Lễ hội chùa bà bình dương

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Lễ hội chùa bà bình dương

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH LỄ HỘI CHÙA BÀ BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 60.31.70 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013 1 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã gặp những trở ngại tưởng như không thể vượt qua nhưng sự hỗ trợ của gia đình, thầy cô và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi đến PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc. Từ khi nhận đề tài tôi đã nhiều lần làm Thầy lo lắng nhưng Thầy vẫn luôn tận tụy chỉ dẫn, sửa chữa từng lỗi nhỏ. Thầy còn là một tấm gương để tôi noi theo về tinh thần lao động khoa học nghiêm túc, không mệt mỏi. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Văn hóa học đã tận tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức, giúp tôi có một nền tảng vững chắc trong quá trình lao động khoa học của mình. Xin cảm ơn những người bạn lớp Cao học Văn hóa học K9. Bất cứ khi nào cần lời khuyên và sự hỗ trợ, các anh chị đều sẵn sàng giúp đỡ và động viên tôi đi đến cùng con đường mình lựa chọn. Xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn và niềm hãnh diện về những người thân yêu trong gia đình đã luôn bên cạnh, ủng hộ vô điều kiện để tôi an tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Dù vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng luận văn này chính là thành quả không chỉ của sự nỗ lực bản thân mà còn từ tình yêu thương của mọi người dành cho tôi. Tận đáy lòng, xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. Phan Nguyễn Quỳnh Anh 2 MỘT SỐ QUY ƯỚC 1/. Chùa Bà là tên gọi phố biến của người Việt để gọi các cung, miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Nam bộ. Do đó, nếu không có chú thích riêng thì cách gọi này áp dụng cho toàn luận văn để nói đến các miếu, cung thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. 2/. Tại Bình Dương, có đến 3 nơi cùng tổ chức lễ rước kiệu Bà du xuân vào ngày 15/1 ÂL là chùa Bà Thủ Dầu Một, chùa Bà Lái Thiêu và chùa Bà Bưng Cầu. Ngoài ra còn có chùa Bà Dầu Tiếng cũng rước Bà du xuân vào ngày 11/1 ÂL. Do đó, khi nói đến chùa Bà Bình Dương – đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn nói đến chùa Bà Thủ Dầu Một, tọa lạc tại địa chỉ Số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, Tp.Thủ Dầu Một. 3/. Ngoài những hình ảnh sưu tầm trên internet được ghi nguồn cụ thể, những hình ảnh do chúng tôi tự thực hiện sẽ không dẫn nguồn. 4/. Nội dung trích dẫn trong luận văn sẽ được trình bày theo 02 cách: - Trích dẫn toàn văn: đoạn trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, ghi nguồn ngay sau đoạn trích dẫn. - Trích dẫn ý: nguồn được ghi dưới hình thức footnote. 5/. Phần Phụ lục hình ảnh được chia thành 4 nhóm, trong đó: - Nhóm 1 (từ ảnh 1 đến ảnh 9): khảo tả không gian chùa Bà - Nhóm 2 (từ ảnh 10 đến ảnh 14): hoạt động lễ bái trong lễ hội chùa Bà - Nhóm 3 (từ ảnh 15 đến ảnh 28): rước cộ Bà - Nhóm 4 (ảnh 29, 30): các ảnh khác 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP ........................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 7 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 8 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 11 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 12 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ...................................................... 12 7. Bố cục luận văn .............................................................................................. 13 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 14 1.1. Khái niệm lễ hội .......................................................................................... 14 1.2. Ký ức văn hóa, mối quan hệ giữa ký ức văn hóa và lễ hội ........................... 18 1.2.1. Khái niệm Ký ức văn hóa ...................................................................... 18 1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ hội và ký ức văn hóa ............................................. 19 1.3. Lễ hội chùa Bà Bình Dương trong hệ tọa độ văn hóa................................... 21 1.3.1. Chủ thể.................................................................................................. 21 1.3.2. Thời gian ............................................................................................... 26 1.3.3. Không gian............................................................................................ 29 Tiểu kết Chương 1.............................................................................................. 34 CHƯƠNG 2. LỄ HỘI CHÙA BÀ – CÁC LỚP KÝ ỨC VĂN HÓA...................... 36 2.1. Ký ức huyền thoại về Thiên Hậu Thánh Mẫu qua truyền khẩu và văn bản ........... 36 2.1.1. Huyền thoại về Thiên Hậu Thánh Mẫu tương truyền ở Trung Hoa .......... 36 2.1.2. Huyền thoại về Thiên Hậu Thánh Mẫu lưu truyền ở Việt Nam............... 45 4 2.1.3. Huyền thoại về Thiên Hậu Thánh Mẫu lưu truyền tại Bình Dương ........... 48 2.2. Ký ức tín ngưỡng......................................................................................... 50 2.2.1. Ý niệm về Thiên Hậu Thánh Mẫu .......................................................... 50 2.2.2. Hoạt động thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu .......................................... 54 2.3. Ký ức không gian ........................................................................................ 56 2.3.1. Không gian chùa ................................................................................... 56 2.3.2. Không gian cộng đồng .......................................................................... 61 2.4. Ký ức lễ nghi ............................................................................................... 63 2.4.1. Thời gian thiêng và không gian thiêng .................................................. 64 2.4.2. Nghi lễ thiêng ........................................................................................ 68 Tiểu kết Chương 2.............................................................................................. 80 CHƯƠNG 3. LỄ HỘI CHÙA BÀ – SỰ TÁI HIỆN MỘT KÝ ỨC VĂN HÓA TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG.............................................. 82 3.1. Giá trị của lễ hội chùa Bà Bình Dương ........................................................ 82 3.1.1. Giá trị tinh thần .................................................................................... 82 3.1.2. Giá trị vật chất ...................................................................................... 84 3.2. Sự tái hiện ký ức văn hóa trong nhận thức của cư dân Bình Dương về lễ hội chùa Bà ....................................................................................................... 86 3.3. Sự tái hiện ký ức văn hóa trong ứng xử của cư dân Bình Dương về lễ hội chùa Bà ....................................................................................................... 90 3.3.1. Ứng xử của chính quyền ........................................................................ 91 3.3.2. Ứng xử của các đoàn thể, doanh nghiệp ................................................ 93 3.3.3. Ứng xử của người dân ........................................................................... 94 Tiểu kết Chương 3.............................................................................................. 95 5 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 107 Phụ lục 1: Bảng liệt kê các cơ sở thờ tự Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Bình Dương ... 107 Phụ lục 2: Mẫu bảng hỏi và kết quả xử lý ......................................................... 108 Phụ lục 3: 18 truyền thuyết về sự hiển linh của Bà sau khi thăng thiên ............. 114 Phụ lục 4: Một số hình ảnh minh họa ............................................................... 120 6 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu khi nhắc đến Bình Dương người ta sẽ nghĩ ngay đến địa danh có lễ hội đặc sắc vào bậc nhất vùng Nam bộ: lễ hội chùa Bà. Ngày nay, dù vị thế của Bình Dương đang dần được khẳng định trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế nhưng lễ hội chùa Bà vẫn mang trong mình giá trị riêng để nhắc nhớ về nét văn hóa độc đáo của mảnh đất này. Lễ hội chùa Bà là một hoạt động trọng tâm của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được tổ chức hàng năm và đã trải qua lịch sử gần một thế kỷ. Trong quá trình hội nhập với đời sống cộng cư nơi vùng đất mới, người Hoa đã ra sức giữ gìn tín ngưỡng dân tộc cùng với sự dung hợp, hiếu hòa của cư dân các tộc người khác để đưa lễ hội chùa Bà “thăng hoa và trở thành một bộ phận đặc sắc của văn hóa Bình Dương” [Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương 2010: Tập 4, tr.108]. Do đó, nghiên cứu về lễ hội chùa Bà không chỉ để biết về một trong những tín ngưỡng quan trọng nhất của cộng đồng người Hoa mà còn hiểu được nhận thức và ứng xử của cư dân Bình Dương trong quá trình tiếp nhận và dung hòa các lớp văn hóa khác nhau. Thêm nữa, dù là một lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng của tộc người nhập cư, nhưng trong quá trình du nhập vào văn hóa địa phương, lễ hội chùa Bà Bình Dương đã trở thành một trong những lễ hội lớn nhất Nam bộ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống cư dân trong vùng. Vì vậy, khi nghiên cứu về lễ hội chùa Bà, chúng tôi cũng muốn tìm ra được những quy luật giao lưu tiếp biến làm cho một lễ hội mang đậm bản sắc của một tộc người lại có thể phát triển thành một lễ hội văn hóa cộng đồng rộng lớn. Đó cũng chính là những lý do chúng tôi quyết định chọn thực hiện đề tài: Lễ hội chùa Bà Bình Dương. 7 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của công trình là tìm hiểu về lễ hội chùa Bà Bình Dương thông qua các lớp ký ức văn hóa, để nhận diện ý niệm và biểu tượng trung tâm của lễ hội là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Lý giải các lớp văn hóa ẩn chứa trong quá trình giao lưu tiếp biến giữa tín ngưỡng tộc người Hoa và tín ngưỡng cư dân địa phương. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bước đầu tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến đề tài, chúng tôi đã tìm được hệ thống tài liệu khá đa dạng, có thể chia làm 03 nhóm sau: 3.1. Nhóm tài liệu viết vềngười Hoa ở Việt Nam Tài liệu viết về người Hoa ở Việt Nam, đặc biệt là về người Hoa ở Nam bộ rất phong phú, được thể hiện dưới nhiều dạng nghiên cứu khác nhau, có thể kể ra một số công trình như: Trước năm 1975: Lịch sử người Hoa kiều tại Việt Nam (Tân Việt Điểu), Họ Mạc và chúa Nguyễn tại Hà Tiên (Cheng Chinh Ho), Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt Nam (Furuwara Riichirô), Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ (Đào Trinh Nhất). Tuy nhiên, theo tác giả Trần Hồng Liên thì những tác phẩm trong thời kỳ này đều tiếp cận đối tượng của mình như là những người Hoa kiều, một phần những đánh giá đó còn xuất phát từ cái nhìn của chính quyền đương thời cũng như những chính sách của từng triều đại tác động đến hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội... của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975.1 Sau năm 1975, số lượng công trình nghiên cứu về người Hoa tăng lên đáng kể và được tiếp cận theo nhiều chuyên ngành nghiên cứu khác nhau, có thể kể ra những công trình: Người Hoa ở Nam Bộ (Phan An), Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - Tín ngưỡng và tôn giáo (Trần Hồng Liên), Chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh 1 Xem [Trần Hồng Liên 2005: 249 – 250] 8 (tập thể tác giả Phan An, Phan Thị Yến Tuyết, Trần Hồng Liên, Phan Ngọc Nghĩa biên soạn), Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975: tiềm năng và phát triển (Mạc Đường chủ biên), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ (Luận án Tiến sĩ Lịch sử năm 2004 Võ Thanh Bằng), Tín ngưỡng của người Hoa ở quận 5, Tp.Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ của Trần Đăng Kim Trang),... Viết về người Hoa ở Bình Dương có công trình nghiên cứu khoa học của Huỳnh Ngọc Đáng với đề tài Người Hoa ở Bình Dương – Lịch sử và hiện trạng, dài 693 trang. Công trình đã thể hiện toàn diện về lịch sử hình thành, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Hoa trên đất Bình Dương. Những tư liệu của công trình đã hỗ trợ rất nhiều cho chúng tôi khi thực hiện luận văn này. Có thể nói, số lượng công trình nghiên cứu về người Hoa nhiều nhưng phần lớn các công trình tiếp cận từ góc nhìn dân tộc học hoặc sử học. Riêng luận văn Thạc sĩ của Trần Đăng Kim Trang Tín ngưỡng của người Hoa ở quận 5, Tp.Hồ Chí Minh là công trình thuộc chuyên ngành Văn hóa học nhưng chỉ nói về cộng đồng người Hoa ở Quận 5. 3.2. Nhóm tài liệu viết về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu Đi trực tiếp vào giới thiệu và phân tích về tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam bộ có bài viết Văn hóa tâm linh và phát triển: Tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam bộ Việt Nam của Nguyễn Ngọc Thơ (từng được đăng trên tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tháng 6/2012). Trong bài viết dài 18 trang này, Nguyễn Ngọc Thơ đã khái quát lịch sử du nhập của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu vào Việt Nam, hiện trạng và những đặc trưng của tín ngưỡng này tại Nam bộ. Những tác phẩm khác không nghiên cứu chuyên biệt về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu mà lồng ghép trong các tác phẩm về nữ thần, tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam hay những công trình khái quát về người Hoa. Cụ thể, tác phẩm Thần nữ danh tiếng trong văn hóa Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh San đã dành 10 trang (trên tổng số 400 trang) để nói về Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trong tác phẩm này, tác giả khái quát quá trình di dân và định cư của người Hoa, đồng thời giới thiệu sơ nét về sự tích bà Thiên Hậu 9 và cách thức người Hoa thờ tự Bà trên đất Việt (thờ trong ngôi đền riêng, phối thờ trong các ngôi chùa Hoa hay phối thờ trong các đình). Tác phẩm Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - Tín ngưỡng và tôn giáo của tác giả Trần Hồng Liên có dành 04 trang (từ trang 61 – 64) để giới thiệu về miếu Thiên Hậu ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương dưới hình thức miêu tả khái quát về kiến trúc miếu và lễ hội chùa Bà. Năm 2001, tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đã liệt kê sự đa dạng của các nữ thần ở Nam bộ, trong đó có nhắc đến bà Thiên Hậu cùng với các nữ thần khác như Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành Nương Nương, Bà Thủy, Bà Hỏa, Mẹ Thai sinh, Mẫu Liễu Hạnh, Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu,... Ngoài ra, biểu tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng được dùng để phân tích tín ngưỡng thờmẫu của người Việt trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa bản địa và văn hóa nhập cư trong tác phẩm Nghi lễ thờ mẫu – Văn hóa và tập tục (Ngô Bạch, Thích Minh Nghiêm dịch). Gần đây nhất là công trình Đạo mẫu Việt Nam của Ngô Đức Thịnh xuất bản năm 2012. Trong công trình này, tác giả đã dành 14 trang (từ trang 353 đến trang 367) giới thiệu về Thiên Hậu Thánh Mẫu như là một trong những đại diện đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu ở miền Nam, đồng thời cũng phân tích những tác động qua lại của tín ngưỡng bản địa với những tín ngưỡng du nhập từ các tộc người khác. 3.3. Nhóm tài liệu viết về văn hóa tỉnh Bình Dương Đa số các tác phẩm được viết dưới dạng sử ký như Thủ Dầu Một xưa qua Địa chí 1910 và bưu ảnh; Bình Dương danh lam cổ tự (Nhiều tác giả), Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu (Vũ Đức Thành chủ biên), Một số nét sơ lược về lịch sử địa lý, dân cư và ngành nghề truyền thống của tỉnh Sông Bé (Nguyễn Đình Đầu). Công trình gần đây nhất và cũng là một công trình có mức độ đầu tư cao và giá trị toàn diện về hầu hết các lĩnh vực của tỉnh Bình Dương là Địa chí Bình 10 Dương xuất bản năm 2010 với 4 tập: Tập 1 viết về Tự nhiên – Nhân văn trong đó dành khoảng 10 trang (từ trang 164 – 173) giới thiệu về cộng đồng người Hoa ở Bình Dương; Tập 2 viết về Kinh tế; Tập 3 viết về Lịch sử truyền thống trình bày rất chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Bình Dương từ thưở sơ khai cho đến nay; Tập 4 viết về Văn hóa – Xã hội, dành toàn bộ chương 3 giới thiệu về tín ngưỡng – tôn giáo của người dân Bình Dương (khoảng 45 trang, từ trang 60 đến trang 108), trong nội dung này cũng có nhắc đến lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tuy nhiên chỉ giới thiệu một cách sơ nét (02 trang, từ trang 107 đến trang 108). Có thể nói, tài liệu về lễ hội chùa Bà, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu khá phong phú và hỗ trợ rất nhiều cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi thì đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu lễ hội chùa Bà như một đối tượng chuyên biệt mặc dù lịch sử tồn tại của nó đã gần 100 năm và giá trị văn hóa đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một lễ hội mang bản sắc tộc người. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu lễ hội chùa Bà từ cách tiếp cận Ký hiệu học văn hóa (với biểu tượng trung tâm là Thiên Hậu Thánh Mẫu) cho đến hiện tại vẫn chưa có ai thực hiện. Do đó, với những định hướng nghiên cứu trong luận văn, chúng tôi hi vọng sẽ góp cái nhìn toàn diện về lễ hội chùa Bà Bình Dương dưới góc nhìn Văn hóa học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lễ hội chùa Bà Bình Dương qua các lớp ký ức văn hóa, qua ý niệm và biểu tượng trung tâm của lễ hội là Thiên Hậu Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người Hoa. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong hệ tọa độ sau: - Về chủ thể: chủ yếu là người Hoa và người Việt ở Bình Dương. - Về không gian: tỉnh Bình Dương và một số tỉnh, thành lân cận. - Về thời gian: từ đầu thế kỷ XX đến nay (2013). 11 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về phương diện khoa học, chúng tôi mong muốn góp phần nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – một trong những tín ngưỡng quan trọng và có tầm ảnh hưởng mạnh nhất trong văn hóa tâm linh của người Hoa ở Bình Dương. Qua đó, những nét văn hóa đặc trưng tộc người và sự cộng hưởng trong quá trình giao lưu tiếp biến giữa hai nền văn hóa Hoa – Việt sẽ được thể hiện rõ nét. Ngoài ra, nghiên cứu lễ hội chùa Bà dưới góc nhìn Ký hiệu học văn hóa là một cách tiếp cận khoa học mới mà chúng tôi muốn đóng góp cho hoạt động nghiên cứu về các lễ hội văn hóa. Về phương diện thực tiễn, những nghiên cứu của luận văn có thể đem đến cho các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của một lễ hội đặc trưng tộc người nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân toàn tỉnh. Qua đó, có những chính sách hiệu quả để lưu giữ các tư liệu về lễ hội, phát triển lễ hội chùa Bà thành một thương hiệu du lịch văn hóa độc đáo của tỉnh Bình Dương. 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Luận văn thuộc chuyên ngànhVăn hóa học, nên chúng tôi áp dụng những phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học là chính, cụ thể một số phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống - cấu trúc: nghiên cứu lễ hội chùa Bà một cách toàn diện, qua đó nhận diện các lớp nghĩa biểu tượng của lễ hội trong hệ thống tín ngưỡng của người Hoa. Áp dụng cấu trúc các lớp ký ức văn hóa để phân tích lễ hội. - Phương pháp so sánh: so sánh sự tương đồng và khác biệt về ý nghĩa biểu tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu, về cách thức tổ chức lễ hội chùa Bà của người Hoa ở Bình Dương và người Hoa ở các địa phương khác. - Phương pháp lịch sử: tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của lễ hội chùa Bà ở Bình Dương, quá trình tiếp nhận và thích nghi của văn hóa bản địa với tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu. 12 - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: áp dụng kiến thức của các chuyên ngành Sử học, Nhân học, Dân tộc học,... Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng hỏi nhằm thu thập tư liệu cho đề tài. Nguồn tư liệu được sử dụng cho đề tài bao gồm: (1) Các tư liệu thành văn: sách được xuất bản trong và ngoài nước; (2) Các tư liệu trên internet: sách, văn bản, hình ảnh, video, audio,... từ Google Book, các website của các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức văn hóa, xã hội có uy tín; (3) Các cuộc trao đổi, phỏng vấn với đại diện các bang người Hoa và người Hoa đang sinh sống tại Bình Dương; (4) Số liệu thu thập được từ 300 phiếu phỏng vấn bảng hỏi. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn được triển khai thành 03 chương Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Lễ hội chùa Bà Bình Dương – Các lớp ký ức văn hóa Chương 3. Lễ hội chùa Bà Bình Dương – Sự tái hiện một ký ức văn hóa trong đời sống cộng đồng 13 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm lễ hội Lễ hội là khái niệm đã được các nhà nghiên cứu văn hóa đưa ra với nhiều cách biểu đạt khác nhau. Trước tiên là định nghĩa theo cách chiết tự, tách khái niệm lễ và khái niệm hội. Có nhà nghiên cứu đã đưa ra cách định nghĩa theo câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Theo đó ta có thể hiểu nhiều lớp nghĩa: lễ là việc thiêng, ứng xử với quá khứ và cõi âm, hội là lo việc trần tục, ứng xử với hiện tại và cõi dương. Với tư cách là một thuật ngữ, khái niệm lễ có nhiều ý nghĩa và một lịch sử hình thành khá phức tạp. Từ nguyên sơ, lễ là “hình thức phép tắc để phân biệt trên dưới, sang hèn, thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ trong xã hội khi đã phân hóa thành đẳng cấp” [Đoàn Văn Chúc 1997: 127]. Khi xã hội càng phát triển thì ý nghĩa của lễ càng được mở rộng như: lễ thành hoàng, lễ gia tiên, lễ khao vọng, lễ cầu an, lễ cầu mưa,... Trong các sự kiện này, lễ là từ dùng để chỉ “những cách thờ thần, sự cúng tế thuộc các nghi thức tôn giáo mà sau này được suy rộng ra trên nhiều phương diện của đời sống như quan, hôn, tang, tế,… Những lễ này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến, được quy định một cách nghiêm ngặt” [Thu Linh - Đặng Văn Lung 1984: 60]. Hay trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, lễ được hiểu là “những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó” [Hoàng Phê 2009: 720]. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa bao hàm được chủ thể thi hành lễ và đối tượng mà chủ thể hướng đến để thực hành lễ. Theo Đoàn Văn Chúc, lễ được cắt nghĩa là “sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, hư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại, được thực hành theo nghi điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ” [Đoàn Văn Chúc 1997: 132]. Tán đồng quan niệm này, Hoàng Lương khi nghiên cứu về Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc còn cho rằng lễ ra đời để đáp ứng những nhu cầu tâm linh của con người, là phương thức đáp ứng những câu 14 hỏi không dễ gì giải đáp. Các nghi thức của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ, độ trì của các thần và giúp người tìm ra những giải pháp tâm lý mặc dù phảng phất chất linh thiêng huyền bí…2 Như vậy, có thể xem lễ là sự bày tỏ lòng tôn kính của con người đối với các hiện tượng tự nhiên, hay xã hội thể hiện bằng những hành vi, thái độ trang nghiêm, khuôn mẫu, thẩm mỹ, nhằm biểu dương những giá trị của đối tượng được cử lễ. Về khái niệm hội, theo Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt, hội là “cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người tham dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” [Hoàng Phê 2009: 592]. Còn hội theo Đoàn Văn Chúc phải gồm đủ ba yếu tố: được tổ chức nhân dịp kỉ niệm một sự kiện quan trọng nào đó và liên quan đến cộng đồng; Cuộc vui đó nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên trong cộng đồng, mang tính cộng đồng về tư cách tổ chức lẫn mục đích; Cuộc vui đó phải có nhiều trò đủ để người tham gia cảm nhận được “vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Hội là “cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ” [Đoàn Văn Chúc 1997: 132]. Thu Linh và Đặng Văn Lung khi nghiên cứu lễ hội đã tập trung nhấn mạnh vai trò của hội, xem “hội là một đối tượng khoa học thực sự có ích,… đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, đã ăn nhập vào ký ức thẩm sâu của dân tộc” [Thu Linh - Đặng Văn Lung 1984: 59]. Hai tác giả này xác định khái niệm hội trong mối tương quan giữa các khái niệm: Lễ - Tết - Hội - Đình đám. Khác với cách định nghĩa chiết tự trên đây, theo một hướng khác, lễ hội được xem là những hoạt động được tập thể người tham gia, diễn ra tại một địa điểm nhất định và có mối quan hệ gắn bó không thể tách rời. Trần Ngọc Thêm nghiên cứu lễ hội trong mối tương quan với lễ tết. Lễ hội cũng gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình còn 2 Xem [Hoàng Lương 2002: 12] 15 phần hội thì bao gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Lễ hội chính là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (hội) [Trần Ngọc Thêm 1999: 154]. Hồ Hoàng Hoa khi nói về lễ hội cũng khẳng định: “Lễ và hội là một thể thống nhất không thể chia tách trong hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo của con người. Lễ là phần “đạo”, phần tín ngưỡng, phần thế giới tâm linh sâu lắng của con người. Còn hội là tập hợp các trò diễn có tính lễ thức, các cuộc vui chơi, giải trí tại một điểm nhất định, thường trong khuôn viên các công trình tôn giáo,có đông người tham gia, là đời sống văn hóa thường nhật và một phần đời của một cá nhân và cả cộng đồng nhân kỉ niệm một sự kiện quan trọng đối với một cộng đồng xã hội” [Hồ Hoàng Hoa 1998: 29]. Hoàng Lương cũng quan niệm “mối quan hệ giữa lễ và hội là quan hệ không thể tách rời, ranh giới giữa các yếu tố tạo nên lễ hội cũng không thể phân biệt rạch ròi, máy móc” [Hoàng Lương 2002: 14]. Trong tác phẩm kinh điển Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và phục hưng, M.M.Bakhtin đã mô tả “thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu; đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại, đạt tới hiện thực ý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”. Nói ngắn gọn, theo Bakhtin, lễ hội là hình thức “thiêng hóa” cuộc sống đời thực. Theo từ điển Văn hóa dân gian, “lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành, hoặc tôn giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước” [Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ 2002: 298]. Cũng xem lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa nhưng có cách diễn đạt khác là khái niệm được đưa ra trong tác phẩm Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng 16 đồng người, thông qua những nghi lễ và hình thức diễn xướng nhằm biểu đạt lòng sùng kính và những cầu xin đối với thần linh” [Nguyễn Hồng Dương 2004: 297] Dù có diễn đạt theo cách này hay cách khác, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng cấu trúc của một lễ hội thường có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin các vị thần linh, gắn liền với hệ thống các nghi thức được quy định chặt chẽ và có tính ổn định. Phần hội gắn liền với các hoạt động vui chơi, giải trí của cộng đồng. Kết thúc lễ là hội. Nếu lễ nhằm tạo ra mối dây liên kết giữa con người với thần linh (cái linh thiêng) thì phần hội tạo ra mối dây liên kết giữa con người với con người (cái trần tục). Nói cách khác, lễ hội luôn bao gồm cả cái thiêng và cái tục vì mọi thứ diễn ra cuối cùng đều hướng đến phục vụ cuộc sống thực tại của con người. Có thể nói, lễ hội là một hoạt động văn hóa có thể kết nối được những truyền thống văn hóa tâm linh và sinh hoạt hiện tại của một cộng đồng. Tùy theo tiêu chí phân chia mà lễ hội được xếp thành nhiều loại. Đơn giản và có tính khái quát là cách chia của tác giả Trần Ngọc Thêm, theo đó lễ hội được phân làm 03 loại gồm: lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội nghề nghiệp), lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội (lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước), lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng (lễ hội tôn giáo và văn hóa, tín ngưỡng dân gian)3. Trong các dạng thức lễ hội kể trên thì lễ hội tín ngưỡng dân gian là dạng lễ hội quan trọng và phổ biến trong tất cả các tộc người ở Việt Nam. Muốn tìm hiểu về tộc người nào thì cách dễ dàng nhất là tham dự vào lễ hội của họ. Khi đó, những giá trị cốt lõi, những ẩn ức văn hóa vốn khó nhìn thấy trong đời thường sẽ phát lộ rất rõ ràng. Do đó, “lễ hội tín ngưỡng dân gian không chỉ có giá trị đối với những ai có nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, nó không chỉ là một hình thái văn hóa phi vật thể có tính trội, mà nó còn là một hình thái sinh hoạt cộng đồng có tính tự nguyện cao 3 Xem [Trần Ngọc Thêm 2006: 274 - 275] 17 mang lại sự cân bằng tâm lý và sinh thái cho nhân dân…” [Nguyễn Tri Nguyên 2010: 130]. 1.2. Ký ức văn hóa, mối quan hệ giữa ký ức văn hóa và lễ hội 1.2.1. Khái niệm Ký ức văn hóa Nhà Nhân học Iu.M.Lốtman đã từng nhận xét: “Văn hóa là ký ức… Khi chúng ta nói đến nền văn hóa của chúng ra, nền văn hóa hiện đại của chúng ta, thì có lẽ chính chúng ta cũng không ngờ rằng chúng ta cũng đang nói tới con đường lớn lao mà nền văn hóa đó đã trải qua” [Nguyễn Tri Nguyên 2010: 124]. Do đó, ký ức văn hóa không thể hiểu theo nghĩa đơn thuần là những giá trị văn hóa tồn tại trong quá khứ, mà đặc trưng quan trọng của nó phải là tính liên tục của những giá trị được lưu giữ và truyền tụng từ thế hệ sang thế hệ khác. Ký ức văn hóa không mang tính cá nhân, càng không mang tính cố định. Một mặt, nó kiến tạo, nuôi dưỡng và định hình bản sắc văn hóa của một cộng đồng, mặt khác nó thường xuyên được tái cấu trúc trong một quá trình chọc lọc liên tục gắn với từng đối tượng không gian, chủ thể và thời gian nhất định. Nhà nghiên cứu Ai Cập học người Đức Jan Assmann đã xem ký ức văn hóa là một “khái niệm tổng hợp đối với tất cả tri thức, nó điều khiển hành động và trải nghiệm trong khuôn khổ liên hành động đặc thù của một xã hội và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác để luyện tập và chỉ dẫn, lặp đi lặp lại”4. Ký ức văn hóa được cấu thành từ những hành động được nghi thức hóa và từ các ký hiệu. Các ký hiệu này có thể khác loại, song phải đảm bảo hai điều kiện: sống được với thời gian và phải sở hữu một loại hình chiếm giữ mang tính đồng nhất hóa trong cộng đồng. Do đó, có thể xem ký ức văn hóa là sản phẩm cuối cùng của ký hiệu văn hóa – một chuyên ngành nghiên cứu về văn hóa đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. 4 Assmann, Jan, Kollektives Gedaechtnis und kulturelle Identiaet(Ký ức cộng đồng và bản sắc văn hóa), in: ders./Tonio Hửlscher, hg., Kultur und Gadaechtnis, Frankfurt, 1988, tr.9-19; trích trong [Nguyễn Tri Nguyên 2010: Tập bài giảng Chuyên đề Ký hiệu học văn hóa, tháng 3/2010] 18 Khi nói đến chức năng của ký ức văn hóa, tác giả Nguyễn Tri Nguyên trong công trình Văn hóa học – những phương diện liên ngành và ứng dụng đã xem nó giống như trầm tích chứa đựng nguồn năng lượng và tài nguyên vô giá của nhân loại, ở chừng mực nào đó nó có giá trị tựa như giá trị vật chất đối với sự sống của con người; giống như gien di truyền khi chứa đựng hàm lượng thông tin của quá khứ qua các truyền thống văn hóa dân tộc, tạo nên bản sắc và sự đa dạng văn hóa; giống như chứng nhân lịch sử khi nó là bức tranh tự họa của mỗi dân tộc, cung cấp cấp cho đời sau nhiều kinh nghiệm và truyền lại những thông điệp để cho quá khứ, hiện tại và tương lai thành dòng chảy liên tục. Nói tóm lại, chức năng của ký ức văn hóa là sự sáng tạo và củng cố một “chân dung tự họa” mà chân dung ở đây chính là bản sắc văn hóa của dân tộc mình 5. 1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ hội và ký ức văn hóa Khi ký ức văn hóa tuần hoàn theo hình thức hồi ức thì việc đầu tiên của cộng đồng là tái dựng lại văn hóa của chính mình thông qua việc tổ chức lễ hội. Ở một khía cạnh nào đó, lễ hội chính là sợi dây liên kết chặt chẽ nhất trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, khi từng cá nhân tìm thấy sự cộng cảm giữa mình với những cá nhân khác thông qua hệ thống biểu tượng được tái hiện như là một chuẩn mực chung. Chính vì vậy, Jan Assmann đã xem lễ hội như là hình thức hàng đầu của ký ức văn hóa6. Một mặt, lễ hội là sự thể hiện, sự phát lộ của ký ức văn hóa dân tộc. Mặt khác, nó là một bộ phận làm phong phú những ký ức đó và góp phần tái cấu trúc cũng như sáng tạo những giá trị mới cho ký ức văn hóa của cộng đồng. Do đó, lễ hội là một bộ phận không thể tách rời của ký ức văn hóa. Thông qua lễ hội, những giá trị truyền thống của cộng đồng được tích lũy trong quá khứ sẽ phát lộ ở thời điểm hiện tại. Qua những mốc lịch sử khác nhau, lễ hội chắt lọc và truyền tải những giá trị cốt lõi, đồng thời tiếp thu những hình thức biểu hiện mới, lại chắt lọc, lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau. Cứ như thế, lễ hội dù không phải là 5 Xem [Nguyễn Tri Nguyên 2010: 124-125] 6 Xem [Nguyễn Tri Nguyên 2010: 135] 19 hình thức duy nhất nhưng là hình thức quan trọng và phong phú nhất trong việc lưu giữ ký ức văn hóa của cộng đồng. Jan Assmann khi đưa ra quan niệm có tính biện chứng xem lễ hội như là hình thức hàng đầu của văn hóa thì ông cũng xây dựng một cấu trúc nhận diện giúp khai thác triệt để các tầng nghĩa văn hóa được phát lộ qua lễ hội. Cấu trúc ấy được biểu diễn bằng 05 lớp ký ức. Khởi đầu là ký ức huyền thoại – gốc rễ của mọi đức tin, xuất hiện ở những buổi đầu sơ khai làm nền tảng lý giải cho nhận thức và hoạt động sùng bái của con người, từ đó dẫn đến lớp ký ức tiếp theo là ký ức tín ngưỡng. Ký ức tín ngưỡng làm nhiệm vụ hệ thống lại các giá trị của biểu tượng hay hệ biểu tượng trung tâm thông qua nhận thức và ứng xử của con người đối với biểu tượng hay hệ biểu tượng đó. Ký ức không gian và ký ức văn bản cho chúng ta cái nhìn toàn diện về cách con người triển khai và lưu giữ tín ngưỡng của mình trong đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng. Ở một khía cạnh nào đó, ký ức không gian và ký ức văn bản cũng phản ánh mức độ “lưu luyến” của con người đối với biểu tượng trung tâm khi bằng cách này hay cách khác lồng ghép nó vào đời sống thực tại của mình. Cuối cùng là ký ức lễ nghi – nơi tập trung và phát lộ gần như hoàn toàn bốn lớp ký ức trên. Đây là lớp ký ức quan trọng nhất được thể hiện đầy đủ trong lễ hội, hay nói cách khác đó chính là phần nổi giúp ký ức văn hóa được tái hiện lại một cách sống động trong đời sống thực tại, giúp cho lễ hội thực hiện được chức năng đặc biệt của mình là cố kết cộng đồng. Từ mô hình nghiên cứu Lễ hội Thánh Gióng mà tác giả Nguyễn Tri Nguyên đã giới thiệu trong công trình Văn hóa học – những phương diện liên ngành và ứng dụng7, chúng tôi khái quát hóa lên thành mô hình chung cho việc nghiên cứu lễ hội thông qua 5 lớp ký ức văn hóa như sau: 7 Xem [Nguyễn Tri Nguyên 2010: 137] 20

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net