Đảng bộ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- NGUYỄN THỊ TUYỀN ĐẢNG BỘ HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Oanh Hà Nội-2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 CHƢƠNG 1. LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ..............................................................................................13 1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2005. .............................................13 1.1.1. Yếu tố tự nhiên ........................................................................................13 1.1.2. Yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội .............................................................15 1.1.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế huyện Lục Nam những năm 1996 – 2000. ........... 20 1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ ....................................................28 1.2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................................................28 1.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................40 CHƢƠNG 2. LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................49 2.1. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về chuyển dịch CCKT trong những năm đầu thế kỷ XXI .......................................................................49 2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về chuyển dịch CCKT ..........................49 2.1.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tiễn địa phương ...........................................................................55 2.2. Đảng bộ huyện quán triệt vận dụng và triển khai thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................................................................63 2.2.1. Những yêu cầu mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm đầu thế kỷ XXI ..........................................................................................................63 2.2.2. Đảng bộ huyện vận dụng sáng tạo chủ trương chuyển dịch CCKT vào thực tiễn phát triển của địa phương .................................................................66 2.2.3. Sự chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện ...... 75 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ..................90 3.1. Một số nhận xét..............................................................................................90 3.1.1. Thành tựu đạt được .................................................................................90 3.1.2. Một số hạn chế cơ bản ..........................................................................100 3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu.......................................................................105 3.2.1. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải luôn nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ...............................................105 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất và củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới .........................................107 3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. ....................................................................108 3.2.4. Trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT, việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước ...........................................................................109 3.2.5. Nâng cao năng lực, sức chiến đầu của tổ chức Đảng, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên ...............................................................................110 KẾT LUẬN ............................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119 PHỤ LỤC ...............................................................................................................128 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP : Chính phủ HĐND : Hội đồng nhân dân NQ : Nghị quyết TƯ : Trung ương UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch CCKT là nhu cầu tất yếu khách quan, là chiến lược kinh tế tổng quát nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Ở nước ta, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là một chủ trương lớn của Đảng và là nội dung cốt lõi trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng đề ra trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đưa nước ta từ một nước nông nghiệp kém phát triển trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, từ năm 1986 đến nay Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để lãnh đạo thực hiện chủ trương này. Nhờ đó, đất nước đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, đặc biệt CCKT có sự chuyển biến mạnh mẽ. Lục Nam là một huyện miền núi nửa trung du nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang. Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, con người, giàu truyền thống văn hóa, truyền thống lao động sản xuất, truyền thống cách mạng. Đó là những điều kiện thuận lợi để Đảng bộ huyện Lục Nam lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH và cải thiện đời sống nhân dân góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, Đảng bộ huyện Lục Nam đã vận dụng sáng tạo và triển khai tích cực đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng vào tình hình thực tế địa phương bằng các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, nhân dân Lục Nam đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng đặc biệt CCKT của huyện đã bước đầu có những chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Lục Nam vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn thử thách và nhiều vấn đề đang nảy sinh: phát triển kinh tế còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng cho việc phát triển kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, chưa phát triển đi vào chiều sâu; thu nhập bình quân tính theo đầu người còn thấp hơn bình quân chung của cả nước; chuyển dịch CCKT ngành và trong từng ngành kinh tế còn nhiều hạn chế; vấn đề chuyển dịch đất nông nghiệp, phát triển các cụm công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động... Những vấn đề đặt ra là chuyển dịch CCKT như thế nào để vừa có hiệu quả vừa mang tính chiến lược lâu dài; làm thế nào để phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội; bộ phận kinh tế nào đóng vai trò là then chốt trong quá trình phát triển... Những vấn đề này không chỉ có riêng ở huyện Lục Nam gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế mà đây cũng là vấn đề thường gặp phải ở các địa phương khác trong quá trình CNH, HĐH đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Nam phải có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch CCKT từ năm 2001 đến năm 2010, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng không chỉ đối với địa phương mà còn có giá trị tham khảo đối với các địa phương khác, góp phần phát huy kinh nghiệm thành công để thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010” làm Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Chuyển dịch CCKT là một chủ trương lớn của Đảng được triển khai trên diện rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước, đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Do vậy, thời gian vừa qua lĩnh vực đổi mới cơ chế kinh tế nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. - Các sách chuyên khảo: Đỗ Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Đỗ Hoài Nam, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Phan Thanh Phố, Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996; Nguyễn Văn Khanh, Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Bùi Tất Thắng, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006; Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Những công trình này cùng với việc tạo dựng bức tranh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam chủ yếu là đi sâu nghiên cứu phân tích, đánh giá về sự đổi mới tư duy và sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng trong chuyển dịch CCKT của đất nước. - Các luận văn, luận án: Phạm Nguyên Nhu, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; Đỗ Xuân Tài, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; Đào Thị Vân, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 – 2003, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Đặng Kim Oanh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 – 2003, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Nguyễn Thúy Hoa, Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1996 – 2006, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, Lê Tiến Dũng, Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1986 – 2005, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Ngoài ra còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về quá trình chuyển dịch CCKT; sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực này hoặc một số vấn đề có liên quan đến CNH, HĐH nền kinh tế đất nước được đăng tải trên các tạp chí, webside, bản tin và các phương tiện thông tin đại chúng. Liên quan đến chủ đề kinh tế, chuyển dịch CCKT tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Nam cũng có nhiều luận văn, luận án, sách cũng như các bài báo, tạp chí đề cập tới và được đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như: Nguyễn Tuấn Thành, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 – 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Nguyễn Hữu Luyện, Quản lý Nhà nước nhằm phát triển kinh tế huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012 ; Nguyễn Văn Tiến, Kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang năm 1884 đến năm 1945, Luận văn Tiến sĩ Lịch sử, Đại học sư phạm Hà Nội, 2005; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập 2 (1975 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Nam (2007), tập 2 (1975 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Webside huyện Lục Nam (2011), Kinh tế huyện Lục Nam đang trên đà phát triển... Có thể thấy rằng, vấn đề chuyển dịch CCKT nói chung đã có rất nhiều tác giả đề cập đến trên nhiều khía cạnh và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Lục Nam lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch CCKT ở địa phương trong những năm từ 2001 – 2010 dưới góc độ khoa học lịch sử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Góp phần làm sáng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ huyện Lục Nam trong việc vận dụng đường lối của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vào lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch CCKT ở địa phương trong những năm 2001-2010. - Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng của địa phương ở hiện tại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên nhiệm vụ của luận văn là: - Làm rõ những yêu cầu khách quan cả về lý luận và thực tiễn để Đảng bộ huyện Lục Nam lãnh đạo, chỉ đạo quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH trong những năm 2001 - 2010. - Tập hợp tài liệu trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Lục Nam vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào lãnh đạo chuyển dịch CCKT của huyện trong những năm 2001 – 2010. - Nêu bật những thành tựu chủ yếu cũng như hạn chế của quá trình chuyển dịch CCKT của huyện Lục Nam. Qua đó rút ra những nhận xét đánh giá tổng kết và những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Lục Nam trong những năm 2001 – 2010. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính sách chỉ đạo quá trình chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Lục Nam ở địa phương trong những năm 2001 – 2010 trên cơ sở vận dụng đường lối đổi mới, CNH, HĐH chung của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng rút ra những thành tựu và hạn chế của quá trình lãnh đạo này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: - Vai trò sự lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang từ năm 2001 – 2010. - Quá trình chuyển dịch CCKT gồm: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế. Địa điểm nghiên cứu: địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2001 đến năm 2010 (trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII và XIX). 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Cơ sở lý luận: Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Phương pháp nghiên cứu: do đây là một luận văn thuộc chuyên nghành khoa học lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn … Nguồn tư liệu: Luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 2001 đến năm 2010; văn kiện Đại hội của tỉnh Bắc Giang, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lục Nam và các báo cáo của Huyện ủy, UBND, báo cáo hàng năm của các ban ngành đoàn thể và hệ thống chính trị huyện những năm 2001- 2010; Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang các năm; một số tài liệu tham khảo có liên quan. 6. Đóng góp của luận văn - Về khoa học: hệ thống hoá những chủ trương, chính sách và phương pháp chỉ đao thực hiện chuyển dịch CCKT của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Đảng bộ huyện Lục Nam trong những năm 2001 – 2010. - Về phương pháp: Luận văn đã phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch CCKT của huyện Lục Nam, qua đó làm sáng tỏ lí luận, đường lối quan điểm của Đảng về chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. - Về tư liệu: Luận văn là tài liệu tham khảo bổ sung thêm vào nguồn tư liệu lịch sử địa phương của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2005. Chƣơng 2: Lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2006 đến năm 2010. Chƣơng 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm. CHƢƠNG 1 LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2005. 1.1.1. Yếu tố tự nhiên Vị trí địa lý Lục Nam là một huyện miền núi, nửa trung du nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách tỉnh 27km và cách Thủ đô Hà Nội 70km về phía Đông Bắc. Lục Nam có 27 đơn vị hành chính, trong đó có 18 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 2 thị trấn, trung tâm huyện là thị trấn Đồi Ngô. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 596.88km, huyện có chiều dài từ Đông sang Tây là 70km và có chiều rộng từ Bắc tới Nam là 25km. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn (huyện Hữu Lũng): phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hải Dương (huyện Chí Linh) và tỉnh Quảng Ninh (huyện Đông Triều): phía Tây tiếp giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng: phía Đông tiếp giáp với huyện Sơn Động: phía Đông Bắc tiếp giáp với huyện Lục Ngạn. Huyện Lục Nam là một địa phương khá thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy với 2 tuyến Quốc lộ 31 và Quốc lộ 37 đi qua; có tuyến đường sắt Kép – Hạ Long chạy qua dài 31 km (qua 2 ga Lan Mẫu và Cẩm Lý); có sông Lục Nam chảy qua địa bàn huyện dài 38 km. Địa hình Huyện do 3 dãy núi tạo thành 3 vòng cung từ Đông Bắc đến Đông Nam: phía Đông Bắc có dãy Bảo Đài gồm nhiều đồi núi thấp, đỉnh cao nhất là 284m. Phía Đông có vòng cung Yên Tử, đỉnh cao nhất là 779m. Phía Đông Nam có dãy Huyền Đinh gồm nhiều triền núi hình lượn sóng, đỉnh cao nhất là 615m. Đặc điểm trên tạo cho huyện có địa hình lòng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam và địa hình được phân chia thành 3 vùng khác nhau: vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm trũng. Khí hậu và thời tiết Huyện Lục Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,9Cº. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm là khá lớn. Nhiệt độ cao nhất (tháng 6 và 7) đạt 39,1Cº, thấp nhất (tháng 1 và 2) là 16,1Cº. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất là 13,1Cº. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối của huyện là 41,2Cº và thấp nhất tuyệt đối là 3,5C. Điều kiện khí hậu của Lục Nam nhìn chung thuận lợi cho hệ sinh thái động thực vật phát triển, trong đó có sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tài nguyên đất Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 59.688 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp: 20.061 ha chiếm 33,63%; diện tích đất lâm nghiệp: 26.337 ha chiếm 44,15%. Trong diện tích đất nông nghiệp có 12.285 ha đất canh tác cây hàng năm. Tài nguyên đất của huyện Lục Nam rất phong phú, đa dạng, chủ yếu các loại đất phù sa ít được bồi đắp thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau. Về sông ngòi: huyện Lục Nam có sông Lục Nam chảy qua, điểm khởi đầu vào huyện từ xã Trường Giang đến điểm ra cuối là xã Đan Hội dài 38 km, lòng sông tương đối bằng phẳng, mức nước thấp nhất vào mùa khô là 0,7 m; biên động dao động giữa mùa lũ và mùa khô lớn, trung bình trên dưới 7m. Về suối, huyện có 4 hệ thống suối lớn gồm: hệ thống suối đổ vào sông Còng rồi chảy ra sông Lục Nam tại Bến Bò; hệ thống suối chảy qua các xã Đông Hưng đổ ra sông Lục Nam tại thôn Cẩm Nang xã Tiên Nha; hệ thống các suối chảy qua các xã Đông Phú, Tam Dị đổ ra sông Lục Nam tại thôn Già Khê xã Tiên Hưng; hệ thống suối chảy qua các xã: Bảo Đài, Chu Điện, Lan Mẫu, Yên Sơn đổ ra sông Lục Nam tại cống Chản, cống Mân xã Yên Sơn. Tài nguyên rừng Theo số liệu điều tra đến tháng 6 - 2006 toàn huyện có 26.337 ha đất lâm nghiệp, trong đó: rừng tự nhiên là 14.316 ha; rừng sản xuất: 8.627 ha; rừng phòng hộ: 5.689 ha; rừng trồng: 12.007 ha. Huyện đã giao 25407 ha đất lâm nghiệp cho các hộ, các tổ chức kinh tế và các đối tượng khác quản lý (hiện còn 930 ha chưa giao). Diện tích rừng tự nhiên đã giao là: 113.405 ha cho các hộ, tổ chức kinh tế và các đối tượng quản lý khác (hiện còn 911 ha chưa giao). Diện tích rừng trồng đã giao cho các hộ, các tổ chức kinh tế và các đối tượng quản lý là 11.988 ha (hiện còn 19 ha chưa giao); đất ươm cây giống đã giao cho các hộ và các tổ chức quản lý là 14 ha. Khoảng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Lục Nam không nhiều, một số loại khoáng sản phổ biến có trữ lượng lớn là đất sét để sản xuất gạch ngói, ngoài ra huyện còn có các loại đá xây dựng, đá khối, đá dăm, cát, sỏi… Đặc biệt, huyện có nguồn than đá khá dồi dào có nguồn gốc từ mạch than Đông Triều, điểm lộ khai thác ở khu vực Suối Nước Vàng xã Lục Sơn. Đây là loại than Antraxit có trữ lượng khoảng 800.000 tấn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế nên sản lượng hàng năm không nhiều, chủ yếu dùng để sản xuất vật liệu xây dựng và làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Về tiềm năng du lịch, Lục Nam có khu du lịch Suối Mỡ ở xã Nghĩa Phương và Hồ Suối Nứa ở xã Đông Hưng. Trong đó, khu du lịch Suối Mỡ đã được tỉnh Bắc Giang xây dựng dự án khu du lịch và đã triển khai thực hiện. Ngoài ra, huyện còn có các di tích văn hoá, lịch sử rất phong phú về thể loại như: đình, chùa, miếu, nghè, lăng tẩm, văn bia, với 79 di tích. Trong đó đã được Bộ văn hoá xếp hạng 10 di tích như: khu Suối Mỡ, Đình Sàn, chùa Thượng Lâm… Có thể thấy rằng, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Lục Nam là một nguồn lực to lớn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT của huyện theo hướng tích cực nếu được các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm và khai thác hợp lý. 1.1.2. Yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội Các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của huyện Qua các thời kỳ lịch sử, huyện Lục Nam có nhiều tên gọi và quy mô hành chính khác nhau. Trước đây, Lục Nam thuộc trấn Kinh Bắc và mang các tên gọi khác nhau như Phượng Nhỡn, Na Ngạn, Bảo Lộc. Ngày 21/01/1957, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Nghị định số 24/NĐ – CP về việc thành lập huyện Lục Nam trên cơ sở tách một phần đất phía Nam của huyện Lục Ngạn, sáp nhập 3 xã Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và 2 xã Yên Sơn, Bắc Lũng thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trải qua các triều đại phong kiến, vùng đất Lục Nam là phên dậu chống quân xâm lược phương Bắc. Thời Lý - Trần, đây là trận địa của phò mã Thân Cảnh Phúc, của tướng quân Vũ Thành chống lại giặc Tống, giặc Nguyên. Dòng sông Lục Nam chính là nơi Yết Kiêu, Dã Tượng lặn xuống nước sâu đục thủng thuyền của giặc… Những địa danh Cẩm Nang, Cẩm Y, Bình Tần, Tòng Lệnh, Kim Sa… khiến người đời còn ghi nhớ mãi. Dưới ánh sáng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào cách mạng ở Lục Nam phát triển rất sớm ngay từ cuối những năm 30 đầu những năm 40 của thế kỷ XX. Từ những đốm lửa đỏ cách mạng ở Đại Từ, Phố Chàng, làng Gàng, làng Đọ… đã lan toả ra khắp phủ Lục Ngạn. Trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945, nhân dân Lục Nam đã nổi dậy đánh chiếm phủ huyện, cướp chính quyền ngay từ ngày 18-7-1945, sớm nhất cả nước. Các chứng tích lịch sử vẫn còn vang dội chiến công của quân và dân Lục Nam đánh thực dân Pháp tại Đồi Ngô, Cầu Lồ, Chỉ Tác, Bốt Gốm, Bốt Đụn, Bốt Tai Voi... góp công cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhân dân Lục Nam đã gan góc, dạn dày đóng góp nhiều sức người, sức của cho đất nước độc lập, dân tộc tự do, hoà bình thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổ quốc đã ghi nhớ công ơn, tôn vinh hơn 2600 liệt sĩ, hàng nghìn thương, bệnh binh, 01 anh hùng lực lượng vũ trang, 36 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 04 xã và đơn vị huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… Những giá trị lịch sử này là động lực tinh thần trong xây dựng phát triển kinh tế của Lục Nam, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch CCKT của huyện nếu được các cấp chính quyền quan tâm khai thác và động viên kịp thời. Dân cư và nguồn lao động Dân số Lục Nam hiện nay là trên 21 vạn người, gồm 9 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Mường. Đồng bào các dân tộc huyện Lục Nam luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh nhất là trong quá trình thực hiện CNH, HĐH theo đường lối của Đảng hiện nay. Là một huyện miền núi nên Lục Nam có mật độ dân số thưa, dân cư chủ yếu tập trung đông ở các thị trấn, thị tứ như thị trấn Đồi Ngô, thị trấn Lục Nam, thị tứ Sàn còn các xã miềm núi như Trường Sơn, Lục Sơn, Vô Tranh ... thì mật độ dân cư thưa thớt hơn. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 51,3% (2009), đây là một thuận lợi lớn của huyện trong quá trình chuyển dịch CCKT đáp ứng được nhu cầu lao động của huyện khi nhiều cụm công nghiệp đi vào hoạt động cần một lượng lớn lao động. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Năm 1999, toàn huyện có tới 83% số lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp nhưng hiện nay tỷ lệ này đã giảm xuống một cách đáng kể còn 67% (2010), tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ngày một tăng lên. Đây được xem là tín hiệu khả quan từ sự chuyển dịch CCKT của huyện đã kéo theo cơ cấu lao động cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Về chất lượng nguồn lao động, là một huyện miền núi nhưng chất lượng nguồn lao động của huyện cũng khá cao so với toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm 6,8% (2010) số lao động của toàn huyện chủ yếu tập trung trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của địa phương. Lực lượng lao động còn lại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và lao động phổ thông làm việc trong các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài huyện. Năm 2009, toàn huyện có 450 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng 31 học sinh so với năm 2007, số lao động được đào tạo là 3394 người. Có thể thấy rằng dân cư và nguồn lao động của Lục Nam là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch CCKT của huyện nếu được quan tâm phát triển đúng mức. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Tranh thủ sự đầu tư của cấp trên đồng thời tích cực huy động nguồn vốn của địa phương và nhân dân đóng góp xây dựng nên huyện đã có hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn thiện với hệ thống điện lưới, đường giao thông, hệ thống trường học các cấp, các trạm và cơ sở y tế khám chữa bệnh, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp... đã được xây dựng. Hệ thống điện lưới quốc gia đã phủ khắp toàn huyện đến tận các thôn bản vùng sâu vùng xa. Năm 2008, đã hoàn thành việc đưa điện lưới vào thôn Vua Bà (xã Trường Sơn) là thôn cuối cùng của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, hoàn thành 100% số thôn, bản trong huyện có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Hệ thống đường giao thông của huyện cũng khá phát triển với nhiều trục đường giao thông quan trọng đã được làm mới, cải tạo và nâng cấp góp phần tích cực vào quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và quá trình chuyển dịch CCKT nói riêng. Một số tuyến đường giao thông huyết mạch đi qua địa bàn huyện như tuyến Quốc lộ 31, cắt dọc vùng đông bắc chạy qua địa bàn huyện dài 28km đi qua các xã Phương Sơn, Chu Điện, thị trấn Đồi Ngô ... Đây là tuyến đường quan trọng giúp cho việc lưu thông của huyện với huyện Lạng Giang, thành phố Bắc Giang và các tỉnh bạn được dễ dàng. Tuyến Quốc lộ 37 (Hải Dương – Thái Nguyên) chạy qua địa bàn huyện dài 25 km cũng là một trong những tuyến đường quan trọng nối liền địa bàn huyện với tỉnh Hải Dương ra Quốc lộ 18 đi Hải Phòng và Quảng Ninh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của nước ta. Ngoài hai tuyến Quốc lộ quan trọng kể trên huyện còn có tỉnh lộ Kép – Mai Sưu (tỉnh lộ 293) chạy qua nối liền các xã miền núi với các xã vùng cao giúp cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá trong huyện được thuận lợi. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn có hàng trăm km đường trục huyện, đường liên xã với 7 tuyến đường trục huyện dài 43,5km và 196km đường liên xã trong đó có nhiều km đường đã được rải nhựa và bê tông hoá. Có thể kể đến ở đây một số tuyến đường trục huyện như: tuyến Bảo Đài – Chu Điện – Phương Sơn, tuyến thị trấn Lục Nam – Huyền Sơn - Nghĩa Phương, tuyến Nghĩa Phương – Trường Giang – Vô Tranh, tuyến Phương Sơn – Thanh Lâm, tuyến Bắc Lũng – Vũ Xá – Đan Hội, tuyến Bắc Lũng – Yên Sơn – Phương Sơn. Ngoài ra còn phải kể đến 472km đường thôn xóm trên địa bàn huyện giúp cho việc đi lại, trao đổi của nhân dân giữa các thôn xóm được dễ dàng. Cùng với các tuyến đường bộ, Lục Nam còn có tuyến đường thuỷ quan trọng qua sông Lục Nam chảy qua địa bàn huyện dài 25 km và tuyến đường sắt Lạng Sơn – Móng Cái đi qua, có điểm dừng đỗ tại hai ga Lan Mẫu và Cẩm Lý. Hai tuyến giao thông này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá của địa phương với các địa phương lân cận. Lục Nam là một huyện thuần nông nên hệ thống thuỷ lợi của huyện cũng khá được chú trọng phát triển. Nhiều hồ đập lớn đã được xây mới, cải tạo và nâng cấp phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp như hồ Suối Mỡ, cụm hồ đập Bảo Sơn – Tam Dị, cụm hồ đập Tứ Sơn, Nghĩa Phương, Huyền Sơn, Đông Hưng, Đông Phú và các hồ đập nhỏ ở các xã trong huyện. Hệ thống trạm bơm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trên địa bàn huyện cũng đã được xây dựng như trạm bơm Đá Ngăn ở Cương Sơn và các trạm bơm cục bộ ở các xã ven sông Lục Nam; các trạm bơm ở Khám Lạng, Cẩm Lý, Đan Hội, Đồi Ngô cũng đã được nâng cấp và cải tạo. Hệ thống kênh mương nội đồng cũng đang được kiên cố hoá phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong huyện. Hệ thống chợ nông thôn được chú trọng phát triển từ các xã miền núi đến vùng cao với các chợ đầu mối lớn như chợ Sàn, chợ Đồi Ngô, chợ Thanh Giã, chợ Mai Sưu ... Ngoài ra các trung tâm thương mại và siêu thị cũng đang được hình thành góp phần quan trọng vào việc lưu thông trao đổi hàng hoá và tiêu thụ nông sản cho nhân dân trên địa bàn huyện. Là một huyện giàu tiềm năng du lịch nên Lục Nam cũng rất được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như xây dựng hạ tầng khu du lịch Suối Mỡ, Suối Nước Vàng và khu tây Yên Tử. Các công trình này đã góp phần khai thác tiềm năng du lịch của huyện, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch CCKT của địa phương. Hệ thống mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện được đầu tư phát triển khá hoàn thiện, phủ rộng khắp các xã, thị trấn và thị tứ trong huyện; 100% điểm Bưu điện văn hoá xã trên địa bàn đã có dịch vụ Internet tốc độ cao, mạng điện thoại di động đã phủ sóng 100% ở các xã trong huyện. Do là một huyện miền núi nên Lục Nam cũng nằm trong diện được Chính phủ ưu tiên hỗ trợ với các chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi như: Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 525 của Thủ tướng Chính phủ… và nhiều chương trình đầu tư hỗ trợ khác như: Chương trình 327/CT, Dự án 661 về trồng rừng, Chương trình 135 TTg hỗ trợ cho các xã nghèo... Các chương trình của tỉnh hỗ trợ cho Lục Nam như chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án nuôi trồng thủy sản, dự án lai tạo bò lai Sind… Các chương trình và dự án này có ảnh hưởng tích cực với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 1.1.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế huyện Lục Nam những năm 1996 – 2000. Chặng đường 1996 – 2000 là thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương trên phạm vi cả nước. Vì giai đoạn này kết thúc một chặng đường thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, đồng thời cũng đánh dấu sự kết thúc thế kỷ XX và đưa dân tộc ta bước vào thế kỷ XXI với tất cả vận hội và khó khăn, thử thách. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giai đoạn 1996 – 2000, giai đoạn có tính bản lề trong sự phát triển của huyện Lục Nam trước thềm thế kỷ XXI, với nhiều thuận lợi, thời cơ đan xen khó khăn, nguy cơ, quán triệt quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đảng bộ huyện Lục Nam lần thứ XVII (2000) đã đề cao tinh thần phát huy nội lực, phải thực sự chủ động, sáng tạo, tập trung mọi nỗ lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, khắc phục những khó khăn tồn tại, đưa công cuộc đổi mới trên quê hương phát triển toàn diện, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000, tăng trưởng kinh tế đi đôi với đẩy mạnh tiến bộ xã hội, kết hợp với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ an ninh – quốc phòng. Đại hội chủ trương “phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Phát huy vai trò kinh tế tập thể, củng cố, xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với cơ chế mới. Khuyến khích kinh tế cá thể phát triển, hộ nông dân và kinh tế tư nhân phát triển. Củng cố, phát huy vai trò kinh tế quốc doanh trên địa bàn huyện” [4, tr.186]. Trong những năm 1996 - 2000, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Huyện ủy và các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy nội lực, khai thác tiềm năng của địa phương tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế, chuyển dịch mới CCKT ở địa phương theo hướng CNH, HĐH, đưa sự nghiệp đổi mới của địa phương phát triển toàn diện, đồng bộ hơn với những thành tựu nổi bật. CCKT nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Kinh tế nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được xác định là lĩnh vực trọng điểm trong CCKT nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Trong đó, từng bước thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng ổn định vững chắc cây lương thực, kết hợp với phát triển chăn nuôi, khôi phục và mở rộng diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh kinh tế vườn rừng. Sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng tập trung vào đổi mới cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp – nông thôn, cơ cấu giống cây trồng. Do vậy, trong ngành trồng trọt đã có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu giống, diện tích và sản lượng. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm tăng bình quân 2,75%, đến năm 2000 đạt 27.500 ha. Cơ cấu giống lúa mới đã chiếm tới 70% (2000), giúp cho năng suất lúa tăng từ 32,8 tạ/ha năm 1996 lên 40 tạ/ha năm 2000. Năm 1996, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 68.896 tấn; năm 2000 đã tăng lên 75.056 tấn, bình quân lương thực đầu người tăng từ 369 kg năm 1996 lên 388 kg năm 2000 [4, tr.190].

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net