trình bản gốc khi khai hàng. VD2 : Theo QĐ 50 của Thủ tướng Chính Phủ, một số mặt hàng phải kiểm tra CLNN trước khi mở TK, và phải có kết quả mới thông quan hàng theo điều 27 của TT 128, nếu DN không nắm rõ quy định, sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị chứng từ. (6) (7) DN nhận hàng nếu không kiểm tra kỹ hàng thiếu thừa, mất mác, hư hỏng,.. khi không khiếu nại kịp thời với kho vận sẽ gây thiệt hại cho DN. VD : Hàng thiếu, hàng thất lạc, nhầm hàng. Việt Nam chúng ta là nước nhập siêu, nên NK không được ưu tiên, bên cạnh đó hệ thống văn bản pháp lý vô cùng phức tạp và đôi khi chồng chéo lên nhau. Ngoài ra, nhà nước còn dùng một số rào cản thuế quan, rào cản kỹ thuật như cấm nhập hàng cũ, hay một số hàng hóa phải dán nhãn năng lượng, để hỗ trợ chính sách vĩ mô của nhà nước. Do đó nhà NK cần cập nhật thông tin thường xuyên, để không bị ách tắt trong khâu khai báo HQ, nhằm hạn chế phát sinh phí cho DN. CHƯƠNG III : MỘT SỐ TRANH CHẤP TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG & BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. Một số tranh chấp trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không 1. Trường hợp 1, tranh chấp giữa nhà chuyên chở và người gửi hàng. Công ty A chuyên kinh doanh sản phẩm đá xây dựng. Họ có thương lượng gửi một lô mẫu cho một đối tác ở Seoul, Hàn Quốc. Chi tiết lô hàng như sau : ‐ Tên hàng : Sản phẩm đá Granite ốp lát, hàng mẫu ‐ STONE (GRANITE ‐ 60x90x3cm) ‐ Số lượng : 2 tấm = 2 Kiện = 100.00 kgs (GW) Đề tài 9 – nhóm 4 Page 11 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân ‐ Hàng xuất theo điều kiện Exw Tp. Hồ Chí Minh, không thanh toán. Do đó, nhà chuyên chở ở VN ‐ Forwarder B ‐ sẽ làm tất cả thủ tục để giao hàng đến nhà NK ở Korea. Lô hàng này được khai HQ theo loại hình Phi Mậu dịch, hàng mẫu. Trước khi chuẩn bị hồ sơ khai báo HQ, Forwarder B liên hệ công ty A để lấy thông tin, chi tiết để chuẩn bị TKHQ, và yêu cầu Giấy phép XK của lô hàng này. Công ty A cho rằng đây chỉ là lô hàng mẫu nên không cần phải trình Giấy phép. Forwarder B trình hồ sơ khai HQ ở HQ SB Tân Sơn Nhất, và được yêu cầu bổ sung Giấy Phép. Forwarder B phản hồi thông tin cho Công ty A và nhận được sự phàn nàn về nghiệp vụ khai báo HQ của Forwarder B không chuyên nghiệp vì Cty A đã từng xuất hàng rất nhiều lần mà không xảy ra những phát sinh thế này. Trong khi đó, đối tác của Forwarder B ở Korea, không ngừng hối thúc giao hàng càng sớm càng tốt. Forwarder B viết mail cập nhật thông tin cho cho đối tác bên Korea tình trạng thực tế của lô hàng. Có lẽ, nhận được thông tin yêu cầu của nhà NK phía Korea, nên cty A đồng ý cung cấp Giấy phép XK (sao y công chứng). Do lô hàng rất gấp nên Forwarder B cho nhân viên nhận chứng từ rồi giao ngay cho giao nhận hiện trường ờ SB, chưa kịp kiểm tra hồ sơ. Giấy phép XK được bổ sung cũng không đủ điều kiện để XK, HQ Sân bay TSN yêu cầu bổ sung hóa đơn GTGT mua nguyên liệu của lô hàng XK nêu trên (bản photo sao y công ty A và bản chính đối chiếu). Nhận được thông tin phản hồi của Forwarder B, nhưng công ty A không thể cung cấp kịp thời hóa đơn GTGT bản chính, vì chứng từ này đang ở nhà máy ở Bình Thuận, không đáp ứng được tiến độ giao hàng. Forwarder B tiếp tục cập nhật thông tin cho đối tác của mình bên Korea, trong khi chờ đợi thông tin của Cty A. Trong lúc công ty A đang loay hoay tìm cách gửi hóa đơn GTGT bản gốc vào Tp. HCM thì đối tác bên Korea đã quyết định hủy lô hàng này. Về phí Forwarder B : Đề tài 9 – nhóm 4 Page 12 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân thiệt hại về tiền bạc của lô hàng này không nhiều, chỉ là chi phí chứng từ và chi phí đi lại do Forwarder B chịu, vì hàng hóa vẫn chưa vận chuyển ra SB. Tuy nhiên, họ bị phàn nàn rất nhiều từ phía đối tác bên Korea, uy tín của họ ít nhiều đã bị ảnh hưởng. Sau này, nếu đối tác bên Korea muốn hợp tác với Forwarder B, đặc biệt cho những lô hàng mục tiêu, hay những lô hàng lớn, họ sẽ phải cân nhắc rất nhiều. Ngoài ra, Forwarder B còn bị Airline phàn nàn vì liên tục book chỗ nhưng lại hủy do không hoàn thành kịp thủ tục HQ. Nếu trong tương lai, nếu Forwarder B cần giữ chỗ cho những lô hàng thật sự gấp thì Airline cũng khó mà tin tưởng để dành chổ cho Forwarder B trong những lúc hàng hóa vào mùa cao điểm. Nguyên nhân là do ban đầu, BP Operation của Forwarder B báo giá thủ tục không tham khảo ý kiến của BP Logictics nên Forwarder B không có ghi chú những chứng từ cần thiết khi làm thủ tục HQ xuất khẩu mặt hàng này. Theo Thông tư 04/2012/TT‐BXD ngày 20 tháng 09 năm 2012, có quy định rõ ở Điều 5, mục 3, ‐ khoản a : Đối với doanh nghiệp tự khai thác và chế biến khoáng sản hoặc được ủy quyền khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác khoáng sản và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản. Trường hợp, đơn vị khai thác khoáng sản chưa có nhà máy chế biến phải bổ sung giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến của đơn vị đã được thuê chế biến khoáng sản và hợp đồng thuê chế biến khoáng sản. ‐ khoản b : Đối với doanh nghiệp mua khoáng sản để chế biến xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán. Về phí Công ty A : Họ đã đã là nhà XK chuyên nghiệp mặt hàng này, nhưng hhọ không hợp tác với Forwarder B để hoàn thành nhanh chóng thủ tục gửi lô hàng. Nhìn một cách phiến diện, họ không bị tổn thất về mặt tiền bạc nhưng việc gián tiếp làm chậm trễ và không gửi được lô hàng đã làm cho họ mất đi cơ hội kinh doanh, giảm đi uy tín trên thường trường, chưa kể đối tác bên phía Korea là một nhà NK vô cùng tiềm năng Đề tài 9 – nhóm 4 Page 13 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân cho mặt hàng này. Điều này rõ ràng đã gây thiệt hại nặng nề cho một doanh nghiệp XK muốn vươn mình ra thế giới. 2. Trường hợp 2, tranh chấp giữa nhà chuyên chở và người gửi hàng được chỉ định. Công ty A ở là DN Việt Nam chuyên gia công hàng may mặc cho một Cty ở Mỹ. Cty A book chỗ ở một Forwarder B và nhờ Forwarder B làm thủ tục thanh lý hàng ở Sân bay cho họ. Họ có một lô hàng xuất chi tiết như sau : ‐ Mặt hàng : Áo voan nữ. ‐ Số lượng : 25 kiện = 500.00kg (GW) ‐ Điều kiện xuất hàng FCA TSN Airport Hàng khai ở HQ Phú Yên, TKHQ luồng vàng, miễn kiểm. Cty A gửi TKHQ và hàng hóa cho Forwarder B để làm thủ tục giao hàng ở Sân Bay TSN. Khi hàng qua trạm cân thì trọng lượng thực tế hàng hóa là 380.00 kg (GW) lệch 120kg so với TKHQ (lệch trên 20%). Do đó không thanh lý TKHQ được, nghĩa là hàng hóa không đi được chuyến bay này, dù Forwarder B đã tìm mọi cách. Cty A phải gửi hàng hóa vào kho, đóng phí lưu kho, chờ bổ sung Biên bản bàn giao từ HQ Phú Yên & TKHQ bỏ vào phong bì có niêm phong HQ Phú Yên, Biên Bản bàn giao ghi rõ hàng hóa 380.00 kg (GW), và hàng hóa chờ đi chuyến tiếp theo, do TKHQ ở Phú Yên vẫn còn ghi tay trên mẫu TKHQ điện tử có mã vạch, vẫn xem là TKHQ khai thủ công, bắt buộc phải có Biên Bàn Giao của HQ bàn giao. Cty A phàn nàn công ty Forwarder B không tư vấn cho họ trước, vì những lô hàng ở cảng họ vẫn là TKHQ ghi tay, nhận hàng ở tất cả các cảng bình thường. Thực tế, nếu hàng không lệch kg quá nhiều, vẫn có thể yêu cầu HQ Phú Yến fax Biên Bản bàn giao vào HQ sân bay TSN, và bổ sung BBBG gốc sau, nhưng hàng lệch trên 20% nên HQ không giải quyết cho hàng đi. II. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ những rủi ro phát sinh. Đề tài 9 – nhóm 4 Page 14 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân Đề tài 9 – nhóm 4 Page 15 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân Đề tài 9 – nhóm 4 Page 16 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân Đề tài 9 – nhóm 4 Page 17 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân Đề tài 9 – nhóm 4 Page 18 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân Đề tài 9 – nhóm 4 Page 19 Những rủi ro trong giao nhận hàng hóa XNK đường hàng không GV : ThS Ngô Thị Hải Xuân Đề tài 9 – nhóm 4 Page 20

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net