Xứ ủy nam bộ, trung ương cục miền nam lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng (1945 1954)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Xứ ủy nam bộ, trung ương cục miền nam lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng (1945 1954)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- TRẦN QUỐC HƯNG XỨ ỦY NAM BỘ, TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC Ở CHIẾN KHU, VÙNG GIẢI PHÓNG (1945 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- TRẦN QUỐC HƯNG XỨ ỦY NAM BỘ, TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC Ở CHIẾN KHU, VÙNG GIẢI PHÓNG (1945 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. DƯƠNG KIỀU LINH TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2019 LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đề tài luận văn thạc sĩ ““Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng (1945 - 1954)” đã hoàn thành. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Dương Kiều Linh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các anh, chị đang công tác tại các cơ quan, ban ngành đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm, sưu tập tài liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình học tập, nghiên cứu, cũng như trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Trần Quốc Hưng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thật sự của riêng tôi, được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Dương Kiều Linh. Những số liệu trong đề tài phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập dựa trên các nguồn khác nhau có ghi rõ trong tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2018 Học viên Trần Quốc Hưng MỤC LỤC DẪN LUẬN ................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11 6. Đóng góp của đề tài...............................................................................................11 7. Kết cấu đề tài .........................................................................................................12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC Ở CHIẾN KHU, VÙNG GIẢI PHÓNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ (1945 – 1954) .......13 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................13 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài ...........................................13 1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến ..................................................................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................30 1.2.1. Bối cảnh lịch sử và hình thái chiến trường Nam Bộ trong giai đoạn 1945 - 1954 ...........................................................................................................................30 1.2.2. Thực trạng đời sống văn hóa, giáo dục ở Nam Bộ trước 1945 .......................35 CHƯƠNG 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA XỨ ỦY VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC KHÁNG CHIẾN Ở CHIẾN KHU, VÙNG GIẢI PHÓNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ (1945 – 1954) ...................................................................................................................................40 2.1. Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa kháng chiến ........40 2.1.1. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa kháng chiến .....................................40 2.1.2. Quá trình chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa kháng chiến ............................45 2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng giáo dục kháng chiến .....................69 2.2.1. Chủ trương xây dựng giáo dục kháng chiến ...................................................69 2.2.2. Quá trình chỉ đạo xây dựng nền giáo dục kháng chiến ..................................75 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC .94 3.1. Kết quả ...............................................................................................................94 3.1.1. Ưu điểm ...........................................................................................................94 3.1.2. Hạn chế..........................................................................................................103 3.2. Một số bài học kinh nghiệm .............................................................................104 KẾT LUẬN ............................................................................................................118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................121 PHỤ LỤC ...............................................................................................................130 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến là một phần không thể thiếu trong xây dựng xã hội mới, chế độ mới, nó góp phần quan trọng vào việc giáo dục, cổ vũ tinh thần yêu nước, giáo dục bồi dưỡng khả năng sản xuất và chiến đấu của nhân dân, nâng cao sinh hoạt tinh thần của quần chúng, tin vào thắng lợi vẻ vang của toàn Đảng, của toàn quân và toàn dân trong kháng chiến chống Pháp. Do vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, là mục tiêu, động lực để kháng chiến, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nội dung công tác xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến được đề cập đến ở đề tài này là các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa, văn nghệ, văn học, điện ảnh, báo chí, thông tin, xây dựng đời sống mới, phong trào giáo dục xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa và xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông Tiểu học, Trung học kháng chiến để nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ở các chiến khu, vùng giải phóng. Trong giai đoạn 1945 – 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ diễn ra ác liệt, công tác lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn nhưng Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam đã kịp thời đề ra các chủ trương, chính sách để lãnh đạo xây dựng, phát triển đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến. Và thực hiện đúng lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh, chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [66; tr. 246], công tác xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục đã tiếp sức tinh thần cho các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tiếp tục kháng chiến, … góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Xứ ủy lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp là một nội dung quan trọng đáng để nghiên cứu. Trên thực tế các công trình nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến đã được một số nhà nghiên cứu, học 1 giả quan tâm, nghiên cứu nhưng nó chưa thực sự đi sâu vào trọng tâm của nội dung mà học viên muốn nghiên cứu. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ở chiến khu, vùng giải phóng trên chiến trường dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng (1945 - 1954)” làm Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến ở chiến khu, vùng giải phóng (1945 – 1954) là một mảng đề tài hấp dẫn thu hút được nhiều học giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được đề cập ở những mức độ, phạm vi khác nhau, điều này được thể hiện rõ trong các sách xuất bản, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí, … trong đó một số công trình có đề cập đến chủ trương, quan điểm và quá trình lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục. Sau đây là một số tác phẩm có liên quan đến hoạt động văn hóa, giáo dục ở Nam Bộ trong giai đoạn 1945 – 1954: Thứ nhất, nhóm tác phẩm, công trình xuất bản. Cuốn sách Qua thực tiễn văn nghệ Nam Bộ của Lưu Quý Kỳ xuất bản năm 1958, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Cuốn sách gồm 3 phần: Phần một viết về hoàn cảnh, điều kiện lịch sử và đặc điểm của Nam Bộ và những vấn đề đặt ra trước mắt của công tác văn nghệ ở Nam Bộ. Phần 2 nội dung viết về kết quả làm được – những thành tựu trong chín năm dám nghĩ, dám làm để thắng quân thù, đó là bước đầu của cuộc cách mạng văn nghệ ở Nam Bộ. Phần ba viết về những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của văn nghệ kháng chiến ở Nam Bộ. Cuốn sách đã đề cập đến công tác văn nghệ của Đảng ở Nam Bộ (1945 – 1954), từ đó tác giả có thể phát triển thêm những nội dung về xây dựng đời sống văn hóa trong chiến khu, vùng giải phóng. 2 Cuốn sách Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của Viện Văn học - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản năm 1986, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách gồm 4 phần, 11 chương, phần một viết về những vấn đề đặt cho cho văn học Việt Nam đến trước ngày toàn quốc kháng chiến cùng với lý luận, phê bình văn học trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến. Phần hai, chủ yếu nói về thể loại văn xuôi, trong đó đề cập đến tác giả, tác phẩm, nhân vật trung tâm của thể loại văn xuôi là con đường tìm kiếm và nhận diện thể loại. Phần ba, viết về quan niệm, hướng đi, đặc điểm, hình thức thơ kháng chiến trong giai đoạn này. Phần cuối là phần đáng lưu tâm để tác giả có cái nhìn khách quan hơn về các thể loại sân khấu như: kịch nói kháng chiến, kịch hát dân tộc phục vụ kháng chiến như thế nào trước những quan điểm trái ngược về thể loại này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954. Cuốn sách Đây! Đài phát thanh tiếng nói Nam Bộ kháng chiến của nhiều tác giả, do Mai Văn Bộ chủ biên xuất bản năm 1995, Nxb Văn nghệ TP.HCM. Cuốn sách tập hợp các bài viết của cán bộ nhân viên của Đài phát thanh tiếng nói Nam Bộ kháng chiến đã từng sống đồng cam cộng khổ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành công tác thông tin tuyên tuyền, các bài viết nói lên tâm tư tình của của họ đối với Đài. Cuốn sách đã cung cấp cho tác giả nguồn tư liệu trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954, nhưng vì cuốn sách chỉ đề cập đến những nội dung liên quan đến Đài phát thanh tiếng nói Nam Bộ kháng chiến, nên chưa miêu tả hết được nội dung xây đựng đời sống văn hóa ở chiến khu, vùng giải phóng trong giai đoạn 1945 – 1954. Cuốn sách Dạy và học trong những năm Nam Bộ kháng chiến (1945 – 1954) của nhiều tác giả xuất bản năm 1995, Nxb TP. Hồ Chí Minh. Nội dung gồm 3 phần, phần I gồm những ý kiến sơ bộ tổng kết thành tựu các mặt của ngành giáo dục Nam Bộ: về chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách văn hóa, giáo dục của Đảng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, về nội dung và phương pháp giáo dục sáng tạo, kết hợp học tập với lao động sản xuất, chiến đấu và thực hành dân vận. Phần II gồm những bài thơ, bản nhạc, nội dung các bài thơ, bản nhạc này chứa đựng tình cảm đậm đà, gắn bó giữa thầy và trò, giữa cán bộ nhân viên và học sinh toàn trường, 3 nhân dân địa phương với nhau. Phần III gồm những hồi ức và suy nghĩ của các cô chú từng tham gia giảng dạy và học tập về Đảng, về nhân dân, về thầy, về bạn bè từ khi bắt đầu học tập đến khi rời ghế nhà trường và cho đến tận bây giờ. Cuốn sách viết tập trung vào lĩnh vực giáo dục ở Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954 nên tác giả có thể kế thừa được nguồn tư liệu này để bổ sung, phát triển thêm trong luận văn. Cuốn sách Sơ thảo 30 năm giáo dục miền Nam 1945 – 1975 do Trần Thanh Nam chủ biên xuất bản năm 1995, Nxb Giáo dục, TP.HCM. Sách gồm ba phần: Phần thứ nhất viết về giáo dục miền Nam Việt Nam trong giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), phần này có đề cập đến một số nội dung về giáo dục ở miền Nam trong đó có Nam Bộ, tuy nhiên ở phần này chưa thực sự đi sâu về đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng trong giai đoạn này. Phần thứ hai viết về giáo dục miền Nam Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975). Và phần cuối là tổng luận của cuốn sách. Cuốn sách Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954) của tác giả Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp xuất bản năm 1998, Nhà xuất bản (Nxb) TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM. Cuốn sách này viết về văn học Nam Bộ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bao gồm: bối cảnh xã hội và tình hình văn học ở Nam Bộ từ năm 1900 đến năm 1945, văn xuôi, tiểu thuyết, thơ, văn học sân khấu, cùng với đó là nghiên cứu, phê bình văn học giai đoạn này. Nội dung chính của cuốn sách đề cập đến văn học Nam Bộ khi công khai ở các đô thị, những đặc điểm về tính chất, nội dung, sắc thái, tổ chức hoạt động của văn học công khai ở đô thị gồm các thể loại: Thơ, truyện, biên khảo, kịch sân khấu, tiểu luận và ký. Cùng chương hai của phần hai, cuốn sách còn nói đến văn học kháng chiến Nam Bộ. Trong đó có một số nội dung tác giả có thể kế thừa để nghiên cứu, phát triển như: lãnh đạo của Đảng về tổ chức và chỉ đạo phong trào văn nghệ, đồng thời lãnh đạo về lý luận và sáng tác văn học ở Nam Bộ; cùng với đó là những thành tựu văn học về văn xuôi, thơ ca, kịch sân khấu và lý luận phê bình ở Nam Bộ trong giai đoạn 1945 – 1954. Cuốn sách Giáo dục Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhiều tác giả xuất bản năm 2002, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh. Cuốn sách được thực hiện bởi một số thành viên trong Ban liên lạc truyền thống kháng chiến ngành 4 giáo dục Nam Bộ gồm 5 phần. Phần 1 viết về hoạt động và thành quả của ngành giáo dục, gồm nhiều bài viết, tổng kết thành tựu chung của toàn ngành hoặc từng đơn vị cơ quan, trường học. Phần 2 là giới thiệu chân dung và nhân chứng là các giáo sư, cán bộ của Sở Giáo dục Nam Bộ đã có những cống hiến lớn cho phong trào giáo dục đồng thời nêu cao những tấm gương đẹp về nhân cách của các nhà giáo cách mạng. Phần 3 gồm các các bài cảm nhận, hồi ức kể về quá trình dạy và học cho đến sinh hoạt và học tập dưới những ngôi trường ở chiến khu, vùng giải phóng. Phần 4 là tập hợp các bài hát, các bài thơ được sáng tác trong giai đoạn 1945 - 1954. Phần 5 là phần phụ lục danh sách và địa chỉ của các cán bộ, nhân viên Sở Giáo dục, các thầy và trò. Cuốn sách chủ yếu tập trung viết những nội dung về giáo dục kháng chiến ở Nam Bộ, nhưng chưa đề cập đến xây dựng đời sống văn hóa nên tác giả có thể kế thừa được những tư liệu từ cuốn sách về giáo dục để thực hiện đề tài của mình về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng trong giai đoạn 1945 - 1954. Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975) của Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ do Lâm Trung Hiếu chủ biên (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm biên soạn quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ miền Đông Nam Bộ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ với phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tác phẩm cũng để cập đến hoạt động văn hóa, giáo dục ở các chiến khu giai đoạn 1945 – 1975 ở mức độ khái quát, chưa đi sâu vào nội dung của quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục của Xứ ủy – Trung ương Cục. Các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Xứ ủy - Trung ương Cục về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục được thể hiện qua các tác phẩm công tác đảng, công tác chính trị của các tỉnh ở Nam Bộ như: Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang tỉnh Bạc Liêu (1945 – 1975) của Đảng ủy – Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bạc Liêu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang tỉnh Sóc Trăng (1945 – 2005) của Đảng ủy – Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hai tác phẩm 5 cũng đề cập đến các chủ trương của Xứ ủy, Trung ương Cục về văn hóa, giáo dục nhưng chưa để cập sâu vào nội dung của công tác xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở Nam Bộ. Bên cạnh các tác phẩm trên thì còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu đã đề cập đến xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục trong các chiến khu, vùng giải phóng trên chiến trường Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954 như: Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ (1945 – 1954) của PGS. TS Hồ Sơn Đài xuất bản năm 1996, Nxb TP. Hồ Chí Minh Căn cứ địa U Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) của Trần Ngọc Long xuất bản năm 2005, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội; Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam ở U Minh (Cuối 1949 – đầu 1955) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau xuất bản năm 2011, Nxb Phương Đông, TP.HCM; Xứ ủy Nam Bộ với chiến khu Đồng Tháp Mười huyền thoại (1946 – 1949) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp xuất bản năm 2011, Nxb Trẻ TP.HCM; Căn cứ địa Cách mạng tỉnh Bình Thuận trong 30 chiến tranh giải phóng (1945 – 1975) của Quân khu 7 – Tỉnh ủy Bình Thuận xuất bản năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; … Thứ hai, nhóm luận văn, luận án. Căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Đông Nam Bộ (1945 – 1954), Luận án Phó tiến sĩ khoa học của Hồ Sơn Đài, mã số 5.03.15, chuyên ngành lịch sử Việt Nam, thực hiện năm 1995 tại Viện Khoa học Xã hội TP.HCM. Luận án đề cập đến các nội dung sau: điều kiện của miền Đông Nam Bộ và tiền đề hình thành các căn cứ địa trước ngày Nam Bộ kháng chiến; Quá trình hình thành và phát triển các căn cứ địa kháng chiến ở Đông Nam Bộ; Và tác giả đưa ra một số nhận xét về đặc điểm vai trò của căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ. Luận án này cũng có đề cập đến hoạt động văn hóa, giáo dục của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ta trong các căn cứ địa trên chiến trường Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Trung và Tây Nam Bộ (1945 - 1954) của nghiên cứu sinh Lê Song Toàn, mã số 5.03.15, thực hiện năm 2003 tại Viện Khoa học Xã hội TP.HCM. Luận án tập trung viết về miền Trung và Tây Nam Bộ trước cuộc kháng chiến chống Pháp; Quá trình hình 6 thành và phát triển của căn cứ địa và đặc điểm căn cứ địa ở miền Trung và Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. Luận án cũng có đề cập đến các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, dạy học ở các căn cứ địa ở Trung và Tây Nam Bộ nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu nội dung Xứ ủy lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu trên chiến trường Nam Bộ (1945 – 1954). Các luận án đã đề cập đến hoạt động văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng ở mức độ khái quát để tác giả có thể hình dung sơ nét về các hoạt động văn hóa, giáo dục ở các căn cứ địa, chiến khu. Từ đó, tác giả có thể sử dụng những nguồn sử liệu này để thực hiện đề tài đang nghiên cứu. Ngoài ra còn nhiều luận án đã đề cập ít nhiều đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở Nam Bộ nhưng đã được xuất bản thành sách tham khảo hay các luận án cũng đề cập đến các nội dung liên quan trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) nên tác giả không liệt kê đưa vào phần này. Thứ ba, nhóm Kỷ yếu hội thảo khoa học. Kỷ yếu hội thảo khoa học của ngành điển ảnh cách mạng, Kỷ yếu điện ảnh bưng biền T.1: Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập điện ảnh kháng chiến Nam Bộ (1947 - 1997) của Hội điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1997, Nxb Văn nghệ, TP. HCM. Kỷ yếu tập hợp 45 bài viết, hồi ký về ngành điện ảnh Nam Bộ của nhiều tác giả, kỷ yếu tập hợp nhiều hình ảnh, tư liệu quý giá được chụp trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954. Tác giả có thể kế thừa những tư liệu này để thực hiện nghiên cứu của mình về xây dựng đời sống văn hóa ở chiến khu, vùng giải phóng, từ đó có thể phát vẽ nên bức tranh sống động về sinh hoạt văn hóa của quân và dân ta trong chiến khu, vùng giải phóng giai đoạn 1945 - 1954. Kỷ yếu Tọa đàm khoa học “Chín năm xây dựng nền giáo dục kháng chiến ở Nam Bộ - thành quả và kinh nghiệm (1945 – 1954) do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức năm 2017. Kỷ yếu đã hợp các bài viết của nhiều tác giả, phản ánh một cách khái quát về công tác dạy và học của thầy, trò và nhân dân trong các chiến khu, vùng giải phóng dưới những tán rừng, điều kiện vô cùng khó khăn. Cùng với đó, quân và dân Nam Bộ đã đạt được một số thành tựu nổi bậc trong việc xóa nạn 7 mù chữ cho nhân dân, xây dựng nền giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954. Thứ tư, nhóm các bài báo đăng trên các tạp chí, đặc biệt là các bài báo được đăng trên hệ thống báo chí chuyên ngành. Bài báo Xây dựng một nền văn nghệ lớn dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng đăng trên Tạp chí Văn học, số 8 năm 1975, tr. 99 – 109 của Phan Cự Đệ. Bài báo viết về những hoạt động của Tố Hữu trong lĩnh vực văn nghệ từ khi Đề cương văn hóa của Đảng ra đời năm 1943 đến năm 1975. Bài báo đánh giá những hoạt động, đóng góp của ông trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ là luôn gắn bó với quần chúng nhân dân, hết mình vì quần chúng nhân dân. Ông xứng đáng là ngọn cờ đầu trong xây dựng văn hóa văn nghệ kháng chiến trên con đường cách mạng của Đảng, con đường vinh danh tất cả tài năng chân chính trong thơ ca. Bài báo Dưới ánh sáng đường lối văn nghệ của Đảng đăng trên Tạp chí văn học, Số 1, năm 1976, tr. 142 – 144 của tác giả Việt Anh. Bài báo viết về tinh thần hoạt động cần cù, chịu khó của Phan Nhân đối với lĩnh vực văn học, đặc biệt là với văn học miền Nam với ý muốn được đóng góp cho lĩnh vực lý luận – phê bình văn học góp một phần làm sáng tỏ đường lối văn nghệ của Đảng. Tuy nhiên, bài báo chỉ tập trung vào những nội dung nêu trên, chưa truyền tải được hết những nội dung mà tác giả nghiên cứu. Bài báo Một bước phát triển mới đường lối văn nghệ của Đảng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, Số 1 năm 1985, tr. 44 - 47 của Nguyễn Minh Tấn. Bài báo đề cập đến văn nghệ là sự nghiệp của đội ngũ, của từng người, đòi hỏi một sự chăm lo đào tạo bồi dưỡng những tài năng của đất nước. Và đường đối văn nghệ của Đảng không chỉ thể hiện ở những phương hướng sáng tạo, lý luận, phê bình mà cần phải thấm nhuần vào những chính sách cụ thể, những người nghệ sĩ, sản phẩm của họ. Bài báo Đảm bảo vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tác giả Nguyễn Quế, Nguyễn Giáp đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 11 năm 1997, tr. 36 - 38. Bài báo viết về mục tiêu và động lực của sự phát triển là giáo dục – đào tạo nhằm phát huy nhân tố con người, đó là chìa khóa mở 8 cửa vào tương lai. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần phải: nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và quản lý; đổi mới sự nghiệp lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Bài báo Một số suy nghĩ về phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá của tác giả Phạm Văn Khánh đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 8 năm 1998, tr. 43 – 46. Bài báo viết về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa gồm: đường lối văn hóa của Đảng và việc xây dựng đường lối văn hóa trong thời kỳ đổi mới; những nguyên tắc và quy trình; kiểm tra nội dung và uốn nắn những hoạt động văn hóa có biểu hiện chệch quan điểm; lãnh đạo công tác văn hóa thông qua các cơ quan các cấp chính quyền, đoàn thể; lãnh đạo thông qua cán bộ, đảng viên. Bài báo Đổi mới giáo dục - đào tạo theo đường lối chủ trương của Đảng đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 4 năm 1999, tr. 31 – 34 của Dương Thu Hiên. Bài báo viết về thực trạng của giáo dục đào tạo ở Việt Nam, từ đó đặt ra những vấn cấp bách đối với nền giáo dục, yêu cầu phải đổi mới để phát triển cho phù hợp với tình hình hiện nay. Từ thực trạng, yêu cầu đó, bài báo trình bày những đường lối, chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Như vậy, những bài báo trên chỉ đề cập đến một số vấn đề về đường lối, hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục của nhiều thời kỳ nhưng chưa thực sự đi sâu vào quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục của Xứ ủy ở chiến khu, vùng giải phóng (1945 – 1954). Ngoài những bài báo đăng trên các tạp chí, hệ thống báo chí chuyên ngành trên thì còn nhiều bài báo viết đề cập đến nội dung xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng trong giai đoạn 1945 – 1954. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là tái dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng; qua đó đánh giá những thành công, hạn chế và đúc kết một số bài học kinh nghiệm về 9 quá trình lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong giai đoạn 1945 – 1954. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu của đề tài này, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn hình thành chủ trương xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục. - Làm rõ quá trình Xứ ủy Nam Bộ – Trung ương Cục miền Nam vận dụng các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn của Nam Bộ. - Làm sáng tỏ, tái dựng lại quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục của Xứ ủy - Trung ương Cục trong những năm 1945 - 1954. - Đánh giá những ưu điểm cũng như những hạn chế còn mắc phải trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Xứ ủy - Trung ương Cục. - Đúc kết thành những bài học kinh nghiệm về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục của Xứ ủy - Trung ương Cục. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục của Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam ở chiến khu, vùng giải phóng trên chiến trường Nam Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi xây dựng đời sống văn hóa kháng chiến và xây dựng giáo dục kháng chiến. Xây dựng đời sống văn hóa kháng chiến gồm những nội dung về: văn học; nghệ thuật; báo chí; thông tin; điện ảnh; xây dựng đời sống văn hóa mới. Xây dựng giáo dục kháng chiến giáo dục kháng chiến gồm những nội dung về: Bình dân học vụ; xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông Tiểu học, Trung học; bổ túc văn hóa, năng cao trình độ, năng lực cho cán bộ kháng chiến; đào tạo đội ngũ cán bộ giáo dục. 10 Về không gian: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các chiến khu cách mạng, vùng giải phóng trên chiến trường Nam Bộ. Về thời gian: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi thời gian trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng 2 phương pháp chính đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Cả 2 Phương pháp được sử dụng để đi sâu vào phân tích hoàn cảnh, những quy luật tất yếu cũng như những điều kiện tác động đến việc hình thành, phát triển những chủ trương, chính sách của Xứ ủy - Trung ương Cục trong xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng trên chiến trường Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954. Ngoài ra, học viên còn sử dụng phương pháp so sánh và các thao tác phân tích, tổng hợp, đối chiếu tư liệu để góp phần giải quyết một cách hiệu quả những mục tiêu mà đề tài đặt ra. Kết hợp chặt chẽ những phương pháp nghiên cứu trên giúp học viên thu thập thông tin khoa học, tư duy logic chứng minh cho đề tài và đem đến cho đọc giả một cái nhìn toàn cảnh, khách quan đối với quá trình Xứ ủy - Trung ương Cục lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng (1945 - 1954) có những đóng góp cụ thể như sau: - Trước hết luận văn góp phần hệ thống lại các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Xứ ủy nói riêng về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến trong thời kỳ chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. - Cung cấp cho người đọc một cách nhìn toàn diện hơn về vị trí, vai trò của Xứ ủy trong việc lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng. 11 - Hệ thống hóa danh mục tài liệu về quá trình Xứ ủy lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến ở chiến khu, vùng giải phóng. - Góp phần cung cấp những cứ liệu khoa học thông qua tổng kết thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến và những bài học kinh nghiệm. - Ngoài ra, đề tài còn có thể được sử dụng để tham khảo trong quá trình thực hiện các nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến của những sinh viên, học viên cao học… chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung gồm 3 chương 6 tiết. Trong đó chương 1 có 28 trang, chương 2 có 54 trang, chương 3 có 24 trang. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành chủ trương xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục ở chiến khu, vùng giải phóng trên chiến trường Nam Bộ (1945 – 1954) 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Cơ sở thực tiễn Chương 2: Chủ trương và quá trình chỉ đạo của Xứ ủy về xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục kháng chiến ở chiến khu, vùng giải phóng trên chiến trường Nam Bộ (1945 – 1954) 2.1. Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa kháng chiến 2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng giáo dục kháng chiến Chương 3: Đánh giá, nhận xét và một số bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục 3.1. Kết quả 3.2. Một số bài học kinh nghiệm 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC Ở CHIẾN KHU, VÙNG GIẢI PHÓNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ (1945 – 1954) 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài Nói đến văn hóa, giáo dục thì có hàng trăm khái niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu, học giả, tuy nhiên trong đề tài này chỉ đề cập đến một vài khái niệm cơ bản về văn hóa, giáo dục liên quan đến nội dung của đề tài. Văn hóa UNESCO định nghĩa về văn hoá: “Văn hoá cần được xem như tập hợp những đặc trưng về tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội, bao gồm nghệ thuật, văn học, lối sống, phương thức sinh hoạt cộng đồng, những quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, truyền thống tín ngưỡng… Chính văn hóa đem lại khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa làm cho con người trở thành những sinh vật đặc biệt - nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dấn thân có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện mình, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là phương án chưa hoàn thiện đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình” [22; tr. 13]. V.I.Lênin cho rằng văn hóa là “toàn bộ những giá trị do nhân dân sáng tạo ra thông qua hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ cho sự nghiệp giải phóng và phát triển của chính con người… hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ, hướng đến giải phóng con người” [45; tr. 23]. Với khái niệm của Lênin, theo nghĩa rộng văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; ở cấp độ nghĩa hẹp văn hóa chính là lĩnh vực tinh thần, văn hóa chính là giáo dục, trình độ học vấn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những nhận định rất riêng về khái niệm văn hóa, lần đầu tiên Người đưa ra định nghĩa của mình về văn hoá. Người viết: “Vì lẽ 13 sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [62; tr. 458]. Định nghĩa về văn hóa của Người có rất nhiều điểm gần với khái niệm hiện đại về văn hoá. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn cho rằng: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [62; tr. 458]. Ở góc độ khác, Hồ Chí Minh xem văn hóa chỉ là văn học nghệ thuật, Người xem “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [66; tr. 246]. Đây chỉ là cách sử dụng khái niệm văn hóa ở những góc độ khác nhau mà các nhà nghiên cứu có tiếp cận một cách khác nhau. Như vậy, khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng là hoạt động sáng tạo của con người trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần. Nó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người trong quá trình lịch sử thông qua hoạt động sáng tạo. Còn theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ gói gọn trong những giá trị tinh thần như: việc xóa mù chữ, chống nạn dốt, xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ, xây dựng đời sống văn hóa mới trong nhân dân. Đời sống văn hóa Nói đến đời sống văn hóa là nói đến những hoạt động, sinh hoạt của con người trên lĩnh vực văn hóa nhằm thỏa mãn những yêu cầu văn hóa của con người trong xã hội, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đời sống văn hóa gồm có đời sống văn hóa tinh thần và đời sống văn hóa vật chất, đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu ở các giá trị văn hóa tinh thần nên khái niệm đời sống văn hóa cũng chỉ giới hạn trong đời sống văn hóa tinh thần. Đời sống văn hóa tinh thần là “một tổng thể đang vận động của các giá trị tinh thần được thực hiện và thể hiện qua hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác nhau về sự sản xuất, trao đổi và tiêu dùng tinh thần” [73; tr. 35]. Nói cách khác đời sống văn hóa là “sự hiện diện, tồn tại và phát triển của đời sống tinh thần trong toàn bộ thực tiễn xã hội” [42; tr. 17]. Đôi khi đời sống văn hóa cũng được xem như 14

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net