Biện pháp phát triển các trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Biện pháp phát triển các trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN KHÁNH TRUNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA - HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG Huế, năm 2014 i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Khánh Trung ii Lời cảm ơn Trân trọng cảm ơn Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, cùng quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học-khoá 21 đã giúp đở tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng – Thầy đã tận tình giúp đở tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Phòng Giáo dục Thường xuyên, các phòng chức năng liên quan thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; Hội Khuyến học tỉnh; Ban lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Hướng nghiệp các huyện, thành phố; Ban giám đốc các Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đở tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn Quý đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên và giúp đở tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn thêm của Quý Thầy cô giáo và Quý bạn đồng nghiệp. Huế, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Khánh Trung iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa..............................................................................................................i Lời cam đoan.............................................................................................................ii Lời cảm ơn...............................................................................................................iii MỤC LỤC..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ.........................................................5 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................8 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.........................................................................9 4. Giả thuyết khoa học.................................................................................................9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu..............................................................................9 8. Cấu trúc luận văn.....................................................................................................9 NỘI DUNG: Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM VĂN HÓA-HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG 1.1. Khái quát lịch sử vấn đề cần nghiên cứu........................................................10 1.1.1. Tình hình phát triển TTHTCĐ ở một số nước trên thế giới............................10 1.1.2. Xu thế phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ở các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.......................................................................................14 1.1.3. Xu thế phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ở Việt Nam..........................14 1.2. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................17 1.2.1. Giáo dục chính quy..........................................................................................17 1.2.2. Giáo dục không chính quy- Giáo dục thường xuyên.......................................17 1.2.3. Giáo dục cho mọi người..................................................................................18 1.2.4. Cộng đồng và giáo dục cộng đồng..................................................................19 1.2.5. Xã hội học tập..................................................................................................20 1.2.6. Công tác quản lý giáo dục...............................................................................21 1.2.7. Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng............................................................22 1.3. Các vấn đề lý luận về Trung tâm học tập cộng đồng....................................24 1.3.1. Trung tâm học tập cộng đồng..........................................................................24 1 1.3.2. Vị trí của Trung tâm học tập cộng đồng .........................................................25 1.3.3. Vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng......................................................25 1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng ...............................25 1.4. Phát triển Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng........................................28 1.4.1. Phát triển Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng............................................28 1.4.2. Mục tiêu phát triển Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng.............................29 1.4.3. Nội dung phát triển Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng ...........................29 1.5. Những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, địa phương; Các văn bản của Bộ, Tỉnh đối với công tác này.............................................................................................................................34 1.5.1. Các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước............................................34 1.5.2. Các văn bản chỉ đạo của Bộ, Tỉnh...................................................................35 Tiểu kết Chương 1...................................................................................................37 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA - HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân số và điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu..........................................................................................................38 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân số...............................................................................38 2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội..................................................................................39 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục và Đào tạo........................................................40 2.2. Thực trạng về Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng (TTVH- HTCĐ) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm qua.......................................................43 2.2.1. Khái quát tình hình xây dựng và phát triển TTVH - HTCĐ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu...............................................................................................43 2.2.2. Nhận thức của người dân về TTVH - HTCĐ .................................................47 2.2.3.Hoạt động của các TTVH - HTCĐ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.........52 2.2.4. Xã hội hóa trong việc phát triển các TTVH - HTCĐ tỉnh BR-VT..................54 2.3. Thực trạng về quản lý các TTVH - HTCĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.............55 2.3.1. Cơ cấu tổ chức................................................................................................58 2.3.2. Công tác xây dựng kế hoạch...........................................................................60 2.3.3. Về tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động các TTVH- HTCĐ.................60 2.3.4. Sử dụng đội ngũ, bồi dưỡng đội ngũ...............................................................61 2.3.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của các Trung tâm.........................62 2.3.6. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động quản lý.......................................62 2 2.4. Đánh giá chung.................................................................................................63 2.4.1. Ưu điểm và kết quả đạt được...........................................................................65 2.4.2. Những mặt hạn chế và tồn tại..........................................................................66 2.4.3. Nguyên nhân....................................................................................................67 Tiểu kết Chương 2...................................................................................................68 Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA- HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 3.1. Những định hướng cho việc xác lập các biện pháp.......................................70 3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp................................................................71 3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống..................................................................71 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.................................................................71 3.2.3. Nguyên tắc kế thừa, hiệu quả và phát triển.....................................................72 3.2.4. Nguyên tắc phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực và kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực...........................................................................................72 3.2.5. Nguyên tắt đảm bảo tính khả thi......................................................................72 3.3. Các biện pháp phát triển Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng...........72 3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý xã, phường, huyện, thành phố về vai trò của TTVH- HTCĐ.........................................................................................72 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống TTVH - HTCĐ và cơ cấu tổ chức bộ máy.....................74 3.3.3. Xây dựng các TTVHHTCĐ điển hình và nhân rộng điển hình.......................77 3.3.4. Đổi mới hoạt động của TTVH- HTCĐ............................................................79 3.3.5. Huy động các nguồn lực để hỗ trợ, tạo động lực cho phát triển TTVH- HTCĐ........................................................................................................................83 3.3.6. Mối quan hệ các biện pháp..............................................................................87 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất......88 Tiểu kết Chương 3...................................................................................................91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................96 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BR-VT : Bà Rịa-Vũng Tàu TTVH- HTCĐ : Trung tâm văn hóa- Học tập cộng đồng TTHTCĐ : Trung tâm học tập cộng đồng CBQL : Cán bộ quản lý GDĐT : Giáo dục và Đào tạo TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên XHHGD : Xã hội hóa giáo dục XHHT : Xã hội học tập XMC : Xóa mù chữ GDCB : Giáo dục cơ bản UBND : Ủy ban nhân dân PCGD : Phổ cập giáo dục GDTH : Giáo dục tiểu học GDTrH : Giáo dục trung học QLGD : Quản lý giáo dục CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục BGĐ : Ban giám đốc CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp GV : Giáo viên TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UNESCO : Liên hiệp quốc GD : Giáo dục 4 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Hệ thống quản lý các Kominkan ở Nhật Bản................................................ Hình 1.2. Mô hình quản lý và tác động của TTHTCĐ ở Thái Lan............................... Hình 1.3. Hệ thống quản lý TTHTCĐ tại địa phương ở Việt Nam............................... Hình 3.1. Mối quan hệ phối hợp các biện pháp để phát triển TTVHHTCĐ................. Bảng 2.1. Kết quả thành lập TTVH - HTCĐ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ năm 2002 đến nay.................................................................................................................. Bảng 2.2. Thống kê số liệu các TTVH - HTCĐ ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ................... Bảng 2.3. Kết quả khảo sát ý kiến của học viên về nhu cầu học tập tại TTVH - HTCĐ............................................................................................................................ Bảng 2.4. Lợi ích mà TTVH - HTCĐ đem lại cho xã hội và cộng đồng...................... Bảng 2.5. Ý kiến đề xuất của học viên về hoạt động của TTVH - HTCĐ.................... Bảng 2.6. Đánh giá hoạt động của TTVH - HTCĐ ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian qua.................................................................................................................. Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ tham gia của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đối với hoạt động của TTVH - HTCĐ................................................................................. Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác quản lý các Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.................................................................. Bảng 2.9. Thống kê số lớp học chuyên đề tại các TTVH - HTCĐ ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu....................................................................................................................... Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển TTVH - HTCĐ.............................................................................................. Biểu đồ 2.1. Quá trình xây dựng và phát triển TTVH - HTCĐ ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. ..... 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, coi đó là chìa khóa để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục-đào tạo là cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả và thực hiện công bằng xã hội; Đáp ứng yêu cầu dân trí, nhân lực, nhân tài của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Đáp ứng nhu cầu học của mọi tầng lớp xã hội, tiến tới một xã hội học tập. Từ Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập” và được Văn kiện Đại hội X nêu rõ “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở-mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Trong thời đại ngày nay, xây dựng xã hội học tập đã trở nên đa dạng, phong phú với nhiều hình thức. Với phương châm “Cần gì học nấy, học trước khi làm; học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống”, Trung tâm học tập cộng đồng không chỉ là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở mà còn là công cụ quan trọng của các cấp uỷ, chính quyền địa phương thúc đẩy phát triển KT - XH. Đây còn là mô hình hợp lòng dân, có sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng, có hiệu quả thực tế, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. 6 Theo UNESCO quan niệm rằng, Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục không chính quy của xã, phường, do cộng đồng thành lập và quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng. TTHTCĐ đồng là thiết chế giáo dục không chính quy của cộng đồng “do cộng đồng và vì cộng đồng”. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập năm 1991, là cửa ngõ Miền Đông Nam Bộ, là một Tỉnh trong địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam. Tiềm năng của Tỉnh về dầu khí, du lịch, hải sản, hệ thống cảng biển trên địa bàn rất thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế. Lợi thế về địa hình và kinh tế của Tỉnh đủ điều kiện để xây dựng các khu công nghiệp lớn về dầu khí, điện, đạm, thép, trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hiện nay, nền kinh tế của Bà Rịa-Vũng Tàu đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã tạo ra những sự phát triển mới trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Để thực hiên tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nền kinh tế tri thức, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Các Nghị quyết Đại hội lần thứ I, II, III và IV của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đều khẳng định vai trò của giáo dục và đào tạo và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong việc chăm lo, xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Tỉnh. Tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Chỉ thị số 26-CT/TU về việc: “Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia công tác khuyến học, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở, thực hiện phong trào toàn xã hội học tập”. Sau 22 năm đổi mới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh BR-VT đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: Quy mô các cấp học được mở rộng, các hình thức giáo dục được đa dạng hóa, cơ sở vật chất được đầu tư, trình độ dân trí được nâng cao. Tuy nhiên còn rất nhiều nhu cầu học tập của thanh thiếu niên không có điều kiện học trong các nhà trường hệ chính quy và việc học của người lao động, người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa như tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chưa được đáp ứng. Rõ ràng chỉ riêng hệ thống giáo dục chính quy chắc chắn không đủ sức giải quyết vấn đề này. Việc Xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng là một chủ trương của Đảng, mang tầm chiến lược Quốc gia, là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn 7 hiện nay, bởi trung tâm học tập cộng đồng góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là ở những nơi có mặt bằng dân trí thấp. Xuất phát từ thực tế trên tỉnh BR-VT từ năm 2005 đến nay hoạt động trung tâm văn hóa học tập cộng đồng đã có sự phát triển nhanh chóng 100% đã được thành lập, đi vào hoạt động khá hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Tuy nhiên hoạt động của trung tâm văn hóa học tập cộng đồng còn nhiều bất cập về công tác tổ chức, quản lý hoạt động của các trung tâm trên địa bàn; khó khăn về nhận thức xã hội, của các cấp lãnh đạo đối với loại hình hoạt động giáo dục không chính quy; thiếu kinh phí đầu tư; thiếu giảng viên…Với những yêu cầu cấp thiết nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: Biện pháp phát triển các trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm đề tài nghiên cứu, để đi sâu phân tích, tìm biện pháp góp phần vào việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, từ đó đề xuất các biện pháp triển Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng góp phần hình thành xã hội học tập ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể: Công tác quản lý các Trung tâm Văn hóa học tập cộng đồng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển Trung tâm Văn hóa học tập cộng đồng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 4. Giả thuyết khoa học Hệ thống các Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được hình thành rộng khắp trên toàn tỉnh. Trong những năm qua, các Trung tâm đã hoạt động và đã đạt được khá nhiều thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên trước những yêu cầu mới, hệ thống các Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng đã bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Nếu thực hiện đồng bộ biện pháp phát triển TTVH - HTCĐ trên địa bàn tỉnh như: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và các đoàn thể; tích cực hoàn 8 thiện hệ thống TTVH - HTCĐ và tổ chức bộ máy; xây dựng các TTVH - HTCĐ điển hình thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TTVH - HTCĐ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng XHHT trên địa bàn tỉnh BR-VT trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác phát triển hệ thống trung tâm văn hóa học tập cộng đồng. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động các trung tâm văn hóa học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển trung tâm văn hóa học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh BR-VT góp phần xây dựng xã hội học tập ở tỉnh BR-VT. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận (phân tích, tổng hợp) 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 6.2.3. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn 6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 6.2.5. Phương pháp chuyên gia 6.2.6. Phương pháp xử lý thông tin 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Hoạt động của 33/82 Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn (5/8 huyện, thành phố thuộc tỉnh). 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được cấu trúc như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác phát triển Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển các Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chương 3: Biện pháp phát triển các Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 9 Kết luận và khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM VĂN HÓA- HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG 1.1. Khái quát lịch sử vấn đề cần nghiên cứu 1.1.1. Tình hình phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước trên thế giới. 1.1.1.1. Nhật Bản Hình thức tổ chức mang tính chất Trung tâm học tập dành cho dân chúng được thành lập theo cách tự phát đã xuất hiện rất sớm ở Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ XVII, Nhật Bản đã có 15.000 Terakoya (tiếng Nhật có nghĩa là: Nhà dành cho học viên hoặc Trung tâm học tập). Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trên cơ sở nghiên cứu các Terakoya, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích thành lập các Trung tâm học tập chung cho cộng đồng với tên gọi là Kominkan (tiếng Nhật có nghĩa là: Nhà văn hóa của nhân dân). Người đề xuất ra mô hình này là Giáo sư Teranaka Sakuto– Giáo sư của Trường Đại học Matsumoto – một nhà cải cách giáo dục Nhật Bản. Hoạt động của các Kominkan liên quan sâu sắc đến việc xây dựng đất nước Nhật Bản sau chiến tranh và trở thành nền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay. Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý các Kominkan ở Nhật Bản Bộ Giáo dục – Khoa học – Thể Luật Giáo dục – Xã hội thao và Công nghệ Chính quyền quận/huyện Hội đồng giáo dục quận/huyện TTHTCĐ TTHTCĐ 10 Người học Việc tăng cường đầu tư và quản lý các Kominkan (trong đó có việc Bộ luật Giáo dục – xã hội của Nhật Bản ra đời năm 1949 khẳng định Kominkan là một bộ phận của hệ thống giáo dục người lớn) đã khiến số Kominkan ở Nhật Bản phát triển rất nhanh chóng: năm 1947 có 3.534 trung tâm, năm 1993 có 17.562 trung tâm. Đến năm 2006, Nhật Bản có 18.000 Kominkan hoạt động dưới sự bảo trợ của Nhà nước trung ương và địa phương, phủ khắp 90% tổng số thị trấn, làng xã của nước Nhật (ngoài ra còn có 76.883 Kominkan do người dân tự thành lập với quy mô nhỏ hơn và thường nằm ở vùng nông thôn). Ở Nhật Bản, các Kominkan đóng vai trò là nơi hội họp, là địa điểm học tập, nơi liên kết các cá nhân hoặc các nhóm với nhau, nơi mà người dân có thể đến để phát triển bản thân, phát triển cộng đồng và tìm hiểu và khám phá về cộng đồng (xem sơ đồ 1.1) Kết quả nghiên cứu về mô hình trung tâm học tập cộng đồng – Kominkan ở Nhật Bản đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để phát triển và quản lý các trung tâm này là: - Phải đảm bảo sự tự do và bình đẳng; - Phải được miễn phí; - Với tư cách là cơ sở giáo dục, Kominkan phải tổ chức các hoạt động giảng dạy hoặc tập huấn (nếu không, nó chỉ đơn thuần là phòng họp); - Phải có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; - Phải được đặt ở nơi gần và thuận tiện đối với người dân; - Phải được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phù hợp. 1.1.1.2. Thái Lan Thái Lan là một nước có nhận thức sớm về vai trò của giáo dục không chính quy và cũng có cơ sở hạ tầng của giáo dục không chính quy tương đối tốt. Năm 1998, Thái Lan đã có 35.000 Trung tâm đọc sách. Hiện nay, các cơ sở giáo dục không chính quy của Thái Lan được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương tới địa phương gồm các Trung tâm nguồn ở cấp vùng (gồm 7 Trung tâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh (gồm 76 Trung tâm), các Trung tâm giáo dục 11 không chính quy cấp huyện (gồm 877 Trung tâm) và Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã (gồm 8.577 Trung tâm). Với cách tổ chức hệ thống như vậy, các TTHTCĐ ở Thái Lan được hỗ trợ điều phối các hoạt động về tài chính, được điều phối về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và được tập huấn cán bộ, hỗ trợ học liệu từ các Trung tâm nguồn, các trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh và cấp huyện. TTHTCĐ tổ chức ở cấp xã được đánh giá là thực sự cần thiết để cung cấp kiến thức và thông tin cho mọi người dân sống trong cộng đồng. Các TTHTCĐ ở Thái Lan thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: - Giáo dục cơ sở (xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở); - Giáo dục nghề nghiệp (mở lớp huấn luyện kỹ năng ngắn ngày và giáo dục nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông); - Thông tin, tư vấn (qua các hoạt động và qua tài liệu); Kết quả nghiên cứu về mô hình TTHTCĐ ở Thái Lan đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản để điều hành và quản lý hoạt động của TTHTCĐ là: - TTHTCĐ là của dân, do dân, và vì dân. Người đứng đầu phải có định hướng cụ thể để phát triển trung tâm, đảm bảo để mọi người đều có cơ hội học tập. - TTHTCĐ hoạt động theo cơ chế mở. Mọi người trong cộng đồng có thể đến học bất cứ lúc nào. - TTHTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi người, gắn được việc học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày. - TTHTCĐ phải có mạng lưới liên kết với các cơ sở giáo dục, với các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực. Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý và tác động của TTHTCĐ ở Thái Lan Trung tâm nguồn (cấp vùng) Trung tâm GDKCQ cấp vùng Các giáo viên, cộng tác Trung tâm Các tổ chức xã hội viên học tập cộng đồng Các chuyên Các giáo dục tại CĐ gia Các thành viên trong cộng đồng Các giáo dục tại CĐ 12 1.1.1.3. Ấn Độ Từ năm 1988, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thành lập hàng loạt các Jana Shikshan Nilayyams (viết tắt là JSNs – tiếng Ấn Độ có nghĩa là Trung tâm học tập) trong cả nước với mô hình cứ 4-5 làng (khoảng 5.000 dân) có một trung tâm nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục sau xóa mù chữ và GDTX. Những năm 1990- 1991, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ đề ra thêm nhiều chương trình để đẩy mạnh giáo dục sau xóa mù chữ và GDTX, trong đó có chương trình thành lập các Trung tâm GDTX (Continuing Education Centres-CECs). Các Trung tâm này không chỉ phục vụ cho những người mới biết chữ mà cho cả trẻ em, thanh niên thất học và tất cả thành viên trong cộng đồng có nhu cầu học tập suốt đời. Các Trung tâm GDTX ở Ấn Độ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là: Mở các lớp buổi tối để củng cố kỹ năng biết chữ; Tổ chức đọc sách hoặc cho mượn sách; Tổ chức thảo luận những vấn đề của cộng đồng; Tổ chức huấn luyện ngắn ngày về kỹ thuật sản xuất và đời sống; Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, giải trí; Tổ chức thông tin tuyên truyền... Về mặt tổ chức và quản lý, các Trung tâm GDTX của Ấn Độ được thành lập theo quy mô cấp xã (dân số khoảng 1500-2000 người, trong đó có khoảng 500 người mới biết chữ), chủ yếu do cộng đồng tự cam kết thành lập và quản lý. 1.1.1.4. Myanmar Mô hình trung tâm học tập cộng đồng bắt đầu được xây dựng tại Myanmar từ năm 1994 với sự giúp đỡ của UNDP, UNESCO và các tổ chức phi chính phủ khác. Tính đến năm 2007, Myanmar đã có 480 Trung tâm. Mục đích của các TTHTCĐ tại Myanmar là: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc hạn chế tỷ lệ bỏ học và nâng cao tỷ lệ đến trường tiểu học của trẻ em; Tập trung vào hoạt động tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận với thông tin. Ở Myanmar, TTHTCĐ có thể vừa là một trung tâm thông tin, trung tâm huấn luyện nghề nghiệp vừa là một câu lạc bộ để trao đổi, thảo luận, một thư viện, nơi đọc sách báo hoặc trung tâm văn hóa, vui chơi, giải trí của cộng đồng, có vai trò to lớn trong việc tạo cơ hội học tập tiếp tục cho trẻ em và người lớn. Về mặt tổ chức và quản lý, TTHTCĐ tại Myanmar được xác định là một cơ sở giáo dục tại làng xã, nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy, được nhân dân địa 13 phương thành lập và quản lý, nhằm cung cấp cho nhân dân những cơ hội học tập đa dạng để cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển cộng đồng. 1.1.2. Xu thế phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ở các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Trong khuôn khổ Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương về giáo dục cho mọi người (APPEAL), Dự án phát triển TTHTCĐ đã được triển khai từ năm 1998. Đến năm 2005, chương trình phát triển TTHTCĐ của UNESCO đã được triển khai tại 20 quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Ở các quốc gia này, TTHTCĐ đã phát huy vai trò phục vụ cho các đối tượng người lớn, thanh thiếu niên thuộc mọi đối tượng trong cộng đồng thông qua các hoạt động xóa mù chữ và GDTX. TTHTCĐ giúp người học có được thông tin chủ yếu và những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Tóm lại, nghiên cứu sự phát triển mô hình tổ chức và quản lý của các TTHTCĐ trên thế giới chúng tôi thấy TTHTCĐ ở các nước dù có tên gọi khác nhau nhưng đều thể hiện rõ là một cơ chế có hiệu quả để thực hiện xóa mù chữ và GDTX có vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, nông nghiệp, phát triển cộng đồng – nhất là ở nông thôn. Đúng như khuyến nghị của Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO 1996 đã khẳng định: “Rõ ràng cộng đồng địa phương bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một chiến lược cải cách nào. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng và để cộng đồng tham gia vào quá trình cải cách giáo dục cần thiết phải xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục cộng đồng”. TTHTCĐ đã và đang được phát triển ngày càng rộng khắp ở các nước như một hệ thống cơ sở tổ chức học tập cho cộng đồng phù hợp với xu thế giáo dục mới. Sự ra đời và phát triển của mô hình TTHTCĐ ở Việt Nam cũng năm trong xu thế đó. 1.1.3. Xu thế phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ở Việt Nam Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng của Việt Nam bắt đầu được thử nghiệm từ năm 1997 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thiết kế với sự hỗ trợ kinh nghiệm của một số tổ chức nước ngoài như UNESCO Bangkok, Hiệp hội các câu lạc bộ UNESCO Nhật Bản và UNICEF Việt Nam. Sự nỗ lực của các tổ chức xã hội (trước hết là Hội Khuyến học Việt Nam) và ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt 14 là sự thừa nhận vai trò, vị trí như một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân (Luật Giáo dục 2005) đã làm cho hệ thống TTHTCĐ phát triển rất nhanh. Từ 10 TTHTCĐ được thử nghiệm trong những năm 1997-2000 tại một số tỉnh đại diện cho các vùng miền trong cả nước gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Lai Châu, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Kon Tum và Lào Cai; Năm 2001 cả nước đã có 125 TTHTCĐ, đến năm 2005 có 5.331 TTHTCĐ và năm 2010 có trên 110000 TTHTCĐ (chiếm 98% so với tổng số xã, phường, thị trấn của cả nước), trung bình mỗi năm có thêm trên 900 trung tâm mới. Mô hình TTHTCĐ đã được thực tiễn chấp nhận và được triển khai đều khắp trên cả nước trong đó có 29 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% (trong đó có Bà Rịa-Vũng Tàu) và 39 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ trên 98% đơn vị cấp xã đã thành lập TTHTCĐ. (Theo nguồn báo cáo tại Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập của Hội Khuyến học Việt Nam) Về mặt tổ chức và quản lý, mô hình TTHTCĐ của Việt Nam được thiết kế và phát triển trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới (như đã trình bày ở trên), đồng thời có sự kế thừa và phát huy các yếu tố tích cực của các mô hình thiết chế văn hóa – giáo dục tại cộng đồng đã có từ trước đây ở trong nước (như Nhà Rông, Đình làng...). Do đó, TTHTCĐ đang được xây dựng và phát triển ở Việt Nam vừa có sự phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh mới và mang ý tưởng của thời đại, vừa có yếu tố truyền thống. (xem sơ đồ quản lý TTHTCĐ ở địa phương) Sau hơn 10 năm phát triển, hệ thống TTHTCĐ ở Việt Nam đã được đánh giá là một mô hình cơ sở giáo dục mới với những điểm mạnh, điểm yếu và đang đứng trước những cơ hội và thách thức khá rõ rệt, cụ thể là: i. TTHTCĐ ở nước ta đã khẳng định những điểm mạnh chủ yếu sau: + Đã tạo ra cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho người dân ngay tại cộng đồng do được tổ chức ngay tại cơ sở làng xã, với phương châm “cần gì, học nấy”; + Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở cộng đồng cả về nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thực hiện dân quyền, ổn định và nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường dân cư; + Góp phần phát triển cộng đồng bền vững thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phương, thực hiện các mục tiêu 15 phát triển văn hóa – xã hội của địa phương và nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường. ii. Những hạn chế cần khắc phục: + Chưa thực sự tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho tất cả mọi người (mới chỉ thu hút được khoảng 20-40% người dân tham gia); + Chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của nhiều TTHTCĐ còn hạn chế (chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của nhiều TTHTCĐ chưa đa dạng, thiết thực, phù hợp với nhu cầu của người dân và các vấn đề của cộng đồng; Địa điểm đặt TTHTCĐ chưa thật sự thuận lợi đối với người dân ở các địa bàn miền núi, hải đảo có địa hình phân tán...); + Việc giám sát, đánh giá chưa được quan tâm và còn nhiều bất cập; iii. Những cơ hội đang mở ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay là: + Người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng và có nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời; + Đảng và Nhà nước đã quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách (TTHTCĐ đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục; Đã có “Quy chế tổ chức và hoạt động” cụ thể; Đã được Nhà nước hỗ trợ ban đầu và hỗ trợ thường xuyên về kinh phí...) + Việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân ở cơ sở ngày càng được các ban, ngành, đoàn thể, chương trình, dự án coi trọng; + Vấn đề học tập thường xuyên, học tập suốt đời ngày càng được các tổ chức quốc tế quan tâm. iiii. Những thách thức đang đặt ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay: + Nhận thức của xã hội, các cấp chính quyền và người dân đối với vị trí, vai trò của TTHTCĐ còn chưa đầy đủ, sự quan tâm chỉ đạo của nhiều địa phương và sự tích cực chủ động tham gia của nhiều người dân còn hạn chế; Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức hoạt động tại các TTHTCĐ chưa chặc chẽ và thiếu hiệu quả; + Cơ sở pháp lý, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên của TTHTCĐ chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và chưa phù hợp; + Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của TTHTCĐ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; 16 + Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập tại TTHTCĐ còn thiếu thốn, chưa phù hợp; Kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi khả năng huy động xã hội hóa còn rất hạn chế. Từ những đánh giá (qua việc phân tích SWOT) đối với hệ thống TTHTCĐ trên đây, có thể thấy rằng: với đặc điểm là một mô hình cơ sở giáo dục mới, bên cạnh việc phát triển khá nhanh về số lượng, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng và phát triển các TTHTCĐ hiện nay là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với một địa phương mà đối với cả nước. Sơ đồ 1.3: Hệ thống quản lý TTHTCĐ tại địa phương ở Việt Nam Sở Giáo dục UBND cấp và Đào tạo huyện Trung tâm Phòng Giáo dục và UBND Đào tạo cấp huyện cấp xã GDTX cấp huyện Trung tâm HTCĐ 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Giáo dục chính quy Đó là giáo dục có sự quy định chặt chẽ, chi tiết về mục tiêu giáo dục và giảng dạy, chương trình và nội dung học tập, thời lượng, sự kiểm tra đánh giá để thẩm định kết quả giáo dục. 1.2.2. Giáo dục không chính quy- Giáo dục thường xuyên 1.2.2.1.Giáo dục không chính quy Đó là hình thức giáo dục có sự quy định mềm dẻo về mục tiêu giáo dục, cách thức và các phương pháp quản lý, thời lượng, kiểm tra và đánh giá kết quả. Nội dung và chương trình giáo dục không chính quy được quy định sao cho thích hợp với nhu cầu của người học, tùy thuộc vào sự cần thiết của nhóm người học. 1.2.2.2. Giáo dục thường xuyên Giáo dục thường xuyên là một hệ thống giáo dục nhằm mục đích tạo cơ hội giáo dục liên tục, thường xuyên, thỏa mãn nhu cầu học tập suốt đời của mọi thành viên trong xã hội, giúp họ thích ứng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và 17

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net