Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….3 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………..3 2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề……………………………………………………..4 3. Phương pháp tiếp cận………………………………………………………………7 4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………...8 5. Những đóng góp của đề tài…………………………………………………………8 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………...9 CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GIỮA MỸ VÀ CHÂU ÂU TƢ̀ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY………………………..10 1.1.Bối cảnh quốc tế.......................................................................................................10 1.1.1.Bối cảnh quốc tế Âu – Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 – 1991)................10 1.1.2.Bối cảnh quốc tế Âu – Mỹ từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay...............14 1.2.Những vấn đề về lý luận văn hóa........................................................................21 1.2.1.Khái niệm văn hóa…………………………………………………………..21 1.2.2.Bản sắc văn hóa……………………………………………………………..23 1.2.3.Khái niệm và mô hình tiếp xúc văn hóa…………………………………….23 1.2.4.Khái niệm tiếp biến văn hóa………………………………………………..26 1.2.5.Toàn cầu hóa………………………………………………………………..31 1.2.6.Hội nhập văn hóa………………………………………………………......33 CHƢƠNG 2: TIẾP XÚC VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA MỸ ĐẾN CHÂU ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY……………….42 2.1.Bản sắc văn hóa Mỹ.....................................................................................42 2.1.1.Cội nguồn văn hóa Mỹ.................................................................................42 2.1.2.Đặc trưng văn hóa Mỹ………………………………………………………….....48 2.2.Bản sắc văn hóa Châu Âu....................................................................................55 2.2.1.Cội nguồn văn hóa châu Âu………………………………………………………55 1 2.2.2.Đặc trưng văn hóa châu Âu……………………………………………………....63 2.3. Tiếp xúc và ảnh hƣởng của văn hóa Mỹ đến châu Âu………………….. 66 2.3.1.Quá trình tiếp xúc…………………………………………………………………..66 2.3.2.Kết quả của quá trình tiếp xúc……………………………………………………72 2.3.2.1.Ảnh hưởng văn hóa chính trị Mỹ đến châu Âu………………………………72 2.3.2.2. Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến văn hóa châu Âu…………………………87 CHƢƠNG 3:KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC CHÂU ÂU TRONG ỨNG XỬ VỚI VĂN HÓA MỸ VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM…………………...97 3.1.Chính sách của Pháp………………………………………………………….97 3.2.Chính sách của Đức.....................................................................................106 3.3.Gơ ̣i ý chính sách cho Viêṭ Na m...................................................................................115 PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………..123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...126 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, Mỹ và Châu Âu đã được xem là hai phần trọng yếu, không thể thiếu được của một nền văn minh tiêu biểu nhất cho thế giới hiện đại, đó là nền văn minh phương Tây. Mặc dù là hai phần có địa vị tương đương nhau thế nhưng cho đến nay, khi đề cập đến một số vấn đề lịch sử - văn hoá, người ta lại rất khó tách rời Châu Âu và Mỹ. Có lẽ điều đó xuất phát từ những duyên nợ sâu sắc kéo dài hàng thế kỷ của hai khu vực này. Một trong những duyên nợ luôn được nhắc đến đó là ảnh hưởng qua lại về mặt văn hoá hết sức đậm nét giữa các quốc gia Âu - Mỹ. Trên thực tế, sự tiếp xúc và ảnh hưởng văn hoá giữa Mỹ và Châu Âu không còn là vấn đề mới mẻ đối với giới nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Ở nước Mỹ, ảnh hưởng văn hoá qua lại giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có các quốc gia Châu Âu thậm chí đã trở thành đề tài để chuyên sâu nghiên cứu hết sức sôi nổi. Giáo sư sử học của Đại học Texas ở Austin Richard Pells, chuyên gia về văn hoá và điện ảnh Mỹ thế kỷ XX đã từng trực tiếp bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến ảnh hưởng của văn hoá đại chúng Mỹ trên thế giới cũng như những ảnh hưởng đang tiếp diễn của văn hoá nước ngoài đối với Mỹ1. Bản thân ông đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu so sánh về văn hoá Châu Âu và nước Mỹ rất có giá trị, tiêu biểu như cuốn: Not Like Us: How Europeans have Loved, Hated, and Transformed American Culture since World War II (Basic Books, 1997). Ở Châu Âu, việc nghiên cứu về những tương đồng, khác biệt cũng như những ảnh hưởng văn hoá giữa Châu Âu và nước Mỹ, đặc biệt là quá trình “Mỹ hoá” (Americanization), cũng rất được quan tâm bởi nó có liên quan mật thiết đến vị trí và vai trò của Châu Âu trong một thế giới mà cực Mỹ đang tạm thời thao túng cũng như nó góp phần định hình thêm cho 1 http:// www.rediff.com/movies/2006/sep/04pells.htm, cập nhật ngày 4 tháng 9 năm 2006. 3 chính sách văn hoá của Liên minh Châu Âu…Tuy được quan tâm nghiên cứu rộng rãi như vậy nhưng vấn đề tiếp xúc, ảnh hưởng văn hoá giữa Châu Âu và Mỹ vẫn chưa thực sự được thể hiện một cách hệ thống và đầy đủ. Thật khó tìm thấy một công trình, bài viết nào giúp chúng ta định hình một cách toàn diện, rõ nét về mối duyên nợ văn hoá Âu - Mỹ. Do vậy, đề tài này mong muốn đem lại một cách nhìn khái quát song tương đối toàn diện, hệ thống hơn về ảnh hưởng của văn hoá Mỹ đến Châu Âu từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguồn tài liệu mà đề tài tham khảo và sử dụng là rất rộng lớn, có thể lên đến hàng ngàn đầu sách và bài viết, cả bằng tiếng Việt và ngoại ngữ, cả của các tác giả trong nước và tác giả nước ngoài. Vấn đề văn hóa Âu - Mỹ và sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đã được học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với văn hóa Châu Âu từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay. Về các công trình nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt, chúng ta có thể kể tên, ví dụ các bộ sách đồ sộ: Nền tảng văn minh phương Tây của một tập thể tác giả với sự chủ biên của M. Chambers và Ba. Hanawalt, Văn hóa thế kỷ XXI của M.Fragonard, và Văn minh phương Tây của C.Brinton, J.B Christopher và R.L.Wofl. Vấn đề bản sắc và biện pháp tạo dựng bản sắc của văn hóa châu Âu, Mỹ và phương Tây đã được bàn đến trong hàng loạt công trình của các học giả nước ngoài. Nổi tiếng nhất và sớm nhất là tác phẩm kinh điển Nền dân trị Mỹ của nhà xã hội học Pháp Alexis Toquille. Trong những thập niên 1960 - 1980 ở Châu Âu người đã biên soạn cả một “Bộ sách giới thiệu kiến thức thời đại” mang tính phổ cập kiến thức, 4 trong đó tập trung vào văn minh phương Tây, chẳng hạn Văn minh Hoa Kỳ của J- Piere Fichou, Những nền văn mình đầu tiên Địa Trung Hải của J.Gabriel- Leroux… Trong công trình đồ sộ Lịch sử văn minh phương Tây của Koshlansky, Geary và O’Brien, các tác giả khẳng định văn hóa Châu Âu đương đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa bình dân và văn hóa đại chúng năng động vốn đều có xuất xứ từ nước Mỹ như điện ảnh, truyền hình, games, ca nhạc… Về văn hóa Châu Âu, văn hóa Mỹ ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ có các công trình viết riêng về từng nền văn hóa và cũng chỉ mới ở bước đầu, chứ chưa có công trình nào mang tính hệ thống về toàn bộ nền văn hóa Âu - Mỹ. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Hồ sơ văn hóa Mỹ của nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, Phác thảo chân dung văn hóa Đức đương đại, Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa, Văn hóa Châu Âu - Lịch sử, thành tựu, hệ giá trị của TSKH Lương Văn Kế, đề tài Khoa học cấp Nhà nước Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa của TSKH. Lương Văn Kế chủ biên. Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa của TSKH. Lương Văn Kế, tác giả chủ yếu hướng sự phân tích vào các khía cạnh chủ yếu của văn hóa Mỹ là: (1) Các cội nguồn của văn hóa Mỹ, trong đó chủ yếu là cội nguồn Châu Âu; (2) Các thành tựu lớn của văn hóa Mỹ; (3) Hệ giá trị đặc sắc của nền văn hóa Mỹ; (4) Toàn cầu hóa và các phương thức truyền bá văn hóa Mỹ ra thế giới. Nhìn một cách khái quát, đây là một công trình được xây dựng theo quan điểm “lịch sử tri thức”. Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu cấp Nhà nước: Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa của TSKH. Lương Văn Kế, tác giả đã phân tích các vấn đề quan trọng như: Bản chất của toàn cầu hóa và quan hệ của nó với các quá trình khu vực hóa, bản địa hóa và quốc tế hóa; các không gian văn hóa, các nền văn minh, đặc điểm của tiếp xúc văn hóa và 5 tiếp xúc ngôn ngữ; vấn đề liên văn hóa và một nghiên cứu điển hình về liên văn hóa ở Châu Âu. Tác giả cũng lần lượt phân tích ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ đối với các khu vực. Trong cuốn Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại của TSKH. Lương Văn Kế (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004), tác giả đã dành hẳn một chương bàn về khái niệm văn hoá và bản sắc văn hoá nói chung; dành một mục quan trọng để bàn về bản sắc văn hoá Châu Âu và biểu hiện của nó trong văn hoá Đức. Công trình đi sâu phân tích đặc điểm của các lĩnh vực chủ yếu của đời sống văn hoá Đức với tư cách là một nền văn hoá lớn và điển hình của văn hoá Châu Âu. Trong cuốn Hồ sơ văn hoá Mỹ nhà nghiên cứu Hữu Ngọc là người đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận một cách hệ thống và khá khách quan các hiện tượng văn hoá Mỹ. Công trình này gợi mở nhiều suy nghĩ trong xã hội và giới nghiên cứu văn hoá về bản sắc của văn hoá Mỹ và sức mạnh đặc biệt của nó. Còn trong cuốn Liên bang Mỹ - Đặc trưng xã hội - văn hoá, tác giả Nguyễn Thái Yên Hương lại tiếp cận theo hướng mở rộng từ đặc thù thể chế chính trị Mỹ đến đặc thù văn hoá, xem văn hoá Mỹ là sự cởi trói khỏi các định kiến Châu Âu phù hợp với đặc thù một quốc gia đa chủng hỗn tạp và luôn luôn sống động. Có quan điểm gần gũi trong cách nhìn nhận về văn hoá Mỹ là đề tài Đặc trưng văn hoá Mỹ của tác giả Lê Thế Quế (ĐQQG Hà Nội, 2006). Đóng góp ý nghĩa của đề tài là dành một chương để nói về ảnh hưởng của văn hoá Mỹ trên thế giới và Việt Nam. Với những cuốn sách nền tảng và những tài liệu tham khảo sẽ là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình luận văn của tác giả. 6 3. Phƣơng pháp tiếp cận Phương pháp chính để thực hiện là phân tích tư liệu và phương pháp nghiên cứu quốc tế nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm, các nét đặc trưng của văn hóa Mỹ và ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến Châu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đồng thời, luận văn cũng áp dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc vào nghiên cứu các hiện tượng văn hóa văn minh, bởi vì phương pháp hệ thống - cấu trúc giúp người nghiên cứu phát hiện ra các tầng nấc và kiểu thức của các mối quan hệ qua lại, tương tác giữa các hiện tượng và yếu tố. Ở cấp vĩ mô, phương pháp hệ thống giúp cho người ta thấy được mối liên hệ qua lại giữa các nền văn hóa, văn minh với nhau, chẳng hạn sẽ không có cái gọi là văn hóa phương Tây nếu không có văn hóa Châu Âu cũng như văn hóa Mỹ; cũng không có nó nếu không có sự hiện diện của văn hóa Châu Á (phương Đông) đối lập; sẽ không có văn hóa Mỹ nếu không có văn hóa Châu Âu và văn hóa gốc Phi. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đây là phương pháp tổng hợp của các ngành giữa văn hóa, chính trị và lịch sử để thiết lập các mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những phương pháp và quy trình của nhiều chuyên gia khác nhau. Ngoài ra, đề tài được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu văn hóa, phương pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn. 7 4. Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, khi nói đến văn hóa đây là một định nghĩa rất rộng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì tập trung phân tích và so sánh ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến Châu Âu trên lĩnh vực: Chính trị và các khía cạnh khác của đời sống văn hóa xã hội. Thứ hai, về mặt thời gian, đề tài chỉ đưa vào phạm vi nghiên cứu phạm vi thời gian từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay vì thời gian này ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến các nước Châu Âu là rõ nét nhất. Thứ ba, về mặt không gian đề tài hạn định lại phạm vi đối tượng để tập trung phân tích nên đã chọn hai nước tiêu biểu là Đức và Pháp. Trong các nước Tây Âu, Pháp là một nước tự hào về một truyền thống văn hoá mạnh mẽ và được thế giới tôn trọng. Đồng thời, so với nhiều quốc gia Tây Âu, Nhà nước Pháp nắm giữ vai trò mạnh mẽ hơn hết đối với văn hoá trong đời sống đương đại. Đối với trường hợp của Đức, ảnh hưởng của văn hoá Mỹ ở Đức là rất khác nhau giữa các thế hệ, các nhóm người và các vùng khác nhau. Trong khi Tây Đức tiếp nhận văn hoá Mỹ với một sự cởi mở nhất định thì Đông Đức tỏ ra khá bảo thủ và dè dặt trong việc tiếp nhận. Với việc chọn hai nước Đức và Pháp sẽ làm rõ được sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến hai nước này nói riêng và khu vực châu Âu nói chung. 5. Những đóng góp của đề tài Với nội dung nghiên cứu của đề tài mong muốn đem lại một cách nhìn mới, hệ thống, đúng đắn về bản chất và tính ưu việt của nền văn hoá Mỹ từ đó thấy được bản 8 sắc và giá trị của văn hoá Mỹ đối với Châu Âu nói chung và thế giới nói riêng. Đây cũng là bức tranh khái quát và toàn diện nhất giúp cho người đọc hình dung rõ nét về nền văn hoá và bản sắc của văn hoá Mỹ. Đồng thời luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm của các nước trong việc tiếp thu và phát huy có hiệu quả các yếu tố tích cực của nền văn hoá Mỹ giàu phẩm chất tư duy và tính sáng tạo. Đề tài cũng đánh giá một cách khách quan những tác động của văn hóa Âu - Mỹ đối với quá trình hiện đại hóa văn hóa và xã hội Việt Nam khi tiếp xúc với phương Tây. 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GIỮA MỸ VÀ CHÂU ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY 1.1 . Bối cảnh quốc tế 1.1.1 . Bối cảnh quốc tế Âu - Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1991) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những chuyển biến to lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước, từng khu vực và cả trật tự thế giới vừa được thiết lập. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng các nước Châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người và của. Chỉ có Mỹ giàu lên nhanh chóng trong chiến tranh (thu về 114 tỉ đô la lợi nhuận do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh)2 và trở thành nước mạnh nhất về kinh tế trong khoảng ba năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm 1948). Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế giới (riêng về vũ khí, các nước đồng minh châu Âu đã nợ Mỹ 41,751 tỉ USD)3 và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng nể, e dè: Độc quyền về bom nguyên tử. Có thể nói, Mỹ vượt trội hơn tất cả các nước về kinh tế, quân sự và chính trị…Từ đây tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ ngày càng bộc lộ và đây cũng là cơ sở để Mỹ triển khai nhanh chóng kế hoạch của mình trong một bối cảnh quốc tế và tương quan so sánh lực lượng hết sức thuận lợi đứng cả về hai phía quan hệ; Mỹ với 2 http://text.123doc.vn/document/754234-my-nhat-tay-au-sau-chien-tranh-the-gioi-ii.htm, cập nhật ngày 6/11/2013. 3 http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=500, cập ngật ngày 1/4/2011. 10 các nước trong khối đồng minh tư bản chủ nghĩa; Mỹ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sức mạnh và ưu thế của Mỹ không kéo dài được mãi, nó đã bị giảm sút tương đối từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, đặc biệt từ những năm 70 khi các nước tư bản phục hồi và vươn lên nhanh chóng, trước hết là Tây Âu và Nhật Bản. Hai cường quốc Xô - Mỹ từ quan hệ đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh quan hệ ấy nhanh chóng chuyển thành quan hệ đối đầu. Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe - phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hai cực, quan hệ Xô - Mỹ, mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau. Vì thế, về đại cục, hòa bình thế giới được duy trì trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh và cả sau đó. Một biến chuyển lớn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Một loạt các nước Đông Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latin sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 50 - 60 đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới. Tình hình trên đây đã dẫn tới một vấn đề: Trong chiến lược của mình, Mỹ và các nước đồng minh không thể không tính đến một thực tế đó của chủ nghĩa xã hội. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới chuyển biến mau lẹ ngày càng có lợi cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bất lợi cho Mỹ và 11 các đồng minh của Mỹ. Đầu năm 1947, ở các nước Đông Âu, khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền lần lượt chuyển vào tay nhân dân lao động, ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo phát triển mạnh mẽ. Ở Pháp, Bỉ và Italia, đại diện của Đảng Cộng sản đã tham gia Chính phủ, ở các nước này đã diễn ra một loạt những cải cách kinh tế - xã hội có lợi cho người lao động. Trong bối cảnh như thế, Mỹ không thể không có những phản ứng lại. Tháng 3 - 1947, Tổng thống Mỹ Truman đã đọc diễn văn tại Quốc hội Mỹ, chính thức đưa ra học thuyết của mình. Theo Truman thì các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe dọa tương tự đang diễn ra nhiều nước khác ở Châu Âu, ở Italia, Pháp và cả Đức nữa. Vì vậy, Mỹ phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do” phải giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự 4. Tổng thống Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Như vậy, học thuyết Truman đã mở đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh này đã diễn ra theo tư tưởng và mục tiêu của Mỹ mà học thuyết Truman đã vạch ra. Mục tiêu của Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động là Mỹ tiến tới lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không cho lan ra các khu vực khác. Trong những năm 1947 - 1949, Mỹ thi hành “chính sách ngăn chặn” nhằm ngăn chặn “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”, rồi tiến tới tiêu diệt nó. Mỹ cho rằng, Liên Xô bị suy yếu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kiệt quệ cả về vật chất và tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh trong vòng 10 - 15 năm, Liên Xô sẽ tự bị tiêu diệt và sẽ ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn được http://doc.edu.vn/tai-lieu/giao-an-su-12-nuoc-mi-15252/, cập nhật ngày 1/6/2013 4 12 khuynh hướng xâm lược của người Nga. Để thực hiện “chính sách ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản, Mỹ đã xúc tiến việc chia cắt nước Đức và Triều Tiên. Sự ra đời của hai khối quân sự lớn nhất toàn cầu do Mỹ và Liên Xô đứng đầu, đối địch nhau, đều chạy đua vũ trang, trang bị những vũ khí hiện đại để tăng cường sức mạnh của khối mình, đã làm cho tình hình thế giới càng căng thẳng. Hai bên tiếp tục chạy đua vũ trang, thi nhau chế những vũ khí và trang thiết bị hiện đại. Cuộc chạy đua vũ trang lên tới đỉnh cao vào những năm 60 của thế kỷ XX. Hai bên Xô - Mỹ đã có một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Theo ước tính của những nhà quân sự thì chỉ cần phóng một nửa số kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc của Liên Xô, cũng đủ hủy diệt toàn bộ sự sống con người và nền văn minh nhân loại. Nhưng ngay sau đó, cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ chuyển sang trạng thái hòa hoãn, hợp tác giải trừ quân bị. Động thái này có dấu hiệu từ năm 1969. Lý do Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam, muốn thoát khỏi tình trạng đó, những dấu hiệu sa sút nền kinh tế; Liên Xô cũng có nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa hai miền của nước Đức, cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung (từ tháng 3 đến tháng 6 - 1969). Tình hình đó buộc hai nước Mỹ - Xô phải chuyển sang hòa hoãn, tìm sự nhân nhượng của nhau. Tuy nhiên, sự hòa hoãn này bị chấm dứt khoảng cuối năm 1980, khi Roonan Rigân trúng cử Tổng thống Mỹ. Rigân lên cầm quyền trong bối cảnh tình hình thế giới có những sự kiện lớn và đang diễn ra bất lợi cho Mỹ: Vừa thất bại trong cuộc chiến ở Việt Nam cách đó không lâu, đến năm 1979, Mỹ lại thất bại ở Iran,… tình hình đó làm địa vị của Mỹ bị giảm sút trên thế giới. Trong khi đó, Liên Xô lại đưa quân vào Apganixtan, Liên Xô còn làm hậu thuẫn cho Ba Lan để chính phủ nước này tuyên bố “tình trạng chiến tranh” nhằm trấn áp các thế lực đối lập ở Ba Lan (từ ngày 13 – 12 - 1981). 13 Trước tình hình đó, Rigân phản ứng quyết liệt bằng việc thực hiện chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự. Cuộc chạy đua vũ trang lớn trong lịch sử giữa hai nước Liên Xô lại diễn ra suốt từ năm 1980 đến năm 1987. Từ năm 1980 đến năm 1986, ngân sách quân sự tăng 50%, sau đó có giảm đi chút ít. Năm 1982, ngân sách quân sự của Mỹ chiếm 7,4% tổng sản phẩm quốc gia (GNP)5. Tháng 11 - 1983, Rigân cho triển khai tên lửa tầm trung “Pershing” và “Cruise” ở cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan và một số nước châu Âu khác hướng vào Liên Xô và Đông Âu. Ngày 23 tháng 3 năm 1983, Rigân lại đề ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí lên tới 26 tỉ USD trong 5 năm. Để chống lại các hành động của Liên Xô, Rigân tiến hành giải tỏa các điều luật của Quốc hội về hạn chế quyền chủ động của Tổng thống. Do đó, Tổng thống hoàn toàn chủ động tiền hành các chiến dịch ở Grênađa (1983), ở Libi (1986) và cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn ở Apganixtan. Ở vùng Trung Cận Đông, Rigân tiến hành một loạt những biện pháp để giữ vững vị trí của họ ở khu vực này: Thiết lập một loạt căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ôman,… thành lập“lực lượng phản ứng nhanh” (RDF) gồm 11.000 người6… Tuy nhiên, khi Goobachốp lên nắm chính quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô - Mỹ bắt đầu có những biến chuyển khác trước, tình hình quan hệ giữa hai nước từng bước chuyển sang hòa dịu. 1.1.2. Bối cảnh quốc tế Âu - Mỹ từ sau kết thúc chiến tranh lạnh đến nay Từ nửa sau thập niên 80, sau khi M. Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô - Mỹ đã thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước và quan hệ quốc tế. Quá trình đàm phán cắt giảm vũ 5 http://text.123doc.vn/document/1577061-su-hinh-thanh-va-sup-do-cua-trat-tu-hai-cuc-ianta.htm, cập nhật 29/6/2014 6 http://nxb.dhsphn.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=504, cập nhật ngày 16/4/2011 14 khí chiến lược tấn công trải qua chặng đường dài đầy khó khăn, cuối cùng cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ sở quan trọng cho việc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Ngày 2 - 12 - 1989, tại Manta, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, Goócbachốp và Tổng thống Mỹ G. Bush đã có cuộc gặp gỡ không chính thức. Trong cuộc gặp này, hai bên đã chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai nước, đồng thời cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng trong suốt hơn 40 năm qua. Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, những biến động chính trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô do Goócbachốp khởi xướng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho nền kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ hơn. Những nhân tố đó là tiền đề cho sự tan vỡ không thể tránh khỏi của Nhà nước liên bang. Ngày 21 - 12 - 1991, Liên Xô tuyên bố giải thể, 15 nước Cộng hoà trở thành các quốc gia độc lập. Ở Đông Âu, từ thập niên 80, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng tiến hành chính sách cải cách với những mức độ khác nhau. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị Đông Âu. Trong khi đó, các nước phương Tây đã lợi dụng tình hình khó khăn của các nước Đông Âu để gây ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ở khu vực này. Cũng với những sai lầm chủ quan trong chính quá trình cải cách ở Đông Âu, những nhân tố khách quan nêu trên đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã dẫn tới sự giải thể của khối quân sự Vácxava (7 - 1991) và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (6 - 1991). Trật tự hai cực Ianta không còn nữa. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới tồn tại gần nửa thế kỷ đã bị phá vỡ, cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế thay đổi về cơ bản, dẫn đến 15 hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. Trước hết, đó là sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước lớn nhằm giành vị trí xứng đáng trong quan hệ quốc tế. Tất cả các nước khác cũng đều tìm cách tác động một cách có lợi nhất cho mình vào quá trình thiết lập trật tự thế giới mới. Từ sự đa dạng về lợi ích của các chủ thể quan hệ quốc tế đã hình thành nhiều mối quan hệ song phương và đa phương, làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế…đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, nay được chuyển hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự thế giới mới. Khác với các trật tự thế giới trước đây thường được thiết lập ngay sau khi Chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới mới đã không thể ra đời ngay sau khi Liên Xô tan rã. Mặc dù Tổng thống Mỹ G. Bush (cha), năm 1991 đã tuyên bố về một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối, nhưng thực tế lịch sử đã không diễn ra theo ý muốn của Mỹ. Liên Xô tan rã nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tiềm lực quân sự kế thừa Liên Xô cũ và không phải là một cường quốc bại trận để chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ áp đặt. Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… không ngừng lớn mạnh và cố gắng tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc tế. Trong lúc 16 các cường quốc đang nổi lên thì Mỹ vẫn là một siêu cường, một cường quốc vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Nước Mỹ vừa trải qua một chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này (1992 - 2001), với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệp thấp, mức lạm phát thấp. Với số dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng nước Mỹ chiếm trên 30% GDP toàn cầu, với khoảng 10.000 tỉ đôla hàng năm, bằng GDP của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng lại7. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mỹ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội, ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớn hơn hai lần Nhật Bản và hơn bốn lần Trung Quốc. Với sự giải thể Liên bang Xô Viết, Mỹ không còn đối thủ cạnh tranh và có mưu đồ thiết lập trật tự thế giới một cực. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ngăn chặn không cho cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên thách thức vai trò siêu cường của mình, Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của Mỹ. Mỹ cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM, từ chối không phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Chiến lược xây dựng một thế giới đơn cực do Mỹ chi phối được bắt đầu ngay sau chiến tranh lạnh và được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn, công khai hơn trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Bush (con). Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 là một đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mỹ. Sau khi mất ngọn cờ “chống cộng” để tập hợp lực lượng trong chiến tranh lạnh, Mỹ đưa ra chiêu bài thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế để tập 7 http://www.academia.edu/4477507/Nh%E1%BB%AFng_Mau_thu%E1%BA%ABn_trong_quan_h %E1%BB%87_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_sau_chi%E1%BA%BFn_tranh_l%E1%BA%A 1nh 17 hợp lực lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một trật tự thế giới mới do Mỹ chi phối. Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết định sử dụng lực lượng quân sự phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Apganixtan (10 - 2001) và cuộc chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mỹ, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Mỹ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sức mạnh và thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài bá chủ thế giới của mình. Chủ nghĩa đơn phương, ý đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mỹ đã vấp phải sự chống đối không những của các nước lớn như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc… mà còn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phong trào chống chiến tranh, chống chính sách hiếu chiến của Mỹ ở Irắc lan rộng khắp thế giới. Mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng thế giới đơn cực do Mỹ chi phối với yêu cầu thiết lập một trật tự đa cực của các nước lớn và cộng đồng quốc tế là một trong những mâu thuẫn cơ bản trong quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh. Thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc. Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì Chiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai siêu cường khống chế, lợi ích dân tộc nhiều khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để bảo vệ “lợi ích quốc tế” của mỗi phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu. Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để thể hiện quan điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy, điều đó được thể hiện trong thái độ của các nước đối với các vấn đề quốc tế lớn hiện nay như: vấn đề chống khủngbố quốc tế, cuộc chiến tranh Apganixtan, chiến tranh Irắc, vai trò của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân, nhân quyền… và hàng loạt những vấn đề khác. Sự tập hợp lực lượng trở nên cơ động, linh hoạt, tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm trong quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở đảm bảo tốt nhất cho lợi ích dân tộc. 18 Thứ ba là mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo. Đây là mâu thuẫn đã từng tồn tại từ lâu đời trong lịch sử nhân loại. Xung đột sắc tộc, tôn giáo vốn được biết đến như những hậu quả của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân, đồng thời còn bắt nguồn từ sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, việc tranh giành ảnh hưởng quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, sự xúi giục, kích động của một số thế lực bên ngoài… Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có điều kiện tăng cường hoạt động và trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện nay. Xu hướng chính của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là chống Mỹ và các nước phương Tây thân Mỹ, nhưng lấy thủ đoạn khủng bố làm vũ khí. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính quyền Mỹ đã khiến cho Mỹ trở thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khủng bố quốc tế có tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, gây bất ổn định trong nội bộ quốc gia, đồng thời tác động đến hoà bình, an ninh khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt phức tạp khi khủng bố và chống khủng bố trở thành công cụ của nhà nước này chống lại nhà nước khác, làm căng thẳng quan hệ quốc tế. Thứ tư là mâu thuẫn về hệ tư tưởng. Đã hơn 10 năm trôi qua sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, nhưng mâu thuẫn về ý thức hệ không vì thế mà mất đi. Trên bình diện quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện “diễn biến hoà bình” với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên… Biên giới của thời kỳ Chiến tranh lạnh vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan. Để chống các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản không chỉ dùng diễn biến hoà bình mà còn dùng biện pháp bao vây, cấm vận, sự trừng phạt về kinh tế, đe doạ về quân sự, sử dụng chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền… Tuy nhiên, sự tồn tại của mâu thuẫn về ý thức hệ không thể cản trở quá trình hợp tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay giữa các 19 nước có hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau. Trong tình hình đó, mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa với Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa khác vẫn là đối kháng về ý thức hệ song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế như trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Mâu thuẫn về ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” và “chống diễn biến hoà bình”. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên nhiều phương diện và là một quá trình đấu tranh lâu dài. Thứ năm, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển (mâu thuẫn Bắc - Nam) tiếp tục diễn ra gay gắt, khoảng cách giữa các nước giàu với các nước nghèo ngày càng lớn. Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tổng thu nhập kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, vào khoảng 25.000 tỉ đôla Mỹ, trong đó các nước phát triển Mỹ, EU và Nhật chiếm tới 88%8. Phần còn lại là của trên 100 nước đang phát triển. Sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, an ninh và sự thịnh vượng chung của thế giới. Tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng lên đã khiến cho quy mô của chủ nghĩa khủng bố lan tràn trên khắp các lục địa, với những hình thức hết sức đa dạng. Mâu thuẫn về khoảng cách giàu nghèo còn diễn ra trong nội bộ từng nước, đặc biệt là trong các nước tư bản phát triển. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nâng cao chất lượng cuộc sống, chống thất nghiệp, tệ nạn xã hội… ở các nước tư bản diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhìn chung có thể thấy, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, song sự vận động của chúng có những biểu hiện mới, không giống như thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều đó có tác động quyết định đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. 8 http://tailieu.vn/doc/mau-thuan-trong-quan-he-quoc-te-sau-chien-tranh-lanh-631530.html, cập nhật ngày 27/05/2011 20

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net