Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở việt nam hiện nay

MỤC LỤC Mở đầu 1 CHƯƠNG KHÁI LƯỢC VỀ TOÀN CẦU HOÁ: TÍNH TẤT YẾU, 8 1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1. Toàn cầu hoá: tính tất yếu, khái niệm 8 1.2. Nội dung, đặc điểm của quá trình toàn cầu hoá trong 23 bối cảnh hiện nay Chương 2. Tác động của toàn cầu hóa đối với một số giá trị văn 34 hóa truyền thống của dân tộc Văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 2.1. 34 2.2. Những ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá đối với 50 một số giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Chương 3. Một số nguyên tắc và giải pháp nhằm giữ gìn và phát 69 huy các giá trị văn hóa truyền thống trước bối cảnh toàn cầu hóa 3.1. Một số nguyên tắc và giải pháp cần đảm bảo và thực 69 hiện trong quá trình tham gia toàn cầu hóa 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy các 76 giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa Kết luận 93 Danh mục các tài liệu tham khảo Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, “Toàn cầu hoá” (Globalization) đang là xu thế khách quan diễn ra mạnh mẽ và phức tạp, nó có tác động tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Toàn cầu hoá vừa có cả những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà trong khi toàn cầu hoá được đón nhận một cách nhiệt thành ở các nước đang phát triển thì phong trào chống toàn cầu hoá (Anti-globalization) lại diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ... Tình hình đó đặt ra vấn đề buộc các quốc gia dân tộc trên thế giới phải suy ngẫm để tìm ra phương thức hành động đúng đắn nhất khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, toàn cầu hoá đang diễn ra là toàn cầu hoá chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản. Kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, các nước tư bản chủ nghĩa giữ vai trò chi phối các hoạt động kinh tế, chính trị trên thế giới. Các nước đó (đứng đầu là Mỹ) mưu toan đóng vai trò bá chủ thế giới. Toàn cầu hoá hiện đang trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia, dân tộc dù muốn hay không muốn đều bị cuốn hút vào quá trình đó. Việt Nam chúng ta, dĩ nhiên cũng không thể đứng ngoài lề của quá trình toàn cầu hoá. Song, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta tham gia toàn cầu hoá một cách ồ ạt, thiếu ý thức. Bởi quá trình đó đang đặt ra nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, phai nhạt các giá trị truyền thống của dân tộc. Đứng trước bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập 1 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng đoàn xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác vừa có đấu tranh” [17, tr.64]. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam, toàn cầu hoá vừa tạo ra những cơ hội lẫn thách thức trong quá trình tiến hành hội nhập kinh tế thế giới và thực hiện công cuộc đổi mới. Đối với cơ hội, phải chuẩn bị tinh thần và điều kiện để đón lấy, song với thách thức, cần phải có sự chuẩn bị những giải pháp thích hợp. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tận dụng tốt nhất những cơ hội và vượt qua những thách thức do toàn cầu hoá mang lại hay nói cách khác vừa hội nhập phát triển kinh tế và đồng thời phải đảm bảo ổn định chính trị, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Để góp phần giải quyết vấn đề đó, chúng tôi chọn đề tài: “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá ở nước ta hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian gần đây, những vấn đề xung quanh chủ đề toàn cầu hóa đã được thảo luận khá sôi nổi trong nhiều hội thảo hoặc trên các diễn đàn cấp khu vực và quốc tế. Nhiều hội thảo đã được tổ chức như là: “Toàn cầu hoá kinh tế - cơ hội và thách thức đối với các nước Đông Nam Á” được tổ chức vào tháng 12/2002 tại Hà Nội. Hội thảo “Đối thoại giữa các truyền thống văn hoá: triển vọng toàn cầu”, do Hội đồng nghiên cứu Giá trị và Triết học thế giới phối hợp với Đại học Văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tháng 8/2003. Hội thảo “Toàn cầu hoá, khu vực hoá và vấn đề hợp tác giữa các nước: kinh nghiệm của Việt Nam và Liên bang Nga”, được tổ chức vào tháng 10/2003, tại Matxcơva. Đặc biệt, tại Đại hội Triết học thế giới lần thứ XXI ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 8/2003, chủ đề toàn cầu hoá đã thu hút sự chú ý của không ít các học giả quốc tế. Tháng 10.2004, tại Neptun, Rumani, đã diễn ra Hội thảo quốc tế: Những ngày đêm văn học với chủ đề Văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá, 2 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng hơn 150 nhà văn của 26 quốc gia đã tham dự Hội thảo (Văn nghệ số 44, tháng 10.2004). Điều đó nói lên rằng, toàn cầu hoá đã trở thành mối quan tâm không chỉ của giới học thuật mà còn của các nhà hoạt động chính trị xã hội trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, toàn cầu hoá là một vấn đề khá mới mẽ, nó thực sự được quan tâm nghiên cứu từ khi Việt Nam tiến hành mở cửa, giao lưu với nước ngoài. Hai năm lại đây, Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học về toàn cầu hoá, như: Hội thảo khoa học về toàn cầu hóa và chủ động hội nhập kinh tế của nước ta. Hội thảo khoa học: “Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội”. Gần đây nhất, 3/2004, tại Hà Nội, tạp chí Cộng sản phối hợp với Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế, Bộ thương mại và Dự án Hợp tác Kinh tế đa biên, tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Hội nhập kinh tế quốc tế - những vấn đề lí luận và thực tiễn”. Trong các hội thảo đó, nhiều vấn đề liên quan đến toàn cầu hoá đã được các nhà khoa học dần dần làm sáng rõ. Trên thực tế, người ta có thể nghiên cứu, tiếp cận toàn cầu hoá từ nhiều góc độ khác nhau, như nhân loại học, nhân chủng học, kinh tế học, văn hoá học, quốc tế học… Trên phương diện kinh tế, chúng ta có thể kể ra đây các công trình tiêu biểu như “Toàn cầu hoá kinh tế”; “Toàn cầu hoá: cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam” của Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (chủ biên), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2002 và nhiều bài viết về toàn cầu hoá trên các tạp chí lí luận và tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế. Nhìn chung, những công trình và các bài viết đó đã cung cấp cho ta một cái nhìn về toàn cầu hoá trên phương diện kinh tế và tác động tích cực, tiêu cực của nó đối với nền kinh tế nước ta… Trên phương diện chính trị, đây có lẽ là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, nên chưa thấy có công trình nào đề cập riêng về tác động của toàn cầu 3 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng hoá đối với chính trị, khía cạnh này chủ yếu được tập trung đề cập trong các bài tiểu luận khoa học, các chuyên đề. Trong đó, đáng chú ý là một số bài viết bàn về những thách thức của toàn cầu hoá của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn. Tác giả nhấn mạnh rằng, thách thức của toàn cầu hoá đối với chính trị là quan trọng nhất [5, tr.368]. Trên lĩnh vực văn hoá, trong mấy năm gần đây, riêng Hội đồng nghiên cứu Triết học và Giá trị (Mỹ) đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhiều Seminar hoặc thảo luận xung quanh chủ đề Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá, chẳng hạn như: Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá (Seminar từ tháng 9-11.2002), Sự đối thoại giữa các nền văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá (được tổ chức trước thềm Đại hội triết học lần thứ XXI, vào tháng 8.2003 ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ), Truyền thống văn hoá và tiến bộ xã hội (được tổ chức vào tháng 6 năm 2004), tại Thượng Hải, Trung Quốc), Toàn cầu hoá và tinh thần dân tộc (được tổ chức vào tháng 7.2004 tại Vũ Hán, Trung Quốc).v.v... Tại các Hội thảo đó, các học giả đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới đều khẳng định toàn cầu hoá có nguy cơ đe dọa và huỷ hoại bản sắc văn hoá của các dân tộc. Ở Việt Nam, gần đây có một số công trình và khá nhiều bài viết bàn về vấn đề toàn cầu hoá với văn hoá, tiêu biểu là “Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), “Toàn cầu hoá và vấn đề bảo tồn văn hoá dân tộc”, của Trường Lưu. Các công trình trên đây và các bài viết trên các tạp chí khoa học xã hội và nhân văn gần đây cũng đã chỉ ra những thách thức của toàn cầu hoá đặt ra đối với văn hoá truyền thống của dân tộc, như: tác động của toàn cầu hoá đối với bản sắc văn hoá, lối sống của người Việt… Nhìn một cách tổng thể, các công trình và các bài viết trên đây đã chỉ ra được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, những tác động tiêu cực 4 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng và tích cực của toàn cầu hoá, trong đó chủ yếu vẫn nổi lên vấn đề tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế. Lĩnh vực văn hoá cũng đã được các nhà nghiên cứu bàn nhiều, tuy nhiên, ít có công trình đó nghiên cứu một cách thấu đáo dưới góc độ triết học vấn đề tác động của toàn cầu hoá đối với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Thời gian gần đây, có hai công trình lớn đó là Việt Nam trong thế kỷ XX, 4 tập và công trình Góp phần nhận thức thế giới đương đại, là kết quả nghiên cứu đầu tiên của Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX.08. Những công trình đó đã chỉ ra những đặc điểm của thế giới và đặc điểm của Việt Nam trong thế kỉ XX đã qua và triển vọng trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là những vấn đề lớn có ý nghĩa bao quát, nó cung cấp cơ sở lí luận và phương pháp luận cho nhận thức của chúng ta về thế giới, về đất nước, chứ cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu tổng quan tác động của toàn cầu hoá đối với một lĩnh vực cơ bản nào của xã hội. Có thể nói rằng, mặc dù được nghiên cứu khá nhiều, song “toàn cầu hóa” là một quá trình đang diễn ra theo chiều hướng hết sức phức tạp và có biểu hiện khá phong phú, đa dạng, đang có những tác động không nhỏ đến lĩnh vực văn hoá tư tưởng nói chung và giá trị văn hoá truyền thống dân tộc nói riêng. Do đó, nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá và sự tác động của nó đối với các giá trị văn hoá truyền thống trong khi chúng ta hội nhập kinh tế thế giới, thực chất là đi tìm những giải pháp tốt nhất để bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị đó trước sự xâm hại của văn hoá thế giới. Đó là một vấn đề cần thiết, cấp bách và chắc chắn cần phải được nghiên cứu sâu hơn nữa. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của Luận văn Mục đích của luận văn là: nghiên cứu làm rõ sự tác động của toàn cầu hoá đến lĩnh vực văn hoá truyền thống ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra các 5 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng giải pháp để giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong giai đoạn hiện nay và lâu dài. Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của Luận văn là: Thứ nhất, trình bày một cách khái quát nội dung và những đặc điểm chủ yếu của toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, trình bày những tác động của toàn cầu hoá đối với những giá trị văn hoá truyền thống, cố gắng chỉ ra xu hướng vận động của các giá trị văn hoá truyền thống đó trong bối cảnh toàn cầu hoá tiếp tục vận động mạnh mẽ và phức tạp. Thứ ba, nêu ra và phân tích một số nguyên tắc và các giải pháp nhằm đảm bảo việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận và phương pháp luận của Luận văn là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về xã hội, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ chí Minh có liên quan đến nội dung đề cập trong Luận văn. Về phương pháp nghiên cứu: các phương pháp được sử dụng trong Luận văn là phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp giữa lịch sử và lôgíc, phương pháp cấu trúc - hệ thống, đặc biệt là phương pháp so sánh. 5. Đóng góp về mặt khoa học của Luận văn Trên cơ sở trình bày tính tất yếu, nội dung và đặc điểm của quá trình toàn cầu hoá, Luận văn góp phần kiến giải những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá đối với văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay và đi đến khẳng định cần phải có những điều kiện và giải pháp đảm bảo việc giữ gìn 6 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc trước những tác động tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hoá. 6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề triết học xã hội, các chuyên đề về toàn cầu hoá, .v.v. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được phân làm 3 chương với 6 tiết. 7 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ TOÀN CẦU HOÁ: TÍNH TẤT YẾU, KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1. Toàn cầu hoá: tính tất yếu, khái niệm Toàn cầu hoá không còn là một hiện tượng quá mới mẻ. Nó đã và đang diễn ra với những diễn biến hết sức phức tạp. Là một quá trình đang diễn ra trên tầm độ rộng lớn nên người ta chưa thể định hình nó lại một cách đầy đủ và có thể nắm bắt bản chất của nó một cách chính xác. Vì thế, cho đến nay, xung quanh vấn đề này, trên thế giới cũng như ở Việt Nam ta, còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Thuật ngữ toàn cầu hoá được đưa vào từ điển tiếng Anh của Webster năm 1961, nhưng mãi đến năm 1980 thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, khái niệm toàn cầu hoá và những nội dung đặc điểm của nó cũng mới được bàn nhiều từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX lại nay. Mặc dù còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, song về cơ bản, có hai loại quan niệm: quan niệm theo nghĩa rộng và quan niệm theo nghĩa hẹp. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hệ thống hoá được vô vàn các định nghĩa cụ thể khác nhau về toàn cầu hoá. Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá được xác định như là một hiện tượng hay một quá trình làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế trên nhiều mặt của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, môi trường...) giữa các quốc gia. Chúng ta có thể kể ra đây rất nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. Tiêu biểu cho cách hiểu này là các quan niệm của các tác giả, cũng như nhóm tác giả ở các nước, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên thế giới. Chẳng hạn, TS. Jan Aart Scholte cho rằng "toàn cầu hoá là một xu hướng làm cho các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộc bởi địa lý và lãnh thổ" [3, tr.43]. Trong Báo cáo thường niên của tổ chức Thương mại thế 8 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng giới (WTO) năm 1998, các nhà phân tích, cho rằng "toàn cầu hoá là một quan hệ có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối" [3, tr.43]. Rộng hơn, tổ chức Liên Hiệp Quốc cho rằng: toàn cầu hoá là một quá trình đa hệ [8, tr.19]. Năm 1999, Krueger, một tác giả người Đức, đã đưa ra một định nghĩa rộng hơn nữa, theo đó "toàn cầu hoá là những quá trình trên toàn thế giới... góp phần tạo thành và phát triển những hệ thống toàn cầu" [65, tr.65]. Nhìn chung, các quan điểm trên đã xem xét toàn cầu hoá với tư cách là một quá trình có cấp độ phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những người ủng hộ quan điểm này đã có cách nhìn bao quát về quá trình toàn cầu hoá. Đó không đơn thuần là một quá trình kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, văn hoá và xã hội sâu sắc. Ở Việt Nam, tác giả Lê Hữu Nghĩa cũng có quan điểm tương tự như vậy khi cho rằng, toàn cầu hoá, xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, sự tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá được hiểu là toàn cầu hoá kinh tế. Phần lớn các nhà kinh tế xem toàn cầu hoá là quá trình kinh tế vi mô. Hay nói cách khác, họ thường xem xét toàn cầu hoá dưới góc độ kinh tế, như là các quá trình kinh tế. Tiêu biểu cho loại quan niệm này, có thể dẫn ra một số tác giả sau đây. Có tác giả cho rằng, toàn cầu hóa được định nghĩa là tiến trình mà trong đó sự liên kết chiến lược và mạng lưới quốc tế, các doanh nghiệp (dẫu có hay không có quan hệ kinh tế đặc biệt) càng phụ thuộc với nhau, càng liên kết với nhau hơn [65, tr.66]. Một số tác giả khác nhận định, toàn cầu hoá là sự phân công lao động ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện trước hết qua sự phân chia các quá trình sản xuất thành nhiều bậc khác nhau tại các địa điểm khác nhau (trên đây là quan điểm của H.R.Hemmer et at) [65, tr.66]. Walter Good cho rằng, toàn cầu hoá chỉ khuynh hướng gia tăng các sản 9 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng phẩm có các bộ phận cấu thành được chế tạo ở một loạt nước [3, tr.43]. Các tác giả thuộc Trung tâm Phương Nam thì cho rằng: "Toàn cầu hoá là sự liên kết các thị trường hàng hoá và tài chính được thuận lợi bởi quá trình tự do hoá" [3, tr.44]. Còn Charles P.Oman định nghĩa: toàn cầu hoá là "sự tăng lên hoặc một cách chính xác hơn là sự tăng ngày càng nhanh của các hoạt động kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và các khu vực" [3, tr.44]. Các nhà kinh tế thuộc UNCTAD đưa ra một định nghĩa đầy đủ và cụ thể hơn rằng: "Toàn cầu hoá liên hệ với các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hoá và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành và cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và các giao dịch quốc tế không ngừng gia tăng đó” [3, tr.44]. Tóm lại, các quan niệm này tập trung vào lĩnh vực kinh tế, vào xem xét toàn cầu hoá dưới góc độ sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông. Theo đó, toàn cầu hoá chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, phân công lao động quốc tế, các nguồn lực và các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tiếp nối các quan điểm thuộc cách hiểu đó, Ủy ban Châu Âu quan niệm một cách rõ ràng hơn, chủ yếu dưới góc độ của sự phát triển thị trường toàn cầu. Theo Ủy ban này, toàn cầu hoá có thể định nghĩa như một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông tư bản và công nghệ. Đây không phải là một hiện tượng mới mà là sự tiếp tục một tiến trình được khơi mào từ khá lâu. Công bằng mà nói, các quan niệm trên đều có lý của nó, song chưa thể bao quát hết bản chất, có những quan niệm quá chung chung, có quan niệm quá đi sâu vào chi tiết mà chưa nêu lên được thuộc tính bản chất của toàn cầu hoá. Ở Việt Nam ta, cũng có quan niệm coi toàn cầu hoá là toàn cầu hoá kinh tế, là sự gia tăng nhanh chóng các yếu tố kinh tế vượt qua biên giới quốc 10 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng gia dân tộc, khu vực, vươn tới quy mô toàn cầu. Các tác giả sách “Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện đại hội IX của Đảng”, đã chỉ ra rằng: “Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến cố có quan hệ lẫn nhau từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới. Toàn cầu hoá khiến cạnh tranh quốc tế ngày càng gắt, làm sâu sắc hơn chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp độ quốc gia, mà còn mở rộng ra trên toàn thế giới” [61, tr.94-95]. Bên cạnh đó, một số tác giả không xem xét toàn cầu hoá là một quá trình đơn phương, riêng rẽ mà gắn toàn cầu hoá với khu vực hóa xem đó là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết với nhau, không mâu thuẫn mà bổ sung cho cho nhau trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo họ, “các khái niệm toàn cầu hoá và khu vực hoá cần được hiểu là quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức nhằm quản lí các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế" [3, tr.47]. Như vậy, toàn cầu hoá và khu vực hoá tuy là hai hiện tượng có những khác biệt nhất định nhưng về cơ bản là thống nhất với nhau. Có thể xem khu vực hoá là một bộ phận của quá trình toàn cầu hoá, là những bước để đi tới toàn cầu hoá. Nói cách khác, khu vực hoá là quá trình toàn cầu hoá từng bộ phận và theo khu vực địa lý, đời sống kinh tế của mỗi quốc gia. Theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Việt Nam, mặc dù có sự khác nhau về cách trình bày và diễn, song về đại thể, có thể quy các quan niệm về toàn cầu hoá trong và ngoài nước thành mấy quan niệm sau: toàn cầu hoá là chủ nghĩa tư bản hoá toàn cầu; toàn cầu hoá là phương Tây hoá; toàn 11 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng cầu hoá là một quá trình lịch sử khách quan; toàn cầu hoá là sự nhất thể hoá kinh tế chính trị toàn cầu; toàn cầu hoá là toàn cầu hoá kinh tế. Ở đây, chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu một số quan niệm tiêu biểu. Xung quanh quan điểm xem toàn cầu hoá là một quá trình lịch sử khách quan, vẫn còn có các cách lý giải khác nhau. Nhiều ý kiến nhấn mạnh yếu tố phát triển của lực lượng sản xuất, có ý kiến nhấn mạnh đến khía cạnh quan hệ sản xuất. Nói tóm lại, các quan niệm này chú ý tới trình độ phát triển của phương thức sản xuất, tập trung là do yếu tố kinh tế. Đúng là, toàn cầu hoá phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất trên quy mô toàn cầu, song vấn đề đặt ra là, bản chất của các hoạt động kinh tế này ra sao. Quan niệm này nếu không cẩn thận sẽ đưa lại cách hiểu đơn giản về toàn cầu hoá, trong khi đó, trên thực tế, toàn cầu hoá là hiện tượng phức tạp, đầy mâu thuẫn. Theo họ, toàn cầu hoá ra đời và phát triển trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Những tiềm năng to lớn về khoa học, công nghệ và kinh tế của loài người đã được chủ nghĩa tư bản phát động lên, những lực lượng sản xuất tiềm tàng của xã hội được chủ nghĩa tư bản tổ chức và phát triển. Tất cả các yếu tố đó đã tạo ra những thành tựu làm cơ sở cho sự ra đời kinh tế thị trường với toàn cầu hoá. Cùng với đó, các nước tư bản phát triển, các thế lực đế quốc chủ nghĩa đang triệt để lợi dụng tính tất yếu khách quan của toàn cầu hoá kinh tế để bành trướng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra toàn thế giới, để thiết lập vĩnh viễn hệ thống phân công lao động thế giới và hệ thống quan hệ quốc tế theo mô hình trung tâm - ngoại vi. Các nước tư bản phát triển ở phương Tây, đứng đầu thế giới là Mỹ đang đóng vai trò trung tâm, còn lại là ngoại vi. Về thực chất, toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, phương Tây hoá, hay Mỹ hoá đều có sự giống nhau về nội dung và tính chất vì chúng có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản. Nhìn chung, các quan điểm ở trong nước đều đồng tình cho rằng toàn cầu hoá hiện nay là xu thế tất yếu bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động 12 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng sản xuất, là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất ở trình độ quốc tế hoá, hay nói cách khác, toàn cầu hoá là quá trình phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất ngày càng được mở rộng trên phạm vi quốc tế. Song, một số quan niệm chưa phân biệt giữa toàn cầu hoá và quốc tế hoá. Thực ra, giữa toàn cầu hoá (Globalization) và quốc tế hoá (Internationalizion) có những điểm tương đồng nhưng chứa đựng sự khác biệt nhất định. Theo nhiều nhà nghiên cứu, điểm tương đồng giữa toàn cầu hoá và quốc tế hoá thể hiện ở chỗ, cả hai quá trình (quốc tế hoá và toàn cầu hoá) đều tập hợp những hiện tượng đan xen và liên thông giữa các doanh nghiệp và thị trường các nước, trên cơ sở đan xen và liên thông về thông tin, tri thức, kỹ thuật và công nghệ với những phương tiện truyền thông và thể chế thị trường ở mức độ này hay mức độ khác. Điểm khác biệt giữa quốc tế hoá và toàn cầu hoá là ở chỗ, trong quá trình quốc tế hoá, mối quan hệ giữa các dân tộc được thể chế hoá dựa trên những tiêu chuẩn và hệ thống chung đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận và được thực hiện thông qua việc kí kết các thể chế dưới dạng hiệp định, điều khoản và thông qua tập quán quốc tế. Trên một số phương diện, quốc tế hoá là một bước để đi đến toàn cầu hoá. Còn toàn cầu hoá là tập hợp những hiện tượng vốn chưa có tính toàn cầu nhưng đang vận động vươn lên thành hiện tượng toàn cầu nhờ sử dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Chính thông tin hiện đại với số hoá, tin học hoá và mạng hoá đã thúc đẩy nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội loài người trở thành hiện tượng và quá trình bao trùm lên toàn thế giới mà không phải thông qua một điều ước quốc tế nào. Việc sử dụng tri thức trên phạm vi toàn cầu, sự chi phối của thể chế thị trường và các công ty siêu quốc gia là bà đỡ chủ yếu cho toàn cầu hoá kinh tế, văn hoá... Nếu như quốc tế hoá còn mang nặng yếu tố chủ quan thì toàn cầu hoá lại mang tính khách quan hơn. 13 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng Ngoài ra, cũng cần phân biệt thuật ngữ toàn cầu hoá với thuật ngữ thế giới hoá (Mundialization). Theo các nhà nghiên cứu, thế giới hoá có hai đặc trưng. Thứ nhất, nó động chạm phần lớn đến các hoạt động của con người. Thứ hai, nó không đối xứng theo nghĩa là tất cả các hoạt động của con người đều không được thế giới hoá theo cùng nhịp điệu. Nhiều tác giả thừa nhận, thế giới hoá đã tồn tại trong nhiều khu vực, nhưng vẫn chưa mang tính toàn cầu. Đặc trưng quan trọng nhất của nó là không mang tính đối xứng và không đồng nhất bởi vì tất cả các hoạt động của con người không được thế giới hoá theo cùng một nhịp điệu. Trong khi các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp được thế giới hoá, thì các lĩnh vực khác như công bằng xã hội, đấu tranh chống khủng bố, sự cộng tác về thiết chế và hành động của chính phủ… ngược lại còn bị bó hẹp trong những giới hạn địa lý được xác định rõ [56, tr.42]. Theo chúng tôi, trình tự lôgic đi đến toàn cầu hoá diễn ra theo các cấp độ từ quốc gia, khu vực tới toàn cầu, trong đó đan xen với nhau các quá trình như thế giới hoá, khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá mà cấp độ tổng hợp cao nhất của sự vận động là toàn cầu hoá. Trên thực tế, cho đến nay, các học giả chưa có sự thống nhất trong việc nêu ra một định nghĩa chính xác về quá trình toàn cầu hoá. Một số nhà nghiên cứu có ý định mở rộng khái niệm toàn cầu hoá như là một khái niệm chính trị, trong khi đó một số khác lại cố gắng làm sáng tỏ khái niệm này trong phạm vi kinh tế, chính trị và môi trường. Một số người tập trung phân tích những tác động tích cực của toàn cầu hoá, một số khác lại nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực, những mặt trái của nó đối với xã hội như vấn đề thu nhập, sự bất công, bất bình đẳng xã hội... Một số quan điểm nhấn mạnh đến tác động của toàn cầu hoá đối với các quốc gia và lo ngại về sự mất vai trò của các nhà nước, chính phủ quốc gia trong khi tham dự nền kinh tế toàn cầu không biên giới như hiện nay. 14 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng Từ những quan niệm khác nhau trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng, toàn cầu hoá là quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ lực lượng sản xuất kéo theo gia tăng sự gắn kết, tác động, sự phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; là quá trình mở rộng cả về biên độ, qui mô và cường độ hoạt động giữa các quốc gia, dân tộc, các khu vực trên phạm vi toàn cầu. Về tính tất yếu của toàn cầu hóa hay nói như một số tác giả là nguyên nhân tất yếu dẫn đến toàn cầu hoá, cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Dưới góc độ kinh tế, đại diện tiêu biểu cho cách tiếp cận này là các nhà kinh tế có uy tín của Cộng hoà Liên bang Đức H.V.R Hemmer, K.Bubl, R.Krueger và H.Marienburg. Các tác giả đã nêu ra ba nguyên nhân quan trọng nhất đã làm cho toàn cầu hoá trở thành xu thế tất yếu. Một là, tự do lưu thông hàng hoá và vốn. Ở đây, các động lực để thúc đẩy toàn cầu hoá thể hiện qua sự bãi bỏ ngày càng tăng của các biện pháp quản lý vốn và sự tự do hoá các thị trường tài chính ở nhiều nước. Xu hướng quốc tế hoá về thanh toán không có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước cũng như sự tự do hoá của từng nước và sự an toàn đảm bảo của chuyển đổi tiền tệ đã bổ sung nền kinh tế, trao đổi quốc tế thành cộng đồng thanh toán quốc tế. Bãi bỏ việc kiểm tra lưu thông vốn, bãi bỏ định mức lãi suất cao nhất theo quy định của nhà nước cũng như việc thả nổi giao dịch ngân hàng cho kinh tế tư nhân trong và ngoài nước tại nhiều nước đã góp phần quan trọng cho con đường tiếp cận không thể ngăn cản và ngày càng tăng trên toàn thế giới vào các thị trường tài chính và qua đó lưu thông quốc tế tự do trở thành hiện thực. Hai là, sự gia tăng năng lực sản xuất trên toàn thế giới. Một nguyên nhân khác của toàn cầu hoá, theo các tác giả này là sự công nghiệp hoá (Industrialization) trên phần lớn toàn thế giới mà sự ra đời của các nước công nghiệp mới (NICs) là biểu hiện cụ thể. Trong hai thập niên vừa qua của thế kỷ 15 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng XX, tại nhiều nước đang phát triển, năng lực sản xuất tăng lên, tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và tạo ra một cuộc cạnh tranh sâu sắc trên nhiều thị trường… qua đó, những cản trở do thị trường quá nhỏ bé ngăn cản chiến lược toàn cầu hoá đối với những công ty trong thời gian trước sẽ không còn tồn tại nữa. Ba là, sự tiến bộ kĩ thuật đã góp phần giảm chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc. Sự phát triển của kĩ thuật nhằm vượt qua những giới hạn khoảng cách không gian và thời gian trong sự chuyển động của con người. Công nghệ vận chuyển và thông tin liên lạc mới, trước hết tạo điều kiện cho toàn cầu hoá trong điều kiện và tình hình hiện nay. Ví dụ, trước chiến tranh thế giới thứ II (từ thế kỷ XVI - XVIII) phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu hoả, tàu thuỷ, những động cơ chạy bằng máy hơi nước. Sau chiến tranh Thế giới thứ II, vận chuyển chủ yếu được thực hiện bằng máy bay, tàu vận tải quy mô lớn, container… Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua Internet và các Lan Webs (mạng nội bộ) [62, tr.20]. Tóm lại, theo các tác giả này, nguyên nhân tất yếu dẫn đến toàn cầu hoá chủ yếu là về mặt kinh tế. Những nhu cầu về trao đổi, giao lưu của kinh tế, sự nâng cao năng lực sản xuất, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra khả năng và thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra ngày càng nhanh và mạnh hơn. Ba nguyên nhân trên đây cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác đề cập và xác định là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến toàn cầu hoá. Ở Việt Nam, các tác giả bàn về toàn cầu hoá đã có những cách diễn giải khác nhau trong sự thống nhất về các nhân tố chủ yếu quy định tính tất yếu này. Một là, do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà biểu hiện tập trung nhất là ở sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ. 16 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng Hai là, sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của kinh tế thị trường hiện đại làm cho nền kinh tế thế giới được vận hành Ba là, sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tạo ra sự liên kết giữa các nền kinh tế quốc gia làm cho nền kinh tế thế giới được gắn kết với nhau hơn. Bốn là, sự xuất hiện các tổ chức quốc tế (IOs) đưa đến sự ra đời các định chế kinh tế toàn cầu. Năm là, sự chuyển đổi chính sách của các quốc gia theo hướng mở cửa tự do lưu thông các yếu tố của quá trình sản xuất. Sáu là, sự nẩy sinh các vấn đề toàn cầu (global problems) đòi hỏi phải có sự phối hợp các quốc gia dân tộc trên bình diện quốc tế để cùng giải quyết. Bảy là, do sự tương tác của khu vực hoá, các xu thế khác và toàn cầu hoá [56, tr.49-50; 65, tr.28-29]. Nhìn chung, các quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có nhiều điểm tiếp cận trùng với các tiếp cận về nguyên nhân tất yếu của toàn cầu hoá của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Song, các tác giả Việt Nam không chỉ thấy được tính tất yếu về mặt kinh tế mà còn thấy được các nguyên nhân chính trị - xã hội khác như các vấn đề toàn cầu, nguyên nhân chính trị, sự chủ động chuyển đổi chính sách của các quốc gia, thấy được mối liên hệ giữa khu vực hoá và toàn cầu hoá trong việc thúc đẩy toàn cầu hoá. Chúng tôi cho rằng, các quan niệm trên vừa nêu lên các nguyên nhân chính và các nhân tố có tính điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Chúng tôi đồng ý với các tác giả trên ở ba khía cạnh sau và cho đó là những nguyên nhân chủ yếu, quan trọng nhất của toàn cầu hoá hiện nay. Một là, sự phát triển cao của lực lượng sản xuất mà tập trung là ở sự phát triển cao của trình độ khoa học, kỹ thuật. Quả thật, sự phát triển như vũ 17 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng bão của khoa học, kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa lý trong giao dịch của con người trên các mặt của quốc gia. Điều này đã thúc đẩy quốc tế hoá kinh tế lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá có sự gắn bó chặt chẽ với tiến trình phát triển của kinh tế thị trường từ trong các nước tới thị trường toàn cầu. Chúng ta biết rằng, quốc tế hoá nảy sinh gắn liền với sự hình thành của thị trường liên quốc gia. Kinh tế thị trường càng phát triển thì nhu cầu về thị trường và nhiên liệu càng trở nên quan trọng. Kinh tế thị trường càng gắn bó phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Kinh tế thị trường phát triển đã mở ra cho sự gia tăng xu thế quốc tế hoá thể hiện trên hai khía cạnh chính. Thứ nhất, kinh tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho quy mô sản xuất không bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia mà mang tầm quốc tế. Như vậy, điều đó cũng có nghĩa là, kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, gắn các quốc gia trong sự ràng buộc của sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai, kinh tế thị trường phát triển ở các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho xử lý các mối quan hệ kinh tế, đó là cơ chế thị trường. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngày nay, nền kinh tế thế giới thống nhất ở cơ chế vận hành: cơ chế thị trường. Đây chính là cơ sở cho sự gia tăng của xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Ba là, sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, nhân loại đang bước vào thời kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển, song, nhiều vấn đề có tính toàn thế giới nổi cộm, bức xúc và có quan hệ nhân quả với nhau cho nên đòi hỏi phải có quan điểm tổng thể khi giải quyết và đòi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi quốc gia. Những vấn đề toàn cầu đó là: vũ khí huỷ diệt, nạn khủng bố, sự ô nhiễm và suy giảm môi trường, vấn đề ngày càng khan hiếm nhiên liệu và cạn kiệt năng lượng, bùng nổ dân số… Các vấn đề trên liên quan tới mọi quốc gia, nó tác động trên phạm vi toàn thế giới, ngày 18 Luận văn thạc sĩ Triết học Phạm Xuân Hoàng càng tăng tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng. Vì lợi ích trước hết của mỗi quốc gia, cũng như lợi ích chung của toàn nhân loại, thế giới đòi hỏi phải có sự hợp sức, hợp tác của cả cộng đồng. Vì bản thân mỗi quốc gia dân tộc dù có tiềm lực đến đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn đề liên quan đến toàn thể thế giới. Đây chính là cơ sở khách quan quy định, thúc đẩy những cố gắng phối hợp liên kết sức mạnh, là cơ sở cho việc tiến tới thống nhất những quy trình phát triển kinh tế. Tác giả Hoàng Khắc Nam, lại có một các tiếp cận khác về tính tất yếu của toàn cầu hoá [65, tr.52]. Tác giả này đã tiếp cận nghiên cứu tính tất yếu của toàn cầu hoá từ cơ sở khách quan và chủ quan của nó, dưới góc độ quốc tế học. Theo tác giả này, quy luật mở rộng quan hệ quốc tế đó chính là cơ sở khách quan của quá trình toàn cầu hoá. Bởi lẽ, các giá trị được phổ biến ra phạm vi và cấp độ toàn cầu chủ yếu thông qua quan hệ quốc tế. Cùng với sự mở rộng các quan hệ đó, các giá trị chung dần dần được hình thành, quan hệ quốc tế càng mở rộng, các giá chung càng dễ đạt tới quy mô toàn cầu. Toàn cầu hoá xẩy ra khi quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức độ nhất định và đạt tới quy mô toàn cầu. Về mặt chủ quan, đó là ý thức của con người về tính thống nhất chung cho nhân loại và thế giới. Ngay từ xa xưa, con người đã có ý thức về tính thống nhất của nhân loại, thông qua hình ảnh những vị thần trị vì loài người mà những vị thần này do các cộng đồng khác nhau tạo nên. Ý thức đó được củng cố, khẳng định khi những phát kiến địa lý chứng minh trái đất là hình cầu, rằng không gian sinh tồn của nhân loại là có giới hạn. Nhận thức về tính chung nhất của con người và thế giới là bền vững và phổ biến, đó chính là cơ sở và động lực đưa các giá trị chung. Nhận thức này chính là cơ sở chủ quan của toàn cầu hoá. Tác giả này cũng đã thấy rõ giữa hai cơ sở này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sự phát triển của quan hệ quốc tế mở rộng thế giới 19

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net