Nhân sinh quan trong học thuyết tứ diệu đế của phật giáo nguyên thủy

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nhân sinh quan trong học thuyết tứ diệu đế của phật giáo nguyên thủy

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÁNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- CHÂU KIẾN HƢƠNG LAN NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÁNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- CHÂU KIẾN HƢƠNG LAN NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Doãn Chính. Những nội dung nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa được công bố dưới mọi hình thức. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả Châu Kiến Hƣơng Lan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 11 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY ........................................................................................ 11 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ – XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY ...................................................... 11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại ảnh hưởng đến sự hình thành nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ..... 11 1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội của Ấn Độ cổ đại ảnh hưởng đến sự hình thành nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ......... 16 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY ................................... 28 1.2.1. Những thành tựu về văn hóa và khoa học với sự hình thành nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ..................... 28 1.2.2. Quá trình giao thoa của các trường phái cho sự hình thành nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ...................... 34 1.2.3. Khái quát về Phật giáo nguyên thủy ................................................... 39 Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 49 Chƣơng 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY ........................................................................................ 51 2.1. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY ....................................................... 51 2.1.1. Nội dung cơ bản của nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy .................................................................................. 51 2.1.2. Đặc điểm của nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ........................................................................................ 126 2.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY .................................................................. 132 2.2.1. Ý nghĩa về mặt lý luận của nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ......................................................................... 132 2.2.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn của nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy...................................................................... 136 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 139 PHẦN KẾT LUẬN CHUNG .................................................................... 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 144 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử xã hội, cùng với các vấn đề phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục, để đảm bảo xã hội phát triển bền vững thì vấn đề nhân sinh quan là một trong những yếu tố rất quan trọng trong xã hội loài người. Nếu không có một nhân sinh quan đúng đắn thì không thể phát triển hoàn thiện con người, do đó không thể giúp xã hội phát triển tốt đẹp và giàu mạnh. Chính vì thế, trong suốt quá trình hình thành và phát triển xã hội, nhân loại dù ở trong giai đoạn nào của lịch sử cũng đều rất quan tâm đến vấn đề nhân sinh quan và mong muốn giải quyết các vấn đề nhân sinh, nhằm đưa con người đến chân - thiện - mỹ. Có thể nói, nhân sinh quan được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên những quan niệm, chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức con người trong xã hội. Hiện nay, trái với mặt tiến bộ văn minh của mình, thế giới đang xảy ra nhiều cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng với sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, các tệ nạn xã hội, và ô nhiễm môi trường… đã và đang gây ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người. Vì vậy, để giúp cho nhân loại thoát khỏi sự suy thoái và mang đến cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì vấn đề phát triển nhân sinh quan càng trở nên cấp bách. Đối với Việt Nam, với bề dày lịch sử lâu đời, dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm văn hiến, với biết bao thăng trầm của lịch sử cùng với những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp đã tạo nên một hình ảnh con người Việt Nam rất bình dị, dũng cảm, nhân ái, giàu lòng yêu thương quê hương đất nước. Tất cả những thành tựu này, chính nhờ vào con người Việt Nam ngay từ thời kỳ dựng nước đã biết quan tâm và xây dựng vấn đề nhân sinh quan để giáo dục đạo đức con người và nó đã trở thành một trong những nhân tố cấu 2 thành nền văn hóa dân tộc cũng như lối sống, đạo đức của con người Việt Nam. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì Đảng ta cũng luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục nhân sinh quan cho thế hệ thanh thiếu niên nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Trong văn kiện đại hội lần thứ XI, XII của Đảng, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”, “chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính, rèn luyện phong cách làm việc có kỷ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, bồi đắp tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và văn hóa Việt Nam” [20, tr. 76] Trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, tư tưởng chủ đạo cho mọi hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, sự ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và sự tác động mặt trái của quá trình hội nhập và kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại, xuất hiện nhiều hiện tượng tham nhũng, sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên, đạo đức truyền thống của dân tộc cũng bị lai căng, xuống cấp v.v. Trong văn kiện nghị quyết hội nghị trung ương lần năm, khoá VIII đã viết: “những tiêu cực đang xuất hiện có chiều hướng gia tăng trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần, nhất là sự xuống cấp về tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên và nhân dân, không chỉ kìm hãm 3 sự phát triển kinh tế - xã hội mà thậm chí còn dẫn tới nguy cơ đối với vận mệnh của Đảng và sự phát triển của đất nước” [19, tr. 54]. “Đạo đức ở một bộ phận nhân dân, đặc biệt là ở tầng lớp thanh thiếu niên đang có xu hướng “trượt dốc”. Đây là tín hiệu “báo động đỏ” trong đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay” [64, tr. 29]. Mặt khác, trong xã hội hiện nay xuất hiện nguy cơ suy thoái tinh thần, mất phương hướng lựa chọn giá trị niềm tin và lối sống ở một bộ phận trong thế hệ trẻ. Những biểu hiện của nó trong lối sống: đôi khi nói không đi đôi với việc làm ở những người lớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan và ngoài xã hội đã gây ra những phản cảm đối với lớp trẻ. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội, nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người đầy đủ đức và tài như hiện nay. Bởi vì con người được xem là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, là trung tâm phát triển của xã hội và cũng vì mục tiêu phụng sự con người. Do đó, muốn đất nước ngày càng giàu mạnh thì vấn đề phát triển giáo dục nhân sinh quan phải là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của nước nhà. Bên cạnh đó, chúng ta phải kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân sinh quan của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại và đồng thời phải phát huy giá trị nhân sinh quan của dân tộc và thời đại. Trong đó, nổi bật là nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc thì những giá trị trong học thuyết đó vẫn còn là điều bổ ích góp phần vào sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam. Điều đó, thể hiện rõ ràng trong câu nói của đức Phật: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” [22, tr.190], lời tuyên bố xác nhận tất cả lời dạy của đức Phật đều hướng đến mục đích duy nhất là cứu khổ độ sanh. Thuyết Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật, nhằm mục đích giải thoát đau khổ cho con người, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu 4 tập đều hướng về mục tiêu ấy. Chính sự ra đời của giáo lý ấy là cuộc cách mạng làm thay đổi tư tưởng của Ấn Độ cổ đại. Nó là tiếng nói trong làn sóng phủ nhận uy thế có tính truyền thống của Veda, Upanishad và giáo lý đạo Bàlamôn, lên án chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội hết sức khắc nghiệt, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, giáo hóa đạo đức con người, khuyên con người sống từ, bi, hỷ, xả. Vì thế, nhân sinh quan Tứ diệu đế mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Tầm quan trọng của thuyết Tứ diệu đế đã được xác định bởi chính đức Phật và những đệ tử xuất sắc của Ngài. Trải qua hơn 2.500 năm, thuyết Tứ diệu đế vẫn được tất cả các bộ phái Phật giáo, Nguyên thủy hay Đại thừa, đều xiển dương và hành trì. Do đó, nghiên cứu về Phật giáo nói chung và nhân sinh quan trong Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy nói riêng, giúp chúng ta nhận thức rõ vị trí, vai trò và những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội con người, trên cơ sở đó có thái độ khách quan trong việc tiếp thu di sản quá khứ, góp phần tạo ra nội lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu nhân sinh quan trong Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy, còn góp phần giúp con người thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ và cách hành động theo con đường chánh đạo. Từ đó có thể giúp con người giảm bớt những vấn nạn trong cuộc sống như: vấn đề về môi trường, vấn đề về dân số, vấn đề về cuộc sống hòa bình và hạnh phúc v.v. đồng thời tạo cho con người sức mạnh tinh thần, nội lực kiên cố và góp phần vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện hiện nay. Đó là lí do cho việc thực hiện đề tài: “Nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Với hệ thống triết lý nhân sinh sâu sắc, một hệ thống triết học có chiều sâu về mặt lịch sử, triết học Phật giáo nói chung và nhân sinh quan trong học 5 thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy nói riêng đã được các nhà khoa học, các học giả, các hành giả khắp nơi tìm hiểu và nghiên cứu dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau về mặt học thuật cũng như ứng dụng. Tứ diệu đế với tư cách là một học thuyết, một tư tưởng về nhân sinh quan trong Phật giáo nguyên thủy đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng trân trọng. Trong đó, người ta đã phân tích, trình bày hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc, nội dung, kết cấu và tính chất của các trường phái triết học, các kinh sách và các học thuyết của Phật giáo qua các thể loại như sau: Thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng triết học và tôn giáo Ấn Độ cổ đại trong tiến trình phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng, đã có nhiều công trình khoa học như sau: Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant, Lá Bối, Sài Gòn, xuất bản năm 1972. Tác giả đã nghiên cứu tư tưởng của triết học Ấn Độ và vạch ra những đặc điểm của nó trong một bức tranh tổng thể về nền văn minh Ấn Độ với các hình thái, các lĩnh vực của đời sống xã hội phức tạp, phong phú và đan xen. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ của ông, với các chương như Chương I: Tổng quan về Ấn Độ; Chương II: Phật Thích Ca; Chương VI: Đời sống tinh thần…Công trình này cung cấp khá lớn các nội dung liên quan về điều kiện và tiền đề hình thành Phật giáo nguyên thủy trong luận văn, nhất là bối cảnh văn hóa xã hội tín ngưỡng Ấn Độ trước thời đại Phật giáo. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm lớn khác như: Lịch sử triết học Ấn Độ của Thích Mãn Giác, Nxb. Văn hoá, TP. HCM, 2007; Sử cương triết học Ấn Độ của Thích Quảng Liên, Nxb. Bồ đề, Sài Gòn, 1965; Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại của PGS. TS. Doãn Chính, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. TP. HCM, 1991; Triết sử Ấn Độ của Hoành Sơn, Hoàng Sĩ Quý, Nxb. Hưng giáo văn đông, Sài 6 Gòn; Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu của Cao Xuân Huy, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995;…. Thứ hai, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Phật giáo nguyên thủy trong từng giai đoạn lịch sử. Đã có nhiều công trình viết về vấn đề này như sau: Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật của Edwar Cone, Nxb. Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1974. Đây là công trình phân kỳ lịch sử rất chi tiết, trong đó tác giả đã nêu lên những ảnh hưởng đến Phật giáo bởi các dòng tín ngưỡng bản địa khi tôn giáo này lan truyền sang các quốc gia khác nhau, từ đó giúp cho chúng ta có cái nhìn chân thực và dễ tách bạch đâu là giáo lý gốc, đâu là giáo lý ảnh hưởng bởi bản địa; Áo nghĩa thư Upanishad của Shri Aurobindo bình giải, Thạch Trung Giả dịch, Nxb. An Tiêm, Sài Gòn, 1972,; Phật giáo – những vấn đề triết học, của O.O. Rozenberg. Mátxcơva, 1987, Trung tâm tư liệu Phật học, Hà Nội, 1990, theo bản dịch của Nguyễn Hùng Hậu; Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận của Kimura Taiken, Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1969, theo bản dịch của Thích Quảng Độ; Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của Doãn Chính, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Tìm hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy của Thích Hạnh Bình, Nxb. Phương Đông, TP. HCM, 2007; Ấn Độ Phật giáo sử luận của Viên Đông, Nxb. Phương Đông, TP. HCM, 2006; Thứ ba, đó là các tác phẩm nghiên cứu về vấn đề nhân sinh quan trong Phật giáo nguyên thủy. Trong đó người ta đã phân tích, nguồn gốc, nội dung, kết cấu và tính chất của từng phạm trù với những đánh giá và giải thích khá sâu sắc về triết học Phật giáo nói chung cũng như tư tưởng Tứ diệu đế nói riêng, như các tác phẩm sau: Đức Phật và Phật pháp của Narada Mahathera do Phạm Kim Khánh dịch, Nxb. Hồng Đức, Sài Gòn, 1964. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và chi tiết, chứa đựng nhiều 7 nội dung giá trị, trong quyển sách này có một chương ngắn bàn về Tứ diệu đế, tuy không nhiều nhưng thể hiện rõ quan điểm nhân sinh quan trong Phật giáo, ngoài ra còn nhiều vấn đề trong quyển sách liên quan đến đề tài; Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận của Kimura Taiken do Thích Quảng Độ dịch, Nxb. Khuông Việt, Sài Gòn, 1971. Đây là 2 tác phẩm trong bộ sách gồm 3 quyển, là một công trình quy mô và có giá trị, toàn bộ nội dung của bộ sách trình bày rất căn bản và chứa đựng nhiều thông tin cần thiết cho luận văn, bằng sự nghiên cứu nghiêm túc và công phu, bộ sách này đã nêu lên nhiều chi tiết mới lạ so với cách hiểu biết về đạo Phật tại Việt Nam, bên cạnh đó các trích dẫn nguồn trong quyển sách này cũng rất đáng quan tâm, có những trích dẫn mà các tài liệu nghiên cứu trong nước chưa từng có; Những lời Phật dạy của Tỳ khưu Bodhi do Bình Anson dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2016; Tinh hoa triết học Phật giáo của Junjiro Takakusu do Tuệ Sỹ dịch, Nxb. Phương Đông, TP. HCM, 2007; Tứ diệu đế của Đức Đạt-Lai Lạt Ma XIV do Võ Quang Nhân dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2015; Những điều Phật đã dạy của Walpola Rahula do Lê Kim Kha dịch, Nxb. Phương Đông, TP. HCM, 2011; Vẻ đẹp cuộc sống dưới ánh sáng Tứ diệu đế của Tỳ khưu ni Pháp Hỷ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2011; Nền tảng của đạo Phật của Peter D. Santina do Thích Tâm Quang dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2010;… Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu nghiên cứu qua những tác phẩm kinh điển của Phật giáo nguyên thủy như: Các bản kinh Nikaya được dịch bởi Hoà Thượng Thích Minh Châu; đây là bộ kinh quan trọng và là bộ kinh gốc của Phật giáo giai đoạn nguyên thủy, bộ kinh này bao gồm các điển tích kể về những hoạt động, câu nói của Ngài Gotama được giới Phật giáo đánh giá là căn bản nhất, gần nhất để người nghiên cứu Phật học tham khảo và rất cần thiết cho những công trình nghiên cứu Phật giáo nguyên thủy. Bao gồm: 8 Kinh Trường bộ: tập hợp những bài kinh dài do Phật nói, gồm có 34 bài kinh. Kinh Trung bộ: tập hợp những bài kinh trung bình, gồm có 152 bài kinh. Kinh Tăng Chi bộ: bộ kinh này được sắp xếp theo pháp số, gồm 11 chương với 171 phẩm có 2203 bài kinh. Kinh Tương Ưng bộ: là tập hợp những bài kinh có cùng chung thể loại, theo sự tương quan của từng vấn đề, gồm có 7762 bài kinh. Kinh Tiểu bộ: là bộ kinh tập hợp những bài kinh ngắn và chia làm 15 loại sau: kinh Tiểu tụng, kinh Pháp cú, kinh Tự thuyết, Như thị ngữ, Kinh tập, Thiên cung sự, Ngạ quỷ sự, Trưởng lão kệ, Trưởng lão ni kệ, Thí dụ, kinh Bổn sanh, Vô ngại giải đạo, kinh Phật chủng tánh, Sở hành tàng, Nghĩa tích. Kinh Pháp cú của Thích Minh Châu dịch, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học, bao gồm các bài thơ dịch ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện những nội dung cơ bản theo tinh thần của Phật giáo nguyên thủy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luạn văn là làm rõ đuợc nội dung, bản chất và ý nghĩa lịch sử của học thuyết Tứ diệu đế trong Phật giáo nguyên thủy. Để đạt đuợc mục đích đó, luạn văn có nhiẹm vụ: - Khái quát về triết lý Phật giáo và những điều kiẹn cho sự hình thành học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy; - Trình bày, phân tích những nọi dung tu tuởng trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy, trên cơ sở đó rút ra một số ý nghĩa lịch sử từ học thuyết ấy. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Về đối tuợng nghiên cứu, luạn văn không đi sâu nghiên cứu về Phật giáo Ấn Độ hay về vai trò và những ảnh huởng của Phật giáo trong lịch sử Viẹt Nam, đồng thời không xem x t Phật giáo ở góc đọ tôn giáo hay giáo 9 dục, xã họi... mà luạn văn tạp trung tìm hiểu nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ở góc đọ triết học, trong đó cố gắng phân tích, làm rõ vai trò của học thuyết trong đời sống con người nhằm tìm ra tính quy luạt của học thuyết đó. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Đề tài luạn văn truớc hết dựa trên co sở thế giới quan và phuong pháp luạn của chủ nghĩa duy vạt biẹn chứng và chủ nghĩa duy vạt lịch sử để lý giải những điều kiẹn, nguyên nhân của sự hình thành học thuyết Tứ diệu đế trong Phật giáo nguyên thủy . Về mạt phuong pháp nghiên cứu, phuong pháp liên ngành là phuong pháp nổi bạt trong công trình này vì đối tuợng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cạn vấn đề đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tu liẹu từ nhiều lĩnh vực: lịch sử, van hóa, van học, tôn giáo học,... Bên cạnh phuong pháp liên ngành, luạn văn cũng thuờng xuyên sử dụng phuong pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, logic và lịch sử, diễn dịch và quy nạp để tìm tòi và lý giải các khái niẹm, sự khác biẹt giữa các giai đoạn trong quá trình hình thành học thuyết và nội dung cơ bản của toàn bộ học thuyết, trên co sở đó mà rút ra những ý nghĩa lịch sử của nó. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học, trên co sở tham khảo tài liẹu của các nhà nghiên cứu đi truớc về đề tài Phật giáo, luạn văn muốn góp phần làm rõ thêm về nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy ở góc đọ triết học thông qua những phân tích về quá trình hình thành học thuyết và nội dung tư tưởng của học thuyết cũng nhu về ý nghĩa và bài học lịch sử của học thuyết ấy. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài giúp nguời đọc nhạn thức rõ hon về vai trò quan trọng của học thuyết Tứ diệu đế trong đời sống con người, làm co sở 10 cho những nghiên cứu về Phật giáo ở Viẹt Nam nói riêng, về tu tuởng, van hóa Viẹt Nam nói chung đạc biẹt là khi van hóa, đạo đức trở thành mục tiêu, đọng lực cho sự phát triển kinh tế - xã họi nhu ở nuớc ta hiẹn nay. Luạn văn có thể d ng làm tài liẹu tham khảo cho những sinh viên, học viên cao học không chuyên ngành và chuyên ngành Triết học, những nguời quan tâm đến lĩnh vực Phật giáo. 7. Những đóng góp mới của đề tài Luạn văn đề xuất mọt số ý nghĩa lịch sử rút ra từ viẹc nghiên cứu nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy, làm co sở cho viẹc tiếp thu các tu tuởng, học thuyết, tôn giáo nói chung trong bối cảnh giao luu văn hóa rộng mở của xu thế toàn cầu hóa ngày nay. 8. Kết cấu của đề tài Xuất phát từ mục đích và nhiẹm vụ đã nêu, ngoài phần mở đầu, phần kết luạn, danh mục tài liẹu tham khảo, luạn văn đuợc kết cấu thành hai chuong, bốn tiết và chín tiểu tiết. 11 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG HỌC THUYẾT TỨ DIỆU ĐẾ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại ảnh hƣởng đến sự hình thành nhân sinh quan trong học thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ là một đất nước có điều kiện tự nhiên vô c ng đa dạng và phức tạp. Có diện tích 3,3 triệu km2, trải dài qua nhiều vĩ tuyến khác nhau nên hình thành nơi đây nhiều vùng khí hậu, có những nơi trời đổ tuyết quanh năm như Himachal Pradesh, Jammu, Kashmir hay Sukkim, nhưng cũng có những sa mạc nóng bức như sa mạc Thar. Ấn Độ cũng là đất nước nổi tiếng thế giới vì có những con sông lớn như sông Ấn (Indus) hay sông Hằng (Ganga)… là những con sông giữ vai trò huyết mạch, thông thương và còn được xem là “linh hồn”, là “hơi thở” trong tâm linh của dân tộc Ấn Độ. Quốc gia này được bao bọc bởi 7.516 km đường bờ biển và 14.103 km đường biên giới trên bộ, nếu như mặt lãnh thổ tiếp giáp với đại dương dễ khiến cho tâm hồn con người cảm nhận được sự chênh vênh, nhỏ b trước sự hiện hữu của tự nhiên thì phần biên giới tại khu vực Bắc Ấn tiếp giáp với các nước bên ngoài bởi dãy Himalaya hùng vĩ, dãy núi này dài hơn 2600 km, cao trung bình 3000 m, có nhiều ngọn cao hơn 8000 m, tạo thành bức tường rào ngăn cách đất nước này với thế giới bên ngoài khiến cho Ấn Độ trở nên hoang vắng và trầm mặc. Himalaya được 12 người Ấn coi là biểu tượng của cõi linh thiêng, là nơi trú ngụ của các đấng thần linh, và tại đây đã sản sinh ra nhiều trường phái tôn giáo, trong đó có Phật giáo ra đời tại vùng phía Nam của dãy Himalaya, ngày nay thuộc vùng biện giới của Nepal với Ấn Độ. Nếu như người Ấn Độ cổ đại tin rằng phía tận cùng của những con sông Ấn, sông Hằng là những con đường đến với Thiên đường, thế giới của các đấng thần linh thì dãy Himalaya là những cột trụ trời, là nơi thích hợp để các đạo sĩ tu hành, thiền định: “Từ xưa đến nay nơi đây từng là chốn tu hành khổ luyện của những đạo sĩ, muốn xa lánh sự náo nhiệt, quay cuồng của thế gian, đến đây tĩnh tâm thiền định, chiêm nghiệm bản chất của vũ trụ và nhân sinh, tìm con đường giải thoát cho chúng sanh khỏi cảnh lầm than, khổ ải của cuộc đời” [15, tr.7], do đó các tôn giáo ra đời tại Ấn Độ, tuy có khác nhau về thế giới quan và mục đích nhưng vẫn có những nét giống nhau về hình thức hành trì tu tập, chẳng hạn là ở Bà-la-môn và Phật giáo, dù có những quan điểm không giống nhau, thậm chí trái ngược nhưng vẫn lựa chọn cách hành trì như nhập định, quán tưởng, thích ẩn dật xa lánh chỗ huyên náo… và đó chính là đặc tính được hình thành do những điều kiện tự nhiên tại Ấn Độ cổ đại tác động đến tính cách con người nơi đây. Chính sự khắc nghiệt của tự nhiên, và những điều kiện địa lý đa dạng với những phần lãnh thổ bị bao bọc bởi những dãy núi cao đồ sộ, uy nghiêm đã ảnh hưởng đến tính cách con người Ấn Độ, họ sống trầm mặc hay suy tưởng; họ cố lý giải cho những biểu hiện của tự nhiên thông qua con đường tưởng tượng, nhằm để trả lời những câu hỏi ban đầu của nhân loại về nhân sinh, vũ trụ, tạo hóa, tồn tại, tan biến… và với cách hiểu chất phác ban đầu của con người, những hiện tượng “kỳ bí” đó, chỉ có thể lý giải dưới góc độ thần thoại hóa, gắn hình ảnh các vị Thần linh, Thượng đế vào để giải quyết tất cả những gì đặt ra trong đời sống và nhận thức. Người Ấn Độ cổ đại tin vào sự hiện hữu của Thần linh trong việc tác động đến điều kiện sống con 13 người, sự an lành hay khắc nghiệt của thời tiết không phải là yếu tố tự nhiên mà do sự hài lòng hay cảm giận của các vị thần. Bên cạnh đó, do quốc gia này trải qua nhiều vùng khí hậu, nên khá phức tạp, thời tiết một số nơi tại Ấn Độ có sự chuyển biến rất đa dạng, ví như v ng Deccan Plateau (thuộc Nam Ấn), một số nơi tại đây, lượng mưa rất nhiều vào m a đông, nhưng cũng tại vùng này, một số nơi khác lại rất lạnh và ít mưa. Sự chuyển biến mang tính chu kỳ rõ rệt và nhanh chóng của thời tiết, khiến con người sống trong những hồi tưởng của kí ức, dễ cảm nhận tính chất vô thường, luân hồi của vạn vật và muốn giải thoát mình ra khỏi những khắc nghiệt của thế giới hiện thực, “Đó đây, ít nhất là trên một phần năm đất đai, còn những khu rừng hoang của thời khai thiên lập địa, đầy cọp, báo, chó sói và rắn. Phía cuối bán đảo, miền Deccan, khí hậu nóng và khô, đôi khi nhờ gió biển mà mát một chút. Nhưng từ Delhi tới Ceylan, đặc điểm khí hậu Ấn Độ là nóng, một sức nóng làm cho cơ thể ta suy nhược, con người mau già và ảnh hưởng lớn tới tôn giáo, triết học của thổ dân. Chỉ có một cách chống lại sức nóng đó là ngồi yên, không ham muốn gì hết. Mùa hè, gió mùa thổi, đất đai trồng trọt được nhưng những khi gió ngừng thổi thì Ấn Độ lại chịu nạn đó và chỉ mơ tưởng cảnh niết bàn” [79, tr.25]. Do đó, các tôn giáo ở Ấn Độ, dù thời gian ra đời có khác nhau nhưng lại giống nhau trong một số đối tượng tiếp cận, đó là những cảm nhận về giải thoát, luân hồi, nghiệp báo… trở thành những đối tượng chung cho hầu hết các tôn giáo tại đây, trong đó có Phật giáo nguyên thủy cũng đã bàn đến các vấn đề này, thậm chí bàn rất sâu và trở thành những giáo lý căn bản, là do những tác động từ những điều kiện tự nhiên như thế, mặc dù cách nhìn của Phật giáo có khác biệt và cấp tiến hơn trong việc xem xét vai trò của thần linh so với các trường phái hữu thần đương thời, nhưng Phật giáo cũng đã sử dụng lại các khái niệm này như một xu hướng chung của thời đại. 14 Với những điều kiện tự nhiên đó, suốt hơn 1000 năm (thế kỷ XV đến V Tr.CN), tại Ấn Độ đã hình thành các học thuyết tôn giáo dựa trên nền tảng Veda, các trường phái này chịu ảnh hưởng sâu sắc thế giới quan hữu thần và biện giải mọi vấn đề theo khuynh hướng thần thoại. Cho đến thế kỷ thứ VI Tr.CN, các trường phái triết học tôn giáo thời kỳ Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện gần như đầy đủ. Nếu như những tư tưởng tôn giáo ra đời vào giai đoạn trước, đều có khuynh hướng chung là lấy nhân cách thần làm cơ sở, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ bộ kinh thánh Veda, sau đó là Upanishad; thì đến giai đoạn này, đã xuất hiện những tư tưởng mới, có khuynh hướng cải cách, phủ nhận giáo điều kinh điển của Veda, bác bỏ vai trò của Brahmà , để rồi sau đó những tư tưởng này trở thành những học thuyết triết học phi thần. Một số các tư tưởng cải cách này được ra đời tại lưu vực sông Hằng ở Đông Ấn, sau đó lan tỏa ra các khu vực lân cận. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tr phú từ v ng đồng bằng, cũng như việc hệ thống kênh thủy lợi được xây dựng phục vụ cho tưới tiêu, dẫn nước đã thúc đẩy nền nông nghiệp tại đây phát triển mạnh mẽ. Do chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhận thức dân cư tại đây khá tiến bộ, tại các v ng quanh lưu vực sông Hằng đã sản sinh ra nhiều nền văn hóa mới mang tính cải cách truyền thống cũ, chẳng hạn như tại nước Ma-Kiệt-Đà, đã cho giai cấp Thủ-Đà-La và Phệ-Xá được cư trú tại những địa phương có người Aryan sinh sống, cũng như một số gia đình là giống người Aryan, đã bình thường trong quan hệ với người Dravidian, họ đã thông hôn với người Dravidian vốn được xem là hạ tiện trong truyền thống cũ. C ng với nước Ma-Kiệt-Đà, trên lưu vực sông Hằng có nước Ta Di, nước Bạt Kỳ, nước Kiều Tát La… nhờ những ưu đãi về đất đai, sông ngòi, khí hậu đã giúp dân cư tại đây có những đổi mới trong đời sống nhận thức, sản lượng nông nghiệp nâng lên, những thụ hưởng từ vật chất mang đến một đời sống văn minh và thông thoáng 15 hơn trong phong tục lễ nghi, họ dã nhận ra vai trò của Thần linh là khá “mơ hồ” trong đời sống, thậm chí đã lên án những lý thuyết truyền thống trước đây được ghi nhận trong kinh điển Veda, họ đối lập lại những giai cấp cầm quyền, chống lại những tư tưởng bảo thủ; tại thời điểm này đã xuất hiện những trào lưu tư tưởng mới, mang khuynh hướng phi thần, một số trường phái tỏ rõ thái độ chống thần quyết liệt như Lokàyata hoặc Jaina. Cùng dưới sự ảnh hưởng này, Phật giáo ra đời với vai trò của Gotama đã đưa ra những luận điểm mới trong triết lý, không lên án hay bác bỏ một cách mạnh mẽ Thần linh, Thượng đế như cách mà Lokàyata hay Jaina thể hiện, mà với thái độ ôn hòa hơn, Phật giáo đã không chấp nhận hoặc đã không bàn đến vai trò của Thần linh trong giáo pháp của mình, và như thế Phật giáo đã tách mình ra khỏi những trào lưu tư tưởng hữu thần đương thời, xây dựng một thế giới quan mới là thế giới quan cứu thế, không theo đuổi thế giới quan sáng chế đang thịnh hành. Khi tìm hiểu về vị trí địa lý, tự nhiên và khí hậu tại Ấn Độ cổ đại, cho ta thấy rằng chính nơi đây chứ không nơi nào khác, là nơi hội tụ đủ tất cả các yếu tố để hình thành các trường phái tôn giáo. Tuy có khác nhau về thế giới quan và mục đích, nhưng các tôn giáo này đều chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, sự phức tạp và khắc nghiệt của khí hậu nơi đây khiến cho con người dù theo bất cứ tôn giáo nào đều muốn giải thoát và luôn mơ tưởng về cảnh niết bàn. Mặc d đến thế kỷ thứ VI Tr.CN Phật giáo mới xuất hiện, so về niên đại thì Phật giáo ra đời muộn hơn các tôn giáo theo khuynh hướng hữu thần đương thời, vào cái thời mà mọi giáo điều kinh điển của Veda bị đem ra xem xét lại và uy tín của Brahma bị suy giảm nghiêm trọng, nhờ đó mà Phật giáo chỉ làm công việc còn lại là công bố ra một học thuyết mới, không còn chịu tác động của Veda hay Brahmà, nhờ bối cảnh đó mà giáo lý của Gotama nhất là tư tưởng Tứ diệu đế có

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net