Bồi dưỡng văn hóa quản lý cho cán bộ quản lý học viên các trường sĩ quan

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Bồi dưỡng văn hóa quản lý cho cán bộ quản lý học viên các trường sĩ quan

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ đội Cụ Hồ BĐCH 2 Cán bộ quản lí CBQL 3 Công tác quản lí CTQL 4 Công tác đảng,công tác chính trị CTĐ,CTCT 5 Chính trị quốc gia CTQG 6 Đảng uỷ Quân sự Trung ương ĐUQSTƯ 7 Giáo dục - đào tạo GD - ĐT 8 Học viện Chính trị HVCT 9 Học viện phòng không - không quân HVPK - KQ 10 Môi trưêng văn hoá MTVH 11 Nhà xuất bản Nxb 12 Quản lí giáo dục QLGD 13 Quản lí học viên QLHV 14 Quân đội nhân dân QĐND 15 Sĩ quan chính trị SQCT 16 Sĩ quan lục quân SQLQ 17 Sĩ quan pháo binh SQPB 18 Văn hoá quản lí VHQL 19 Văn hóa sư phạm VHSP 20 Vững mạnh toàn diện VMTD 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BỒI DƯỠNG VĂN HÓA QUẢN LÍ CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN 7 1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 7 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 33 Chương 2 BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG VĂN HOÁ QUẢN LÍ CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN 51 2.1. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc trong xây dựng biện pháp bồi dưỡng văn hóa quản lí cho cán bộ quản lí học viên các trường sĩ quan 51 2.2. Hệ thống biện pháp bồi dưỡng văn hóa quản lý cho cán bộ quản lý học viên các trường sĩ quan 55 2.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các 89 biện pháp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 98 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá là một hiện tượng xã hội lịch sử, văn hóa và giáo dục luôn hòa quyện với nhau thể hiện sức mạnh của quốc gia, dân tộc. Văn hóa, giáo dục với các chức năng: kinh tế, chính trị tư tưởng, văn hoá xã hội, văn hoá con người, trang bị tri thức, điều chỉnh hướng đích cho xã hội và cá nhân.Văn hóa có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, Đảng ta khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trên thực tế, văn hoá đã đi vào nhiều lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội, theo đó hàng loạt các thuật ngữ như: văn hoá chính trị, văn hóa quân sự, VHQL, văn hoá giao tiếp… văn hóa giao thông. Cùng với sự phát triển của các hoạt động quản lí xã hội, VHQL đã hình thành và phát triển rộng rãi trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội...mang lại hiệu quả cao, hiện nay tớnh chất hoạt động quản lớ ngày càng đa dạng, đang đặt ra nhu cầu bồi dưỡng VHQL nõng cao chất lượng quản lớ, Đảng ta “Đặc biệt coi trọng nõng cao văn húa lónh đạo và quản lý, chống cỏc hiện tượng phản văn húa, phi văn húa” [18-tr.213]. Văn hóa quản lí là một vấn đề đang được các nhà lãnh đạo quản lí, giáo dục quan tâm, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực văn hóa trong hoạt động quản lí. Trong nhà trường sĩ quan, công tác QLHV có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình GD - ĐT sĩ quan quân đội. Trước sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội của đất nước; sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng bảo và vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, đào tạo sĩ quan trong thời kì mới đang đặt ra những yêu cầu cao về CTQL, cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ VHQL của đội ngũ cán bộ QLHV, để đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng QLGD, xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD nhà trường Quân đội. Bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả quản lí, rèn luyện học viên và chất lượng GD - ĐT sĩ quan. Bồi dưỡng VHQL nâng cao trình độ quản lí của 4 cán bộ QLHV, sẽ làm cho VHQL của họ đi sâu vào đời sống, tâm tư tình cảm của cán bộ, học viên, phát huy vai trò tổ chức, tiềm năng con người, nâng cao chất lượng quản lí, xây dựng đơn vị vững mạnh. Bồi dưỡng VHQL có nội dung rộng, toàn diện, tổng hợp ở trình độ cao, cần có sự chuẩn bị công phu và tổ chức chặt chẽ thì hoạt động bồi dưỡng mới đạt hiệu quả. Trên thực tế, hoạt động bồi dưỡng VHQL cho đội ngũ cán bộ QLHV ở các trường sĩ quan thường được lồng trong bồi dưỡng cán bộ nói chung, bồi dưỡng chuyên môn…chương trình, nội dung chưa đi sâu vào bồi dưỡng VHQL, chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng không cao. Trình độ VHQL của đội ngũ cán bộ QLHV còn nhiều hạn chế, đó là một trong những nguyên nhân yếu của công tác QLGD ở các trường sĩ quan. Hiện nay trước yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng công tác QLGD, xây dựng đội ngũ cán bộ QLHV, có thể nhận định: bồi dưỡng VHQL cho đội ngũ cán bộ QLHV sẽ là một khâu đột phá nâng cao chất lượng quản lí, là vấn đề có tính cấp thiết, cần được giải đáp cả về lí luận và thực tiễn. Từ những vấn đề nêu trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan” làm đề tài nghiên cứu, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc nâng cao trình độ VHQL của cán bộ QLHV, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD, xây dựng nhà trường quân đội trong thời kì mới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng VHQL, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng VHQL cho đội ngũ cán bộ QLHV các trường sĩ quan. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải một số vấn đề lí luận về VHQL và bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHVcác trường sĩ quan. 5 - Khảo sát và phân tích thực trạng VHQL và bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV ở các trường sĩ quan hiện nay. - Đề xuất biện pháp bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHVcác trường sĩ quan. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Khách thể nghiên cứu - Hoạt động QLHV, xây dựng đội ngũ cán bộ QLHV ở các trường sĩ quan. Đối tượng nghiên cứu - Bồi dưỡng VHQL giáo dục cho cán bộ QLHV ở các trường sĩ quan. Phạm vi nghiên cứu - Văn hóa quản lí là phạm trù khoa học có nội hàm rộng, đề tài chỉ nghiên cứu về văn hóa QLGD ở các trường sĩ quan quân đội và các vấn đề liên quan đến bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV. - Tập trung vào các đối tượng cán bộ trung đội, đại đội, lớp, tiểu đoàn, hệ QLHV ở các trường: SQCT, SQLQ1, SQPB, HVPK - KQ, HVCT thời gian từ năm (2008 - 2010); tiến hành khảo sát điều tra với 200 giáo viên và 200 học viên(cuối khóa), khảo nghiệm ý kiến của 50 chuyên gia là giáo viên, cán bộ khoa, cán bộ phòng đào tạo, phòng chính trị và cán bộ chủ trì đơn vị QLHV. 4. Giả thuyết khoa học Bồi dưỡng nâng cao trình độ VHQL cho cán bộ QLHV có vai trò quan trọng góp phần chuẩn hóa cán bộ QLGD, nâng cao chất lượng quản lí, chất lượng GD - ĐT ở các trường sĩ quan. Hoạt động bồi dưỡng VHQL luôn chịu sự tác động chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nếu xác định rõ được nội dung bồi dưỡng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng, có những biện pháp bồi dưỡng phù hợp, đồng thời tổ chức và quản lí chặt chẽ các hoạt động bồi dưỡng thì trình độ VHQL của cán bộ QLHV sẽ được nâng lên đáp ứng yêu cầu quản lí, GD - ĐT sĩ quan. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở phương pháp luận 6 Để hoàn thành công trình nghiên cứu tác giả đã dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá lãnh đạo quản lí, tâm lí học quản lí và khoa học QLGD. Đồng thời quán triệt và vận dụng các quan điểm thực tiễn, hệ thống cấu trúc, lôgic, lịch sử trong quá trình nghiên cứu đề tài. * Các phương pháp nghiên cứu Tác giả lựa chọn và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực tiễn của khoa học giáo dục và QLGD. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành và các tài liệu kinh điển; các văn kiện nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và các công trình nghiên cứu có liên quan; báo cáo tổng kết của các đơn vị, trường sĩ quan về công tác bồi dưỡng xây dựng cán bộ. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến, phương pháp chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm; phương pháp trao đổi, tọa đàm với giáo viên, cán bộ khoa, cán bộ phòng đào tạo, phòng chính trị và cán bộ chủ trì đơn vị QLHV ở một số trường sĩ quan, đồng thời tiến hành quan sát hoạt động bồi dưỡng cán bộ ở một số trường sĩ quan và các phương pháp hỗ trợ khác. 6. Đóng góp mới của đề tài Kết quả công trình nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn VHQL và bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV; đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan. 7. Kết cấu đề tài Gồm mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG VĂN HÓA QUẢN LÍ CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN 1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái quát một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài * Văn hóa và văn hóa quản lí Khái niệm văn hóa đã xuất hiện từ thời cổ đại và không ngừng được hoàn thiện cả về nội hàm và ngoại diên của nó. Cho đến nay, thế giới có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào thế giới quan, sự hiếu biết, cách tiếp cận và hoàn cảnh cụ thể của người nghiên cứu có sự giải thích, cắt nghĩa khác nhau về văn hóa. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đang nhìn nhận văn hóa với ý nghĩa rộng rãi nhất, như một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm...khắc họa nên bản sắc của cộng đồng, gia đỡnh, làng xúm, vựng miền, quốc gia, xó hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[15- tr.131]. Từ những quan niệm trên cho thấy văn hóa là khái niệm có nội hàm rộng, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người, với nhiều cách hiểu khác nhau, theo nghĩa chung nhất văn hóa là “1.Mọi giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra”[26-tr.766], nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, xã hội, trong đó có hàm chứa VHQL. Văn hóa là một sản phẩm của con người xã hội, lịch sử, giữ vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Văn hóa biểu hiện khả năng trình độ và sức sáng tạo của con 8 người, nó vừa là sự kết tinh những thành tựu loài người đã đạt được, vừa là chỗ dựa, vừa là điều kiện để con người tiếp tục tiến lên phía trước. Quản lí là một hoạt động rất cần thiết, để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung. Ngay từ thủa bình minh của lịch sử nhân loại, con người đã sớm biết quy tụ thành bầy, nhóm để tồn tại và phát triển. Quá trình tạo ra của cải vật chất, tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho xã hội ngày càng được thực hiện trên quy mô lớn, với tính phức tạp ngày càng cao hơn, đòi hỏi phải có sự phân công và hợp tác để liên kết những con người trong tổ chức. Chính từ sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác lao động, đã làm xuất hiện một dạng lao động đặc biệt - lao động quản lí. C. Mác đã chỉ rõ “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động. Một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[2-tr.28]. V.I.Lênin người kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới, sau cách mạng Tháng Mười Nga (1917) ông đưa ra luận điểm nổi tiếng “Ngày nay, nhiệm vụ quản lí đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm”, coi nhiệm vụ tổ chức quản lí là nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hội nghị bàn về cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng cao năng xuất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt. Nếu khéo tổ chức lao động sản xuất cho thích hợp ở nhà trường, ở hợp tác xã và gia đình, thì có thể làm ra nhiều của cải cho xã hội”[36-tr.74]. Từ những quan điểm trên cho thấy, quản lí là một tất yếu khách quan của quá trình lao động xã hội, bất kể hình thái kinh tế - xã hội nào và có vị trí hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. 9 Quản lí cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị sản xuất đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ một gia đình, một đơn vị dân cư đến một quốc gia và những hoạt động trên phạm vi khu vực và toàn cầu, nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thành viên trong tổ chức, thống nhất giữa người quản lí với người bị quản lí, giữa những người bị quản lí với nhau. Quản lí là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí và khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu, trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lí nhằm đạt mục tiêu phát triển, có vai trò rất quan trọng trong đời sống, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục... quản lí đã trở thành yêu cầu bảo đảm cho sự phát triển con người, phát triển xã hội. Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục, nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát…một cách có hiệu qủa các nguồn lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là một hiện tượng xã hội lịch sử, QLGD thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước, nhằm phát triển con người, phát triển xã hội hướng tới các giá trị tốt đẹp “chân, thiện, mĩ”. Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, QLGD nhằm phát triển con người toàn diện “vừa hồng, vừa chuyên”, “cả đức và tài”, phát triển xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”. Lịch sử giáo dục và các thành tựu giáo dục cho thấy, QLGD là nhân tố then chốt bảo đảm cho sự thành công của phát triển giáo dục. Quản lí giáo dục vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật; để quản lí tốt, không chỉ cần nắm vững những luận điểm cơ bản của khoa học QLGD, các quy luật về sự phát triển giáo dục và các khoa học liên quan, mà còn phải có VHQL. Văn hóa quản lí có vai trò đặc biệt quan trọng, nó phát huy tiềm năng con người, sức mạnh tinh thần, vật chất của cá nhân, tổ chức, cộng đồng…mang lại hiệu quả kinh tế giáo dục hơn mọi thành tố khác. 10 V.I.Lênin trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông khuyên cán bộ phải thường xuyên tu dưỡngVHQL: phải có tính kiên trí bền bỉ, luôn trong sáng và ngay thẳng; phải là người khiêm tốn, dịu dàng và mềm mỏng, có lòng nhân ái biết quan tâm đến đồng chí của mình; phải là người kiên định theo lí tưởng và cần khoan, trung thực và lễ độ. Cần phải tự ý thức nâng cao năng lực và bản lĩnh, nhận sai và sửa sai, tôn trọng tập thể, bình đẳng trước pháp luật và đoạn tuyệt với chủ nghĩa cơ hội. Đó là, những đức tính, phẩm chất quý báu cho việc hình thành và phát triển VHQL, xây dựng đội ngũ cán bộ Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử loài người, quản lí xây dựng quân đội Xô Viết hùng mạnh “Bách chiến, bách thắng”. Truyền thống văn hóa Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó VHQL được thể hiện rất tinh tế, khéo léo trong cao dao tục ngữ, thành ngữ như: lạt mềm trói chặt, thấu tình đạt lí…sao cho vừa lòng nhau. Đó là, cách đối nhân xử thế, quản lí gia đình, quản lí xã hội, được khái quát thành “hương ước, điều luật” như luật (Hồng Đức), phản ánh truyền thống VHQL của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là người am hiểu văn hóa phương Đông - phương Tây, Người là danh nhân văn hóa thế giới. Quá trình lãnh đạo xây dựng quân đội Người đã để lại nhiều câu nói, bài viết, hình ảnh “chân, thiện, mĩ” khắc họa trong lòng cán bộ chiến sĩ và nhân dân. Đối với đội ngũ cán bộ chính trị quân đội Người khuyên: “Đối với bộ đội chính trị viên phải thân thiết như người chị, công bình như người anh và hiểu biết như người bạn”[33-tr.114]. Với quan điểm cán bộ là gốc của công việc, là hạt nhân xây dựng lực lượng, bằng lời khuyên chân thực, trong sáng, dễ hiểu, đầy khí chất văn hoá, Người đã chỉ hướng cho cán bộ rèn luyện phẩm chất, nhân cách, văn hóa lãnh đạo quản lí, tổ chức, chỉ huy; xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị là hạt nhân xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng QĐND Việt Nam có sức 11 mạnh thần kỳ “Sức mạnh văn hóa”, lập nên những chiến công vang dậy non sông, kỳ tích của thế kỷ XX, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Văn hóa quản lí, tổng quan về VHQL là nét đẹp trong hoạt động quản lí. Người có VHQL là người hội tụ các nhân tố tích cực của ba nhân tố: “ Tầm nhìn quản lí, kỹ năng quản lí và phong cách quản lí”[23-tr.309]. Văn hóa quản lí là sự hội tụ của “Tài - Tầm - Tâm”, là người thấy việc sai mà sửa được, thấy việc xấu mà ngăn được, chưa có việc mà biết việc sắp đến, định việc mà dự báo việc diễn biến ra sao, triển khai việc mà đoán được kết quả cuối cùng. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở một số nước phương đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore xuất hiện các thuyết về VHQL của riêng mình, trong đó tiêu biểu là thuyết Z và những kỹ thuật quản lí Nhật Bản của William, được coi là chìa khóa của sự thành công về quản lí ở Nhật Bản. Đó là mô hình quản lí doanh nghiệp dựa trên một nền văn hóa Kiểu Z nội dung cốt lõi là: “Chủ trương duy trì làm việc suốt đời cho công nhân, xây dựng lòng trung thành của thợ với chủ, trách nhiệm hai bên đối với nhau để cùng phấn đấu đạt mục tiêu chung. Tập hợp mọi thành viên trong doanh nghiệp thành một gia đình, một cộng đồng, có liên hệ khăng khít với nhau về tổ chức, không có sự áp đặt, mọi người được tham gia vào việc ra quyết định chung, tự xử sự cho phù hợp với từng tình huống”[ 32- tr.52]. Từ những quan niệm về văn hóa, quản lí, tổng quan VHQL có thể hiểu và quan niệm: Văn hóa quản lí là hoạt động trí tuệ, thể hiện phẩm chất, năng lực, tài năng của chủ thể trong hoạt động quản lí nhằm, giải quyết các mối quan hệ quản lí theo các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, xã hội; phát phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân và tổ chức trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân, cộng đồng, xã hội. Như vậy, có thể nhận định VHQL là đỉnh cao của lao động quản lí, nhằm hướng cho chủ thể và đối tượng quản lí 12 tuân thủ theo những quy định nghề nghiệp, cùng phấn đấu đạt tới các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy con người, xã hội phát triển. Trong những năm gần đây, nhiều người đã đề cập đến các góc độ VHQL như: văn hóa ứng xử, văn hóa công sở, văn hóa doanh nhân …cùng với những quy ước, tiêu chuẩn văn hóa. Tiếp cận với góc độ khoa học QLGD có thể hiểu VHQL bao gồm hai khía cạnh, văn hóa của chủ thể quản lí và của tổ chức quản lí. Văn hóa của chủ thể quản lí được biểu hiện trong phạm vi rất rộng “là cái đẹp trong lao động quản lí” đối lập với phản văn hóa, với tư tưởng dùng bạo lực trong quản lí, “văn hóa quản lí hòa trộn với giáo dục tạo thành sức mạnh, giúp thực hiện quá trình quản lí đạt hiệu quả”[30-tr.268]. Thực tế vấn đề VHQL nói chung và bồi dưỡng VHQL cho đội ngũ cán bộ QLHV ở nhà trường QĐND Việt Nam nói riêng, hiện nay chưa được đề cập với góc độ một công trình, hay một bài viết độc lập mà mới chỉ được đặt ra trong tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực của người cán bộ, sĩ quan quân đội. * Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Văn hoá quản lí và bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan là một trong những vấn đề lí luận cơ bản về VHQL và QLGD. Trong những năm gần đây đã có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu bàn về những vấn đề có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV như: Văn hoá xã hội, văn hoá chính trị, văn hóa quân sự, văn hoá ứng xử, giao tiếp; khoa học giáo dục, QLGD; bồi dưỡng cán bộ sĩ quan, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ QLGD, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ QLHV. Tác giả đã tiếp cận và khai thác một số kết quả nghiên cứu của các công trình, làm cơ sở cho nghiên cứu và viết đề tài luận văn của mình. Công trình khoa học của Trần Ngọc Thêm về “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, công bố năm (1995)[48]. Công trình đã luận giải có sức thuyết phục về cơ sở quá trình hình thành và phát triển văn hoá Việt Nam đó là “Truyền thống 13 yêu nước”. Tiếp cận truyền thống và hiện đại tác giả đã nêu ra định nghĩa về văn hoá với những nét đặc trưng, chức năng, cấu trúc văn hoá, trang bị những hiểu biết tối thiểu về văn hoá, văn hoá dân tộc làm cơ sở cho sự phát triển văn hoá, phát huy vai trò của nó trong hoạt động đời sống xã hội. Tác phẩm đã cung cấp kiến thức cơ bản về cơ sở văn hóa Việt Nam, tạo nền tảng cho nhận diện VHQL và bồi dưỡng nó cho cán bộ QLHVcác trường sĩ quan. Vũ Hào Quang “Xã hội học quản lí”, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội phát hành năm (2002)[44]. Tác phẩm đã trình bày sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các học thuyết quản lí; những vấn đề cơ bản về xã hội học quản lí, kỹ năng thực hành quản lí. Văn hoá, truyền thống quản lí xã hội Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lí nhà nước, quản lí tuyển lựa cán bộ; đã hệ thống và phân tích những tri thức cơ bản của xã hội học quản lí bảo đảm tính truyền thống và hiện đại mang đậm nét văn hoá Việt Nam. Tuy chưa đề cập tới VHQL, song đã đặt ra những yêu cầu về nội dung bồi dưỡng kỹ năng, phong cách quản lí đối với đội ngũ cán bộ. Giáo trình về “Lý luận dạy học đại học quân sự”, nhà xuất bản QĐND phát hành năm (2003), chủ biên Đặng Đức Thắng [41]. Nội dung giáo trình đã đề cập những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở nhà trường quân sự. Đặc biệt là VHSP ở nhà trường quân sự và con đường hoàn thiện VHSP của người giảng viên đại học quân sự. Đã gợi mở cho việc nhận diện cấu trúc VHQL của người cán bộ QLHV, con đường hình thành và phát triển VHQL. Sách tham khảo “Nhân tố văn hoá trong truyền thống quân sự Việt Nam”, tác giả Nguyễn thế Vỵ, nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành lần hai năm (2004) [53]. Tác giả đã trình bày khá sâu sắc những nét đặc sắc văn hoá trong quá trình chống giặc ngoại xâm giữ nước của dân tộc ta. Khẳng định những chiến thắng trong lịch sử của dân tộc là chiến thắng của văn hoá, thắng Mỹ về quân sự là đỉnh cao của văn hoá giữ nước trong thời đại mới (Thời đại 14 Hồ Chí Minh). Hệ thống giá trị nhân văn trong tư tưởng quân sự Việt Nam, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là một giá trị văn hoá quân sự của dân tộc ta. Tài liệu này đã cung cấp nhiều giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” là cơ sở cho việc nhận diện giá trị VHQL và đặc trưng của nó đối với cán bộ QLHV. Sách chuyên khảo về “Khoa học quản lí giáo dục, một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, nhà xuất bản giáo dục phát hành năm (2004)[30]. Sách là công trình khoa học của tác giả Trần Kiểm, đã đưa ra những luận cứ khoa học của khoa học QLGD, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn QLGD ở Việt Nam và trên thế giới. Công trình khẳng định QLGD là một khoa học - khoa học quản lí; luận giải cơ sở khoa học của lao động quản lí và hiệu quả lao động QLGD. Hoạt động bồi dưỡng VHQL phải đảm bảo tính khoa học, kết hợp chặt chẽ truyền thống và hiện đại, cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lí cho những người làm công tác QLGD. Giáo trình “Tâm lí học lãnh đạo, quản lí”, nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành năm (2004)[29], Trần Ngọc Khuê chủ biên. Giáo trình cập nhật những vấn đề cấp thiết của tâm lí học lãnh đạo, quản lí; những hiện tượng tâm lí trong hoạt động lãnh đạo, quản lí; những yếu tố tâm lí trong quá trình lãnh đạo, quản lí. Hệ thống tri thức lí luận và thực tiễn của tâm lí học lãnh đạo, quản lí, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lí của Đảng “Vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn”, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua đó, đặt ra những yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi nội dung bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV phải toàn diện với nhiều hình thức, biện pháp phong phú. Đề tài “Bồi dưỡng đội ngũ CBQL đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan trong giai đoạn hiện nay” (2005)[28], tác giả Nguyễn Minh Khôi. Đề tài đã nêu bật tính cấp thiết của công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD ở 15 phòng đào tạo các học viện, trường sĩ quan. Cập những nội dung cơ bản để bồi dưỡng CBQL ở khối cơ quan đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, kế hoạch, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo trong tình hình hiện nay. Một số nội dung nghiên cứu đề tài có thể được lựa chọn, kế thừa giúp cho việc bồi dưỡng VHQL đối với cán bộ QLHV các trường sĩ quan. Sách chuyên khảo về “Quản lí giáo dục”, tác giả Bùi Minh Hiền, nhà xuất bản Đại học Sư phạm phát hành năm (2006)[23]. Tác giả đã trình bày khá rõ những vấn đề cơ bản về công tác QLGD, những nhận định tổng quan về QLGD trong xu thế phát triển; tổng quan về VHQL, những giá trị tạo lậpVHQL. Tài liệu giúp cho việc định hướng nghiên cứu, yêu cầu xây dựng biện pháp bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLGD nhà trường quân đội. Công trình khoa học của nhóm tác giả thuộc Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự về “Văn hoá lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam hiện nay”, công bố năm (2007)[27] do Nguyễn Văn Hữu làm chủ nhiệm. Công trình khoa học đi sâu phân tích, làm rõ khái niệm “Văn hoá lãnh đạo”, của người cán bộ chính trị, những yếu tố tác động và những giải pháp nâng cao văn hoá lãnh đạo, đó là những nội dung có nhiều nét giao thoa với VHQL của người CBQL học viên trường sĩ quan. Công trình có ý nghĩa rất lớn đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng và bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV ở các trường sĩ quan. Giáo trình về “Quản lý giáo dục đại học quân sự”, nhà xuất bản QĐND phát hành năm (2008)[42], Đặng Đức Thắng chủ biên. Giáo trình đã trình bày những nội dung cơ bản về khoa học QLGD được vận dụng trong công tác QLGD ở nhà trường quân sự; vai trò người cán bộ QLGD, tính chất, đặc điểm lao động QLGD ở nhà trường quân sự; những yêu cầu về phẩm chất năng lực, phong cách của người CBQL từ đó, đặt ra những yêu cầu về bồi 16 dưỡng và phát triển VHQL của đội ngũ cán bộ QLGD, là cơ sở lí luận cơ bản định hướng nghiên cứu của luận văn. Đề tài “Công tác cán bộ ở Học viện Chính trị Quân sự thời kỳ mới”, nhà xuất bản quân đội nhân dân phát hành năm (2008)[46], Nguyễn Tiến Quốc chủ biên. Nội dung đã đánh giá khá toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác bồi dưỡng cán bộ, định hướng phát triển, bồi dưỡng cán bộ ở nhà trường trong thời kì mới. Nhóm giải pháp bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ QLHV ở các hệ, tiểu đoàn, đã đề cập nội dung bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ toàn diện, theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLHV. Đó là những nội dung cơ bản góp phần định hướng nội dung bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ QLGD cho cán bộ QLGCD nhà trường quân đội” do Mai Văn Hóa làm chủ nhiệm (2008)[25]. Công trình đã luận giải làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ cán bộ QLGD nhà trường quân đội. Biện pháp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lí, không bàn về VHQL, nhưng trong đó có nội dung liên quan đến bồi dưỡng VHQL, được kế thừa giúp cho việc chuẩn hóa nội dung và đề xuất biện pháp bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan. Tác phẩm “Biết người, dùng người, quản người”, tác giả Tạ Ngọc ái, phát hành năm (2009)[1]. Tác phẩm với nội dung phong phú, văn phong giản dị, dễ hiểu, giầu thông tin tri thức; trang bị phương pháp thấu hiểu tư chất, năng lực, nhân cách của một con người; phương pháp ứng xử, tổ chức, sử dụng người, đúng người, đúng việc; phương pháp quản lí con người nâng cao tố chất, uy tín, năng lực của người làm công tác lãnh đạo, quản lí. Đó là những kinh nghiệm hiểu biết về con người, sử dụng và quản lí con người một cách khoa học, hiệu quả. Từ tài liệu này, đòi hỏi nội dung bồi dưỡng VHQL cho cán 17 bộ QLHV cần phải có những chuyên đề đi sâu trang bị kỹ năng quản lí, kỹ năng giao tiếp, tổ chức hoạt động quản lí, kiểm tra, đánh giá chất lượng và cơ chế thông tin lãnh đạo quản lí. Đề tài “Biện pháp bồi dưỡng năng lực cho cán bộ QLHV trường sĩ quan chính trị hiện nay” (2009)[47], tác giả Phan Xuân Thắng. Nội dung của đề tài đã đề cập hệ thống biện pháp bồi dưỡng năng lực cho cán bộ QLHV có tính cập nhật và có tính khả thi cao, các biện pháp tập trung bồi dưỡng về năng lực của cán bộ QLHV, trong đó có nội dung giao thoa với bồi dưỡngVHQL. Kết quả nghiên cứu của công trình này được chọn lọc, kế thừa cho việc nghiên cứu bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan. Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp nhiều nội dung có giá trị, tạo nền tảng có thể kế thừa và phát triển, giúp cho việc nghiên cứu những biện pháp bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống chuyên sâu về VHQL của đội ngũ cán bộ QLHV nhà trường quân đội. Với ý nghĩa đó tôi chọn vấn đề “Bồi dưỡng VHQL cho cán bộ QLHV các trường sĩ quan” làm đề tài nghiên cứu. 1.1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài * Khái niệm văn hóa quản lí của cán bộ quản lí học viên Văn hóa quản lí là hoạt động trí tuệ, thể hiện phẩm chất, năng lực, tài năng của chủ thể trong hoạt động quản lí nhằm, giải quyết các mối quan hệ quản lí theo các chuẩn mực giá trị, đạo đức, văn hóa, xã hội; phát phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân và tổ chức trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân, cộng đồng, xã hội. Văn hóa QLGD là một bộ phận của VHQL, được thể ở hiện ở lí tưởng, mục tiêu, phương thức, trình độ, nghệ thuật và nhân cách quản lí, làm cơ sở định hướng 18 hoạt động QLGD, phát huy nguồn lực QLGD giáo dục, là tiêu chí đánh giá sự phát triển và hiệu quả QLGD, góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT. Văn hóa quản lí giáo dục được thể hiện trong lý tưởng, mục tiêu quản lí: từ việc đặt ra mục tiêu quản lí, điều hành quản lí, nề nếp chế độ làm việc...đến việc giao tiếp ứng xử với mọi người và thái độ cư sử với cấp trên, cấp dưới. Văn hóa quản lí giáo dục được thể hiện phương thức, trình độ, nghệ thuật quản lí, kết hợp khéo léo, linh hoạt các hình thức, phương pháp quản lí nhằm đạt hiệu quả cao nhất; thể hiện sâu sắc mối quan hệ quản lí, tính văn hoá - giáo dục vì mục tiêu phát triển con người toàn diện. Nhân cách quản lí thể hiện tác phong, phương pháp, phong cách, nghệ thuật ứng xử giải quyết các mối quan hệ quản lí theo các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, xã hội, bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững. Văn hóa QLGD là nét đẹp trong hoạt động QLGD, giữ vai trò rất quan trọng cho việc phát huy nhân tố con người, xây dựng tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả QLGD, chất lượng GD - ĐT. Cán bộ QLHV ở các trường sĩ quan quân đội, là cán bộ sĩ quan, cán bộ QLGD nhà trường quân đội, trực tiếp làm nhiệm vụ quản lí rèn luyện học viên. “Cán bộ QLHV phải đạt những tiêu chuẩn của cán bộ sĩ quan quân đội và đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định đối với từng bậc đào tạo, từng mục tiêu đào tạo của nhà trường”[5-tr.16]. Theo luật sĩ quan QĐND Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2009, cán bộ QLHVcác trường sĩ quan, thuộc nhóm sĩ quan chỉ huy - tham mưu và sĩ quan chính trị. Họ vừa là người lãnh đạo, người chỉ huy, người thày tại chỗ, quản lí trực tiếp về mọi mặt hoạt động của học 19 viên, là cầu nối giữa học viên với giáo viên, các tổ chức, cơ quan chức năng, lãnh đạo chỉ huy đơn vị và nhà trường. Từ những quan niệm trên và mối liên hệ giữa VHQL với cán bộ QLHV, hoạt động QLHV đi đến quan niệm: Văn hóa quản lí của cán bộ QLHV các trường sĩ quan là bộ phận của VHQL giáo dục,thể hiện trình độ cao của việc nắm vững kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lí, là tiêu chí đánh giá phát triển và hiệu quả lao động quản lí của họ trong công tác QLHV, nhân tố góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT của các trường sĩ quan. Các trường sĩ quan quân đội thuộc hệ thống giáo dục quốc gia có chung mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo dức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ”[33-tr.2]. Xuất phát từ vị trí, vai trò nhiệm vụ của sĩ quan làm công tác QLGD nhà trường quân đội “Sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam là cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam”[34-tr.9]. Vì vậy, VHQL của cán bộ QLHV, là một bộ phận của VHQL, mang bản chất văn hóa Đảng “là đạo đức, là văn minh”, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Văn hóa quản lí của cán bộ QLHV thể hiện phẩm chất, nhân cách văn hóa của người sĩ quan quân đội, có sự giao thoa của văn hóa lãnh đạo, chỉ huy… văn hóa kỷ luật; được hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLHV, thể hiện phẩm chất, nhân cách văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” trong công tác QLGD nhà trường quân đội. Văn hóa quản lí của người cán bộ QLHV, được đánh giá bằng những chỉ số, thể hiện trình độ cao trong việc nắm vững kiến thức, kỹ sảo, kỹ năng và kinh nghiệm quản lí; phong cách nghệ thuật, chất lượng, hiệu quả quản lí; sản phẩm quản lí, học viên trở thành sĩ quan, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đào tạo. 20 Cấu trúc văn hóa quản lí của cán bộ quản lí học viên Môi trường Hệ Phẩmchấ thống t chính tri trị, đạo thức đức Văn hóa quản lí Phong cách Năng lực quản quản lí lí Hình 1: Cấu trúc VHQL của cán bộ QLHV. Hệ thống tri thức của người CBQL là tổng hợp kiến thức, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về: khoa học cơ bản, khoa học nghệ thuật quân sự, xã hội nhân văn quân sự; khoa học giáo dục, QLGD; văn hóa, chính trị, đạo đức, pháp luật. Cán bộ QLHV có kiến thức toàn diện, là cơ sở cho việc nhận thức đúng, lời nói hành động đúng, phù hợp quy luật, đúng nguyên tắc quản lí; đồng thời có khả năng lĩnh hội kiến thức mới và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quân sự, nghiệp vụ quản lí, trình độ VHQL. Phẩm chất chính trị, đạo đức, thể hiện phẩm chất người sĩ quan là cán bộ của Đảng, thể hiện “Tầm - Tâm” của nhà quản lí: có trình độ cao về nhận thức chính trị, vững vàng, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Quán triệt

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net