Vai trò ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng của từ hư trong câu tiếng việt

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Vai trò ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng của từ hư trong câu tiếng việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---00--- NGUYỄN THUỲ NƯƠNG VAI TRÒ NGỮ PHÁP – NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CỦA TỪ HƯ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 Khoá: 2016-1 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---00--- NGUYỄN THUỲ NƯƠNG VAI TRÒ NGỮ PHÁP – NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CỦA TỪ HƯ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 Khoá: 2016-1 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017 LỜI CẢM ƠN Với định hướng theo đuổi các lĩnh vực nghiên cứu thuộc địa hạt Ngữ pháp học và Ngữ pháp tiếng Việt, cũng như đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa từ hư và câu tiếng Việt, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài về VAI TRÒ NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG CỦA TỪ HƯ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học. Qua đây, tôi xin gửi lời tri ân vô cùng sâu sắc đến GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN, người thầy hướng dẫn đã đặc biệt quan tâm, theo sát và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy đã cung cấp cho tôi những tài liệu và tri thức khoa học quý giá cũng như gợi mở cho tôi theo đuổi những định hướng nghiên cứu thú vị trong ngôn ngữ học. Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô thuộc Bộ môn Ngôn ngữ học đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức sâu sắc, giúp tôi có nền tảng kiến thức và nguồn tài liệu để viết luận văn này. Hơn nữa, tôi cũng xin đặc biệt gửi lời biết ơn về sự quan tâm, yêu thương, bao dung và tin tưởng của toàn thể Cán bộ Bộ môn Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã dành cho tôi suốt những năm qua. Vô cùng cảm ơn phòng Sau Đại học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài luận văn. Trân trọng gửi tới những người thân trong gia đình và bạn bè lời tri ân khi đã luôn tin yêu, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Chắc chắn luận văn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong Quý thầy cô nhiệt tình chỉ dẫn để luận văn đạt kết quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tp.HCM, ngày tháng năm 2017 Nguyễn Thuỳ Nương MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn i Mục lục ii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................................ 3 2.1. Vấn đề nghiên cứu vai trò của từ hư trong tiếng Việt .................................................... 4 2.2. Vấn đề nghiên cứu ba bình diện của câu tiếng Việt ....................................................... 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 11 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 11 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 12 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ....................................................................................... 13 4.1. Mục đích của đề tài ......................................................................................................... 13 4.2. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................ 13 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ..................................................................... 14 5.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 14 5.2. Nguồn ngữ liệu ............................................................................................................... 15 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................... 15 6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................ 15 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................ 16 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 16 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Từ hư và các vấn đề về từ hư trong tiếng Việt ............................................................... 18 1.1.1. Khái niệm từ hư tiếng Việt .......................................................................................... 18 1.1.2. Quan điểm ba bình diện của tín hiệu học đối với từ hư tiếng Việt ............................. 20 1.1.3. Phân loại từ hư trong tiếng Việt .................................................................................. 21 1.2. Câu và các lí thuyết về câu tiếng Việt ............................................................................ 25 1.2.1. Quan điểm ba bình diện tín hiệu học đối với câu tiếng Việt ....................................... 25 1.2.1.1. Bình diện kết học ...................................................................................................... 26 1.2.1.2. Bình diện nghĩa học .................................................................................................. 28 1.2.1.3. Bình diện dụng học ................................................................................................... 37 1.2.2. Câu, phân loại câu và thành phần câu tiếng Việt ........................................................ 40 1.2.2.1. Câu và phương pháp phân tích câu .......................................................................... 40 1.2.2.2. Phân loại câu tiếng Việt ............................................................................................ 42 1.2.2.3. Thành phần câu khung câu tiếng Việt ...................................................................... 44 1.2.3. Các lí thuyết được lựa chọn ......................................................................................... 46 1.2.3.1. Lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống .................................................................. 46 1.2.3.2. Lí thuyết Phân đoạn thực tại/ Cấu trúc thông tin...................................................... 53 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ NGỮ PHÁP CỦA TỪ HƯ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT 2.1. Vai trò minh định thành phần câu .................................................................................. 62 2.1.1. Thành phần chính của câu ........................................................................................... 62 2.1.1.1. Vị ngữ ....................................................................................................................... 63 2.1.1.2. Chủ ngữ .................................................................................................................... 65 2.1.1.3. Bổ ngữ ...................................................................................................................... 67 2.1.2. Thành phần phụ của câu .............................................................................................. 68 2.1.2.1. Trạng ngữ ................................................................................................................. 68 2.1.2.2. Đề ngữ/ Khởi ngữ ..................................................................................................... 70 2.1.2.3. Định ngữ ................................................................................................................... 72 2.1.2.4. Tình thái ngữ ............................................................................................................ 73 2.2. Vai trò từ hư trong câu phức và câu ghép ...................................................................... 75 2.2.1. Câu phức ...................................................................................................................... 75 2.2.2. Câu ghép ...................................................................................................................... 76 2.3. Vai trò vị ngữ hóa các vị từ ............................................................................................ 78 2.4. Vai trò là tác tử tạo lập câu/ phát ngôn ........................................................................... 79 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ HƯ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT 3.1. Vai trò của từ hư trong nghĩa biểu hiện của câu tiếng Việt ............................................ 82 3.1.1. Những mác từ từ đánh dấu cùng vai nghĩa .................................................................. 84 3.1.1.1. Vai Chu cảnh (Environment/ Circumstance) ........................................................... 84 3.1.1.2. Vai tham thể (Participants/ Arguments) .................................................................. 94 3.1.2. Những mác từ hư đánh dấu đa vai nghĩa ..................................................................... 97 3.1.3. Vai nghĩa mã hoá Khung đề ........................................................................................ 103 3.1.3.1. Vai Công cụ/ Phương tiện làm Khung đề................................................................. 103 3.1.3.2. Khung đề của Quá trình tồn tại................................................................................. 104 3.2. Vai trò của từ hư trong nghĩa tình thái của câu tiếng Việt ............................................. 104 3.2.1. Tình thái khách quan ................................................................................................... 109 3.2.1.1. Tình thái khách quan hiện thực (realis) .................................................................... 109 3.2.1.2. Tình thái khách quan phi hiện thực (irrealis) ........................................................... 113 3.2.1.3. Tình thái khách quan phản hiện thực (contra-realis) ................................................ 114 3.2.2. Tình thái chủ quan ....................................................................................................... 115 3.2.2.1. Tình thái nhận thức (Epistemic modality) ................................................................ 115 3.2.2.2. Tình thái đạo nghĩa (Deontic modality) ................................................................... 136 3.2.2.3. Tình thái đánh giá (Evaluative modality) ................................................................. 140 CHƯƠNG 4: VAI TRÒ NGỮ DỤNG CỦA TỪ HƯ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT 4.1. Vai trò trong cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt ........................................................ 150 4.1.1. Cấu trúc Thông tin cũ – Thông tin mới ....................................................................... 153 4.1.2. Cấu trúc Thông tin mới – Thông tin cũ ....................................................................... 155 4.1.3. Cấu trúc đan xen Thông tin cũ – Thông tin mới ......................................................... 156 4.1.4. Các cấu trúc thông tin không đủ hai thành phần ......................................................... 159 4.1.5. Tác tử phân giới CTTT câu ......................................................................................... 161 4.2. Vai trò trong cấu trúc tiêu điểm của câu tiếng Việt........................................................ 163 4.2.1. Tiêu điểm thông tin...................................................................................................... 163 4.2.1.1. Tiêu điểm và Kết hợp với tiêu điểm ......................................................................... 163 4.2.1.2. Tiêu điểm tự do và Tiêu điểm hồi quy ..................................................................... 169 4.2.2. Các dạng cấu trúc tiêu điểm (CTTĐ) .......................................................................... 171 4.2.2.1. Cấu trúc Vị ngữ-Tiêu điểm (Predicate-focus structure) ........................................... 171 4.2.2.2. Cấu trúc Câu-Tiêu điểm (Sentence-focus structure) ................................................ 172 4.2.2.3. Cấu trúc Tham tố-Tiêu điểm (Argument-focus structure) ....................................... 174 4.3. Tác tử tiểu điểm thông tin............................................................................................... 175 4.3.1. Tác tử đánh dấu Tiêu điểm trong tiếng Việt................................................................ 175 4.3.2. Vị trí cú pháp của tác tử tiêu điểm .............................................................................. 181 4.3.3. Trường ảnh hưởng (scope) của tác tử tiêu điểm .......................................................... 183 4.3.4. Tác tử tiêu điểm thông tin với thành phần cú pháp ..................................................... 184 4.3.4.1. Tiêu điểm Bổ ngữ ..................................................................................................... 184 4.3.4.2. Tiêu điểm Chủ ngữ ................................................................................................... 185 4.3.4.3. Tiêu điểm Trạng ngữ ................................................................................................ 186 4.3.4.5. Những câu với động từ nội động .............................................................................. 187 4.4. Tương phản ..................................................................................................................... 188 4.4.1. Đề tương phản ............................................................................................................. 188 4.4.1.1.Tương phản và Đề tương phản .................................................................................. 188 4.4.1.2. Cấu trúc Đề tương phản – Thuyết ............................................................................ 190 4.4.1.3. Cấu trúc Đề tương phản – Tiêu điểm ....................................................................... 192 4.4.1.4. Các tác tử đánh dấu Đề tương phản.......................................................................... 193 4.4.2. Tiêu điểm tương phản .................................................................................................. 195 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................... 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Lí do chọn đề tài Từ hư hay hư từ (functor/ function word/ structure word) và câu (sentence) (đặt trong thế khu biệt với thuật ngữ “cú/ clause”) đều là hai đơn vị nghiên cứu truyền thống bậc nhất với bề dày thành tựu thuộc lãnh địa của ngữ pháp học (grammar). Ngay từ thời Hi Lạp cổ đại, các nhà “triết-ngữ học” đã ghi đậm dấu ấn của mình bằng việc bắt đầu chú ý tới các vấn đề nghiên cứu về từ hư và về câu. Chúng ta không thể bỏ qua những thành tựu vĩ đại của nhà triết-ngữ Aristoteles (384-323 trước CN), nhà ngữ học đầu tiên trong lịch sử định nghĩa thuật ngữ “grammatike” – ngữ pháp, cũng như lần đầu đưa liên từ và quán từ vào nghiên cứu từ loại1. Sống đồng thời với Aristoteles là các học giả thuộc trường phái Stoic (thế kỉ III trước CN) với công lao đưa ra thuật ngữ “syntax” – cú pháp mà chúng ta dùng ngày nay; thêm vào đó là thành tựu của trường phái Alexandria (thế kỉ III trước CN) với việc lần đầu trình bày danh sách tám từ loại là danh từ (onoma), động từ (rema), danh động từ (metokhe), quán từ (athron), đại từ (antonomia), giới từ (prodesio), phó từ (epirrema), liên từ (sundesmos)2. Với những tiền đề khởi sắc như vậy, kinh qua rất nhiều những lí thuyết từ các hệ tư tưởng trong tiến trình phát triển đến ngày nay, hai đơn vị nghiên cứu này vẫn còn nguyên sức thu hút đối với các nhà ngữ học thuộc lĩnh vực từ pháp học (morphology) và cú pháp học (syntactics). Trong quá trình tiếp cận với các thành tựu ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng, chúng tôi nhận thấy rằng mối quan hệ tương tác giữa hai đơn vị từ hư và câu cần phải được đặt trong quan điểm động trên phương diện đồng đại gắn chặt với quá trình phát triển của ngôn ngữ. Chúng tôi rất đồng tình với quan điểm của Nguyễn Văn Chính khi cho rằng: “sẽ là biện chứng hơn nếu chúng ta tiếp cận hư từ theo hướng hoạt động mở 1 Tham khảo từ “A Short History of Linguistics” của R.H.Robins, bản dịch “Lược sử ngôn ngữ học” của Hoàng Văn Vân [2012, 64]. 2 Dẫn theo ý kiến tổng thuật trong “Ngôn ngữ học đại cương” của Đỗ Thị Kim Liên [2014, 26-27]. 2 của cơ chế giao tiếp ngôn ngữ (bao gồm cả người phát và người nhận)3”. Nghĩa là, trên địa hạt cú pháp, chúng không phải là hai đơn vị có sẵn rời rạc mà còn phải hướng tới việc “phù hợp với quy luật đại cương về sự đồng hoá nhận thức thực tiễn gắn với quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ”4. Thêm vào đó, Diệp Quang Ban cho là “chỉ có lấy câu làm cơ sở mới cho phép phân định được tất cả từ có mặt trong ngôn ngữ, đặc biệt là đối với từ hư trong tiếng Việt”5. Đến đây, chúng ta có thể thấy được cái ranh giới siêu hình đầy thách thức giữa các phạm trù ngôn ngữ nói chung và ngữ pháp nói riêng. Dẫu vậy, công việc xác lập mối liên hệ biện chứng giữa hai đơn vị ngữ pháp truyền thống là từ hư và câu trong tiếng Việt có vai trò rất quan trọng. Tuy rằng, đây không phải là một công việc đơn giản. Bởi lẽ, một cách tự nhiên, đối với một ngôn ngữ đơn lập – phân tích tính điển hình như tiếng Việt, tự thân hai đơn vị này đã dung chứa rất nhiều các vấn đề còn tranh biện chứ chưa nói tới việc các bình diện giao cắt giữa chúng rất phức tạp. Luận văn “Vai trò ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng của từ hư trong câu tiếng Việt” của chúng tôi được thực hiện với tâm thế mô tả - phân tích sơ lược được phần nào các phổ diện giao cắt phức tạp ấy. Nhìn từ lịch sử nghiên cứu từ pháp học và cú pháp học tiếng Việt, chúng ta không khó khăn để nhận thấy rằng vai trò của từ hư trên phương diện của một phương thức thể hiện ý nghĩa quan hệ cú pháp là phổ biến trước nhất. Dường như các công trình chuyên khảo về ngữ pháp học tiếng Việt đều thừa nhận vai trò này một cách rộng rãi. Tuy vậy, trong các công trình ngữ pháp - cú pháp tiếng Việt đương đại, nhiều tác giả đã đưa ra các tiêu điểm kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của từ hư trong câu tiếng Việt không chỉ dừng lại trên phương diện kết học (syntactics) mà còn có các vai trò chức năng quan trọng nhất định trên hai bình 3 Dẫn theo “Một vài suy nghĩ về ý nghĩa, chức năng, thủ pháp phân tích hư từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Văn Chính, Tạp chí KHĐHQGHN số 6 [1999, 01]. 4 Dẫn theo “Nhận thức từ tiền đề ngôn ngữ và hoạt động thực tiển” của Nguyễn Lai [2012, 196]. 5 Dẫn theo “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông”, Diệp Quang Ban, NXB ĐH&THCN, [2000, 84]. 3 diện cấp tiến khác là nghĩa học (semantics) và dụng học (pragmatics). Việc tập trung vào hai bình diện này không chỉ chứng minh tính đa diện, đa chức năng của từ hư tiếng Việt mà còn tỏ ra vô cùng tương thích với tinh thần của Lí thuyết tín hiệu học (semiotics) khi cho rằng các đơn vị ngôn ngữ với tư cách là một tín hiệu cần phải được nghiên cứu tích hợp từ ba bình diện trên. Với nhiệm vụ của luận văn “Vai trò ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng của từ hư trong câu tiếng Việt”, chúng tôi đã quyết định tìm đến với quan điểm “tiếp cận tích hợp từ Lí thuyết ba bình diện” hay còn gọi là “lí thuyết tam phân” hoặc “lí thuyết tam diện” của Bùi Minh Toán6, trong đó tập trung vào vai trò trên cả ba bình diện kết học (syntactics), nghĩa học (semantics) và dụng học (pragmatics). Cùng với đó là việc kế thừa có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu về từ hư và câu tiếng Việt trong lịch sử để có thể đưa ra được một số câu trả lời mà chúng tôi kì vọng là có ít nhiều thoả đáng. 0.2. Lịch sử nghiên cứu Như đã trình bày ở trên, từ hư tiếng Việt và câu tiếng Việt là hai đối tượng nghiên cứu truyền thống bậc nhất của địa hạt ngữ pháp học tiếng Việt. Chính vì thế, luận văn của chúng tôi đã được tiếp cận với các lĩnh vực ngữ pháp có bề dày lịch sử và thành tựu nghiên cứu. Trải qua một chặng đường ngấp nghé một thế kỉ, các nhà từ pháp học và cú pháp học tiếng Việt đã có những nỗ lực đáng kể trong công cuộc đào sâu tìm hiểu những vấn đề cấu trúc bản thể và hoạt động thực tiễn của hai đơn vị từ hư cũng như câu tiếng Việt. Họ đã không ngừng tham khảo, tiếp thu, vận dụng cũng như vận động linh hoạt theo các thành tựu rực rỡ của ngôn ngữ học thế giới trong quá trình nghiên cứu. Vô cùng khó khăn cho chúng tôi nếu có thể điểm lại hết các công trình đã có về hai đơn vị nghiên cứu này cũng như mối liên hệ phức hợp giữa chúng. Trong tiểu mục này, dưới góc độ diễn trình mang màu sắc lịch sử nhưng có khung hạn hẹp, chúng tôi sẽ chỉ trình bày một cách rất lược thuật 6 “Hư từ tiếng Việt: tiếp cận tích hợp từ Lý thuyết ba bình diện”, Bùi Minh Toán, Từ điển học và Bách khoa thư, số 3 (23), 5-2013. 4 những điểm nổi trội của các thành tựu đó cùng những tác động của chúng với trọng tâm đề tài. 0.2.1. Vấn đề nghiên cứu các vai trò từ hư trong tiếng Việt Tiến trình lịch sử nghiên cứu về các đơn vị từ hư tiếng Việt trải dài cùng với tiến trình nghiên cứu bình diện bao chứa chúng như là phạm trù các đơn vị từ loại tiếng Việt nói chung. Cùng với đó, chính là sự chuyển biến linh hoạt theo các chiều hệ tư tưởng cùng các giá trị lí luận khác nhau. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin điểm lại một số ít tác giả và các công trình có mối liên quan trực tiếp tới đối tượng trọng tâm của đề tài. Vấn đề bản thể trước nhất đối với mảng nghiên cứu từ hư tiếng Việt chính là câu chuyện ranh giới giữa từ thực và từ hư để từ đó xác lập được các tiểu loại của phạm trù này. Các tác giả như Nguyễn Hồng Cổn [2003] hay Nguyễn Thiện Giáp [2004] đã có các đề mục công trình mang đầy tính lịch sử khi điểm lại các “vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt”. Đối với góc nhìn thông dụng từ ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, “từ hư” là một phạm trù từ loại được đặt trong thế đối lập khá rõ ràng với “từ thực”. Nguyễn Lai và sau này là các học trò như Lê Đông, Nguyễn Văn Chính tiếp tục theo đuổi và khẳng định ranh giới siêu hình giữa hai phạm trù thực và hư. Cuối những năm 70 đầu 80, giới nghiên cứu ngữ học đã nhận thấy hư từ có vai trò quan trọng trong diện ngữ nghĩa của câu tiếng Việt. Chúng tôi xin điểm lại một số quan điểm định hướng của các tác giả này. (1) GS Hoàng Phê, năm 1975 có bài "Phân tích ngữ nghĩa".Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên hai tiền đề lý luận quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩa: (i) Cần nghiên cứu ngữ nghĩa không chỉ các đơn vị của ngôn ngữ mà còn cả của các đơn vị lời nói. (ii) Nghĩa từ phải được nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt: từ với hiện thực, trong cấu trúc nội bộ, trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với những nghĩa từ khác. Từ hai tiền đề lý luận này, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về phân tích nghĩa của từ một cách toàn diện trong những quan hệ ngữ nghĩa sinh động và phức tạp trong tổ hợp từ, trong câu cụ thể. Có thể coi đó là 5 "một số ý kiến coi như là một thí nghiệm giải quyết vấn đề phân tích ngữ nghĩa, một vấn đề trung tâm của ngữ nghĩa học". Ở đây GS Hoàng Phê đã đưa ra một hướng phân tích mới mẻ so với phương thức truyền thống - từ góc độ logich ngữ nghĩa. Năm 1981, Hoàng Phê lại có bài "Ngữ nghĩa của lời" đặt vấn đề lời nói hàng ngày có hai phần: hiển ngôn (trực tiếp nói ra một cái gì đó) và hàm ngôn (gián tiếp nói ra một cái gì đó). Tác giả khẳng định nhiệm vụ của ngôn ngữ học, nghĩa học là tìm hiểu ngôn ngữ của lời, phải xuất phát từ ngữ nghĩa của lời để cuối cùng quay về ngữ nghĩa của lời (và của văn bản). Từ các kết luận của C.J. Fillmore, của O.Ducrot, của Grice, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tiền giả định - hiển ngôn - hàm ngôn - hàm ý - ngụ ý để xác định câu trúc ngữ nghĩa của lời. Đặc biệt ông đã đưa ra phương pháp phân tích ngữ nghĩa của lời, của câu và có thể áp dụng phương pháp giải như giải một bài toán: tiền đề, qui tắc, định lý. Trong bài "Tiền giả định và hàm ý, trong ngữ nghĩa của từ", GS Hoàng Phê đã phân tích ngữ nghĩa của các câu để xác định vai trò của các hư từ trong việc tạo ra tiền giả định và hàm ý của câu. Từ các phân tích cụ thể tác giả đã đi đến kết luận: (i) Có những từ ngữ không thể tách rời ngữ nghĩa của câu, vì vậy phải xuất phát từ ngữ nghĩa của câu mới có thể hiểu được cụ thể và đầy đủ nghĩa của từ. (ii) Có những từ mà chức năng ngữ nghĩa là thực tại hóa một tiền giả định hoặc tạo nên một hàm ý của câu. (iii) Những từ thông thường gọi là hư từ nhưng thường có một hàm lượng nghĩa rất lớn và nghĩa của nó có một vai trò rất quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu. (2) GS Nguyễn Đức Dân đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết có hệ thông về Logich ngữ nghĩa - một vấn đề lý thú và nhiều tranh biện của ngôn ngữ học. Năm 1977, giáo trình "Những mô hình ngôn ngữ" của GS Nguyễn Đức Dân - Đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - có giới thiệu về khái niệm tiền giả định và xác định nghĩa của từ có 2 phần: Hiển ngôn và hàm ngôn. 6 Năm 1984, bài "Ngữ nghĩa của hư từ: Định hướng nghĩa của từ" GS Nguyễn Đức Dân đã đặt vấn đề về ý nghĩa của hư từ. Do nhu cầu giao tiếp, hư từ đã hình thành hang loạt kiểu định hướng nghĩa khác nhau. Bài này đã nghiên cứu các định hướng nghĩa theo lý thuyết các hành vị ngôn ngữ. Từ phân tích những ví dụ cụ thể, tác giả đã xác định những định hướng nghĩa về sự đánh giá; những định hướng về sự khẳng định, chấp nhận, đồng tình, bác bỏ ; những định hướng về sự bày tỏ thái độ. Mỗi định hướng nghĩa đều được tác giả phân tích một cách Logich, chặt chẽ, rõ ràng mạch lạc và đã khái quát được những mô hình tổng quát. Bài viết "Ngữ nghĩa các hư từ: Nghĩa của cặp từ", Nguyễn Đức Dân đã dung phương pháp phân tích, chứng minh, khái quát hóa để đi đến xác định ý nghĩa của các từ hư trong các kiểu câu trúc, các kiểu quan hệ giữa hai vế (X và Y), (nhân quả hay nghịch nhân quả). Chính nhờ xác định được nghĩa của những cặp từ mà chúng ta dễ dàng định hướng được nghĩa của những bộ phận trong câu trúc câu phức chứa đựng các cặp từ đó. Như vậy, chúng ta có thể giả thích nghĩa của câu chính xác hơn, chặt chẽ hơn và "thấy được bản chất nhiều hiện tượng ngôn ngữ thú vị". Trong một bài khác, Nguyễn Đức Dân - Trần Thị Chung Toàn đã tìm hiểu chức năng luận cứ của các từ "cũng - chính - cả - ngay" [25]. Bài báo này đề cập hai vấn đề: (i) "cũng" là một từ dùng để đối chiếu. (ii) Con đường hư hóa và những nét khác biệt về sắc thái nhấn mạnh của các từ: Cả - ngay - chính. Qua phân tích các ví dụ cụ thể, vấn đề thứ nhất đã khái quát được cấu trúc dung "cũng" để đối chiếu, vấn đề thứ hai được chứng minh bằng cách so sánh các câu có chứa các từ: "Chính - cả - ngay" với các câu không chứa các hư từ đó để vạch ra con đường hư hóa của các hư từ đó và vai trò nhấn mạnh của nó. Những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong bài viết đã giúp chúng ta giải thích được các hiện tượng phong phú của ngôn ngữ. Cuốn giáo trình "Logich ngữ nghĩa cú pháp" của GS Nguyễn Đức Dân đã trình bày những kiến thức cơ bản về logich học và một số phương pháp mô tả ngôn ngữ tự nhiên nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản để tiếp cận và 7 nắm bắt được các công trình ngôn ngữ học hiện đại. Có thể đây là cuốn sách đầu tiên của giới Việt ngữ học đã trình bày một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về logich học và mối quan hệ của nó với ngôn ngữ. Đó là những tri thức cần thiết cho những người nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và ngữ nghĩa cú pháp nói riêng. Trong giáo trình này, tác giả đã vận dụng các qui luật của Logich học để nghiên cứu về lĩnh vực ngữ nghĩa cú pháp. Trong bài "Logich các từ nối", GS Nguyễn Đức Dân đã đi sâu tìm hiểu cơ sở logich của sự hình thành nghĩa của các từ " trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau" theo hai hướng phương thức cơ bản: Theo quan hệ không gian giữa hai đối tượng và theo quan điểm nhìn trong khi nói, những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ không gian, con đường tạo nên sự chuyển nghĩa của các từ này. Thông qua phân tích các ví dụ cụ thể, tác giả rút ra cơ chế hay có thể nói là qui luật sử dụng các từ đó. Cách giải quyết các vấn đề rõ ràng, khúc chiết có sức thuyết phục cao. Cuốn "Logich và Tiếng Việt", xuất bản năm 1996. Đây là cuốn sách đề cập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của logich cổ điển và logich hiện đại, mối quan hệ giữa logich với ngôn ngữ. Đặc biệt GS Nguyễn Đức Dân đã vận dụng quan điểm của Logich học để khảo sát và giải thích các hiện tượng tiếng Việt. Ở đây, nhiều hiện tượng về ngôn ngữ và logich được tác giả phân tích lý giải và phân định một cách khá rạch ròi làm cơ sở cho việc vận dụng để nghiên cứu tiếng Việt. Chúng tôi cho rằng cuốn sách là một tài liệu quí giá cho những ai đang có nhu cầu học tập và nghiên cứu tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ nói chung, đặc biệt là lĩnh vực logich ngữ nghĩa. (3) GS Đỗ Hữu Châu là một trong những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có nhiều công trình vận dụng khái niệm địa hạt ngữ nghĩa và dụng học. Có thể đề cập một số công trình nghiên cứu của ông về vấn đề này: Bài "Các yếu tố dụng học của tiếng Việt" [8] đã đưa yếu tố dụng học vào tọa độ thứ 4 trong hệ qui chiếu ba tọa độ để xem xét các sự kiện ngôn ngữ. Trên cơ sở khái niệm dụng học đã được xác định, dựa vào ý kiến của Fill more [Tổng quát một 8 câu thường có hai thành phần nghĩa M - p (M là thành phần hình thái, p là lõi miêu tả ], tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng trong P cũng chứa các yếu tố dụng học xuất hiện trong giao tiếp, nhưng chính các tín hiệu dụng học mới tạo nên các M của ngữ nghĩa của câu. Phân tích M để vạch ra các loại tín hiệu dụng học, bước đầu tác giả nêu lên 4 loại tín hiệu. Đó là các tín hiệu định vị chức năng, biểu thị thái độ trí tuệ , biểu hiện các hành vi ngôn ngữ và các động từ ngữ vi. Có thể nói chức năng dụng học là một hướng nghiên cứu mới mẻ của nghĩa học tiếng Việt so với truyền thống. Cuốn giáo trình "Đại cương về ngôn ngữ học tập II".[12] phần V. GS Đỗ Hữu Châu đã tập trung giới thiệu về dụng học (chương I), phân tích các hành vi ngôn ngữ (chương IV) và ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) (chương V). Có thể coi đây là một trong những công trình vận dụng lý thuyết ngữ dụng học của các nhà ngôn ngữ học thế giới để nghiên cứu dụng học của tiếng Việt một cách tương đối hệ thống. Chương I, tác giả giới thiệu một cách khái quát về dụng học, một vấn đề khá mới mẻ và lý thú. Chương II phân tích các hành vi ngôn ngữ. Bản thân các đơn vị ngôn ngữ có tính trừu tượng, không hiện thực. Nó chỉ trở thành hiện thực khi ta nói (viết), tức là khi phát ngôn. Tìm ra bản chất hành động của ngôn ngữ, AuStin đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngôn ngữ - hành vi ngôn ngữ. (4) Lê Đông cũng có nhiều bài nghiên cứu về hư từ đăng trên tạp chí ngôn ngữ. Bài "Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ", tác giả đã đề cập đến thuộc tính đánh giá của hư từ, được cụ thể hóa qua phẩm chất ngữ nghĩa - ngữ dụng của các thành phần mà nó dạng thức hóa và chế định trong cấu trúc. Với ý nghĩa đánh giá của chúng, hư từ là phương tiện để đưa vào câu vào văn bản những nội dung hàm ẩn khác nhau, tham gia vào việc tạo nên chiều sâu của văn bản và tổ chức, liên kết các nội dung hiển ngôn. Tác giả đã vạch ra các kiểu nghĩa đánh giá (6 kiểu). Theo tác giả các kiểu ý nghĩa đánh giá của hư từ nhiều khi không tồn tại một cách tách rời mà có thể đan bện vào nhau nhiều kiểu ý nghĩa đánh giá. Như vậy, theo quan điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng, tác giả đã miêu 9 tả và xác định khá rõ ý nghĩa đánh giá của hư từ và vai trò của nó trong việc hình thành các hàm ẩn. Với hướng nghiên cứu đó, bài "Ngữ dụng - ngữ nghĩa của hư từ: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt" (trang 50 - ngôn ngữ số 2 -92), tác giả Lê Đông đã sử dụng khái niệm siêu ngôn ngữ để miêu tả ngữ dụng, ngữ nghĩa của hư từ và các cấu trúc khác có chứa nó trong hệ thống tiếng Việt. Tác giả đã chứng minh hư từ có thể đóng vai trò tác tử mang thông tin siêu ngôn ngữ, nói cách khác hư từ đóng vai trò một tác tử cấu tạo nên kiểu phát ngôn siêu ngôn ngữ. Ở đây tác giả có sự phân biệt các loại siêu ngôn ngữ: Siêu ngôn ngữ nội hướng - ngoại hướng, siêu ngôn ngữ hiện thực và siêu ngôn ngữ tiềm tàng. Theo tác giả, hư từ ngoài việc tham gia tạo nên các phát ngôn siêu ngôn ngữ đồng thời còn góp phần chế định luôn vị trí, vai trò tương đối của phát ngôn trong văn bản, tham gia vào việc chỉ ra quan hệ logich - ngữ nghĩa - ngữ dụng của các phát ngôn, chỉ ra dòng vận động của đối thoại". Chỉ ra chức năng siêu ngôn ngữ của hư từ đã giúp chúng ta chủ động hơn trong việc sử dụng từ ngữ, trong việc miêu tả các câu và mối quan hệ của nó trong đối thoại. (5) Nguyễn Anh Quế là một trong những nhà ngôn ngữ học có những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu hư từ của tiếng Việt. Bài "Về vấn đề phân định hư từ trong tiếng Việt", tác giả đã đề xuất cách phân định căn cứ vào khả năng của từ tham gia vào việc hình thành câu, hình thành đoản ngữ để phân chia vốn từ theo trật tự hai bước sau đây: - Bước 1: Căn cứ vào khả năng tham gia tổ chức đoản ngữ để phân thành hai loại: (a) Loại có khả năng làm thành tố đoản ngữ (b) Loại không có khả năng làm thành tố đoản ngữ. - Bước 2: Chuyển từ đoản ngữ lên câu có 2 loại: (a) Những từ làm trung tâm đoản ngữ, làm thành phần câu bao gồm các thực từ (b) Những từ không làm trung tâm đoản ngữ, không làm thành phần câu đó là những từ hư. Gặp những từ tùy thuộc vào bối cảnh mới xác định nó là hư từ hay không thì phải xem xét cụ thể. Hướng phân định hư từ trong tiếng Việt của Nguyễn Anh Quế 10 đã khắc phục được những hạn chế của cách phân loại trên cơ sở ý nghĩa ngữ pháp - ý nghĩa từ vựng. (6) Nguyễn Văn Chính cũng là một tác giả Việt ngữ kì cựu với những công bố về hư từ tiếng Việt. Cùng với Lê Đông, tác giả cũng dành chính luận án của mình để nghiên cứu cẩn trọng rất nhiều các lớp từ hư trong tiếng Việt. Ngoài luận án “Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo – phát ngôn” (2000) và giáo trình “Từ pháp học tiếng Việt” (2010), có thể kể tới: “Một số góc nhìn về từ hư từ góc nhìn ngữ dụng học” (1999), “Một vài suy nghĩ về ý nghĩa, chức năng, thủ pháp phân tích hư từ trong tiếng Việt hiện đại” (1999), “Tìm hiểu hư từ ‘cứ’ trong tiếng Việt hiện đại” (2005), “Vai trò của hư từ mà trong tiếng Việt hiện đại” (2000), “Bước đầu tìm hiểu về ngữ pháp – ngữ nghĩa của hư từ phủ định ‘không’ trong tiếng Việt hiện đại” (2004), “Một số phẩm chất của hư từ ‘ra’ trong tiếng Việt hiện đại” (2005), “Tìm hiểu về hư từ ‘đã’ dưới góc nhìn cấu trúc chức năng” (2001), “Về hai hư từ ‘được’ và ‘phải’ ở vị trí phía sau vị từ” (2003). 0.2.2. Vấn đề nghiên cứu ba bình diện của câu tiếng Việt Lí thuyết tam diện (tam phân) hay chính là lí thuyết ba bình diện của tín hiệu do hai nhà ngữ học Charles Sanders Peirce và Charles William Morris khởi xướng. Và từ đây, phạm trù lí thuyết “tín hiệu học” (semiotics) hay còn được gọi là “tín hiệu học thực dụng” gắn liền với tên tuổi của đại biểu nổi bật nhất là Charles Morris cùng các công trình nổi tiếng như “Cơ sở lí thuyết về các tín hiệu” (1938), “Tín hiệu, ngôn ngữ và hành vi” (1946), “Nghĩa và ý nghĩa” (1964). Theo đó, Charles Morris đã phân xuất một tín hiệu bao gồm ba chiều/ ba diện/ ba bình diện như sau: chiều quan hệ hình thức giữa tín hiệu với tín hiệu (chiều kết học), chiều quan hệ giữa tín hiệu và sự vật mà tín hiệu biểu thị (chiều nghĩa học) và chiều quan hệ giữa tín hiệu với người nghe/ người sử dụng hay người giải thích (chiều dụng học). Và ngôn ngữ là một hệ thống các tín hiệu phức tạp như vậy. Ba chiều hay ba bình diện trên không chỉ dành cho tín hiệu ngôn ngữ mà cả cho tín hiệu nói chung. 11 Và trên môi trường thực tế thì ba bình diện vừa nêu không tồn tại quá độc lập riêng rẽ mà chúng tích hợp thành một phức thể có tính hài hoà, gắn kết và tương tác. Tiếp nối lí thuyết tam diện của Charles Morris là trường phái ngữ học Praha với đại diện là Frantisek Danes (1970), sau đó là nhà ngữ học Pháp C.Hagège (1970) và nhà ngữ học Nga V.Gak. Nổi bật năm 1981 có công trình của Simon C.Dik (bản tiếng Việt năm 2005) đề cập tới ba bình diện chức năng: (i) Chức năng ngữ nghĩa (tác thể, đích, tiếp thể…) (ii) Chức năng cú pháp (chủ ngữ và bổ ngữ) (iii) Chức năng ngữ dụng (chủ đề, hậu đề, đề và tiêu điểm). Ngay sau đó, năm 1984, MAK. Halliday cũng đã xây dựng lí thuyết chức năng hệ thống theo ba bình diện – ba siêu chức năng. Công trình Dụng học (1997) của Geogre Yule cũng phân biệt rõ ba bình diện nghiên cứu cú pháp học – ngữ nghĩa học – ngữ dụng học. Với giới Việt ngữ, những ứng dụng đầu tiên về lí thuyết tam diện là dành cho địa hạt cú pháp và đơn vị điển hình của nó là câu. Chúng ta có thể thấy những bước chân đầu tiên này ở công trình Ngữ pháp tiếng Việt – Hoàng Trọng Phiến (1980) và Ngữ pháp tiếng Việt – UBKHXH (1983). Nhưng, lí thuyết này thật sự được quan tâm khảo cứu và áp dụng là vào những năm 90 của thế kỉ XX. Đặc biệt, cần thiết phải nhắc tới tên tuổi của Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991), Đại cương ngôn ngữ học – Đỗ Hữu Châu (1993), và Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân (1998). Gần đây nhất, phải kể tới công trình Ngữ pháp Việt Nam của Diệp Quang Ban (2004), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt của Bùi Minh Toán – Nguyễn Thị Lương (2007), Cú pháp tiếng Việt – Nguyễn Văn Hiệp (2009). Và công trình của chúng tôi cũng kịp thời cập nhật thông tin mới nhất từ công trình năm 2017: Hư từ tiếng Việt trên các bình diện ngữ nghĩa – ngữ pháp – ngữ dụng do Bùi Minh Toán (chủ biên). 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 0.3.1. Đối tượng nghiên cứu Như trên đã trình bày, bản thân hai đối tượng từ hư tiếng Việt cũng như câu tiếng Việt đã dung chứa rất nhiều các yếu tố phức hợp vẫn còn đang tranh biện 12 cùng với lịch sử các công trình nghiên cứu về chúng. Tuy nhiên, luận văn của chúng tôi chỉ hy vọng tập trung làm nổi bật mối tương tác hiển nhiên với tính chất “động” của hai đối tượng này. Vì thế, có nghĩa là cho dù với mục đích nghiên cứu cần phải phân tách và định tính rạch ròi các đối tượng đến đâu thì chúng tôi vẫn phải trả về cho chúng môi trường hành chức tự nhiên, đặt chúng lại trên bình diện đồng đại để khẳng định tính tương tác đa chiều hay phức thể giữa chúng. Luận văn tập trung nghiên cứu một số các vai trò nổi trội của từ hư đối với câu tiếng Việt điển hình trên các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Từ hư vốn dĩ là đối tượng nghiên cứu vẫn còn các tranh biện liên quan tới việc xác lập phạm vi khái niệm và phân chia các tiểu loại thuộc cùng phạm trù khái niệm này. Tuy nhiên, ý thức được biên độ sâu rộng và phức tạp của luận văn, chúng tôi không muốn làm phức tạp thêm các vấn đề nên đã lựa chọn một giải pháp tương đối thoả đáng của Bùi Minh Toán với quan niệm phân chia từ hư tiếng Việt bao gồm phụ từ, quan hệ từ (giới từ, liên từ) và tình thái từ (trợ từ, thán từ, tiểu từ). Các từ hư được chọn lọc và tổng hợp lại để phân tích dựa trên các công trình “Từ điển từ công cụ tiếng Việt” của Đỗ Thanh, “Cách dùng hư từ tiếng Việt hiện đại” của Hoàng Trọng Phiến”, “Từ điển ngữ pháp tiếng Việt cơ bản” của Nguyễn Văn Huệ (chủ biên). Với quan niệm câu ghép và câu phức là những sự mở rộng cấu trúc từ câu đơn (có kết cấu nòng cốt C-V điển hình), vậy nên chúng tôi cũng xác định việc khảo sát sẽ chủ yếu đi từ tầng bậc các điển cứu câu đơn có cấu trúc cơ bản nhất cho tới mở rộng lên tầng bậc cao hơn. 0.3.2. Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ việc xác định được đối tượng nghiên cứu là vai trò chức năng của từ hư trong câu tiếng Việt trên ba bình diện kết học – nghĩa học – dụng học, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích các mẫu câu theo cả ba khuynh hướng ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng tuỳ biến theo các cấp độ để đưa ra được một hệ thống vai trò tương đối thoả đáng. Tuy nhiên, với phạm vi khiêm tốn của một luận văn và từ lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt cũng như từ hiện thực hành chức có 13 tính “đa chiều kích”7 của câu tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy không thể phác lập tập trung, sâu đậm và toàn diện cả một hệ thống với đầy đủ các vai trò của từ hư trong câu tiếng Việt trên cả ba bình diện. Tham vọng của chúng tôi sẽ dừng lại một cách chủ quan ở việc nhấn mạnh vào một số vai trò có phần định tính được phân bố rải rác trên cả ba bình diện chủ yếu nhất là kết học, nghĩa học và dụng học. Các vai trò mà chúng tôi chú ý tới có thể chỉ là những điểm nổi trên ba phổ diện, ít được nổi bật so với các mảng vai trò đã được khẳng định bằng các công trình khoa học tập trung từng vấn đề đi trước, nhưng tựu trung các vai trò ấy sẽ hoàn thiện được hệ thống vai trò của từ hư trong câu tiếng Việt. 0.4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 0.4.1. Mục đích của đề tài Việc tiếp cận hai đối tượng ngữ pháp có lịch sử nghiên cứu lâu dài, liên tục và đậm đặc giá trị đã làm cho dung lượng và hàm lượng khoa học của luận văn chịu nhiều áp lực. Để tránh trường hợp chỉ sa đà vào tổng-phân-hợp lại các thành tựu nghiên cứu đã có, chúng tôi cố gắng hết sức kế thừa và phát triển có chọn lọc các quan điểm về một số các vai trò điển hình nhất trên mỗi bình diện. Đồng thời, chúng tôi cố gắng thử vận dụng các thành tựu nghiên cứu nổi trội thuộc các Lí thuyết cú pháp - ngữ nghĩa có tính đương đại (như lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống (gần hơn là ngữ pháp chức năng hệ thống), lí thuyết phân đoạn thực tại (cấu trúc thông tin) vào trong công cuộc phân tích – giải thích - chứng minh các vai trò của từ hư trong các bình diện câu tiếng Việt. Qua đó, chúng tôi hi vọng phác hoạ sơ lược được một điểm nhìn có tính thống hợp trước bức tranh đa sắc - đa diện về vai trò của từ hư trong câu tiếng Việt. 0.4.2. Nhiệm vụ của đề tài Luận văn có nhiệm vụ trả lời trọng tâm các câu hỏi sau đây: 7 Dẫn theo cách gọi của Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, [2009]

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net