Hệ thống ngữ âm tiếng mạ (khảo sát tại địa bàn xã đắc nia, thị xã gia nghĩa, tỉnh đắc nông)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Hệ thống ngữ âm tiếng mạ (khảo sát tại địa bàn xã đắc nia, thị xã gia nghĩa, tỉnh đắc nông)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ  CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƢỜNG NĂM 2015 Đề tài: HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG MẠ (Khảo sát tại địa bàn xã Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông) GVHD: PGS.TS. LÊ KHẮC CƢỜNG SVTH: Nguyễn Thị Kim Chi - 1156010019 Nguyễn Thị Quế Hƣơng - 1156010071 Hà Thị Khuyên – 1156010080 TP. Hồ Chí Minh, năm 2015 MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ............................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................... 6 6. Danh sách cộng tác viên ............................................................................................. 7 7. Bố cục đề tài ............................................................................................................ 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 10 1.1. Vài nét về dân tộc Mạ ở xã Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông ............ 10 1.2. Sơ lược về tiếng Mạ ........................................................................................... 13 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TIẾNG MẠ Ở ĐẮC NÔNG .................... 15 2.1. Cấu trúc âm tiết .................................................................................................. 15 2.1.1. Cấu trúc tiền âm tiết ................................................................................. 15 2.1.2. Cấu trúc âm tiết chính............................................................................... 20 2.2. Hệ thống phụ âm đầu ......................................................................................... 25 2.2.1. Phụ âm đơn ............................................................................................... 25 2.2.2. Tổ hợp phụ âm .......................................................................................... 32 2.3. Phần vần ................................................................................................................. 33 2.3.1. Âm đệm .................................................................................................... 33 2.3.2. Âm chính .................................................................................................. 33 2.3.3. Âm cuối .................................................................................................... 37 2.3.3.1. Phụ âm đơn ................................................................................. 37 2.3.3.2. Tổ hợp phụ âm ............................................................................ 40 2.3.3.3. Bán nguyên âm ........................................................................... 40 2.4. Thanh điệu.......................................................................................................... 41 CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG MẠ Ở ĐẮC NÔNG TRONG SỰ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG MẠ Ở LÂM ĐỒNG VÀ TIẾNG MNÔNG TRONG CÁC NGÔN NGỮ NHÓM NAM BAHNAR.................................................................................................................. 46 3.1. Đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Mạ ở Đắc Nông với hệ thống ngữ âm tiếng Mạ ở Lâm Đồng .................................................................................................... 46 3.2. Đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Mạ ở Đắc Nông với hệ thống ngữ âm tiếng Mnông cùng địa bàn .................................................................................................. 48 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………57 1. Bảng từ đối chiếu từ tiếng Việt - Mạ - Mnông 2. Hình ảnh 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ học là ngành khoa học chính yếu trong hệ thống các ngành Khoa học xã hội. Nghiên cứu ngôn ngữ, vì vậy, không chỉ đóng góp quan trọng về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở đó, nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là vấn đề đáng được quan tâm, bởi nó góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chính sách ngôn ngữ mà Đảng và Nhà nước đề ra [23]. Trong đó, nghiên cứu tiếng Mạ là vấn đề cần nhắc đến. Dân tộc Mạ sinh sống chủ yếu tại khu vực Lâm Đồng, Tây Nguyên. Vì vậy, các đề tài nghiên cứu tiếng Mạ trước đây chỉ được thực hiện ở phạm vi này. Một số công trình tiêu biểu: Các nhóm thổ ngữ tiếng Mạ [2], Hệ thống ngữ âm tiếng Mạ [1], Vấn đề thanh trong điệu tiếng Mạ [25],…. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận tộc người Mạ cư trú ở các địa phương và khu vực lân cận như Đắc Nông, Đồng Nai, Bình Phước,…, hơn nữa, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, vì thế, việc khảo sát ngôn ngữ phải được thực hiện ở diện rộng để nắm bắt những biển đổi, phát triển cũng như quy luật một cách đúng đắn. Việc thực hiện đề tài Hệ thống ngữ âm tiếng Mạ (Khảo sát tại địa bàn xã Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông) cũng nhằm mục đích ấy. Ngoài ra, nghiên cứu ngữ âm tiếng Mạ ở địa bàn Đắc Nông trong sự so sánh, đối chiếu với tiếng Mạ ở Lâm Đồng và các ngôn ngữ Nam Bahnar còn để làm rõ vấn đề có hay không sự tồn tại phương ngữ ở ngôn ngữ này cũng như có cơ sở xây dựng hệ thống chữ viết, phục vụ công tác giáo dục song ngữ hiệu quả. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào các mục đích sau: - Khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Mạ tại địa bàn tỉnh Đắc Nông; 2 - So sánh tiếng Mạ ở Đắc Nông với tiếng Mạ ở Lâm Đồng cũng như một số ngôn ngữ khác trong nhóm Nam Bahnar. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Như tên đề tài đã gọi, đối tượng nghiên cứu chính là hệ thống ngữ âm tiếng Mạ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là tiếng nói của cộng đồng người Mạ sinh sống ở xã Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông. Về mặt khoa học, việc khoanh vùng nghiên cứu vừa giúp chúng tôi khảo sát sâu hơn vừa phù hợp với năng lực nghiên cứu của nhóm. 3. Lịch sử nghiên cứu Về việc phân nhóm ngôn ngữ, có thể kể đến công trình nghiên cứu của Viện ngôn ngữ học năm 1984. Ở công trình này, Viện ngôn ngữ học đã xếp các ngôn ngữ ở Việt Nam vào 3 họ: họ Nam Á, họ Nam Đảo và họ Hán Tạng. Theo đó, họ Nam Á được chia thành các nhóm ngôn ngữ: - Nhóm Việt - Mường; - Nhóm Môn - Khmer; - Nhóm Mèo - Dao; - Nhóm Tày - Thái; - Nhóm Kađai. Nhóm Môn - Khmer tiếp tục được phân chia thành các tiểu nhóm: - Tiểu nhóm Khmer; - Tiểu nhóm Khmú; - Tiểu nhóm Kơtu; 3 - Tiểu nhóm Bahnar; - Tiểu nhóm Mnông. Trong đó, tiếng Mạ được xếp vào tiểu nhóm Mnông cùng các ngôn ngữ khác như Mnông, Kơho, Stiêng, và Chrau. Đồng ý kiến với quan điểm ấy, Nguyễn Kim Thản trong Nguyễn Kim Thản tuyển tập [19] cũng chia các ngôn ngữ ở Việt Nam thành 3 họ (dựa trên những cứ liệu được sử dụng nhiều nhất): họ Nam Á, họ Hán Tạng và họ Nam Đảo. Theo sự phân chia này, tiếng Mạ được xét cùng các tiếng Mnông, Kơho, Stiêng, Chrau thuộc nhóm 5 trong họ Nam Á. Hội Ngữ học mùa hè (Summer Institures of Linguistic) trong Ethnologue – Lanuages of the World (bản in thứ 17, 2014) xếp tiếng Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn - Khmer, chi Đông Môn - Khmer, nhóm Bahnar, tiểu nhóm Nam Bahnar. Tài liệu này xem tiếng Mạ là một ngôn ngữ độc lập nhưng cũng cho rằng có khi tiếng Mạ được cho là một phương ngữ của tiếng Kơho. Về mối quan hệ giữa tiếng Mạ với các ngôn ngữ cùng nhóm Môn - Khmer, Nguyễn Văn Lợi xếp tiếng Mạ nằm trong nhóm các phương ngữ Kơho bao gồm các phương ngữ: Lát, Chil, Srê, Nộp, Kơđòn, Tạp chí ngôn ngữ số 1 (1977). Vấn đề ý thức dân tộc của người Mạ cũng được nhắc đến trong một số đề tài. Tiêu biểu có Mối quan hệ giữa người Kơho và Mạ dưới góc độ ngôn ngữ học trong quyến Tìm hiểu các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam [20; 358-369]. Tác giả cho rằng “Nếu xét về ngôn ngữ thì người Mạ và người Kơho thuộc cùng một cộng đồng người, nhưng về thành phần dân tộc thì đó là hai dân tộc khác nhau”, bởi theo ông ý thức tự giác dân tộc là yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra còn nhiều tiểu luận về tiếng Mạ và các ngôn ngữ nhóm Nam Bahnar. Có thể nhắc đến tiểu luận tốt nghiệp đại học Hệ thống ngữ âm tiếng Mạ (Tô Thị Nhân Ái) [1]. Trong tiểu luận này, đối tượng được khảo sát là ngữ âm tiếng Mạ ở xã Lộc Lâm, 4 huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Theo tác giả, hệ thống phụ âm đầu của âm tiết chính bao gồm 24 phụ âm: ph, th, ch, kh, b, d, j, g, p, t, k, c, ƀ, đ, m, n, nh, ng, w, s, y, h, l, r; phụ âm đầu của tiền âm tiết gồm 9 phụ âm: p, t, c, k, ƀ, m, s, l, r; hai âm đệm: i, u; âm chính gồm 11 nguyên âm đơn: i, ê, e, ư, ơ, â, a, ă, u, ô, o và 2 nguyên âm đôi: iê, uô; phụ âm cuối bao gồm 15 phụ âm: p, t, c, k, q, m, n, nh, ng, s, h, l, r, u, i và 2 tổ hợp phụ âm cuối gồm một bán nguyên âm và một âm thanh hầu iq và uq. Ngoài ra, tác giả khẳng định tiếng Mạ tại địa bàn khảo sát là ngôn ngữ đang trong quá trình hình thành thanh điệu. Cùng địa bàn khảo sát còn có tiểu luận tốt nghiệp Các nhóm thổ ngữ tiếng Mạ (Trần Tuấn Anh)[2]. Theo tác giả, tiếng Mạ có 24 phụ âm đơn: ph, th, ch, kh, p, t, c, k, b, d, j, y, g, b, đ, m, n, ng, nh, w, s, h, l, r và các phụ âm kép: pl, tl, kl, br, tr, kr, gr... Hệ thống nguyên âm gồm 13 nguyên âm: i, ư, u, ê, ơ, â, ô, o ( bổng), o ( trầm), a, ă, iê, uê. Hệ thống phụ âm cuối gồm 13 phụ âm: p, t, b, k, q, m, n, ng, nh, s, h, l, r và 2 bán nguyên âm: u, i. Tác giả cũng khẳng định tiếng Mạ là ngôn ngữ có 4 thanh điệu: ngang , hỏi, sắc, nặng. Lê Khắc Cường có một số bài viết về các ngôn ngữ Nam Bahnar. Trong Cơ cấu ngữ âm các ngôn ngữ Nam Bahnar [7], tác giả cho rằng, cấu trúc âm tiết của các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Bahnar (Mnông, Stiêng, Kơho, Mạ, Chrau) có 2 dạng: từ đơn đơn tiết (cấu trúc CSVCf với C: âm đầu, S: bán nguyên âm giữ chức năng âm đệm, V: nguyên âm làm âm chính, Cf: âm cuối) và từ đơn đa tiết (gồm tiền âm tiết (cấu trúc CpVp với Cp: phụ âm đầu, Vp: nguyên âm) và âm tiết chính (CmSVmCf với Cm: phụ âm đầu, Vm: nguyên âm, Cf: âm cuối)). Phụ âm đầu của tiền âm tiết xuất hiện ở vị trí Cp gồm: /p-, t-, c-, k-, Ɂ-, Ɂb-, Ɂd-, Ɂj-, Ɂg-, m-, n-, ɲ-, ŋ-, w-, l-, r-, y-, s-, h-/. Hệ thống phụ âm đầu của các ngôn ngữ Nam Bahnar gồm: /p-, t-, c-, k-, p’-, t’-, c’-, k’-, b- , d-, j-, g-, Ɂb-, Ɂd-,Ɂj-, Ɂg-, m-, n-, ɲ-, ŋ-,Ɂm-, Ɂn-, w-, r-, l-, Ɂl-, s-, h-/. Âm đầu này có thể do một tổ hợp phụ âm từ 2 đến 3 phụ âm đảm nhận. Âm chính trong các ngôn ngữ Nam Bahnar là các nguyên âm có thêm nét siêu đoạn về trường độ: /-i-, -ɯ-, -u-, -i-, - ɯɤ-, -uo-, -e-, -ɤ-, -o-, -ɛ-, -a-, -ɔ-/. Âm cuối gồm 2 bán nguyên âm /-w, -j/, các tổ hợp 5 phụ âm /-jh/ (Stiêng), /-wh, -jh/ (Kơho), /-wɁ, -jɁ/ (Mạ) và các phụ âm sau: /-p, -t, -c, - k, -Ɂ, -m, -n, -ɲ, -ŋ, -w, -r, -l, -y, -s, -h/. Các tổ hợp phụ âm /-wɁ, -jɁ/ đang được thay đổi nhanh chóng và bù đắp vào đấy là sự hình thành thanh điệu trong tiếng Mạ. Trong Đối chiếu hệ thống ngữ âm các ngôn ngữ Nam Bahnar với tiếng Việt [8; 103-107], Lê Khắc Cường đã khái quát về cấu trúc âm tiết của các ngôn ngữ Nam Bahnar. Theo đó, có 2 dạng: dạng từ ngữ âm đơn tiết có cấu trúc CVC và dạng từ ngữ âm song tiết có cấu trúc C1V(C2)C3VC4 có ranh giới C1V (C2) – C3VC4, với C1V(C2) được xem là tiền âm tiết (hay một số tài liệu cho rằng đó là âm tiết phụ), được phát âm lướt, không mang trọng âm; C3VC4 là âm tiết chính mang trọng âm. Các âm vị âm đầu, âm chính và âm cuối đều giống với những nghiên cứu trước đó của mình, riêng có thêm phần âm đệm. Âm đệm trong các ngôn ngữ Nam Bahnar chỉ có một là /-w-/. Âm đệm /-w-/ có vai trò làm trầm hóa âm sắc của âm tiết. Thanh điệu trong tiếng Mạ cũng được nhiều người quan tâm. Nguyễn Văn Huệ khẳng định tiếng Mạ là ngôn ngữ có thanh điệu, đồng thời, số lượng thanh điệu có thể thay đổi từ 2 đến 5 tùy theo thổ ngữ. Đối với thổ ngữ có 2 thanh (thanh cao và thanh thấp), thanh cao sẽ phân bố ở tất cả các âm tiết, riêng thanh thấp sẽ không phân bố ở các âm tiết mở và các âm tiết có nguyên âm ngắn. Cả 2 thanh đều có khả năng phân bố đều trong âm tiết khi phụ âm đầu xát, hữu thanh, vô thanh hay tiền thanh hầu hóa. Đối với thổ ngữ có 5 thanh, ngoài 2 thanh kể trên còn có thêm các thanh được xem là gần giống với thanh sắc (´), nặng (.) và hỏi ( ) trong tiếng Việt. Một số công trình có liên quan khác: Tô Đình Nghĩa, Hiện tượng đơn tiết hóa trong tiếng Bahnar, Tạp chí Khoa học số 15, 1993 ; Phan Xuân Biên – Chu Thái Sơn, Dân tộc Mạ, trong Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội ; Nguyễn Văn Diệu – Phan Ngọc Chiến, Người Kơho trong Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Sở văn hóa thông tin Lâm Đồng ; Phan Ngọc – Phạm Đức 6 Dương, Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, tái bản lần thứ nhất, NXB. Từ điển Bách khoa, 2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả cấu trúc kết hợp với phương pháp đối chiếu đồng đại và phương pháp thực nghiệm bằng máy tính. - Phương pháp miêu tả cấu trúc: được dùng để miêu tả cơ cấu ngữ âm tiếng Mạ; - Phương pháp đối chiếu đồng đại: dùng để so sánh tiếng Mạ ở Đắc Nông với tiếng Mạ ở Lâm Đồng và với các ngôn ngữ Nam Bahnar khác trên bình diện ngữ âm; - Phương pháp điền dã ngôn ngữ học: để có tư liệu cho đề tài này, chúng tôi đã trực tiếp đi đến địa phương có người Mạ để khảo sát một cách chính xác nhất những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Chúng tôi chọn những cộng tác viên ở những độ tuổi khác nhau với trình độ học vấn khác nhau; - Phương pháp phỏng vấn (ghi âm trực tiếp); - Phương pháp tổng hợp: dựa vào các tài liệu tham khảo về ngôn ngữ Nam Bahnar như tiếng Mạ, tiếng Kơho, tiếng Mnông,… của các nhà ngôn ngữ học đi trước, chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp để đưa đến kết luận về hệ thống ngữ âm tiếng Mạ; - Phương pháp ngữ âm học thực nghiệm: được sử dụng để minh họa cho những kết luận có tính lý thuyết. Chúng tôi tiến hành xử lý file ghi âm thực nghiệm bằng phần mềm Pratt do Hội Ngữ học mùa hè Hoa Kỳ soạn thảo. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: góp phần bổ sung tài liệu nghiên cứu, cung cấp những hiểu biết về hệ thống ngữ âm tiếng Mạ. Đồng thời, việc so sánh, đối chiếu tiếng Mạ ở hai địa phương Lâm Đồng và Đắc Nông còn khái quát những vấn đề về sự vận động, biến đổi của tiếng Mạ. 7 - Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu ngữ âm tiếng Mạ góp phần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chữ cái Mạ, từ đó giúp cho công tác giáo dục song ngữ trở nên hiệu quả. 6. Danh sách cộng tác viên - Cộng tác viên là người Mạ: Giới STT Họ tên Tuổi Nghề nghiệp Nơi cư trú tính Nam Bon Bu Sop, xã Đắc Nia, 1 K.Bi 71 (Già Nông dân thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc làng) Nông. Bon Bu Sop, xã Đắc Nia, 2 K.Rưng 54 Nam Nông dân thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông. Bon Ting Wel Đơm, xã 3 K.Kam Atô 54 Nam Giáo viên Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông. Bon Ting Wel Đơm, xã 4 K.Ting 38 Nam Nông dân Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông. Bon Ting Wel Đơm, xã 5 Y.Vinh 45 Nam Giáo viên Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông. Nam Bon N’Jiên, xã Đắc Nia 6 K.Măng 75 (Gìa Nông dân – thi xã Gia Nghĩa – làng) tỉnh Đắc Nông. 7 H. Giang 43 Nữ Giáo viên Thôn 3, xã Đắc Nia – thị xã 8 Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông. Bon Bu Sop, xã Đắc Chủ tịch Hội 8 H. Rum 49 Nữ Nia, thị xã Gia Nghĩa, Phụ nữ tỉnh Đắc Nông Bon N’Jiên, xã Đắc 9 H. Lan 22 Nữ Sinh viên Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông Bon Bu Sop, xã Đắc Nia, 10 H.Grum 48 Nữ Cán bộ xã thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông - Cộng tác viên là người Mnông: Bon Đắc Blau, thị trấn 1 H. Xuân 50 Nữ Giáo viên Kiến Đức, huyện Đắc R’Lấp, tỉnh Đắc Nông. Bon Đắc Blau, thị trấn Điểu 2 49 Nam Làm rẫy Kiến Đức, huyện Đắc Trường R’Lấp, tỉnh Đắc Nông Bon Đắc Blau, thị trấn 3 Điểu Son 48 Nam Làm rẫy Kiến Đức, huyện Đắc R’Lấp, tỉnh Đắc Nông Bon Đắc Blau, thị trấn 4 Thị Đa 34 Nữ Làm rẫy Kiến Đức, huyện Đắc R’Lấp, tỉnh Đắc Nông 5 Thị Jrai 25 Nữ Làm rẫy Bon Đắc Blau, thị trấn 9 Kiến Đức, huyện Đắc R’Lấp, tỉnh Đắc Nông 7. Bố cục đề tài Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn: nêu những cơ sở lí luận và thực tiễn, cung cấp thông tin về người Mạ, tiếng Mạ. Chƣơng 2: Hệ thống ngữ âm tiếng Mạ: trình bày hệ thống ngữ âm tiếng Mạ. Chƣơng 3: Ngữ âm tiếng Mạ trong sự so sánh, đối chiếu phƣơng ngữ và một vài ngôn ngữ nhóm Nam Bahnar: so sánh đặc điểm ngữ âm tiếng Mạ ở Đắc Nông với tiếng Mạ ở Lâm Đồng và tiếng Mnông - một ngôn ngữ khác trong nhóm Nam Bahnar để nêu bật những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. 10 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Vài nét về dân tộc Mạ ở xã Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông Người Mạ thuộc loại hình nhân chủng Indonesian, là một trong những dân tộc thiểu số ở miền Nam Tây Nguyên. Theo thống kê năm 2009, hiện có khoảng 41.405 người Mạ. Họ sinh sống tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Đồng Nai, Bình Phước… Riêng ở tỉnh Đắc Nông, dân tộc Mạ chủ yếu cư trú tại thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắc Song, huyện Đắc Glong…. - Về dân số : Toàn xã Đắk Nia có 8.357 người, 2.274 hộ (theo thống kê năm 2011). Bình quân 3,7 người/hộ. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 2,5%/năm; tỉ lệ tăng cơ học là 1,9%/năm. Mật độ dân số là 90 người/km2. Phân bố dân cư: toàn xã có 12 thôn, bon. Các khu dân cư được hình thành là do tự phát, sinh sống thành từng cụm và bố trí dọc theo các tuyến đường quốc lộ, liên thôn, liên xã. Một bộ phận rải rác dọc theo các tuyến đường trong đất sản xuất nông nghiệp. Tình hình phân bố các khu dân cư thiếu tập trung, không đồng đều. - Về tên gọi: Tộc danh “Mạ” thực sự có ý nghĩa gì là điều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, theo đa số người Mạ và phần lớn dân tộc láng giềng cùng nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer thì tộc danh “Mạ” được hiểu là đồng nhất với tên gọi phương thức sinh hoạt kinh tế của những người làm rẫy (mir). Mạ có nghĩa là những người làm rẫy. - Về kinh tế: Phương thức kinh tế chủ yếu của người Mạ là phát rừng làm rẫy. Họ trồng trọt quanh năm. Đó là lúa, sắn, ngô, bầu, bí, thuốc lá, bông,... đặc biệt tiêu, cà phê là loại 11 cây trồng mang đến nhiều nguồn lợi kinh tế. Mặc dù hoạt động theo phương thức nông nghiệp nhưng công cụ sản xuất của người Mạ vẫn còn thô sơ. Công cụ đơn giản được sử dụng như dao, rìu, gậy chọc lỗ,…. Khác với trồng trọt, việc chăn nuôi của người Mạ kém phát triển hơn. Vật nuôi chính là các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, vịt, ngan,... theo phương thức thả rong là chính. - Về văn hóa: Mạ là tộc người có ý thức dân tộc sâu sắc. Trong lịch sử, lãnh thổ Mạ tương đối ổn định, vì vậy, một số tài liệu xưa gọi nó là tiểu vương quốc Mạ hoặc xứ Mạ. Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là wăng bon (già làng). Trong hôn nhân gia đình: bộ tộc Mạ xác lập dựa trên chế độ phụ hệ vững chắc. Đây là điều khác biệt giữa người Mạ với người Kơho, Chil, Lạt và Mnông. Trong các phong tục lễ hội: lễ nghi cúng các vị thần nông nghiệp của người Mạ được tiến hành theo chu kỳ canh tác hàng năm, quan trọng nhất là lễ cúng vào thời kỳ bắt đầu gieo hạt gọi là lễ cúng lúa, lễ cúng cơm mới, cúng vào lúc kết thúc mùa thu hoạch. Bên cạnh đó, người Mạ còn có tục “cà răng, căng tai”, đeo nhiều vòng trang sức như đôi vòng hoặc bông tai cỡ lớn bằng đồng, kền, ngà voi hoặc bằng gỗ hay những khoanh rứa (kar) vàng. Nam nữ đều thích mang nhiều vòng đồng ở cổ tay có những ngấn khắc chìm, đó là ký hiệu ghi nhận của các lễ hiến sinh tế thần linh mong cầu may cho chính mình. Mặc dù hiện nay, tục này không còn nữa, song trong cộng đồng vẫn còn nhiều người già có những vành tai rất rộng bởi đã từng đeo những vòng to bằng gỗ hay ngà voi này. 12 Trong văn hóa, nghệ thuật: kho tàng văn học-nghệ thuật dân gian của người Mạ vô cùng phong phú và đa dạng: truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại,…Ngoài ra, người Mạ còn nhiều truyền thuyết và truyện cổ tích gắn liền với đất đai, núi sông và những mối quan hệ giữa các dân tộc. Một thể loại độc đáo khác chính là tình ca hát theo lối giao duyên giữa trai thanh, gái tú cũng bộc lộ được nét đặc trưng trong văn hóa tinh thần của tộc người Mạ. Về y phục: hiện nay trang phục của người Mạ giống với người Kinh. Tuy nhiên, họ vẫn còn lưu giữ lại nét văn hóa đặc trưng của mình. Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mạ là váy quần dài quá bắp chân, áo chui đầu vừa sát thân, dài tới thắt lưng và kín tà. Trong khi đó, nam đóng khố, áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước, về mùa hè nhiều người ở trần hơn. Tại địa bàn khảo sát, người Mạ chỉ mặc trang phục dân tộc vào lễ cưới hỏi và đồng phục khi đi lễ. - Về khí hậu: Theo số liệu trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đắc Nông, xã Đắc Nia mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm của khu vực: 2.502 mm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 85%. Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,2 0C. - Về địa hình: Địa hình tương đối phức tạp, độ dốc lớn, thoải dần theo hướng Bắc Nam, bị chia cắt bởi suối, hồ và hệ thống giao thông. Xung quanh các ngọn đồi là các con suối hẹp, uốn khúc. Về mùa mưa, nước từ thượng lưu chảy về rất mạnh và gây ra lũ quét rất nguy hiểm. Về mùa khô, nước chảy nhỏ. Diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đất lâm nghiệp của lâm trường phòng hộ Đắc Nia. 13 - Về hệ thống sông, suối: Trên địa bàn có hệ thống sông, suối khá phong phú và được phân bố tương đối đồng đều. Trong đó có sông Đồng Nai (chạy dọc theo ranh giới phía Nam khoảng 12km); suối Đắc Rtih (chạy dọc theo ranh giới phía Tây 10km). Đó là những sông, suối có lưu lượng nước lớn quanh năm và có tiềm năng xây dựng, phát triển các công trình thủy điện, thủy lợi lớn. Ngoài ra, trên địa bàn còn nhiều suối khác như: Đắc Muông, Đắc Noh, Đắc Nia, Đắc Riah…. 1.2. Sơ lƣợc về tiếng Mạ Theo danh sách chính thức, hiện nay có 25 ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhánh Môn - Khmer, họ Nam Á. Địa bàn cư trú của cư dân sử dụng các ngôn ngữ này trải từ Nam ra Bắc trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, có thể coi họ ngôn ngữ Nam Á (cụ thể hơn là nhánh Môn - Khmer) là một họ ngôn ngữ quan trọng hiện diện ở địa bàn nước ta. Tiếng nói của người Mạ là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), chi Môn - Khmer, nhóm Bahnar, tiểu nhóm Nam Bahnar (bao gồm Mnông, Kơho, Mạ, Stiêng, Chrau). Trong từ vựng của ngôn ngữ Mạ, yếu tố Môn - Khơme trội hơn hẳn so với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ này cư trú ở Bắc Tây Nguyên như Bahnar, Xơ Đăng, .... Trước đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với người Kinh, nên người Mạ ít biết đến tiếng phổ thông. Tuy nhiên, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, quê hương của người Mạ phần lớn là vùng căn cứ địa cách mạng, một số nơi khác là vùng bị tạm chiếm nên việc tiếp xúc với người Kinh trở nên thường xuyên hơn. Qua hơn 40 năm sau ngày giải phóng, nhiều người Mạ đã sử dụng chữ Quốc ngữ một cách thuần thục, nhất là những người ở lứa tuổi thanh thiếu niên. 14 TIỂU KẾT Người Mạ là tộc người thuộc nhóm nhân chủng Indonesian. Họ sinh sống tập trung ở phía Nam Tây Nguyên và rải rác ở một số địa phương và khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Phước,…Cư dân Mạ cư trú theo hình thức tự phát thành từng bon. Vì vậy, dân cư phân bố thiếu tập trung, không đồng đều. Tuy nhiên, từ lâu, người Mạ luôn có ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc, luôn khẳng định đặc trưng sắc tộc của mình bằng phong tục, tập quán và các phương thức sinh hoạt văn hóa tiêu biểu khác như: văn học, nghệ thuật,… Tiếng Mạ là ngôn ngữ thuộc họ Nam Á, chi Môn - Khmer, nhóm Bahnar, tiểu nhóm Nam Bahnar. Cũng như các ngôn ngữ thuộc cùng ngữ hệ, tiếng Mạ chịu ảnh hưởng của hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ, đang trong quá trình đơn tiết hóa và có những biến đổi về mặt ngữ âm. Nghiên cứu tiếng Mạ nhằm xây dựng hệ thống ngữ âm hoàn chỉnh. Từ đó xác lập mô hình chữ viết Mạ, phục vụ hiệu quả công tác giáo dục song ngữ. Những đặc sắc về văn hóa, con người Mạ không những làm nên bản sắc riêng của họ mà còn trở trành ranh giới khu biệt Mạ với các dân tộc anh em sinh sống trên cùng phạm vi lãnh thổ. Một trong số đó, tiêu chí cần nhắc đến chính là ngôn ngữ. Để làm rõ vấn đề này, việc nghiên cứu tiếng Mạ được chúng tôi thực hiện ở các chương tiếp theo. 15 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TIẾNG MẠ Ở ĐẮC NÔNG 2.1. Cấu trúc âm tiết Mang đặc điểm của loại hình ngôn ngữ Môn - Khmer, hình thức ngữ âm của từ đơn trong tiếng Mạ có hai dạng: - Từ đơn đơn tiết; - Từ đơn song tiết: bao gồm tiền âm tiết và âm tiết chính. Tiền âm tiết trong cấu trúc song tiết là đơn vị đứng trước âm tiết chính và chỉ được phát âm nhẹ, lướt qua nên không mang trọng âm. 2.1.1. Cấu trúc tiền âm tiết Trong tiếng Mạ, cấu trúc tiền âm tiết ở hai dạng: Cp1Vp và Cp1VpCp2 (Cp1 là phụ âm đầu của tiền âm tiết, Vp là nguyên âm của tiền âm tiết, Cp2 là phụ âm cuối của tiền âm tiết). - Dạng Cp1Vp: VD: 1. /sa/ trong [sar k] - chặt [sarɛ k] - chặt 16 2. /ra/ trong [rapͻj] - nghĩ [rɐpͻj] - nghĩ - Dạng Cp1VpCp2: VD: 1. /taŋ/ trong [taŋtot] - ngực [taŋtot] - ngực 17 2. /xun/ trong [xunxim] - bƣớm [xunxim] - bướm 2.1.1.1. Âm đầu của tiền âm tiết (Cp1) Trong tiếng Mạ, đảm nhận chức năng âm đầu là một âm tắc, âm xát hay âm mũi. - Âm tắc: /p, t, c, k, b, d, ɣ/ VD: [pəkaw] - hoa, [kataŋ] - đầu gối, [bəsrăm] - học [pəkaw] - hoa

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net