Chủ quyền của việt nam trên hai quần đảo hoàng sa – trường sa qua các bản đồ cổ dưới góc nhìn địa lý

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Chủ quyền của việt nam trên hai quần đảo hoàng sa – trường sa qua các bản đồ cổ dưới góc nhìn địa lý

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ  CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG 2017 Tên công trình CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA QUA CÁC BẢN ĐỒ CỔ DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA LÝ Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Toàn Địa Lý K35, khóa 2014 – 2018 Thành viên: Nguyễn Thị Anh Thư Địa Lý K35, khóa 2014 – 2018 Trần Thái Hải Đăng Địa Lý K36, khóa 2015 – 2019 Người hướng dẫn: ThS. Ngô Hoàng Đại Long THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 4/2017 2 MỤC LỤC BẢNG VIẾT TẮT ..................................................................................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 6 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 7 2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 7 3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 9 6. Tổng quan đề tài ................................................................................................. 9 7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 16 8. Hướng ứng dụng ............................................................................................... 16 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 18 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................ 18 1.1. Khái niệm đảo, quần đảo ............................................................................... 18 1.1.1. Khái niệm đảo ........................................................................................ 18 1.1.2. Khái niệm quần đảo ................................................................................ 19 1.2. Bản đồ học ..................................................................................................... 19 1.2.1. Khái niệm bản đồ ................................................................................... 19 1.2.2. Bản đồ học .............................................................................................. 19 1.2.3. Đối tượng và nhiệm vụ của Bản đồ học ................................................. 20 1.2.4. Những bộ môn cơ bản của khoa học bản đồ .......................................... 20 1.2.5. Mối quan hệ giữa Bản đồ học với các bộ môn khoa học và nghệ thuật 21 1.2.6. Phương pháp bản đồ ............................................................................... 23 1.2.7. Lịch sử phát triển Bản đồ học ................................................................ 23 1.3. Bản đồ địa lý .................................................................................................. 28 1.3.1. Cơ sở toán học của bản đồ...................................................................... 28 1.3.2. Bản đồ sử dụng ngôn ngữ hình ảnh – ký hiệu ........................................ 28 3 1.3.3. Bản đồ có sự tổng quát hoá. ................................................................... 29 1.3.4. Các yếu tố cấu thành bản đồ địa lý......................................................... 30 1.3.5. Vai trò và ý nghĩa của bản đồ ................................................................. 31 1.4. Chủ quyền lãnh thổ trên biển ......................................................................... 31 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA ............................................................................................................ 34 2.1. Khái quát về Biển Đông – Những loại tranh chấp trong Biển Đông hiện nay ......................................................................................................................... 34 2.1.1. Khái quát về Biển Đông ......................................................................... 34 2.1.2. Những loại tranh chấp trên Biển Đông hiện nay .................................... 37 2.2. Vùng biển Việt Nam ...................................................................................... 40 2.3. Khái quát về Quần đảo Hoàng Sa .................................................................. 43 2.4. Khái quát về quần đảo Trường Sa ................................................................. 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 48 CHƯƠNG 3: CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA QUA CÁC BẢN ĐỒ CỔ ........................................................... 49 3.1. Bản đồ cổ Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các thời kỳ. ............................................................. 49 3.1.1. Thời Hậu Lê, Chúa Nguyễn và Tây Sơn (1428 – 1802) ........................ 50 3.1.2. Thời Nguyễn (1802 – 1884) ................................................................... 55 3.1.3. Thời Pháp thuộc (1884 – 1945) .............................................................. 65 3.1.4. Từ 1945 – 1975 ...................................................................................... 67 3.1.5. Từ năm 1975 đến nay ............................................................................. 71 3.2. Bản đồ cổ và tư liệu phương Tây chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. .............................................................................................................. 74 3.3. Cơ sở xác pháp lý xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. ................................................................................................... 97 3.3.1. Cơ cở pháp lý quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các đảo .. 97 3.3.2. Tính pháp lý quốc tế của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa .................................................................................................. 102 3.3.3. Tính pháp lý quốc tế của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa ................................................................................................ 105 4 3.4. Việc xác lập và thực thi “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. .............................................................................. 110 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 116 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỦ QUYỀN LÂU DÀI Ở BIỂN ĐÔNG ........................................................................................................... 117 4.1. Lập trường của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.................................................................................................................... 117 4.2. Giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo .......................................................... 119 4.3. Vai trò của Thanh niên trong công tác tuyên truyền Biển, đảo quê hương . 125 4.4. Đề xuất một số kiến nghị đến với các nhà làm chính sách khi tuyên truyền về biển, đảo bằng các tư liệu bản đồ cổ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. ....................................................................................................... 129 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 131 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 134 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 139 PHỤ LỤC 1: Nội dung cơ bản của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ............................................................................................... 153 PHỤ LỤC 2: Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông ........................................ 159 PHỤ LỤC 3: Danh sách các đảo, đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa ........................ 165 PHỤ LỤC 4: Danh sách các đảo, đá, bãi của Quần đảo Trường Sa .................. 166 PHỤ LỤC 5: Nội dung cơ bản một số châu bản triều Nguyễn .......................... 169 PHỤ LỤC 6: Bàn về quốc hiệu “GIAO CHỈ” .................................................... 184 PHỤ LỤC 7: THE BISHOP’S MAP VIETNAMESE AND WESTERN CARTOGRAPHY CONVERGE ........................................................................ 186 5 BẢNG VIẾT TẮT 1. CHXHCH: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa 2. DOC: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) 3. COC: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (tiếng Anh: The Code of Conduct for the South China Sea) 4. UNCLOS: Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea) 5. LHQ: Liên Hiệp Quốc 6. ĐQKT: Đặc quyền kinh tế 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam có thể kể đến như Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt vào những tháng cuối năm 2009; năm 2012, Trung Quốc ngang ngược xây dựng và trao quyền lập pháp ở thành phố Tam Sa1 trên quần đảo Hoàng Sa vào tháng 8/2015; tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam năm 2016;… Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) [Phụ lục 1: Nội dung cơ bản của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC)] và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Biển đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục, của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Ngoài những sự kiện lịch sử đã được chứng thực, cùng với các nguồn tư liệu thành văn với nhiều ngôn ngữ khác nhau, thì những tấm bản đồ cổ đã góp phần chứng minh rằng Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý... thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ. Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền. 1 Tam Sa (tiếng Trung: 三沙市; bính âm: Sānshā Shì, âm Hán Việt: Tam Sa thị) là một thành phố được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng). 7 Vì vậy, để giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về các tấm bản đồ cổ này, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của đất nước trên con đường hội nhập quốc tế, nên nhóm chúng tôi đã quyết định chọn “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa qua các bản đồ cổ dưới góc nhìn địa lý” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với đề tài trên, nhóm tập trung nghiên cứu về các tấm bản đồ cổ trong và ngoài nước đã được công bố quốc tế để làm bằng chứng cụ thể nhất nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Từ đó, khẳng định rằng Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, nhóm chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu vào các tấm bản đồ cổ đã được công bố trong và ngoài nước giai đoạn từ thời Hậu Lê, Chúa Nguyễn và Tây Sơn (1428 – 1802) đến năm 2016. Từ đó, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa qua các bản đồ cổ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên nhóm chúng tôi chỉ chọn: Về không gian: Tập trung nghiên cứu vào các để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Khi nói đến Biển Đông, người ta không thể không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa. Trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được coi là những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là phần lãnh thổ mà ông cha tổ tiên ta từ thế hệ này sang thế hệ khác đã dày công khám phá, khai khẩn và đổ biết bao mồ hôi xương máu để bảo vệ, giữ gìn. Để giải quyết các vấn đề đã đặt ra, đề tài nghiên cứu của chúng tôi xin hướng đến giải quyết các mục tiêu như sau: 8 Thứ nhất, nghiên cứu, tìm hiểu về các tấm bản đồ cổ trong và ngoài nước nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa. Thứ hai, đề xuất một số kiến nghị đến với các nhà làm chính sách khi tuyên truyền về biển, đảo bằng các tư liệu bản đồ cổ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần đảo này. Ngoài việc giải quyết các mục tiêu nêu trên, với đề tài này, chúng tôi mong rằng có thể giúp mọi người được hiểu rõ hơn về các bản đồ và tư liệu cổ này, đồng thời thấy được những đóng góp to lớn mà nó đem lại trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Những công trình khoa học công bố trước đó phần nào đã khái quát các tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền nhưng những nội dung ấy còn hạn chế, rời rạc. Mặc dù các công trình nghiên cứu sau này đã có phần bổ sung thêm nhưng vẫn chưa đủ. Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi muốn đi tìm hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về các tấm bản đồ cổ nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa trên Biển Đông. Trên cơ sở kế thừa những công trình trên của các tác giả đi trước, nhóm chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra ở đề tài nghiên cứu khoa học này một cách tương đối đầy đủ nhất. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ những mục tiêu như đã nói trên để giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, những nét chính về vị trí địa lý và thực trạng tranh chấp trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai, các bản đồ cổ của Việt Nam qua các thời kỳ khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ ba, bản đồ cổ và tư liệu phương Tây chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng đề tài nghiên cứu khá nhạy cảm nên nhóm chúng tôi cần phải vận dụng những phương pháp phù hợp để thực hiện đề tài này, cơ bản như sau: 9 Phương pháp lịch sử: chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp lịch đại và đồng đại trong nghiên cứu này. Phương pháp đồng đại nghiên cứu và so sánh những dữ kiện khác nhau xảy ra trong cùng một thời gian lịch sử để làm rõ mối liên hệ lẫn nhau giữa các sự kiện, hiện tượng cần xem xét và tính hệ thống của nó. Phương pháp so sánh lịch đại nghiên cứu, so sánh các dữ kiện cùng loại nhưng thuộc về các biên độ thời gian khác nhau để thấy được sự vận động phát triển của các sự kiện, hiện tượng; dự báo khuynh hướng phát triển của chúng theo thời gian, theo tiến trình phát triển của lịch sử. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Chúng tôi đã tìm ra các tài liệu có cả trong nước và nước ngoài để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Bên cách đó, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh và thống kê nhằm so sánh hai nguồn tài liệu trên để tìm ra những bằng chứng cụ thể hơn để xác định chủ quyền lãnh thỗ của Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần thể hiện một cách rõ ràng sự quang minh chính đại của Việt Nam khẳng định: Việt Nam không xâm phạm đất đai của bất cứ quốc gia nào, và Việt Nam cũng không cho phép bất cứ quốc gia nào xâm lấn một tấc đất thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, qua đề tài này có giá trị về khoa học sẽ trở thành tư liệu tham khảo vô cùng quý giá trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra trên Biển Đông. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài này đã đóng góp thêm và bổ sung được những giá trị tích cực cho hệ thống kiến thức khoa học trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Kết quả có thể làm tư liệu cho các ngành Lịch sử; Chính trị học; các ngành Luật;… và một số ngành khác có liên quan. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta đã để lại để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời đại mới và tuyên truyền ý thức về chủ quyền lãnh thổ. 6. Tổng quan đề tài Biển đảo Việt Nam nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng xét dưới góc độ chủ quyền lãnh thổ đã được các nhà sử học, địa lý học, nhà 10 bản đồ học,… quan tâm tìm hiểu từ lâu, nhưng nhìn chung còn ở mức độ tổng quát, chưa có nhiều công trình nào thực sự đi sâu vào nghiên cứu tình hình các tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này với tư cách là một thực thể xã hội – chính trị riêng biệt. Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã kế thừa những nguồn tài liệu của các tác giả sử học, địa lý học đã nghiên cứu, từ đó có những kinh nghiệm trong việc làm đề tài. Trong nguồn tài liệu đã qua tham khảo, nhóm chúng tôi chia làm hai loại sau: Thứ nhất, đó là các sử liệu và công trình nghiên cứu về bản đồ trong nước: 1. Hà Minh Hồng (chủ biên), 2012, Nhìn ra biển khơi, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là tập khảo cứu bước đầu về một số nội dung liên quan đến biển đảo Việt Nam từ “Không gian biển đảo” đến “Biển và đời sống dân tộc”, từ “Thăng trầm biển khơi” đến “Biển Việt Nam trong phát triển và hội nhập” và “Ơi biển Việt Nam”. Những nội dung này truyền tải một phần tư liệu phong phú về biển, đảo – những tư liệu chính thống, được phổ biến trên những phương tiện thông tin đại chúng, nhằm cung cấp cho những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu một góc nhìn hệ thống về biển, đảo Việt Nam ngày nay. 2. Nhóm khảo sử Nam Bộ và Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG – HCM, 2012, Biển và Đảo Việt Nam (Mấy lời hỏi – đáp), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu này được tập hợp từ nhiều nguồn trong và ngoài nước với sự cập nhật thông tin mới, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa mang tính thời sự. Nhằm cung cấp những hiểu biết thông thường về biển và đảo Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếu: không gian biển – đảo, đời sống biển – đảo, thẳng trầm biển – đảo, biển – đảo trong phát triển và hội nhập, hướng về biển – đảo. Đó là những lĩnh vực cần được nhận thức một cách chính xác, đồng bộ và thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát từ mục đích phổ cập thông tin đến bạn đọc, nên sách chỉ dừng lại mức độ phổ thông nhất, hạn chế tính hàn lâm của thông tin tư liệu. 3. Nhiều tác giả, 2013, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa, Nxb. Trẻ. 11 Nhóm tác giả tập hợp các công trình nghiên cứu, bài báo cùng tư liệu cập nhật về chủ quyền hiển nhiên, không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua các tư liệu lịch sử và địa lý đáng tin cậy cũng như tư liệu và bản đồ xưa của các nhà truyền giáo và hàng hải phương Tây, nhóm tác giả đã mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV. Bên cạnh đó, giới nghiên cứu đã dày công khảo sát kho thư tịch Trung Quốc để tìm ra các cứ liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong bất cứ văn bản nào thuộc lịch sử phương chí và lịch sử địa đồ hành chính của nước này. 4. Nguyễn Việt Long, 2013, Lẽ phải Luật Quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Nxb. Trẻ. Sau khi khái quát toàn cảnh Biển Đông và nêu bật tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa về vị trí địa lý chính trị, về nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên vị thế, tác giả đã vận dụng công pháp quốc tế để phân tích lập trường các bên có liên quan qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời trình bày các giải pháp hợp lý nhằm giải quyết mọi tranh chấp theo chiều hướng tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán chính đáng của các bên trên Biển Đông, gìn giữ hòa bình và anh ninh cho toàn khu vực. 5. Nguyễn Đình Đầu, 2014, Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa, Nxb. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã trình bày các sử liệu theo hệ thống thời gian gồm những chứng liệu và bản đồ của Việt Nam cũng như của ngoại quốc. Cuốn sách này là một cuốn sách hoàn chỉnh về nội dung, rõ ràng về bố cục. Các bản đồ cổ nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo qua từng thời kỳ rõ ràng và có sắp xếp trình tự hợp lý theo dòng lịch sử: từ Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa thời Hậu Lê, thời chúa Nguyễn và Tây Sơn (1428 – 1802); triều Nguyễn (1802 – 1884); thời Pháp thuộc (1884 – 1945); từ 1945 đến 1975; từ 1975 đến nay; Bản đồ cổ và tư liệu Tây phương từ năm 1525 đều chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam; Những cuộc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa. Trong từng thời kỳ, nhóm tác giả đã đưa ra các tấm bản đồ cổ như: Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (trong sách Hồng Đức bản đồ); các châu bản trong Châu bản triều Nguyễn, … Ngoài ra, nhóm tác giả cũng sưu tầm được các tấm bản đồ của các 12 nước khác như: Bản đồ Alexandre de Rhodes – 1650; Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1838; An Nam đại quốc họa đồ - Taberd 1838; An Nam quốc – Ngụy Nguyên 1842;…. Bên cạnh việc phân tích các nội dung của các bản đồ, thì nhóm tác giả đã đưa ra nhiều nhận định, ý kiến về các tấm bản đồ này nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên hai quần đảo. 6. Ban Tuyên giáo Trung ương, 2015, 100 câu hỏi – đáp vể Biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, Nxb. Thông tin và Truyền thông. Quyển sách gồm 03 phần: Phần 1: Hỏi – đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam. Phần này tập trung vào vị trí điều kiện và vai trò của Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, các nhóm đảo chính của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, trình bày chi tiết về các tiềm năng của biển, đảo như: dầu khí, trữ lượng hải sản, năng lượng, băng cháy, … Phần 2: Hỏi – đáp về các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trong Biển Đông. Nhóm tác giả tập trung vào những thông tin của các luật biển quốc tế: Công ước UNCLOS; Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Tuyên bố DOC. Quan trọng hơn, nhóm tác giả tập trung việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng cách đưa ra các tư liệu thư tịch cổ, cũng như các sự kiện lịch sử, hội nghị,… cụ thể để thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Trong đó, có nhắc đến vài nét khái quát về Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư – một trong những tác phẩm đầu tiên đề cập đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa và các châu bản (văn bản quản lý hành chính Nhà nước của triều đình Nhà Nguyễn). Ngoài các nguồn tư liệu lịch sử trong nước, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm và công bố nhiều bản đồ cổ đáng tin cậy của Việt Nam cũng như của các nhà truyền giáo, hàng hải phương tây thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, như: Đại Việt sử ký toàn thư năm 1467; Bộ Hồng Đức bản đồ hoàn thành cuối năm 1469; Đến thời Nguyễn, năm 1834, Vua Minh Mạng đã hoàn thiện và công bố chính thức bản đồ quốc gia Đại Nam thống nhất toàn đồ. Phần 3: Hỏi – đáp về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam. Với nội dung chủ yếu các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong Chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020, những nhiệm vụ và giải pháp của Đảng và Nhà nước 13 thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Cũng như nêu lên chức năng và nhiệm vụ của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, Bộ đội Biên phòng Việt Nam trên biển, Cảnh sát biển Việt Nam,… Nếu “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa” tập trung nghiên cứu các bản đồ của Việt Nam và nước ngoài thì “100 câu hỏi – đáp vể Biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” lại tập trung vào các sự kiện, hội nghị,… lịch sử để chứng minh chủ quyền thì các nguồn tài liệu khác, chúng tôi lại có nhiều nội dung hơn nữa về từng tấm bản đồ, từng sự kiện cụ thể. Qua đó, nhóm chúng tôi có cách nhìn khách quan, toàn diện hơn. “Nhìn ra biển khơi” chưa có điều kiện nghiên cứu biển, đảo Việt Nam như một công trình khoa học mà chỉ đem những tư liệu phong phú và chính thống soi rọi thêm qua lăng kính lịch sử văn hóa, làm tăng thêm tính luận cứ và logic cho mỗi vấn đề nêu ra. 7. Phùng Thị Huyền (chủ nhiệm), ThS. Huỳnh Bá Lộc hướng dẫn, Tư tưởng Hồ Chí Minh khóa 2010 – 2014, 2014, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền dân tộc và bài học vận dụng vào chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay, công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2014. Nhóm tác giả đã trình bày về mặt tài liệu chính sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thời kỳ Đại Việt, từ thời Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn có Phủ biên tạp lục năm 1776 của Lê Quý Đôn; Thời kỳ nhà Nguyễn từ 1802 – 1909 có rất nhiều tài liệu chính sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như: Dư địa chí trong bộ Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt địa dư chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nét tương đồng như trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII; Đại Nam thực lục chính biên (khắc in 1848); Tài liệu quý giá Châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX)…. 8. TS. Sử học Nguyễn Nhã,“Quan điểm của Việt Nam về Trường Sa và Hoàng Sa”. Bài tham luận đã phản bác các tuyên bố của phía Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa vô chủ cho đến năm 1990, và vào năm đó Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá ra Hoàng Sa và Trường Sa. 14 9. TS. Phạm Ngọc Trâm, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia – Hồ Chí Minh, 2013, Quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2013), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 (276), 11-2013; tr.39. Bài viết đã để ra cách nhìn với về chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo; cùng với đó là việc phát triển chủ quyền nơi đây. 10. GS. Trần Nghĩa, Nguyên Viện trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2009, bài nghiên cứu “Việt Nam với Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tham luận tại Hội thảo Quốc gia về Biển Đông lần thứ nhất (tháng 3/2009); Tác giả đưa ra dẫn chứng chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. 11. PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế, khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, có bài “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982”. Tác giả đã đi sâu phân tích theo Công ước Luật biển 1982. 12. TS. Ngô Hữu Phước, Trưởng Bộ môn Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 5(78)/2013. Bài viết phân tích phương thức lựa chọn, chức năng, thủ tục tố tụng và giá trị pháp lý của phán quyết của Trọng tài quốc tế và Trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ước UNCLOS. Đồng thời, phân tích xu hướng lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp biển của các quốc gia trên thế giới hiện nay và quan điểm của Việt Nam về giải quyết tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai, đó là các sử liệu và công trình nghiên cứu về bản đồ nước ngoài: Do điều kiện về thời gian cũng như khả năng của nhóm chúng tôi có hạn, nên hầu như các sử liệu và công trình nghiên cứu về bản đồ nước ngoài có liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, nên chúng tôi chỉ tham khảo và tìm hiểu qua: 15 1. Nguyễn Đình Đầu, 2014, Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa, Nxb. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung thể hiện rõ nhất ở chương 7, Bản đồ cổ và tư liệu Tây phương từ năm 1525 đều chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. “Chúng tôi đã thu thập và nghiên cứu cả trăm bản đồ thế giới hoặc Đông Nam Á do các nước phương Tây thực hiện, hầu hết trong đó đều ghi đất nước ta với các hải đảo Hoàng Sa – Trường Sa mà họ gọi tên chung là Paracel hay Pracel […] Thật hiển nhiên, khắp thế giới đều thừa nhận Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam”2 Có thể kể tên các tấm bản đồ tiêu biểu như: Bản đồ Đông Nam Á của anh em nhà hàng hải Hà Lan Frère Van Langren (1595); Bản đồ của Van - Langren (người Hà Lan) vẽ năm 1595; … Đặc biệt, có hai bản đồ khẳng định chắc chắn quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam được xuất bản trong nửa đầu thế kỷ XIX. Đó là bản đồ Partie de la Cochinchine trong bộ Atlas Universel (6 tập) do nhà địa lý học người Bỉ Philippe Vandermaelen biên soạn, xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) vào năm 1827 và An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ, in trong từ điển Latin - Annam xuất bản năm 1838. 2. Harold E. Meinheit, 2016, THE BISHOP’S MAP VIETNAMESE AND WESTERN CARTOGRAPHY CONVERGE, The Portolan, tạp chí của Hội bản đồ Washington (Mỹ), số 97. 3. Nguyen Q. Thang, 2013, The Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes part of VietNam’s territory from the standpoint of international law, Ho Chi Minh City General publishing house. 4. Repubtic or VietNam, Ministby ot fobeign affains, 1975, White paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) islands. (Tài liệu số hóa Dự án Đại Sử ký Biển Đông). Ngoài các nguồn tài liệu trên, chúng tôi còn tham khảo các nguồn tài liệu ở Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo (COIS) trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh; các trang web như: 2 Nguyễn Đình Đầu, 2014, Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa, Nxb. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 261 16 Ngiên cứu Biển Đông (http://nghiencuubiendong.vn/); Nghiên cứu quốc tế (http://nghiencuuquocte.net/); Qũy nghiên cứu Biển Đông (http://seasfoundation.org/); Dự án Đại Sử Ký Biển Đông (https://daisukybiendong.wordpress.com/)... và các tư liệu khác. Nhận xét chung: Ngoài những sự kiện lịch sử đã được chứng thực, cùng với các nguồn tư liệu thành văn được ghi chép bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau, thì những tấm bản đồ cổ trong và ngoài nước đã chứng minh Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này được ghi nhận trên những tấm bản đồ do nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, các nhà phát kiến địa lý, … soạn vẽ và công bố. Đây chính là nguồn tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tóm lại, những công trình trên phần nào đã khái quát các tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền nhưng những nội dung ấy còn hạn chế, rời rạc. Mặc dù các công trình nghiên cứu sau này đã có phần bổ sung thêm nhưng vẫn chưa đủ. Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi muốn đi tìm hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về các tấm bản đồ cổ nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa trên Biển Đông. Trên cơ sở kế thừa những công trình trên của các tác giả đi trước, nhóm chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra ở đề tài nghiên cứu khoa học này một cách tương đối đầy đủ nhất. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần dẫn luận, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, bài nghiên cứu gồm 3 chương đó là: - Khái quát về Biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa; - Chủ quyền của Việt Nam trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các bản đồ cổ; - Đề xuất giải pháp đấu tranh chủ quyền ở Biển Đông. 8. Hướng ứng dụng 17 Kết quả nghiên cứu đề tài này đã đóng góp thêm và bổ sung được những giá trị tích cực cho hệ thống kiến thức khoa học trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Kết quả có thể làm tư liệu cho các ngành Lịch sử; Chính trị học; các ngành Luật;… và một số ngành khác có liên quan. Xây dựng được một hệ thống các bản đồ có tính pháp lý cao nhằm phục vụ trong công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo cho học sinh, sinh viên bằng các hình thức như: triển lãm ảnh, lồng ghép với các bản đồ chuyên đề tự nhiên Biển Đông Việt Nam, lồng ghép vào các buồi sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ lên lớp của khối trung học. 18 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1. Khái niệm đảo, quần đảo 1.1.1. Khái niệm đảo - Định nghĩa đảo trong giai đoạn trước Công ước 1958: Hội nghị Pháp điển hóa Luật quốc tế La Hay 1930 là diễn đàn đầu tiên chính thức thảo luận về định nghĩa đảo và các điều kiện để đảo có thể tạo ra lãnh hải. Dự thảo định nghĩa đảo đã được Ủy ban II đưa ra “Đảo là một vùng đất có nước bao bọc xung quanh, thường xuyên ở trên mức nước cao”. Đây là định nghĩa còn khá sơ lược, chủ yếu dựa trên các tiêu chí mang tính khách quan, gần với định nghĩa theo nghĩa địa lý tự nhiên với ba yếu tố cấu thành là một vùng đất, có nước bao bọc xung quanh và thường xuyên ở trên mức nước cao. - Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp: Tại hội nghị Giơnevơ 1958 các nước đã đưa ra được một định nghĩa thống nhất về đảo, theo đó “Đảo là một vùng dất hình thành tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. “Sự hình thành tự nhiên” là nội dung mới được bổ sung vào định nghĩa đảo trong Công ước 1958. - Công ước Luật biển 1982: Tại hội nghị của LHQ về luật biển lần III3, về cơ bản đại diện các quốc gia cho rằng định nghĩa đảo trong Công ước luật biển mới nên kế thừa định nghĩa đảo của Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp. Bên cạnh đó, định nghĩa trong Công ước mới cũng phải phản ánh được những phát triển mới như sự hình thành khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và xác định rõ ràng hơn các yếu tố cấu thành đảo. Điề u 121 của UNCLOS4 như sau: 1. Đảo là một vùng đất hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. 3 Năm 1973, Hội nghị LHQ lần thứ 3 về Luật biển (Third United Nations Conference on the Law of the Sea) được tổ chức tại New York. 4 Nhiều tác giả, 2013, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Paracel & Spratly islands belong to VietNam, Nxb. Trẻ, tr. 317. 19 2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được xác định theo đúng các qui định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. 3. Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Đá là một dạng của đảo, thường được gọi là đảo đá hoặc bãi đá. Đây là những đảo được hình thành một cách tự nhiên chủ yếu từ đá, thường được cấu thành từ một khối liền hoặc từ nhiều chỏm đá, có diện tích nhỏ. Khoản 3 điều 131 của UNCLOS quy định: “Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.” 1.1.2. Khái niệm quần đảo Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Công ước UNCLOS đã quy định tại điều 46: “Quần đảo là một nhóm các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối giữa và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử”. Như vậy, nội hàm khái niệm về đảo, quần đảo trong Luật Biển Việt Nam là thống nhất với Công ước năm 1982. 1.2. Bản đồ học 1.2.1. Khái niệm bản đồ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...). Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới. 1.2.2. Bản đồ học 20 Có rấ t nhiề u đinh ̣ nghiã về bản dồ ho ̣c. Đầ u tiên bản đồ ho ̣c đươ ̣c đinh ̣ nghiã là: “Bản đồ học là khoa học về bản đồ đi ̣a lí” nhưng đinh ̣ nghiã này chỉ mang tin ́ h chấ t quy ước, vì các nhà điạ lý dùng phoưng pháp bản đồ để thể hiê ̣n kế t quả nghiên cứu của mình. Trong khi đó mô ̣t số nhà khoa ho ̣c khác như trắ c điạ ho ̣c, điạ hình ho ̣c, … la ̣i cho rằ ng: “Bản đồ học là khoa học về sự biể u thi ̣ Trái Đấ t và xem bản đồ là bản ghi nhận các thành quả đo đạc được”. Đinh ̣ nghiã này đã nêu đươ ̣c đă ̣c tính mô tả trong khoa ho ̣c điạ lí ở thời kì đó và nói lên phầ n nào tin ́ h chấ t của bản đồ , nhưng cũng chưa vươ ̣t ra khỏi khái niê ̣m là dùng bản đồ . Gầ n đây, giáo sư K.A. Xalisev đã đưa ra mô ̣t đinh ̣ nghiã mà hiê ̣n nay đươ ̣c nhiề u người thừa nhâ ̣n: “Bản đồ học là khoa học nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phố i hợp là mố i liên kế t giữa các hiê ̣n tượng, đố i tượng tự nhiên và xã hội (cả những biế n đổ i của chúng theo thời gian) – bằ ng các mô hình kí hiê ̣u tượng trưng đặc biê ̣t, đó là biể u hiê ̣n bản đồ ”. 1.2.3. Đối tượng và nhiệm vụ của Bản đồ học Đố i tươ ̣ng của bản đồ ho ̣c chính là không gian cu ̣ thể của các đố i tươ ̣ng và hiê ̣n tươ ̣ng thực tế khách quan và những biế n đổ i ccủa chúng theo thời gian. Cũng chin ́ h vì vâ ̣y mà nhiê ̣m vu ̣ của bản đồ ho ̣c không ha ̣n chế ở viê ̣c nghiên cứu bản chấ t của bản dồ , nghiên cứu phương pháp thành lâ ̣p và dùng bản đồ mà còn nhiê ̣m vu ̣ cùng với các khoa ho ̣c khác, đă ̣c biê ̣t là điạ lí ho ̣c ta ̣o nên những sản phẩ m mới bằ ng những phương pháp mới phản ánh thực tế khách quan mô ̣t cách chính xác hơn, sâu rô ̣ng hơn, song song với sự phát triể n của nhâ ̣n thức. Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, các qui luật phân bố và quá trình phát triển của các đối tượng, hiện tượng địa lí, và phản ánh lên bản đồ bằng những phương pháp và ngôn ngữ đặc biệt. 1.2.4. Những bộ môn cơ bản của khoa học bản đồ - Ngành Bản đồ học lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lí luận chung, phương pháp luận bản đồ, lịch sử phát triển, ngôn ngữ và sự tổng quát hoá bản đồ, đặc điểm, tính chất và nội dung các thể loại bản đồ, những nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ, sử dụng bản đồ....

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net