Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ KIM LIÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ KIM LIÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã Số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. VŨ VĂN GẦU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Vũ Văn Gầu. Nếu có gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tp. HCM, Ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Kim Liên MỤC LỤC Chƣơng 1: ĐẠO ĐỨC VÀ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ...................... 12 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ .............. 12 1.1.1.Quan điểm về đạo đức trước chủ nghĩa Mác – Lênin ..................... 12 1.1.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về đạo đức .......................... 18 1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ................................................ 23 1.2. KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ................................................................ 28 1.2.1. Đặc điểm chung của kinh tế thị trường .......................................... 28 1.2.2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...................... 35 1.3. Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức ................................................ 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................... 42 Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG VỚI ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 44 2.1. ẢNH HƢỞNG KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC .... 44 2.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG..... 74 2.3. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP .................................................................... 88 2.3.1. Thực trạng đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ...................................................... 88 2.3.2. Một số biểu hiện của sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay ........................................................ 96 2.3.3. Một số giải pháp góp phần xây dựng đạo đức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa............................ 99 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................. 118 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................... 121 PHỤ LỤC............................................................................................. 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 131 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Kinh tế thị trường, ở Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đang từng bước được hoàn thiện về cơ chế cũng như thế chế. Điều này, mặc nhiên thừa nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần (có cả kinh tế tư nhân) được điều tiết bởi kinh tế thị trường. Trong công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì công cuộc đổi mới đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm, trong đó có vấn đề xuống cấp của đạo đức. Điều này liên quan đến mặt trái của kinh tế thị trường, cũng như sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong đó nổi lên những vấn đề về lợi ích và quan hệ lợi ích trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, nhất là vấn đề kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội về mặt đạo đức và ngược lại, đạo đức ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường hiện nay. GS Đại học Waseda, Nhật Bản Trần Văn Thọ đã từng nói: “Việt Nam hiện nay kinh tế thị trường mới ở giai đoạn thấp mà đã bộc lộ nhiều mặt tiêu cực, yếu kém, méo mó, đến nỗi có người cho rằng chủ nghĩa tư bản hoang dã đang ngự trị; nếu không sửa chữa thì Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có kinh tế thị trường đúng nghĩa. Mà việc sửa chữa này, ngoài trách nhiệm, vai trò của nhà nước, đòi hỏi sự quan tâm và ý thức của toàn xã hội”[ 100,1]. Điều này cho thấy rằng ngoài những thành quả mà kinh tế thị trường đã 2 mang lại thì những tác động tiêu cực của nó, nhất là về mặt đạo đức đang bị xuống cấp, là một vấn đề cấp bách đang đặt ra nhiều vấn đề được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho lối sống thực dụng len lỏi vào ý thức đời sống người dân, coi vật chất là trên hết. Một số người cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chỉ chú trọng phát triển lợi ích cá nhân, mà quên đi việc giáo dục ý thức đạo đức cho người dân. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sự khuyến khích lợi ích cá nhân (là lợi ích cá nhân chính đáng), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân phát triển mình về mọi mặt nhất là về tài năng và trí tuệ. Hay nói khác đi, đó là với việc phát triển kinh tế thị trường đã tạo ra môi trường thuận lợi phát huy vai trò chủ thể cá nhân, rằng kinh tế thị trường là cơ chế cho nhân cách con người phát triển tốt nhất trong điều kiện hiện nay. Bênh cạnh đó “ nhiều người đã hiểu sai về kinh tế thị trường. Nhiều người không hiểu rằng sự giao dịch, trao đổi trong kinh tế thị trường chỉ bền vững khi chất lượng của thị trường được đảm bảo. Chất lượng của thị trường lại liên quan đến đạo đức, đến sự tin cậy giữa những người tham gia thị trường. Đạo đức xã hội bị xói mòn thì không thể có một thể chế thị trường bền vững”. [97, 1] Adam Smith (1723-1790), người được xem là ông tổ của kinh tế học, tác giả cuốn sách kinh điển Quốc phú luận, xuất bản năm 1776, có đưa ra câu nói sau đây được trích dẫn nhiều trong hàng trăm năm nay: Chúng ta có được bữa ăn tối không phải nhờ lòng bác ái của ông hàng thịt, của người làm rượu, người làm bánh mì mà là do họ quan tâm đến lợi ích riêng của họ. Những tư tưởng của Adam Smith thật ra không chỉ đơn giản như thế. Đó là điểm xuất phát cơ bản của kinh tế thị trường nhưng không đủ để có thị 3 trường chất lượng cao, bền vững. Smith nhấn mạnh một điều kiện nữa là sự đồng cảm, là đạo đức trong kinh tế thị trường. Trước khi cuốn sách kinh điển nổi tiếng nói trên ra đời, Adam Smith còn có một cuốn sách khác tên là Luận về sự tình cảm đạo đức, xuất bản năm 1759. Trật tự xã hội được hình thành, duy trì trên cơ sở sự đồng cảm của cá nhân. Thị trường là cạnh tranh nhưng cạnh tranh phải được xã hội đón nhận mới là cạnh tranh có chính nghĩa (không làm tổn thương sinh mệnh, tài sản, danh dự của người khác). Sự đồng cảm của con người làm cơ sở cho trật tự xã hội, điều kiện đảm bảo cho kinh tế thị trường. Theo Smith, mưu tìm lợi ích của mình không mâu thuẫn với các đặc tính, động cơ khác của con người như lòng vị tha, tôn trọng quyền lợi và danh dự của người khác, v.v… Alfred Marshall (1842-1924) cũng là một nhà kinh tế vĩ đại, tác giả cuốn sách trở thành kinh điển: Những nguyên lý của kinh tế học, xuất bản lần đầu năm 1890). Ông là người triển khai và xây dựng nền tảng lý luận cơ bản cho kinh tế thị trường. Ông cũng nhấn mạnh mặt đạo đức, mặt nhân văn cần có của kinh tế thị trường. Ông cho rằng mỗi cá nhân qua hoạt động kinh tế của mình phải đem lại ân huệ, lợi ích cho nhiều người. Đó là tính vị tha, là tính khoan dung, là tinh thần vì cộng đồng. Thị trường có chất lượng cao là nơi có nhiều người có năng lực làm ra của cải nhưng đồng thời có tấm lòng vị tha. Đó là điều kiện để có hiệu suất và công bằng trong kinh tế thị trường. Câu nói nổi tiếng của Marshall được người đời truyền tụng là: (Con người lý tưởng) phải có cái đầu mát lạnh và trái tim nồng ấm (a cool head and a warm heart). Cái đầu mát lạnh để khách quan, khoa học, tăng hiệu suất; nhưng đồng thời phải có trái tim nồng ấm để cảm thông với khó khăn của người khác, luôn có tinh thần vì cộng đồng, vì người khác . Do đó phát triển kinh tế thị trường phải gắn liền với đạo đức, có như vậy thị trường mới có chất lượng, kinh tế sẽ bền vững. 4 Nhưng hiện nay, có một số người kỳ thị với kinh tế thị trường vì họ cho rằng kinh tế thị trường là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về mặt đạo đức. Hiển nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh đều đang diễn ra hiện tượng suy thoái về đạo đức, thậm chí sự suy thoái về đạo đức ở một số nước trong một số giai đoạn còn tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của kinh tế thị trường. Nhưng từ thực tế chúng ta có thể thấy rằng, không thể đổ hết nguyên nhân làm suy thoái đạo đức cho kinh tế thị trường và phải đánh giá đúng đắn những giá trị mà kinh tế thị trường đã mang lại. Trên thực tế đã cho thấy: không phải tất cả mọi người sản xuất và kinh doanh vì lợi nhuận đều suy thoái về đạo đức; kinh tế thị trường luôn tác động hai mặt, bên cạnh những mặt xấu thì kinh tế thị trường còn có những tác động tốt đến đạo đức xã hội; hiện tượng băng hoại về đạo đức không chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường mà một số hiện tượng xấu đó cũng tồn tại trong nền kinh tế phi thị trường; bên cạnh những nước có hiện tượng xấu về đạo đức tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì cũng có những nước kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng hiện tượng suy thoái về đạo đức ngày càng giảm; hoặc chúng ta cũng có thể thấy rằng hiện tượng băng hoại về đạo đức tăng là do một số nước thực hiện không đúng kinh tế thị trường, nhất là do yếu kém trong quản lý xã hội và giáo dục chưa đạt chất lượng. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, cũng như xây dựng những giá trị đạo đức mới là vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Cho nên, việc cần thiết là phải nhận thức đầy đủ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm vận dụng sáng tạo vào giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 5 là rất cần thiết. Hay nói cách khác là làm rõ mối quan hệ kinh tế và đạo đức mà thực chất là mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ đó xác định những giải pháp đúng đắn, khoa học nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Từ thực trạng và nhu cầu trên tôi chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đối tượng nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của luận văn Cùng với việc thừa nhận kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản đã đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ nghiên cứu, vận dụng tốt những kiến thức về kinh tế thị trường và các quy luật của nó vào thực tiễn nước ta nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế vừa làm giàu để xóa đói giảm nghèo vừa thực hiện đền ơn đáp nghĩa, vừa phát triển kinh tế vừa chăm lo cho đời sống tinh thần. Phát triển một nền kinh tế giàu mạnh đi đôi với việc xây dựng mối quan hệ giữa người với người, đạo lý làm người ngày càng tốt đẹp hơn. Xây dựng đạo đức phù hợp với kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng đang được quan tâm hàng đầu, đó là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức cùng những vấn đề liên quan, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức trong giai đoạn kinh tế thị trường đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt và được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu theo những hướng sau: 6 Hướng thứ nhất, Dưới góc độ nghiên cứu lý thuyết về đạo đức và kinh tế trong nền kinh tế thị trường; trong đó điển hình là: “ Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;“ Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay của PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên), nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1999; GS.TS. Chu Văn Cấp với “Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2009; Nguyễn Thế Kiệt “ Quan hệ đạo đức và kinh tế trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6, 1992; Đặng Xuân Kỳ “ Quan điểm phức hợp trong nghiên cứu về con người, Tạp chí Triết học, số 4, 1977; Nguyễn Ngọc Long “ Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 1 – 1987 Trần Trọng Oánh với Luận văn thạc sỹ triết học năm (1999..... Trong những công trình trên, các tác giả đã trình bày khái quát các vấn đề về đạo đức và kinh tế trong nền kinh tế thị trường trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Hướng thứ hai, Dưới góc độ nghiên cứu về đặc điểm kinh tế thị trường và đạo đức trong đó điển hình là: Phạm Văn Đức với “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học, 28/01/2006; PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ với “Tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đối với xây dựng đời sống văn hóa”, Tạp chí cộng sản, 2004; Nguyễn Văn Phúc “ Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường, Tạp chí Triết học, số 5, 1996; Nguyễn Đình Tường (08/11/2010; Nguyễn Thị Thọ “ Tác động tích cực 7 của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tới đạo đức gia đình truyền thống. Tạp chí Lý luận Chính trị số 8, 2003) “ Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Vũ Đình Bách và Đồng Minh Đạo đồng chủ biên; “Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Những thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước châu Á, của Hoàng Chí Bảo Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998; Lê Thi “ Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1997; Dương Phú Hiệp “ Sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 4, 1992; ); “ Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường, Hà Nội, 1996; “ Đạo đức truyền thống Việt Nam và sự suy thoái của nó trong nền kinh tế thị trường” của Văn Thị Minh Tâm, Luận văn thạc sĩ triết học ( 2010)... Nhìn chung, các tác giả phân tích sâu sắc về những đặc điểm kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam; từ đó các tác giả khẳng định trong điều kiện kinh tế thị trường sự cần thiết kinh tế luôn phải gắn liền với đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Hướng thứ ba, Dưới góc độ nghiên cứu những giải pháp của đạo đức đối với kinh tế thị trường hiện nay như: GS,VS. Nguyễn Duy Quý ( chủ biên) “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006; Nguyễn Đình Tường với “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp chí triết học, 2010; “ Đôi điều suy nghĩ về giá trị và biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 1, 1995; Thái Duy Tuyên “ Định hướng giá trị 8 của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, Hà Nội, 1994; Viện thông tin khoa học xã hội; “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và giải pháp khắc phục”,Tạp chí triết học); “ Đạo đức trong nền kinh tế thị trường”; Luận văn thạc sĩ triết học “ Đạo đức cán bộ, đảng viên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của Cao Thị Tuyết Loan (2009) Luận văn thạc sĩ triết học (2009) Dương Đức Hưng, luận án tiến sĩ triết học (2011), “ Biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ triết học “ Xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Diệp Minh Giang (2011). Ngoài ra còn phải kể đến nhiều bài viết khác như: Bùi Ngọc Chưởng với“ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tạp chí Cộng Sản 12/1994) ; “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: quan niệm và giải pháp phát triển” của Nguyễn Phú Trọng ( Tạp chí Cộng sản 1/2007) “ Kinh tế thị trường và những vấn đề xã hội” của nhiều tác giả (Viện thông tin khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội, 1994); Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa do Mã Hồng chủ biên ( Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995); Ngô Thị Thu Hà, “Vai trò của đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học; PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương, vụ giáo dục lý luận chính trị (1996) Tìm hiểu vấn đề kinh tế thị trường, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Huyên ( đồng chủ biên) (2002) Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Trọng 9 Chuẩn – Nguyễn Văn Phúc ( đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội... Các công trình khoa học nêu trên ở những mức độ khác nhau đã đề cập khá rõ nét mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, giữa xây dựng đạo đức mới với đổi mới kinh tế. Đặc biệt là mối quan hệ kinh tế và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm sáng tỏ vai trò đạo đức trong định hướng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức qua các công trình trên vẫn chỉ dừng lại ở nét khái quát nhất hay nghiên cứu ở một góc độ khác. Vì vậy, luận văn là sự hệ thống, bổ sung và phát triển những vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức mà các công trình ít nhiều đã đưa ra, góp phần nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ này, nhằm đẩy mạnh và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở làm rõ các khái niệm đạo đức, kinh tế, kinh tế thị trường và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế, vai trò của đạo đức trong kinh tế thị trường và thực trạng đạo đức trong nền kinh tế thị trường, từ đó luận văn đề xuất những giải pháp góp phần xây dựng đạo đức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện nhiệm vụ sau: Một là, khái quát lý luận về kinh tế, đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 10 Hai là, phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Ba là, làm rõ thực trạng và đề ra một số giải pháp xây dựng đạo đức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Giới hạn của luận văn Kinh tế và đạo đức bao hàm nhiều yếu tố, cấu trúc và phương diện khác nhau. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, luận văn không đi vào nghiên cứu tất cả các phương diện của mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, cũng không mở rộng phạm vi nghiên cứu mối quan hệ này ở ngoài nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chính yếu trong mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức mà nó tác động trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của triết học duy vật biện chứng và triết học duy vật lịch sử. Đồng thời xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo đức Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó luận văn còn có cơ sở lý luận là những quan điểm về tác động qua lại giữa kinh tế và đạo đức trong lịch sử tư tưởng triết học. Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu về mồi quan hệ giữa kinh tế và đạo đức của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa 11 duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh,và phương pháp liệt kê,…Trên cơ sở đó kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu một cách hiệu quả nhất, trong đó kế thừa có chọn lọc những tài liệu có sẵn trong kho tàng lý luận. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận Luận văn góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức từ đó khẳng định về mặt lý luận mối quan hệ giữa nền kinh tế thị trường và đạo đức trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả thực tiễn trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới phát triển kinh tế và xây dựng đạo đức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Về mặt thực tiễn Những kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên khi có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề có liên quan. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết. 12 Chƣơng 1 ĐẠO ĐỨC VÀ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ 1.1.1. Quan điểm về đạo đức trƣớc chủ nghĩa Mác – Lênin Trong bất cứ thời đại lịch sử nào, cá nhân và xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người luôn tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhu cầu về lợi ích của mình. Tùy theo trình độ phát triển của kinh tế - xã hội mà lợi ích cá nhân phù hợp ít hay nhiều với lợi ích của tập thể, lợi ích của xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người có hai xu hướng trái ngược nhau. Một là, trong xã hội có giai cấp - xã hội được xây dựng dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì lợi ích cá nhân của giai cấp thống trị thường đối lập với lợi ích của xã hội. Hai là, Trong xã hội chủ nghĩa - xã hội được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong xã hội này về cơ bản lợi ích của cá nhân thống nhất với lợi ích xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng không phải lúc nào lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng hoàn toàn phù hợp được với nhau mà nhiều khi còn xảy ra mâu thuẫn. Nên vấn đề cần quan tâm ở đây là phải điều chỉnh như thế nào để lợi ích cá nhân và lợi ích của xã hội có sự phù hợp tương đối với nhau. Để làm được điều đó cần có những nguyên tắc, quy tắc, những chuẩn mực hành vi làm tiêu chuẩn cho hoạt động của cá nhân và của cộng đồng người trong xã hội. Những nguyên tắc và chuẩn mực đó được đưa ra không phải tùy tiện mà dựa trên những lợi ích kinh tế, chính trị của giai cấp thống trị, nó được thể hiện qua các quan hệ xã hội. Trong hệ thống các quan hệ xã hội nhằm điều chỉnh lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội đó có quan hệ về đạo đức. 13 Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng về đạo đức đã xuất hiện cách đây hơn 26 thể kỷ. Sự phát triển của đạo đức từ thấp đến cao, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thông qua sự kế thừa có chọn lọc. Do đó đạo đức ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Cụ thể, ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc được bắt nguồn từ cách hiểu về “đạo” và “đức”. “Đạo” là nói đến đường đi, nói đến đường sống của con người trong xã hội. Còn “đức” là nhân đức, là biểu hiện của đạo. Đối với người Trung Quốc, đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc theo những định hướng giá trị nhất định trong xã hội được đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Còn ở phương Tây, khái niệm đạo đức được bắt nguồn từ từ vựng La Tinh “Moralis” có nghĩa là thói quen, là tập tục hằng ngày trở thành những thói quen. Họ nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp. Quan niệm về đạo đức của các nhà triết học duy vật trước Mác. Tư tưởng về đạo đức trước Mác có nhiều quan niệm khác nhau. Các quan niệm đó chủ yếu chia theo hai trường phái trái ngược nhau là chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, giữa khoa học và tôn giáo. Tiêu biểu cho những nhà triết học duy vật trước Mác là: Đêmôcrit (460- 370 TCN), Êpyquya (431- 270 TCN), L. Phơbách (1804- 1872). Những nhà triết học duy vật này đã khẳng định nguồn gốc trần thế, nguồn gốc xã hội của đạo đức, gắn đạo đức với những nhu cầu về lợi ích sự thần bí của đạo đức mà chủ nghĩa duy tâm đã áp đặt cho nó. Tuy nhiên, vì có những hạn chế về mặt điều kiện lịch sử và hạn chế về thế giới quan nên các nhà triết học duy vật trước Mác chưa thấy được yếu tố vật chất của đạo đức và đã tách rời đạo đức với những tính đặc thù của nó. Ngay cả L. Phơbách cũng xem xét đạo đức một cách siêu hình và trừu tượng. 14 Trong quan niệm về đạo đức của Đêmôcrit, ông đã làm toát lên được mối quan hệ luân thường đạo lý, đề cao phẩm chất của con người không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động. Với ông: “Người tốt không những làm mà còn không muốn làm những điều phi nghĩa” hay “Vấn đề giàu nghèo không phải là vấn đề thuộc xã hội mà nó thuộc về lĩnh vực thuần túy đạo đức…”. Đêmôcrit đề cao vấn đề giáo dục đức tính tốt đẹp, giáo dục cái thiện cho con người. Trong quan niệm về đạo đức của Đêmôcrit chủ yếu xoay quanh vấn đề “lương tâm” và tinh thần lành mạnh của từng cá nhân. Bên cạnh những yếu tố tích cực như đặt ra nhiệm vụ giáo dục con người sống đúng mực, ôn hòa, không ích kỷ, không gây hại cho người khác thì quan niệm đạo đức của ông có hạn chế đó là: trung hòa lợi ích giữa giai cấp chủ nô và nô lệ. Bàn về vấn đề đạo đức Đêmôcrit luôn đề cao „lương tâm” nhưng đối với Arixtôt (384- 322 TCN) lại coi trọng vấn đề “công bằng”. Ông luôn đề cao trạng thái ung dung, coi nó là chuẩn mực để điều chỉnh mọi hành vi của con người. Arixtôt là người đầu tiên xem xét bản chất của đạo đức và coi đạo đức hình thành không phải bằng con đường tự nhiên mà bằng sự rèn luyện và hoạt động, đạo đức được rút ra từ hoạt động thực tiễn của con người. Theo ông, hành vi đạo đức phải là hành vi tự nguyện và được lựa chọn một cách tự do mà bản thân chủ thể hành động biết rõ. Đến thời đại triết học cổ điển Đức, L. Phơbách (1804- 1892) là nhà triết học duy vật duy nhất cho rằng: Đạo đức không thể phát sinh từ nguồn gốc nào khác là giới tự nhiên. Theo ông, đạo đức là sự thỏa mãn khao khát hạnh phúc của con người. Hạn chế lớn nhất trong quan niệm về đạo đức của ông là quá đề cao đạo đức tình yêu mà ông đã tách rời đạo đức với các mối quan hệ xã hội khác. Quan niệm về đạo đức của những nhà triết học duy tâm. Khác với những nhà triết học duy vật trước Mác, các nhà triết học duy tâm xem xét nguồn gốc của đạo đức ở lĩnh vực tinh thần chủ quan - tự ý

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net