Thơ ngô kha trong bối cảnh văn học miền nam 1954 1975

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Thơ ngô kha trong bối cảnh văn học miền nam 1954 1975

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRẦN THỊ MỸ HIỀN THƠ NGÔ KHA TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRẦN THỊ MỸ HIỀN THƠ NGÔ KHA TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 220 121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ Xác nhận của GVHD Xác nhận của CTHĐ LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Cao học với đề tài “Thơ Ngô Kha trong bối cảnh văn học miền Nam 1954-1975” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía những người thầy, nhà nghiên cứu, những người thân, bạn bè và học trò của nhà thơ Ngô Kha. Đầu tiên cho tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn của tôi, GS. TS. Huỳnh Như Phương - người thầy đã tận tâm hướng dẫn, dõi theo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu về nhà thơ Ngô Kha từ lúc tôi làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân tới khi tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp bậc Cao học. Tại Huế, tôi xin chân thành cảm ơn bà Ngô Thị Huân (chị gái nhà thơ Ngô Kha), nhà nghiên cứu, dịch giả Bửu Ý, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà thơ Võ Quê, PGS. TS. Bửu Nam (Trường ĐH Sư phạm Huế), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ông Nguyễn Duy Hiền, ông Nguyễn Xuân Hoa, ông Lê Văn Lân, họa sĩ Vĩnh Phối, họa sĩ Đinh Cường (hiện sống tại Hoa Kỳ) đã cung cấp cho tôi những hình ảnh, tư liệu quý giá và những câu chuyện sinh động về cuộc đời nhà thơ Ngô Kha. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin chân thành cảm ơn nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, nhà thơ Cao Thoại Châu, nhà văn Nguyễn Thanh Văn, nhà báo Trần Thức, nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên, TS. Trần Hoài Anh (Trường ĐH Văn hóa TP. HCM) đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có được những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ông Nguyễn Hiếu Học, ông Lý Văn Trung, ông Nguyễn Văn On, là những nhà giáo về hưu hiện sống tại Bình Dương đã cho tôi những lời góp ý chân thành để tôi hoàn thành đề tài này. Sau cùng là lòng biết ơn đối gia đình tôi, những người luôn thầm lặng đứng sau, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi tôi gặp khó khăn, nản chí. Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2014 Học viên Trần Thị Mỹ Hiền LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thị Mỹ Hiền, học viên Cao học ngành Văn học Việt Nam, khóa 2012- 2014 đợt 1. Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Cao học “Thơ Ngô Kha trong bối cảnh văn học miền Nam 1954-1975” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Luận văn Trần Thị Mỹ Hiền NGÔ KHA (1935-1973) 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 13 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 14 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 14 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 15 7. Kết cấu của luận văn. ........................................................................................... 16 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI, VĂN HỌC MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954- 1975 VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGÔ KHA 1.1. Bối cảnh xã hội miền Nam giai đoạn 1954-1975............................................... 17 1.1.1.Tình hình chính trị tại miền Nam ..................................................................... 17 1.1.2.Phong trào đấu tranh của sinh viên-học sinh tại các đô thị miền Nam ............ 20 1.2. Bối cảnh văn học đô thị miền Nam .................................................................... 23 1.2.1. Văn học trong một xã hội biến động vì chiến tranh ........................................ 23 1.2.2. Sự phức tạp của các khuynh hướng văn học ................................................... 30 1.2.2.1. Khuynh hướng hiện đại ................................................................................ 31 1.2.2.2. Khuynh hướng dân tộc ................................................................................. 36 1.3. Ngô Kha – nhà thơ dấn thân............................................................................... 39 1.3.1. Cuộc đời Ngô Kha........................................................................................... 39 1.3.2. Sự nghiệp văn chương của Ngô Kha .............................................................. 51 Tiểu kết ...................................................................................................................... 56 CHƢƠNG 2:HÀNH TRÌNH TƢ TƢỞNG TRONG THƠ NGÔ KHA 2.1. Thơ Ngô Kha trong dòng văn học ảnh hưởng trào lưu tư tưởng phương Tây ... 57 2.1. 1. Khuynh hướng siêu thực ................................................................................ 57 2.1.1.1. Chủ nghĩa siêu thực và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam ............................... 57 2.1.1.2. Thế giới siêu thực trong thơ Ngô Kha ......................................................... 62 2.1.1.3. Hình ảnh siêu thực trong thơ Ngô Kha ........................................................ 76 2.1.1.4. Bút pháp siêu thực trong thơ Ngô Kha ........................................................ 79 2 2.1.2. Khuynh hướng hiện sinh ................................................................................. 83 2.1.2.1. Chủ nghĩa hiện sinh và sự hiện diện của nó ở miền Nam ............................ 83 2.1.2.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong thơ Ngô Kha ............................. 87 2.2. Thơ Ngô Kha trong dòng văn học đấu tranh dân tộc ......................................... 98 Tiểu kết .................................................................................................................... 111 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THƠ NGÔ KHA 3.1. Trường ca ......................................................................................................... 113 3.1.1. Thể loại trường ca và sự phân định tác phẩm trường ca của Ngô Kha ......... 113 3.1.2. Đặc điểm trường ca của Ngô Kha ................................................................. 117 3.2. Thơ tự do .......................................................................................................... 126 3.2.1. Thơ tự do - bước đột phá của thơ ca miền Nam ........................................... 126 3.2.2. Thơ tự do Ngô Kha ....................................................................................... 130 3.3. Ngôn ngữ thơ.................................................................................................... 136 Tiểu kết .................................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 TÁC PHẨM NGÔ KHA ĐÃ CÔNG BỐ ............. Error! Bookmark not defined. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975 có một thi sĩ mang một số phận khá đặc biệt. Sinh ra và lớn lên tại Huế, ông là một trong số những nhân vật nổi bật trong các phong trào đấu tranh ở đô thị cùng thế hệ với lớp trí thức Huế lúc bấy giờ như Bửu Ý, Nguyễn Hữu Châu Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Chỉ, Đinh Cường… và đặc biệt, là bạn rất thân với người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Nhân vật đó không ai khác chính là thi sĩ Ngô Kha. Sống và hoạt động trong thời kỳ đất nước đầy biến động, ông đã thể hiện ý chí dấn thân quyết liệt, tất cả vì hòa bình dân tộc, tự do, công lý. Nhưng nghiệt ngã thay, cuộc đời đã không ban cho nhà thơ một cuộc sống tốt đẹp. Ông bị lực lượng phi nhân bắt và thủ tiêu một cách mờ ám nhằm tiêu diệt sức ảnh hưởng của một người trí thức có lương tri, một thầy giáo có uy tín trong lòng các học trò của mình. Nhưng cho đến nay, người thầy giáo ấy vẫn bất tử, vẫn tồn tại trong tâm thức những người bạn, những học trò mến yêu. Những năm gần đây bí mật về sự mất tích của Ngô Kha dần được những người thân, đồng nghiệp và các học trò thân yêu của ông tìm hiểu tuy vẫn có những điều chưa thật sáng rõ. Và quan trọng hơn, đó chính là chưa tìm ra hài cốt của nhà thơ bất hạnh này. Những dữ kiện về cuộc đời ông cứ thấp thoáng như một huyền sử. Tầm vóc con người đó đã vượt qua những vấn đề vụn vặt, nhỏ bé của cuộc đời. Tư tưởng, hành động và cả sự ra đi của ông đã trở thành những suy tưởng đẹp trong lòng những người thân và bè bạn. Cái tên Ngô Kha vẫn còn bay qua những giấc mơ lãng đãng của nhiều người bạn một thời ở Huế và cả thế hệ trẻ sau này. Để tưởng nhớ đến một con người, một cuộc đời đẹp như thế, vài năm trở lại đây có nhiều bài viết, tập sách tập hợp lại thơ ông, nhưng để có một công trình nghiên cứu một cách công phu, đầy đủ về cả cuộc đời, sự nghiệp văn chương cũng như những giá trị trong thơ ông thì chưa có công trình nào hoàn thiện. 1.2. Năm 2011, trong khóa luận tốt nghiệp của mình, chúng tôi đã có những bước đầu nghiên cứu về thơ Ngô Kha với đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha”. Trong công trình này, với quy mô của một khóa luận tốt nghiệp Cử nhân, chúng tôi chỉ mới tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha trong một chừng mực nhất định. Đó là tìm hiểu hành trình thơ Ngô Kha trong phạm vi những tác phẩm của ông mà chưa có cơ hội đối sánh với các cây bút cùng thời để có cái nhìn bao quát, đồng thời 4 định vị giá trị thơ Ngô Kha trong dòng văn học miền Nam 1954-1975. Bước đầu khám phá thế giới thơ Ngô Kha, chúng tôi đã bắt được mạch nguồn cảm hứng thơ Ngô Kha qua các giai đoạn của cuộc đời thông qua những tác phẩm Hoa cô độc, Ngụ ngôn của người đãng trí và Trường ca hòa bình. Qua đó, người nghiên cứu đã khám phá được dấu ấn nghệ thuật mà Ngô Kha tạo dựng trong thơ mình. Ở phần kết luận, chúng tôi có nêu một nhận định làm tiền đề để lần này, thông qua đề tài luận văn, mong muốn được minh chứng rõ ràng hơn. Ý đó là: “Ngô Kha, nhà thơ đầu tiên của miền Nam viết thơ siêu thực bằng thể loại trường ca”. Sau này, Đỗ Lai Thúy trong một bài viết về thơ Ngô Kha đã nhận định Ngụ ngôn của người đãng trí “là trường ca siêu thực đầu tiên của văn học thành thị miền Nam 1945-1975, thậm chí của cả Việt Nam” [98,39]. Chính sự trùng hợp thú vị đó và những ý tưởng khơi mở ban đầu mà chúng tôi quyết định tiếp tục nghiên cứu thơ Ngô Kha. 1.3. Muốn đánh giá, công nhận tài năng của một tác giả văn học, không gì công bằng và khoa học hơn khi chúng ta đặt tác giả đó vào diễn trình văn học cũng như thời đại mà nhà thơ ấy sinh sống. Chất xúc tác từ thời đại cũng như không khí sinh hoạt văn học, sự tương tác qua lại giữa những người cầm bút sẽ là môi trường thuận lợi cho hạt mầm văn chương nảy nở. Là nhà thơ, đồng thời là một công dân trong xã hội, Ngô Kha không thể vượt thoát hay tách mình ra khỏi dòng lịch sử mà mình đang sống để sáng tác. Đặt Ngô Kha trong bối cảnh lịch sử miền Nam và hơn cả là dòng chảy văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975 để nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về hành trình tư tưởng của tác giả, đồng thời cho thấy được những gì là đặc trưng, nổi bật trong phong cách sáng tác của nhà thơ này. Kết hợp những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Thơ Ngô Kha trong bối cảnh văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975 làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Ngô Kha là nhà thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975, nhưng do sống và hoạt động tại Huế nên tên tuổi ông ít được phổ biến trên văn đàn lúc bấy giờ. Cái tên Ngô Kha chỉ vang lên nổi bật trong các phong trào tranh đấu của sinh viên học sinh Huế những năm 1960-1973 với vai trò là một trong những người đi đầu, hoặc được nhắc đến ít nhiều trong dòng văn học phản kháng tại miền Nam trong những bài 5 nghiên cứu về dòng văn chương đó sau này. Ngoài ra, cái chết có phần bí ẩn của ông, dưới sự vùi lấp của lớp bụi thời gian cũng gây trở ngại không ít trong việc nghiên cứu về nhà thơ. Tuy vậy, căn cứ vào các tài liệu có được khi tìm hiểu về Ngô Kha, chúng ta có thể chia quá trình ấy qua hai giai đoạn: 2.1. Như đã nói, không gian hoạt động của Ngô Kha chủ yếu ở Huế. Ông dạy học và sáng tác ở Huế nên tên tuổi ông ít được biết đến (mặc dù từng có thơ đăng trên một số tạp chí ở Sài Gòn như Đất Nước, Trình Bầy trước ngày ông mất). Sự kiện Ngô Kha được nhắc đến đầu tiên trên mặt báo có thể kể đến là bài điểm sách của người học trò – Nguyễn Đính – nhà thơ Trần Vàng Sao sau này. Đó là bài “phê bình” đầu tiên về thơ Ngô Kha - tập thơ đầu tay: Hoa cô độc. Bài này được đăng trên báo Lành Mạnh ở Huế năm 1961. Rất tiếc, bài báo sau này bị thất lạc, vẫn chưa có cơ hội tìm ra. Cho đến khi ông bị mất tích một cách bí mật vào tháng 1-1973, hơn hai mươi tháng sau (tháng 12-1974) một nhóm bạn của ông ở Huế và Sài Gòn đã liên lạc với nhau chủ trương làm một số báo đặc biệt để kêu gọi nhà cầm quyền cung cấp thông tin về sự mất tích của nhà thơ. Loạt bài được thực hiện trên số báo Đứng Dậy số 65- 66, mùa Giáng sinh năm 1974 do Chân Tín làm chủ nhiệm (1). Loạt bài có đăng bức thư tìm con của bà Cao Thị Uẩn [193], “Tuyên cáo của các giáo sư văn nghệ sĩ Huế về việc bắt giữ giáo sư Ngô Kha cuối 1972”, “Thư gởi đồng nghiệp Ngô Kha” của Nguyễn Ngọc Minh [96], “Lá thư gởi cho người đang ở trong tù hay đã bị thủ tiêu” của Trịnh Công Sơn [141], “Ngục tù hay quê hương của thi sĩ” của Lê Khắc Cầm [12] và một số bài của các đồng nghiệp khác. Đây là lần thứ hai (nhưng đặc biệt hơn) cái tên Ngô Kha trở thành một hiện tượng trên mặt báo cũng như với những độc giả Sài Gòn lúc bấy giờ. Thế nhưng số báo như một cánh thư không được hồi âm, tin tức Ngô Kha vẫn bặt tăm, cái tên Ngô Kha lại nằm im trong tâm thức những người bạn ông, cho đến sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. 2.2. Sau 1975, Ngô Kha đã được nhắc đến trong những cuốn sách, những tài liệu viết về dòng văn chương tranh đấu miền Nam trước 1975, đặc biệt là bộ phận 1 Trong cuốn sách “Ngô Kha – ngụ ngôn của một thế hệ” do nhóm Trần Thức, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Thanh Văn, Lê Khắc Cầm và Nguyễn Quốc Thái biên soạn năm 2005 ghi là báo Đối Diện số 65-66, mùa Giáng Sinh 1974 nhưng theo tư liệu thực tế là Tạp chí Đứng Dậy. Thực ra, để tránh chế độ kiểm duyệt báo chí của chính quyền Sài Gòn tòa soạn báo Đối Diện có 3 lần đổi tên, ban đầu là Đối Diện, rồi Đồng Dao và cuối cùng là Đứng Dậy. Số 65 - 66 mùa Giáng sinh năm 1974, lúc này báo đã đổi tên thành Đứng Dậy. 6 đấu tranh của những trí thức và học sinh - sinh viên ở Huế những năm 1960-1973. Trong quyển Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1979 do Phong Lê chủ biên , tác giả đã dành phần năm “Văn học yêu nước tiến bộ trong lòng các thành thị miền Nam” để nói về bộ phận văn học rất quyết liệt và hào hùng này. Trong đó tác giả cũng đã đề cập đến Ngô Kha như một trong những ngọn cờ đầu trong các hoạt động yêu nước của trí thức trẻ lúc bấy giờ [79]. Thơ ông là phương tiện đắc lực trong việc tuyên truyền và thể hiện ý chí mạnh mẽ, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân loại. Đó như một sự ghi nhận và tôn vinh những giá trị đích thực mà những cuộc đời oanh liệt như thế hệ của Ngô Kha đã âm thầm đóng góp vào nền văn học này. Năm 1991, Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế cho xuất bản một Tuyển tập Thơ Ngô Kha trong đó có Hoa cô độc (1961), Ngụ ngôn của người đãng trí (1969), Trường ca hòa bình và những bài thơ rời. Tuyển tập đã cố gắng sưu tầm nhưng vẫn chưa thật sự đầy đủ, đặc biệt có lời tựa của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về nhà thơ Ngô Kha (2). Trong bài viết tác giả đã mệnh danh cho Ngô Kha là “người trần đoản mệnh” nên tập trung vào việc dựng lại chân dung nhà thơ thông qua số phận cùng con người trong các tập thơ. Ngô Kha được tác giả bài viết mệnh danh bằng nhiều cái tên, gắn với số phận của các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Ban đầu là Narcisse – người bị mê hoặc bởi chính chiếc bóng của mình, sau đó là Thésée, và cuối cùng là chàng Orphée với tiếng đàn lya bất tử. Không riêng gì Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường xem cả thế hệ thanh niên trí thức thời đó đã “bội nhiễm căn bệnh Narcisse”, để rồi “Cúi nhìn chính mình Ngô Kha đã bắt gặp trên cánh đồng hắt hiu của linh hồn chàng một loài ác hoa mọc lên từ bao giờ, chàng âu yếm gọi tên nó là “Hoa cô độc”. Hành trình vào thơ của chàng khởi đầu với niềm kiêu hãnh thầm kín của bông hoa ấy” [98, 13]. Bài viết đã chạm đến những vấn đề nhân bản khi nhận xét về một con người bằng cái nhìn thương xót, cảm thông với một lối viết nhẹ nhàng, hấp dẫn. Những năm gần đây, cánh cửa nghiên cứu có phần tự do và mở rộng, đã có nhiều công trình tìm hiểu đánh giá lại về dòng văn học được mệnh danh là “Văn 2 Bài này sau này in lại trong Ngô Kha – hành trình thơ, hành trình dấn thân và ngôi nhà vĩnh cửu (2013), Bửu Nam, Phạm Thị Nga Anh (chủ biên), Nxb Hội nhà văn, TP. HCM với tựa đề “Ngô Kha, cây đàn lya và những chòm sao…” 7 học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975”. Năm 1993, Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ đã cho ra đời ấn bản “Tiếng hát những người đi tới” do Lê Hoàng, Nguyễn Công Khế, Lê Văn Nuôi chủ biên [110]. Cuốn sách giới thiệu thơ, văn, nhạc, họa, báo chí của phong trào sinh viên học sinh miền Nam chống Mỹ từ 1960 – 1975. Trong phần nội dung, ban biên tập đăng những bài viết đánh giá thành tựu văn học giai đoạn này như sự nhìn nhận lại nhưng với những ý kiến thẳng thắn và xác đáng hơn so với các sách nghiên cứu trước đây. Độc giả cũng đặc biệt xúc động với câu nói của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng khi cho ra ấn phẩm này “Muộn còn hơn không, thiếu vẫn hơn khoảng trống vắng mà văn học sử chẳng thể giải thích với đương thời và hậu thế…” [110, 10]. Cuốn sách còn có bài viết của Trần Hữu Tá với nhan đề “Nghĩ về tuổi trẻ, nghĩ về thơ, nghĩ…” với những dòng viết bày tỏ tình cảm của mình với các nhân vật mà nếu nhắc đến bây giờ, trong tâm trí ta họ vẫn còn rất trẻ bởi họ đã vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đất mẹ với cái tuổi rất đẹp - tuổi đôi mươi. Đó là Trần Quang Long, Nhất Chi Mai, Phan Trước Viên… Trong đó tác giả vẫn không quên nhắc đến một người có số phận không kém phần bi kịch: Ngô Kha. Nhắc đến Ngô Kha người ta vẫn thường ghi lại câu nói nguyên văn như minh chứng một sự thật đau thương nhưng không bao giờ lý giải được: “Năm 1973, Ngô Kha bị địch ám hại ở Huế ngay sau khi hiệp định Paris được ký kết chưa ráo mực”. Trong phần thơ Ngô Kha, người đọc sẽ không khỏi xúc động khi đọc bài viết của Tần Hoài Dạ Vũ: “Ngô Kha, người báo thức lương tri”. Tác giả có một nhận định rất xác đáng rằng “Cuộc đời Ngô Kha là một chuỗi dang dở!” Vâng, không dang dở sao được khi ông đã vĩnh viễn cô độc dưới lòng đất mẹ với cái tuổi rất tươi, dồi dào năng lực sáng tạo. Bài viết không chỉ đánh giá về cuộc đời, con người và sự nghiệp thi ca, mà còn cho thấy phẩm chất sáng ngời của một con người rất “động” ẩn sâu bên trong lớp vỏ trang nghiêm. Trong Nhìn lại một chặng đường văn học của Trần Hữu Tá, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 [146], tác giả chủ yếu sưu tầm và nghiên cứu lại thơ ca của các tác giả trong giai đoạn văn học từ 1954 – 1975 ở Sài Gòn. Trong phần “Sự qui tụ lực lượng đặc sắc”, tác giả có nhắc tới Ngô Kha trong vai trò một người “nhận đường”, chuyển từ hình thức thơ ca của chủ nghĩa hiện đại Tây phương sang những cung bậc kêu gọi đấu tranh hòa bình trong không khí dân tộc. Cuốn sách cũng dành 8 vài trang để in lại hai bài thơ của Ngô Kha được viết theo khuynh hướng hiện đại là “Mai có hòa bình” và “Cho những người nằm xuống”. Năm 2005, NXB Thuận Hóa cùng nhóm tác giả Trần Thức, Hoàng Dũng, Bửu Nam và Ngô Thời Đôn đã tập hợp và xuất bản cuốn Viết trên đường tranh đấu – Tuyển tập thơ văn yêu nước của tuổi trẻ Huế trong phong trào đấu tranh đô thị 1954-1975 [165]. Trong tuyển tập này, ở chặng đường 1969-1975 nhóm tác giả cũng đã cho in lại hai bài thơ của Ngô Kha là Cho những người nằm xuống và Mai có hòa bình. Trong phần tiểu sử tác giả, ban biên tập cuốn sách cung cấp một dữ kiện là năm 1983 Ngô Kha được công nhận liệt sĩ, trong khi cuốn Ngô Kha – ngụ ngôn của một thế hệ viết là năm 1981. Theo đánh giá của chúng tôi, thông tin trong cuốn sách in cũng trong năm này là Ngô Kha – ngụ ngôn của một thế hệ do nhóm những người bạn, học trò của Ngô Kha là Trần Thức, Nguyễn Duy Hiền, Lê Khắc Cầm, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thanh Văn thực hiện và NXB Thuận Hóa ấn hành [164] cung cấp có cơ sở hơn. Bởi đây là quyển sách tập hợp tương đối đầy đủ về di sản thơ Ngô Kha, gồm ba tập thơ đã được tác giả xuất bản là Hoa cô độc, Ngụ ngôn của người đãng trí, Trường ca hòa bình. Đồng thời ấn phẩm còn sưu tầm thêm một số bài thơ rời qua nhiều tư liệu khác nhau như Bài ca Tự quyết, Mùa đông chiến tranh ở Huế, Hành trình, Ngõ hoang vu vào tình yêu… cùng một số truyện ngắn, tiểu luận. Về phần nội dung, cuốn sách dành phần khá lớn đăng một số bài viết của những người bạn cùng thời với Ngô Kha như Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Thanh Văn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Ý, Thái Ngọc San, Võ Quê, Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Phú Yên, Trần Phá Nhạc, Ngô Minh… Đáng chú ý là bài nghiên cứu về thơ Ngô Kha của Trần Thùy Mai “Ngụ ngôn của người đãng trí – Bản bi ca đối mặt với cái chết”. Bài viết chủ yếu đi vào nghiên cứu đánh giá tập thơ Ngụ ngôn của người đãng trí về phương diện nội dung tư tưởng, trong đó có một ý tưởng sâu sắc đáng để ta suy ngẫm: Thông điệp của ngụ ngôn ở đây không gì khác hơn là dự cảm về cái chết. Cái chết không thể chống đỡ, không thể trốn tránh. Cái chết của một người, một thế hệ, một dân tộc. Để thoát khỏi dự cảm ấy, tâm hồn đã tự động chọn cách đánh mất ý thức. Đãng trí ở đây có nghĩa là phủ nhận thực tại. Là chống lại cái quyền lực đang cưỡng ép người ta phải thừa 9 nhận một thực tại phi nhân. Nhưng dù ta quay mặt đi, những tiếng kêu chát chúa của cuộc sống vẫn cứ dội vào tâm thức [164, 221], [98,62]. Trong bài viết của Nguyễn Thanh Văn: “Ngô Kha – Đường bay vô lường của số phận”, tác giả tỏ ra có cái nhìn thông hiểu khi đặt toàn bộ thơ Ngô Kha vào hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ để lý giải, phân tích. Bằng ngòi bút khá tinh tế, sắc sảo cùng cách cảm nhận riêng, Nguyễn Thanh Văn đã cung cấp cho chúng ta một cách hiểu để thưởng thức và nhìn nhận toàn bộ con người cùng những sáng tạo tinh thần của Ngô Kha - nhà thơ đồng thời là thầy dạy ngày xưa của mình. Ngoài những bài viết giá trị trên, điều quý giá nhất so với những tài liệu trước đó là cuốn sách đã cung cấp vài thông tin về sự mất tích của nhà thơ Ngô Kha, từng là một dấu chấm hỏi lớn trong lòng nhiều người. Năm 2007, trong “Phác họa chân dung một thế hệ” được in dưới dạng hồi ký của Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật, NXB Đà Nẵng [199], hai tác giả đã dựng lại cho người đọc thế hệ hôm nay tuy chỉ là “phác họa” nhưng thật sâu sắc và lớn lao về một giai đoạn lịch sử trong lòng các thế hệ thanh niên trí thức miền Nam ngày ấy. Vì được trình bày dưới dạng hồi ký nên người đọc dễ dàng cảm nhận đó là dòng chảy liên tục trong ký ức của một thế hệ đã qua. Trong Chương VII “Tự do hay là chết”, hai tác giả đã nhắc tới Ngô Kha bằng một danh xưng trang trọng: nhà giáo, nhà thơ Ngô Kha, niềm tự hào chung của các thế hệ sinh viên học sinh Huế ngày ấy. Nhắc tới Ngô Kha, tác giả quyển sách xem ông như vai trò người tiên phong nòng cốt trong các hoạt động phong trào học sinh sinh viên, tiêu biểu là sự kiện ông cùng Trịnh Công Sơn tổ chức hai “Đêm không ngủ” để chống đối nhà cầm quyền lúc bấy giờ [199, 229]. Trong số Tất niên 2010 của báo Kiến Thức Ngày Nay có bài viết của nhà nghiên cứu lý luận văn học Huỳnh Như Phương với nhan đề: “Thơ tuổi đôi mươi: thức tỉnh và hy vọng” (3).Trong bài viết, tác giả có những nhận định sâu sắc về lý tưởng và những cách tân nghệ thuật của các cây bút trẻ đăng thơ trên các tạp chí văn nghệ trước 1975 như Trần Quang Long, Ngô Kha, Võ Quê, Thái Ngọc San, Võ 3 Bài này sau này đăng lại trong Ngô Kha - Hành trình thơ, hành trình dấn thân và ngôi nhà vĩnh cửu, sđd, tr. 25. 10 Thiều Quang, Trần Vàng Sao, Nguyễn Quốc Thái, Lê Văn Ngăn… Và có một nhận xét đáng lưu ý là: Thơ trẻ dấn thân ở các đô thị miền Nam là một bản hợp ca nhiều cung bậc, nhiều giọng điệu, trong đó có những giọng điệu chưa thật định hình rõ nét. Âm hưởng chung là hào hùng, khí phách. Nhưng cũng có giọng điệu thâm trầm, suy niệm.[…] Trong những nhà thơ đó, theo chúng tôi, Ngô Kha là tác giả mà tác phẩm mang đậm hơi thở hiện đại hơn cả [126], [98,30]. Tất cả các bài viết trên đều đề cập đến Ngô Kha trong vai trò một trí thức yêu nước với những vần thơ nói lên khía cạnh tinh thần đó. Họ cũng nhấn mạnh đến bộ phận thơ văn yêu nước tiến bộ như một nhu cầu của lịch sử. Tuy vậy vẫn chưa có công trình nào chính thức tìm hiểu, đánh giá một cách trọn vẹn, đầy đủ về di sản thơ Ngô Kha, trong cả dòng thơ yêu nước tiến bộ lẫn dòng thơ siêu thực. Sau đó không lâu, trên trang web của trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội có đăng một bài viết của ThS. Diêu Lan Phương nghiên cứu về thơ siêu thực của Ngô Kha với tiêu đề “Ngụ ngôn của người đãng trí – Bản trường ca siêu thực độc đáo của thi ca Việt Nam”(4). Bài viết đã có cách tiếp cận và phân tích sâu yếu tố siêu thực trong thơ Ngô Kha, đặc biệt là tập Ngụ ngôn của người đãng trí. Tuy nhiên vì chỉ là một bài viết ngắn nên tác giả đã trình bày hết sức cô đọng vài nét về chủ nghĩa siêu thực trong thơ Ngô Kha. Có thể xem đây là tài liệu tham khảo cần thiết khi bước đầu nghiên cứu tìm hiểu về giá trị thơ Ngô Kha như một tác giả độc lập trên thi đàn dân tộc. Năm 2011, chúng tôi đã thực hiện một khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về thơ Ngô Kha với tên đề tài là “Thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha”. Công trình đã có sự khái quát về cuộc đời dựa trên những nguồn tài liệu có được, đồng thời nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha. Trong công trình này, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu thơ Ngô Kha qua các góc độ như ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh và ý thức dấn thân trong thơ tác giả này. Tuy nhiên, dưới góc độ một khóa luận tốt nghiệp Cử nhân nên một số vấn đề chúng tôi vẫn chưa tiếp cận một cách 4 Bài này cũng được in lại trong cuốn Ngô Kha – Hành trình thơ, hành trình dấn thân và ngôi nhà vĩnh cửu, Sđd, tr. 52. 11 toàn diện và sâu sắc. Đặc biệt, công trình vẫn chưa có cái nhìn đối sánh Ngô Kha với các nhà thơ cùng khuynh hướng trên thi đàn giai đoạn 1954-1975. Đầu năm 2013, tác giả Suzuki Hisao – chủ tịch tập đoàn in Coal Sack của Nhật Bản đã xuất bản cuốn Tuyển tập 175 bài thơ về độc lập và tự do của Việt Nam để an ủi hương hồn những người mất vì chiến tranh (A Collection of Poems for Independence, Freedom and Requiem of Vietnam by 175 poets) [143]. Tuyển tập được viết bằng ba thứ tiếng là tiếng Việt – tiếng Anh – tiếng Nhật, trong đó tác giả quyển sách đã chọn đăng bài thơ Mùa đông chiến tranh ở Huế của Ngô Kha như một sự tưởng nhớ đặc biệt. Điều này cho thấy nhà thơ Ngô Kha đã không còn xa lạ với người đọc thơ trong nước cũng như ngoài nước, bởi di sản thơ cũng như những dữ kiện của cuộc đời ông đã chạm đến trái tim của nhiều độc giả trên toàn thế giới. Cùng khoảng thời gian này, Nxb. Hội Nhà văn đã cho ra mắt ấn phẩm Ngô Kha – Hành trình thơ, hành trình dấn thân và ngôi nhà vĩnh cửu do Bửu Nam và Phạm Thị Anh Nga chủ biên [98]. Tính đến thời điểm này, đây là quyển sách sưu tầm tương đối đầy đủ di sản văn chương của nhà thơ Ngô Kha đồng thời cũng tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu đánh giá thơ Ngô Kha dưới nhiều góc độ nghệ thuật. Với dung lượng 463 trang, ấn phẩm trình trình bày thành năm phần. Phần một là Hành trình thơ Ngô Kha với các bài viết nghiên cứu, đánh giá về giá trị nghệ thuật thơ Ngô Kha của những cây bút phê bình tên tuổi như Đỗ Lai Thúy, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Nam, Huỳnh Như Phương… Đây là phần tinh túy về góc độ nghiên cứu bởi đã tập hợp được nhiều nhận định về nghệ thuật thơ Ngô Kha, chủ yếu là phần thơ siêu thực. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy trong bài viết “Người đọc không đãng trí” khẳng định “Ngô Kha xứng đáng có một vị trí trên hành trình tìm kiếm cái khác của thơ Việt” [98, 40]. Bửu Nam trong bài “Vũ trụ thơ Ngô Kha” thì nhận định: Giai đoạn thứ nhất bắt đầu với tập thơ Hoa cô độc (1961), đây là tập thơ mang hơi hướng siêu thực trên cái nền chủ đạo tâm thức lãng mạn kết hợp với lối viết tượng trưng – và kết thúc với trường ca Ngụ ngôn của người đãng trí (1968, xuất bản 1969) là tập trường ca in đậm lối viết siêu thực và là một thành tựu đỉnh cao của thơ Ngô Kha trong giai đoạn này [98, 33]. 12 Trong bài viết “Thơ Ngô Kha, hành trình bi tráng của người trí thức dấn thân”, Nguyễn Xuân Hoa nhận xét: “Bằng một giọng thơ lặng lẽ, đầy trăn trở, tập thơ Hoa cô độc của Ngô Kha đã mang hơi hướng của phong cách thơ siêu thực với những thi ảnh và cảm xúc siêu hình mới, đầy hình tượng triết học đương đại” [98, 17]. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người bạn thân thiết của Ngô Kha, trong bài “Như một đời bông hoa” thì cho rằng “Với văn học, Ngô Kha xuất hiện như một nhà thơ siêu thực của thời đại anh” [98, 311]. Nhà thơ Diễm Châu, thành viên trong nhóm chủ trương tạp chí Trình Bầy trước 1975, trong một dịp đăng nhiều bài thơ của Becerra – một nhà thơ trẻ người Mêxicô mất vì tai nạn, có nhắc tới Ngô Kha, trong đó ông ca ngợi “Ngô Kha như một nhà thơ sử dụng lối viết siêu thực hay nhất Việt Nam ở cả hai miền” [98, 247]. Còn Ngô Văn Tao trong “Thơ Ngô Kha – Ngụ ngôn của người đãng trí” thì “Ngụ ngôn của người đãng trí là một bản hòa tấu dài không điệp khúc, là một bức họa đồ lớn “trừu tượng và lập thể” [98, 42]. Mỗi người một cách cảm nhận, thơ Ngô Kha có lẽ là một trường hợp khá mới mẻ cho người đọc về một phong cách thơ không mấy phổ biến ở Việt Nam giai đoạn này. Trong phần hai Hành trình dấn thân của Ngô Kha và phần ba Ngôi nhà vĩnh cửu, ban biên tập đã tập hợp gần 40 bài viết của các tác giả là bạn, là học trò của Ngô Kha như Thái Ngọc San, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường, Lê Văn Thuyên, Chu Sơn, Hoàng Trọng Tấn, Hoàng Hà, Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Phú Yên, Nguyễn Duy Hiền, Tiêu Dao Bảo Cự…Tất cả đã làm nên một bức tranh sinh động về ký ức một thời vui buồn đầy biến động của họ với Ngô Kha (5). Mỗi bài viết như một mảng ghép trong bức họa đồ số mệnh. Họ đã làm sống dậy chân dung Ngô Kha – một người thầy giáo hiền lành, vui tính, nhưng bộc trực và quyết liệt trước cái xấu, cái phi nghĩa khi đứng trên giảng đường hay các mặt trận đường phố; một thi sĩ lãng mạn, cô đơn và có phần lý tưởng đối với cuộc đời. Qua phần này, người đọc sẽ hiểu những nét cá tính đời thường đồng thời cũng cảm nhận những góc khuất, những mặt đối lập trong tâm hồn thi sĩ Ngô Kha. Qua bao biến thiên của thời cuộc, kẻ mất người còn, mỗi bài viết của người ở lại như một nén hương lòng thắp lên dành cho người bạn có số phận bi thương, tuy vậy vẫn luôn là niềm tự hào trong 5 Phần này có đăng lại một số bài đã in trong cuốn Ngô Kha – Ngụ ngôn của một thế hệ, Sđd. 13 lòng họ, như tâm sự của họa sĩ Đinh Cường trong một bài thơ viết nhân dịp giỗ Ngô Kha: tôi muốn cầm trái tim anh lay gọi máu thắm phục sinh trên cánh đồng … (Đinh Cƣờng – Nhớ tiếng chim ác là ngày giỗ Ngô Kha) [98, 295] Trong nỗ lực sưu tầm và tập hợp, khi ra ấn phẩm lần này, trong phần thơ Ngô Kha, ban biên tập đã bổ sung thêm bốn bài thơ chưa được in trong tuyển tập nào trước đó của Ngô Kha, đó là các bài Xác ướp (1962), Mai về ngồi nghỉ (1965), Mùa xuân ánh lửa mặt trời (1970), Như núi rừng kiên cường bước tới (1972). Vì thế, có thể xem đây là tài liệu tham khảo cần thiết khi muốn hiểu về nhà thơ Ngô Kha cho đến nay. Trên đây chúng tôi đã tóm lược và khái quát về lịch sử nghiên cứu đối với thơ Ngô Kha nói riêng và tác giả Ngô Kha nói chung. Đến nay, tên tuổi nhà thơ Ngô Kha đã không còn xa lạ với bạn đọc văn chương. Tuy nhiên, để đánh giá một cách đầy đủ, nghiêm túc và khoa học về tác giả này thì vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Vì thế qua công trình này, người viết mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức trong việc tìm hiểu, nhận định và đánh giá một cách khoa học về cuộc đời và thế giới nghệ thuật cũng như giá trị thơ Ngô Kha trong sự vận động, phát triển đa dạng của bộ phận văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để tìm hiểu “Thơ Ngô Kha trong bối cảnh văn học miền Nam 1954-1975”, đối tượng tiếp cận chính trong đề tài là toàn bộ những sáng tác của Ngô Kha từ Hoa cô độc đến Ngụ ngôn của người đãng trí, Trường ca hòa bình và những bài thơ rời, được xuất bản trong nước và nước ngoài giai đoạn trước và sau năm 1975. Điều đó giúp ta có cái nhìn toàn diện về sự nghiệp văn chương của Ngô Kha nói riêng và những đóng góp của ông trong tiến trình văn học hiện đại nói chung. Ngoài những tài liệu có liên quan trực tiếp đến Ngô Kha, chúng tôi cũng khai thác các tài liệu về hoạt động sáng tác, lý luận-phê bình văn học miền Nam 1954- 1975 để thấy được khuynh hướng hoạt động văn chương của các cây bút trong giai 14 đoạn này. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các tài liệu, tạp chí trước 1975 đăng các sáng tác của các tác giả thuộc dòng văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975 cùng những sáng tác đã được xuất bản của các tác giả có ảnh hưởng từ các trào lưu tư tưởng phương Tây nhằm có cái nhìn đối sánh, phục vụ cho việc đánh giá, làm rõ nội dung đề tài. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống cuộc đời cùng những tư tưởng của Ngô Kha thi sĩ đồng thời là một trí thức yêu nước để có cái nhìn đúng đắn về hành trình thơ ông. - Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha để thấy được những độc đáo trong cách tân nghệ thuật ông thể hiện trong thơ mình. Từ đó thấy được giá trị văn chương mà Ngô Kha đóng góp cho nền văn học nước nhà không chỉ trong giai đoạn 1954-1975 mà cho đến bây giờ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử xã hội Với phương pháp này ta đặt các tác phẩm của Ngô Kha vào hoàn cảnh lịch sử miền Nam giai đoạn 1954-1975 để có cái nhìn thấu đáo, tìm ra nguyên nhân cùng những tác động của xã hội đến tư tưởng của tác giả và nội dung tác phẩm. 5.2. Phương pháp tiểu sử Tiếp cận sâu tiểu sử, cuộc đời của nhà thơ Ngô Kha thông qua những câu chuyện từ người thân, bạn bè và những tư liệu về các chặng đường hoạt động để hiểu những vận động trong tâm tư của tác giả từ nhỏ đến lớn, từ đó cảm được thế giới nội tâm tác giả gửi gắm vào các tác phẩm của mình. 5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Tiếp cận tác phẩm theo hướng này sẽ có cách nhìn nhận cụ thể, trực diện với văn bản, hệ thống hóa những phân tích bên trong tác phẩm (mã hóa cấu trúc tác phẩm, phân tích về mặt thể loại, ngôn ngữ thơ) để có sự nhận xét sâu sắc thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net