Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố hồ chí minh luận văn ths. du lịch

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố hồ chí minh luận văn ths. du lịch

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ HIỀN HÒA PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ HIỀN HÒA PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Mạnh Hà Hà Nội - 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 5 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 6 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 7 2. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................... 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 9 6. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 11 NỘI DUNG .............................................................................................................. 12 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM ................................................................................................................. 12 1.1 . Hoạt động du lịch đêm .................................................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................12 1.1.2. Các đối tượng tham gia hoạt động du lịch đêm ..............................14 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch đêm ..............................................17 1.2 . Phát triển hoạt động du lịch đêm................................................................................ 17 1.2.1. Xác định thị trường khách du lịch đêm mục tiêu ............................................... 18 1.2.2. Quảng bá hình ảnh du lịch đêm ................................................................................ 20 1.2.3. Xúc tiến bán sản phẩm du lịch đêm ......................................................................... 22 1.2.4. Thực hiện các tour du lịch đêm ................................................................................. 23 1.2.5. Sản phẩm du lịch đêm.................................................................................................... 24 1.2.6. Các thành phần của sản phẩm du lịch đêm ......................................................... 25 1.2.7. Phát triển sản phẩm du lịch đêm .............................................................................. 25 1.3 . Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch đêm tại một số nơi trên thế giới .............. 26 1 1.3.1. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch đêm tại Siêm Riệp – Camphuchia .................................................................................................26 1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch đêm tại Pattaya – Thái Lan....27 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 30 2.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh ............. 30 2.2. Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................................................... 33 2.2.1. Các điều kiện về tài nguyên du lịch của thành phố Hồ Chí Minh ............. 33 2.2.2. Các điều kiện về an ninh chính trị, an toàn xã hội và các chính sách phát triển du lịch .......................................................................................................................... 40 2.2.3. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch ................. 40 2.3 . Thực trạng phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh ............. 44 2.4 Những thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................. 58 2.4.1. Thuận lợi .........................................................................................58 2.4.2 Hạn chế............................................................................................59 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 63 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....... 64 3.1. Định hướng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh............................. 64 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................................................... 66 3.2.1. Quảng bá hình ảnh du lịch đêm thành phố Hồ Chí Minh..................66 3.2.2. Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch đêm ............................68 3.2.3. Quản lý tốt hoạt động du lịch đêm .....................................................70 3.2.4. Quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch đêm .....................................71 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................................. 72 2 3.3.1. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh ........... 72 3.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 73 3.3.3. Đối với các công ty lữ hành........................................................................................ 74 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 75 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UNESCO = United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization = Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc MICE = Meeting Incentive Conference Event = Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng GDP = Gross Domentic Product = Tổng sản phẩm trong nước 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Biểu đồ 2.1: Các nhóm khách tham gia hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh 2. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2013 3. Biểu đồ 2.3: Các yếu tố thu hút du khách tham gia hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh 5 LỜI CẢM ƠN Với những người vừa đi học vừa đi làm, lại học vào ban ngày như chúng em, để hoàn thành khóa học này là cả một sự cố gắng và nỗ lực không ngừng. Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy/cô trong Khoa Du lịch học trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội và Khoa Sau Đại học trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh thì chúng em không có được kết quả như ngày hôm nay. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành vì sự quan tâm đó. Em xin đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Vũ Mạnh Hà – người đã đồng hành cùng với em, cho em những ý kiến quý báu từ ngày đầu lựa chọn đề tài đến suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Tuy xa cách về mặt địa lý nhưng thầy vẫn luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em, có tài liệu nào hay thầy lại photo và gửi vào cho em. Cũng nhờ sự động viên và khích lệ của thầy, em mới tiếp tục và hoàn thành được đề tài này. Qua đây, em cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, quý thầy/cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, trao đổi và cho em nhiều ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài. Do trình độ có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài này của em không tránh khỏi những sai sót. Mặt khác, đây là một vấn đề khó đối với em. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy/cô để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014 Người thực hiện ĐỖ HIỀN HÒA 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố năng động trong phát triển kinh tế. Với diện tích rộng lớn, điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, dịch vụ phong phú, đa dạng, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Mặc dù nguồn tài nguyên du lịch không phong phú bằng Hà Nội nhưng ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã luôn nỗ lực để phát triển sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Sự sôi động trong các hoạt động sống của cư dân thành phố Hồ Chí Minh về đêm là nét đặc sắc thu hút khách du lịch cả quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, việc khai thác nét đặc sắc này của thành phố để biến thành các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp phục vụ khách du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức. Theo các hãng lữ hành, có đến 80% du khách nước ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh muốn tham quan “Sai Gon by night” (Sài Gòn về đêm) nhưng phần lớn không biết đi đâu. Còn người Sài Gòn buổi tối muốn tìm nơi giải trí, vui chơi cũng quanh quẩn chỉ có bar, karaoke, quán nhậu, cà phê “hộp” ngột ngạt. Chính sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch đêm làm cho hoạt động du lịch đêm của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung kém phát triển hơn hoạt động du lịch đêm tại các thành phố khác trong khu vực. Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh” là một việc làm cấp thiết, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với du lịch thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lịch sử nghiên cứu Có rất nhiều sách, báo, tài liệu viết về hoạt động du lịch đêm ở các thành phố khác nhau ở Việt Nam và trên thế giới. Có thể kể tên như: 7 - Tạp chí Phuket Guide (2004), “Into the night” (trang 36 - 37). Bài viết này giới thiệu cho độc giả những hoạt động vui chơi – giải trí về đêm tại Phuket – Thái Lan. - Đặng Thanh Vũ (2004), “Phố cổ Hội An lung linh cổ tích”, Tạp chí Du lịch TP.HCM (số 8). Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về hình ảnh một Hội An đẹp lung linh, huyền ảo trong đêm rằm phố cổ. - Vũ Đức Thanh (2006), “Phố Tây - nửa đêm về sáng”, Tạp chí Du lịch TP.HCM (số 4). Với bài viết này, tác giả giới thiệu các hoạt động nhộn nhịp tại khu phố Tây - thành phố Hồ Chí Minh – trong thời gian từ nửa đêm về sáng. - Phương Nguyễn (2006), “Lời thì thầm đêm phố cổ Hội An”, Tạp chí Du lịch TP.HCM, (số 7). Cũng giống như tác giả Đặng Thanh Vũ, bài viết này tác giả Phương Nguyễn giới thiệu với độc giả hoạt động du lịch đêm phố cổ qua góc nhìn của một khách du lịch. - Phan Thanh Hải (2006), “Tĩnh lặng Mỹ Sơn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 6). Bài viết này giới thiệu hình ảnh một Mỹ Sơn mới mẻ và yên ắng lúc đêm về. - Đoàn Đình Hậu (2006), “Sắc màu Sài Gòn đêm”, Tạp chí Du lịch TP.HCM (số 10). Hình ảnh Sài Gòn nhộn nhịp, rực rỡ, lung linh, huyền ảo được thể hiện rất rõ nét qua bài viết này. - Trần Quốc Thái (2006), “Thư giãn, giải trí hàng đêm phục vụ du khách quốc tế”, Tạp chí Du lịch TP.HCM (số 10). Bài viết giới thiệu những hoạt động vui chơi – giải trí vào ban đêm dành cho khách du lịch quốc tế. -… Ngoài ra, cũng có một số khóa luận tìm hiểu hiểu về hoạt động du lịch đêm như: Khóa luận “Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho khách nước ngoài trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long” của sinh viên Nguyễn Thị Ngân, lớp VH1004, Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong khóa luận này, tác giả đã giới thiệu một số sản phẩm du lịch đêm hiện có tại Hà Nội và xây dựng thêm một số sản phẩm du lịch đêm mới dành cho khách du lịch quốc tế trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 8 Đó cũng là những tài liệu được tác giả tham khảo để phục vụ cho đề tài của mình. Theo tìm hiểu của tác giả, chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh. Các bài viết về Sài Gòn vào đêm thì có nhưng những bài viết đó chỉ mang tính chất giải trí, cung cấp thêm thông tin cho khách du lịch và cho những người yêu Sài Gòn, đó chưa phải là những đề tài mang tính chất nghiên cứu, lý luận. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Đưa ra một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động du lịch đêm. - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian, tác giả chỉ nghiên cứu sự phát triển của hoạt động du lịch đêm tại 3 quận (quận 1, quận 3 và quận 5) tại thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian, chủ yếu từ năm 2012 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát thực địa 9 Phương pháp này giúp tác giả có những trải nghiệm thực tế về hoạt động du lịch tại ba quận đề tài nghiên cứu (quận 1, quận 3 và quận 5). Tác giả thường đi khảo sát vào những buổi tối cuối tuần và vào những dịp lễ Tết như Tết Nguyên đán, Noel… Vào thời gian nghỉ hè hoặc nghỉ Tết, tác giả mới đi khảo sát được vào buổi tối các ngày trong tuần. - Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, tư liệu có liên quan đến đề tài Tác giả sưu tầm các tài liệu, bài báo, các đề tài nghiên cứu… về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh trên các trang web thông tin của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, báo Du lịch và các báo có nội dung liên quan. Số liệu sử dụng trong đề tài được tác giả thu thập qua Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (trực thuộc Tổng Cục Du lịch Việt Nam) và qua điều tra xã hội học của tác giả. - Phương pháp chuyên gia Với đề tài này, tác giả có tham khảo ý kiến của ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh về sự phát triển của hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay. - Phương pháp điều tra xã hội học Để có những ý kiến và nhận định khách quan về đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Đối tượng điều tra thứ nhất là khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn quận 1, quận 3 và quận 5. Nội dung là điều tra xem khách du lịch thích tham gia vào loại hình du lịch đêm nào và họ có hài lòng về các dịch vụ du lịch đêm hay không. Số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu, thu về 215 phiếu hợp lệ. Đối tượng điều tra thứ 2 là những đơn vị cung ứng du lịch. Nội dung là điều tra xem các dịch vụ của họ có thu hút được đông khách du lịch hay không. Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu, thu về 68 phiếu hợp lệ. 10 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương sau đây: Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11 NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM 1.1 . Hoạt động du lịch đêm 1.1.1. Khái niệm (i) Du lịch Du lịch là một khái niệm và có nhiều quan niệm khác nhau. Tùy theo góc nhìn mà mỗi người có những định nghĩa về du lịch khác nhau. Theo các chuyên gia tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp ở Roma - Italia (21/8 – 05/9/1963) thì khái niệm du lịch được hiểu: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì “Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.” Ở Việt Nam, dù ngành du lịch chỉ mới phát triển trong khoảng gần một thế kỷ nay, nhưng cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra. Tuy nhiên, quan trọng và phổ biến nhất là định nghĩa về du lịch được dùng làm căn cứ pháp lý trong Luật Du lịch của Việt Nam, được ban hành năm 2005. Theo đó, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [21, tr.2]. (ii) Du lịch đêm Từ định nghĩa về du lịch, ta có thể hiểu du lịch đêm là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng vào ban đêm. 12 (iii) Hoạt động du lịch Cũng như khái niệm về du lịch, có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động du lịch. Trước đây, người ta chỉ quan niệm hoạt động du lịch là một hoạt động mang tính chất văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, hoạt động du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư. Ngày nay, khi du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới xem là một ngành kinh tế quan trọng thì quan niệm về hoạt động du lịch được hiểu một cách đầy đủ hơn. Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” [21, tr.2]. Theo đó, hoạt động du lịch được nhìn nhận ở ba khía cạnh như sau: Thứ nhất, “hoạt động của khách du lịch” nghĩa là việc di chuyển và lưu trú tạm thời của người đi du lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... Thứ hai, “tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch” là những người hoạt động tổ chức lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan, vận chuyển đưa đón khách du lịch, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác... nhằm mục đích lợi nhuận. Thứ ba, “cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan” tức là cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan tại địa phương có tài nguyên du lịch, tổ chức, điều phối, phục vụ hoạt động của “khách du lịch” và “tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch” nhằm đảm bảo cho các đối tượng này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động du lịch theo đúng quy định của pháp luật. (iv) Hoạt động du lịch đêm Trước đây, các hoạt động du lịch thường được diễn ra vào ban ngày. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm đang ngày càng 13 trở nên hấp dẫn đối với khách du lịch. Các quan niệm về du lịch đêm cũng dần dần được hình thành. Hoạt động du lịch đêm là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch diễn ra vào khoảng thời gian từ chiều tối kéo dài cho đến nửa đêm hoặc gần sáng tùy theo nhu cầu của khách du lịch. Đặc trưng của hình thức du lịch này là nó chỉ tập trung tại các đô thị lớn hay các điểm du lịch nổi tiếng. Ban đầu, đó chỉ là hoạt động tự phát, chủ động, mang tính tự do của du khách nhằm thoả mãn nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu thêm về vẻ đẹp, nét đặc trưng của văn hoá đêm tại điểm đến. Theo đó, du khách phải tự lo mọi chi phí cũng như tự chịu mọi biến cố nếu xảy ra. Dần dần, người ta thấy được lợi ích của các hoạt động kinh doanh, các dịch vụ vào ban đêm, nên các nhà cung ứng du lịch nói chung và người dân đã khéo léo khai thác, tạo ra các sản phẩm đa dạng để phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch, tạo điều kiện cho du lịch đêm phát triển. Du lịch đêm dần dần được chú trọng nhiều hơn. Tại một số nơi trên thế giới, du lịch đêm đã trở thành điểm nhấn du lịch. 1.1.2. Các đối tượng tham gia hoạt động du lịch đêm (i) Khách du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, khách du lịch (Tourist) là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [21, tr.2]. Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. - Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam [21, tr.13]. - Khách du lịch quốc tế (International Tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch (Inbound tourist); công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch (Outbound tourist) [21, tr.13]. Một số khái niệm khác liên quan đến khách du lịch: 14 - Khách thăm viếng (Visitor): là bất kỳ người nào đến thăm một quốc gia khác với quốc gia người đó đang sống với bất kỳ lý do nào khác hơn là để làm việc hưởng lương tại quốc gia mà người đó đến thăm. - Khách tham quan (Excursionist): là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng một ngày (Day Visitor) hay lưu lại ở một khu vực 24 giờ và những người đi tới một quốc gia khác hay một nơi bằng tàu thuỷ theo tuyến cũng gọi là khách tham quan. Nhân viên của thuỷ thủ đoàn hay phi hành đoàn nếu không lưu trú tại khu vực đó cũng được gọi là khách tham quan, ngoại trừ họ nghỉ ngơi tại khách sạn. - Khách tham quan quốc tế (International Excursionist): một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch quốc tế nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan quốc tế. - Khách tham quan nội địa (Domestic Excursionist): một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch nội địa nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan nội địa. (ii) Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch Nhà cung ứng dịch vụ du lịch được hiểu là tất cả các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức du lịch cung cấp dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ như các công ty lữ hành, các đơn vị vận chuyển du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch… (iii) Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng Cộng đồng địa phương là tập hợp những người cùng chung sống trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. - Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch [21, tr.4]. 15 Với họ, hoạt động du lịch tại địa phương mình đang sinh sống vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; là cơ hội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Thông qua du lịch, một mặt có thể tăng thu nhập, nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như vấn đề về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở… (iv) Các cơ quan quản lý du lịch địa phƣơng Cơ quan quản lý du lịch địa phương là khái niệm chỉ tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn địa phương có chức năng quản lý về hoạt động du lịch của địa phương đó chủ yếu là về vấn đề hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Các cơ quan đó là: - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh): thực hiện việc quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [21, tr.5]. - Sở du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. - Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện quản lý nhà nước về du lịch theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phương. - Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương. 16 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch đêm Từ khái niệm về hoạt động du lịch đêm, ta có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động du lịch đêm như sau: Một là, hoạt động du lịch đêm là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch vào các buổi tối trong suốt thời gian đi du lịch. Dịch vụ du lịch khác các dịch vụ sản xuất, dịch vụ khoa học - kỹ thuật hay dịch vụ đời sống ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân. Người dân khi đi du lịch (khách du lịch) vào ban đêm sẽ được hưởng thụ các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác vào ban đêm. Như vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế cho thấy, khi người ta đủ ăn, mặc, ở thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, bởi lẽ ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực nhằm tái tạo lại sức lao động của con người. Hai là, hoạt động du lịch đêm chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định. Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị - xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, gây mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, tổn hại đến môi trường tự nhiên... Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch cũng có tác động trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình, tăng tính hữu nghị, làm cho con người của các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hoạt động du lịch đêm chỉ có thể tồn tại và phát triển khi môi trường du lịch đảm bảo tính an toàn cho du khách. Chẳng vị khách nào muốn ra đường vào buổi tối khi phải nơm nớp lo sợ bị móc túi, giật giỏ… Mà nếu không có khách thì sẽ không có hoạt động du lịch đêm. 1.2 . Phát triển hoạt động du lịch đêm 17 1.2.1. Xác định thị trường khách du lịch đêm mục tiêu Bàn luận về kinh doanh du lịch, không thể không nói đến thị trường du lịch. Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi. Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”. Theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”. Các cách phân loại thị trường du lịch: - Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ: + Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường du lịch quốc tế, các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài. Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia. + Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. - Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch : + Thị trường gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch. + Thị trường nhận khách: Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch. - Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch : 18

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net