Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đối với lối sống của thế hệ trẻ việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đối với lối sống của thế hệ trẻ việt nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRIỆU NGUYỄN KIỀU TRINH ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA TP.HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRIỆU NGUYỄN KIỀU TRINH ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP.HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Công trình này chưa từng được ai công bố. Nếu có điều gì sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng….năm 2014 Tác giả luận văn Triệu Nguyễn Kiều Trinh MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................... 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................ 10 5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu của luận văn ............... 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................. 11 7. Kết cấu của luận văn..................................................................... 11 Chương 1.CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG VÀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA LỐI SỐNG .......................................................... 12 1.1. Chủ nghĩa thực dụng.................................................................. 12 1.1.1. Điều kiện hình thành và quá trình phát triển của chủ nghĩa thực dụng ......................................................................................... 12 1.1.2. Nội dung và đặc điểm của chủ nghĩa thực dụng ...................... 27 1.1.3. Vai trò của chủ nghĩa thực dụng trong xã hội.......................... 41 1.2. Nội dung và đặc điểm của lối sống ........................................... 46 1.2.1. Khái niệm lối sống .................................................................. 46 1.2.2.Nội dung và đặc điểm của lối sống .......................................... 51 1.2.3. Vai trò của lối sống đối với hoạt động của con người ............. 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................. 62 Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LỐI SỐNG CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................... 64 2.1. Khái quát về lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ............. 64 2.2. Tác động của Chủ nghĩa Thực dụng đến lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay............................................................................ 72 2.2.1. Những tác động tích cực của Chủ nghĩa thực dụng ................. 73 2.2.2. Những tác động tiêu cực của Chủ nghĩa thực dụng ................. 78 2.3. Một số giải pháp hoàn thiện lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ............................................................................................ 93 2.3.1. Giải pháp kinh tế .................................................................... 95 2.3.2. Giải pháp giáo dục – đào tạo ................................................... 103 2.3.3. Giải pháp tạo lập môi trường hoạt động lành mạnh................. 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................. 113 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................... 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................... 118 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta bản Di chúc bất hủ, trong đó, khi nói về thanh niên, Người đã tha thiết căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa ‘hồng” vừa “chuyên’. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”[41,498] Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn dành cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và rèn luyện thế hệ trẻ những sự quan tâm mạnh mẽ theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, trong thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành một Nghị quyết của Bộ Chính trị(1991) và hai Nghịquyết của Ban Chấp hành Trung ương (1993 và 2008) chuyên về thanh niên và công tác thanh niên. Đồng thời, năm 2003 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010. Hai năm sau, Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI đã thông qua và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành vào tháng 11 năm 2005. Bên cạnh đó, vấn đềthanh niên còn được Đảng và Nhà nước ta đề cập trong một số nghị quyết, pháp luật và chính sách khác, như các nghị quyết của Đảng về giáo dục và khoa học công nghệ, về xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam, Luật Giáo dục, Luật Khoa học và công nghệ, Luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo hành gia đình, các chính sách về lao động, việc làm vv... Rõ ràng, ngày nay thanh niên và vấn đề thanh niên đã trở thành vấn đề trọng yếu, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội văn hóa và con người Việt Nam của Đảng và Nhà nước và là một trong những vấn đề nóng bỏng được quan tâm ở tầm quốc gia. 2 Chính trong bối cảnh đó nổi lên vấn đề lựa chọn sống hay lối sống của thanh niên. Lối sống là tảng nền văn hóa khiến cho thanh niên có thể phát huy vai trò chủ thể tích cực của mình trong cuộc sống hay không, đồng thời đây cũng là cái chi phối, điều khiển hoạt động và hành vi sống hằng ngày của họ. Nếu họ hướng tới những xu hướng lối sống tích cực, lành mạnh, hiện đại thì các nguy cơ tệ nạn xã hội và tội phạm xã hội sẽ bị đẩy lùi, sự chuẩn bị hành trang cuộc đời của họ, trong đó có học tập, đào tạo, rèn luyện sức khỏe sẽtốt hơn và do đó, cơ hội công ăn việc làm của họ được đảm bảo hơn. Ngược lại, nếu họ chấp nhận những lựa chọn sống tiêu cực và hướng tới những xu hướng lối sống tiêu cực thì họ sẽ bị ảnh hưởng hoặc sa vào các tệnạn xã hội và phạm tội, tự hủy hoại tương lai của mình và của toàn dân tộc. Ngày nay, Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ hội nhập vô cùng sôi động. Quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, Việt Nam đang vươn mình với những thành tựu đáng kể về mặt vật chất và tinh thần. Đi liền với nó là việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, những luồng tư tưởng cấp tiến. Đặc biệt, nổi lên là sự du nhập và tiếp nhận những trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại, trong đó lối sống thực dụng được biết đến như một lối sống hiện đại và thời thượng. Lối sống này bắt đầu bám rễ, len lỏi vào từng ngõ ngách nhỏ trong đời sống con người hiện đại. Nhất là thanh niên, tầng lớp rất dễ đón nhận và tiếp thu nhanh chóng những cái mới và lạ. Đất nước dân tộc ta trong tương lai có phồn thịnh hay không, cần phải nhắc đến thế hệ trẻ, thanh niên ngày hôm nay. Thanh niên hiện đại không những cần khỏe về thể chất mà còn cần khỏe về tinh thần, về trí lực. Điều không thể phủ nhận là bên cạnh những tấm gương thanh niên làm rạng danh Tổ quốc, lại có một bộ phận không nhỏ thanh niên sống vất vưởng với lối sống xa hoa, đồi trụy. Trong thời đại ngày nay, các quốc gia đã nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển đất nước. Đảng ta cũng đã 3 khẳng định nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Lối sống là nền tảng văn hóa để thanh niên có thể phát huy được vai trò chủ thể tích cực của mình trong cuộc sống. Song thế giới đang diễn ra những biến động to lớn, những tác động nhiều chiều của xu thế toàn cầu hóa. Quá trình giao lưu văn hóa thời kỳ hiện đại đang đặt thanh niên trước những đòi hỏi, thách thức mới. Đặc biệt, do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, lối sống của thanh niên có nhiều biểu hiện tiêu cực. Vì vậy, việc xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh trong thanh niên chính là góp phần chăm lo tới tiềm lực phát triển lâu bền của cả dân tộc. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực to lớn cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên. Chẳng hạn, lối sống gấp, kích động bạo lực, sống thử trước hôn nhân, quay lưng với văn hóa truyền thống của dân tộc…đang là vấn đề nổi cộm trong lối sống của thanh niên hiện nay. Do đó, định hướng giá trị và xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên đặc biệt quan trọng và cần thiết, không chỉ giúp cho thế hệ này phát triển toàn diện, xứng đáng là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu mà còn giúp cho họ không lãng quên quá khứ của dân tộc, kính trọng những thế hệ đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của tổ quốc. Trong tình hình đó, nghiên cứu về thanh niên nói chung và về lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay nói riêng, nhất là vềcác xu hướng biến đổi chủ yếu của lối sống thanh niên là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách, xét trên cả phương diện khoa học và thực tiễn. Chính vì lẽ đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Thực dụng đối với lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình. 4 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chủ nghĩa thực dụng là trào lưu triết học phương Tây hiện đại (phổ biến ở Mỹ), đánh dấu bước ngoặt trong hệ tư tưởng tư sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc. Nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng từ trước đến nay có rất nhiều tác phẩm, nhiều tác giả. Hầu như trong tất cả các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng và triết học phương Tây hiện đại nói chung đều khẳng định: Hạt nhân nền tảng của chủ nghĩa thực dụng là hiệu quả, là mục tiêu hữu dụng, là cái có lợi. Việc đánh giá bàn luận về chủ nghĩa thực dụng trong một số công trình (về lịch sử triết học, lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục…), các nhà nghiên cứu đã nêu lên mặt này mặt khác, tùy thuộc vào từng thời kì lịch sử mà có cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau. Có thể chia thành các quan điểm: có những quan điểm đề cao hay phê phán chủ nghĩa thực dụng, có những tác phẩm giới thiệu tác giả thực dụng tiêu biểu, lại có người nghiên cứu theo hướng chủ nghĩa thực dụng ở các nước cụ thể… Những nghiên cứu đánh giá về chủ nghĩa thực dụng: Morris Cornforth trong “Để bảo vệ triết học”, nhà xuất bản Ngoại văn Matxcova (1951) cho rằng: “Chủ nghĩa thực dụng là một trong những trào lưu tư tưởng thực chứng đặc biệt của Mỹ, là triết học điển hình của Mỹ”. Sidney Hook– một trong những đại diện của phái thực dụng thừa nhận sự giống nhau giữa chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hiện sinh đã đề xuất nhiều vấn đề về chủ nghĩa thực dụng như sau: “Đó không phải là chủ nghĩa sinh tồn lãng mạn, mà là triết học của đời sống có căn cứ khoa học” (Journal of Philosophy – 1953). Giáo trình lịch sử triết học về chủ nghĩa thực dụng, xuất bản năm 1950 ở Mỹ nói rằng: “Nhiệm vụ chung của chủ nghĩa thực dụng là cải tạo triết học 5 và những phương pháp của triết học để phục vụ tất cả những cái gì có ích cho cuộc sống của chúng ta”. “Chủ nghĩa thực dụng thực tiễn, dân chủ cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chan chứa hi vọng thật là thích hợp với tình hình của người Mỹ hạng trung… không lấy làm lạ rằng: Mặc dù rất nhiều nhà triết học đáng sợ chửi bới và trách móc rất nhiều, chủ nghĩa thực dụng vẫn đạt tới chỗ trở thành triết học chính thức của châu Mỹ” (Commager. H. S, The American Mind, 1950). Tất cả những tư tưởng đề cao chủ nghĩa thực dụng như trên có phần đúng nhưng cũng có sự thái quá. Trong cuốn “Phê phán chủ nghĩa thực dụng” của K. Manvin, NXB Sự thật, 1959, tác giả đã cho rằng: Chủ nghĩa thực dụng là triết học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Chủ nghĩa thực dụng là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm phản động nhất trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và thịnh hành ở Mỹ. Khoác một bộ áo khoa học giả tạo mập mờ đưa ra những luận điểm mị dân, nó là vũ khí đấu tranh tư tưởng quan trọng nhất mà giai cấp tư sản đế quốc Mỹ để chống chủ nghĩa duy vật, chống lí luận khoa học về xã hội. Là thứ triết học mà các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản dùng để đầu độc ý thức giai cấp vô sản, gieo rắc tinh thần thỏa hiệp và hợp tác giai cấp của giai cấp vô sản. Đồng thời nó dùng để bào chữa che chở cho những hành động bạo lực, những âm mưu xâm lược của bọn đế quốc hiếu chiến, che giấu sự độc tài của chúng với quần chúng nhân dân… Lênin trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1908) đã vạch rõ đặc điểm của chủ nghĩa thực dụng là nhấn mạnh và đề cao quá mức kinh nghiệm cá nhân… Xét theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì sự khác nhau giữa chủ nghĩa Makhơ và chủ nghĩa thực dụng cũng không đáng kể và thứ yếu chẳng khác gì sự khác nhau giữa chủ nghĩa kinh 6 nghiệm phê phán và chủ nghĩa kinh nghiệm nhất ngôn luận” (V.I. Lênin toàn tập, tập 14). Các tài liệu lịch sử triết học ngày nay như : “Lịch sử triết học “ (Nguyễn Hữu Vui chủ biên); “Lịch sử triết học” (Trần Đăng Sinh chủ biên), …cũng đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận đánh giá về chủ nghĩa thực dụng. Tuy nhiên những tài liệu đó chưa đi sâu phân tích một cách có hệ thống, sâu sắc về tất cả các mặt của chủ nghĩa thực dụng. Trong tác phẩm “Triết học Mỹ” của Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng, tác giả đã trình bày lịch sử hình thành các tư tưởng, trường phái triết học Mỹ gắn liền với hoàn cảnh lịch sử hình thành, phát triển của đất nước, con người, xã hội Mỹ, không phân tích sâu nhưng cơ bản của mỗi trường phái, nhấn mạnh sự sôi động của giới học thuật Mỹ từ khi tư tưởng thực dụng ra đời những năm 70 của thế kỉ XIX với ba bộ óc bách khoa của nó là C. Peirce, W. Jame, J. Dewey. Nhìn chung tất cả những quan niệm, quan điểm của các tác giả trên chưa nhìn nhận chủ nghĩa thực dụng một cách biện chứng, thậm chí còn phiến diện- hoặc đề cao quá mức chủ nghĩa thực dụng hoặc chỉ nhìn thấy mặt hạn chế, không thấy ý nghĩa tích cực của nó, phủ định sạch trơn những giá trị tư tưởng của nó. Việc đánh giá chủ nghĩa thực dụng như vậy là thiếu quan điểm khách quan, quan điểm lịch sử cụ thể. Trong bài viết:“ Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại biểu của nó” của Nguyễn Hào Hải – nghiên cứu viên Viện Triết học (Tạp chí triết học số 4, 1997) đã đề cập tới một số nhà triết học thực dụng ở nước Mỹ như: C.Pierce với lí thuyết về lòng tin; James với học thuyết về chân lí; John Deway với thuyết công cụ. Tác giả Nguyễn Hào Hải chỉ ra rằng: chủ nghĩa thực dụng chiếm vị trí quan trọng nhất trong 7 trào lưu triết học của nước Mỹ tính đến sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Chủ nghĩa thực dụng ảnh hưởng mạnh mẽ 7 sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội Mỹ, không chỉ được coi trọng ở Mỹ nó còn được tiếp nhận một cách nồng nhiệt ở châu Âu hiện đại. Tác giả đưa ra nguồn gốc ý tưởng về lí thuyết thực dụng là do Charles Pierce và Wiliam James và một số nhà triết học khoa học khác khởi xướng. Dựa trên lợi ích để bàn về chân lí là một trong những nội dung quan trọng nhất của thuyết thực dụng mà các triết gia Mỹ hiện đại chủ trương. Trong bài viết: “Về thuyết xây dựng lại của giáo dục học thực dụng mới và âm mưu xâm nhập văn hóa của Hoa Kì” của Trần Quốc Dương (Nghiên cứu giáo dục số 6/1981) đã đề cập đến sự phát sinh phát triển của triết học giáo dục thực dụng mới, sự cải biên học thuyết của Dewey và những mục đích của triết học giáo dục thực dụng mới. Đỗ Thị Bình với: “Giáo dục học thực dụng” đăng trên tạp chí luận khoa học giáo dục- nghiên cứu giáo dục số 122,( 1985) đã đưa ra cái nhìn tích cực về giáo dục học thực dụng của John Dewey. Tư tưởng giáo dục của Dewey có ảnh hưởng lớn đến các trường học ở Italia, Anh, Nhật, Thụy Điển và các nước tư bản khác… Nhìn chung, những bài viết của các tác giả trên mới chỉ đi vào một khía cạnh của chủ nghĩa thực dụng ở một nước cá biệt, chưa làm nổi bật toàn diện các khía cạnh của chủ nghĩa thực dụng một cách tổng thể có hệ thống. Chủ nghĩa thực dụng cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, nhìn nhận vấn đề này, chúng ta phải có cái nhìn biện chứng, xét xét những ưu điểm và hạn chế của trào lưu tư tưởng này. Đặc biệt, khi nó xâm nhập vào Việt Nam, có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người mà nhất là thế hệ trẻ. Chủ nghĩa thực dụng tác động đến cách suy nghĩ, đến hành động, đến lối sống, đến tình yêu của giới trẻ. Những tác động của tư tưởng thực dụng là tốt hay xấu, đặc biệt là tư tưởng đạo đức. 8 Mai Phú Hợp, luận văn thạc sĩ “Chủ nghĩa Thực dụng và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Trong đề tài này, tác giả đã đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đối với xã hội Mỹ. Phạm Thị Kiên, luận văn thạc sĩ “ Tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa Thực dụng”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Ở đề tài này tác giả chỉ chuyên tâm phân tích tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa thực dụng và những ảnh hưởng của nó đền nền giáo dục ở Việt nam. Từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp cho vấn đề trên Mai Thị Thùy Chang, luận văn thạc sĩ “Triết học thực dụng của William Jame”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Tác giả đưa ra những luận chứng, phân tích những nội dung và đặc điểm của triết học thực dụng của W. Jame, bám sát vào những tác phẩm nguyên bản của ông. Trong luận văn này sử dụng rất nhiều tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, đưa ra những đánh giá mới về triết học thực dụng của W. Jame Hầu hết những công trình nghiên cứu đã nêu trên thường trình bày các tư tưởng, trường phái triết học thực dụng một cách khái quát, không đi sâu vào phân tích hoặc đi sâu vào phân tích một tác giả hay một tư tưởng nổi bật của chủ nghĩa thực dụng. Những nghiên cứu đến nội dung, đặc điểm của lối sống và những giải pháp xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn đổi mới đất nước. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước làm nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội mới, vấn đề đạo đức vì thế cũng phải được nghiên cứu trong điều kiện kinh tế thị trường với những tác động đa chiều, đan xen của nó. Đáp ứng yêu cầu này, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, đề 9 cập tới sự tác động của nền kinh tế thị trường với đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc: GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS,TS Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) công trình: “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”, gồm các bài viết đề cập đến giá trị truyền thống Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Trong đó, các tác giả nêu lên thực trạng các giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt Nam nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa. Cùng với những vấn đề này còn có những công trình như “Giá trị truyền thống Việt Nam trước tháchthức của toàn cầu hóa” của GS,TS Đỗ Huy. Và bài viết “Hội nhập quốc tế:Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay”của GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Nguyễn Khắc Vinh với bài viết “Xây dựng đạo đức lối sống và chuẩn giá trị xã hội để phát triển toàn diện con người”. Đó là luận án tiến sỹ triết học của Trần Sỹ Phán với đề tài: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”;“Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay”của Đoàn Văn Khiêm. Tác giả Võ Văn Thắng có đưa ra một số giải pháp trong xây dựng lối sống hiện nay, thông qua việc nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống với bài viết “Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giátrị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống hiện nay”. Tác giả với những tìm hiểu và nghiên cứu của mình cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô với mong muốn sẽ khái quát được những tư 10 tưởng chủ đạo của chủ nghĩa thực dụng, chủ yếu là chủ nghĩa thực dụng của Mỹ qua các đại diện tiêu biểu. Qua đó, đi sâu vào phân tích những tác động của chủ nghĩa thực dụng đối với lối sống của thế hệ trẻ Việt nam, những người chủ tương lai của đất nước nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện lối sống của giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Làm rõ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực dụng và ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn các giá trị sống của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.Từ đó đưa ra những giải pháp để định hướng cho thế hệ trẻ trong việc xây dựng, hoàn thiện lối sống lành mạnh Nhiệm vụ của luận văn Một là, phân tích quá trình hình thành và phát triển và nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực dụng. Hai là, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tư tưởng thực dụng trong lối sống của giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh đổi mới đất nước hiện nay. Ba là, đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng:luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản chủ nghĩa thực dụng và ảnh hưởng của nó đến lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Phạm vi: nghiên cứu chủ yếu là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống thế giới quan , phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đạo đức trong thời kỳ đổi mới. 11 Luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, đề tài có giá trị trong việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại.Qua lý luận của chủ nghĩa thực dụng và tác động của nó, đề tài rút ra phương pháp luận đúng đắn để xây dựng giá trị chuẩn đạo đức, hành động cho thế hệ trẻ Việt nam nói chung. Về mặt thực tiễn, góp phần định hướng cho thế hệ trẻ trong việc lựa chọn lý tưởng, mục đích sống, giúp các bạn có hướng đi đúng đắn nhất phù hợp hoàn cảnh của đất nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương và 5 tiết. 12 Chương 1 CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG VÀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA LỐI SỐNG 1.1. CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG 1.1.1. Điều kiện hình thành và quá trình phát triển chủ nghĩa thực dụng Những điều kiện hình thành chủ nghĩa thực dụng Nước Mỹ chiếm phần trung tâm của lục địa Bắc Mỹ, phía Bắc tiếp giáp với Canada chủ yếu dọc theo vĩ tuyến 490 Bắc, và phía Nam với Mê hi cô, chủ yếu dọc theo vĩ tuyến 32 0 Bắc. Biên giới giữa Mỹ với hai nước này vì vậy có một phần lớn theo quy ước: Mỹ và Canada chung nhau sử dụng 4 hồ lớn. Ở phía Nam, sông Ri ô ran đê phân biệt lãnh thổ Mỹ với lãnh thổ của Mê hi cô. Hai phía Tây và Đông của Mỹ là hai đại dương lớn nhất trên trái đất: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nối liền nhau bởi kênh đào Panama Hai đại dương đã góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Đường vượt biển Thái Bình Dương nối Mỹ với viễn đông, dài trung bình 8.500km; và Đại Tây Dương với 6.500km, ngăn cách Mỹ với Châu Âu. Và chúng rất thuận lợi để xây dựng các hải cảng tốt. Cho tới cuối nửa đầu thế kỉ XX, phương tiện giao thông chỉ dựa hoàn toàn vào động cơ nổ, Châu mỹ cách biệt với cựu thế giới, các nước tư bản lớn ở Châu Âu và Châu Á, thế nên bên ngoài không dễ để tấn công Mỹ và cũng khó để cạnh tranh với Mỹ. Do đó, công việc của Châu Mỹ phần nhiều do Mỹ làm trọng tài, và lợi dụng sự kế cận với Mỹ latinh và cả với Canada, Mỹ đã đánh bại các địch thủ lợi hại nhất trên thị trường châu Mỹ như Anh, Pháp, Đức… Về diện tích, Mỹ là một vùng đất rộng lớn (gấp khoảng 20 lần diện tích đất tự nhiên của Việt Nam). Với 9.629.091 km2 , Mỹ trở thành quốc gia có 13 diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Nga và Canada. Hiệu quả khai thác đất của Mỹ gần như đứng đầu thế giới, chỉ sau Trung Quốc, vì nếu như Nga và Canada có tới 2/3 diện tích nước đóng băng thì Mỹ chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Mỹ hình thành và phát triển nhanh chóng, trở thành một cường quốc thế giới sau thế chiến thứ hai. Nửa sau thế kỉ XIX, Mỹ có sẵn ngay một thị trường tiêu thị lớn, một thế giới lớn cung cấp rất nhiều tài nguyên cần thiết để mở mang nền kinh tế. Những năm 1865 – 1913, kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Cách mạng công nghiệp Mỹ phát triển cực nhanh so với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước khác, kể từ sau cuộc nội chiến (1861 – 1865) với sự gia tăng đáng chú ý về số lượng, chất lượng. Tăng trưởng tốc độ bình quân 7%/năm, sản xuất công nông nghiệp tăng 13 lần, công nghiệp luyện kim tăng 20 lần, nông nghiệp xóa bỏ chế độ đồn điền chiếm hữu nô lệ thành nền nông nghiệp trang trại qui mô lớn, thành kiểu mẫu trên thế giới. Tốc độ kim ngạch ngoại thương tăng 24 lần, xuất khẩu tư bản tăng hơn 5 lần, chủ yếu ở thị trường Mỹ latinh Hệ thống đường sắt mở rộng chưa từng có, bình quân vài chục nghìn km mỗi năm, từ một nước phụ thuộc Châu Âu, Mỹ nhanh chóng trở thành quốc gia công nông nghiệp hàng đầu thế giới. Sự bùng nổ các phát minh và sáng chế gây ra những biến đổi sâu sắc. Dầu mỏ được khám phá ở phía Tây Pennsylvania. Máy chữ được phát triển. Toa xe lửa có máy lạnh được sử dụng. Điện thoại, máy hát và đèn điện được phát minh. Tới đầu thế kỉ XX, ô tô thay thế cho xe kéo và con người có thể bay bằng máy bay. Mỹ tiếp tục thu hút nguốn vốn sức lao động và kỹ thuật từ Châu Âu chuyển sang. 14 Nguyên nhân của những thành công này xuất phát từ cuộc nội chiến Mỹ với việc thủ tiêu chế độ đồn điền miền Nam được xem là nhân tố quyết định cho sự phát triển. cuộc nội chiến thực chất giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến đang tồn tại, kết thúc bằng sự thắng lợi của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó mở đường cho trang trại kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa phát triển. Quyền lực chính trị tập trung trong tay giai cấp tư sản và chính sách kinh tế giúp nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Nói chung, sau nội chiến, Mỹ đã tạo được cơ sở kinh tế vững chắc toàn liên bang. Trong khoảng thời gian đó, Mỹ đã có những bước tiến vượt bậc về khoa học kĩ thuật; hàng loạt các phát minh khoa học xã hội và tự nhiên, thành tựu của cách mạng công nghiệp được áp dụng tạo nên những đột phá lớn trong học thuật và sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, người Mỹ càng củng cố nền tảng xã hội của mình bằng cách chú tâm vào lĩnh vực đào tạo nghiên cứu. Có thể nói điều kiện tự nhiên rộng lớn, nhiều tài nguyên và khắc nghiệt trong giai đoạn đầu đã hun đúc nên tính tự lập, hòa đồng, cầu tiến của cư dân Mỹ khi mới nhập cư, cũng như che chở cho nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài. Cuộc nội chiến đưa đến thống nhất đất nước thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng, những cuộc đấu tranh công nhân để khẳng định quyền tự chủ… tất cả điều đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của các nhà thực dụng Mỹ như C. Peire, W. Jame, J.Dewey… Thực chất của những cuộc di dân đến nước Mỹ “được thúc đẩy bởi những ước mơ gồm hai mặt: Cuộc săn đuổi, đi tìm vàng và ý muốn truyền đạo cho những “kẻ man rợ” và tìm nơi ẩn náu cho tự do tôn giáo”[5,8-9]. Thành phần di dân đến nước Mỹ vô cùng đa dạng và phong phú. Sự có mặt của họ đã làm trù phú dân số nước Mỹ. 15 Nước Mỹ rộng lớn, dân cư ồ ạt nhưng không phải là sự tồn tại ô hợp. Ngay từ đầu, những người nhập cư quy tụ với nhau thành những khu vực riêng. Họ sống với nhau theo từng dân tộc, hoặc theo một sự tương đồng nào đó: Vì lý do tôn giáo, người Anh theo đạo Thiên chúa quân quần xung quanh linh mục để làm thánh lễ; vì lý do tiện lợi, người Mexico ở phía Nam Califonia; ví lý do nghề nghiêp, người Đức ở miền Trung – Tây, người Hà Lan ở Michigan…Vài tộc người chuyên làm nghề: người Đức và Hà lan trồng hoa, người Bắc Âu sản xuất sữa, người Pháp và Italia làm thờ giày… Lịch sử phát triển nước Mỹ là lịch sử của một đất nước có tính đặc thù. Chỉ mất mấy trăm năm để nó vượt qua quá trình mấy ngàn năm mà các nước Châu Âu đã đi qua. Những người khai hoang từ các nước Châu Âu đã mang theo chế độ xã hội và quan hệ sản xuất tiên tiến đến nước Mỹ, làm cho nước Mỹ từ xã hội dân tộc nguyên thủy, không trải qua xã hội nô lệ và xã hội phong kiến, chỉ trải qua một thời khắc thuộc địa ngắn ngủi để tiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa. Xét về tính liên tục của các hình thái kinh tế - xã hội, có thể nói rằng, chưa có một quốc gia nào trên thế giới lại có điều kiện thuận lợi như nước Mỹ. Đây là quốc gia không có chế độ chiếm hữu nô lệ, không có chế độ phong kiến. Quốc gia này chỉ phải trải qua một thời kỳ thuộc địa của thực dân Anh và một cuộc nội chiến hai miền Nam – Bắc ngắn ngủi và hậu quả để lại không quá nặng nề. Sau cuộc chiến tranh này, giai cấp tư sản Mỹ giành lấy chính quyền trên toàn quốc và bắt đầu bước vào giai đoạn kiến thiết đất nước với động thái đầu tiên là tập trung phát triển khoa học – kỹ thuật. Điều này có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, làm cho kinh tế Mỹ ngày càng trở nên phồn thịnh. Ở Mỹ có một khái niệm văn hóa đã thành văn: “Nồi hầm nhừ”(Melting pot) là người Mỹ ai cũng hiểu điều này. Đó là, tất cả mọi thứ đều được cho

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net