Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1999-2005

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1999-2005

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI  CHU THỊ THANH TÂM ®¶ng bé tõ s¬n chØ ®¹o qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ trong nh÷ng n¨m 1999 - 2005 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG THỊ TIẾN HÀ NỘI - 2006 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n hµ néi  CHU THỊ THANH TÂM ®¶ng bé tõ s¬n chØ ®¹o qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ trong nh÷ng n¨m 1999 - 2005 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG THỊ TIẾN HÀ NỘI - 2006 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chƣơng 1 VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƢỜI TỪ SƠN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN TRƢỚC NĂM 1999 6 1.1 Vài nét về mảnh đất, con người Từ Sơn 6 1.2 Tình hình kinh tế - xã hội trước khi tái lập huyện (1999) 14 Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ TỪ SƠN CHỈ ĐẠO QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM 1999 - 2005 44 2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng - Nhà nước và của tỉnh Bắc Ninh 44 2.2 Quá trình Đảng bộ Từ Sơn tổ chức chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1999 - 2005 47 2.3 Kết quả, hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 77 Chƣơng 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÚC RÚT QUA NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỪ SƠN CHỈ ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM 1999 - 2005 96 3.1 Một số nhận xét 96 3.2 Một số kinh nghiệm bước đầu trong chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Từ Sơn trong những năm 1999 - 2005 106 3.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 2006 - 2010, một số giải pháp và kiến nghị 118 Kết luận 125 Tài liệu tham khảo 127 Phụ lục 132 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBT : Ban Bí thư BCH : Ban Chấp hành BCT : Bộ Chính trị CCKT : Cơ cấu kinh tế CCKTNN : Cơ cấu kinh tế nông nghiệp CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSVN : Cộng sản Việt Nam DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHKHXNNV : Đại học Khoa học Xã hội&Nhân văn GTXD : Giao thông xây dựng HĐND : Hội đồng nhân dân HĐH : Hiện đại hoá HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam NHNN&PTNTVN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NQ : Nghị quyết NQTW : Nghị quyết Trung ương NXBCTQG : Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TW : Trung ương UBND : Uỷ ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế của cả nƣớc nói chung, của một địa phƣơng nói riêng theo hƣớng CNH - HĐH là một trong những nội dung cốt lõi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ Sơn (Bắc Ninh) là một huyện đồng bằng, vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp - thủ công nghiệp - dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh, lại nằm giáp thủ đô Hà Nội có đƣờng quốc lộ 1A, 1B và đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua đồng thời là một huyện vốn sẵn có nền kinh tế, văn hoá phát triển sớm, tiềm lực về lao động lớn, đất đai phì nhiêu, con ngƣời cần cù, thông minh, đội ngũ trí thức đông đảo… Những thuận lợi trên là điều kiện quan trọng để Từ Sơn dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều đề tài lý luận và thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nƣớc nói chung của huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) nói riêng đang đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết nhằm thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu đó một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao. Về mặt lý luận: nhận thức các quá trình có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp và mối quan hệ tất yếu giữa phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ... trong sự phát triển quan hệ kinh tế thị trƣờng còn không ít méo mó, từ phân bố đầu tƣ đến quá trình thực hiện, mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…) với một số vấn đề xã hội còn có nhiều bất cập. Về mặt thực tiễn: Từ khi có nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của BCHTW Đảng khoá VII (6/1993), các địa phƣơng trong cả nƣớc đã tích cực tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tăng thu nhập cho ngƣời lao động và từng bƣớc chuyển biến nền kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh CNH - HĐH… Tuy nhiên, do xuất phát từ điều kiện kinh tế kém phát triển, lao động còn tập trung quá nhiều trong nông nghiệp… nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phƣơng diễn ra còn quá chậm. 1 Vì vậy, cần phải có sự tổng kết thực tiễn để góp phần giải quyết những vấn đề lý luận đồng thời đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nƣớc nói chung, một địa phƣơng cụ thể nói riêng. Xét trên góc độ đó, thì việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Từ Sơn thực sự cần thiết về lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Với lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1999 - 2005” làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề đã có nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu trong đó có đề cập khái quát tập trung thành một số vấn đề chính sau: Một số đề tài, hội thảo đã đề cập những vấn đề lý luận chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nƣớc thể hiện: Hội thảo khoa học Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn do trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân và Uỷ ban kế hoạch Nhà nƣớc chủ trì, hoàn thành năm 1995. Hội thảo đã đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đó là những vấn đề khái niệm, đặc trƣng, nội dung cơ cấu kinh tế; vấn đề Công nghiệp hoá và ảnh hƣởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; vai trò các chính sách của nhà nƣớc đối với quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế. Nhƣng hội thảo chƣa đi sâu phân tích những vấn đề có tính quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số đề tài đề cập đến những vấn đề cụ thể về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng vùng, miền nhƣ: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 - 2000 do Bộ khoa học, công nghệ và môi trƣờng (nay là Bộ khoa học công nghệ) chủ trì hoàn thành năm 1996. Dự án đã đi sâu phân tích hiện trạng tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bằng sông Hồng dự kiến đến năm 2010. Song dự án chƣa đi sâu phân tích cơ sở lý luận khoa học và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một Tỉnh cụ thể. Ngoài ra, còn có một số công trình khác nhƣ: 2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và đồng bằng sông Hồng theo hướng CNH - HĐH, thực trạng và giải pháp đề tài cấp Bộ do Viện CNXH Khoa học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì kết thúc năm 1998. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng. NXB CTQG, Hà Nội, 2003. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Dương theo hướng CNH-HĐH của Phạm Văn Quế (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế), Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội,1999... Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đƣợc đề cập dƣới góc độ Lịch sử Đảng. Đó là Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH giai đoạn 1997-2003 của Đào Thị Vân (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử), Trung tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng Giảng viên Lý luận Chính trị, ĐHQG Hà Nội, 2004… Và một số công trình của nhiều tác giả khác… Hầu hết các công trình trên đƣợc nghiên cứu trên cơ sở quy mô cả nƣớc, của một vùng, miền và của tỉnh và đề cập ở mức độ khác nhau đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đề cập, nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một huyện cụ thể nhƣ huyện Từ Sơn, một huyện có thế mạnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong những năm 1999 - 2005, dƣới góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) vận dụng các nghị quyết, chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng CSVN, của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vào thực tế của địa phƣơng nhằm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị, giải pháp góp phần nhằm đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Từ Sơn trong những năm tiếp theo. * Nhiệm vụ: - Phân tích những thuận lợi, khó khăn của huyện Từ Sơn trƣớc yêu cầu phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay sau tái lập huyện - Trình bày chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng CSVN; chủ trƣơng của tỉnh Bắc Ninh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm đổi mới kinh tế 3 - Chủ trƣơng và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Từ Sơn trong quá trình tổ chức thực hiện - Đánh giá, kết quả, một số kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng trong những năm tiếp theo 4. Đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đảng bộ Từ Sơn trong quá trình vận dụng và tổ chức thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt thời gian, không gian luận văn tập trung trình bày Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1999 (tức là từ năm tái lập huyện) đến năm 2005. Tuy nhiên, để có sự so sánh đối chiếu, luận văn cũng trình bày khái quát tình hình kinh tế - xã hội trƣớc khi tái lập huyện (thời kỳ nằm trong huyện Tiên Sơn) đồng thời cũng so sánh kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Từ Sơn với các huyện trong tỉnh nhƣ huyện Tiên Du, Thuận Thành... để có cái nhìn rõ nét về vai trò của Đảng bộ Từ Sơn trong quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về nội dung, cơ cấu kinh tế là một khái niệm hàm chứa nhiều vấn đề: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu nhóm ngành kinh tế, cơ cấu từng ngành kinh tế... Với những đặc thù riêng của huyện Từ Sơn và trong khuôn khổ riêng của một bản luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN, luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của Đảng bộ huyện trong sự chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... trong những năm 1999 - 2005. 5. Nguồn tài liệu - Văn kiện Đảng toàn tập và các nghị quyết của BCH TW Đảng, BBT, BCT các khoá VI, VII, VIII, IX về chủ trƣơng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Các văn kiện Đại hội của Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ; các quyết định của tỉnh Bắc Ninh, một số tƣ liệu của cục thống kê Tỉnh Bắc Ninh. - Các báo cáo, tổng kết theo năm, kỳ đại hội, các nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện, Ban thƣờng vụ huyện uỷ, UBND huyện, các quyết định của huyện Tiên Sơn, Từ Sơn, một số tƣ liệu của phòng thống kê huyện, báo cáo của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của huyện. 4 - Một số tài liệu khác: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn, Lịch sử Thị trấn Từ Sơn… kết hợp với một số tƣ liệu điều tra, khảo sát tại địa phƣơng. 6. Cơ sở lý luận & Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội, các hội nghị BCH TW Đảng, các kết luận đƣợc tổng kết trong các văn kiện Đảng, các nghị quyết TW Để giải quyết vấn đề, luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phƣơng pháp phân tích thống kê, đối chiếu, so sánh để làm rõ quá trình Đảng bộ địa phƣơng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn trình bày một cách tƣơng đối có hệ thống quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Luận văn phân tích quá trình Đảng bộ Từ Sơn vận dụng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng vào thực tế của địa phƣơng nhằm chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm 1999 - 2005. - Góp phần vào việc tổng kết, bƣớc đầu rút ra một số nhận xét và một số kinh nghiệm về quá trình Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Vài nét về mảnh đất, con người Từ Sơn và tình hình kinh tế - xã hội của huyện trước năm 1999 Chương 2: Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1999 - 2005 Chương 3: Một số vấn đề đúc kết qua nghiên cứu quá trình Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm 1999 - 2005 5 CHƢƠNG 1 VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƢỜI TỪ SƠN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN TRƢỚC NĂM 1999 1.1. Vài nét về mảnh đất, con ngƣời Từ Sơn 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Huyện Từ Sơn nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Yên Phong, có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới; phía Đông giáp huyện Tiên Du; phía Tây và Nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội). Diện tích tự nhiên của huyện là 6140 ha, bao gồm có 10 xã: Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Phù Chẩn, Tam Sơn, Đồng Quang, Châu Khê, Phù Khê, Hƣơng Mạc, Tƣơng Giang và một thị trấn: Từ Sơn. Trung tâm của huyện là thị trấn Từ Sơn, nằm cách không xa tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, và nằm trên đƣờng quốc lộ 1A, 1B, có đƣờng sắt - huyết mạch giao thông từ Hà Nội chạy qua lên biên giới Lạng Sơn về phía miền nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt phát triển, huyện Từ Sơn có nhiều điều kiện để giao lƣu, thông thƣơng, trao đổi hàng hoá, thông tin kỹ thuật, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và là những điều kiện thuận lợi để Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng. Về địa hình Từ Sơn nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đƣợc bồi đắp bởi phù sa của các con sông lớn: sông Hồng, sông Đuống… địa hình bằng phẳng, có dòng sông Ngũ Huyện Khê chảy qua vùng phía tây và bắc huyện. Dòng sông này có lƣu lƣợng nƣớc vừa phải, rộng khoảng 100 - 150 m, cũng là nguồn nƣớc cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều xã trong huyện. Từ Sơn có những ngọn núi sót nhô lên tiêu biểu là núi Tiêu còn có tên gọi là núi Bà Tiêu hay Tiêu Sơn. Địa hình đồng bằng xen lẫn núi thấp và sông ngòi dày đặc đồng thời gắn với các con sông đã đi vào lịch sử của dân tộc: sông Hồng, sông Đuống và sông Tiêu Tƣơng (gắn sự tích chuyện tình 6 chàng Trƣơng Chi và nàng Mỵ Nƣơng) và là quê hƣơng của các vị vua triều Lý đã tạo nên cảnh quan tự nhiên đặc sắc, nét cổ kính vốn có của vùng Đông Ngàn - Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, rất thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Về khí hậu Từ Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới châu thổ chịu ảnh hƣởng rõ rệt của gió mùa có bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, chủ yếu hai mùa chính là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa: từ tháng 4 đến tháng 10 tập trung vào các tháng 7,8,9 chiếm 70% lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 1 và tháng 2 là thời kỳ mƣa phùn ẩm ƣớt cộng với giá rét kéo dài do ảnh hƣởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 23,30C; độ ẩm trung bình năm 84%; lƣợng mƣa trung bình: 1.386,8 mm/năm; hƣớng gió chủ đạo là gió Đông và Đông Bắc, mùa hạ có gió Nam và Đông Nam. Sự phân hoá khí hậu theo mùa đã tạo cho huyện một nền sản xuất nông nghiệp phong phú, đa dạng về cây trồng vật nuôi và mùa vụ, tạo điều kiện cho cây, con phát triển tốt đồng thời tạo nên một không gian văn hoá, mùa của lễ hội thuận lợi cho phát triển dịch vụ, du lịch Sông ngòi Huyện Từ Sơn có sông Ngũ Huyện Khê là nhánh của sông Cầu cách trung tâm huyện 1,5km về phía Tây Bắc và chảy qua khu vực xã Đồng Quang, Châu Khê, Phù Khê, Hƣơng Mạc. Hồ lớn nằm ở khu vực xã Tân Hồng với khoảng 25 ha. Ngoài ra còn nhiều hồ, ao nhỏ nằm rải rác trong các xã của huyện. Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A có kênh Bắc hợp với kênh Nam khu vực Đình Bảng, Tân Hồng hợp lƣu tại ngã ba của xã Châu Khê - 2 kênh này thuộc kênh tƣới cấp I quốc gia dẫn nƣớc cho vùng nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. 1.1.2. Truyền thống lịch sử huyện Từ Sơn Huyện Từ Sơn đƣợc hình thành từ rất sớm, vốn có bề dày văn hoá và lịch sử, nhân dân sống tập trung thành từng làng. Theo các nguồn tài liệu cổ sử và khảo cổ học, từ thời đại Hùng Vƣơng, vùng đất Từ Sơn đã có nhiều bộ tộc ngƣời Việt sinh sống dọc theo đôi bờ sông Tiêu Tƣơng, nay thuộc địa phận các xã: Đình Bảng, 7 Đồng Nguyên, Tam Sơn, Tƣơng Giang. Thời các vua Hùng chia nƣớc Văn Lang thành 15 bộ, Từ Sơn nằm trong bộ Vũ Ninh; đời nhà Đƣờng đô hộ, Từ Sơn thuộc địa phận của Long Châu; thời Lê Đại Hành (989 - 1005) gọi là Cổ Pháp; thời nhà Lý (1010 - 1225) đổi thành phủ Thiên Đức; thời nhà Trần (1225 - 1400) đƣợc gọi là huyện Đông Ngàn, rồi huyện Từ Sơn. Thời Lê (1428 - 1788) phủ Từ Sơn đƣợc thành lập. Đến thời Hồng Đức, Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc. Nhiều lần Từ Sơn có sự thay đổi về hành chính. Dƣới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân điều chỉnh địa giới ở một số địa phƣơng. Từ Sơn lúc này gọi là huyện Đông Ngàn. Năm 1925 lại đổi thành phủ Từ Sơn. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, phủ Từ Sơn đƣợc đổi là huyện Từ Sơn và có một số xã của huyện đƣợc cắt về ngoại thành Hà Nội. Đến ngày 14 - 3 - 1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 25/QĐ sát nhập hai huyện Tiên Du và Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn. Năm 1999, huyện Tiên Sơn đƣợc tách ra thành hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. Qua một thời kỳ dài lịch sử không phải không có nhiều biến động, nhƣng Từ Sơn vẫn luôn là vùng tập trung dân cƣ đông bậc nhất trong tỉnh. Theo sách Bắc Ninh tỉnh chí thì đến năm 1875 huyện Từ Sơn đã có 5.092 suất đinh. Sách Địa chí Hà Bắc cũng ghi: ngay từ năm 1885 đã có một đƣờng phố với khoảng chừng sáu chục nóc nhà ở hai bên đƣờng. Dân ở đấy chủ yếu là ngƣời Kinh, sống tập trung thành những làng lớn nằm kề nhau. Cƣ dân sống bằng nhiều nghề nhƣng chủ yếu là làm nông nghiệp. Cũng theo Bắc Ninh tỉnh chí, dân trong toàn hạt có bốn loại: sĩ, nông, công, thƣơng. Những ngƣời làm nghề nông thì có nhiều, những ngƣời làm nghề buôn bán ít. Dân trong huyện đều rất cần, kiệm, chất phát. Sự phân bố dân cƣ nói chung tƣơng đối đồng đều với mật độ cao. Những nơi có mật độ cao thƣờng là các làng thủ công và buôn bán, kinh tế phát triển. Văn hoá dân gian Nơi đây từ xƣa đã có nhiều truyện thần kỳ gắn với từng địa danh: sông Tiêu Tƣơng nơi có chàng Trƣơng Chi chèo đò ngân vang tiếng hát làm cho nàng Mỵ Nƣơng say đắm mê hồn; Làng Tam Sơn - một trong những làng có truyền thống khoa bảng vào bậc nhất trên đất Bắc Ninh - Kinh Bắc. Làng Phù Chẩn thì thƣờng truyền nhau câu chuyện truyền thuyết: khi Thánh Gióng cƣỡi ngựa đánh giặc, ngựa sắt đã phun lửa làm cháy cả một vùng, vì thế làng đó ngày nay vẫn đƣợc gọi là làng 8 Cháy (Rích Gạo). Ngƣời dân làng Thọ Trai (Giai) thì vẫn tin rằng ngựa sắt của Thánh Gióng đã đi qua làng họ và dấu chân ngựa sắt đã tạo thành ao hồ tồn tại đến ngày nay. Từ Sơn còn nằm trong vùng của lễ hội. Bắt đầu từ ngày mồng 4 tháng Giêng là hội Đồng Kỵ, kết thúc vào ngày 16 tháng Ba âm lịch là hội đền Lý Bát Đế bao gồm phần lễ và phần hội với các loại hình văn hoá, văn nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng nhƣ những trò chơi dân gian: đánh đu, tranh cây ôm cột, hội thi làm bánh dày, thi đấu vật, cờ ngƣời, tuồng, chèo, múa rối, hát ả đào, quan họ - nét đặc trƣng riêng biệt tạo nên bản sắc văn hoá Bắc Ninh - Kinh Bắc. Lễ hội ở Bắc Ninh và Từ Sơn thƣờng phần hội nhiều hơn phần lễ. Đối với ngƣời dân địa phƣơng, lễ hội là dịp vui chơi giải trí, thoát ra khỏi sự nhọc nhằn vất vả sau những ngày lăn lộn với đồng ruộng, là nơi để mọi ngƣời gặp nhau, cũng là dịp con cháu đi xa trở về sum họp nơi quê cha đất tổ, nơi mà tất cả mọi ngƣời cùng chung vui, cầu chúc, ƣớc nguyện sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và mong ƣớc những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với họ. Ngoài ra, chúng ta còn thấy có văn hoá ẩm thực nổi tiếng nhƣ: bánh phu thê Đình Bảng, nem chua, giò chả Phù Lƣu, bánh dày Yên Lã... Di tích lịch sử Từ Sơn là địa điểm thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học. Kể từ cuộc khai quật đầu tiên năm 1963 đến nay, ở Từ Sơn đã khai quật đƣợc nhiều di tích, phát hiện nhiều di chỉ những dấu vết của con ngƣời từ thời kim khí tiêu biểu là di chỉ khảo cổ học Tiêu Giang với di chỉ công xƣởng ở bãi Tự khai quật năm 1974, di chỉ cƣ trú ở Tiêu Sơn khai quật năm 1983. Khu vực Đình Bảng, Dƣơng Lôi vẫn còn tìm thấy những ngôi mộ Hán xây bằng gạch nung, mộ hình vòm, bên trong có nhiều đồ tuỳ táng. Các di tích cách mạng, di tích lịch sử văn hoá tập trung nhiều nhƣ: Đền Đô - quần thể di tích liên quan đến vƣơng triều Lý thờ tám vị vua nhà Lý và đã đƣợc xếp hạng di tích quốc gia; đình Đình Bảng - công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính dân tộc rất đặc sắc (đƣợc khởi công năm 1700 và hoàn thành năm 1736); đình Phù Lƣu cũng đƣợc công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật đƣợc xây dựng vào thời Lê Trung Hƣng; khu nhà lƣu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thƣ của Đảng những năm 1938 - 1940; nhà lƣu niệm đồng chí Ngô Gia Tự - một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi sinh ra và lớn lên của các đồng chí mà còn là cơ sở cách mạng. Tại 9 ngôi nhà đồng chí Ngô Gia Tự đã diễn ra cuộc họp của Kỳ Bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ. Trong thời kỳ Đảng ta còn hoạt động bí mật, Từ Sơn cũng là một cơ sở cách mạng quan trọng của Trung ƣơng, là nơi mà Đảng đã chọn để tổ chức nhiều cuộc họp. Chùa làng Đồng Kỵ là một di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu, là cơ sở của Ban thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng và là nơi đồng chí Trƣờng Chinh đã hoạt động trong những năm 1940 - 1945. Chùa Đồng Kỵ, địa điểm họp Hội nghị mở rộng của Ban thƣờng Vụ Trung ƣơng Đảng vào đêm 9 - 3 - 1945, nhƣng không thấy an toàn, hội nghị đã chuyển về Đình Bảng. Từ ngày 6 đến ngày 9 - 11 - 1940, Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ bảy đã đƣợc tổ chức tại nhà cụ Nguyễn Tiến Tuân (tức Đám Thi) làng Đình Bảng với sự tham dự của các đồng chí Trƣờng Chinh, Phan Đăng Lƣu, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ… Ngôi nhà này đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích lịch sử cách mạng [5, 22-23]. Truyền thống khoa bảng Huyện Từ Sơn là một vùng quê có truyền thống Nho học và khoa bảng nổi tiếng trong tỉnh Bắc Ninh và cả nƣớc. Sách Bắc Ninh dư địa chí của Đỗ Trọng Vĩ ghi nhận: ở phủ Từ Sơn, từ xƣa Đông Ngàn là đất văn hiến hơn cả. Các xã đều có văn học. Nhƣng trong đó bảy tổng Phù Lƣu, Tam Sơn, Nghĩa Lập, Mẫn Xá, Dục Tú, Hội Phụ, Hạ Dƣơng có nhiều nhất. Theo sách Thiên Nam lịch triều truyện đăng khoa của Phan Hoà Phủ có ghi chép về số ngƣời đỗ đại khoa từ bắt đầu khoa thi mở đầu tiên năm 1075 (thời Lý) cho đến năm 1788 (thời Lê Trung Hƣng), số ngƣời đỗ đại khoa ở xứ Kinh Bắc: 593, phủ Từ Sơn: 282, riêng huyện Đông Ngàn chiếm 138 ngƣời đỗ tiến sĩ, trong đó có bốn ngƣời đỗ trạng nguyên: Nguyễn Quán Quang (Tam Sơn), Nguyễn Giản Thanh (Hƣơng Mạc), Ngô Miễn Thiệu (Tam Sơn), Nguyễn Xuân Chính (Phù Chẩn). Nơi đây có nhiều dòng họ có truyền thống Nho học liên tục đƣợc phát huy. Các thế hệ nối tiếp nhau có nhiều ngƣời đỗ đạt làm quan. Các làng tiêu biểu: Tam Sơn, Hƣơng Mạc, Vĩnh Kiều, Phù Chẩn, Trang Liệt, Vân Điềm, Cẩm Giang với các dòng họ nhƣ: dòng họ Ngô (Ngô Luân, Ngô Thầm, Ngô Miễn Thiệu, Ngô Diễn, Ngô Dịch…), dòng họ Nguyễn (Nguyễn Quán Quang, Nguyễn Khiết Tú, Nguyễn Tự Cƣờng…) (Tam Sơn), dòng họ Đàm (Đàm Thận Hy, Đàm Thận Giản…) (Hƣơng 10 Mạc), dòng họ Nguyễn (Nguyễn Thực, Nguyễn Quai, Nguyễn Sĩ, Nguyễn Thẩm) (Vân Điềm)… đều thi đỗ và làm quan trong triều. Sau này có các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Lê Quang Đạo… cùng với các anh hùng, liệt sĩ, những ngƣời dân của đất Từ Sơn đã cống hiến tài năng, trí tuệ, xƣơng máu trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chống Tàu bảo vệ độc lập dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay, các cá nhân, dòng họ nói riêng, những ngƣời dân Từ Sơn nói chung luôn ý thức học hỏi, không ngừng kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học, phấn đấu, trƣởng thành đóng góp những nhân tài vào dựng xây và phát triển quê hƣơng, đất nƣớc đẹp giàu. Truyền thống đấu tranh yêu nước Từ Sơn là một địa bàn quan trọng, nằm trên trục đƣờng đƣờng giao thông chính nối từ phía Bắc toả đi các vùng phía Nam. Ngay từ thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc, nơi đây đã chứng kiến những chiến công oanh liệt của cha ông đánh tan quân xâm lƣợc phƣơng Bắc qua các triều đại ở Việt Nam. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trƣớc phát huy truyền thống yêu nƣớc chống ngoại bang. Nhiều ngƣời dân của Từ Sơn đã hy sinh thân mình vì tổ quốc, quê hƣơng. Công lao của họ mãi đƣợc nhân dân nhớ ơn và ghi trong lịch sử quê hƣơng, đất nƣớc. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, Từ Sơn là một trong những địa phƣơng đã nhạy bén tiếp thu đƣờng lối cách mạng mới do đồng chí Nguyễn Ái Quốc đƣa về và đã tích cực hoạt động, nhanh chóng xây dựng cơ sở cách mạng đầu tiên. Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại làng Tam Sơn, huyện Từ Sơn là chi hội đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh - chi hội thử nghiệm của Ngô Gia Tự về công tác tuyên truyền vận động thanh niên yêu nƣớc ở nông thôn có học thức đi theo con đƣờng cách mạng vô sản. Từ thành công này, chi hội đã đƣợc phát triển rộng trên địa bàn huyện Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 6 - 1927, tỉnh Bắc Ninh có sáu chi hội gồm khoảng 40 hội viên. Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục phát triển ở huyện Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Thời kỳ cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939, ở phố Từ Sơn, các làng Phù Lƣu, Cẩm Giang, Trang Liệt… cũng có các tổ chức phƣờng, hội với hàng trăm quần chúng tham gia, có phong trào đọc sách báo tiến bộ, phong trào truyền bá chữ quốc ngữ: tiêu biểu có Đình Bảng, Phù Lƣu… Nhân dân Từ Sơn có trình độ giác ngộ cách mạng, nhiệt tình yêu nƣớc. Hàng chục, 11 hàng trăm quần chúng ở hàng chục làng xóm, phố phƣờng đã tham gia đấu tranh chống thực dân, phát xít, chống phản động thuộc địa giành quyền lợi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình và các tổ chức ái hữu, nghiệp đoàn, hội quần chúng công khai hợp pháp [5, 57]. Thời kỳ 1939 - 1945 là thời kỳ đấu tranh sôi động nhất của quân và dân Từ Sơn. Phong trào cách mạng tƣơng đối mạnh, lại ở vị trí thuận lợi, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của cả nƣớc, là chiếc cầu nối giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc tổ quốc cho nên đƣợc Trung ƣơng Đảng và xứ uỷ Bắc Kỳ chọn và trực tiếp chỉ đạo các cơ sở cách mạng chuyển vào hoạt động bí mật bất hợp pháp từ cuối năm 1939 nhƣ cơ sở cách mạng ở làng Đình Bảng, làng Phù Lƣu, Cẩm Giang, Trang Liệt, Phù Khê, Tam Sơn [5, 60-61]. Trong thời gian này, nhiều lớp thanh niên học sinh yêu nƣớc Từ Sơn đã trở thành cốt cán của phong trào thời kỳ đầu bƣớc vào hoạt động bí mật: Lê Quang Đạo, Nguyễn Duy Thân… Nhiều nhà là cơ sở, nơi ăn ở, hội họp của các đồng chí cán bộ của Xứ uỷ Bắc Kỳ và thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng nhƣ nhà cụ Nguyễn Tiến Tuân (tức Đàm Thi), nhà cụ Hƣơng Canh (Đình Bảng)… Nhiều đoàn viên thanh niên phản đế cũng đƣợc kết nạp vào Đảng. Nhiều chi bộ ghép đã tích cực hoạt động, nhanh chóng xây dựng, phát triển các tổ chức quần chúng tiêu biểu nhƣ chi bộ: Đình Bảng - Phù Lƣu - Cẩm Giang. Tại Từ Sơn đã diễn ra Hội nghị Trung ƣơng lần thứ VII (từ ngày 9 đến ngày 11-11-1940); nơi ra đời bản chỉ thị lịch sử (ngày 12-3-1945) “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” - kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, toàn dân trong thời kỳ kháng Nhật, cứu nƣớc và khởi nghĩa giành chính quyền Tháng tám năm 1945. Thời kỳ cao trào kháng Nhật cứu nƣớc tiến lên giành chính quyền về tay cách mạng, Từ Sơn hoà chung trong không khí cùng các địa phƣơng trong toàn quốc đã dùng có hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của phát xít Nhật, cƣờng hào, ác bá. Tiêu biểu cuộc đấu tranh chống quân đội Nhật lấy thóc tại làng Phù Ninh (Từ Sơn) là cuộc đấu tranh có sự tham gia của hàng nghìn quần chúng, gây tiếng vang lớn trong vùng, trong tỉnh Bắc Ninh. Tinh thần nổi dậy 12 quật khởi, đấu tranh của quần chúng dâng cao hơn lúc nào hết làm cho bọn lính Nhật hoảng sợ tháo chạy. Tháng Tám mùa thu năm 1945, toàn bộ chính quyền cấp cơ sở, cấp phủ ở Từ Sơn đã về tay cách mạng, trong đó Đình Bảng giành chính quyền sớm nhất. Ngày 18-8-1945, nhân dân toàn huyện Từ Sơn nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, mở ra một kỷ nguyên mới: độc lập - tự do. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), nhân dân Từ Sơn cùng nhân dân trong tỉnh và cả nƣớc ra sức bảo vệ chính quyền non trẻ, đã tích cực đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh, đồng thời tiến hành chiến tranh du kích, diệt tề, trừ gian, tiêu diệt sinh lực địch, góp sức cùng cả nƣớc đánh bại những âm mƣu thâm độc của thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5 - 1954) đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 21 năm (1954 - 1975) tiếp theo, nhân dân Từ Sơn cùng nhân dân miền Bắc phấn khởi bƣớc vào thời kỳ mới, thời kỳ bắt tay vào thực hiện cải cách ruộng đất, khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống sự phá hoại của đế quốc Mĩ, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phƣơng của mình: chi viện sức ngƣời, sức của cho đồng bào miền Nam ruột thịt đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Truyền thống đấu tranh và bảo vệ, dựng xây đất nƣớc của cha ông là một động lực lớn mà ngày nay nhân dân Từ Sơn đã và đang kế thừa, phát huy, không ngừng học hỏi, nỗ lực phấn đấu vƣơn lên xứng đáng là một vùng phát triển đầy tiềm năng, hứa hẹn thu hút sự đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, sớm trở thành đô thị phát triển của tỉnh và của cả nƣớc. 1.1.3. Những ngành nghề thủ công truyền thống Từ lâu, Từ Sơn nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống. Theo sách “Bắc Ninh phong thổ tạp ký” thì ở vùng Đông Ngàn - Từ Sơn thời kỳ trƣớc cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã nổi tiếng với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống gắn liền với những địa danh nhƣ: - Nghề thợ mộc, chạm khắc trên gỗ ở các xã Phù Khê, Hƣơng Mạc, Đồng Quang, Tân Hồng. - Nghề thợ sơn, sơn mài, nhuộm thâm ở xã Đình Bảng, Tân Hồng. - Nghề rèn sắt ở Đa Hội (Châu Khê). 13 - Nghề dệt vải, dệt lụa ở Tam Sơn, Tƣơng Giang... Hầu hết các ngành nghề truyền thống trên gắn với các sản phẩm từ bao đời nay đã nổi tiếng khắp cả nƣớc. Trong đó nghề mộc - chạm khắc gỗ xuất hiện trên đất Phù Khê có từ bao giờ, cho đến nay chƣa có tƣ liệu để xác minh, nhƣng qua một số công trình kiến trúc có giá trị do những ngƣời thợ ở Từ Sơn đặc biệt ngƣời Phù Khê làm còn để lại nhƣ chùa Tây Phƣơng (Hà Tây), chùa Bút Tháp (Thuận Thành), chùa Lim (Tiên Du) cho đến đình Diềm Xã, đình Đình Bảng. Có thể thấy nghề mộc - chạm khắc ở đây đã xuất hiện từ khá sớm, đặc biệt vào thời Hậu Lê thế kỷ XVII - XVIII, làng nghề chạm khắc ở Phù Khê đã nổi tiếng khắp nơi và nó đƣợc phát triển sang nhiều địa phƣơng khác quanh vùng nhƣ Đồng Kỵ, Hƣơng Mạc, Tam Sơn... Sản phẩm của họ gắn bó từ những đồ gia dụng trong gia đình đến đồ thờ cúng, tạc tƣợng đặc biệt là những công trình kiến trúc lớn nhƣ đình, chùa, miếu, phủ, lăng tẩm chạm khắc rồng, phƣợng lộng lẫy. Do cần cù, chịu khó, cộng với óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, ngƣời dân các địa phƣơng Phù Khê, Hƣơng Mạc, Đồng Kỵ đã phát triển nghề mộc với nhiều loại hình nhƣ: hàng ngang (làm nhà cửa, làm đồ gia dụng); hàng chạm (hƣơng án, long khám, long châu, hoành phi, câu đối, tủ, xa lông, tủ chè...). Ở loại hình nào, ngƣời Phù Khê, Hƣơng Mạc, Đồng Kỵ cũng cho ra đời những sản phẩm đạt đến trình độ khéo léo, tinh xảo và thẩm mỹ cao. Bên cạnh nghề mộc, nghề rèn sắt chủ yếu ở Đa Hội (Châu Khê) cũng khá phát triển. Nghề này chuyên cung cấp công cụ lao động và sinh hoạt cho cả một vùng. Không những thế các sản phẩm của các ngành nghề trên rất đƣợc ƣa chuộng và đƣợc bán ra khắp các thị trƣờng trong huyện, trong tỉnh và trong cả nƣớc. Hiện nay, do nhu cầu của thị trƣờng, các nghề sản xuất này ngày một phát triển. Ngoài ra một số nghề khác nhƣ nghề dệt vải, sản xuất gạch ngói... cũng đƣợc ngƣời dân duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, ngƣời dân Từ Sơn còn mạnh dạn đầu tƣ mở mang thêm một số ngành nghề mới nhƣ: sơn mài, làm ghế mây, mành trúc, thảm, tre nan... phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Các nghề trên ra đời không chỉ tạo công ăn việc làm mà đã trở thành những nghề sản xuất mang lại thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng đồng thời nó còn đƣợc phát triển rộng rãi sang các vùng lân cận. Đảng bộ và nhân dân Từ Sơn xác định khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đồng thời tiến hành quy hoạch thành cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề là một định hƣớng chiến lƣợc quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh 14 tế theo hƣớng CNH - HĐH nhằm đƣa Từ Sơn trở thành một huyện phát triển vào bậc nhất của tỉnh. 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trƣớc khi tái lập huyện (1999) 1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trước đổi mới Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân Từ Sơn cùng nhân dân cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ thực hiện cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Hoà bình lập lại trên miền Bắc, huyện Từ Sơn đang phải đứng trƣớc những khó khăn, thử thách mới. Cuộc đấu tranh kéo dài do thực dân Pháp gây ra đã để lại những hậu quả nặng nề về mọi mặt cho nhân dân trong huyện. Tình hình tài chính, kinh tế nghèo nàn, kiệt quệ. Sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bị đình đốn, trì trệ, đồng ruộng bị bỏ hoang hoá ở nhiều nơi. Vụ mùa năm 1954 bị ngập úng nặng gây khó khăn nhiều cho sản xuất nông nghiệp. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhân dân một số xã rơi vào tình trạng đói, nghèo. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Từ Sơn cũng nằm trong tình trạng ngƣng trệ, sa sút. Các làng nghề chạm gỗ, rèn sắt, dệt vải... không phát triển đƣợc do thiếu nguyên liệu. Tình hình mới của cách mạng đã đặt ra các nhiệm vụ lớn trƣớc mắt đối với nhân dân miền Bắc nói chung, nhân dân huyện Từ Sơn nói riêng là hoàn thành cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân lao động; hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, huyện uỷ Từ Sơn tiến hành triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất với mục tiêu nhằm đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất, trâu cày cho nông dân. Đồng thời, Huyện uỷ Từ Sơn cũng chú trọng đến những giải pháp khác nhằm khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣ tăng cƣờng chỉ đạo việc đắp đê Ngũ Huyện Khê, vận động nhân dân đào mƣơng, khơi giếng, tát nƣớc tập thể để đảm bảo ổn định sản xuất của nông dân. Thời kỳ này, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Tỉnh uỷ Bắc Ninh, Huyện uỷ Từ Sơn phát động phong trào xây dựng tổ đổi công trong sản xuất nông nghiệp. 15 Đến tháng 4 - 1957, toàn huyện có 12 xã, thành lập đƣợc 57 tổ đổi công. Một năm sau, toàn huyện đã có 19 xã với 136 tổ, mỗi tổ đổi công có từ 5 - 10 hộ nông dân tham gia. Đây là hình thức sơ khai của lối làm ăn tập thể. Hình thức của tổ đổi công là các hộ nông dân liên kết giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp, dƣới hai hình thức đổi công thƣờng xuyên và bình công chấm điểm. Nhờ có phong trào đổi công phát triển, sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ. Diện tích gieo trồng ngày càng tăng, năng suất cây trồng đạt cao hơn, bình quân thu nhập lƣơng thực 263 kg/ngƣời/năm. Bên cạnh việc ổn định sản xuất nông nghiệp, Huyện uỷ cũng khuyến khích các ngành nghề thủ công nghiệp nhƣ rèn sắt Đa Hội, chạm khắc gỗ Phù Khê, làm cày bừa Đông Xuất... phục hồi và phát triển, phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tháng 6-1958, trong khi cả tỉnh đang xây dựng và phát triển phong trào tổ đổi công thì huyện Từ Sơn tiến hành xây dựng hai hợp tác xã thí điểm đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh là hợp tác xã Lỗ Khê (Liên Hà) và hợp tác xã xóm Chi (Liên Sơn). Tính đến cuối năm 1958, huyện đã xây dựng đƣợc 9 HTX. Trên cơ sở 9 HTX đƣợc xây dựng, Huyện uỷ tổ chức học tập rút kinh nghiệm, đến tháng 5-1959, huyện Từ Sơn đã xây dựng đƣợc 56 HTX. Cuối năm 1959, toàn huyện có 104 HTX với 5.263 hộ tham gia. Phong trào này không ngừng đƣợc phát triển đạt đỉnh cao ở ba năm đầu của thập niên 60. Từ Sơn vốn là vùng quê nổi tiếng có nhiều nghề thủ công truyền thống với các sản phẩm hàng hoá nhƣ: sơn mài, chạm gỗ, đồ sắt, cày bừa, dệt vải... Thực hiện nghị quyết 14 của Trung ƣơng Đảng về cải tạo XHCN đƣa lao động ngành nghề vào làm ăn tập thể. Cuối năm 1959, huyện Từ Sơn thành lập đƣợc 13 HTX thủ công với 5.408 xã viên. Năm 1960 có 36 HTX với 11.120 xã viên. Trong lĩnh vực thƣơng nghiệp, năm 1958, huyện Từ Sơn đã tổ chức các hộ buôn bán nhỏ ở thị trấn Từ Sơn vào các tổ mua chung, bán chung đồng thời vận động một số hộ tiểu thƣơng chuyển sang sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất thủ công nghiệp. Năm 1960, huyện Từ Sơn đã thành lập đƣợc 62 hợp tác xã, gồm 667 hộ kinh doanh với số vốn là 109.272đ, đồng thời huyện vận động, chuyển 530 hộ tiểu thƣơng sang sản xuất nông nghiệp [5, 150]. 16

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net