Cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng anh và tiếng việt

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng anh và tiếng việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN HỮU QUỐC HUY CÁCH BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA QUÁ KHỨ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60.22.02.40 Khóa học : 2012 - 2014 Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN HỮU QUỐC HUY CÁCH BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA QUÁ KHỨ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60.22.02.40 Khóa học : 2012 - 2014 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ NGUYỄN HOÀNG TRUNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 08 năm 2014 Trần Hữu Quốc Huy LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hướng dẫn em qua các chuyên đề nghiên cứu ngôn ngữ học bậc sau đại học. Suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường, quý thầy cô đã giúp em có điều kiện tiếp thu các kiến thức ngôn ngữ học chuyên sâu, và các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại. Xin chân thành cám ơn GS TS Nguyễn Đức Dân, GS TS Nguyễn Thiện Giáp, PGS TS Nguyễn Công Đức, PGS TS Lê Khắc Cường, PGS TS Lê Trung Hoa, PGS TS Trần Thị Ngọc Lang, TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, TS Nguyễn Hữu Chương, TS Đỗ Thị Bích Lài, TS Nguyễn Vân Phổ, TS Huỳnh Bá Lân, TS Nguyễn Thị Phương Trang. Em xin gửi lời đặc biệt cám ơn đến TS Nguyễn Hoàng Trung, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho em, giúp em hoàn thành luận văn này. 6 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................6 DẪN NHẬP .....................................................................................................................9 1. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài: .............................................................9 1.1. Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................................9 1.2. Lí do chọn đề tài: .............................................................................................9 2. Nhiệm vụ: ..............................................................................................................10 3. Nguồn ngữ liệu:.....................................................................................................10 4. Lịch sử vấn đề: ......................................................................................................11 4.1. Lịch sử vấn đề phương thức biểu hiện ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh: ....11 4.2. Lịch sử vấn đề phương thức biểu hiện ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt .....14 5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................17 5.1. Phương pháp quan sát - miêu tả: ...................................................................17 5.2. Phương pháp phân tích: .................................................................................17 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: ...................................................................17 6. Đóng góp mới: ......................................................................................................18 7 7. Bố cục công trình: .................................................................................................18 CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................20 1.1. Định vị thời gian của sự tình ..............................................................................20 1.1.1. Thời gian phát ngôn ....................................................................................21 1.1.2. Thời gian sự tình .........................................................................................22 1.1.3. Thời gian quy chiếu ....................................................................................22 1.1.4. Quan hệ thời gian trong ngôn ngữ không có thì .........................................23 1.2. Quan hệ thời gian và khái niệm ý nghĩa quá khứ: .............................................24 1.2.1. Mối quan hệ giữa thời gian quy chiếu, thời gian phát ngôn, và thời gian sự tình ........................................................................................................................25 1.2.2. Khái niệm ý nghĩa quá khứ:........................................................................27 CHƯƠNG HAI: CÁCH BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA QUÁ KHỨ TRONG TIẾNG ANH ..31 2.1. Cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ bằng phương tiện hình thái (morphology) trong tiếng Anh. ..................................................................................................................32 2.1.1. Thì quá khứ (past tense) biểu đạt ý nghĩa quá khứ .....................................32 2.1.2. Thì phi quá khứ (non-past tense) biểu đạt ý nghĩa quá khứ .......................41 2.1.3. Hình thái present perfect .............................................................................45 2.2. Quan hệ giữa vị từ với các thành tố mang ý nghĩa thời gian trong việc biểu đạt ý nghĩa quá khứ: ........................................................................................................48 Tiểu kết:.....................................................................................................................49 CHƯƠNG 3: CÁCH BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA QUÁ KHỨ TRONG TIẾNG VIỆT......50 3.1. Cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt: phương tiện từ vựng..............50 3.1.1. Các trạng ngữ chỉ thời gian.........................................................................50 3.1.2. Các vị từ tình thái........................................................................................55 3.2. Tương tác giữa loại sự tình và yếu tố ngữ dụng liên quan trong phát ngôn ......59 8 3.3. Tiền giả định và ý nghĩa quá khứ .......................................................................64 3.4. Ý nghĩa quá khứ biểu thị qua các hành vi ngôn ngữ ..........................................66 Tiểu kết:.....................................................................................................................67 CHƯƠNG BỐN: ĐỐI CHIẾU CÁCH BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA QUÁ KHỨ TRONG TIẾNG ANH VÀ TRONG TIẾNG VIỆT .....................................................................68 4.1. Cơ sở đối chiếu: .................................................................................................68 4.2. Cách thức thực hiện............................................................................................69 4.3. Một số biến đổi trong quá trình chuyển dịch .....................................................70 4.4. Sự bất tương đồng giữa “đã” và hình thái quá khứ tiếng Anh ...........................72 4.4.1. “Đã” không biểu thị ý nghĩa quá khứ .........................................................72 4.4.2. Đã – Phương tiện đánh dấu ý nghĩa thể dĩ thành ........................................75 4.5. Sự dị biệt và tương đồng trong cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt ..............................................................................................................76 4.5.1. Những khác biệt trong cách biểu thị ý nghĩa quá khứ giữa tiếng Anh và tiếng Việt...............................................................................................................76 4.5.2. Sự tương đồng trong cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ giữa tiếng Anh và tiếng Việt...............................................................................................................82 Tiểu kết:.....................................................................................................................84 KẾT LUẬN ...................................................................................................................86 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................88 A. TIẾNG VIỆT ........................................................................................................88 B. TIẾNG ANH ........................................................................................................90 NGUỒN NGỮ LIỆU LÀM DẪN CHỨNG MINH HỌA ............................................92 A. Tiếng Việt .............................................................................................................92 B. Tiếng Anh .............................................................................................................92 9 DẪN NHẬP 1. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài: 1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình: tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, có sự biến đổi về hình thái, trong khi đó tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, không có sự biến đổi về hình thái. Đề tài luận văn này sẽ tập trung đi sâu vào việc mô tả và phân tích cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ của tiếng Anh và tiếng Việt, tìm ra sự tương đồng và sự khác biệt trong cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ giữa hai ngôn ngữ này. 1.2. Lí do chọn đề tài: Các công trình nghiên cứu trước nay chỉ nêu ra khái quát cách biểu đạt ý nghĩa về thời gian chung, chứ không đi nghiên cứu chuyên biệt một cách hệ thống về cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, nhiều tác giả vẫn còn đưa ra các nhận định chưa thật sự xác đáng về ý nghĩa quá khứ, do chưa xác định được sự định vị thật sự của sự tình trên trục thời gian; nhiều tác giả còn đưa ra các ví dụ nhầm lẫn giữa quá khứ tuyệt đối và quá khứ tương đối. Chúng tôi xây dựng đề tài này nhằm tiếp thu, hệ thống lại và phát huy thêm những giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu đi trước, nhằm tạo ra một công trình nghiên cứu chỉ chuyên sâu về ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong quá trình đó, chúng tôi đưa ra những phát hiện mới nhất của mình, dù là đã đưa ra các dẫn chứng để chứng minh kĩ lưỡng, nhưng vẫn có thể còn sơ sót, hi vọng sẽ được quý thầy cô và bạn đọc bổ sung thêm. Bên cạnh đó, theo quan điểm của nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ có thì, trong khi đó tiếng Việt lại là một ngôn ngữ không có thì. Việc chuyển dịch thì quá khứ trong tiếng Anh sang tiếng Việt, hoặc ngược lại, 10 chuyển dịch ý nghĩa quá khứ từ tiếng Việt sang tiếng Anh đang có nhiều vấn đề cần làm rõ. Chúng tôi cố gắng nghiên cứu và trình bày đề tài luận văn này một cách hệ thống để giúp cho việc đối chiếu ý nghĩa quá khứ giữa hai ngôn ngữ được rõ ràng hơn. Quan điểm về thì của các nhà ngôn ngữ học hiện đại và các nhà ngữ pháp học truyền thống đang đi theo hai hướng trong việc phân định thì trong tiếng Anh, điều này khiến cho người học phổ thông đều hầu như có cách nhìn chưa đúng đắn, khoa học về thì, về thể, cả trong tiếng Việt lẫn trong tiếng Anh. Công trình này của chúng tôi cũng mong góp thêm được một tiếng nói để người nghiên cứu và người học tiếng Anh cũng như tiếng Việt sớm có cách nhìn nhận đúng hơn. 2. Nhiệm vụ: Chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, mô tả, phân tích các cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh để tìm ra và hệ thống hóa các đặc trưng của ngôn ngữ biến hình này trong việc biểu đạt ý nghĩa quá khứ. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành thống kê, mô tả, phân tích cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt để tìm ra và hệ thống hóa các đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập này trong việc biểu đạt ý nghĩa quá khứ. Việc so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và những điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ này sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành hai nhiệm vụ trên. 3. Nguồn ngữ liệu: Chúng tôi tiến hành phân tích trên các nguồn ngữ liệu có giá trị của các tác giả và dịch giả có uy tín trong nước và trên thế giới (xin xem chi tiết ở phần cuối: Nguồn ngữ liệu làm dẫn chứng minh họa). Việc xây dựng bản đối chiếu Anh-Việt, Việt Anh (xin xem phần phụ lục) được thực hiện công phu, chi tiết để chứng minh rõ một số nhận định trong luận văn này. Số lượng các vị từ được lựa chọn để phân tích tuy ngẫu nhiên nhưng khá nhiều, dù công việc tốn nhiều công sức, nhưng có thể mang đến kết quả sát với thực tế ngôn ngữ. 11 4. Lịch sử vấn đề: 4.1. Lịch sử vấn đề phương thức biểu hiện ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh: 4.1.1. Thời gian – Phạm trù tư duy Con người tồn tại trong thời gian: từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay và bất kỳ quãng đời nào của chúng ta đều gắn liền với thời gian. Vậy, thời gian (Time) là một ý niệm thuộc phạm trù nhận thức của con người về hiện thực. Theo Quirk và Greenbaum, thời gian là một phổ niệm phi ngôn ngữ, còn Comrie (1985) cho rằng ngôn ngữ nào hay nói chính xác nền văn hóa cũng có cách thức ý niệm hóa thời gian dù cho không phải ngôn ngữ nào cũng có thì. Còn theo Lewis. M (1986), thời gian là một yếu tố thuộc kinh nghiệm của con người về hiện thực. Ông cho rằng có thể còn một ý niệm khác về thời gian trong tương quan với ngôn ngữ được sử dụng, đó là thời gian tâm lý (psychological time). Loại thời gian này biểu thị cách thức mà con người nhận thức hành động, chứ không phải biến cố xảy ra một cách khách quan. Như vậy, thời gian không thể nằm ngoài nhận thức về biến cố xảy ra của người sử dụng ngôn ngữ. Michaelis (2006) cho rằng con người tri nhận thời gian thông qua không gian và điều này được biểu thị qua ngôn ngữ chúng ta dùng để nói về các quan hệ thời gian: chúng ta thường nói kéo giãn hay nén một hoạt động, hướng đến tương lai, trở lại quá khứ… Nói chung, thời gian được phân thành những khúc đoạn có tính biểu trưng phổ quát quá khứ, hiện tại và tương lai và ngôn ngữ nào cũng có cách thức xác định một biến cố trong thời gian, tất nhiên những cách thức này lại khác nhau tùy theo đặc trưng của từng ngôn ngữ hay nhóm ngôn ngữ. 4.1.2. Thì – Phạm trù ngữ pháp của động từ Thì (Tense) là một công cụ ngôn ngữ học được dùng để biểu thị các mối quan hệ thời gian. Trong các ngôn ngữ không có thì quan hệ thời gian được biểu thị bằng phương tiện từ vựng (Tiếng Việt sử dụng hôm qua, trước đây, năm ngoái, hồi ấy…để biểu thị ý nghĩa quá khứ). Tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ lại biểu thị thông tin 12 thời gian của biến cố bằng các phương tiện hình thái học vị từ (verbal morphology), tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…là những ngôn ngữ như thế. Đối với Lewis (1986), thì được biểu thị thông qua sự thay đổi hình thái của động từ. Trong những ngôn ngữ này, việc xác định một biến cố trong thời gian được ngữ pháp hóa, hay nói cách khác các mối quan hệ thời gian (thời gian quy chiếu, thời gian biến cố và thời gian phát ngôn) được ngữ pháp hóa. Hình thái của động từ được xem là các tham số biểu thị các thông tin thời gian của biến cố do động từ biểu thị. Vì vậy, thì là một phạm trù ngữ pháp của động từ, các tham tố danh ngữ của động từ nằm ngoài sự tác động của thì, mà chỉ có động từ chịu sự chi phối của thì. Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, hình thái của động từ bắt buộc biến đổi theo sự định vị thời gian. Chính điều đó, việc nghiên cứu cách biểu đạt ý nghĩa thời gian nói chung và cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ nói riêng đều tập trung vào các hình thái của vị từ. Ngữ pháp nhà trường thường chia thì tiếng Anh như sau: simple present, present continous, present perfect, present perfect continuous, simple past, past continuous, past perfect, past perfect continuous, simple future, future continuous, future perfect, future perfect continuous. Qua đó, người ta nhận thấy ngữ pháp nhà trường không phân biệt hai khái niệm quan trọng liên quan đến thời gian là thì (Tense) và thể (Aspect). Các khái niệm như continuous, perfect,… là những khái niệm biểu thị giá trị thể, chứ không phải thì. Và điều này dẫn đến sự ‘rối bời’ của người học trong việc sử dụng các hình thái động từ của tiếng Anh trong việc biểu đạt các giá trị thời gian liên quan. Cách phân đoạn thời gian thành quá khứ, hiện tại và tương lai thường ứng với ba hình thức biểu đạt là thì quá khứ, thì hiện tại và thì tương lai. Tuy nhiên, vì thì được xem là một phạm trù hình thái học của động từ nên cần phải dựa trên mức độ đánh dấu hình thái học của động từ để phân định hình thức biểu đạt các mối quan hệ thời gian. Như vậy, thì quá khứ của động từ tiếng Anh hình thức được đánh dấu về mặt hình thái học, và nó sẽ đối lập với những hình thức không được đánh dấu (thì hiện tại và thì tương lai). Ngoài ra, nội dung ngữ nghĩa của các hình thái cũng góp phần vào việc xác định sự đối lập giữa quá khứ và phi quá khứ. Thì hiện tại có 13 thể biểu thị thời gian tương lai như trong I leave for Paris tomorrow (Ngày mai tôi đi Paris) hoặc When do we arrive? (Bao giờ chúng ta đến nơi?), ngược lại, thì hiện tại không thể biểu thị thời gian quá khứ như trong *We see that film last month thay vì phải nói We saw that film last month. (Chúng tôi xem bộ phim đó vào tháng trước). Trên cơ sở này, hệ thống thì tiếng Anh được xem là hệ thống lưỡng phân gồm thì quá khứ và thì phi quá khứ. Thì hiện tại (present tense) hay thì phi quá khứ (non-past tense) được đánh dấu bằng zero, ngoại trừ ngôi thứ ba số ít; còn thì quá khứ (past tense) là hình thái vị từ được đánh dấu, nó được đánh dấu cả về mặt hình thái học (do phần lớn các vị từ có một hình thái quá khứ khu biệt) lẫn ngữ nghĩa học (thì quá khứ chỉ một sự tình được xem là đã diễn ra trong thời gian hoặc một sự tình phi thực.) [Nguyễn Hoàng Trung, So sánh thể hoàn thành trong tiếng Pháp và tiếng Việt, tr. 66-67] Theo Reichenbach (1947), thì thể hiện mối quan hệ giữa thời điểm diễn ra sự tình (E) và thời điểm phát ngôn / thời điểm hiện tại (S). Reichenbach còn bổ sung thêm: thời điểm quy chiếu (reference time) (R). Nhờ đó ta có thể xác định được mối quan hệ giữa sự tình và các thời điểm liên quan trên trục thời gian do các thì trong tiếng Anh biểu đạt nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung. Comrie (1985) cũng phân biệt các thì tuyệt đối (absolute tenses) và các thì tương đối (relative tenses) (trong thì tương đối có cả thì tương đối-tuyệt đối (absolute-relative tense)) khi khảo sát thì ở các ngôn ngữ biến hình. “Tuyệt đối” là thuật ngữ của Comrie để chỉ mối tương quan với thời điểm hiện tại, “tương đối” là một thuật ngữ để chỉ mối tương quan với một điểm quy chiếu khác với thời điểm hiện tại. Laurent Gosselin đưa ra định nghĩa: “Quan hệ thời gian được gọi là ‘tuyệt đối’ xác lập mối liên hệ giữa thời đoạn quy chiếu của mệnh đề và thời đoạn phát ngôn. Điều này mới so với quan niệm truyền thống, vì quan hệ thời gian không còn được cho là được xác định bằng quan hệ giữa sự tình và thời điểm phát ngôn” (dẫn theo Nguyễn Hoàng Trung, Thể trong tiếng Việt, tr 28). Từ đó, cách biểu đạt ý 14 nghĩa quá khứ được xác định rõ ràng thông qua sự định vị sự tình trong thời gian, trong mối tương quan với thời điểm hiện tại, thông qua mối tương quan với một hay nhiều điểm quy chiếu. 4.2. Lịch sử vấn đề phương thức biểu hiện ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt Ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt là một phần trong vấn đề nghiên cứu cách biểu đạt thời gian trong tiếng Việt, được hầu hết các nhà Việt ngữ học quan tâm. Vấn đề thời gian trong tiếng Việt khá phức tạp bởi tiếng Việt (khác với các ngôn ngữ biến hình, tiếng Việt không có sự biến đổi hình thái khi biểu đạt ý nghĩa thời gian, trong đó có ý nghĩa quá khứ) chủ yếu biểu đạt các ý nghĩa thời gian thông qua phương tiện từ vựng-ngữ nghĩa. 4.2.1. Quan điểm cho rằng tiếng Việt có phạm trù thì (tense): Trở về vấn đề lịch sử nghiên cứu thời gian trong tiếng Việt, Cao Xuân Hạo cho rằng từ trước thời Alexandre de Rhobes, rồi từ thời đó cho đến nay, rất nhiều học giả vẫn cho rằng đã chỉ thì quá khứ, đang chỉ thì hiện tại, sẽ chỉ thì tương lai... Bên cạnh hai học giả có ảnh hưởng lớn là Alexandre de Rhobes và Trương Vĩnh Ký, nhiều nhà nghiên cứu tiêu biểu khác, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đều cho rằng tiếng Việt có phạm trù thì (tense)- thể (aspect) như: G. Aubaret (1864), Taberd (1883), Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ (1940), M. B. Emeneau (1951), Nguyễn Kim Thản (1961), Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Laurence C. Thompson (1965), Lê Biên (1999), Đinh Văn Đức (2001), Panfilov (2002), Nguyễn Minh Thuyết (2004),... G. Aubaret viết: “Động từ tiếng Việt không có hình thức biến ngôi [...] Thường thường khi người ta muốn nói đến sự hoàn thành của động tác, thời quá khứ được bổ sung bằng cách thêm hư từ rồi, có nghĩa đen là hoàn toàn, tuyệt đối [...]. Thời tương lai biểu thị bằng cách đặt hư từ sẽ trước động từ. Người ta chỉ dùng hư từ ấy trong trường hợp muốn chỉ chắc chắn về hành động, gần như dùng từ shall 15 trong tiếng Anh” (thời được Aubaret nói đến ở đây chính là thuật ngữ thì (tense) mà chúng tôi đang dùng) [26:122] Trong Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê cho rằng “Ba trạng từ đang, đã, sẽ là tiếng dùng để trỏ trạng thái về thời gian” [4:243]. Trong Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết khẳng định “thời và thể” là hai phạm trù ngữ pháp thật sự trong tiếng Việt, vì: a/- Chúng bao gồm những ý nghĩa bộ phận đối lập nhau (như tương lai/phi tương lai, hoàn thành/phi hoàn thành, tiếp diễn/phi tiếp diễn...); b/- Mỗi ý nghĩa bộ phận như trên được diễn đạt bằng một tiền phó từ nhất định, tạo thành một hệ thống” [26:143]. Trong Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Đinh Văn Đức khẳng định: “Đã xuất hiện với tư cách một tác tử chỉ ra ý nghĩa quá khứ trong sự so sánh và quy chiếu với thời điểm phát ngôn. [...] Thời gian (quá khứ) ở đây mang ý nghĩa tuyệt đối và nó được đối lập với một nét nghĩa tương lai (diễn đạt bằng một nét nghĩa ngữ pháp của sẽ)” [9:161]. Trong Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên cho rằng: “Có tài liệu cho ‘đã, đang, sẽ’ gắn với ý nghĩa về thời gian xác định: Cho ‘đã’ chỉ về thời gian quá khứ, ‘đang’ chỉ thời gian hiện tại, và ‘sẽ’ thuộc về thời tương lai. Điều đó đúng nhưng chưa rõ và đầy đủ. Trước hết các từ này vừa mang ý nghĩa ngữ pháp chỉ thời – thể, vừa mang ý nghĩa tình thái] [3:152]. Bước chuyển biến rõ nét trong dòng nhận thức về thì và thể của các nhà Việt ngữ học đã bắt đầu xuất hiện từ thời V. S. Panfilov (2002). Ông là người đầu tiên phân biệt thuộc tính hữu đích (telicity) và thuộc tính vô đích (atelicity) của vị từ tiếng Việt. [dẫn theo Cao Xuân Hạo và Nguyễn Hoàng Trung, So sánh thể hoàn thành trong tiếng Pháp và tiếng Việt, tr. 10]. Tuy nhiên, trong bài viết “Một lần nữa về phạm trù thì trong tiếng Việt”, Panfilov vẫn cho rằng tiếng Việt có phạm trù thì [21:1-7]. 4.2.2. Quan điểm cho rằng tiếng Việt không có thì (tense) 16 Gần đây, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đã đi đến kết luận: trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, không có sự biến đổi hình thái vị từ, nên tiếng Việt không có thì – tức là cũng công nhận: không thể thông qua sự biến đổi hình thái ngữ pháp của vị từ trong tiếng Việt để quyết định xem vị từ đó biểu đạt ý nghĩa quá khứ, hiện tại hay tương lai. Việc công nhận tiếng Việt không có phạm trù thì mà chỉ có phạm trù thể là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu về cách biểu đạt thời gian trong tiếng Việt, và là một nền tảng thiết yếu cho đề tài của chúng tôi trong việc nghiên cứu cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt. Robert B. Jr. Jones & Huỳnh Sanh Thông (1960) bác bỏ sự tồn tại của phạm trù thì trong tiếng Việt. Hai ông cho rằng tiếng Việt sử dụng trật tự các mệnh đề hay các trợ động từ như sẽ để chỉ tương lai, có để chỉ quá khứ. Nguyễn Đức Dân (1996) cho rằng tiếng Việt không có phạm trù thì (tense) vì theo ông tiếng Việt không có một lớp từ riêng biệt chuyên thể hiện thời gian như một phạm trù ngữ pháp. Theo ông, hoàn toàn không thỏa đáng khi quan niệm rằng đã, đang, sẽ, rồi… dùng để đánh dấu các thì quá khứ, hiện tại và tương lai. Cao Xuân Hạo (1998) và Nguyễn Hoàng Trung (2006) bác bỏ sự tồn tại của phạm trù thì trong tiếng Việt và khẳng định sự có mặt của phạm trù thể trong tiếng Việt. Đứng từ góc độ công nhận thể, Cao Xuân Hạo và Nguyễn Hoàng Trung đã chứng minh được đã, đang, sẽ không biểu đạt ý nghĩa thì, tức là chúng không bắt buộc được dùng để định vị sự tình trên trục thời gian. Vậy là, song song với vấn đề khẳng định tiếng Việt không có phạm trù thì là việc phát hiện ra đã, đang, sẽ không phải là các chỉ tố bắt buộc để biểu đạt ý nghĩa quá khứ, hiện tại, hay tương lai. 4.2.3. Hướng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn khi nghiên cứu ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt Các phát hiện quan trọng của Cao Xuân Hạo (1998) đã giúp các nhà ngôn ngữ học chuyển hướng nghiên cứu sâu vào các phương tiện từ vựng-ngữ nghĩa trong việc biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, trong đó có vấn đề biểu đạt ý 17 nghĩa quá khứ. Đây là hướng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn để tiếp tục phát triển đề tài của chúng tôi. Chúng tôi tiếp nhận và phát huy các ý kiến từ nhiều bài viết quan trọng liên quan đến thời gian của các tác giả tiêu biểu như Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban, Nguyễn Hoàng Trung, ... để vận dụng vào nghiên cứu chuyên biệt ý nghĩa quá khứ. Từ nhận định đó, chúng tôi đã dành nhiều thời gian và công sức đi chuyên sâu vào việc nghiên cứu tất cả các cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời đối chiếu riêng biệt về vấn đề biểu đạt ý nghĩa quá khứ giữa hai ngôn ngữ này. Đề tài “Cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt” đã được chúng tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu chuyên biệt, dựa chủ yếu trên hai tác phẩm có giá trị về mặt văn học và ngữ liệu, được chuyển dịch (Anh-Việt, Việt- Anh) bởi các dịch giả có uy tín. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp quan sát - miêu tả: Chúng tôi sẽ tiến hành quan sát, miêu tả về đặc trưng các cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ của cả tiếng Anh và tiếng Việt về mặt ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa (thì, thể, các phương tiện từ vựng,..) nhằm đưa ra một cách hệ thống, chi tiết các cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong hai ngôn ngữ. 5.2. Phương pháp phân tích: Song song với việc miêu tả là việc phân tích các đặc trưng biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp phân tích là phương pháp quan trọng trong đề tài này, để từ đó ta có thể nhận ra đúng đắn những ý nghĩa biểu đạt thật sự của bề mặt ngôn ngữ. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: 18 Đây là phương pháp được chú ý nhiều để nêu rõ sự tương đồng và khác biệt về cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Vì là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nên tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt rõ ràng, tuy nhiên hai ngôn ngữ này cũng có nhiều nét tương đồng. 6. Đóng góp mới: Chúng tôi cố gắng trình bày một cách chuyên biệt các cách thức biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt, để có được một kết quả nghiên cứu vừa tổng quát vừa chi tiết về các cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Những gì mà chúng tôi đạt được trong đề tài này hi vọng sẽ giúp cho người học, người nghiên cứu có thêm tư liệu về cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ của tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời góp phần củng cố thêm các khẳng định mới về thì và thể, về sự định vị sự tình trên trục thời gian của các yếu tố ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, góp phần giúp cho công tác nghiên cứu, dịch thuật được chính xác hơn. 7. Bố cục công trình: Ngoài phần dẫn nhập, và phần phụ lục, công trình của chúng tôi gồm 4 chương nội dung: Chương 1 đưa ra các vấn đề lí thuyết cơ sở. Chúng tôi nêu ra những vấn đề làm nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo. Đó là những vấn đề quan trọng về thời (time), thì (tense), thể (aspect), và quan trọng nhất đối với đề tài này là khái niệm ý nghĩa quá khứ. Chương 2 nêu ra cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh. Phần này chúng tôi phân tích các cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh với vấn đề quan trọng nhất là các thì trong tiếng Anh biểu đạt ý nghĩa quá khứ (do tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, sự định vị sự tình trên trục thời gian bắt buộc gắn chặt với các thì), nêu bật ý nghĩa của các hình thái vị từ trong sự định vị sự tình xảy ra trong quá khứ. 19 Chương 3 tập trung vào cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Việt. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không có sự biến đổi hình thái ở vị từ, nên có cách biểu đạt ý nghĩa thời gian về cơ bản là khác với tiếng Anh ở việc biến đổi hình thái. Tuy nhiên, vấn đề cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ ở tiếng Việt là vấn đề phức tạp. Chúng tôi dành nhiều thời gian để khảo sát, phân tích, hệ thống hóa và đưa ra các nhận định khoa học để cố gắng làm rõ vấn đề này. Chương 4: Đối chiếu cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 4 nêu ra những nét tương đồng và khác biệt trong cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này đòi hỏi sự thống kê, phân tích một lượng lớn ngữ liệu để hỗ trợ phân tích sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 20 CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Định vị thời gian của sự tình Thông tin thời gian được chuyển tải trong ngôn ngữ bằng hai phương thức: (1) trong các ngôn ngữ có thì, thời gian được chuyển tải trực tiếp; (2) trong các ngôn ngữ không có thì người đọc, người nghe phải dựa trên nhiều yếu tố để nắm bắt thông tin thời gian. Câu hay phát ngôn trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng chuyển tải thông tin cho phép chúng ta xác định được vị trí của sự tình liên quan trên trục thời gian. Trong các ngôn ngữ có thì, thì cung cấp trực tiếp thông tin thời gian của sự tình, còn trong các ngôn ngữ không có thì, người đọc, người nghe dựa vào các phương thức gián tiếp lý giải thời gian của sự tình liên quan. Như đã trình bày ở phần trên, ngôn ngữ nào cũng sở hữu phương thức xác định vị trí của sự tình trên trục thời gian trong tương quan với các điểm/đoạn thời gian cũng nằm trên trục thời gian. Khái niệm thời điểm (point of time) là một khái niệm trừu tượng vì thật sự khái niệm này có thể phóng chiếu trên một đoạn thời gian (temporal interval). Vì vậy, thời điểm hay thời đoạn đều biểu thị các kiểu loại thời gian được xác định trong thời gian. a. We found the letter at twelve noon. (Chúng tôi tìm thấy-quá khứ mạo từ x.đ thư lúc 12 giờ trưa) Chúng tôi tìm thấy bức thư (này) lúc 12 giờ trưa. b. We found the letter yesterday. (Chúng tôi tìm thấy-quá khứ mạo từ x.đ thư hôm qua) Chúng tôi tìm thấy bức thư (này) hôm qua. Trong (a), at twelve noon biểu thị một thời điểm cụ thể trong thời gian, đó là thời điểm “chúng tôi tìm thấy bức thư”, còn trong (b) yesterday biểu thị một thời 21 đoạn trong thời gian, đó là quảng thời gian diễn ra của sự tình liên quan do động từ biểu thị. Theo Reichenbach (1947), việc định vị trong thời gian liên quan đến ba kiểu loại thời gian và ba kiểu loại quan hệ thời gian. Ba kiểu loại thời gian bao gồm: thời gian phát ngôn (Speech Time), thời gian sự tình (Event Time) và thời gian quy chiếu (Reference Time). 1.1.1. Thời gian phát ngôn Thời gian mà người nói hoặc người viết thực hiện một phát ngôn có nội dung là sự tình do động từ trung tâm biểu thị. Dưới góc độ sự tình, thời gian phát ngôn này có thể xem như một sự tình, đó là sự tình phát ngôn (utterance event) và thì có quan hệ với cách thức mà sự tình được định vị trong thời gian theo góc nhìn của người phát ngôn, vì vậy, thời gian phát ngôn được xem là thời gian chỉ xuất (deictic times) và kiểu thời gian này chủ yếu gắn với các thì đơn (simple tenses) hay thì tuyệt đối (absolute tenses). Hình 1 Thời gian phát ngôn thường được đánh dấu bằng “now” trong tiếng Anh, “bây giờ” trong tiếng Việt… Thời gian này là cơ sở để xác định thời gian hiện tại, thời gian quá khứ và thời gian tương lai. Vai trò quan trọng nhất của nó là cung cấp một mốc thời gian để xác định diễn tiến của một sự tình trong thời gian. 1. We are stuck here Đt, ngôi 1, số nhiều be kẹt p.từ nơi chốn Chúng tôi đang kẹt ở đây.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net