Phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 2010 [full]

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phân tích quá trình đô thị hóa thị xã sông công tỉnh thái nguyên giai đoạn 1985 2010 [full]

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ******** NGUYỄN THỊ HỒNG XUÂN PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỊ XÃ SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1985 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ******** NGUYỄN THỊ HỒNG XUÂN PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỊ XÃ SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1985 - 2010 Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 06 13 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HOC: TS. VŨ NHƢ VÂN Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Phân tích quá trình đô thị hóa Thị xã Sông Công giai doạn 1985-2010” được thực hiện từ tháng 12/2010 đến tháng 7/2011. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lí. Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, ngày 1 tháng 8 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Xuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, khoa Địa lí cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Như Vân - giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, người đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để tác giả hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND Thị xã Sông Công cùng các cơ quan và các ban ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê Thái Nguyên và các phòng ban tại UBND Thị xã Sông Công đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tài liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Xin tri ân những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 1 tháng 8 năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Khái quát tình hình nghiên cứu .................................................................. 2 3. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài .......................................... 5 6. Đóng góp mới của luận văn........................................................................ 7 7. Cấu trúc luận văn ………………………………………………………... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1. Cơ sở nhận thức luận về phƣơng pháp phân tích ………………….. 8 1.1.1. Nhận thức luận .................................................................................... 8 1.1.2. Một số phương pháp phổ dụng trong phân tích quá trinh …………... 10 1.2. Cơ sở lí luận về đô thị hóa …………………………………………... 12 1.2.1. Khái niệm đô thị hóa ………………………………………………… 12 1.2.2. Các kiểu đô thị hóa ………………………………………………….. 14 1.2.3 Đặc điểm cơ bản của quá trình đô thị hóa …………………………… 14 1.2.4. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội ……………… 16 1.2.5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa …………… 17 1.3. Đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam ……………………………... 19 1.3.1. Trên thế giới ………………………………………………………… 19 1.3.2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam ……………………………………. 22 1.3.3. Khái quát quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên …………………. 25 Tiểu kết chương ............................................................................................ 30 Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỊ XÃ SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2010 31 2.1. Nhân tố môi trƣờng địa lí .................................................................... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.1.1. Vị trí địa lí …………………………………………………………... 31 2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ……………………….. 33 2.1.3. Sự biến động về sử dụng tài nguyên đất TX Sông Công ................... 36 2.2. Nhân tố lịch sử ……………………………………………………….. 39 2.2.1. Lịch sử hình thành TX Sông Công như một đô thị ............................. 39 2.2.2. Sự hình thành và phát triển KCN Sông Công, các cụm công nghiệp và hệ thống cơ sở công nghiệp ……………………………………………. 40 2.3. Nhân tố dân cƣ, xã hội ………………………………………………. 45 2.4. Nhân tố kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế …………………. 52 2.5. Nhân tố cơ sở hạ tầng và qui hoạch kiến trúc đô thị ………………. 57 2.5.1. Hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật ……………………………....... 57 2.5.2 Hệ thống công trình hạ tầng xã hội …………………………….......... 60 2.5.3. Kiến trúc và cảnh quan đô thị ………………………………………. 62 2.6. Đánh giá chung về quá trình đô thị hóa ở TX Sông Công ………… 62 2.6.1. Những mặt tích cực và hạn chế của quá trình ĐTH ở TX Sông Công. 62 2.6.2.Phân tích theo SWOT và các lựa chọn mô hình phát triển.................. 65 Tiểu kết chương …………………………………………………………… 66 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG ĐẾN NĂM 2020. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT 68 3.1 Căn cứ xây dựng định hƣớng đẩy mạnh quá trình đô thị hóa ở thị xã Sông Công đến năm 2020 ...................................................................... 68 3.1.1Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 68 3.1.2.Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 68 3.1.3. Định hướng phát triển của tiểu vùng động lực chủ đạo trong không gian sản xuất lãnh thổ Thái Nguyên dến năm 2010 ...................................... 69 3.1.4. Điều chỉnh quy hoạch chung TX Sông Công ..................................... 70 3.1.5. Kết quả nghiên cứu phân tích SWOT theo các nhân tố ảnh hưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v đến quá trình ĐTH TX Sông Công giai đoạn 1986 – 2010 ........................... 71 3.2. Định hƣớng đô thị hóa ở thị xã Sông Công đến năm 2020 ............... 71 3.2.1 Định hướng chức năng đô thị .............................................................. 71 3.2.2 Định hướng kinh tế - xã hội đô thị ....................................................... 72 3.2.2.1 Dân số và lao động .......................................................................... 72 3.2.2.2. Qui hoạch sử dụng đất ..................................................................... 72 3.2.2.3 Qui hoạch phát triển kinh tế đô thị ................................................... 75 3.2.3. Định hướng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị .......................................... 77 3.2.4. Định hướng kiến trúc cảnh quan đô thị ............................................... 82 3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh đô thị hóa ở TX Sông Công ................. 83 3.4. Phấn đấu hoàn chỉnh các chỉ tiêu đô thị loại III trực thuộc tỉnh ...... 87 3.4.1. Lí do và sự cần thiết …………………………………………………. 87 3.4.2. Chiến lược phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu và phát triển đô thị xanh cho TX Sông Công ………………………………………. 88 Tiểu kết chương ............................................................................................ 90 KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 94 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCN cụm công nghiệp CNH-HĐH công nghiệp hóa - hiện đại hóa DA dự án DS dân số DT diện tích ĐTH đô thị hóa KCN khu công nghiệp KT-XH kinh tế - xã hội PTBV phát triển bền vững QL quốc lộ TL tỉnh lộ TT thị trấn TX thị xã TP thành phố ĐTH đô thị hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1.Tỉ lệ dân số đô thị của các nhóm nước năm 1970, 1990, 2025(%)... 21 Bảng 1.2. Phân bố đô thị theo các vùng lãnh thổ của Việt Nam năm 2009… 24 Bảng 1.3. Hiện trạng dân số và ĐTH tỉnh Thái Nguyên 2000 -2010 ………. 27 Bảng 1.4. Hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên ……………………. 29 Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất TX Sông Công giai đoạn 1995 – 2010 ……… 36 Bảng 2.2. Cơ cấu đất nội thị ở TX Sông Công giai đoạn 2000- 2010 ……… 38 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu của KCN Sông Công I ……………………………... 43 Bảng 2.4. Các cụm công nghiệp ở TX Sông Công ……………………….. 44 Bảng 2.5. Số lượng và mật độ các cơ sở công nghiệp ở TX Sông Công ….. 44 Bảng 2.6. Qui mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên, mật độ dân số ……………. 45 Bảng 2.7 Quy mô và tỉ lệ dân số nội thị, ngoại thị …………………………. 46 Bảng 2.8 Mật độ dân số nội / ngoại thị TX Sông Công ……………………. 48 Bảng 2.9 Mật độ dân số nội thị TX Sông Công(cách tính của Bộ Xây Dựng) 49 Bảng 2.10.Cơ cấu lao động của TX Sông Công qua các năm (%) ………… 51 Bảng 2.11.Tổng GDP của địa phương …………………………………… 53 Bảng 2.12. Bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 1995 – 2010) ……. 53 Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật ………….. 59 Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu hệ thống công trình hạ tầng xã hội …………….. 61 Bảng 2.15. Phân tích SWOT (các mặt mạnh-yếu (S-W)/cơ hội-thách thức (O - T) theo các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa TX Sông Công 65 Bảng 3.1. Cơ cấu đất đô thị đến năm 2020 ..................................................... 73 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế TX Sông Công đến năm 2020 ................... 75 Bảng 3.3. Đánh giá các chỉ tiêu đô thị loại 3 cho TX Sông Công ………….. 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang 1. Các bản đồ Hình 2.1. Bản đồ hành chính TX Sông Công ……………………………. 32 Hình 2.2. Sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng ........................................... 34 Hình 2.4. Bản đồ quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Thái Nguyên ………. 41 Hình 2.10. Bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị Thị xã Sông Công ................ 63 Hình 3.1. Bản đồ tổ chức sản xuất không gian lãnh thổ Thái Nguyên đến năm 2020 ........................................................................................................ 70 Hình 3.2. Bản đồ định hướng phát triển không gian ..................................... 84 2. Các biểu đồ Hình 1.1: Biến động dân số và tỉ lệ dân số đô thị thế giới ………………… 20 Hình 1.2. Tỉ lệ tăng dân số đô thị của hai nhóm nước ……………………... 22 Hình 1.3. Quy mô và tỉ lệ dân số đô thị Việt Nam thời kỳ 1930 – 2009 ….. 23 Hình 2.3. Qui mô và tỉ lệ diện tích đất nội thị ở TX Sông Công …………… 37 Hình 2.5 Biến động dân số nôi / ngoại thị giai đoạn của TX Sông Công …. 46 Hình 2.6. Tốc độ tăng dân số trung bình năm của khu vực đô thị và khu vực nông thôn giai đoạn của thời kì 1985 – 2010 ………………………….. 47 Hình 2.7. Chuyển dịch cơ cấu lao động nội thị giai đoạn 1995 – 2010 ……. 52 Hình 2.8. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thị …………………….. 52 Hình 2.9.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TX Sông Công, giai đoạn 1995-2010 54 Hình 3.2. Một số chỉ tiêu đô thị hóa ở TX Sông Công đến năm 2020 .......... 72 Hình 3.3. Đồ thị ra-đa thể hiện các điểm lõm / lồi so sánh các yếu tố đánh giá đô thị loại 3 - TX Sông Công năm 2010 ………………………………. 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Từ những năm đầu thập kỉ 60 thế kỉ XX, cùng với công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, miền Bắc nước ta bắt đầu quá trình đô thị hóa, hình thành mạng lưới đô thị, góp phần thay đổi bộ mặt các địa phương, đặc biệt là ở Trung du miền núi Bắc Bộ. Quá trình này chững lại trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Từ năm 1986, công cuộc đổi mới được Đảng ta khởi xướng, nền kinh tế chuyển động mạnh theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1996, nước ta bước vào công nghiệp hóa với tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, định hướng hiện đại. Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự đẩy nhanh hơn nữa quá trình tái đô thị hóa ở các tỉnh miền Bắc cũng như trên phạm vi toàn quốc. Thực trạng nói trên thể hiện rất rõ đối với thành phố Thái Nguyên, một trung tâm công nghiệp nặng trong bản đồ kinh tế phía bắc đất nước. Nhờ những thành tựu phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng, TP Thái Nguyên đã trở thành đô thị loại I - một niềm tự hào đối với các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Cùng với TP Thái Nguyên, TX Sông Công đã có những bước tiến quan trọng trong sự đổi mới từ mô hình đô thị hóa thời kì kế hoạch hóa tập trung chuyển đổi sang mô hình đô thị hóa kiểu mới trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến năm 2010, TX Sông Công đi trọn quãng đường một phần tư thế kỉ qua (1986 – 2010) xây dựng và phát triển khá thành công. TX Sông Công ngày nay đang trên đà phát triển, trở nên khang trang, to đẹp hơn; nhưng đến lúc phải nhìn nhận, đánh giá tổng kết trên cơ sở phân tích quá trình đô thị hóa một cách khách quan và khoa học. Và điều này cũng thôi thúc các nhà kinh tế nói chung và các nhà địa lí nói riêng phải vào cuộc đúc kết kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa TX Sông Công phát triển theo hướng bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Trong tinh thần nói trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Phân tích quá trình đô thị hóa Thị xã Sông Công giai đoạn 1985 – 2010” Đề tài nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Địa lí Trường ĐHSP Thái Nguyên, các ban ngành thuộc UBND TX Sông Công, sự hướng dẫn khoa học trực tiếp của TS Vũ Như Vân, cũng như sự động viên hỗ trợ của gia đình và các bạn đồng nghiệp. 2. Khái quát tình hình nghiên cứu Vấn đề đô thị hóa (ĐTH) được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm nghiên cứu từ lâu, trong đó có các nhà khoa học Địa lí. Ở Liên Xô (cũ), từ ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nghiên cứu về địa lí thành phố, về quá trình ĐTH và việc tổ chức mạng lưới quần cư đã được đề cập tương đối sâu. Các nghiên cứu đó đi từ hướng phân tích những khía cạnh kinh tế, lịch sử các thành phố lớn đến nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ nội tại của thành phố. Tiêu biểu là một số tác phẩm như: “Quần cư trong các đầu mối công nghiệp” và “Quy hoạch các thành phố và các vùng” (1964) của V.G.Đavidovicts (1960); ngoài ra còn có một số chuyên gia khác như B.X.Khorev, Yu.L.Pivovarov… Ở các nước phương Tây có nhiều lý thuyết về ĐTH, trong đó có một số tác giả như: Pie. George, J.Gottman, đặc biệt là cuốn “Khái niệm địa lí đô thị” của J.Beaujeu Garrnier và G.Chabot, cuốn “Nghiên cứu địa lí đô thị” của Harold Carter. Vấn đề ĐTH cũng trở thành mối quan tâm của nhiều tổ chức trên thế giới (UNESCO, UNDP, IMF), và tất cả các quốc gia trên thế giới coi ĐTH là con đường để phát triển KTXH. Nước ta hiện nay đang đẩy mạnh CNH - HĐH, chính vì vậy những nghiên cứu mang tính định hướng cho sự phát triển mạng lưới đô thị các cấp trở nên cần thiết. ĐTH trở thành mối quan tâm của của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực: quy hoạch lãnh thổ, kinh tế học, địa lí học….sự hợp tác này cho ra đời nhiều chương trình khoa học, tiêu biểu là chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 mã số 28A về xây dựng cơ sở khoa học và tổ chức mạng lưới điểm dân cư ở Việt Nam đến năm 2005. Tại quyết định số 10/1998/QĐ - TTG ngày 23/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng quy hoạch tổng thể và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020”, xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đô thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng, đây là cơ sở cho sự phát triển mạng lưới đô thị các cấp ở nước ta cho tới nay. Ở cấp vĩ mô, các công trình nghiên cứu về đô thị lớn ở nước ta cũng được đề cập trong các công trình như: “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường cùng các đồng tác giả (1995) [13]; Đô thị Việt Nam, tập I, II. (NXB Xây dựng) [2]. Các công trình nghiên cứu có giá trị về lí luận và thực tiễn đô thị hóa ở Việt Nam: Kinh tế đô thị và vùng (Trần Văn Tấn, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2006) [14]; Địa lí đô thị (Phạm Thị Xuân Thọ, NXB Giáo dục, 2008) [15]; Địa lí các tỉnh / thành phố Việt Nam ( Lê Thông và nnk, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2010) [16]. Những nội dung cơ bản về địa lí đô thị Việt Nam đề cập trong Địa lí KTXH đại cương (Nguyễn Minh Tuệ & nnk, NXB ĐHSP Hà Nội, 2005) [17]. Liên quan đến nội dung đề tài còn có hai luận án : Phân tích quá trình đô thị hóa ở TP Hải Phòng giai đoạn 1985- 2007,(Vũ Thị Chuyên, luận án Tiến sĩ, 2007) [9]; Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống kinh tế xã hội nông thôn Vĩnh Phúc (Trương Thị Dung, Luận văn Thạc sĩ, 2009) [10]. Các tác giả đã đánh giá, làm nổi bật sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, sự tích tụ các chức năng đô thị vào các thành phố đầu mối và sự lan tỏa ra các vùng lân cận. Ngược lại, ĐTH và sự phát triển mạng lưới đô thị có vai trò quan trọng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Về đề tài có các công trình liên quan trực tiếp như : Địa lí Tỉnh Thái Nguyên, NGND Trịnh Trúc Lâm (chủ biên),2006 [12], Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam do GS Lê Thông chủ biên (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2010) [16]. Các nguồn số liệu có độ tin cậy cao để nghiên cứu TX Sông Công : Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên các năm 1995, 2000, 2005, 2008, 2010. Niên giám Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 thống kê thị xã Sông Công giai đoạn 1990-2000, giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2005-2010 [6]; Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã Sông Công lần thứ IV, V, VI, VII [11]. Quan trọng hàng đầu đối với nghiên cứu quá trình đô thị hóa TX Sông Công là các tài liệu : Đề án đề nghị công nhận TX sông Công là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Thái Nguyên [19], Báo cáo tổng hợp hoạt động của khu công nghiệp Sông Công I giai đoạn 2000-2010. (Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên) [1]; Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên (Bộ Xây dựng, Hà Nội, 2010) [5]; Bộ tiêu chí xây dựng đô thị mới của Việt Nam, (Bộ Xây dựng, Hà Nội, 2010) [4]. Một số văn bản quan trọng đối với nghiên cứu quá trình đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên: Qui hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 và tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Đề án đề nghị công nhận Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, Quy hoạch hệ thống điểm đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Báo cáo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2007. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên các năm 1995, 2000, 2005, 2010 [7/20/22/23/24/25]. Nhìn nhận một cách tổng quan, các nguồn tư liệu về quá trình ĐTH Thị xã Sông Công giai đoạn 1985 – 2010 là phong phú, có độ tin cậy cao. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở sử dụng các nguồn tư liệu gốc đó phục vụ mục đích nghiên cứu TX Sông Công để trên cơ sở đó làm sâu sắc và phong phú hơn đặc điểm đô thị hóa thời kì chuyển đổi mô hình kinh tế từ hệ thông kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN theo hướng phát triển bền vững 3. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Dựa trên tổng quan cơ sở lí luận về ĐTH để phân tích quá trình ĐTH của TX Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Sông Công, từ đó nêu định hướng và một số giải pháp để thực hiện định hướng ĐTH ở TX Sông Công theo hướng phát triển bền vững. 3.2 Nhiệm vụ Tổng quan những vấn đề lí luận về ĐTH trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở phân tích nhóm các nhân tố, các tiêu chí đã lựa chọn để rút ra nhận định chung về quá trình ĐTH ở Thị xã Sông Công. Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp về việc hoàn thiện quản lí đô thị TX Sông Công theo hướng phát triển bền vững hơn. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: Những phân tích về quá trình ĐTH và tác động tới đời sống KT-XH trong giai đoạn 1985 – 2010. Những định hướng giải pháp phát triển đô thị có đề cập tới thời gian đến năm 2020. Về tư liệu: Dựa trên các số liệu thống kê kinh tế, các kết quả điều tra quy mô lớn, các báo cáo của những ban ngành liên quan. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 5.1 Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống không gian lãnh thổ: Bất cứ đối tượng địa lí KT - XH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định, do đó quan điểm hệ thống không gian lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí. Quá trình ĐTH cũng vậy, nó có sự khác biệt rõ rệt giữa các địa phương về tốc độ, quy mô, chức năng, hiện trạng phát triển… và tác động tới sự phát triển KTXH từng địa phương. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTH ở Thị xã Sông Công, lợi thế so sánh của nó trong mạng lưới đô thị cả nước. -Quan điểm lịch sử: Khi nghiên cứu một đối tượng địa lí, phải chú ý tới sự hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 thành, phát triển của đối tượng đó trong quá khứ, như vậy mới hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng đó ở hiện tại và lí giải được nguồn gốc của chúng. Vận dụng quan điểm này vào đề tài cần xem xét quá trình ĐTH cũng như những tác động của nó tới KTXH trong suốt quá trình kể từ khi thành lập tới nay. - Quan điểm thực tiễn: Thực tiễn là nguồn gốc, là mục tiêu, là động lực, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học. Bản thân ĐTH là một quá trình thực tiễn. Quan điểm thực tiễn giúp cho đề tài có tính hiện thực, và từ thực tiễn quá trình ĐTH có sự khái quát tìm ra quy luật phát triển của chúng, bổ xung cho lí thuyết khoa học về ĐTH. - Quan điểm phát triển bền vững: Đây vừa là quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra những giải pháp phát triển mạng lưới đô thị một cách hợp lí, để hệ thống đô thị trở thành hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của các vùng xung quanh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do nó gây ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc để đảm bảo tính chính xác của thông tin; đồng thời phân tích xử lí các số liệu thu thập được nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu địa bàn. Xuất phát từ bản đồ gốc (bản đồ hành chính), các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các bản đồ, biểu đồ mới để phản ánh các đặc điểm không gian - thời gian của các thành phần. - Phương pháp thực địa, chuyên gia: Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã đi thực tế khảo sát, quan sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn những người có trách nhiệm trong các cơ quan quản lý nhà nước. Qua kết quả điều tra thực tế đối chiếu lại một số nhận định, kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Phương pháp phân tích SWOT : Khung phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận và ra quyết định hợp lý. Khung phân tích SWOT được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính tương ứng với 4 nội dung chính: Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O) và Nguy cơ (T) – gọi chung là phân tích SWOT, trên cơ sở đó lược chọn mô hình chiến lược làm cơ sở luận chứng cho các giải pháp phát triển. 6. Cấu trúc luận văn Nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương : Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa Thị xã Sông Công giai đoạn 1985-2010. Chương 3 : Định hướng đô thị hóa ở TX Sông Công đến năm 2020. Một số giải pháp và đề xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở nhận thức luận về phƣơng pháp phân tích 1.1.1. Nhận thức luận Quá trình ĐTH là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố và yếu tố tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội. Điều đó đòi hỏi phải sự có mặt của Phương pháp nghiên cứu phân tích hệ thống các đối tượng (hiện tượng, quá trình) bằng việc vạch ra cấu trúc, các quy luật vận động và phát triển của nó với tính cách là một hệ thống rồi phân tích hệ thống đó. Phân tích hệ thống gồm: (i) Xác định rõ những yếu tố, những bộ phận bên trong hệ thống với những cái bên ngoài hệ thống (môi trường), các yếu tố, các bộ phận cấu thành hệ thống. (ii) Phân chia hệ thống thành các hệ con, phân tích vị trí, chức năng của chúng trong hệ thống, chú ý đến thứ bậc trong cấu trúc của hệ thống. (iii) Nghiên cứu đầy đủ cả những mối liên hệ giữa các yếu tố, hệ con của hệ thống và những mối liên hệ giữa hệ thống với môi trường (liên hệ cấu trúc, liên hệ tác động, liên hệ điều khiển...), mỗi loại liên hệ ấy có vị trí và chức năng nhất định trong một cấu trúc cụ thể. (iv) Thông qua việc phân tích các mối liên hệ bên trong và bên ngoài hệ thống, nghiên cứu phương thức tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành hệ thống, giữa hệ thống với môi trường tìm ra tính chỉnh thể (thuộc tính) của hệ thống. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất của phân tích hệ thống. (v) Để nhận thức hoạt động, nhất là hoạt động hướng đích của hệ thống, cần làm rõ các quá trình điều khiển của hệ thống. (vi) Phân tích hệ thống không chỉ nhằm nghiên cứu cấu trúc của hệ thống, mà còn nghiên cứu cả quá trình phát triển của nó nữa. Vì vậy, phải nghiên cứu kết hợp cả trạng thái đồng đại và trạng thái lịch đại của hệ thống. Phương pháp phân tích luôn song hành với phương pháp tổng hợp, tạo thành cặp khái niệm phương pháp phân tích - tổng hợp. Đó là hai phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất trong triết học và trong các khoa học cụ thể. Hai phương pháp này gắn bó chặt chẽ với nhau và chỉ trên cơ sở kết hợp chúng với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 nhau ta mới có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về các sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực. Phân tích là phương pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tượng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng. Trong quá trình phân tích, các yếu tố cấu thành chỉnh thể dần dần tự tách khỏi chỉnh thể, tách khỏi những mối liên hệ giữa chúng với nhau, do đó kết quả của sự nghiên cứu riêng rẽ từng bộ phận cấu thành ấy bao giờ cũng là sự phản ánh ít nhiều sai lệch, phiến diện so với bản chất thực sự của chúng khi chúng nằm trong chỉnh thể. Song, phân tích là giai đoạn cần thiết của quá trình nhận thức sự vật, vì nó cho phép nghiên cứu từng bộ phận cấu thành chỉnh thể một cách cặn kẽ, tỉ mỉ, sâu sắc. Tổng hợp là phương pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chúng, cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp có được nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất. Thông thường, việc nhận thức sự vật và hiện tượng được bắt đầu bằng sự tổng hợp, cụ thể là để nhận thức phải có quan niệm chung về nó, nghĩa là có sự tổng hợp ít nhiều về sự vật đó. Quá trình nhận thức là quá trình sử dụng xen kẽ giữa tổng hợp và phân tích, bổ sung nhau cho đến khi có được sự nhận thức về sự vật một cách đầy đủ, hoàn chỉnh.[26]. Cùng với hai phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp nói trên, trong nghiên cứu một quá trình / tiến trình phát triển của hiện tượng / sự vật nói chung, địa lí nói riêng, không thể thiếu phương pháp phân tích lịch sử - lôgic [26]. Phương pháp phân tích lịch sử - lôgic dựa trên quan điểm lịch sử - lôgic trong nghiên cứu khoa học. Theo đó. Người nghiên cứu nhìn thấy toàn bộ sự phát triển của đối tượng nghiên cứu: sự xuất hiện quá trình diễn biến, phát triển, kết thúc của sự kiện, giúp phát hiện các qui luật phát triển nội tại của đối tượng; điều là mọi khoa học đều hướng tới như một mục đích quan trọng nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Lịch sử là sự vận động có thực của đối tượng trong thế giới khách quan. Sự diễn biến của lịch sử bao giờ cũng phức tạp, quanh co và đầy mâu thuẫn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định. Lịch sử có những diễn biến thành công và có cả những thất bại. Sự diễn biến lịch sử bao giờ cũng xuất phát từ những nguyên nhân, từ nguyên nhân dân đến hệ quả (nguyên tắc nhân - quả). Điều kiện lịch sử thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các sự kiện. Sự phát triển của lịch sử là sự diễn biến khách quan. Lôgic là sự phản ảnh quá trình phát triển của thực tiễn lịch sử vào ý thưc con người. Lôgic là cái tất yếu, là trật tự diễn biến. là con đường ngắn nhất của sự phát triển lịch sử. Lôgic là kết quả nhận thức của con người về sự diễn biến có quy luật của đối tượng. Nghiên cứu khoa học về bản chất là những cố gắng nhằm phát hiện ra cái lôgic tất yếu ấy của hiện thực. Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận phân tích lích sử - lôgic yêu cầu phải tôn trọng các giá trị lịch sử và bằng phương pháp tiếp cận lịch sử. Phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của đối tượng trong thời gian và không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Lôgic và lịch sử là hai phạm trù nhưng thống nhất. Nghiên cứu khoa học là đi từ cái lịch sử để phát hiện cái tất yếu của lịch sử, đó là lôgic khách quan của sự phát triển lịch sử đó. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính lôgic trong nghiên cứu khoa học chính là tôn trọng lịch sử khách quan, là hiểu triệt để những điều kiện có thật của mọi sự diễn biến của đối tượng nghiên cứu. Phát hiện các quy luật phát triển chung của sự thật lịch sử, động lực, xu hướng và dự báo xu hướng phát triển của nó, chính là giá trị của việc sử dụng phương pháp luận lịch sử-lôgic trong nghiên cứu quá trình vận động của một đối tượng vật chất. 1.1.2. Một số phương pháp phổ dụng trong phân tích quá trình Phân tích định tính và phân tích định lượng : lĩnh vực phân tích nhằm xác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net