Quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tỉnh kiên giang

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tỉnh kiên giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ OANH QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC CẦN THƠ – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ OANH QUẢN LÝ THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý báo chí truyền thông Mã số: 8320101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG VĂN NGHĨA CẦN THƠ – 2022 Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS,TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn đầy đủ, trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Oanh LỜI CẢM ƠN Khóa học Thạc sĩ báo chí k25-2B được tổ chức tại Cần Thơ – nơi có địa lý cách xa Hà Nội hàng trăm cây số, không chỉ vậy, tình hình dịch Covid- 19 luôn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của lớp học. Nhưng khi mọi thứ vừa tạm ổn, các thầy cô lại tiếp tục đến với giảng đường, không quản ngại đường xa, dịch bệnh. Đây là nguồn động lực to lớn để cả lớp nói chung và cá nhân tôi nói riêng có thêm sức mạnh, nguồn năng lượng để tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Học viện Báo chí Tuyên truyền nói chung và các thầy cô thỉnh giảng nói riêng đã giúp cho tôi có thêm kiến thức, kỹ năng, hiểu biết về chương trình bậc sau đại học, từ đó có thể vận dụng, phục vụ công việc của bản thân. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa – người thầy đã hỗ trợ, chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Dù chưa một lần gặp mặt, chỉ trao đổi qua email, điện thoại và nhắn tin qua zalo, nhưng sự tận tâm, nhiệt tình của thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều để có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí đã hỗ trợ tôi trong việc tìm số liệu khảo sát, trả lời các câu hỏi phỏng vấn... để luận văn hoàn chỉnh và sát thực hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Oanh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy BTGTU 02 Ủy ban nhân dân UBND 03 Sở Thông tin và Truyền thông Sở TT&TT 04 Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang Đài PT-TH KG 05 Tạp chí Chiêu Anh Các TC CAC 06 Thông tấn xã Việt Nam TTXVN 07 Tuổi trẻ Online TTO 08 Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường Báo TN&MT DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khảo sát tin, bài trên Báo Kiên Giang ............................................ 48 Bảng 2.2. Bảng khảo sát số lượng tin, bài trên Đài PTTH KG ..................... 49 Bảng 2.3. Thống kê số lượng tin, bài trên TC CAC ....................................... 50 Bảng 2.4. Tthống kê số lượng tin, bài trên báo TTX, TTO, Báo TN&MT .... 51 Hình 1. Măng-set của Báo Kiên Giang.................................................................................... 40 Hình 2. Giao diện điện tử của Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang. .. 41 Hình 3. Trang bìa của Tạp chí Chiêu Anh Các, số 147 (tháng 6/2020). ........ 41 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BIỂN, ĐẢO ..................................................................... 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................ 12 1.2. Chủ thể, đối tượng và phương thức quản lý .................................. 15 1.3. Quản lý về nội dung và hình thức thông tin về biển, đảo .............. 21 1.4. Đặc điểm và vai trò của quản lý thông tin báo chí về biển, đảo.... 26 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thông tin báo chí về biển, đảo.... 30 1.6. Các tiêu chí đánh giá quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tỉnh Kiên Giang ..................................................................................... 36 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ TẠI TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY ......................... 39 2.1. Sơ lược về các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang................ 39 2.2. Khảo sát thực trạng quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tại tỉnh Kiên Giang hiện nay ...................................................................... 44 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tại tỉnh Kiên Giang hiện nay ...................................................................... 61 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY ................................................................ 73 3.1. Quan điểm ...................................................................................... 73 3.2. Phương hướng ................................................................................ 78 3.3. Giải pháp ........................................................................................ 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97 PHỤ LỤC CÁC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU .................................... 100 TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng biển Kiên Giang nằm ở khu vực Tây Nam của Tổ quốc, giáp với các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia, với hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc 5 quần đảo An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu. Về kinh tế, vùng biển Tây Nam hiện có hơn 80 loài hải sản có giá trị kinh tế cao; nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, nhất là trữ lượng khí đốt; giao thông đường thủy thuận tiện, nối liền với các địa phương trong nước và các nước láng giềng trong khu vực. Đây là vùng biển có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong bảo đảm quốc phòng an ninh là cửa ngõ, tiền đồn bảo vệ sườn Tây Nam của Tổ quốc. Chính những ưu điểm và vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển này đã tạo ra những thuận lợi cũng như những thách thức trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo nhất là trong giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa du lịch với các nước. Vì vậy, công tác thông tin về biển, đảo luôn là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của tỉnh Kiên Giang hiện nay. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện khá tốt công tác này. Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Vùng 5 Hải quân tổ chức nhiều lớp tập huấn, nhiều cuộc triển lãm tư liệu lịch sử, in ấn tờ rơi... tuyên truyền về biển, đảo tại hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh nhất là trong khu vực có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo, ngư dân sinh sống. Ngoài ra, tỉnh còn mở nhiều buổi tuyên truyền trực tiếp trong nhân dân hoặc qua các buổi sinh hoạt lệ chi bộ, sinh hoạt của các đoàn thể, hội nhóm, tổ nhân dân tự quản về chủ quyền biên giới, hải đảo quốc gia. Bên cạnh đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đội thông tin cổ động thì các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền. Các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên trên địa bàn tỉnh đã có 2 nhiều cố gắng, sản xuất nhiều tin, bài, chương trình đa dạng, phong phú nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ bền vững chủ quyền biên giới biển, đảo, phát triển kinh tế biển của cả nước nói chung; tuyên truyền công tác đảm bảo an ninh quốc phòng về biển, đảo, về các dự án đầu tư phát triển kinh tế biển, như: giao thông, cảng biển, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, du lịch biển… trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thông tin về biển, đảo của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những hạn chế nhất định, như: Năng lực lãnh đạo, quản lý của các chủ thể quản lý báo chí chưa cao, đôi lúc định hướng thông tin không kịp thời; công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan báo chí còn nhiều bất cập, chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thông tin; sức cạnh tranh thông tin không cao, không có sự hấp dẫn để thu hút công chúng; các phương thức quản lý chưa thật sự hiệu quả nhất là phương thức kinh tế, chưa tạo được động lực cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; Tạp chí Chiêu Anh Các chưa phát huy tốt vai trò là 1 trong 3 cơ quan báo chí của tỉnh, chưa có nhiều tác phẩm hay, sáng tạo tuyên truyền về công tác này. Bên cạnh đó, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình biển, đảo Việt Nam đặc biệt là tình hình Biển Đông, sự tranh chấp, tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn hiện nay đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia và quyền lợi của đất nước ta trên biển. Vì vậy, đòi hỏi chủ thể quản lý thông tin phải thật sự nhanh nhạy, sắc sảo, các tin, bài, chương trình phải thật sự đổi mới, sáng tạo để những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về biển, đảo thật sự đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức của nhân dân trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Từ thực tiễn này, với mong muốn đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng các tin, bài, chương trình về công tác tuyên truyền biển, đảo tại tỉnh 3 nhà, tôi chọn đề tài “Quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tỉnh Kiên Giang” làm đề tài tốt nghiệp. Qua đó, cũng mong muốn góp một phần công sức vào nghiên cứu tổng quan, khoa học về công tác tuyên truyền trên báo chí ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Vấn đề nghiên cứu về quản lý thông tin biển, đảo không phải là đề tài mới lạ. Thời gian qua, đã có nhiều công trình, bài viết, tài liệu nghiên cứu về công tác này. Tuy nhiên, đa phần các công trình chỉ đề cập đến những vấn đề lớn, mang tính chất chung của cả nước, ít tài liệu nghiên cứu về đặc điểm công tác tuyên truyền của từng vùng miền, địa phương. Mỗi địa phương, tùy vào phong tục, tập quán, trình độ dân trí mà sẽ có cách thức triển khai công tác tuyên truyền này một cách khác nhau để đảm bảo hiệu quả nhất. Một số công trình liên quan đến đề tài bao gồm: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý thông tin và công tác tuyên truyền biển, đảo: - Sách “Lãnh đạo và hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Lý luận chính trị, năm 2010, đã khái quát các quan điểm của Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí cũng như cách thức tổ chức hoạt động và thực trạng quản lý hoạt động báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ đó, nêu những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí và quản lý hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay. - Sách “Công tác chỉ đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2012 đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với báo chí và báo điện tử ở nước ta trong thời gian tới. - Sách “Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý”, Nxb Thông tấn, năm 2017, trong đó đã nêu thực trạng thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Từ đó, đã đề ra nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời kỳ mới. 4 - Sách “Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam”, Nxb Thông tin, năm 2014. Đây là quyển sách tập hợp một số bài viết, bài phát biểu của tác giả trong đó tập trung làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí; đồng thời, đưa ra những giải pháp cơ bản, tạo điều kiện để thông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt. - Sách“Tài liệu tham khảo phục vụ công tác tập huấn tuyên truyền về biển đảo”, Nxb Thông tin và Truyền Thông, năm 2012, đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về biển đảo và kỹ năng tuyên truyền về biển đảo trong bối cảnh hiện nay... - “Quản lý bền vững biển đảo Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, năm 2019, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về về biển, đảo, quản lý và phát triển bền vững,tài nguyên, môi trường biển, đảo của Việt Nam liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển, nhất là chuyển tải tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. - Cuốn sách chuyên khảo “100 câu hỏi - đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”, Nxb Thông tin và Truyền thông, năm 2014 là tài liệu tổng quan về tài nguyên và môi trường biển; không gian biển, đảo của đất nước; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông. Tài liệu hướng tới độc giả trẻ , giúp giới trẻnhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về biển đảo từ đó góp phần xây dựng giới trẻ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương. - Công trình nghiên cứu “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Nxb Giáo dục, 2013, đã nghiên cứu một cách hệ thống các nguồn tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là các tư liệu trước năm 1909, giúp bạn đọc nắm được quá trình phát 5 hiện, chiếm hữu thật sự, thực thi chủ quyền ngay từ thế kỷ XVII của Nhà nước phong kiến Việt Nam qua sự quản lí, điều hành, hàng năm tổ chức các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải khảo sát đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, khai thác tài nguyên, xây dựng chùa miếu, dựng bia, trồng cây, kiến tạo cơ sở hạ tầng... xem đó là biểu tượng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - “Việt Nam quốc gia mạnh về biển làm giàu từ biển” (Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2012) là công trình phản ánh công tác tuyên truyền biển, đảo, hoạt động bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là hoạt động khai thác các nguồn lợi từ biển, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vùng biển, đảo bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, nhằm đạt được mục tiêu tổng quát “đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”; giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành; giới thiệu một số điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo... - Sách “Sổ tay công tác tuyên truyền biển, đảo Việt Nam”, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2020, giới thiệu về công tác thông tin tuyên truyền về biển, đảo nhằm góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân về căn cứ pháp lý và cơ sở lịch sử nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển; khơi dậy, củng cố tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của mỗi người dân trong đấu tranh, phản bác các thông tin sai lệch về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời củng cố niềm tin định hướng quốc gia “mạnh về biển” gắn liền với chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. - “Cẩm nang cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam”, Nxb Thông tin & Truyền thông, 2019, cung cấp thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật 6 của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân nhất là ở các địa phương có biển và ngư dân. Các công trình này hầu hết khẳng định công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo hiện nay là hết sức quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về căn cứ pháp lý và cơ sở lịch sử nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển; khơi dậy, củng cố tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của mỗi người dân trong đấu tranh, phản bác các thông tin sai lệch về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông; đồng thời củng cố niềm tin định hướng quốc gia “mạnh về biển”, gắn liền với chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Nhóm văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, nghị định… về công tác tuyên truyền biển, đảo: - Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. - Chỉ thị số 41/CT-TTg, ngày 22/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. - Quyết định số 930/QĐ-TTg, ngày 28/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2018-2020. - Chương trình hành động số 47-CTr/TU, ngày 21/2/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện 7 Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ Nhân dân vùng biên giới, hải đảo, giai đoạn 2017 - 2021”, năm 2020. - Kế hoạch số 111/2020/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, năm 2020. Đây là những cơ sở pháp lý để tỉnh Kiên Giang thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển đảo tại địa phương. Cũng là nền tảng để các cơ quan báo chí trong tỉnh thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về biển, đảo nhất là phát triển kinh tế biển, du lịch, bảo vệ môi trường biển... Nhóm luận văn chuyên ngành Báo chí học liên quan đến đề tài: - Quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (Khảo sát báo Biên Phòng, VnExpress.net, VTV4 từ tháng 6/2018 - 6/2019), tác giả Lê Thị Minh Lệ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội. Luận văn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về báo chí và quản lý thông tin báo chí, vai trò quản lý thông tin báo chí về chủ quyền biển đảo. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ quyền biển đảo ở Việt Nam thông qua khảo sát báo Biên phòng, Vnexpress.net, VTV4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong thời gian tới. - Báo in với công tác thông tin tuyên truyền về biển, đảo của Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 báo: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tuổi trẻ năm 2014), tác giả Hoàng Thùy Linh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thông qua luận văn, tác giả nêu ra thực trạng công tác thông tin tuyên truyền biển, đảo trên báo in của Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tập trung vào cơ sở lý luận của báo in với công tác thông tin tuyên truyền về biển đảo, qua đó làm rõ những ưu điểm, hạn chế của báo in trong việc thông tin về vấn đề này và tham gia đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu tăng cường, nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền biển, đảo của Việt Nam trên báo in hiện nay. - Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.vn), tác giả Vương Thị Hà, Học 8 viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như: một số khái niệm về tuyên truyền, biển đảo, tuyên truyền biển đảo, báo điện tử. Đồng thời, khảo sát, đánh giá thực trạng tuyên truyền về biển đảo trên Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net, để chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử trong thời gian tới. - Báo chí Kiên Giang với việc phát triển kinh tế biển đảo hiện nay, tác giả Võ Thanh Vũ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong luận văn này, tác giả hệ thống hóa lý thuyết về báo chí với việc phát triển kinh tế biển. Tác giả khảo sát và phân tích thực trạng báo chí Kiên Giang trong việc thông tin về phát triển kinh tế biển đảo. Qua đó đưa ra những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin phát triển kinh tế biển trên báo chí Kiên Giang. - Vai trò báo chí đối ngoại với việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay (Khảo sát phiên bản tiếng Anh của báo Vietnamnet và Vietnamplus trong năm 2015), tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò báo chí đối ngoại với việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay cũng như đánh giá những thành công và hạn chế của nó, đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của báo chí đối ngoại nhằm góp phần đắc lực vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu liên quan khác như: Tỉnh ủy Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh tế biển, tác giả Mai Văn Tưởng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2016; Tuyên truyền về phát triển du lịch trên báo chí Kiên Giang, tác giả Lê Duy Thắng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013; Báo in miền tây Nam Bộ với vấn đề phát triển kinh tế biển đảo tại địa phương, tác giả Châu Anh Dũng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015... Những công trình này ít nhiều liên quan đến nghiên cứu của tác giả và có một số thông tin để tác giả tham khảo. 9 Xét đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tại tỉnh Kiên Giang, nhất là trong điều kiện hiện nay, vấn đề biển, đảo đang là vấn đề hết sức nóng bỏng. Vì vậy, trong đề tài luận văn này, chúng tôi tiếp tục kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu để làm cơ sở lý luận, đồng thời bổ sung thêm những hướng nghiên cứu mới tại thực tiễn địa phương, đóng góp nghiên cứu lý luận chung của cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn nghiên cứu công tác quản lý thông tin về biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang hiện nay, qua khảo sát các tin, bài, phóng sự, chương trình… trên báo chí tại tỉnh năm 2020. Từ đó, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nêu các đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao công tác thông tin về biển, đảo trên báo chí tại Kiên Giang. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý thông tin về biển, đảo hiện nay. - Luận giải thấu đáo vai trò ý nghĩa, tính cấp thiết trong hoạt động quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí của cả nước nói chung và vấn đề quản lý thông tin về biển, đảo của tỉnh Kiên Giang nói riêng. - Đánh giá thực trạng tình hình thông tin về biển, đảo trên báo chí tại tỉnh trong năm 2020, qua đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tại tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tƣợng khảo sát và đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý thông tin về biển, đảo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. - Đối tượng khảo sát: Hình thức và nội dung các tin, bài, phóng sự, tác phẩm, chương trình về biển, đảo cụ thể trên Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, Tạp chí Chiêu Anh Các và một số cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh. 10 5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thông tin về biển, đảo qua các tác phẩm, chương trình, phóng sự có nội dung liên quan đến biển, đảo được đăng tải, phát sóng trên Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, Tạp chí Chiêu Anh Các, một số cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh. - Phạm vi thời gian: Từ đầu năm 2020 đến ngày 31/12/2020. 6. Phƣơng pháp luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí và biển đảo. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể, bao gồm phân tích-tổng hợp, khảo cứu tài liệu, so sánh,.. Đồng thời, sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích nội dung và hình thức các tin, bài, phóng sự, tác phẩm, chương trình có liên quan đến hoạt động thông tin về biển, đảo tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh. - Phương pháp quan sát các hoạt động quản lý thông tin về biển, đảo tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh hiện nay. - Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê các tin, bài, tác phẩm, chương trình được sản xuất. Qua đó đánh giá về nội dung, hình thức, chất lượng và hiệu quả của các tin, bài, chương trình, tác phẩm. - Phương pháp phỏng vấn đối với 4 nhóm đối tượng, gồm: lãnh đạo địa phương về công tác báo chí, lãnh đạo các cơ quan báo chí, phóng viên và biên tập viên thực hiện nội dung và độc giả. 7. Kết cấu: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, những nội dung chính của đề tài sẽ được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý thông tin về biển, đảo 11 Chương 2: Thực trạng quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tại tỉnh Kiên Giang Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý thông tin về biển, đảo trên báo chí tại tỉnh Kiên Giang hiện nay 12 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BIỂN, ĐẢO 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Quản lý thông tin - Khái niệm quản lý: Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung. C. Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất...” [9, tr.480]. Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục đích chung. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý. Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. Quản lý bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động; đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Trong đó, mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là mối quan hệ mang tính áp đặt nhưng phải phù hợp các điều kiện khách quan và thực tiễn. Tóm lại, quản lý là một hoạt động liên tục mà trong đó chủ thể quản lý

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net