Thiền phái trúc lâm trên con đường nhập thế và phát triển ở việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Thiền phái trúc lâm trên con đường nhập thế và phát triển ở việt nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………***……… PHẠM VĂN HIỆP THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRÊN CON ĐƯỜNG NHẬP THẾ VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học Mã số: 60.22.01.13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GVHD: PGS.TS TRƯƠNG VĂN CHUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 LỜI CẢM ƠN Để luận văn được hoàn thành, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi còn có sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều người. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: - PGS.TS Trương Văn Chung, người hướng dẫn khoa học cho luận văn và cũng là người dành nhiều công sức, thời gian để xây dựng, định hướng cho tôi. - Các quý Tăng, Ni và Phật tử của các Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá cũng như nhiệt tình trả lời các cuộc phỏng vấn để tôi có thể thực hiện được luận văn này. - Các Thầy Cô trong khoa Việt Nam học, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần cho tôi. Trân trọng biết ơn! Phạm Văn Hiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trương Văn Chung. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người thực hiện luận văn Phạm Văn Hiệp 1 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................5 1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................5 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................6 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................7 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................8 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài .........................................................................14 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................................15 8. Bố cục luận văn..................................................................................................16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN ...............................................................................................................17 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................17 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................17 1.1.1.1. Nhập thế và phát triển tôn giáo ..........................................................17 1.1.1.2.Thiền tông và Thiền phái Trúc Lâm ...................................................20 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận .....................................................................................23 1.1.2.1. Lý thuyết Cấu trúc – chức năng .........................................................23 1.1.2.2. Lý thuyết thế tục hóa..........................................................................24 1.2. Điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện của Thiền phái Trúc Lâm.................27 1.2.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ........................................................27 1.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội .......................................................................34 1.2.3. Tiền đề tư tưởng cho sự xuất hiện của Thiền phái Trúc Lâm ..................40 1.2.3.1. Trường phái Thiền Vinilaruchi (580-1213) .......................................40 1.2.3.2. Trường phái Thiền Vô Ngôn Thông( 820 – 1221) ............................41 1.2.3.3. Trường phái Thiền Thảo Đường (1069 - 1210) .................................42 1.3. Quá trình hình thành, lan tỏa, bản địa hóa của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần .......................................................................................................................45 2 1.3.1. Quá trình hình thành và lan tỏa của Thiền Phái Trúc Lâm ......................45 1.3.1.1. Sơ tổ Trần Nhân Tông với việc khai sáng Thiền phái Trúc Lâm. .....45 1.3.1.2. Nhị Tổ Pháp Loa, kế thừa xiển dương Thiền học và kiện toàn tổ chức Giáo hội Phật giáo Trúc Lâm ..........................................................................49 1.3.1.3. Tam Tổ Huyền Quang (1254 – 1334), một Thiền sư thi sĩ tài hoa. ...54 1.3.2. Quá trình Việt hóa Thiền tông ..................................................................57 1.3.2.1. Ý thức Việt hoá các kinh, luận trong việc tu học và truyền bá ..........58 1.3.2.2. Chủ trương đường lối tu học: Thiền - Giáo đồng hành .....................60 1.3.2.3. Nhập thế tích cực ...............................................................................62 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................66 CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG NHẬP THẾ, PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY ..............................68 2.1. Sơ nét về diễn trình lịch sử của Phật giáo Việt Nam từ sau đời Trần đến trước sự thành lập Thiền phái Trúc Lâm hiện đại ...........................................68 2.2. Con đường nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm hiện đại .........................72 2.2.1. Hoà thượng Thích Thanh Từ và công cuộc khôi phục Thiền phái Trúc Lâm hiện đại ...............................................................................................................72 2.2.1.1. Bước đầu khôi phục Thiền tông Việt Nam (1968-1993) ...................73 2.2.1.2. Khôi phục Thiền phái Trúc Lâm thời Trần (1993 - 2016) .................76 2.2.2. Cơ sở pháp lý, giáo lý của con đường nhập thế, phát triển của Thiền phái Trúc Lâm hiện nay .............................................................................................79 2.2.2.1.Cơ sở pháp lý ......................................................................................79 2.2.2.2. Cơ sở giáo lý ......................................................................................86 2.3. Con đường phát triển của Thiền phái Trúc Lâm hiện nay ......................98 2.3.1. Tính hiện đại trong cơ cấu tổ chức, sinh hoạt tu học và hoạt động truyền bá, mở rộng của Thiền phái ................................................................................98 2.3.1.1. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................98 2.3.1.2. Sinh hoạt tu học ...............................................................................102 2.3.1.3. Các phương thức hoạt động truyền bá, mở rộng của Thiền phái.....107 3 2.3.2. Tính thế tục trong việc phát huy những giá trị Phật giáo Thiền tông, như là một nguồn lực văn hóa và tinh thần trong đời sống xã hội hiện đại ................115 2.3.2.1. Góp phần xây dựng, bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc .......115 2.3.2.2. Xây dựng Nhân sinh quan tích cực, lối sống thiện lành, góp phần lành mạnh hóa xã hội. ...........................................................................................126 2.3.3. Con đường lan tỏa của Thiền phái Trúc Lâm. .......................................135 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................138 KẾT LUẬN ............................................................................................................138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................144 CHÚ THÍCH…………………………………………………………………………..…156 PHỤ LỤC 1: HÒA THƯỢNG CHIA SẺ NHÂN DUYÊN NGỘ ĐẠO…………169 PHỤ LỤC 2 : THANH QUY TRONG CÁC THIỀN VIỆN……………….…….171 PHỤ LỤC 3 : BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN… ………………………..183 PHỤ LỤC 4: VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CỦA TPTL..…...….267 PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CÁC ĐẠO TRÀNG TU HỌC THEO TPTL ……..282 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC TÁC PHẨM DỊCH, GIẢNG GIẢI VÀ TRƯỚC TÁC CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ VÀ CÁC TĂNG, NI TPTL…286 PHỤ LỤC 7: HỆ THỐNG CÁC THIỀN VIỆN THUỘC TPTL……………...…308 PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TU HỌC & HOẰNG PHÁP CỦA TVTL...320 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cpv : Cuộc phỏng vấn KHXH&NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn Nxb : Nhà xuất bản TP : Thành phố TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TPTL : Thiền phái Trúc Lâm TVTL: Thiền viện Trúc Lâm VHGD : Văn hóa giáo dục 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam không thể không biết đến Phật giáo, bởi hơn hai ngàn năm lịch sử của dân tộc, Phật giáo từ buổi đầu du nhập đã sớm được người Việt tiếp nhận, và rồi theo dòng thời gian nó đã đồng hành cùng với dân tộc Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể nói Phật giáo hiển nhiên trở thành bộ phận kết chặt trong nền văn hoá Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm (TPTL) là một tông phái thuộc hệ thống Phật giáo Bắc truyền, xuất hiện trong Triều đại Nhà Trần (1225-1400), được các giới vua, quan, quý tộc cho đến thường dân tín ngưỡng, một thời phát triển mạnh mẽ. Đồng thời nó cũng ở vào giai đoạn lịch sử vẻ vang, đáng tự hào của dân tộc Việt, với những cuộc chiến hào hùng chống lại quân xâm lược Nguyên Mông - một đế quốc hùng mạnh nhất thời buổi đó, giữ vững nền độc lập, tự chủ toàn vẹn lãnh thổ, và tiếp tục phát triển nền văn hoá Đại Việt rực rỡ một thời. Với những sự kiện như thế chắc hẳn không thể không nhắc đến tầm ảnh hưởng của TPTL với tính cách như hệ tư tưởng chủ đạo lúc bấy giờ. Từ sau Vương triều Trần sụp đổ, đất nước ta lần nữa bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vận mệnh Thiền phái cũng theo đó suy tàn. Tiếp sang đời Nhà Lê, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính trên vũ đài chính trị, và xuyên suốt lịch sử cho đến cuối Triều Nguyễn. Phật giáo từ đó chỉ còn hoạt động, giáo hóa dân gian, tuy là trong suốt chiều dài lịch sử vẫn được một số vương tôn quý tộc kính ngưỡng. TPTL có thể vẫn “âm thầm” được truyền thừa qua nhiều thế kỷ. Vào thời Hậu Lê có hai vị: Thiền sư Chân Nguyên và Thiền sư Hương Hải cùng có ý hướng khôi phục TPTL, tuy nhiên chỉ khởi sắc trong giai đoạn ngắn. Từ đó về sau (gần 300 năm) Thiền phái này gần như mất hẳn. Cho đến hơn nửa thế kỷ 20, Hoà thượng Thích Thanh Từ lúc bấy giờ còn là một tu sĩ trẻ trong truyền thống Phật giáo Bắc tông, quyết tâm nghiên cứu, sưu tầm kinh sách Thiền tông và ứng dụng tu trì. Sau thời gian “Nhập thất” Hoà thượng liễu ngộ đạo lý “Sắc- Không” và bắt đầu chấn hưng Phật giáo Thiền tông Việt Nam, khôi phục lại TPTL thời Trần (Từ năm 1970). Hơn 40 năm đi qua Thiền phái đã phát triển 6 mạnh mẽ, với khoảng hơn 50 Thiền viện được xây dựng khắp ba miền đất nước và lan toả đến hải ngoại (Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp), với hàng ngàn tăng, ni xuất gia tu học và số lượng Phật tử quy y và tu học theo đến hàng vạn. Điều đặc biệt ở đây là, Thiền phái có đường lối ứng dụng tu học thực tế, khoa học giúp người thực hành được lợi lạc, an bình nội tâm, từ đó có một đời sống lành mạnh, lạc quan, tích cực hơn. Trong thời buổi kinh tế mở như hiện nay, thời điểm của giao lưu văn hoá đa chiều, với các luồng tư tưởng, văn hoá đan xen, nếu như việc khôi phục và phát huy truyền thống văn hoá bản sắc dân tộc là vấn đề cấp thiết thì việc nhận thức những giá trị của Phật giáo dân tộc thật cần làm hơn hết. Với TPTL có thể nói là tông phái đặc sắc trong Phật giáo Bắc truyền vì lịch sử hình thành và cũng vì những đặc tính thiết thực, bản sắc dân tộc của nó. Cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy bài nghiên cứu chuyên khảo nào về Thiền phái này trong giai đoạn hiện nay, mà chỉ thấy một số bài viết ngắn ghi những cảm nhận của các tác giả khi viếng thăm các cơ sở thiền viện hay những bài viết sơ lược được đăng trên các tạp chí, website hoặc những bài viết ngắn do các tăng, ni sinh của Thiền phái đăng trên trang website của các thiền viện. Tuy gần đây (quý IV năm 2013) Nhà xuất bản Tôn giáo cho ra đời tác phẩm “Thiền tông Việt Nam trên đường phục hưng và hoằng hoá” của Thích Đạt Ma Quán Hiền, trình bày khá đầy đủ về TPTL, tác phẩm có tính cách như lịch sử Thiền tông Việt Nam và mang tính “nội bộ”. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng đề tài mà chúng tôi thực hiện còn mang tính mới mẻ. Qua những điều vừa trình bày trên, chúng tôi quyết định chọn tiêu đề: “Thiền phái Trúc Lâm trên con đường nhập thế và phát triển ở Việt Nam hiện nay.” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ ngành Việt Nam học. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Qua đề tài nghiên cứu, trước hết chúng tôi muốn tìm hiểu về TPTL với tính cách là một tôn giáo có hệ thống tổ chức chặt chẽ, chủ trương, đường lối tu học rõ ràng và đang truyền bá sâu rộng trong cộng đồng người Việt trong nước và hải ngoại. 7 Đồng thời, chúng tôi muốn làm rõ về tính hiện đại và tính thế tục trên con đường nhập thế và phát triển hiện nay của nó. Và cũng qua đó cho thấy rõ những giá trị đạo đức, đạo lý của TPTL trong đời sống xã hội Việt Nam. Chúng tôi thiết nghĩ, thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay đang là vấn đề báo động, thì việc tìm hiểu và ứng dụng những giá trị đạo đức tôn giáo là việc rất nên làm. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn về một chi phái Phật giáo đặc sắc đời nhà Trần, từng một thời phát triển rực rỡ, gắn chặt với vận mệnh quốc gia, dân tộc. Và ngày nay nó tiếp tục được phục hưng, trở thành tổ chức Thiền phái lớn, thống nhất dưới sự điều hành của Hoà thượng Thích Thanh Từ và Ban quản trị Thiền phái, đã đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tín ngưỡng của người Việt. Đây có thể là nguồn tài liệu phục vụ cho ngành du lịch, cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu chủ yếu là về TPTL trong quá trình nhập thế và phát triển ở giai đoạn hiện nay, với: Các cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, tư tưởng, đường lối tu tập và quá trình truyền bá. Tuy nhiên vì có sự liên hệ mạch nguồn nên luận văn có phần khảo sát bối cảnh phát sinh, truyền bá và vai trò, đặc điểm của các TPTL giai đoạn Lý - Trần, từ đó làm rõ hơn tính kế thừa của TPTL trong hiện tại. Hiện nay nhiều thiền viện được xây dựng khắp 3 miền đất nước và đã mở rộng sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc. Tuy nhiên như tiêu đề đã xác định, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát chủ yếu vài cơ sở trong nước, với các tiêu chí cụ thể như sau:  Thiền viện Thường Chiếu, tại xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai, được thành lập từ năm 1974 với diện tích trên 50 hecta, hiện nay số tăng chúng tu học trên 300 vị. Từ trước đến nay, nơi đây được xem như “Tổ đình” của TPTL, thuộc miền Đông Nam Bộ, là nơi Hòa thượng Thích Thanh Từ tập trung giáo hóa trước khi xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. 8  Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng, Thành phố Đà Lạt, thuộc vùng Tây nguyên Lâm Đồng, khánh thành từ năm 1994, có diện tích khoảng 24 hecta, với số chúng tăng và ni đang tu học trên 200 vị, là TPTL đầu tiên, được xem như là mô hình chuẩn cho các TPTL phát triển về sau.  Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội, ban đầu là ngôi chùa cổ, đến năm 1998 được chuyển thành thiền tự 1 và đến năm 2005 xây dựng hoàn tất và khánh thành chuyển thành thiền viện, với diện tích khoảng 4000m2, số tăng, ni chúng tu học khoảng 80 vị. Đây là nơi TPTL có mặt đầu tiên và cũng là thiền viện có hoạt động hoằng pháp mạnh nhất miền Bắc.  Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, xã Lộc Hòa, H.Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, được khánh thành ngày 20/04/2008, số tăng, ni tu học khoảng gần 20 vị là thiền viện đầu tiên tại miền Trung, đã xây dựng hoàn tất và đã tổ chức sinh hoạt thời điểm chúng tôi khảo sát.  Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, tỉnh Tiền Giang, khánh thành ngày 22/11/2015, diện tích 30 hecta, số tăng chúng trên 30 vị, đây là Thiền viện đầu tiên được xây dựng tại miền Tây Nam Bộ, hiện nay vẫn còn đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện. Chúng tôi cho rằng với việc lựa chọn các thiền viện trên có thể đủ đại diện cho TPTL tại ba miền của đất nước, qua đó có thể bao quát được toàn bộ hoạt động của Thiền phái trong toàn quốc. Về phạm vi đề tài, luận văn giới hạn nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực văn hoá tôn giáo, vì chúng tôi nghĩ đây là những vấn đề chủ yếu của một tổ chức tôn giáo, đồng thời phù hợp với chuyên ngành Việt Nam học. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã sưu tầm, tham khảo nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến phạm vi đề tài. Nhìn chung, nói về Phật giáo Thiền tông giai đoạn Lý - Trần đã có nhiều bài viết, nghiên cứu khai thác khá đầy đủ trên nhiều phương diện, nhưng về giai đoạn sau vẫn còn hạn chế. 9 Đặc biệt trong toàn luận văn chúng tôi chủ yếu dựa theo những tác phẩm và dịch phẩm của Hòa thượng Thích Thanh Từ, xuất bản từ những thập niên 70 thế kỷ XX cho đến nay được tập hợp lại thành bộ Thanh Từ toàn tập gồm 48 quyển (hiện tại đã xuất bản khoảng 40 quyển, còn đang tiếp tục) làm định hướng nghiên cứu. Vì Hoà thượng là người chủ trương khôi phục TPTL nên ngài đã dịch thuật và giảng giải hầu hết kinh sách về Thiền tông và các thiền sư thời Lý - Trần, và cả những giai đoạn về sau để làm tài liệu giảng dạy cho các thiền sinh. Qua bộ Thanh Từ toàn tập người viết có thể khai thác nhiều vấn đề chính yếu trong nội dung luận văn. Quyển “Thiền tông Việt Nam trên đường phục hưng và hoằng hoá” của Thích Đạt Ma Quán Hiền do Nhà xuất bản (Nxb) Tôn giáo xuất bản năm 2013, tác giả là một tăng sinh trong TPTL, nên đã đứng từ góc độ của một người học Phật nhìn nhận và thực hiện sưu tầm nghiên cứu, nên không tránh khỏi cách nhìn chủ quan. Tác phẩm có giá trị trong việc giới thiệu và truyền bá tư tưởng Phật giáo của TPTL. Với gần 800 trang đã giới thiệu khá đầy đủ về nội dung của Thiền phái giúp cho người viết rất nhiều về tư liệu tham khảo và tìm hiểu sâu hơn về Thiền phái trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đề tài.  Những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập) của Nguyễn Lang (xuất bản lần đầu năm 1973) do Nxb Văn học tái bản năm 2011; “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (3 tập) của Lê Mạnh Thát do Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) xuất bản năm 2006 hiện tại là hai tác phẩm được giới nghiên cứu đánh giá cao về độ tin cậy trong nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hai tác phẩm đã cung cấp chi tiết về hành trạng các vị thiền sư Phật giáo và lịch sử truyền thừa của các dòng thiền vào Việt Nam. Riêng Việt Nam Phật giáo sử luận dành một chương nói về cuộc đời vua Trần Nhân Tông và việc khai sinh TPTL, và hai chương nói về cuộc đời của hai vị tổ kế tiếp của Thiền phái, thêm nữa là về tình hình Phật giáo miền Nam giai đoạn trước năm 1975. Cả hai tác phẩm giúp cho người viết có những luận cứ cần thiết để khảo 10 sát về giai đoạn đầu du nhập Phật giáo, quá trình hình thành và phát triển của TPTL và khái quát được bối cảnh trước khi TPTL được khôi phục. Với tác phẩm “Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20” của Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam), do Nxb Từ điển Bách khoa xuất bản năm 2012; tác giả nêu rõ tiến trình lịch sử của Phật giáo, đồng thời có nhiều cách nhìn mới trong phân tích những đặc tính và vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại, giúp người viết có thể tham khảo, đối chiếu với TPTL - một bộ phận trong Phật giáo Việt Nam.  Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và thời đại “Đạo Phật hiện đại hoá” của Thích Nhất Hạnh, được Nxb Văn hoá Thông tin xuất bản năm 2008, bàn về vấn đề hiện đại hoá trong Phật giáo và đạo Phật trong các lĩnh vực sinh hoạt (văn học, nghệ thuật, kinh tế xã hội…), với những lý luận sâu sắc về đạo Phật trong đời sống xã hội hiện đại. “Phật giáo và thời đại” của Thích Nhật Từ, được Nxb Phương Đông xuất bản năm 2011, trình bày về cách nhìn của Phật giáo trước nhiều vấn đề của thời đại và những phương cách ứng dụng đạo Phật vào đời sống xã hội. Hay trong “Phật giáo trong văn hoá Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh, được Lê Đức Hạnh tập hợp, biên soạn lại, do Nxb Văn hóa -Thông tin và Viện Văn hoá xuất bản năm 2011, có một chương nói về Phật giáo và vấn đề hiện đại hoá Phật giáo. Các tác phẩm đã cho người viết hiểu rõ hơn nhiều vấn đề Phật giáo đương đại.  Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và khoa học Paul Dahlke Ph.D. với “Đạo Phật và khoa học” (Huỳnh Ngọc Chiến dịch) do Nxb Phương Đông xuất bản năm 2009 đã đối chiếu đạo Phật với các lĩnh vực khoa học (Vật lý, sinh lý học, vũ trụ, tư tưởng) chứng minh tính “hiện đại” của Phật giáo trong thế giới tân tiến ngày nay. Heinz Bechert (Ngụy Hữu Tâm dịch) trong “Thiền và não bộ” do Nxb Thời đại xuất bản năm 2012 dựa vào những nghiên cứu khoa học cho thấy tác dụng của Thiền có thể làm thay đổi não bộ và não bộ con người có thể phát triển không bị giới 11 hạn tuổi tác. Đây là những luận cứ giúp người viết trong việc triển khai tìm hiểu thêm những lợi ích của thiền định và tính khoa học, thực tiễn trong đạo Phật nói chung.  Những công trình nghiên cứu về quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo Các tác phẩm: “Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội” của Đỗ Quang Hưng do Nxb Tôn giáo xuất bản năm 2003; “Mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Tất Đạt do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011; “Tôn giáo và quan hệ quốc tế” do Lê Thanh Bình và Đỗ Thanh Hải đồng chủ biên được Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012; tác giả Nguyễn Hồng Dương với hai tác phẩm: “Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam” do Nxb Văn hóa –Thông tin xuất bản năm 2013, và “Tiếp tục đổi mới chính sách về Tôn giáo” ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận cơ bản của do Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện Văn hóa xuất bản năm 2014 đã giúp cho người viết tìn hiểu rõ về mối quan hệ giữa các loại hình Nhà nước và tôn giáo nói chung trong đó có Phật giáo trên mặt lý luận và thực tiễn tại Việt Nam.  Những công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa Phật giáo “Danh nhân Văn hoá Phật giáo Việt Nam đương đại (Chân dung & đối thoại)” do Minh Mẫn chủ biên được nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 2007, có khoảng 50 trang giới thiệu về Hoà thường Thích Thanh Từ và việc khôi phục Thiền tông Việt Nam cùng với hình thức vấn đáp Phật pháp làm tư liệu tham khảo đối chiếu thêm trong đề tài. “Văn học Việt Nam (Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII)” của Đinh Gia Khánh và nhóm tác giả Giảng viên Khoa Ngữ văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn, được Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản từ năm 1979, đã được tái bản nhiều lần, Và “Văn học Trung đại Việt Nam” của Đoàn Thị Thu Vân và và nhóm tác giả Giảng viên Khoa Ngữ văn thuộc Trường Đại học Sư phạm TPHCM biên soạn, được Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2009. Đây là hai tập sách được biên soạn công phu, chi tiết về văn học qua từng giai đoạn, được sử dụng làm tư liệu giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học trong nước. Hai tác phẩm đã giúp người viết hiều rõ về nền văn học Lý – Trần, qua đó thấy được sự đóng góp về văn học của TPTL 12 “Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm” của Thích Phước Đạt, đây là Luận án tiến sĩ ngữ văn năm 2008, được Nxb Hồng Đức xuất bản năm 2016, tác phẩm phân tích sâu về nội dung tư tưởng cũng như những thủ pháp nghệ thuật qua tác phẩm văn học TPTL, giúp người viết hiểu rõ hơn về giá trị văn học của các tác phẩm thuộc TPTL. “Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” của Hội Nghiên cứu & giảng dạy văn học TP.HCM thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM do Nxb Văn hoá – thông tin xuất bản năm 2010 đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả về Phật giáo và văn học gắn liền với cố đô Thăng Long. Trong đó có nhiều bài về Phật giáo và văn học Phật giáo thời Lý - Trần, giúp cho người viết cái nhìn sâu hơn về vai trò của Phật giáo đối với nền văn hoá Việt Nam.  Những công trình nghiên cứu về tư tưởng, triết học Nguyễn Trọng Chuẩn với tác phẩm “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam” do được Nxb Giáo dục Việt Nam Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 2007, trình bày diễn tiến về tư tưởng triết học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, qua đó người viết làm căn cứ trong tương quan với tư tưởng triết học TPTL. “Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm thời Trần” của Trương Văn Chung, Thành phố Hồ Chí Minh 2007(Tài liệu photo), tác giả phân tích sâu về tiền đề tư tưởng cũng như tư tưởng thiền học của Tam tổ Trúc Lâm. “Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần” của khoa Triết, Trường Đại học KHXH&NV, được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2008 tập trung nhiều bài nghiên cứu với các chủ đề khác nhau. Trong đó có các bài : Trần Nhân Tông - người sáng lập ra thiền Trúc Lâm Yên Tử của Nguyễn Hùng Hậu, Hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” đời Trần của Trương Văn Chung, Tư tưởng biện chứng trong thiền học nhà Trần của Trần Hoàng Hảo, Tư tưởng triết học hài hoà thời Lý - Trần của Hà Thúc Minh, Từ tư duy dân tộc Việt nhận định sự hợp lưu tư tưởng trong thời kỳ Lý - Trần của Trần Kỳ Đồng, Góp phần tìm hiểu tư tưởng nhà nước và pháp luật của thời Lý - Trần của Nguyễn Văn Trịnh,…giúp cho người viết thêm cái nhìn bao quát về thời đại này. 13 Nguyễn Ước với tác phẩm “Đại cương triết học phương Đông”, Nxb Tri thức xuất bản năm 2009 và Phùng Hữu Lan với hai tác phẩm “Đại cương triết học Trung Quốc và Tinh thần triết học Trung Quốc” (Lê Anh Minh dịch từ Hán ngữ), Nxb Đại học Sư phạm xuất bản năm 2010, đều có phần đề cập đến Phật giáo Thiền tông Trung Quốc làm cơ sở đối chiếu với tư tưởng TPTL. “Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông” của Bùi Huy Du, luận án tiến sĩ Triết học năm 2011; Tư tưởng Việt Nam thời Trần của Trần Thuận do Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 là những tác phẩm phân tích sâu về tư tưởng thiền học của Tam Tổ Trúc Lâm cũng như những vấn đề liên quan trong thời đại nhà Trần, giúp người viết dùng làm cơ sở trong việc đối chiếu về tư tưởng Thiền Trúc Lâm thời hiện đại  Những công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam Các tập sách: Đại Việt sử ký toàn thư toàn thư do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1993 được các tác giả Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001; “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc, Nxb Giáo dục Việt Nam tái bản lần thứ 10, năm 2010; “Đại cương lịch sử Việt Nam” của Trương Hữu Quýnh, Nxb Giáo dục Việt Nam tái bản lần thứ 14, năm 2011 ; “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh, được Nxb Khoa học xã hội tái bản năm 2011; “Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ 20” do Lê Thành Khôi viết bằng tiếng Pháp, được Nguyễn Nghị chuyển dịch sang Việt ngữ và được Nxb Thế giới xuất bản năm 2014, là những bộ sách sử cần thiết cho hầu hết các cuộc nghiên cứu của ngành khoa học xã hội, đã giúp chúng tôi tìm hiểu rõ nhiều mặt trong giai đoạn lịch sử bấy giờ. Ngoài ra chúng tôi tham khảo thêm nhiều sách khác và trên các tạp chí Phật giáo: Giác Ngộ, Suối Nguồn, Văn hoá Phật giáo và các trang web Phật giáo: Thiền tông Việt Nam, Đạo Phật ngày nay, Quảng Đức,…cũng có một số bài viết có liên quan đến đề tài. Nhìn chung, qua những tác phẩm mà chúng tôi sưu tầm, tham khảo được đã giúp rất nhiều trong việc nghiên cứu. Tuy nhiên với những gì mà tiêu đề đặt ra đòi 14 hỏi chúng tôi cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa. Vì vậy chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu điền dã thực tế tiếp xúc, phỏng vấn và ghi chép, ghi âm để bổ túc đầy đủ tài liệu cho luận văn. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Việt Nam học là một ngành khoa học liên ngành, do đó trong luận văn cần áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và các phương pháp khác. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary research): Là phương pháp kết hợp nhiều ngành khoa học xã hội, và qua các lý thuyết và phương pháp của những ngành đó làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong phương pháp này chúng tôi xác định Việt Nam học là ngành chính và các ngành bổ trợ là dân tộc học, nhân học, văn hóa học, tôn giáo học.[84] Phương pháp quan sát - tham dự (participant and observation): “Đây là phương pháp đặc trưng chuyên biệt tất yếu của ngành dân tộc học/ nhân học. Trong phương pháp này, người nghiên cứu phải tham gia trực tiếp vào đời sống cộng đồng mà mình nghiên cứu.”[84] Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tham dự và quan sát các sinh hoạt của TPTL tại các thiền viện đã chọn. Đồng thời, chúng tôi ghi chép để ghi nhận những thông tin có liên quan đến đề tài và xử lý các thông tin đó phục vụ cho nội dung của luận văn. Phương pháp phỏng vấn sâu (in- depth interviewing): Đây là phương pháp mà người phỏng vấn sử dụng những câu hỏi chủ định đã được chuẩn bị sẵn để hỏi thông tín viên. Các câu hỏi logic với nhau và đào sâu vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm. Mục đích phỏng vấn sâu là thu thập những thông tin liên quan đến đề tài nhằm nắm rõ được các sinh hoạt tu học và truyền bá của các tăng sĩ cũng như sự tu học của tín đồ của TPTL . Ngoài ra, trong Luận văn người viết sẽ đưa quan điểm của người được phỏng vấn dưới dạng trích dẫn bên cạnh các nội dung khoa học để mang tính khách quan, có tiếng nói của người trong cuộc để đảm bảo tính khoa học của luận văn.[84] 15 Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp được thực hiện trong quá trình điền dã nhằm so sánh các hoạt động tôn giáo tại các TVTL để nhận biết những nét tương đồng và khác biệt trong bối cảnh chung của vùng văn hóa. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case studies research): “Bao gồm nghiên cứu một vấn đề được khai thác, thông qua một hoặc nhiều trường hợp nằm trong một hệ thống có giới hạn. Người nghiên cứu qua thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu chi tiết và lập nên mô tả trường hợp”[84] Ở đây người viết sẽ chọn típ nghiên cứu trường hợp đặc biệt ( intrinsic case study), nghĩa là tại mỗi vùng miền sẽ chọn ra một Thiền viện làm đại diện cho TPTL tại vùng văn hóa đó. 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 7.1.Câu hỏi nghiên cứu:  Câu hỏi 1: Hiện nay khắp trong nước và hải ngoại có trên 50 thiền viện, vậy giữa các thiền viện có quan hệ như thế nào và hoạt động của các thiền viện có tính thống nhất không?  Câu hỏi 2: Hoạt động nhập thế của TPTL đã thật đạt hiệu quả và thích ứng với nhu cầu Phật giáo trong xã hội hiện tại không?  Câu hỏi 3: Sau hơn năm mươi năm hoạt động TPTL có thật mở rộng và phát triển không? 7.2. Giả thuyết nghiên cứu:  Giả thuyết 1: Mỗi thiền viện là một tổ chức sinh hoạt Phật giáo tương đối độc lập và có quan hệ song song với các thiền viện khác, cùng trực thuộc dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Thanh Từ từ trước năm 2005 và hiện nay là Ban Quản trị TPTL. Đường lối hoạt động của các thiền viện cùng thống nhất theo tiêu chí chung.  Giả thuyết 2: Hoạt động nhập thế của TPTL đã thật đạt hiệu quả và thích ứng với nhu cầu Phật giáo trong xã hội hiện tại.  Giả thuyết 3: Sau gần 50 năm ra đời và hoạt động TPTL hiện tại thực sự mở rộng, phát triển. 16 Từ các giả thuyết trên, qua nghiên cứu, phân tích, chúng tôi sẽ chứng minh bằng dữ liệu để đưa tới kết luận. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 2 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN, chương này giải thích các thuật ngữ chính của đề tài; phân tích khái quát về điều kiện, tiền đề cho sự hình thành cùng những hoạt động của TPTL thời Trần, đồng thời nêu ra con đường bản địa hóa của nó. Chương 2: CON ĐƯỜNG NHẬP THẾ, PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY, chương này nói về TPTL đương đại, nêu rõ quá trình tiếp nối, khôi phục TPTL thời Trần, đồng thời trình bày những hoạt động hiện tại của Thiền phái, với cơ cấu tổ chức, sinh hoạt tu học và truyền bá Phật pháp. Song song đó là phân tích về tính hiện đại, tính thế tục của nó trên con đường nhập thế, qua đó chứng minh Thiền phái này đang trên con đường mở rộng, phát triển. 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Nhập thế và phát triển tôn giáo  Nhập thế Trong tiến trình lịch sử của tôn giáo, dù ở giai đoạn, thời đại nào, hay trong không gian văn hóa của quốc gia, dân tộc nào, tôn giáo luôn gắn liền với đời sống xã hội. Bởi sẽ không có một tôn giáo nào tồn tại và phát triển nếu như bản thân nó không thể đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh của cộng đồng người ở thời đại đó. Vì vậy, nghiên cứu tôn giáo không thể không đặt nó trong bối cảnh xã hội, trong mối quan hệ với các lĩnh vực tương quan của đời sống xã hội đó. Về mặt khái niệm “nhập thế” chính là nói về mối quan hệ này. Đại từ điển Việt Nam giải thích: “Vào gánh vác việc đời, không xa lánh cõi đời” [113, tr.1163]. Cụ thể, “Nhập thế” là quá trình một tôn giáo tham gia, thâm nhập một cách chủ động vào đời sống xã hội thế tục nhằm truyền bá những tư tưởng đạo đức, những phương thức thực hành nguyên tắc sống theo tôn giáo đó, để góp phần xây dựng đời sống cá nhân, đời sống xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên ở mỗi tôn giáo sẽ có những chuẩn mực, phương cách, mức độ nhập thế riêng của mình tương ứng với hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Đối với Phật giáo, giá trị cốt lõi của Phật giáo chính là con đường xuất thế - con đường giác ngộ giải thoát, vì nếu không “xuất thế” thì không phải là Phật giáo chân chính. Tuy nhiên, “Phật giáo tuy chủ trương xuất thế, nhưng phương pháp xuất thế lại là nhập thế, duy chỉ có việc nhập thế sâu nhất, hơn nữa còn là sự nhập thế toàn diện, mới có thể xuyên suốt được thế gian, vượt ra khỏi giới hạn của thế gian, rồi từ đó bước vào cảnh giới xuất thế.” [56, tr.11], như Lục tổ Huệ Năng từng nói “ Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” (Phật pháp ngay trong cuộc đời, không thể lìa cuộc đời mà tìm được giác ngộ).

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net