Luận văn phản biện xã hội trên báo điện tử

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Luận văn phản biện xã hội trên báo điện tử

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRẦN XUÂN THÂN PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ TRẦN XUÂN THÂN PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 62320101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Xuân Thân LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Phản biện xã hội trên báo điện tử”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Xuân Thân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCHTW: Ban Chấp hành Trung ương BC-TT: Báo chí - Tuyên truyền CTHCQG: Chính trị hành chính Quốc gia CTQG: Chính trị Quốc gia CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐBQH: Đại biểu Quốc hội ĐHQG: Đại học Quốc gia GD-ĐT: Giáo dục và Đào tạo GT-VT: Giao thông vận tải GS: Giáo sư KHCN: Khoa học công nghệ KHKT: Khoa học kỹ thuật KHXH: Khoa học xã hội KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn KTS: Kiến trúc sư LA: Luận án LATS: Luận án Tiến sĩ LS: Luật sư LĐ-TB-XH: Lao động - Thương binh - Xã hội LĐ-XH: Lao động - Xã hội MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NB: Nhà báo Nxb: Nhà xuất bản PBXH: Phản biện xã hội VHTT: Văn hóa thông tin PGS: Phó Giáo sư PL: Phụ lục PV Anket: Phỏng vấn Anket PVS: Phỏng vấn sâu SGK: Sách giáo khoa TNĐH: Tốt nghiệp đại học TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TS: Tiến sĩ TTĐC: Truyền thông đại chúng VH-TT-DL: Văn hóa - Thể thao - Du lịch MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5 4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6 6. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 9 7. Ý nghĩa của luận án....................................................................................... 9 8. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 10 1.1.1. Nghiên cứu vai trò của phản biện xã hội ................................................. 10 1.1.2. Nghiên cứu chức năng phản biện xã hội của báo chí .............................. 12 1.2. Nghiên cứu phản biện xã hội ở Việt Nam ..................................................... 16 1.2.1. Nghiên cứu lý luận về phản biện xã hội .................................................. 17 1.2.2. Nghiên cứu phản biện xã hội trên báo chí............................................... 21 1.2.3. Nghiên cứu phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam .................... 25 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ............................... 27 Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................................................................. 29 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ..... 31 2.1. Phản biện xã hội .............................................................................................. 31 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm phản biện xã hội ................................................ 31 2.1.2. Nguyên tắc phản biện xã hội ................................................................... 40 2.1.3. Quy trình phản biện xã hội ...................................................................... 40 2.1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phản biện xã hội ......................... 42 2.2. Báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội ............................................. 44 2.2.1. Khái niệm báo chí và các chức năng của báo chí ................................... 44 2.2.2. Báo chí có chức năng phản biện xã hội ................................................... 46 2.2.3. Tình hình PBXH trên báo chí ở Việt Nam .............................................. 49 2.3. Báo điện tử thực hiện chức năng phản biện xã hội ...................................... 51 2.3.1. Khái niệm và đặc trưng loại hình báo điện tử ......................................... 51 2.3.2. Thế mạnh và hạn chế PBXH trên báo điện tử ......................................... 55 2.3.3. Soi chiếu PBXH trên báo điện tử qua một số lý thuyết .......................... 57 2.4. PBXH trên báo điện tử đối với xã hội Việt Nam hiện đại ........................... 62 2.4.1. Xã hội Việt Nam hiện đại cần được phản biện xã hội ............................ 62 2.4.2. Quy trình PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam ........................................ 64 2.5. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng phản biện xã hội trên báo điện tử................ 66 2.5.1. Tiêu chí về nội dung ................................................................................ 67 2.5.2. Tiêu chí về hình thức ............................................................................... 68 2.5.3. Tiêu chí về ảnh hưởng xã hội .................................................................. 68 Tiểu kết Chƣơng 2 .................................................................................................. 69 1 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN CÁC BÁO ĐIỆN TỬ NHÂN DÂN, VIETNAMNET, THANH NIÊN, VNEXPRESS ........................... 71 3.1. Về đối tƣợng khảo sát ..................................................................................... 71 3.2. Đặc điểm PBXH trên báo điện tử: Nhân Dân, VietNamNet, Thanh Niên, VnExpress ........................................................................................................ 74 3.2.1. Chủ thể phản biện .................................................................................... 74 3.2.2. Đối tượng phản biện xã hội trên báo điện tử ........................................... 75 3.2.3. Khách thể phản biện ................................................................................ 76 3.3. Về nội dung, hình thức, ảnh hƣởng xã hội của phản biện xã hội trên báo điện tử ............................................................................................................... 76 3.3.1. Nội dung PBXH ...................................................................................... 76 3.3.2. Hình thức PBXH trên báo điện tử ........................................................... 83 3.3.3. Ảnh hưởng xã hội của PBXH trên báo điện tử ....................................... 94 3.4. Đánh giá thành công, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với PBXH trên báo điện tử................................................................................................ 97 3.4.1. Thành công và hạn chế ............................................................................ 97 3.4.2. Một số vấn đề đặt ra đối với phản biện xã hội trên báo điện tử .............. 119 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 124 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM .................................................................... 126 4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng PBXH trên báo điện tử................ 126 4.1.1. Môi trường xã hội Việt Nam ................................................................... 126 4.1.2. Chính sách, pháp luật về phản biện xã hội .............................................. 128 4.1.3. Nhân lực phản biện ................................................................................. 128 4.1.4. Sự tiếp thu, giải trình, hợp tác của khách thể phản biện ......................... 130 4.1.5. Trình độ dân trí, điều kiện công chúng phản biện trên báo chí............... 131 4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng PBXH trên báo điện tử Việt Nam ............ 132 4.2.1. Nhóm giải pháp về môi trường xã hội vĩ mô .......................................... 132 4.2.2. Nhóm giải pháp cho tòa soạn báo điện tử ............................................... 136 Tiểu kết Chƣơng 4 .................................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 153 PHẦN PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phản biện xã hội (PBXH) đã phát triển khá sớm ở các nền dân chủ phương Tây và trở thành một cơ chế động năng cho quá trình vận động, đổi mới của xã hội. PBXH trên tinh thần của tư duy khoa học và đối thoại để điều tiết xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội, tạo ra đồng thuận xã hội. PBXH trở thành một hoạt động không thể thiếu, một thành tố, điều kiện, phương thức và cũng là sản phẩm của quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội. Nó được coi là nguyên tắc cơ bản và tất yếu trong đời sống chính trị và hoạt động quản lý xã hội của các nước phát triển. Còn tại Việt Nam, PBXH mới thực sự được coi trọng trong những năm gần đây và đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết cho quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Vì trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầu về tự do, dân chủ, tiếp nhận thông tin và được thông tin trong xã hội ngày càng tăng. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân đang đặt ra những yêu cầu mới. Hơn nữa, trong môi trường hội nhập toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức, bất cập trong xã hội... đòi hỏi các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ đối nội, đối ngoại, hoạt động quản lý điều hành liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thời đại mới. Việc này cần được thực hiện trên cơ sở có PBXH, tức là có sự tham gia của nhân dân, của toàn xã hội vào kiến tạo và thực thi chủ trương, chính sách. Thực tế cho thấy, trong tiến trình Đổi mới nhằm phát triển kinh tế xã hội, phát huy dân chủ được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI đến nay, các thành tựu của quá trình này gắn liền với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân ngày càng tham gia tích cực và sâu sắc vào hoạt động tổ chức, quản lý nhà nước và xã hội đã đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa xã hội. Đến Đại hội VIII, Đảng ta lại chỉ rõ: phải xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước [19; tr.127]. Báo chí nước ta còn được Đảng, Nhà nước coi là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể, là diễn đàn của quần chúng nhân dân. PBXH trên báo chí là một cách để báo chí thực hiện chức năng của mình, là một diễn đàn để nhân dân tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vì PBXH là thể hiện phản hồi từ phía xã hội bằng thái độ, quan điểm, lý lẽ của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế... trực tiếp liên quan đến quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, từ đó giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn. 3 Hơn nữa, thời đại ngày nay, cùng phát triển của công nghệ thông tin là sự bùng nổ truyền thông, trong đó có báo chí. Báo chí ngày càng quan trọng và tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội. Việc xây dựng được một nền báo chí phát triển, phát huy PBXH trên báo chí để báo chí trở thành diễn đàn của đại chúng, sẽ góp sức huy động trí tuệ của xã hội vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, thúc đẩy phát triển đất nước vững mạnh, hội nhập quốc tế thành công. Để làm được điều đó, bản thân báo chí phải vừa đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của xã hội, vừa cùng xã hội giải quyết vấn đề chung, tức là báo chí phụng sự xã hội, hướng công chúng vào xu thế tích cực. Nhất là thực tế xã hội Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề mới, không chỉ đòi hỏi các nhà hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước giải quyết mà đòi hỏi báo chí tham gia vào quá trình này. Tức là chính thực tiễn thúc đẩy Đảng và Nhà nước ta có nhu cầu tham vấn ý kiến nhân dân về chủ trương, chính sách, đồng thời nhân dân cũng có nhu cầu ngày càng lớn về đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước. Đó cũng là nhu cầu chính đáng cho sự tồn tại và phát triển PBXH trên báo chí. Vì trong ý nghĩa tích cực của nó, PBXH trên báo chí không nhằm phủ định kết quả kiến tạo chính sách của cơ quan công quyền mà góp sức ngăn chặn chính sách không phù hợp, bổ khuyết cho chính sách. Từ Đại hội X của Đảng ta, vấn đề phản biện phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chính thức được ghi vào Văn kiện của Đảng. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có nêu: “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội”. Đến Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ PBXH. Nghị quyết Đại hội nêu: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và PBXH của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...”[21; tr.305]. Nhận thức này của Đảng phù hợp xu thế phát triển xã hội. Vì “nhờ có phản biện mà con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình”[10]. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 quy định: “Điều 2: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Đây là một căn cứ pháp lý quan trọng để phát huy PBXH trên báo chí nói chung, PBXH trên báo điện tử nói riêng. Thực tế là PBXH trên báo điện tử đang ngày càng gia tăng, xã hội có đánh giá đa chiều, trong đó có tán dương, khích lệ và cũng có băn khoăn, trăn trở. Nhưng những đánh giá đó không phải lúc nào cũng có căn cứ khoa học và thực tiễn. Điều này đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn PBXH trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Từ sự cấp thiết đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phản biện xã hội trên báo điện tử” làm Luận án tốt nghiệp bậc học Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí - Truyền thông. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa lý luận PBXH, lý luận PBXH trên báo chí và PBXH trên báo điện tử. Soi chiếu lý luận vào thực tiễn PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam để đánh giá thực trạng chất lượng phản biện; chỉ ra thế mạnh, hạn chế PBXH trên báo điện tử; góp phần hình thành cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu (của tác giả trong và ngoài nước), làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án này. Hai là, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về báo chí, báo điện tử, PBXH, PBXH trên báo chí và PBXH trên báo điện tử. Ba là, tiếp cận liên ngành khoa học về báo chí học, chính trị học và xã hội học làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu PBXH trên báo điện tử, xây dựng khung lý luận PBXH trên báo điện tử. Bốn là, phân tích, đánh giá thực trạng PBXH trên báo điện tử qua một số trường hợp nghiên cứu cụ thể. Năm là, từ kết quả phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam đương đại. 3.2. Phạm vi - PBXH là một đề tài rộng, báo điện tử ở Việt Nam cũng nhiều, Luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu PBXH trên 4 báo điện tử: Nhân Dân, VietNamNet, Thanh Niên, VnExpress, thông qua 5 chủ đề: Điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013, Phương án của Bộ GTVT với cầu Long Biên, Quy định phạt xe không chính chủ, Việt Nam đăng cai ASIAD 18, Đề xuất 34 nghìn tỷ đồng đổi mới sách giáo khoa. - Thời gian khảo sát: từ năm 2012 đến năm 2014. 4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết cần được phản biện xã hội trên báo điện tử để góp phần giải quyết vấn đề đó. Giả thuyết 2: Với đặc trưng loại hình báo chí đa phương tiện hoạt động trên môi trường internet, phản biện xã hội trên báo điện tử có thế mạnh và hạn chế riêng. Giả thuyết 3: Quy định có tính pháp lý cho PBXH chưa thống nhất và chưa có chế tài cụ thể, nhưng thực tiễn vẫn diễn ra PBXH và có những hiệu quả nhất định. Giả thuyết 4: PBXH trên báo điện tử còn mang tính tự phát, cơ quan báo chí chưa hoàn toàn chủ động tổ chức và thực hiện PBXH. 5 Giả thuyết 5: Cùng quá trình dân chủ hóa xã hội ở nước ta, PBXH trên báo điện tử dần dịch chuyển từ tự phát sang chuyên nghiệp, chủ động và không né tránh vấn đề. Giả thuyết 6: Phản biện xã hội trên báo điện tử không phải nhằm khẳng định hoặc phủ định một chủ trương, chính sách nào đó mà thông qua lập luận với lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục về vấn đề để tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện chủ trương, chính sách một cách đúng đắn, hiệu quả. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phƣơng pháp luận - Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí, về thực thi quyền lực của nhân dân, vai trò PBXH vì phát triển đất nước; vận dụng lý thuyết báo chí học, lý thuyết xã hội học về truyền thông, lý thuyết chính trị học. Trong đó, luận án vận dụng một số lý thuyết cụ thể như: - Vận dụng mô hình lý thuyết truyền thông của Claude Shannon phân tích PBXH trên báo điện tử là quá trình truyền thông đại chúng có tương tác đa chiều. - Vận dụng lý thuyết về “Không gian công cộng” của Jürgen Habermas để phân tích các điều kiện, tiền đề, môi trường cho PBXH. Giả định rằng, báo chí không còn là lãnh địa của giới cầm quyền và nhà truyền thông mà thuộc về đại chúng, vừa là nơi trình bày các thông tin, tri thức, vừa là diễn đàn tranh luận để hướng đến đồng thuận xã hội trong giải quyết các vấn đề chung có tính công cộng. - Vận dụng lý thuyết “Xã hội thông tin” của Marshall McLuhan để phân tích yếu tố kỹ thuật truyền thông, công nghệ truyền thông đóng vai trò rất quan trọng, tác động chi phối tới nội dung truyền thông. Giả định rằng, đặc trưng kỹ thuật truyền thông đa phương tiện của báo điện tử đã giúp PBXH trên báo điện tử có đặc thù riêng. - Vận dụng lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” của Maxwell McCombs và D. Shaw để phân tích PBXH trên báo điện tử là một quá trình truyền thông và báo điện tử sắp đặt chương trình nghị sự để PBXH. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Luận án sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành của: Báo chí học, chính trị học, xã hội học…, với các phương pháp cụ thể như: - Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản chính sách, pháp luật của Việt Nam về báo chí, PBXH; các công trình khoa học lý luận về: Báo chí, PBXH, PBXH trên báo chí, PBXH trên báo điện tử của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố. Mục đích nghiên cứu tài liệu nhằm khái quát, bổ sung hệ thống lý thuyết về PBXH, PBXH trên báo chí và PBXH trên báo điện tử. Đây là những lý thuyết cơ sở cho đánh giá kết quả khảo sát thực tế và tìm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. - Phân tích văn bản: Tác giả phân tích các tác phẩm báo điện tử, và các phản hồi của công chúng với các tác phẩm đó, thuộc phạm vi khảo sát của luận án để tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức tác phẩm báo chí PBXH trên báo điện tử. 6 - N hiên cứu tr n h p: Luận án nghiên cứu PBXH trên 4 báo điện tử (Nhân Dân, VietNamNet, Thanh Niên, VnExpress) qua khảo sát các tác phẩm báo điện tử có nội dung thuộc 5 chủ đề: Điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013, Phương án của Bộ GTVT với cầu Long Biên, Quy định phạt xe không chính chủ, Việt Nam đăng cai ASIAD 18, Đề xuất 34 nghìn tỷ đồng đổi mới sách giáo khoa. Về các trường hợp được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu: Các báo điện tử được chọn khảo sát đều là báo lớn, có vị thế và tầm ảnh hưởng rộng rãi tại Việt Nam. Trong đó, Báo Nhân Dân điện tử là Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Ra đời từ 21/6/1998, Báo Nhân Dân điện tử trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam lên mạng ở địa chỉ www.nhandan.org.vn và hiện nay phát hành đồng thời cả ở hai địa chỉ www.nhandan.org.vn và www.nhandan.com.vn. Báo Nhân Dân điện tử có nhiệm vụ chính trị là cổng thông tin đối nội, đối ngoại của Việt Nam, thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân, tới các bạn bè trên khắp năm châu. Theo xếp hạng của Alexa Rank (trong www.alexa.com1), tại thời điểm sáng 8/5/2015, Báo này ở vị trí thứ 1.284 trong số các website tại Việt Nam và 139.200 trên thế giới. Báo VnExpress (Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ), có địa chỉ www.vnexpress.net ra đời ngày 26/2/2001 trở thành tờ báo điện tử độc lập (không có phiên bản báo in) đầu tiên của Việt Nam. Nhiều năm qua, VnExpress luôn là một trong số ít tờ báo điện tử dẫn đầu về số lượng người truy cập. Theo xếp hạng của Alexa.com, tại thời điểm sáng 8/5/2015, VnExpress ở vị trí thứ 8 trong số các website ở Việt Nam, và đứng thứ 586 trên thế giới. Báo VietNamNet (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) có địa chỉ www.vietnamnet.vn, lên mạng từ năm 1997. Đến ngày 23/01/2003, VietNamNet chính thức được cấp giấy phép hoạt động là báo điện tử. VietNamNet liên tục cập nhật tin tức thời sự ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề xã hội, dân sinh liên quan đến lợi ích của đông đảo người dân; tạo diễn đàn bàn luận, phản biện đa chiều đối với nhiều vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Theo Alexa, sáng 8/5/2015, VietNamNet đứng thứ 27 tại Việt Nam, thứ 3.039 trên thế giới. Báo Thanh Niên điện tử là Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, ra đời ngày 11/12/2003, tại địa chỉ www.thanhnien.com.vn. Đây là bản điện tử để cập nhật thông tin từ báo in Thanh Niên, đồng thời cũng tổ chức sản xuất thông tin riêng theo đặc thù loại hình báo điện tử. Theo xếp hạng của Alexa, sáng 8/5/2015, tờ báo này đứng thứ 46 ở Việt Nam và 5.477 trên thế giới. 1 Alexa Rank là thước đo mức độ phổ biến của các website. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website (Reach). Các số liệu thống kê của Alexa dựa trên những dữ liệu thu thập từ người dùng cài đặt Alexa Toolbar. Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống động và uy tín. 7 - 5 chủ đề nội dung khảo sát trong luận án này, mà không phải chủ đề khác, được tác giả luận án lựa chọn vì trong phạm vi khảo sát (từ năm 2012 đến năm 2014) của luận án thì đây đều là các chủ đề được đặt ra một cách nóng bỏng trên mặt báo, được PBXH trên báo chí, trong đó có báo điện tử, một cách sôi nổi và gây hiệu ứng đa chiều. Và 498 tác phẩm (thuộc 5 chủ đề) phân tích trong luận án được chọn theo tiêu chí: Một là, thông tin có thật và có tính thời sự ở Việt Nam, thu hút sự tham gia phản hồi và biện luận của cá nhân, tổ chức trong xã hội về vấn đề (thuộc quan điểm, chủ trương, phương hướng, giải pháp, hiện tượng... cụ thể) trong đời sống, nhằm bổ sung, hoàn thiện nó vì sự phát triển chung; Hai là, là vấn đề có tầm quan trọng và ảnh hưởng nhiều người trong xã hội, có tính chất quốc kế dân sinh; Ba là, các tác phẩm cùng chủ đề và được đăng trên loại hình báo điện tử và xuất hiện theo dòng thông tin về sự việc; Bốn là, các chủ đề này xuất hiện trên báo điện tử trong khoảng từ năm 2012-2014; Năm là, các chủ đề lựa chọn thể hiện có sự đa dạng về: chủ thể phản biện, đối tượng phản biện, nội dung phản biện, khách thể phản biện, hình thức phản biện, chất lượng và kết quả phản biện; Sáu là, có hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. - Điều tra xã hội học: + Phỏng vấn bằng bảng hỏi (Anket) để thu thập thông tin từ phía công chúng của báo điện tử ở Việt Nam về vai trò, tác dụng, hiệu quả hoạt động của báo điện tử. Chọn lọc đối tượng hỏi theo tiêu chí cụ thể (đang sống và làm việc tại Việt Nam, thường xuyên đọc báo trên mạng internet). Bảng hỏi được thiết kế bằng ứng dụng phần mềm tạo phiếu và xử lý số liệu khảo sát trực tuyến Google Docs trong Google Drive của Tập đoàn Google (của Mỹ). Trước khi thực hiện chính thức điều tra Anket, tác giả luận án có thực hiện điều tra thử với 9 người, sau đó đã điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp hơn và bảng hỏi này mới được sử dụng chính thức. Tổng số phiếu khảo sát gửi đi là 1.300, bằng cách gửi qua thư điện tử (Gmail, Yahoo mail) và qua mạng xã hội (mạng facebook) trong thời gian 03 tháng, kết quả thu về được 1.261 phiếu hợp lệ và phân bổ như sau: Phân bố theo địa bàn cư trú: Miền Bắc (679 phiếu, 53,8%), Miền Trung (196 phiếu, 15,5%), Miền Nam (386 phiếu, 30,6%); Theo giới tính: Nam (41,1%), Nữ (58,9%); Theo độ tuổi: Dưới 20 tuổi (6,7%), từ 21đến 40 tuổi (89%), từ 41 đến 60 tuổi (4,2%), từ 61 đến 70 tuổi (0,2%); Theo nghề nghiệp: Công nhân và lao động tự do (12,9%), Nhà khoa học (28,8%), Cán bộ công quyền (49,6%), Doanh nhân (7,6%), cán bộ hưu trí (0,6%), Theo học vấn: Cấp 1 và cấp 2 (1,1%), Cấp 3 (5,2%), Trung cấp và cao đẳng (27,7%), Đại học (56,1%), Trên đại học (9,9%). + Phỏng vấn sâu: Để bổ sung cho phần thông tin định lượng, tác giả luận án sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu (phỏng vấn cá nhân) với 22 người theo phương pháp nghiên cứu định tính xoay quanh vấn đề nghiên cứu. Đối tượng chọn phỏng vấn sâu gồm: Nhà nghiên cứu báo chí, nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà quản lý báo chí và chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác như luật pháp, kinh tế, văn hóa, lịch sử, chính trị… Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm toàn bộ và nội dung kết quả phỏng vấn sâu được mã hóa, lượng hóa thông tin nhằm đưa ra bằng chứng có tính chất thực chứng. 8 6. Đóng góp mới của luận án - Nghiên cứu góp phần bổ sung, làm rõ thêm, phát triển lý luận về PBXH, PBXH trên báo chí và lý thuyết hóa PBXH trên báo điện tử. - Khảo sát thực tiễn PBXH trên báo điện tử qua các trường hợp nghiên cứu cụ thể để đánh giá khái quát thực trạng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam. Từ thực trạng đó, luận án nêu những vấn đề đặt ra đối với PBXH trên báo điện tử. - Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tác động giữa đặc thù loại hình báo điện tử và PBXH trên báo điện tử đối với các vấn đề thời sự cấp thiết của cuộc sống; đồng thời chỉ ra vai trò, tác dụng của PBXH trên báo điện tử đối với việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của đời sống chính trị - xã hội. - Luận án xây dựng mô hình quy trình PBXH trên báo điện tử, nguyên tắc PBXH trên báo điện tử và điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam. 7. Ý nghĩa của luận án - Làm rõ lý luận và thực tiễn PBXH của báo chí và báo điện tử, làm cơ sở khoa học cho đổi mới nhận thức vai trò, chức năng PBXH của báo điện tử. - Nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận PBXH, lý thuyết hóa PBXH trên báo điện tử thông qua các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí chất lượng, điều kiện thực hiện và giải pháp nâng cao chất lượng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam. - Luận án là tư liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu, quản lý báo chí, các nhà báo, sinh viên báo chí và những ai quan tâm đến chủ đề này. 8. Kết cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận phản biện xã hội trên báo điện tử Chƣơng 3: Thực trạng phản biện xã hội trên các báo điện tử Nhân Dân, VietNamNet, Thanh Niên, VnExpress, từ năm 2012 đến năm 2014. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam. 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Trên thế giới, nhiều nghiên cứu dù trực tiếp hay gián tiếp đề cập PBXH đều có những điểm chung là đặt nó trong mối quan hệ với xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền, đề cao vai trò của quần chúng nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. 1.1.1. Nghiên cứu vai trò của phản biện xã hội C. Mác và V.I. Lênin không những là những nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản thế giới mà còn là người đặt nền móng lý luận cho báo chí cách mạng. Dù không dùng thuật ngữ “phản biện xã hội” (như cách mà xã hội ngày nay đang dùng), nhưng trong lý luận của họ đã đề cập ý nghĩa, bản chất của PBXH khi bàn về báo chí và phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong phát triển xã hội. Trong đó, bàn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí, C. Mác viết: “Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân, với tư cách là lý tính, nhưng cũng không kém phần với tư cách tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc sống, một tiếng nói mà người ta không thể-và cũng không nên- đòi hỏi ở những báo cáo chính thức”[70; tr.290-291]. Đặc biệt, C. Mác cho rằng, “xét theo sứ mệnh của nó, báo chí là người bảo vệ của xã hội, là người tố cáo không mệt mỏi những nhà cầm quyền, là con mắt ở khắp mọi nơi, là tiếng nói rộng rãi của tinh thần nhân dân đang hăng hái gìn giữ quyền tự do của mình” [67; tr.313]. Và C. Mác khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa báo chí và chính trị: “Từ bỏ chính trị là không thể được. Chính trị của báo chí cũng là chính trị… Vấn đề là can dự vào chính trị như thế nào và đến mức nào. Điều đó tùy thuộc vào tình hình chứ không theo quy định.” [68; tr.547]. Hay khi nói về tự do báo chí, C. Mác đề cập: “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là sức mạnh trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện quan điểm hợp lý”[70; tr.290]. Còn V.I. Lênin nhấn mạnh cần phải phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các hoạt động của nhà nước và cơ quan công quyền. Trong Dự thảo Bản tuyên bố của Ban biên tập “Tia lửa” và “Bình minh”, quan điểm của V.I. Lênin thể hiện rất rõ tinh thần phải có PBXH trên báo chí: “Chúng tôi muốn biến các cơ quan báo chí của chúng tôi thành một diễn đàn mà toàn thể những người dân chủ - xã hội Nga có những quan điểm hết sức khác nhau, đều sử dụng được để tranh luận về tất cả các vấn đề” [60; tr. 418-420]. 10 Những quan điểm này của C. Mác và V.I. Lênin là nền tảng nhận thức luận quan trọng về vai trò ý kiến của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách nhằm phát triển xã hội của mỗi quốc gia có dân chủ. Tức là C. Mác và V.I. Lênin đã đề cập đến bản chất của PBXH. Tất nhiên, không chỉ C. Mác và V.I. Lênin bàn đến nội dung này. Từ thời La Mã cổ đại, công dân đã được tự do góp ý, bày tỏ thái độ với các chủ trương lớn của nhà nước. Đây là một bằng chứng về mối quan hệ giữa PBXH với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Nhiều tác giả như Platol, Aristotle, John Lock, Montesquieu, J. Rousseau, John Stuart Mill… đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp vai trò phản biện của các nhà thông thái đối với quyết sách của nhà nước. Chẳng hạn, toàn bộ triết lý của Montesquieu về bình đẳng, tự do, dân chủ chính là tư tưởng về nền dân chủ pháp trị. Trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Montesquieu, “bình đẳng trong liên hệ gắn kết với luật pháp của chế độ dân chủ, có mối đan xen trực tiếp với tự do [96; tr.12]. Còn Jean Jacques Rousseau, khi đề cập đến vai trò quan trọng của dân chúng tham gia vào quá trình quản lý đất nước, trước hết là làm luật, ông viết: “Luật chỉ là những điều kiện chính thức của việc tập hợp dân sự. Dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật”[98; tr.68]. Vì thế, theo Rousseau, việc xây dựng một nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một chính thể dân chủ, với những quan hệ xã hội mang tính “thượng tôn pháp luật”, được vận hành trong cuộc sống. Và để duy trì quyền uy tối cao của luật pháp, Rousseau khẳng định: “Quyền lực tối cao không có sức mạnh nào ngoài quyền lập pháp, nên chỉ hoạt động bằng các đạo luật. Các đạo luật là hành vi hợp thức của ý chí chung. Cho nên, quyền lực tối cao chỉ có thể tác động khi dân chúng họp lại”[98; tr.132]… Trong các cuộc họp toàn dân, “dân thường đóng những vai pháp quan hơn là những công dân”. Và cách làm này đã chứng minh được tính đúng đắn, sức mạnh của ý kiến toàn dân ở nền cộng hòa La Mã, dân tộc Macedoine, dân tộc Franc... “Người ta không thể bác bỏ cách làm tốt đẹp này, nhờ nó mà giải quyết được mọi khó khăn”[98; tr.133]. Quan điểm này của Jean Jacques Rousseau, dù không trực tiếp nói PBXH, nhưng dẫn chứng thực tế hiện rõ luận điểm muốn quản trị đất nước hiệu quả, cần nhân dân tham gia vào quá trình đó, trước hết là họ có quyền góp ý, tranh luận xây dựng pháp luật làm công cụ phục vụ quá trình quản trị quốc gia, tức là cần có PBXH từ người dân. Tác phẩm “Bàn về tự do” của John Stuart Mill chứa đựng nhiều tư tưởng liên quan đến PBXH. Trong đó, khi bàn về tự do tư tưởng và tự do thảo luận, J.S. Mill khẳng định: “Chúng ta không bao giờ chắc chắn được rằng cái ý kiến mà ta đang cố sức dập tắt là một ý kiến sai lầm; ngay cả nếu như chúng ta tin chắc đi nữa thì việc dập tắt nó vẫn là một điều xấu xa”[73; tr.52]. Đồng thời, ông còn cho rằng: “Khước từ lắng nghe một ý kiến bởi họ tin chắc ý kiến đó là sai lầm, có nghĩa là coi sự tin chắc của họ là chắc chắn tuyệt đối. Mọi sự bịt miệng trong thảo luận đều hàm ý tính bất khả sai lầm” [73; tr.52-53]. Lập luận này của J.S. Mill hiện rõ quan điểm, sẽ là tệ hại cho sự phát triển quốc gia nếu có sự áp đặt của nhà cầm quyền đối với những người có 11 tinh thần PBXH. “Khi mà người ta còn buộc phải lắng nghe cả hai phía thì vẫn còn hi vọng; còn khi người ta chỉ chăm lo tới một phía thì các sai lầm sẽ kết lại thành thiên kiến và bản thân các chân lý sẽ không còn cho hiệu quả của chân lý nữa, mà bị thổi phồng lên thành ngụy tạo”[73; tr.125]. Tư tưởng này của J.S. Mill nhận thức rằng phải PBXH vì sự phát triển của xã hội. Hiện nay, “tại các nước phát triển, việc nghiên cứu PBXH vẫn tiếp tục được quan tâm trong khuôn khổ nghiên cứu xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền, trong mối quan hệ của trục tam giác: Nhà nước, xã hội và cá nhân. Các nhà khoa học thường nhìn nhận PBXH như là cơ chế, điều kiện để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền tự do ngôn luận...”[96; tr.14]. Rõ ràng, các nghiên cứu liên quan đến PBXH trên thế giới cho rằng, PBXH là hoạt động tất yếu và có tính chất xã hội. Ở mỗi quốc gia, tùy trình độ phát triển mà PBXH được thực thi sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp. PBXH chính là một cơ chế biểu đạt ý kiến, nguyện vọng, thái độ của mọi tầng lớp nhân dân đối với các quyết sách chính trị, xã hội do nhà nước tạo ra. Nhờ có PBXH mà mọi công dân có cơ hội tham gia vào các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; kiểm soát nhà nước thực thi quyền lực một cách minh bạch. Tất nhiên, không có mô hình chung cho PBXH hiệu quả ở mọi quốc gia. Các nghiên cứu đi trước gợi ra vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết PBXH phù hợp mỗi quốc gia. Đây là một nhánh nghiên cứu sẽ được triển khai trong luận án này. 1.1.2. Nghiên cứu chức năng phản biện xã hội của báo chí Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa báo chí và phát triển xã hội, nhưng đều khẳng định đó là mối quan hệ khăng khít và được duy trì ở mọi nền báo chí. Bởi xã hội là cái nôi nuôi dưỡng báo chí phát triển, ngược lại báo chí là “tấm gương” phản chiếu xã hội. Sự phát triển của báo chí là một trong những chỉ báo quan trọng để đo lường sự phát triển và mức độ tự do, dân chủ của xã hội. Báo chí chỉ phát triển và là diễn đàn của nhân dân khi nó phản ánh đời sống và tham gia đấu tranh loại bỏ cái sai, cái xấu, lỗi thời; là trung gian kết nối và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người nêu quan điểm của mình về vấn đề xã hội. Nói cách khác, PBXH phải được thừa nhận là một chức năng quan trọng của báo chí và tất nhiên sẽ có PBXH trên báo chí. Trong nhiều nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, có thể kể đến: Nhà báo và nhà nghiên cứu báo chí Arturo Escobar (Colombia)[141] từ năm 1995 đã đề cập báo chí PBXH như là tác nhân quan trọng song hành quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trong cuốn “Encountering Development: The Making and Unmaking of the Third world”. Theo Arturo Escobar, báo chí thực hiện chức năng PBXH là động lực xây dựng đất nước, bắt nguồn từ cách tiếp cận hiện đại hóa trong chủ thuyết phát triển. “Lý thuyết phát triển hiện đại hóa cho rằng sự tăng trưởng kinh tế của các nước kém phát triển có thể được thúc đẩy thông qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thị trường hóa và hiện đại hóa văn hóa truyền thống. Trong chủ thuyết phát triển này, truyền thông đại chúng, báo chí được coi là nhân tố 12 quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn hóa và lối sống. Lý thuyết hiện đại hóa khuyến khích việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí để xây dựng một đất nước vững mạnh và thống nhất.”[96; tr.17]. Một nghiên cứu khác phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thông (trong đó có báo chí) và chính trị là “Four theories of Press”(Bốn học thuyết truyền thông)[100] của Siebert, Peterson và Schramm. Các tác giả đã nêu 4 lý thuyết truyền thông gồm thuyết Độc đoán, thuyết Tự do, thuyết Trách nhiệm xã hội và thuyết Cộng sản Xô viết. Trong đó, các tác giả cho rằng, các mô hình truyền thông khác nhau bắt nguồn từ sự khác biệt lớn hơn của cấu trúc chính trị và kinh tế. Do đó, một người không thể hiểu phương tiện truyền thông nếu không hiểu về bản chất của nhà nước, hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa lợi ích chính trị, kinh tế và sự phát triển xã hội dân sự và giữa các yếu tố khác của cấu trúc xã hội. Đặc biệt, trong thuyết Tự do thể hiện quan điểm rằng, chủ nghĩa tự do với vai trò như một hệ thống xã hội và chính trị có một cơ cấu tổ chức xác định cho các cơ quan hoạt động trong quỹ đạo của nó, và báo chí cũng giống như các cơ quan khác được quy định bởi các nguyên tắc cơ bản của xã hội mà nó tồn tại. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do, “chức năng của truyền thông đại chúng là thông tin và giải trí, hỗ trợ kinh tế. Và về cơ bản, mục đích chính của truyền thông là giúp tìm ra sự thật, hỗ trợ trong quá trình giải quyết các vấn đề chính trị xã hội bằng cách đưa ra tất cả các căn cứ và ý kiến tạo tiền đề cho việc đưa ra quyết định. Đặc trưng thiết yếu của quá trình này là sự tự do khỏi sự kiểm soát và chi phối của chính quyền. Chính phủ cùng với các quan chức luôn là bên có lợi ích trực tiếp từ kết quả của các cuộc tranh luận” [100; tr.97]. Trên cơ sở phân tích đó, học thuyết này khẳng định rằng, vì thế mà chức năng của báo chí được nâng lên thành một tổ chức chính trị. Nó có nhiệm vụ giữ cho chính phủ không vượt qua giới hạn của mình. Báo chí đã hình thành một sự kiểm soát chính phủ mà không một tổ chức nào có thể làm được. Còn trong thuyết Trách nhiệm xã hội khẳng định báo chí có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tổ chức bàn luận và tranh luận các vấn đề công vụ; bảo vệ các quyền của cá nhân bằng cách đóng vai trò một cơ quan giám sát chính phủ. Thuyết này cho rằng, bất kỳ ai có nhu cầu thể hiện quan điểm đều có quyền sử dụng phương tiện truyền thông và truyền thông phải có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, trong thuyết này, bên cạnh các chức năng khác của báo chí, Thedore Peterson khẳng định, báo chí phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp các thông tin, tổ chức bàn luận và tranh luận các vấn đề công vụ, báo chí như một diễn đàn để trao đổi, phê bình. “Yêu cầu đối với báo chí là phải như một diễn đàn để trao đổi, bình luận và phê bình. Yêu cầu này đòi hỏi những cơ quan truyền thông đại chúng lớn nên coi bản thân mình là những người tổ chức các cuộc tranh luận công khai dù điều này không có nghĩa là pháp luật nên bắt buộc họ phải chấp nhận tất cả các đơn yêu cầu được đăng tải hoặc quy định tần suất đăng tải”[100; tr. 158]. Như vậy, dù không nêu trực tiếp chức năng PBXH của báo chí nhưng các tác giả có đề cập vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong việc làm 13 diễn đàn để trao đổi, bình luận và phê bình và báo chí thông tin cần tôn trọng tự do ngôn luận. Việc yêu cầu báo chí phải làm nhiệm vụ tổ chức các cuộc tranh luận trên báo chí về các vấn đề xã hội mà các tác giả đề cập trong cuốn sách này chính là đang bàn đến bản chất hoạt động PBXH trên báo chí. Những lập luận trong các lý thuyết này được tác giả luận án tham khảo vận dụng trong quá trình xây dựng hệ thống khung lý thuyết cho luận án và phân tích về PBXH trên báo chí. Một nghiên cứu khác là công trình có tên “The Structural Transformation of the Public Sphere: An inquiry into a Category of Bougeois Society” [148] (Sự biến đổi về cấu trúc không gian công: Một cuộc điều tra xã hội tư sản) của Jürgen Habermas (một nhà xã hội học và triết học người Đức) đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong sự hình thành “không gian công cộng” (Public Sphere). Jürgen Habermas quan niệm không gian công là một vũ đài độc lập với chính phủ, cùng tồn tại với cơ quan công quyền và cũng mang phẩm chất tự trị xét trong quan hệ với các phe phái kinh tế cũng như chính trị, vốn sinh ra để cho những cuộc tranh luận duy lý và có tính mở hoàn toàn cho sự giám sát của công dân. Chính từ không gian công này hình thành nên dư luận xã hội. Quan điểm lý thuyết này được tác giả luận án vận dụng xây dựng khung lý thuyết cho luận án trên cơ sở vận dụng soi chiếu vào thực tiễn môi trường xã hội Việt Nam. Tiếp nối lý thuyết về không gian công cộng này, nhiều lý thuyết khác phân tích sự tác động của truyền thông đại chúng, trong đó đặc biệt là báo chí, đến xã hội. Chẳng hạn, Richard Sennett, nhà xã hội học người Mỹ, năm 1974, cho xuất bản cuốn sách “The Fall of Public Man” (Sự sụp đổ của con người công cộng), trong đó có khẳng định rằng, các phương tiện truyền thông điện tử đã bóp nghẹt ngay chính khái niệm đời sống công cộng. Và “truyền thông đã gia tăng mạnh mẽ sự hiểu biết giữa các nhóm xã hội với nhau nhưng đồng thời cũng làm cho mọi sự tiếp xúc thực tế trở nên dư thừa”[94; tr. 392]. Cũng liên quan đến yếu tố kỹ thuật của phương tiện truyền thông, lý thuyết Xã hội thông tin của nhà lý luận truyền thông Canada là Marshall McLuhan được đề cập trong cuốn “International communication - Continuity and Change” (Truyền thông quốc tế - sự tiếp nối và thay đổi) của Daya K. Thussu [157]. Cuốn sách này trình bày nhiều lý thuyết về truyền thông chính trị. Trong đó lý thuyết Xã hội thông tin đã khẳng định “phương tiện là thông điệp” (the medium is the message). Kỹ thuật truyền thông có tác động xã hội đối với các xã hội và văn hoá khác nhau nhiều hơn là bản thân nội dung của phương tiện truyền thông. Luận điểm quan trọng trong lý thuyết xã hội thông tin của McLuhan là yếu tố kỹ thuật truyền thông, công nghệ truyền thông đóng vai trò rất quan trọng, tác động chi phối tới nội dung truyền thông. Lập luận này đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển truyền thông, nhất là truyền thông đại chúng. Luận án sử dụng lý thuyết này để xây dựng khung lý thuyết với lập luận rằng, chính công nghệ truyền thông đa phương tiện của báo điện tử đã có tác động chi phối đến nội dung thông tin mà báo điện tử cập nhật phục vụ công chúng. Đây là một hướng tiếp cận rất quan trọng khi phân tích ưu điểm, nhược điểm của PBXH trên báo điện tử. 14 Đề cập sát hơn nữa đến chức năng PBXH của báo chí, trong cuốn “A first look at Communication theory”[147] (Một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết truyền thông), được xuất bản bởi McGraw - Hill. Cuốn sách trình bày hơn 80 lý thuyết truyền thông, trong đó có lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” do hai chuyên gia truyền thông Maxwell McCombs và D.Shaw (của Mỹ) đưa ra. Các tác giả của lý thuyết này cho rằng, truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí, có một chức năng sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng. Các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh. Theo lý thuyết này, việc thông tin có mục đích của báo chí chính là báo chí tổ chức truyền thông qua việc sắp đặt chương trình nghị sự về một vấn đề nào đó để qua những thông tin, bàn luận đó sẽ tác động đến nhận thức và hành động của công chúng trong thực tiễn. Đây là một nội dung quan trọng sẽ được vận dụng trong quá trình xây dựng khung lý thuyết và phân tích về PBXH trên báo điện tử trong luận án này. Cùng nội dung nghiên cứu có đề cập đến chức năng PBXH của báo chí, tại Nga, Vichto Aphanaxep trong cuốn “Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư”[7] đã đề cập chức năng PBXH của báo chí khi nêu vai trò của báo chí trong các thể chế chính trị. Theo Vichto Aphanaxep, các nhà lãnh đạo đã sử dụng báo chí vào xử lý công việc, coi báo chí làm một loại quyền lực để lãnh đạo về kinh tế, chính trị, xã hội… Ở nhiều nước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết Tam quyền phân lập của Montesquieu 2. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân bổ cho hệ thống các cơ quan: lập pháp - hành pháp - tư pháp. Và, quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và định hướng cho hoạt động báo chí trong mối quan hệ với hệ thống chính trị. Còn A.A. Grabennhicop trong cuốn “Báo chí trong kinh tế thị trường”[37] khẳng định báo chí tham gia quản lý xã hội. Theo tác giả, báo chí phải phản ánh trung thực, chính xác, nhanh nhạy, phải có tinh thần đấu tranh, PBXH, và đồng thời phải luôn cảnh giác trước những cám dỗ của cuộc sống. Hay E.P. Prokhorop, trong sách “Cơ sở lý luận báo chí” [93] cho rằng, báo chí đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy phát triển xã hội. Dù báo chí chịu sự chi phối của nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối, kết nối sức mạnh nhân dân qua dư luận xã hội. Bùi Phương Dung trong cuốn “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”[6] dẫn câu chuyện làm công tác tư tưởng của báo chí tại Trung Quốc, cho biết: báo chí có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất. Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của quần chúng trước một chủ trương, chính sách, hoặc một vấn đề thực tiễn. Đó cũng là lúc báo chí thể hiện vai trò, chức năng PBXH đối với các vấn đề bức thiết của cuộc sống. Còn 2 Nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp sống trong thời đại Khai sáng, ông thường được biết đến dưới tên Montesquieu. Ông nổi tiếng với lý thuyết tam quyền phân lập. 15

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net