Dung hợp văn hóa trong đạo cao đài qua công trình kiến trúc tòa thánh tây ninh

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Dung hợp văn hóa trong đạo cao đài qua công trình kiến trúc tòa thánh tây ninh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ TRẦN LÊ THÙY DƯƠNG DUNG HỢP VĂN HÓA TRONG ĐẠO CAO ĐÀI QUA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÒA THÁNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 60.31.06.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN HỒNG LIÊN TP. Hồ Chí Minh – năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Dung hợp văn hóa trong đạo Cao Đài qua công trình kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Hồng Liên. Nội dung nghiên cứu của đề tài chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn TRẦN LÊ THÙY DƯƠNG ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS Trần Hồng Liên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi đến cô lời cảm tạ chân thành nhất. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Văn hóa học đã chia sẻ cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Văn hóa học, Thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi học tập, tra cứu và thực hiện luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, quý Chức sắc, Chức việc cùng các Đạo hữu Cao Đài, đã tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp những tư liệu quý giá cho tôi trong suốt quá trình điền dã để có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ trong quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành tri ân! Trần Lê Thùy Dương iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................ 6 7. Bố cục luận văn ............................................................................................... 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 8 1.1 Các khái niệm ............................................................................................... 8 1.1.1 Dung hợp văn hóa ................................................................................. 8 1.1.2 Văn hóa kiến trúc .................................................................................. 9 1.2 Lý thuyết tiếp cận: Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa .......................... 10 1.3 Sự hình thành đạo Cao Đài đầu thế kỷ XX ................................................ 11 1.3.1 Tình hình tôn giáo trên thế giới ........................................................... 11 1.3.2 Bối cảnh chính trị - xã hội - văn hóa vùng đất Nam Bộ..................... 13 1.3.3 Lịch sử hình thành và phát triển đạo Cao Đài ..................................... 19 1.3.3.1 Giai đoạn manh nha trước năm 1925 .............................................. 19 1.3.3.2 Giai đoạn chính thức khai đạo và hình thành Hội Thánh Cao Đài (1926 -1934) .................................................................................................. 20 1.3.3.3 Giai đoạn phát triển sau 1934 cho đến hiện nay .............................. 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2 NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH DUNG HỢP CỦA ĐẠO CAO ĐÀI .............................................................................................. 26 2.1 Nguồn gốc hình thành tính dung hợp văn hóa của đạo Cao Đài ............... 26 2.1.1 Nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam ........................................... 26 2.1.1.1 Tính tổng hợp và tính linh hoạt trong văn hóa................................. 27 2.1.1.2 Truyền thống tín ngưỡng đa thần ..................................................... 28 iv 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Nam Bộ ................................................................. 29 2.1.3 Quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa phương Đông ............................. 32 2.1.3.1 Giao lưu với văn hóa Trung Hoa ..................................................... 32 2.1.3.2 Giao lưu văn hóa Ấn Độ .................................................................. 39 2.1.4 Quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa phương Tây................................ 41 2.2 Đặc điểm tính dung hợp của đạo Cao Đài ................................................. 46 2.2.1 Dung hợp tín ngưỡng người Việt với các tôn giáo ngoại lai .............. 46 2.2.2 Dung hợp tôn giáo Đông- Tây ............................................................ 51 2.2.3 Tính đa nguyên dung hợp không kì thị tôn giáo ................................. 55 2.2.4 Tính thống nhất trong đa dạng ............................................................ 58 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 63 CHƯƠNG 3 KIẾN TRÚC TÒA THÁNH CAO ĐÀI TÂY NINH –BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP VĂN HÓA.......................................................................... 64 3.1 Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh .......................................... 64 3.2 Kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh .................................................... 65 3.2.1 Vị trí ................................................................................................... 67 3.2.2 Phương hướng đền Thánh ................................................................. 69 3.2.3 Kiến trúc bên ngoài đền Thánh ........................................................... 70 3.2.3.1 Kết cấu kiến trúc tổng thể ................................................................ 70 3.2.3.2 Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài ...................................... 72 3.2.3.3 Hiệp Thiên Đài ................................................................................. 74 3.2.3.4 Cửu Trùng Đài ................................................................................. 77 3.2.3.5 Bát Quái Đài .................................................................................... 81 3.2.4 Kiến trúc bên trong đền Thánh ............................................................ 82 3.2.4.1 Hiệp Thiên Đài ................................................................................. 82 3.2.4.2 Cửu Trùng Đài ................................................................................. 86 3.2.4.3 Bát Quái Đài .................................................................................... 90 3.3 Ý nghĩa của công trình kiến trúc và các giá trị văn hóa ............................. 93 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 98 v KẾT LUẬN ............................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 103 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 111 vi Danh mục hình ảnh STT Nội dung Phụ lục trang 1 Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa 23 2 Nguồn gốc hình thành tính dung hợp văn hóa của đạo Cao Đài 23 3 Vị trí Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh 24 4 Mặt ngang đền Thánh 24 5 Mặt trước đền Thánh 25 6 Mặt trước lầu 1,2 Bạch Ngọc Chung Đài 26 7 Mặt trước lầu 1,2 Lôi Âm Cổ Đài 26 8 Mặt trước lầu 3,4,5,6 Bạch Ngọc Chung Đài 26 9 Hiệp Thiên Đài 26 10 Cột đắp hình rồng và hoa sen ở Hiệp Thiên Đài 27 11 Cán Cân Công Bình 27 12 Nghinh Phong Đài 27 13 Long Mã phụ Hà Đồ trên nóc Nghinh Phong Đài 27 14 Kim Mao Hẩu 28 15 Trang trí hành lang Cửu Trùng Đài 28 16 Bức phù điêu hình đôi hạc 28 17 Khuôn bông sen trên vách Cửu Trùng Đài 28 18 Kiến trúc bên ngoài Bát Quái Đài 29 19 Tượng Tam Thế Phật trên nóc Cửu Trùng Đài 29 20 Tranh “Tam Thánh ký hòa ước” 29 21 Tượng của Đức Hộ Pháp (ở giữa), Đức Thựơng Phẩm Cao 30 Quỳnh Cư (bên phải) và Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang 22 Bên trong Cửu Trùng Đài 30 23 Giảng đài 31 vii 24 Hình chạm 6 con rồng trên trần gian giữa Cửu Trùng Đài 31 25 Hình chạm lân, quy, phụng trên trần hai gian bên Cửu Trùng 31 Đài 26 Gian thứ 9 Cửu Trùng Đài và gian Cung Đạo 31 27 Cửa võng ở giữa trước Bát Quái Đài 32 28 Bát Quái Đài 32 29 Các tín đồ Cao Đài chụp hình lưu niệm ở cánh rừng mới phá 33 để xây đền Thánh 30 Đền Thánh tạm bằng mái tranh vách ván năm 1930 33 31 Gian thờ của đền Thánh tạm 34 32 Quả Càn Khôn ở đền Thánh tạm 34 33 Công thợ đang thi công đền Thánh Cao Đài Tây Ninh 35 34 Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh năm 1948 35 35 Các tín đồ hành lễ trong đền Thánh 36 36 Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh chup từ trên cao năm 1948 36 37 Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh năm 1967 37 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ tuy là vùng đất mà ông cha ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa Nam Bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam với hơn mấy ngàn năm lịch sử. Mà như Võ Văn Thành đã có nói “ Nam Bộ là một vùng đất mới được khẩn hoang dần dần từ cách đây gần 400 năm khi một bộ phận đông đảo người Việt di cư vào sinh sống và lập nghiệp ở đây từ cuối thế kỷ 16. Thời gian khoảng 400 năm ấy, chưa phải là một tiến trình lịch sử - văn hóa dài lắm nhưng cũng không hẳn là ít để có thể hình thành nên một vùng văn hóa riêng có của nó” [Võ Văn Thành 2013:13]. Thật vậy, trong quá trình khai hoang lập ấp ở vùng đất phương Nam này người Việt đã mang theo những nét văn hóa của ông cha mình đến vùng đất mới rồi biến đổi để thích nghi với cuộc sống ở môi trường mới. Trong quá trình phát triển với những biến cố của lịch sử văn hóa Nam Bộ có sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác như văn hóa Trung Hoa, văn hóa Pháp... từ đó biến đổi, hình thành nên một vùng văn hóa Nam Bộ với những nét văn hóa rất riêng, rất đặc biệt và góp phần tạo nên bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình tiếp xúc và biến đổi đó văn hóa Việt Nam vẫn đậm đà bản sắc dân tộc chứ không hề bị Trung Hoa hóa hay Âu hóa, đó chính là nhờ truyền thống dung hòa của văn hóa Việt. Truyền thống ấy đã được người Nam Bộ vận dụng một cách nhuần nhuyễn và phát huy một cách tối đa trong môi trường cuộc sống vùng đất mới từ đó sản sinh cho dân tộc một tôn giáo hoàn toàn mới đó chính là đạo Cao Đài. “Trong đạo Cao Đài, Tam giáo với vai trò cốt lõi còn được dung hợp với các tôn giáo Đông - Tây khác” [Trần Ngọc Thêm 2006: 564]. Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới hình thành ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX nhưng đã có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ. Vì sao một tôn giáo mới lại được hình thành trên vùng đất này và lại có sức lan tỏa đến như vậy? Khi tìm hiểu về đạo Cao Đài ta sẽ nhìn thấy rõ tính dung hợp – một đặc tính nổi 2 bật và chủ đạo. Tìm hiểu tính dung hợp của tôn giáo Cao Đài chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên, từ đó làm rõ thêm truyền thống dung hợp của văn hóa Nam Bộ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Và sự biểu hiện trực quan và sinh động nhất cho tính dung hợp trong đạo Cao Đài đó chính là công trình kiến trúc nổi bật và điển hình nhất cho tôn giáo này - Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Dung hợp văn hóa trong đạo Cao Đài qua công trình kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh” cho luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên nền cơ sở văn hóa Việt Nam với những đặc trưng của văn hóa dân tộc, kết hợp với sự tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của Nam Bộ để lý giải cho sự ra đời và tính dung hợp văn hóa trong đạo Cao Đài. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở tìm hiểu và khảo sát thực tế công trình kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh để minh chứng cho những phân tích ở trên. Qua đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu và nêu lên những đặc điểm của tính dung hợp trong đạo Cao Đài, qua đó làm rõ đặc tính văn hóa Nam Bộ, cũng như văn hóa Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đạo Cao Đài được xem như một hiện tượng tôn giáo mới của Việt Nam và thế giới. Nó có sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của người Việt Nam Bộ vì vậy mà hiê ̣n ta ̣i đã có nhiều tác giả cả trong và ngoài nước nghiên cứu về đạo Cao Đài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sau: Lịch sử Cao Đài Nguyễn Trung Hậu “Đại Đạo Căn Nguyên”, tài liệu Ebook (1930). Tác giả là một tín đồ Cao Đài đã trình bày chi tiết về các sự kiện, mốc lịch sử của quá trình hình thành đạo Cao Đài đến khi khai đạo và bắt đầu xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh. Một tác giả người Pháp cũng là một tín đồ của đạo Cao Đài, ông Gabriel Gobron đã xuất bản cuốn sách “Histoire et philosophie du Caodaisme” (Lịch sử và triết học Cao 3 Đài), năm 1949. Trong cuốn sách của mình, ông đã trình bày về phong trào Thông Linh Học (Spiritisme) và vai trò của nó trong quá trình hình thành đạo Cao Đài, bên cạnh việc giới thiệu về giáo lý, nghi lễ, tổ chức của đạo. Đặng Nghiêm Vạn "Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài", Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1995); Lê Anh Dũng, “Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926” (1996); Nguyễn Thanh Xuân "Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam", Nhà xuất bản tôn giáo (2007); Ngô Chơn Tuệ “Góp phần tìm hiểu sự ra đời của đạo Cao Đài” Luận văn Cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (2008), … đã giới thiệu về bối cảnh lịch sử, đưa ra những nhân tố, cũng như quá trình hình thành, ra đời của tôn giáo này. Và mới đây nhất Nguyễn Thanh Xuân trong quyển “Đạo Cao Đài- hai khía cạnh Lịch sử và Tôn giáo” NXB Tôn giáo (2015), công trình đã khái quát toàn bộ bức tranh về tôn giáo Cao Đài trong bối cảnh lịch sử Việt Nam từ những tiền đề khai đạo cho đến khi đạo hình thành và phát triển cho đến tận thời kỳ đổi mới hiện nay. Tìm hiểu về giáo lý đạo Cao Đài có Thánh ngôn hiệp tuyển, Tân luật, Pháp Chánh Truyền,… do Tòa Thánh Tây Ninh phát hành. Văn hóa, tôn giáo Cao Đài Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về khía cạnh văn hóa, tôn giáo như: G.Coulet (1929) “Cultes et Religions de l’Indochine Annamite” (Thờ cúng và tôn giáo ở các xứ Việt Nam trong Đông Dương). Tác giả đã phân tích bối cảnh văn hóa xã hội hỗn dung của Nam Bộ và tính cách khoan dung tôn giáo của người Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã dẫn đến sự pha trộn trong văn hóa tín ngưỡng trong đạo Cao Đài, bằng chứng là thuật chiêu hồn của phương Tây và thuật cầu cơ của phương Đông của đạo Cao Đài. Năm 1975 Đinh Văn Khá đã viết luận văn Cao học “Đại lễ vía Đức Chí Tôn trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Tòa Thánh Tây Ninh)”, tác giả đã trình bày chi tiết về những nghi tiết và diễn biến của lễ hội lớn nhất của đạo Cao Đài. Nguyễn Mạnh Tiến “Lễ hội Cao Đài nhìn từ góc độ văn hóa” Luận văn Cao học Văn hóa học (2006); Lê Anh Dũng (2009), “Đất Nam Kỳ tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài”; Huỳnh Ngọc Thu “Đời sống tôn giáo của tín đồ 4 Đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ” Luận án Tiến sĩ Lịch sử (2010); Nguyễn Tiến Hưng “Ảnh hưởng của đạo Cao Đài Tây Ninh đối với lối sống của vùng dân cư (Điển cứu trường hợp xã Trường Hòa, Trường Đông Thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh)” Luận văn Thạc sĩ Xã hội học (2012). Kiến trúc Cao Đài Trong các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài ở nhiều khía cạnh khác nhau thì trong các công trình này cũng đã ít nhiều giới thiệu về kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh như trong luận văn Cao học “Đại lễ vía Đức Chí Tôn trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Tòa Thánh Tây Ninh)” (1975) của Đinh Văn Khá, tác giả cũng đã miêu tả công trình kiến trúc của đền Thánh như nơi diễn ra quá trình hành lễ chính của lễ vía Đức Chí Tôn, tác giả đã miêu tả ở cả phần ngoại điện và nội điện cũng như ý nghĩa của các biểu tượng trang trí trong đền Thánh dưới khía cạnh tôn giáo ; trong quyển "Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài", Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1995) của Đặng Nghiêm Vạn cũng đã giới thiệu sơ nét về đền Thánh ở Tây Ninh như một nơi thờ tự ở trung ương với cấu trúc 3 đài nối tiếp nhau và đã miêu tả chi tiết về nghi tiết thờ phượng tượng trưng cho tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên, ngũ chi hợp nhất” của đạo Cao Đài trong đền Thánh. Trong công trình “Đời sống tôn giáo của tín đồ Đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ” Luận án Tiến sĩ Lịch sử (2010) của Huỳnh Ngọc Thu tác giả cũng đã mô tả và sơ đồ hóa về cách bày trí thờ tự trong đền Thánh ở cả ba phần Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài; tác giả cũng đã nêu lên những giá trị về văn hóa mà công trình đã đóng góp vào sắc thái văn hóa Nam Bộ… Bên cạnh đó cũng có những công trình chủ yếu viết về kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài như “Lược thuật Tòa Thánh Tây Ninh” (1963) của Thiền Giang; Nguyễn Văn Hồng “Giới thiệu Tòa Thánh Tây Ninh” (1999); “Cao Đài Tự điển” (2000) của Đức Nguyên. Các tác giả trên là những tín đồ đạo Cao Đài họ đã viết lại quá trình từ khi tìm đất đến khi xây dựng xong đền Thánh Cao Đài Tây Ninh, bên cạnh đó cùng đã miêu tả một cách chi tiết ý nghĩa công trình kiến trúc này dưới góc nhìn triết lý 5 tôn giáo Cao Đài. Đặc biệt là quyển sách “Việt Nam Di Sản Văn Hóa- Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh” do nhà xuất bản Trẻ xuất bản 2004 của tác giả Hồ Tường và Nguyễn Huy Cường. Quyển sách này là một trong số rất ít các công trình nghiên cứu về kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh đã được xuất bản và phổ biến một cách rộng rãi trong thời gian gần đây. Quyển sách đã giới giới thiệu những nét cơ bản nhất về đạo Cao Đài như: lịch sử hình thành, cơ bản giáo lý, các vị thần thánh và mô tả kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh…Tuy nhiên, tác phẩm này nghiêng về việc mô tả một cách chi tiết về cấu trúc, các hình tượng trang trí của Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh về khía cạnh tôn giáo, mà vẫn chưa giải thích về ý nghĩa văn hóa của công trình. Luận văn này tiếp thu và kế thừa các công trình đã có trước, nhưng chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu nguồn gốc và những đặc điểm tính dung hợp trong đạo Cao Đài, một đặc tính cơ bản và nổi bật của tôn giáo nội sinh này và chứng minh tính dung hợp đó qua công trình kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, dưới góc nhìn giao lưu tiếp biến văn hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những nhân tố góp phần hình thành nên tính dung hợp văn hóa và đặc điểm tính dung hợp văn hóa trong đạo Cao Đài, qua nghiên cứu một trường hợp cụ thể là công trình kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu kiến trúc đền Thánh, là công trình quan trọng nhất của Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, mà không đi sâu tìm hiểu các công trình phụ khác trong nội ô Tòa Thánh, nằm trên địa phận Thị trấn Hòa Thành, xã Long Thành Bắc (huyện Hòa Thành) và một phần Thành Phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ khi đạo Cao Đài chính thức khai đạo năm 1926 cho đến nay. 6 5. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp so sánh văn hóa: là cách thức để tìm ra sự tương đồng và khác biệt mang tính chất đặc trưng. Đề tài so sánh nội văn hóa (giữa đạo Cao Đài và các tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Việt Nam). -Phương pháp điền dã: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn tập trung,… Là phương pháp đòi hỏi người nghiên cứu phải sống và sinh hoạt trong phạm vi nghiên cứu một thời gian nhất định để có những thông tin chính xác nhất. Cùng với những cuộc đối thoại, những câu hỏi có chủ định để thu thập thông tin từ các cá nhân. Trong phỏng vấn sâu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhiều đối tượng là tín đồ Cao Đài cũng như một số Chức sắc, Chức việc Cao Đài Tây Ninh để ghi nhận về quá trình xây dựng, cũng như những ý nghĩa, triết lý hàm chứa trong công trình Tòa Thánh Tây Ninh. -Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu, phân tích các tài liệu, tư liệu điền dã để tìm hiểu những yếu tố văn hóa, tự nhiên, xã hội đã tồn tại trong diễn trình lịch sử phát triển vùng đất Nam Bộ đã tác động đến tính dung hợp của đạo Cao Đài. -Phương pháp thu thập và xử lý thông tin những tư liệu thu thập được qua thực tế điền dã kết hợp với những tài liệu có liên quan đến đề tài trên các công trình nghiên cứu trước đó, sách, báo, tạp chí, các website…có liên quan đến đạo Cao Đài. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học Cung cấp thêm tư liệu về đặc tính của văn hóa Nam Bộ và văn hóa Việt Nam. Cung cấp tư liệu về tính dung hợp của đạo Cao Đài Tây Ninh để bổ sung thêm một khía cạnh về nghiên cứu văn hóa tôn giáo. Góp phần nhận thức thêm về lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa. Ý nghĩa thực tiễn Công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tương đối hoàn chỉnh nhất về sự dung hợp các luồng văn hóa trong đạo Cao Đài, góp phần phục vụ cho công tác nghiên 7 cứu, giảng dạy và học tập về văn hóa, văn hóa tôn giáo ở các trường đại học, cao đẳng. Giới thiệu về kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh như một công trình có ý nghĩa về văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng, phục vụ du lịch. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương này nêu lên những tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu đề tài, giải thích một số khái niệm có liên quan, lý thuyết tiếp cận của đề tài và trình bày cơ sở thực tiễn về những tiền đề hình thành, phát triển của đạo Cao Đài ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Chương 2: Nguồn gốc hình thành và đặc điểm tính dung hợp của đạo Cao Đài. Chương này phân tích những đặc trưng của văn hóa Việt Nam, cũng như những tác động bên ngoài đã góp phần hình thành nên tính dung hợp văn hóa của đạo Cao Đài và nêu lên những đặc điểm của tính dung hợp đó. Chương 3: Kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh - biểu hiện của sự dung hợp văn hóa. Chương này trình bày sự dung hợp giữa truyền thống văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác đã được thể hiện qua kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh cũng như thấy được những giá trị văn hóa của nó. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Dung hợp văn hóa Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giải nghĩa “dung hợp” là trạng thái hòa lẫn vào nhau để tạo thành một thể thống nhất [Hoàng Phê 2003: 266]. Trong khi đó, Từ Điển tiếng Anh, “dung hợp” (fusion) được định nghĩa là “The process or result of joining two or more things together to form a single entity” (Quá trình hoặc kết quả của việc kết hợp hai hoặc nhiều thứ với nhau để tạo thành một thực thể duy nhất) [Oxford dictionaries.com 2015]. Nói về “dung hợp” trong tác phẩm “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” Trần Ngọc Thêm có nói: “Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính tổng hợp và tính linh hoạt tạo nên một đặc trưng cơ bản của văn hóa ứng xử với môi trường xã hội ở Việt Nam nói chung – đó là tính Dung hợp. Dung hợp là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau lại và biến đổi một cách linh hoạt để tạo nên cái mới: DUNG HỢP = TỔNG HỢP + LINH HOẠT. Dung hợp là một dạng tiếp biến văn hóa đặc biệt” [Trần Ngọc Thêm 2006: 553]. Trong luận án Tiến sĩ của tác giả Huỳnh Quốc Thắng đã nhận định “tiếp biến văn hóa (acculturation) là sự dung hợp, thanh lọc các giá trị văn hóa trong một quá trình tiếp xúc và giao lưu, hội nhập văn hóa tích cực, chủ động nhằm tiếp thu được tinh hoa văn hóa các dân tộc vừa vẫn giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình” [Huỳnh Quốc Thắng 1999: 42]. Trong lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo thì “dung hợp” cũng được coi là một loại hình của tôn giáo. “Tôn giáo dung hợp” (religions syncretistic), theo nhà tôn giáo học Nga N.C. Capustine định nghĩa: “Tôn giáo dung hợp là sự pha trộn, kết hợp, sự vay mượn, tiếp nhận một số yếu tố, bộ phận tôn giáo khác tạo thành tổ hợp niềm tin, nghi lễ và tổ chức giáo hội khác biệt” [Dẫn theo Trương Văn Chung , Vũ Thị Thanh Thảo 2013: 83]. 9 Theo ông Capustine “các hình thức tôn giáo được “ Cấu trúc lại” dưới tác động của hoàn cảnh, điều kiện lịch sử và sự lựa chọn có mục đích của nhóm người”. Các học giả tôn giáo ở Châu Âu và Bắc Mỹ cũng cho rằng: “Tôn giáo dung hợp là hình thức pha trộn, hỗn hợp của các tôn giáo trước đó hoặc cùng thời…”. Họ cho rằng đây là một dạng tôn giáo mới (New Religion). Là hình thức dung hợp tam giáo [Dẫn theo Trương Văn Chung , Vũ Thị Thanh Thảo 2013: 84]. Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu “dung hợp” là sự tổng hợp và dung hòa những yếu tố khác nhau để tạo thành một sản phẩm mới. Trong phạm vi đề tài này này, chúng tôi xem “dung hợp” là một đặc tính của văn hóa tôn giáo Nam Bộ. Đây được coi là một trong những đặc tính bao trùm và chi phối đạo Cao Đài. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác lập một định nghĩa về “dung hợp” để làm việc như sau: Dung hợp là một đặc tính của văn hóa, được hình thành trong quá trình tiếp biến giữa các nền văn hóa khác nhau, rồi tạo nên một hệ thống giá trị văn hóa mới với những đặc trưng văn hóa riêng biệt, gắn với một hệ tọa độ văn hóa nhất định. 1.1.2 Văn hóa kiến trúc Văn hóa kiến trúc là một bình diện của văn hóa, nó nghiên cứu kiến trúc dưới góc độ văn hóa học. Văn hóa và kiến trúc có mối qua hệ biện chứng với nhau. Kiến trúc có chức năng thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của con người cũng như đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội, chính trị. Cho nên, văn hóa kiến trúc vừa có nhiệm vụ tìm hiểu những giá trị văn hóa ẩn chứa trong kiến trúc, vừa cho thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa đến sự hình thành kiến trúc. GS KTS Hoàng Đạo Kính đã có nói “Các công trình kiến trúc không chỉ dừng lại ở việc đưa ra giải pháp, những hợp đồng, mà còn phải dựa trên nền tảng văn hóa. Nói cách khác, kiến trúc phải có bản chất văn hóa” [Dẫn theo Hồng Dương 2014: web]. Có thể nói, văn hóa kiến trúc là một trong những bộ phận khá quan trọng của văn hóa, bởi nó góp phần thể hiện diện mạo, bộ mặt của các nền văn hóa khác nhau. Các đặc điểm về chế độ chính trị, hoàn cảnh xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn 10 hóa…ở từng vùng miền, từng khu vực khác nhau sẽ sản sinh ra những nền văn hóa kiến trúc khác nhau. 1.2 Lý thuyết tiếp cận: Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa Trong suốt quá trình vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, nhiều nền văn hóa của thế giới đã được sinh ra và trong quá trình phát triển của nó không thể tránh khỏi những sự va chạm và tiếp xúc lẫn nhau mà các nhà nghiên cứu sau này thường gọi đó là quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Có thể nói, giao lưu tiếp biến văn hóa là một hiện tượng phổ biến và mang tính quy luật. Trong tự nhiên cũng như trong xã hội, không có hiện tượng nào thuần túy tinh khiết, không bị ảnh hưởng hoặc không pha trộn và văn hóa càng như thế. Phan Ngọc đã nhận định “Không có văn hóa tự lực cánh sinh. Không có văn hóa tự túc” [Phan Ngọc 1998: 59]. Thật vâỵ, mỗi nền văn hóa trong quá trình phát triển phải mở cửa, giao lưu với thế giới bên ngoài để có thể vừa học hỏi được cái hay cái tốt của nhân loại vừa quảng bá được những sản phẩm văn hóa truyền thống của mình. Giao lưu tiếp biến văn hóa là điều kiện để mỗi nền văn hóa có thể phát triển. Đặc biệt, trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, văn hóa truyền thống càng không nên bảo thủ với quan niệm đóng cửa hay co cụm lại để bảo vệ bản sắc dân tộc mà cần phải thích ứng với mọi sự thay đổi, sẵn sàng cho những cuộc tiếp xúc, những mối quan hệ mới. Chính vì vậy mà thuyết “giao lưu và tiếp biến văn hóa” đã rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) là khái niệm do các nhà dân tộc học Pháp và nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX, để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của cuốc tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa của một hoặc cả hai nền văn hóa đó. Giao lưu tiếp biến văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Tính tích cực của giao lưu tiếp biến văn hóa là tuy các thành 11 tố của những nền văn hóa các dân tộc tiếp xúc với nhau có thể biến đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn giữ được tính riêng biệt (bản sắc văn hóa) của mình và làm giàu thêm cho văn hóa của mình [Phan Thị Yến Tuyết 2011: 469]. Ở Việt Nam, Trần Quốc Vượng đã từng nhận định “giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn luôn đặt mỗi tộc người luôn luôn phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh” [Trần Quốc Vượng 1997: 51-52]. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là một quá trình với các giai đoạn khác nhau. Huỳnh Quốc Thắng trong luận án Tiến sĩ của mình ông đã chia ra làm ba giai đoạn chính gồm: giai đoạn GIAO LƯU VĂN HÓA (échange culturelle) trong giai đoạn này nhất thiết phải có sự “gặp nhau” giữa các nền văn hóa khác nhau, tức phải có sự tiếp xúc văn hóa (contact cultural) nhất định; từ đó dẫn đến sự HỘI NHẬP VĂN HÓA (intégration culturelle) là sự xen cài, tích hợp các giá trị văn hóa thông qua sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh” đây là giai đoạn thứ hai; giai đoạn ba là quá trình TIẾP BIẾN VĂN HÓA (acculturation) [Huỳnh Quốc Thắng 1999 :41]. Như định nghĩa về “dung hợp” đã nêu ở trên mục 1.1.2 thì “dung hợp là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa” mà quá trình tiếp biến văn hóa lại là giai đoạn cuối cùng của giao lưu và tiếp biến văn hóa (Hình 1). Vì vậy khi nghiên cứu về tính dung hợp văn hóa của đạo Cao Đài ta cần tiếp cận bằng lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa. 1.3 Sự hình thành đạo Cao Đài đầu thế kỷ XX 1.3.1 Tình hình tôn giáo trên thế giới Từ giữa thế kỷ XIX đến hết thế kỷ XX, lịch sử nhân loại đã có nhiều những biến đổi lớn, có tác động một cách mạnh mẽ đến đời sống xã hội loài người. Một trong những cuộc vận động có tác động rõ nét nhất là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, ngày nay ta thường gọi là công cuộc hiện đại hóa. Hiện đại hóa là một trong những biến thiên xã hội quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Nó dẫn đến những biến đổi 12 to lớn của nhiều phương diện từ đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường … cho đến khuynh hướng giá trị và phương thức sinh hoạt của con người. Chính những biến động đó đã tạo nên những mảnh đất màu mỡ, rộng lớn cho những mầm móng “tôn giáo mới” hình thành và phát triển. Những tôn giáo xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến tận mãi sau này được xem là “tôn giáo mới”. Trong báo cáo tổng kết đề tài KH&CN với tên đề tài “ Hiện tượng tôn giáo mới và những vấn đề về chính sách và công tác tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” đã đưa ra một định nghĩa “ Tôn giáo mới là những hình thức tổ chức, giáo lý, niềm tin khác biệt với tôn giáo thông thường, phản ánh những biến động lớn của xã hội đương đại và nhu cầu chuyển đổi tâm linh của một nhóm người trong môi trường văn hóa- xã hội cụ thể” [Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2014: 72] Tình hình tôn giáo trên thế giới có những biến chuyển rõ rệt. Tại các nước phương Tây đã và đang diễn ra hai xu thế đối lập trong đời sống tôn giáo: sự khủng hoảng của các tôn giáo chủ lưu vốn theo thuyết Toàn thống và sự lớn mạnh của xu hướng tôn giáo cá thể hóa. Sự nảy sinh các “tôn giáo mới”, vì thế rất gắn với xu thế chiết trung và Thuyết hỗn dung và tích hợp. Đặc biệt với các xã hội phương Tây, lối hỗn dung tích hợp trở thành nét đặc trưng tôn giáo mới ở xứ này [Đỗ Quang Hưng 2001: 11]. Ở Mỹ, một tôn giáo mới được ra đời với tên gọi giáo phái Mormon do nhà tiên tri Joseph Smith (1850-1844) sáng lập với tên là Church of Jesus Christ và hiện có chừng gần 5 triệu tín đồ, được coi là tổ chức tôn giáo lớn thứ bảy ở Mỹ. Một giáo phái khác cũng khá lưu hành rộng rãi ở Mỹ là Kitô giáo khoa học (Christian Science) do Mary Baker Eddy (1821-1910) sáng lập. Ở Châu Á mà một đại diện là Nhật Bản từ giữa thế kỷ XIX rất nhiều giáo phái đã được thành lập có nguồn gốc từ Thần đạo (shinto) như: Oomoto giáo, Seichyonoie, Sekai-kyusei giáo, giáo đoàn PL và một số từ Phật giáo như: Reiyu, Shinnyouen đã được thành lập. “Nhật Bản là nước mà Thuyết hỗn dung được coi là

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net