Phật giáo korea qua tác phẩm tam quốc di sự

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phật giáo korea qua tác phẩm tam quốc di sự

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN TRUNG HIỆP PHẬT GIÁO KOREA QUA TÁC PHẨM TAM QUỐC DI SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC MÃ SỐ: 60.31.50 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN TRUNG HIỆP PHẬT GIÁO KOREA QUA TÁC PHẨM TAM QUỐC DI SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC MÃ SỐ: 60.31.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ THU HIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phật giáo Korea qua tác phẩm Tam Quốc di sự” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nếu có vấn đề gì, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Trung Hiệp LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền, Trưởng Khoa Hàn Quốc học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi phương pháp nghiên cứu, gợi mở hướng thực hiện cũng như chỉnh sửa trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Đông phương học và những giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập. Xin cảm ơn Phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình cao học này. Xin được cảm ơn Ban chủ nhiệm và quý đồng nghiệp Khoa Hàn Quốc học, nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các anh chị em học viên trong lớp đã luôn động viên, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Trung Hiệp 1 MỤC LỤC Trang BẢNG ĐỐI CHIẾU TIẾNG HÀN – TRUNG – VIỆT CÁC DANH TỪ RIÊNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN ..................................................................................... 4 DẪN NHẬP .............................................................................................................. 10 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 10 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 12 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 23 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 24 5. Phương pháp nghiên cứu, tư liệu khảo sát và tài liệu tham khảo .................. 24 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 26 7. Bố cục và quy cách trình bày của luận văn ................................................... 26 CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ IRYEON VÀ TÁC PHẨM TAM QUỐC DI SỰ TRONG QUAN HỆ VỚI LỊCH SỬ PHẬT GIÁO KOREA ............................... 29 1.1. Cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm lịch sử của tác giả Iryeon .............. 29 1.2. Bối cảnh và mục đích sáng tác tác phẩm Tam Quốc di sự .................... 35 1.3. Bố cục và nội dung tác phẩm Tam Quốc di sự ....................................... 38 1.4. Những giá trị của tác phẩm Tam Quốc di sự .......................................... 41 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 44 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHẬT GIÁO KOREA QUA TÁC PHẨM TAM QUỐC DI SỰ .......................... 46 2.1. Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo Korea qua tác phẩm Tam Quốc di sự ......................................................................................................... 46 2.1.1. Ở Goguryeo (37 tr. CN? – 668) .......................................................47 2.1.2. Ở Baekje (18 tr. CN ? – 660) ...........................................................49 2.1.3. Ở Silla và Silla thống nhất (57 tr. CN ? – 935) ..............................50 2 2.2. Đặc điểm Phật giáo Korea qua tác phẩm Tam Quốc di sự ................... 57 2.2.1. Các tông phái Phật giáo chủ yếu ở Korea ......................................57 2.2.1.1. Tịnh Độ tông ..........................................................................58 2.2.1.2. Thiền tông ..............................................................................60 2.2.1.3. Mật tông .................................................................................62 2.2.2. Phật giáo trong quan hệ với tín ngưỡng bản địa và Nho giáo ......66 2.2.2.1. Trong quan hệ với tín ngưỡng bản địa ...................................66 2.2.2.2. Trong quan hệ với Nho giáo...................................................68 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 70 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA KOREA QUA TÁC PHẨM TAM QUỐC DI SỰ ....................................... 72 3.1. Vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa vật chất Korea qua tác phẩm Tam Quốc di sự ................................................................................ 72 3.2. Vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa tinh thần Korea qua tác phẩm Tam Quốc di sự ........................................................................ 75 3.2.1. Thực hành tu tập Phật giáo ............................................................75 3.2.2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo .................................................77 3.2.2.1. Triết lý nhân quả Nghiệp báo – luân hồi và tư tưởng khuyến thiện trừng ác ......................................................................................77 3.2.2.2. Phẩm hạnh Từ bi, nhân ái ......................................................79 3.2.2.3. Phẩm hạnh Hiếu đạo .............................................................80 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 88 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 TƯ LIỆU KHẢO SÁT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 95 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 112 PHỤ LỤC 1: Danh sách các ngôi chùa được nhắc đến trong tác phẩm Tam Quốc di sự ........................................................................................................ 112 3 PHỤ LỤC 2: Danh sách các tài liệu được trích dẫn trong tác phẩm Tam Quốc di sự.................................................................................................................. 117 PHỤ LỤC 3: Danh sách kinh và tài liệu Phật giáo được nhắc đến trong tác phẩm Tam Quốc di sự ...................................................................................... 120 4 BẢNG ĐỐI CHIẾU TIẾNG HÀN – TRUNG – VIỆT CÁC DANH TỪ RIÊNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN1 Phiên âm STT Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Việt tiếng Hàn 1 Ado 아도 阿道 (nhà sư) A Đạo 2 Aejang 애장 哀莊 (vua) Ai Trang 3 Aseulla 아슬라 阿瑟羅 (châu) A Sắt La 4 Asin 아신 阿莘 (vua) A Tân 5 Baekje 백제 百濟 Bách Tế 6 Beomeo 범어 梵魚 (chùa) Phạm Ngư 7 Beomnyul 법륜 法輪 (chùa) Pháp Luân 8 Beomsu 범수 梵修 (nhà sư) Phạm Tu 9 Beop 법 法 (vua) Pháp 10 Beopheung 법흥 法興 (vua) Pháp Hưng 11 Bicheo 비처 毗處 (vua) Tỳ Xứ 12 Bipaam 비파암 琵琶癌 Tỳ Bà Nham 13 Biri 피리 避里 (chùa) Tỵ Lý 14 Bodeok 보덕 普德 (nhà sư) Phổ Đức 15 Bongdeok 봉덕사 奉德寺 (chùa) Phụng Đức 16 Boyang 보양 寶壤 (nhà sư) Bảo Nhưỡng 17 Boyo 보요 普耀 (nhà sư) Phổ Diệu 18 Bukcheon 북천 北川 Bắc Xuyên 19 Bulguk 불국 佛國 (chùa) Phật Quốc 20 Bulmusa 불무 佛無 (chùa) Phật Vô 21 Bulsaeui 불사의 不思議 (am) Bất Tư Nghị 22 Bunhwang 분황 芬皇 (chùa) Phần Hoàng 23 Buseok 부석 浮石 (chùa) Phù Thạch 24 Chachaung 차차웅 次次雄 Thứ Thứ Hùng 25 Cheongyeongnim 천경림 天鏡林 Thiên Kính Lâm 26 Chimnyu 침류 枕流 (vua) Trầm Lưu 27 Chomun 초문 肖門 (chùa) Tiếu Môn 28 Chungnyeol 충렬 忠烈 (vua) Trung Liệt 29 Dae Huengnyun 대흥륜 大興輪 (chùa) Đại Hưng Luân 30 Daebo 대보 大寶 (núi) Đại Bảo 1 Không bao gồm họ tên các tác giả của các công trình nghiên cứu được trích dẫn trong luận văn này. 5 Phiên âm STT Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Việt tiếng Hàn 31 Daehyeon 대현 大賢 (nhà sư) Đại Hiền 32 Daeseong 대성 大城 Đại Thành 33 Daldal bakbak 달달박박 淃淃朴朴 Đạt Đạt Phác Phác 34 Dalla 달라 達拏山 (núi) Đạt Nã 35 Dansok 단속 斷俗 (chùa) Đoạn Tục 36 Dongchuk 동축 東竺 (chùa) Đông Trúc 37 Eomjang 엄장 嚴莊 (nhà sư) Nghiêm Trang 38 Euicheon 의천 義天 (nhà sư) Nghĩa Thiên 39 Gaegeum 개금 盖金 (tể tướng) Cái Kim 40 Gaehwang 개황 開皇 Khai Hoàng 41 Gameun 감은 感恩 (chùa) Cảm Ân 42 Gangju 강주 康州 Khang Châu 43 Garak 가락 駕洛 Giá Lạc 44 Gaya 가야 伽耶 Già Na 45 Geoseogan 거서간 居西干 Cư Tây Can 46 Geumgang 금강 金剛 (chùa) Kim Cương 47 Geumsan 금산 金山 (chùa) Kim Sơn 48 Gimhyeon 김현 金現 Kim Hiện 49 Gimjil 김질 金銍 (vua) Kim Trất 50 Go Donyeong 고도녕 高道寧 Cao Đạo Ninh 51 Godae 고대 孤大 (núi) Cô Đại 52 Goguryeo 고구려 高句麗 Cao Câu Ly 53 Gojoseon 고조선 古朝鮮 Cổ Triều Tiên 54 Goryeo 고려 高麗 Cao Ly 55 Goseong 고성 高城 Cao Thành 56 Gudeok 구덕 丘德 (nhà sư) Khâu Đức 57 Gulbul 굴불 掘佛 (núi) Khuất Quật 58 Gwangdeok 광덕 廣德 (nhà sư) Quảng Đức 59 Gwangju 광주 廣州 Quảng Châu 60 Gwijin 귀진 貴珍 Quý Trân 61 Gyebin 계빈 罽賓 (nhà sư) Kế Tân 62 Gyehwa 계화 桂花 (hoàng hậu) Quế Hoa 63 Gyeongae 경애 景哀 (vua) Cảnh Ai 64 Gyeongdeok 경덕 景德 (vua) Cảnh Đức 65 Gyeongheung 경흥 景興 (nhà sư) Cảnh Hưng 66 Gyojeongnang 교정랑 峧貞娘 Giảo Trinh nương 6 Phiên âm STT Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Việt tiếng Hàn 67 Gyojong 교종 敎宗 Giáo tông 68 Haein 해인 海印 (chùa) Hải Ấn 69 Haga 하가 下柯 (núi) Hạ Kha 70 Hansan 한산 漢山 Hán Sơn 71 Heuimyeong 희명 希明 Hy Minh 72 Heungdeok 흥덕 興德 (vua) Hưng Đức 73 Heungnyung 흥륜 興輪 (chùa) Hưng Luân 74 Hoserang 호세랑 好世郞 Hiếu Thế lang 75 Hwaeom 화엄 華嚴 (chùa) Hoa Nghiêm 76 Hwajang 화장 華藏 (chùa) Hoa Tàng 77 Hwangnyong 황룡 皇龍 (chùa) Hoàng Long 78 Hwanheui 환희 歡喜 (nhà sư) Hoan Hỷ 79 Hwarang 화랑 花郞 hoa lang 80 Hwoejin 회진 懷眞 (am) Hoài Chân 81 Hyangdeok 향득 向得 Hướng Đắc 82 Hyangga 향가 鄕歌 hương ca 83 Hyegong 혜공 惠空 (nhà sư) Huệ Không 84 Hyegong 혜공 惠恭 (vua) Huệ Cung 85 Hyehun 혜훈 國統 (nhà sư) Huệ Huấn 86 Hyehyeon 혜현 惠現 (nhà sư) Huệ Hiện 87 Hyejo 혜조 慧照 (nhà sư) Huệ Chiếu 88 Hyeonsu 현수 賢首 (nhà sư) Hiền Thủ 89 Hyesuk 혜숙 惠宿 (nhà sư) Huệ Túc 90 Hyetong 혜통 惠通 (nhà sư) Huệ Thông 91 Hyoso 효소 孝昭 (vua) Hiếu Chiếu 92 Hyujeong 휴정 休靜 (nhà sư) Hưu Tĩnh 93 Ilseon 일선 一善 Nhất Thiện 94 Ilwang 일왕 一王 (chùa) Nhất Vương 95 Ingak 인각 麟角 (chùa) Lân Giác 96 Inhye 인혜 因惠 (nhà sư) Nhân Huệ 97 Iryeon 일연 一然 (nhà sư) Nhất Nhiên 98 Jachu 자추 刺楸 (chùa) Thứ Thu 99 Jajang 자장 慈藏 (nhà sư) Từ Tạng 100 Jakgap 작갑 鵲岬 Thước Giáp 101 Jasung 자충 慈充 Từ Sung 102 Jeongsu 정수 正秀 (nhà sư) Chính Tú 7 Phiên âm STT Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Việt tiếng Hàn 103 Jeongto 정토 淨土 (chùa) Tịnh Thổ 104 Jihye 지혜 智惠 (nhà sư) Trí Huệ 105 Jilji 질지 銍知 (vua) Trất Tri 106 Jindeok 진덕 眞德 (vua) Chân Đức 107 Jinheung 진흥 眞興 (vua) Chân Hưng 108 Jinja 진자 眞慈 (nhà sư) Chân Từ 109 Jinjeong 진정 眞定 (nhà sư) Chân Định 110 Jinji 진지 眞智 (vua) Chân Trí 111 Jinpyeong 진평 眞平 (vua) Chân Bình 112 Jinpyo 진표 眞表 (nhà sư) Chân Biểu 113 Jinul 지눌 知訥 (nhà sư) Trí Nột 114 Jisik 지식 知識 (nhà sư) Trí Thức 115 Joseon 조선 朝鮮 Triều Tiên 116 Josin 조신 調信 Điệu Tín 117 Kim Pu Shik 김부식 金富軾 (sử quan) Kim Phú Thức 118 Kim Yangdo 김양도 金良圖 Kim Lương Đồ 119 Kim Yushin 김유신 金庾信 Kim Dữu Tín 120 Manbul 만불 萬佛 (núi) Vạn Phật 121 Mangdeok 망덕 望德 (chùa) Vọng Đức 122 Manpasikjeok 만파식적 萬波息笛 Vạn Ba Tức trúc 123 Marananta 마라난타 摩羅難陀 (nhà sư) Ma La Nan Đà 124 Michu 미추 未鄒 (vua) Vị Trâu 125 Milbon 밀본 密本 (nhà sư) Mật Bổn 126 Morok 모록 毛祿 Mao Lộc 127 Moryang 모량 牟梁 Mâu Lương 128 Morye 모례 毛禮 Mao Lễ 129 Mujang 무장 鍪藏 (chùa) Mâu Tàng 130 Muk 묵 默 (nhà sư) Mặc 131 Muk Hoja 묵호자 墨胡子 Mặc Hồ Tử 132 Mul Gyeja 물계자 勿稽子 Vật Kê Tử 133 Munmu 문무 文武 (vua) Văn Vũ 134 Munsu 문수 文殊 (chùa) Văn Thù 135 Munsugap 문수갑 文殊岬 (chùa) Văn Thù Giáp 136 Murim 무림 茂林 Mậu Lâm 137 Muryang 무량 无量寺 (chùa) Vô Lượng 138 Muyeol 무열 武烈 (vua) Vũ Liệt 8 Phiên âm STT Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Việt tiếng Hàn 139 Myeongju 명주 溟洲 Minh Châu 140 Myeongnang 명랑 明朗 (nhà sư) Minh Lãng 141 Myogak 묘각 妙覺 (chùa) Diệu Giác 142 Naksan 낙산 洛山 (chùa) Lạc Sơn 143 Namak 남악 南岳 Nam Ngạc 144 Nammonang 남모랑 南毛娘 Nam Mao nương 145 Nohil budeuk 노힐부득 努肹夫得 Nỗ Hất Phu Đắc 146 Nulji 눌지 訥祗 (vua) Nột Chi 147 Odae 오대 五台 (núi) Ngũ Đài 148 Okchoen 옥천 玉泉 (chùa) Ngọc Tuyền 149 Paljin 팔진 八珍 Bát Trân 150 Park Yeomchok 박염촉 朴厭觸 Phác Yếm Xúc 151 Pocheon 포천 布川 (núi) Bố Xuyên 152 Sabul 사불 四佛山 (núi) Tứ Phật 153 Samcheon 삼천 三川 Tam Xuyên 154 Samguk sagi 삼국사기 三國史記 Tam Quốc sử ký 155 Samguk yusa 삼국유사 三國遺事 Tam Quốc di sự 156 Samjang 삼장 三藏 (nhà sư) Tam Tạng 157 Sammo 삼모 三毛 Tam Mao 158 Sangdeuk 상득 向得 Thướng Đắc 159 Sangnyul 상률 廂律 (nhà sư) Sương Luật 160 Sassi 사씨 史氏 Sử thị 161 Seokga 석가 釋迦 (chùa) Thích Ca 162 Seokgul 석불 石佛 (chùa) Thạch Phật 163 Seolchong 설총 薛聰 Tiết Thông 164 Seolwollang 설원랑 薛原郞 Tiết Nguyên lang 165 Seondeok 선덕 善德 (vua) Thiện Đức 166 Seondo 선도 仙桃 (núi) Tiên Đào 167 Seongdeok 성덕 聖德 (vua) Thánh Đức 168 Seongguk 성국 成國 Thành Quốc 169 Seonjong 선종 禪宗 Thiền tông 170 Seonyul 선율 善律 (nhà sư) Thiện Luật 171 Silla 신라 新羅 Tân La 172 Sinchung 신충 信忠 (nhà sư) Tín Trung 173 Sinmun 신문 神文 (vua) Thần Văn 174 So Surim 소수림 小獸林 (vua) Tiểu Thú Lâm 9 Phiên âm STT Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Việt tiếng Hàn 175 Sobaek 소백 小伯 (núi) Tiểu Bạch 176 Songni 속리 俗離 (núi) Tục Ly 177 Sonsun 손순 孫順 Tôn Thuận 178 Soseong 소성 昭成 (vua) Chiêu Thành 179 Soseong 소성 小姓 Tiểu Tính 180 Sudeok 수덕 修德 (chùa) Tu Đức 181 Sundo 순도 順道 (nhà sư) Thuận Đạo 182 Sunje 순제 順濟 (nhà sư) Thuận Tề 183 Suro 수로 首露 (vua) Thủ Lộ 184 Taebaek 태백 太伯 (núi) Thái Bạch 185 Taejo 태조 太祖 (vua) Thái Tổ 186 Tongdo 통도 通度 (chùa) Thông Độ 187 Uisang 의상 義湘 (nhà sư) Nghĩa Tương 188 Ungmyeon 욱면 郁面 Húc Diện 189 Unmun seonsa 운문선사 雲門禪寺 Vân Môn thiền tự 190 Wanghu 왕후 王后 (chùa) Vương Hậu 191 Wansan 완산 完山 Hoàn Sơn 192 Wolmyeong 월명 月明 (nhà sư) Nguyệt Minh 193 Wongwang 원광 圓光 (nhà sư) Viên Quang 194 Wonhong 원홍 元弘 Nguyên Hồng 195 Wonhyo 원효 元曉 (nhà sư) Nguyên Hiểu 196 Wonnyeong 원녕 元寧 (chùa) Nguyên Ninh 197 Wonseong 원성 元聖 (vua) Nguyên Thánh 198 Y Chadon 이차돈 異次頓 Dị Thứ Đốn 199 Ybullan 이불란 伊弗蘭 (chùa) Y Phất Lan 200 Yejong 예종 睿宗 (vua) Duệ Tông 201 Yeombul 염불 念佛 (nhà sư) Niệm Phật 202 Yeongchwi 영취 靈鷲 (núi) Linh Thứu 203 Yeongheung 영흥 永興 (chùa) Vĩnh Hưng 204 Yeongjae 영재 永才 (nhà sư) Vĩnh Tài 205 Yeongmyo 영묘 靈妙 (chùa) Linh Diệu 206 Yeongsan 영산 靈山 (chùa) Linh Sơn 207 Yeongtap 영탑 靈塔 (chùa) Linh Tháp 208 Yeonhoe 연회 緣會 (nhà sư) Duyên Hội 209 Yurigwang 유리광 瑠璃光 (chùa) Lưu Ly Quang 10 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Tam Quốc di sự (三國遺事 – 삼국유사 – Samguk yusa), cùng với Tam Quốc sử ký (三國史記 – 삼국사기 – Samguk sagi), là một trong những bộ sử liệu kinh điển và quan trọng vào loại bậc nhất của Korea1. Tam Quốc di sự được chủ biên bởi nhà sư Iryeon (일연 – Nhất Nhiên, 1206 – 1289) từ năm 1281, năm thứ 7 triều vua Chungnyeol (충렬왕 – Trung Liệt vương, 1236 – 1308) của Goryeo (고려 – Cao Ly, 918 – 1392). Từ thời Goryeo đến nay (ngoại trừ thời Joseon (1392 – 1910)), Tam Quốc di sự được đánh giá là tài liệu quan trọng để tìm hiểu văn hóa Korea thời cổ đại (gồm thời Tam Quốc2 và thời Silla thống nhất) và cũng được rất nhiều bộ sách kinh điển và hiện đại khác trích dẫn như một nguồn sử liệu. Năm 2003, bộ sách này được công nhận là “quốc bảo”3 – di sản văn hóa cấp quốc gia Hàn Quốc. Điều gì đã khiến cho “một tác phẩm không chỉ những người chuyên nghiên cứu quốc văn Hàn mà tất thảy người Hàn từ trẻ em đến người lớn đều phải đọc qua một lần” [Iryeon 2007: 5] này có giá trị cao như thế? Tam Quốc di sự là tác phẩm của thời đại văn sử triết bất phân, là kiệt tác về lịch sử cũng như về triết học và văn học Korea. Nhiều học giả người Hàn, tiêu biểu là Choi Nam Seon [1975: 11], đánh giá Tam Quốc di sự là bách khoa toàn thư, chứa đựng toàn bộ tri thức thời Tam Quốc, hay là “thánh điển (sách quý do thánh nhân 1 Bán đảo Hàn (thường bị gọi sai là bán đảo Triều Tiên) từ năm 1948 đã bị chia cắt thành hai miền tại vĩ tuyến 38 và đã hình thành nên hai quốc gia độc lập nhau. Nhưng trước năm 1948, trên bán đảo chỉ có một quốc gia duy nhất và một dân tộc duy nhất. Nói cách khác, chủ nhân của Triều Tiên ở phương Bắc và chủ nhân của Hàn Quốc ở phía Nam vốn là cùng một cội nguồn dân tộc – dân tộc Hàn, cùng một nền lịch sử và một nền văn hóa phát triển mấy nghìn năm trước khi bị chia cắt. Thời gian chia cắt rất rất ngắn so với mấy nghìn năm thống nhất trước đó. Do đó, chúng tôi dùng thuật ngữ “Korea” để chỉ chung cả hai miền Nam và Bắc bán đảo trước khi bị chia cắt. Còn con người thì gọi chung là “người Hàn” hoặc “dân tộc Hàn”. 2 Thời này trên bán đảo Hàn có nhiều quốc gia nhưng quan trọng nhất là ba nước lớn Goguryeo (고구려 – Cao Ly, 37 tr. CN? – 668), Baekje (백제 – Bách Tế, 18 tr. CN? – 660) và Silla (신라 – Tân La, 57 tr. CN ? – 668). 3 Chính xác hơn thì Hàn Quốc đã chọn bản gốc Tam Quốc di sự xuất bản vào năm 1512, đang được lưu trữ tại đại học Seoyeong (서영), Hàn Quốc, làm “Quốc bảo số 360” (국보 제 360 호) vào ngày 3/2/2003 (theo Cục di sản văn hóa Hàn Quốc, http://www.cha.go.kr/korea/heritage/search/Culresult_Db_View.jsp?mc=NS_04_03_01&VdkVgwKey=11,0 3060000,11). 11 viết ra) trong lĩnh vực Phật học, dân tộc học, quốc ngữ học, thần thoại học và lịch sử học” Korea thời cổ đại [Hội nghiên cứu Đông Bắc Á 1982: 75]... Như vậy, nghiên cứu Tam Quốc di sự giúp chúng ta có thể nắm bắt được quá trình thành lập và phát triển của các vương triều cổ đại trên bán đảo Hàn (từ thời Gojoseon (고조선 – Cổ Triều Tiên) đến thời Goryeo). Tuy được viết dưới lối sử quan thần dị, nhưng ẩn sâu trong những câu chuyện kể kỳ quái lạ thường (về những vị vua có địa vị cao quý cho đến những cao tăng và cả những người dân thường) là những sự thật lịch sử và những giá trị văn hóa – tư tưởng truyền thống của dân tộc Hàn mà Iryeon muốn truyền lại cho hậu thế. Đặc biệt, Tam Quốc di sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử và văn hóa Phật giáo Korea cổ đại. Trong chín thiên của bộ sách thì có đến bảy thiên đề cập trực tiếp đến Phật giáo. Tác phẩm này đã tái hiện đời sống sinh hoạt của người Hàn cổ đại từ quý tộc đến bình dân qua việc đặc tả niềm tin, sự mưu cầu và tu hành Phật pháp của họ. Tuy phần lớn nội dung tác phẩm là những câu chuyện Phật giáo mang tính huyền sử (vừa có yếu tố sự thật lịch sử, vừa có yếu tố huyền bí) nhưng thông qua những truyện kể này, người đọc có thể biết được quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo trên bán đảo Hàn, hành trạng và tư tưởng của các cao tăng, cũng như nguồn gốc sáng lập và giá trị của các chùa, tháp và tượng Phật... Ngoài ra, bên trong mỗi câu chuyện ẩn chứa những giá trị văn hóa - tư tưởng truyền thống của cả dân tộc Hàn (như đạo hiếu, đức tính hy sinh, lòng tự hào dân tộc...), bởi lẽ các nhân vật và bối cảnh của những câu chuyện hết sức đời thường và dân giã. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của Tam Quốc di sự so với Tam Quốc sử ký1 (một bộ chính sử được viết dưới góc nhìn Nho giáo, chỉ tập trung kể lại các sự kiện liên quan đến vua, hoàng thất và hệ thống quan lại bên trên, bỏ qua những chuyện kể mang tính thần bí trong dân gian). 1 Tam Quốc sử ký (三國史記 – 삼국사기 – Samguk sagi), do sử quan Kim Pu Shik (김부식 – Kim Phú Thức, 1075 – 1151) chủ biên, được viết bằng Hán văn, là bộ chính sử về thời Tam Quốc của Korea. Nội dung gồm bốn phần lớn: “Bổn ký” (本紀) ghi chép các sự kiện lịch sử của ba nước Tam Quốc; “Niên biểu” (年表) ghi chép tên các vị vua theo lịch đại, có đối chiếu với hoàng đế Trung Hoa; “Chí” (志) miêu tả về đời sống xã hội – văn hóa của người dân thời Tam Quốc; và “Liệt truyện” (列傳) kể về các tấm gương trung hiếu, văn nhân, hoa lang... của thời Tam Quốc... Tất cả các câu chuyện được chép lại theo lối sử quan thực chứng. 12 Như vậy, khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, tư tưởng... của Korea thời cổ đại thì không thể bỏ qua việc khảo cứu tác phẩm Tam Quốc di sự. Khi khảo cứu tác phẩm Tam Quốc di sự trước hết phải phân tích các câu chuyện Phật giáo trong đó để đúc rút ra vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống của người Hàn cổ đại, đặc biệt là thời Silla thống nhất (통일신라, 668 – 935). Mặt khác, ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu sâu về tác phẩm Tam Quốc di sự nói chung và Phật giáo Korea trong tác phẩm này nói riêng. Thật vậy, chỉ có một số bài viết đơn giản mang tính giới thiệu sách (book review) đăng trên tạp chí hay trên các diễn đàn văn học (xem thêm phần Dẫn nhập, mục 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề). Điều này dẫn đến việc vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết các vấn đề của Phật giáo Korea qua tác phẩm Tam Quốc di sự. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về Phật giáo Korea chủ yếu dựa vào các tài liệu chính sử và khảo cổ của Korea và thế giới, chứ không dựa vào tác phẩm Tam Quốc di sự. Với những lý do nêu trên, chúng tôi nhận thấy cần phải chọn đề tài “Phật giáo Korea qua tác phẩm Tam Quốc di sự” cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn cho công trình nghiên cứu ở cấp cao hơn theo hướng so sánh quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Phật giáo Korea và Việt Nam thời cổ đại qua tác phẩm Tam Quốc di sự và Việt điện u linh tập. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong phạm vi tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu nêu trên mà chúng tôi bao quát được, chúng tôi tiến hành phân thành hai mảng nội dung chính, gồm: 2.1. lịch sử nghiên cứu các vấn đề chung về Phật giáo Korea và 2.2. lịch sử nghiên cứu các vấn đề về tác phẩm Tam Quốc di sự và Phật giáo Korea được phản ánh trong Tam Quốc di sự. 2.1. Lịch sử nghiên cứu các vấn đề chung về Phật giáo Korea Có thể nói, nghiên cứu các vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn hóa Phật giáo Korea không mới, bởi trên thế giới đã có nhiều công trình, bài viết chuyên luận của 13 giới nghiên cứu được công bố. Trong số ấy, các tác giả người Hàn (kể cả người Hàn công bố công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh) chiếm đa số. 2.1.1. Ở Korea, các nghiên cứu về Phật giáo Korea có thể phân thành ba hướng nghiên cứu chính: (1) lịch sử, (2) tư tưởng triết học và (3) nghệ thuật Phật giáo Korea. Điểm chung của các công trình nghiên cứu lịch sử Phật giáo Korea là chú trọng phác họa quá trình phát triển, đặc điểm, vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống chính trị - xã hội Korea qua từng thời kỳ lịch sử (thời Tam Quốc, thời Silla thống nhất, thời Goryeo, thời Joseon, thời Nhật trị, sau giải phóng đến nay). Do vào thời Joseon (조선, 1392 – 1910), Phật giáo bị triều đình đàn áp, không có nhiều thành tựu nổi bật nên các học giả chú ý nhiều hơn đến Phật giáo ở thời Silla thống nhất và thời Goryeo vốn là hai thời đại Phật giáo được xem là quốc giáo và để lại nhiều thành tựu nổi bật. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có những học giả như Kim Hyun Jun [1994] với quyển “Câu chuyện lịch sử Phật giáo Hàn Quốc”, Choi Jun Shik [1995] với quyển “Câu chuyện tôn giáo Hàn Quốc”, Kim Young Tae [1997] với quyển “Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc”, Kim Bok Sun [2002] với quyển “Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Hàn Quốc cổ đại”1, Kwon Sang-no [1964] với bài báo “History of Korean Buddhism” (Lịch sử Phật giáo Korea)… Hướng nghiên cứu tư tưởng triết học Phật giáo Korea có lẽ có nhiều công trình nhất. Tư tưởng triết học Phật giáo Korea có thể được trình bày trong mối tương quan tổng thể với các tôn giáo – tín ngưỡng – tư tưởng triết học khác như trong tác phẩm “Lịch sử tư tưởng triết học Hàn” của Hội nghiên cứu tư tưởng triết học Hàn [1995] và “Tìm hiểu tư tưởng triết học Hàn Quốc” của Ahn Jong Gu [2011] hay được trình bày riêng biệt như trong các công trình “Lịch sử tư tưởng Phật giáo cổ đại Hàn” của Go Ik Jin [1989], “Nghiên cứu tín ngưỡng Phật giáo thời Tam Quốc” của Kim Young Tae [1990] 2 , bài báo “On the Ideological 1 김현준 (1994): 이야기 한국불교사: 삼국과 통일신라 시대; 최준식 (1995): 한국종교 이야기; 김영태 (1997): 한국불교사; 김복순 (2002): 한국 고대불교사 연구. 2 한국철학사상연구회 (1995): 한국철학 사상역사; 안종수 (2011): 한국철학사상의 이해; 고익진 (1989): 한국고대불교사상사; 김영태 (1990): 삼국 시대 불교 신앙 연구. 14 Problems of Korean Buddhism” (Tìm hiểu các vấn đề về mặt tư tưởng của Phật giáo Korea) của Koh Ik Jin [1983]… Năm 2009, bộ sách đồ sộ “Tuyển tập tư tưởng truyền thống Hàn Quốc, phần Phật Giáo”1 gồm 12 quyển do Jeong Byung Sam chủ biên và chú dịch [2009] đã giới thiệu những trước tác tư tưởng Phật giáo kinh điển của các vị danh tăng Korea như Wonhyo (원효 – Nguyên Hiểu, 617 – 686), Jinul (지눌 – Trí Nột, 1158 – 1210), Hyujeong (휴정 – Hưu Tĩnh, 1520 – 1604), giới thiệu một số tư tưởng chính trong Hoa Nghiêm kinh, tư tưởng và cách thực hành Thiền, những lời dạy của Đức Phật… Bên cạnh những công trình nghiên cứu tổng thể về tư tưởng triết học Phật giáo Korea là những công trình tập trung nghiên cứu một khía cạnh nào đó trong hệ thống tư tưởng triết học Phật giáo Korea. Trong số những công trình kiểu này lại có nhiều công trình về tư tưởng Phật giáo hộ quốc (호국불교 사상 – hoguk Bulgyo sasang – 護國佛敎思想) như “Silla Buddhism and the Spirit of the Protection of the Fatherland” (Phật giáo Silla và tư tưởng Phật giáo hộ quốc) của An Kye-hyon [1977] hay “Nghiên cứu đặc điểm Phật giáo hộ quốc của Hàn Quốc”2 của Lee Eun Soo [2011], tư tưởng Phật quốc thổ hay còn được gọi là Phật duyên quốc thổ thuyết (불연국토설 – Buryeon gukto seol – 佛緣國土說) như “Ba cách tiếp cận tư tưởng Phật quốc thổ”3 của Park Sung Ji [2000], các nghi lễ Phật giáo như “Các phong tục Phật giáo trong nghi lễ vòng đời của người Hàn”4 của Gu Mi Rae [2012]… Điều đặc biệt là hầu hết các tư tưởng đấy cũng chính là các thành tố của hệ thống tư tưởng triết học Phật giáo Silla (신라불교 사상 – Silla Bulgyo sasang – 新羅佛敎思想). Hệ thống hoặc các thành tố của hệ thống tư tưởng triết học Phật giáo Silla còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu liên quan đến Tam Quốc di sự (trình bày ở phần Lịch sử nghiên cứu các vấn đề về tác phẩm Tam Quốc di sự bên dưới). 1 정병삼 (2009): 한국전통사상총서, 불교편. 2 이은수 (2011): 한국 호국불교의 성격 연구. 3 박성지 (2000): 불국토를 바라보는 세 가지 시선. 4 구미래 (2012): 한국불교의 일생의례. 15 Việc tìm hiểu nghệ thuật Phật giáo Korea cũng bắt đầu được chú trọng khi ngày càng có nhiều công trình văn hóa Phật giáo được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia (국보 – quốc bảo). Các công trình chủ yếu đề cập đến lịch sử hình thành, giá trị thẩm mỹ và giá trị tinh thần của các chùa và tháp Phật, tượng điêu khắc Phật, hội họa Phật giáo... Các tác giả tiêu biểu cho những nội dung này có thể kể đến như Hwang Soo Young [1973] với “Ancient Korean Art and Buddhism” (Nghệ thuật và Phật giáo Korea cổ đại), Chung Young Ho [1992] với “Pagoda: symbols of the Buddha throughout Korean history” (Chùa: các biểu tượng của Đức Phật trong lịch sử Korea), Kang Woo Bang [1995] với “Tiến trình phát triển điêu khắc Phật giáo Hàn” 1 , Kim Sung Woo [2008] với “Buddhist architecture of Korea” (Kiến trúc Phật giáo Korea), Kim Lena [2009] với “Buddhist sculpture of Korea” (Điêu khắc Phật giáo Korea), Yoo Myeong Jong và Jeon Sung Young [2009] với “Temples of Korea” (Các ngôi chùa Phật giáo)… Đặc biệt, Shin So Yeon đã giới thiệu lịch sử phát triển nghệ thuật Phật giáo cùng với những nhà viện trợ của nó qua từng thời kỳ trong bài báo khoa học “Devout patrons enable Buddhism art to flourish” (Những mạnh thường quân giúp nghệ thuật Phật giáo nở rộ) [2015], góp phần cho thấy hai diện mạo Phật giáo cung đình và Phật giáo dân gian của Phật giáo Korea. 2.1.2. Ở phương Tây đại diện có Starr, Frederick [1918] với tác phẩm “Korean Buddhism: history – condition – art” (Phật giáo Korea: lịch sử – hiện trạng – nghệ thuật). Đây là tập hợp các bài giảng của ông về Phật giáo Korea trên các bình diện: lịch sử hình thành và phát triển, hiện trạng và nghệ thuật Phật giáo Korea. Năm 2007, Yi Hong Bae công bố công trình nổi tiếng về lịch sử phát triển của Phật giáo Korea và hướng dẫn cách tu niệm Phật giáo có tên “What is Korean Buddhism?” (Phật giáo Korea là gì?). Kim Sang-hyon và Buswell R.E. [2007] thì phân tích sự phát triển của Phật giáo Korea trong tương quan với Phật giáo Trung Hoa và Nhật Bản qua quyển “Korean Buddhism in East Asian Perspectives” (Phật giáo Korea trong phối cảnh Đông Á). Gần đây có bộ từ điển bách khoa toàn thư về 1 강우방 (1995): 한국 불교 조각의 흐름. 16 Phật giáo Korea “An Encyclopedia of Korean Buddhism” (Bách khoa toàn thư Phật giáo Korea) của Ven Hyewon và David A. Mason [2013]. Bên cạnh đó, nếu như các học giả người Hàn chú trọng phân tích các tư tưởng Phật duyên quốc thổ hay Phật giáo hộ quốc – một “đặc sản” của Phật giáo Korea – gián tiếp thể hiện lòng tự hào dân tộc thì các học giả phương Tây thường chú trọng phân tích tư tưởng Phật giáo Korea trong mối liên hệ với đời sống chính trị, văn hóa, xã hội Korea cổ đại. Điển hình có “Buddhism and Ancestral Religious Beliefs in Korea” (Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Korea) của Leverrier, R. [1972], “Buddhism and political power in Korean history” (Phật giáo và quyền lực chính trị trong lịch sử Korea) của Keel, S. [1978], “The role of early Korean Buddhism in history of East Asia” (Vai trò của Phật giáo Korea thời kỳ đầu trong lịch sử Đông Á) của Grayson, James H. [1980], “Image, iconography and belief in early Korean Buddhism” (Hình ảnh, biểu tượng và niềm tin trong Phật giáo Korea thời kỳ đầu) của Best, Jonathan W. [2011]…. 2.1.3. Ở Việt Nam khó tìm thấy một công trình chuyên sâu nào nói về Phật giáo Korea một cách riêng biệt mà chỉ có thể tìm thấy các vấn đề Phật giáo Korea trong những công trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Korea chung chung hay một vấn đề nhỏ nào đó về Phật giáo Korea trong các bài báo khoa học đăng tạp chí hay kỷ yếu hội thảo khoa học. Cho đến nay, có lẽ công trình đồ sộ “Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc” (dày 1184 trang) của Kim Seong Beom, Kim Sang Ho và Đào Vũ Vũ [2011] là công trình nghiên cứu chuyên sâu nhất về lịch sử du nhập, phát triển và tư tưởng triết học Phật giáo Korea (nhưng cũng chỉ là một phần nội dung bên cạnh các phần khác nói về Shaman giáo và Nho giáo ở Korea). Tác phẩm “Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn” của Lê Quang Thiêm [2005] và luận văn thạc sĩ “Quá trình bản địa hóa và thành tố giao lưu Phật giáo Hàn – Nhật (thời cổ - trung đại)” của Vũ Thanh Thủy [2006] cũng có nói đến lịch sử Phật giáo Korea nhưng rất giản lược. Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm thấy những bài báo khoa học trình bày sơ lược về lịch sử phát triển Phật giáo Korea như “Phật giáo trên bán đảo Triều Tiên” của Đỗ Công Định [2001] hay “Một số đặc điểm

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net