Tổ chức và hoạt động của kiểm lâm theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tổ chức và hoạt động của kiểm lâm theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CÔNG LÝ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM LÂM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘ I VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CÔNG LÝ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM LÂM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH PHÚ Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào; mọi số liệu và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Công Lý MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM..................................................... 9 1.1. Quan niệm về Kiểm lâm ............................................................................ 9 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm ............ 10 1.3. Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm ....................................................... 11 1.4. Mối quan hệ giữa Kiểm lâm với các cơ quan, tổ chức ............................ 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG NAM.............................................................. 29 2.1. Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................... 29 2.2. Thực trạng tổ chức của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam ................................ 33 2.3. Thực trạng về hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam ....................... 40 2.4. Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................. 54 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM QUẢNG NAM ........... 63 3.1. Định hướng kiện toàn tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................. 63 3.2. Các giải pháp chung thực hiện kiện toàn tổ chức và hoạt động lực lượng Kiểm lâm ......................................................................................................... 67 3.3. Phương án tổ chức lại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam .................... 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BTTN Bảo tồn thiên nhiên 2 DVMTR Dịch vụ môi trường rừng 3 Nông nghiệp & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4 PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng 5 QLBV&PTR Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 6 QLNN Quản lý nhà nước 7 QPPL Quy phạm pháp luật 8 RPH Rừng phòng hộ 9 RĐD Rừng đặc dụng 10 RSX Rừng sản xuất 11 UBND Uỷ ban nhân dân 12 VPHC Vi phạm hành chính 13 CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích rừng tỉnh Quảng Nam ...............................................................30 Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ năm 2018 ..................45 Bảng 2.3. Kết quả trồng rừng thay thế ......................................................................52 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, bảo đảm môi trường sống, điều hòa khí hậu và nguồn nước, góp phần chống thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu… Khác với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, rừng là tài nguyên có thể tái tạo thông qua hoạt động QLBV&PTR. Do đó QLBV&PTR là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, mang tính chiến lược, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiệm vụ QLBV&PTR được Đảng và Nhà nước xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong đó lực lượng Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng. Kiện toàn, củng cố và xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác QLBV&PTR là giải pháp mà Ban Bí thư trung ương Đảng nêu tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBV&PTR. Tuy nhiên từ khi được thành lập đến nay, trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm vẫn thiếu thống nhất. Ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 101/CP đánh dấu sự ra đời của lực lượng Kiểm lâm. Giai đoạn từ năm 1973 - 1979, lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo Nghị định 101/CP, lực lượng Kiểm lâm nhân dân được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Tổng cục Lâm nghiệp (1973 - 7/1976) và Bộ Lâm nghiệp (7/1976 - 1979). Thời kỳ này lực lượng Kiểm lâm nhân dân được tổ chức thống nhất nên việc chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến cơ sở được thông suốt. Giai đoạn từ năm 1979 - 1994, lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo Nghị định 368/CP ngày 08/10/1979 của Chính phủ và Thông tư số 32/TCCB ngày 04/9/1982 của Bộ Lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm được tổ chức thành hệ thống đặt 1 dưới sự chỉ đạo và quản lý của Bộ Lâm nghiệp và UBND tỉnh. Tổ chức Kiểm lâm không thống nhất, không thành hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện. Giai đoạn từ năm 1994 - 2006, thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, tổ chức Kiểm lâm dần được kiện toàn; trong giai đoạn này lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo Nghị định 39/CP ngày 18/4/1994 của Chính phủ thành hệ thống từ Trung ương tới cấp huyện; ở các tỉnh có nhiều rừng Chi cục Kiểm lâm trực thuộc UBND tỉnh, những tỉnh có ít rừng Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm ở các khu rừng đặc dụng đã được thành lập để bảo đảm việc bảo vệ rừng đặc dụng. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, Kiểm lâm được tổ chức theo Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện và thực hiện phân công Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã; ở Trung ương Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT (từ năm 2010 đến nay trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp), ở tỉnh Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; giai đoạn này tổ chức Kiểm lâm được sắp xếp, kiện toàn theo nguyên tắc hoạt động thống nhất từ Trung ương đến địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ và đạt được những kết quả tích cực sau: - Hệ thống tổ chức Kiểm lâm đã ổn định từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện; trước khi thực hiện Nghị định số 119/2006/NĐ-CP mới có 60/64 tỉnh, thành phố thành lập Chi cục Kiểm lâm; trong đó, có 44 tỉnh Chi cục Kiểm lâm trực thuộc UBND tỉnh, có 16 tỉnh Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, có 4 tỉnh chưa thành lập Chi cục Kiểm lâm. Đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã được thành lập ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố và trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; - Lực lượng Kiểm lâm đã có những bước chuyển biến tích cực để phù hợp với cơ chế quản lý mới; từ năm 2015 ở các địa phương hầu hết Kiểm lâm cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu thực hiện toàn diện các nhiệm vụ về lâm nghiệp trên địa bàn, góp phần giảm đầu mối về bộ máy tổ chức trong ngành lâm nghiệp; - Kiểm lâm đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác QLBV&PTR; chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản QPPL, 2 cơ chế, chính sách về công tác QLBV&PTR; tổ chức thực hiện nhiều giải pháp về QLBV&PTR, tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm so những năm trước đây, góp phần nâng độ che phủ rừng từ 37,7% (năm 2006) lên 41,45 % (năm 2017); trách nhiệm QLNN về rừng của chính quyền cơ sở và ý thức của toàn xã hội trong công tác bảo vệ rừng từng bước được nâng nên. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau: - Cơ cấu bộ máy Kiểm lâm từ trung ương đến địa phương chưa thống nhất, có nơi trên cùng một địa bàn nhưng tổ chức Kiểm lâm trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành; - Việc áp dụng Nghị định số 119/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ của Kiểm lâm không được các địa phương thực hiện thống nhất, dẫn đến khó khăn trong thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành chung; - Kiểm lâm có thẩm quyền điều tra, khởi tố hình sự, xử lý VPHC về lâm nghiệp; tuy nhiên, các tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lại nằm trong đơn vị sự nghiệp là các Ban quản lý rừng, là viên chức Kiểm lâm dẫn đến khó khăn, bất cập trong các hoạt động thực thi pháp luật theo thẩm quyền. [52],[66], [67] Năm 2017, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Lâm nghiệp, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Điểm mới của Luật Lâm nghiệp so với Luật Bảo vệ và phát triển rừng là coi lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội có liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; khẳng định ngành lâm nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế vừa phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với đòi hỏi phải quản lý bền vững. Luật Lâm nghiệp quy định Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; Luật Lâm nghiệp cũng sửa đổi quy định về nhiệm vụ của Kiểm lâm do đó tổ chức của Kiểm lâm cần được cơ cấu lại cho phù hợp. [52, tr 2-3] Tại tỉnh Quảng Nam, ngày 02/01/1997 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành 3 Quyết định 13/QĐ-UB thành lập Chi cục Kiểm lâm là đơn vị hành chính trực thuộc 4 UBND tỉnh Quảng Nam. Đến năm 2007, theo Quyết định số 1287/QĐ-UBND ngày 24/4/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam; Chi cục Kiểm lâm được chuyển về trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam thực hiện theo Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 19/6/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam. Đến năm 2016, thực hiện chủ trương thống nhất đầu mối các cơ quan quản lý lâm nghiệp tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp &PTNT; ngày 19/5/2016, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1747/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục Kiểm lâm trên cơ sở sáp nhập Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp; ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3488/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Tổ chức và hoạt động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 1747/QĐ-UBND và Quyết định số 3488/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam được duy trì đến nay gồm có 01 Chi cục trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng; có 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ và có 28 đơn vị trực thuộc và có 27 Trạm Kiểm lâm. [19],[21] Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 10/2018/NQ-CP ngày 03/2/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kế hoạch số 139-KH/TU ngày 28/02/2018 của Tỉnh ủy Quảng Nam thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Kế hoạch số 2275/KH- UBND ngày 07/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 139-KH/TU ngày 28/02/2018 của Tỉnh uỷ Quảng Nam; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cần được tổ chức lại nhằm tăng cường vai trò QLNN của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của các ngành chức năng trong công tác QLBV&PTR và tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức lại bộ máy Chi cục Kiểm lâm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. QLBV&PTR là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, mang tính chiến lược, được 5 Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Từ những phân tích trên cho thấy việc cơ cấu, kiện toàn để thống nhất về tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm là một trong những yêu cầu cấp bách để thực hiện nhiệm vụ QLBV&PTR trong thời kỳ mới. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa thiết thực trong đánh giá những mặt đã đạt được cũng như những bất hợp lý, chưa thống nhất về tổ chức và hoạt động, chỉ ra nguyên nhân của sự hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLBV&PTR, qua đó đề xuất các giải pháp thay đổi, kiện toàn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLBV&PTR tại tỉnh Quảng Nam. Vì vậy đề tài “Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu như: Luận văn Thạc sĩ Luật học “Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, năm 2002, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng và đưa ra những giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng. Luận văn Thạc sĩ Luật học “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Huyền, năm 2005, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Luận án Tiến sĩ Luật học “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, năm 2006, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nhấn mạnh trong các công cụ QLNN nói chung và quản lý bảo vệ rừng nói riêng thì công cụ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. 6 Luận án Tiến sĩ ngành Luật kinh tế “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Huyền, năm 2012, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực QLBV&PTR ở Việt Nam hiện nay và nêu bật các yêu cầu đặt ra, cũng như xây dựng hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh đối với pháp luật QLBV&PTR. Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý hành chính công “quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên” của Lê Văn Từ, năm 2015, Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội. Tác giả nghiên cứu, phân tích làm rõ hơn cơ sở lý luận và đưa ra những khuyến nghị khoa học cho việc hoàn thiện QLNN đối với xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” của Lê Thanh Thương, năm 2017, Học viện Khoa học xã hội, Đà Nẵng. Tác giả nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động QLNN về bảo vệ rừng tại địa phương, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả QLNN về bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, trong đó tập trung nghiên cứu về tổ chức bộ máy và nhân sự của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam hiện nay để đề xuất giải pháp về tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLBV&PTR tại tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm. - Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam 7 trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp mới về tổ chức của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLBV&PTR tại tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và một số yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp tổ chức lại Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ thực tế tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLBV&PTR; luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2016 – 2018. Đây là giai đoạn tỉnh Quảng Nam thực hiện việc sắp xếp thống nhất các cơ quan quản lý về lâm nghiệp để trên địa bàn. Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất giải pháp về tổ chức bộ máy và nhân sự của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, nội dung nghiên cứu về thực trạng hoạt động là để làm rõ nhu cầu đối với tổ chức bộ máy và nhân sự để đáp ứng nhiệm vụ. Luận văn không đề xuất sâu về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động do đã có Luận văn Thạc sĩ Luật học “QLNN về bảo vệ rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” của Lê Thanh Thương, năm 2017, Học viện Khoa học xã hội, Đà Nẵng nghiên cứu. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Để hoàn thành luận văn, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách và pháp luật của Nhà nước ta về công tác QLBV&PTR. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 8 Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm, xem xét mối quan hệ giữa vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ với tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm. Phương pháp tổng hợp số liệu: thông tin, số liệu về thực trạng tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam từ năm 2016 đến 2018. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đóng góp một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. Tìm ra những nguyên nhân đạt được kết quả và những hạn chế về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. Đồng thời đề xuất một số giải pháp mới về tổ chức Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLBV&PTR trong điều kiện hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích, đánh giá về cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam giúp các nhà lãnh đạo địa phương tỉnh Quảng Nam có thêm các giải pháp mới, trên cơ sở đó cơ cấu, kiện toàn lực lượng Kiểm lâm nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ QLBV&PTR tại địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Quan điểm và giải pháp đổi mới về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM 1.1. Quan niệm về Kiểm lâm 1.1.1. Khái niệm Theo Điều 79 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thì Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT và Chủ tịch UBND các cấp thực hiện QLNN về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. [33] Theo Điều 103 Luật Lâm nghiệp thì Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng. [40] Mặc dù không có định nghĩa về Kiểm lâm nhưng theo các quy định trên thì khái niệm Kiểm lâm là khái niệm dùng để chỉ hệ thống cơ quan Kiểm lâm và công chức Kiểm lâm; là lực lượng thực hiện chức năng QLNN về QLBV&PTR, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng. Với ý nghĩa là cơ quan nhà nước, Kiểm lâm là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật; có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức xác định nhằm thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực QLBV&PTR. Với ý nghĩa là công chức Kiểm lâm, theo Thông tư số 07/2015/TT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Kiểm lâm là một ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. 1.1.2. Đặc điểm Kiểm lâm tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trung ương đến địa phương về chuyên môn nghiệp vụ. Cơ quan Kiểm lâm được thành lập ở những địa bàn có rừng hoặc ở các đầu mối giao lưu lâm sản quan trọng, nơi chế biến lâm sản tập trung. Hoạt động của Kiểm lâm tuân thủ sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT và chịu sự chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp. Trong hoạt động bảo vệ rừng, Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và dựa vào sức mạnh của toàn dân để thực hiện nhiệm vụ được giao. [22] 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm 1.2.1. Chức năng của Kiểm lâm Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT và Chủ tịch UBND các cấp thực hiện QLNN về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.[33], [40] 1.2.2. Nhiệm vụ của Kiểm lâm - Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR. - Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng. - Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. - Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng. - Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành PCCCR. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại. - Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm. - Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng. [22], [33], [40] 1.2.3. Quyền hạn của Kiểm lâm Trong khi thi hành nhiệm vụ, Kiểm lâm có các quyền sau đây: Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật; Xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi VPHC, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; Sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. [22], [33], [40] 1.2.4. Trách nhiệm của Kiểm lâm Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. [22], [33] 1.3. Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm 1.3.1. Hệ thống tổ chức của Kiểm lâm Kiểm lâm tổ chức theo nguyên tắc thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong đó: Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp & PTNT. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật. Ở xã, phường, thị trấn có rừng: công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã. 1.3.2. Hoạt động của Kiểm lâm 1.3.2.1. Hoạt động của Cục Kiểm lâm Tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp QLNN về bảo vệ rừng và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi QLNN của Tổng cục theo phân cấp, ủy quyền của Tổng cục trưởng; cụ thể: 1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách, các văn bản khác về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp. b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; các chương trình, dự án, đề án, công trình thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp. c) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp. d) Thống nhất, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. 2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục. 3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục. 4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của Cục. 5. Về quản lý bảo vệ rừng: a) Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp việc tổ chức, xây dựng lực lượng Kiểm lâm phục vụ hoạt động bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản; chế độ quản lý, duy trì hoạt động của lực lượng PCCCR và bảo vệ rừng; huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan Kiểm lâm và các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời ngăn chặn những vụ phá rừng nghiêm trọng, chữa cháy rừng trong những trường hợp cần thiết. b) Thường trực công tác bảo vệ rừng, PCCCR. c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ phát triển rừng và quản lý lâm sản theo quy định. d) Hướng dẫn, kiểm tra việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; kiểm kê rừng; theo dõi diễn biến rừng, đất quy hoạch lâm nghiệp; lập hồ sơ quản lý rừng. đ) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng và PCCCR. e) Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong dự báo, cảnh báo, phòng, trừ sinh vật hại rừng. g) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động gây nuôi, trồng cấy động vật rừng, thực vật rừng theo quy định. 6. Về kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật: a) Thực hiện xử lý VPHC; khởi tố vụ án hình sự vi phạm về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động xử lý VPHC; điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của các cơ quan Kiểm lâm địa phương theo quy định của pháp luật. c) Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân trong lĩnh vực QLBV&PTR; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định củapháp luật. 7. Về xây dựng lực lượng Kiểm lâm:

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net