Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại báo cần thơ

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại báo cần thơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÁI BÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC CẦN THƠ - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÁI BÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI BÁO CẦN THƠ Chuyên ngành : Quản lý Báo chí - Truyền thông Mã số : 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THÀNH CẦN THƠ - 2022 Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Chủ tịch hội đồng PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu cùng kết quả đã nêu trong nội dung luận văn có nguồn gốc cụ thể cũng như chưa từng được đề cập trong bất cứ công trình nào khác. Cần Thơ, ngày 29 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thái Bình LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Quản lý Báo chí - Truyền thông, địa điểm học tập tại Học viện Chính trị khu vực IV Thành phố Cần Thơ cũng như được sự truyền đạt kiến thức tốt, vừa hay và rộng từ quý giảng viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Để có được kết quả tốt này, trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn trân trọng kính gửi đến giảng viên hướng dẫn khoa học là TS. Phạm Thị Thành đã hướng dẫn cho tôi về nội dung đề tài, phương pháp nghiên cứu cũng như hoàn thiện tốt luận văn. Qua đó, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia Hội đồng cơ sở, phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn được tốt hơn cũng như trong nghiên cứu và học tập. Song song đó, tôi trân trọng cảm ơn các quý giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức hay, bổ ích giúp cho tôi nói riêng cũng như các học viên Cao học Báo chí K25.2B nói chung trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác hiện tại cũng như trong sự nghiệp Báo chí truyền thông trong tình hình mới. Tôi trân trọng cảm ơn quý giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyển, Ban Quản lý Đào tạo, Viện Báo chí đã tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại địa điểm Học viện Chính trị khu vực IV Thành phố Cần Thơ cũng như tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cần Thơ, ngày 29 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thái Bình MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI BÁO CẦN THƠ 19 1.1. Cơ sở lý luận sản phẩm báo chí đa phương tiện, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện và quy trình, một số yêu cầu cơ bản 19 1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại Báo Cần Thơ 31 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI BÁO CẦN THƠ NĂM 2020 61 2.1. Thực trạng các sản phẩm báo chí đa phương tiện tại Báo Cần Thơ năm 2020 61 2.2. Thực trạng quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại Báo Cần Thơ năm 2020 71 2.3. Thực trạng đáp ứng các điều kiện và yêu cầu đối với tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại Báo Cần Thơ năm 2020 81 2.4. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân 84 Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TỐI ƯU TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI BÁO CẦN THƠ 90 3.1. Một số vấn đề đặt ra 90 3.2. Khuyến nghị khoa học 93 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 109 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBT : Ban biên tập BTV : Biên tập viên BCĐPT : Báo chí đa phương tiện CMS : Content Management System (hệ thống quản lý nội dung) CNTT : Công nghệ thông tin CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTV : Công tác viên ĐPT : Đa phương tiện ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HĐND : Hội đồng Nhân dân KHKT : Khoa học kỹ thuật KTBC : Kinh tế báo chí KT-XH : Kinh tế - Xã hội MTTQVN : Mặt trận tổ quốc Việt Nam PT-TH : Phát thanh - Truyền hình PV : Phóng viên PVS : Phỏng vấn sâu SPBC : Sản phẩm báo chí TBT : Tổng biên tập TCSX : Tổ chức sản xuất TKTS : Thư ký tòa soạn TP : Thành phố UBND : Ủy ban Nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Tần suất cập nhật thông tin của công chúng 63 Biểu đồ 2.2. Các kênh thông tin công chúng quan tâm 64 Biểu đồ 2.3. Ứng dụng công chúng từng truy cập/sử dụng 65 Biểu đồ 2.4. Mức độ quan tâm của công chúng đối với các chuyên mục 66 Biểu đồ 2.5. Công chúng đánh giá thích Báo Cần Thơ qua các tiêu chí 67 Biểu đồ 2.6. Nhóm tuổi và giới tính của công chúng tham gia khảo sát 69 Biểu đồ 2.7. Nghề nghiệp, nguyên quán của công chúng tham gia khảo sát 69 Biểu đồ 2.8. Thu nhập bình quân/tháng của công chúng tham gia khảo sát 70 Biểu đồ 2.9. Mức độ hài lòng của các nhà báo về các khâu trong công tác tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện và sản phẩm báo in 80 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức nguồn nhân lực của Báo Cần Thơ 45 Sơ đồ 1.2. Quy trình cơ bản trên Tòa soạn điện tử tại Báo Cần Thơ 52 Sơ đồ 1.3. Mô hình xử lý tin, bài trên Tòa soạn điện tử tại Báo Cần Thơ 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng, cách mạng khoa học - công nghệ nói chung đã từng bước biến đổi thế giới một cách mạnh mẽ; nhất là Công nghệ số đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, tổ chức và sinh hoạt xã hội, tạo ra sự phát triển nhảy vọt của nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia…, báo chí Cách mạng Việt Nam đứng trước các thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để mỗi cơ quan báo chí và người làm báo tự đổi mới để bắt kịp xu hướng chung của sự phát triển. Trong đó, nội dung xây dựng Chính quyền điện tử tiến tới hướng Chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số đang là xu thế trong thời đại công nghiệp 4.0, là yêu cầu tất yếu được thể hiện qua các chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời được thể hiện trong các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Trong xu thế đó, hệ thống thông tin, báo chí của Đảng và Chính phủ cũng được chú trọng phát triển, đổi mới. Có sự biến đổi về cả chất và lượng, chú trọng phát triển yếu tố con người, kinh tế, kỹ thuật nhằm đáp ứng xu thế và yêu cầu phát triển chung. Báo Cần Thơ là một trong những cơ quan báo Đảng địa phương có bề dày lịch sử hình thành và phát triển có thương hiệu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng, góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Cần Thơ đã giao phó, tập thể đội ngũ tòa soạn Báo Cần Thơ đã đang nỗ lực xây dựng hệ thống báo chí đa phương tiện mở ra một chặng đường lịch sử mới theo xu hướng của báo chí hiện đại trong thời đại công nghệ số. Hệ thống Báo Cần Thơ (gồm Báo Cần Thơ tiếng Việt, Báo Cần Thơ tiếng Khmer và Báo Cần Thơ điện tử). Nếu như trước đây, Báo Cần Thơ chủ yếu là chữ viết chiếm số lượng lớn, thì hiện nay nhiều chuyên mục đã khai 2 thác đưa vào bản tin, bài viết nhiều hình ảnh, biểu đồ, đồ họa…Ngôn ngữ đồ họa được tối ưu hóa thông tin, cô đọng, súc tích, không chỉ giúp báo in thêm hấp dẫn, khúc chiết mà còn hấp dẫn công chúng hơn. Điểm thuận lợi của Báo Cần Thơ có đội ngũ người làm báo có trình độ chuyên môn cao; bên cạnh đó là lực lượng phóng viên có kỹ năng tác nghiệp tốt. Báo Cần Thơ còn có bộ phận là tổ kỹ thuật - mỹ thuật, gồm các họa sĩ, kỹ thuật viên, kỹ sư chuyên nghiệp…, nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến Báo Cần Thơ theo hướng hiện đại và hấp dẫn hơn trong tình hình mới hiện nay. Báo chí đa phương tiện là một xu thế tất yếu, báo chí Cách mạng Việt Nam nói chung và Báo Cần Thơ nói riêng đã đang chủ động đón nhận xu thế này. Đặc biệt, trong việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.” Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, xác định rõ chuyển đổi số là quá tình tất yếu của Việt Nam; đồng thời phát triển báo chí theo định hướng của Đại hội XIII của Đảng: “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Qua đó, quyết định này cũng là cơ hội, nền tảng quan trọng để Thành phố Cần Thơ sắp xếp lại hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo mạng điện tử và tạp chí. Trong đó, Báo Cần Thơ là một trong số cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng dư luận xã hội và thông tin đối ngoại của Thành phố Cần Thơ, tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và tạo nội lực để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. 3 Đối với Báo Cần Thơ, nổi bật nhất đó là các nội dung báo in được hỗ trợ phát hành thông qua môi trường Internet. Như vậy, cùng một nội dung thông tin nhưng công chúng dễ dàng tiếp nhận bằng các phương thức khác nhau như đọc, xem… Để thích ứng trong bối cảnh công nghệ truyền thông đa phương tiện, Báo Cần Thơ đã thay đổi không gian nơi làm việc, tăng hiệu quả công việc trong việc trao đổi, xử lý thông tin. Thông qua việc quản lý chất lượng tập trung nhằm đảm bảo được những thông tin nhất quán và có chất lượng trên mọi loại hình và kênh thông tin của các phương tiện truyền thông. Chính vì vậy sẽ củng cố và nâng chất thương hiệu của cơ quan báo chí này. Đây cũng vừa là bước cải tiến và nâng cao chất lượng tốt hơn cho hoạt động của cơ quan báo chí này. Qua đó, cũng chính là giai đoạn tạo sự chuyển biến để cả tòa soạn phát triển mạnh mẽ hơn. Khi thực hiện mô hình này đòi hỏi cần phải có sự thay đổi về cách thức làm việc trong toàn bộ hệ thống tòa soạn cũng như yêu cầu cao hơn về kỹ năng nâng cao nghiệp vụ của phóng viên khi tác nghiệp. Hay nói cách khác, triển khai theo mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện là bước chuyển mình về chất của các cơ quan báo chí nói chung cũng như cơ quan báo chí địa phương Thành phố Cần Thơ nói riêng, mà cụ thể chính là Báo Cần Thơ. Trước yêu cầu phát triển của Báo Cần Thơ trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, đòi hỏi cần phải thúc đẩy mạnh mẽ có các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện trên cơ sở phát huy những thành công và khắc phục những hạn chế phù hợp với mục tiêu, định hướng của Thành phố Cần Thơ trong tình hình mới. Việc số hóa quá trình sản xuất sản phẩm báo chí - truyền thông nói chung, một sản phẩm báo chí - truyền thông nói riêng được tiến hành mạnh mẽ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực (nhất là giấy in, mực in) mà còn thể hiện rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận cũng như cả dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, từng khâu trong quy trình quản lý 4 tòa soạn/cơ quan báo chí cũng được số hóa, giúp việc chỉ đạo, điều hành, giám sát hiệu quả hơn. Số hóa trong quản lý báo chí giúp các cơ quan báo chí tận dụng triệt để các nguồn lực có sẵn, giám sát có hiệu quả các quá trình tác nghiệp của từng phóng viên cũng như cả tòa soạn. Song song đó, việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp có tính khoa học và khả thi nhằm tối ưu hóa công tác tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại Báo Cần Thơ trong bối cảnh chuyển đổi số mới là vấn đề vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa có tầm quan trọng chiến lược lâu dài cùng với sự phát triển của những thành tựu khoa học - công nghệ mới trong tương lai. Đây cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại Báo Cần Thơ” cho luận văn Thạc sĩ Báo chí, chuyên ngành Quản lý Báo chí - Truyền thông, với mong muốn có cái nhìn khái quát, đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò giá trị thực tiễn của Báo Cần Thơ. Để từ đó công tác tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện một cách chặt chẽ, tạo kênh giao tiếp hữu hiệu giữa chính quyền với Nhân dân; đảm nhận tốt vai trò là cơ quan phát ngôn, cung cấp thông tin chính thống của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Cần Thơ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu vấn đề công tác tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện trong tình hình mới hiện nay là một đề tài nghiên cứu khá rộng và được nhiều nhà báo, chuyên gia và các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong những năm gần đây đã có các sách, bài báo khoa học và đề tài nghiên cứu khoa học liên quan về báo chí - truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu sản xuất báo chí đa phương tiện trong tình hình mới ở cơ quan báo chí địa phương trên cả nước còn ít; bên cạnh đó, các giáo trình giảng dạy hầu như chưa đề cập nhiều đến hoạt động sản xuất báo chí đa phương tiện. Một số tài liệu nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài mà tác giả quan tâm đó là: 5 Các sách viết về đa phương tiện như sau: - Trong cuốn Tổ chức và hoạt động của tòa soạn do tác giả Đinh Văn Hường (2004) biên soạn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tòa soạn báo, cơ cấu tổ chức, bộ máy tòa soạn, đặc điểm lao động báo chí ở tòa soạn, công tác phóng viên - biên tập viên - phát hành, quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí. Nội dung quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí nằm ở phần VII, tuy nhiên tác giả không tập trung mô tả quy trình sáng tạo sản phẩm báo chí của phóng viên/nhà báo mà tập trung làm rõ việc phát hành một sản phẩm báo chí dưới góc nhìn của tòa soạn [30]. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí hay quy trình sản xuất chương trình là đặc thù của mỗi cơ quan, báo chí và mỗi loại hình báo chí. Bởi vậy, các nghiên cứu về các quy trình sản xuất cũng có số lượng rất hạn chế. - Sách chuyên khảo “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2014), do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội phát hành đã đề cập đến yếu tố đa phương tiện trên loại hình báo mạng điện tử và qua đó có thể đảm nhận nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Thông qua đó, việc kết hợp với mạng máy tính nên có nhiều ưu điểm vượt trội và trở thành kênh truyền thông đại chúng vô cùng hiệu quả. - Sách Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2014) chủ biên là cuốn sách đã đề cập đến các đặc trưng cũng như phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử một cách có hệ thống và tính quy mô. Nội dung cuốn sách bao gồm 9 chương đi từ những nguyên tắc cơ bản khi viết cho báo mạng điện tử, đề cập đến các thể loại cơ bản nhất là thể loại tin, tường thuật, phỏng vấn... đến các thể loại phức tạp, có chiều sâu như phóng sự, điều tra hoặc bình luận. - Nguyễn Trí Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang trong sách chuyên khảo “Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo”, cũng đã đề 6 cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của báo mạng điện tử như đặc trưng, quy trình sản xuất, viết cho báo mạng điện tử, tổ chức diễn đàn, hình ảnh, âm thanh, video trên báo mạng điện tử. Trong đó, tác giả cũng đã đề cập đến các yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử và cũng thông qua đó là sự kết hợp nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện và tạo nên một sản phẩm báo chí có chất lượng hơn khi truyền đạt đến công chúng. Một sản phẩm báo chí được coi là một sản phẩm đa phương tiện hay khi nó tích hợp được nhiều trong số các phương tiện truyền tải thông tin, như sau: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, âm thanh, video cùng các chương trình tương tác khác. Qua đó, tác giả đã nhấn mạnh thêm một sản phẩm báo mạng điện tử còn tùy thuộc nhiều vào nội dung cũng như các yêu cầu của từng tòa soạn thì khi đó các yếu tố đa phương tiện cũng khác nhau. Chính vì vậy, trong từng trường hợp cùng một nội dung thông tin đó có thể được truyền tải bằng nhiều phương tiện truyền đạt, để qua đó công chúng có thể dễ dàng tiếp cận và có sự lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, cũng trong một số trường hợp khác thì nhà báo sẽ quyết định hình thức nào sẽ là phù hợp với nội dung thông điệp cần truyền đạt đến công chúng. - Sách chuyên khảo “Báo chí và Truyền thông đa phương tiện” do tác giả Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (2017), do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội phát hành. - Gần đây nhất (năm 2016), trong để tài cơ sở trọng điểm Đỗ Thị Thu Hằng chủ nhiệm đề tài về “Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông trong môi trường truyền thông số hiện nay” đã đề cập khá nhiều về nội dung liên quan, như: lý luận chung về sản phẩm truyền thông và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông trong môi trường truyền thông số hiện nay. Qua đó, quy trình cũng đã yêu cầu về kiến thức cũng như các kỹ năng trong tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông trong in ấn; quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn; sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thiết kế 7 sản phẩm báo chí, sản phẩm truyền thông. Đây đồng thời cũng là tài liệu tốt nhằm giúp tác giả có tầm nhìn bao quát về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông ở nhiều nhiều loại hình báo chí - truyền thông. Qua đó, để tác giả tham khảo trong quá trình đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn việc tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện tại Báo Cần Thơ. - Trong đề tài nghiên cứu Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông, tác giả Đỗ Thị Thu Hằng và các cộng sự tại Khoa Báo Chí (2016), Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nêu sự khác biệt giữa quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí/sáng tạo nội dung sản phẩm truyền thông và quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông [23]. - Chương 3 của cuốn Giáo trình Báo chí điều tra đã trình bày Quy trình tổ chức, thực hiện báo chí điều tra, hai tác giả Đỗ Thị Thu Hằng và Nguyễn Ngọc Oanh (2015) đã nêu và phân tích 9 bước - 1 khâu trong sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra [23, 123-136]. - Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2018), trong bài báo khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0: Vấn đề đặt ra và giải pháp đối với công tác quản lý truyền thông ở Việt Nam hiện nay đã đề xuất 4 giải pháp và kiến nghị về Quản lý Báo chí - Truyền thông ở các cơ quan báo chí trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nhấn mạnh “đổi mới quy trình tổ chức sản xuất, nội dung và phương pháp quản lý nội dung... tại các cơ quan báo chí”, “đồng bộ hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm Báo chí - Truyền thông, mô hình tòa soạn hội tụ, quản trị kinh doanh, phát hành, công tác xã hội trong cơ quan báo chí” [24, tr.14-19]. Các Quyết định, Kế hoạch, Công văn, Đề án phát triển báo chí truyền thông Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến 2030 về Quy hoạch phát triển phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ và trên địa bàn Thành phố Cần Thơ cùng đề tài, bài báo khoa học như sau: 8 - Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. - Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.” Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, xác định rõ chuyển đổi số là quá tình tất yếu của Việt Nam - Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó khẳng định quyết tâm thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, với mục tiêu xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. - Căn cứ Nghị quyết 50 ngày 20/5/2021 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một trong những nhiệm vụ chủ yếu Chính phủ giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện là chủ trì xây dựng Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. - Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT ngày 4/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Theo kế hoạch, việc chuyển sang mô hình tòa soạn hội tụ của các báo Đảng địa phương được sắp xếp theo lộ trình chậm nhất đến 30/6/2020 phải có hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ thông tin & Truyền thông tiến hành thủ tục cấp phép, thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan chủ quản theo quy định. Đây là những cơ sở quan trọng để các báo trong đó có báo Đảng địa phương sắp xếp và quy hoạch lại cơ quan báo nhằm nâng cao vai trò của báo chí trong phát triển kinh tế xã 9 hội. Chính vì vậy, các báo Đảng địa phương Việt Nam đang chủ động đón nhận xu thế này. Sử dụng Internet như một trong những cách thu hút nhiều độc giả là một giải pháp phù hợp cho báo chí Việt Nam nói chung và báo Đảng ở các địa phương hiện nay. Để thích ứng với xu thế mới, các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước phải có những bước đột phá cả về tư duy và hành động. Việc triển khai mô hình tòa soạn hội tụ ở các báo Đảng địa phương ở nước ta hiện nay đang được thực hiện dưới nhiều hình thức. Thứ nhất, nội dung của báo in được xuất bản dưới dạng điện tử, được phát hành qua môi trường mạng hỗ trợ việc xuất bản báo in. Bên cạnh đó, các Đài Phát thanh - Truyền hình chuyển tải các chương trình phát thanh truyền hình lên mạng Internet. Như vậy, cùng một nội dung thông tin nhưng công chúng sẽ dễ dàng tiếp nhận thông qua các phương thức khác nhau như đọc, nghe, xem. Khi có sự phát triển mạnh cao hơn của tòa soạn hội tụ, các cơ quan báo chí tại địa phương cần được hợp nhất, một tòa soạn báo địa phương có thể sản xuất báo ở nhiều loại hình khác nhau như: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Quan trọng hơn nữa, các báo địa phương cần tận dụng sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội để truyền tải tin tức. Đưa các sản phẩm báo chí địa phương lên Zalo, Fanpage, Youtube,…sẽ giúp công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin hơn. Để thích ứng với xu hướng truyền thông đa phương tiện, các tòa soạn báo Đảng địa phương cũng buộc phải thay đổi không gian nơi làm việc hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả công việc trong việc trao đổi, xử lý tin tức. Việc quản lý chất lượng theo hình thức tập trung sẽ đảm bảo được những thông tin nhất quán trên mọi loại hình và kênh thông tin của các phương tiện truyền thông. Qua đó, sẽ củng cố thêm thương hiệu của cơ quan báo chí cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các báo Đảng địa phương. - Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đến năm 2025. 10 - Đề án phát triển Báo Cần Thơ giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. - Công văn số 226-CV/BTCTU ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ phê duyệt Đề án tinh giản biên chế, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan khác như: Nguyễn Hoàng Lan Chi (2014), Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Dung (2009), Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thực hiện tác phẩm báo chí, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Trường Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội; Nguyễn Công Minh (2017), Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện ở Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Võ Kiên Trung (2015), “Xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ tại Việt Nam (khảo sát trường hợp báo điện tử VnExpress.net)”; Nguyễn Thị Thương Huyền (2018), Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội,…một số công trình này ít nhiều liên quan đến nghiên cứu của học viên và có một số thông tin khác để học viên tham khảo. Các bài báo khoa học viết về báo chí địa phương: Bài báo “Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí đa phương tiện tại cơ quan thông tấn báo Đảng địa phương” (Hội thảo toàn quốc 30 năm đổi mới báo chí với những câu hỏi lý luận và thực tiễn, tháng 12/2016) của tác giả Ngô Quang Tú khẳng định: một số báo Đảng địa phương đang nghiên cứu và áp dụng mô hình tòa soạn đa phương tiện, có khả năng tích hợp nhiều nơi thành một. Như vậy, giữa báo in và báo mạng hay các loại hình báo chí khác sẽ không còn được tổ chức thành các đơn vị độc lập, tách biệt mà tất cả sẽ được hội tụ và tổng hợp từ đầu vào đến đầu ra. Phương pháp này cải thiện 11 cả hiệu quả và chất lượng nội dung; đồng thời tạo sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình tạp chí trong cùng một ban biên tập, giúp sử dụng nhân lực, tài chính của các tạp chí một cách khoa học và hiệu quả hơn. - Trong bài nghiên cứu của PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương với nhan đề: “Thách thức của báo in trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0” đăng trên tạp chí Người làm báo, PGS.TS. đã cung cấp thông tin rất thú vị. Theo PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương, việc thay đổi về nội dung thông tin là yếu tố then chốt. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt với mạng xã hội như hiện nay, báo chí cần phải khẳng định và đề cao hơn nữa bản chất cốt lõi nghề nghiệp của mình là đưa tin phải chính xác, trung thực. Thông qua việc kiểm chứng thông tin và để có những thông tin chính xác, khách quan và trung thực không chỉ là trách nhiệm của xã hội, mà là uy tín cũng như lẽ sống của người làm báo, của cơ quan báo chí. Đối với báo in, các tờ báo phải tiếp tục tận dụng lợi thế trong phân tích, bình luận, lí giải, bóc tách bản chất thông tin, đa chiều của vấn đề. Để qua đó nhằm giúp công chúng nhận biết giá trị, bản chất cốt lõi, tính khách quan của thông tin để có thể nhận thức đúng đắn về những sự việc đã và đang xảy ra. Bên cạnh đó, phóng viên không chỉ cần có các kỹ năng tác nghiệp, mà cần phải có tư duy logic, tư duy phản biện cùng tư duy phân tích chiều sâu trên nền tảng hiểu biết xã hội toàn diện và sâu sắc. Đây chính là hướng đi mà các tờ báo đã sử dụng hiệu quả trong thời gian qua. Các bài báo khoa học viết về báo chí đa phương tiện: - Bài viết “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường truyền thông hội tụ” của tác giả Nguyễn Thành Lợi, đăng trên Tạp chí Người làm Báo năm 2013 đã trình bày tương đối về các nội dung: Tòa soạn hội tụ - từ lý luận đến thực tiễn; Sử dụng truyền thông xã hội cho báo chí hiện đại cũng như Hội tụ và những thách thức đối với nhà báo trong tình hình mới. - Bài viết “Vai trò của video trong tác phẩm báo chí đa phương tiện” của tác giả Dương Hải Anh, đăng trên Tạp chí Người làm báo số 385 - Tháng

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net