Ứng dụng công nhệ thông tin, xây dựng bảng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức một số bài giảng giáo dục quốc phòng lớp 10 trung học phổ thông

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ứng dụng công nhệ thông tin, xây dựng bảng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức một số bài giảng giáo dục quốc phòng lớp 10 trung học phổ thông

LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng bảng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức một số bài giảng giáo dục quốc phòng lớp 10 trung học phổ thông”, được thực hiện tại trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, dưới sự hướng dẫn của Thiếu tá - Th.S Trần Danh Lực. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thiếu tá - Th.S Trần Danh Lực, người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, trực tiếp và thường xuyên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, khoa Giáo dục chính trị, Ban giám đốc và các thầy giáo, cô giáo trong Trung tâm GDQP - AN Hà Nội 2, các thầy, cô giáo bộ môn Giáo GDQP - AN trường THPT Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân tới gia đình, bạn bè tôi, những người luôn bên cạnh, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Dương Thị Hoa LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống bảng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức một số bài giảng Giáo dục Quốc phòng lớp 10 trung học phổ thông” được hoàn thành là kết quả của cá nhân tôi sau một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi dưới sự hướng dẫn của Thiếu tá - Th.S Trần Danh Lực. Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Những kết quả thu được hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài nào nghiên cứu. Hà Nội, Ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Dương Thị Hoa NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN CNTT : Công nghệ thông tin GDQP : Giáo dục quốc phòng GDQP- AN : Giáo dục quốc phòng-An ninh THPT : Trung học phổ thông VBA : Visual Basic for Application PPDH : Phương pháp dạy học CBQLGDTW1 : Cán bộ quản lý giáo dục Trung Ương 1 NXBGD : Nhà xuất bản giáo dục NXB : Nhà xuất bản MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài...................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 5 1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................ 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của khâu củng cố kiến thức 5 1.1.2. Tình xây dựng bảng trò chơi ô chữ khâu củng cố kiến thức ...... 6 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 6 1.2.1. Khái niệm về khâu củng cố kiến thức .......................................... 6 1.2.2. Vai trò của khâu củng cố kiến thức ............................................. 7 1.2.3. Những phương pháp dạy học ưu tiên khâu củng cố kiến thức .... 8 Chƣơng 2. THIẾT KẾ BẢNG TRÕ CHƠI Ô CHỮ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOF POWERPOINT TRONG CHƢƠNG TRÌNH GDQP-AN LỚP 10 THPT ................................................................................................. 9 2.1. Phân tích nội dung chương trình GDQP-AN lớp 10 THPT .................... 9 2.2. Giới thiệu phần mềm MS.Powerpoint ...................................................... 9 2.3. Thiết kế bảng trò chơi ô chữ .................................................................... 10 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế ...................................................................... 10 2.3.2. Quy trình thiết kế ........................................................................ 11 2.4. Các bảng trò chơi ô chữ................................................................................ 24 2.5. Sử dụng bảng trò chơi ô chữ .................................................................... 34 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG BẢNG TRÕ CHƠI Ô CHỮ .... 35 3.1. Mục đích đánh giá .................................................................................... 35 3.2. Nội dung đánh giá .................................................................................... 35 3.3. Phương pháp đánh giá .............................................................................. 35 3.4. Đánh giá kết quả ...................................................................................... 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 38 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với nhịp độ phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ ngày càng cao, sự phát triển nhiều mặt về đời sống kinh tế chính trị đã đưa con người tới một cuộc sống phát triển, mọi mặt trong đời sống ngày càng tăng thêm và nhanh đến mức sự thay đổi cuộc sống diễn ra chóng mặt theo từng ngày. Điều này khiến cho những tri thức mà chúng ta thu được trong những năm học ngồi trên ghế nhà trường không còn là mới nếu như không muốn nói rằng nó đã dễ trở thành lạc hậu theo từng giờ. Như vậy, con người cần phải lĩnh hội nhiều hơn nữa những tri thức và quan trọng là làm thế nào đề biết cách “học suốt đời”, để trở thành “những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ đang được mang vào áp dụng và khai thác một cách triệt để trong đời sống thì việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học đã không còn là xa lạ. Đảng và Nhà nước luôn đề cao vai trò của giáo dục và đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, việc đầu tư cho phát triển giáo dục, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học đã được đề cao. Trong chỉ thị số 55/2005/CT - BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Quy định số 698/QĐ - TTG ngày 1/6/2009 về kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 định hướng tới năm 2020. Môn học GDQP - AN cho học sinh, sinh viên là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia. Môn học GDQP-AN được Chính phủ và Nhà nước quy định là môn học chính khóa trong hệ thống các nhà trường theo quy định số 116 NĐCP/ về GDQP – 10/7/2007. 1 Ở thế kỉ XX nhà tâm lý học Thụy Sĩ Jpiaget đã nói “thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành học tập”. Hoạt động vui chơi ở trong học tập chúng ta thường thấy ở lứa tuổi tiểu học nhưng ở lứa tuổi THPT cũng nên tiến hành hoạt động trò chơi trong giờ giảng vì theo tôi biết nguyên nhân phần đông các học sinh bị stress đó là do phương pháp giáo dục của giáo viên trong thời gian học tập kéo dài dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, củng cố kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nó giúp học sinh nắm kiến thức một cách chính xác, hệ thống. Nhưng đến khâu này là khâu cuối của tiết học, đây là thời điểm học sinh hay phân tán tư tưởng không tập trung rất khó tiếp thu bài tốt như ở các khâu trước. Để khắc phục hiện tượng đó, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu xây dựng nội dung khâu củng cố kiến thức thật hấp dẫn, thú vị để thu hút sự chú ý của học sinh. Đã có một số giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ nhưng con số này chưa được nhiều. Còn phần lớn giáo viên thường nhắc lại những nội dung trọng tâm của bài. Với hình thức củng cố hời hợt, vội vàng và kèm theo là sự mệt mỏi của học sinh khi tiết học kéo dài làm cho chất lượng dạy học ở khâu củng cố kiến thức chưa cao. Như vậy, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học theo truyền thống trước đây thì việc áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống trò chơi trong khâu củng cố kiến thức các bài học Quốc phòng sẽ nâng cao chất lượng các buổi học và tạo hứng thú cho các em học sinh say mê hơn nữa với môn học GDQP - AN. Việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin bằng sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học nói chung và trong khâu củng cố kiến thức nói riêng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh, nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp, khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy 2 tính, xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Muốn làm được điều đó phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới quá trình dạy học phải được tiến hành đồng bộ ở các khâu. Chính vì vậy phương pháp dạy học ở khâu củng cố kiến thức phải đảm bảo xu hướng này. Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống bảng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức một số bài giảng giáo dục quốc phòng lớp 10 trung học phổ thông” 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế bảng trò chơi ô chữ trên phần mềm MS.PowerPoint để củng cố kiến thức một số bài giảng trong chương trình GDQP lớp 10 THPT 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nội dung chương trình môn học GDQP - AN lớp 10 THPT từ đó đi nghiên cứu các bảng trò chơi ô chữ trong dạy học khâu củng cố kiến thức nhằm đem lại hứng thú cho các học sinh trong các tiết học 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung môn học GDQP - AN trong chương trình lớp 10 THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lí luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin phần trò chơi ô chữ trên MS.PowerPoint vào một số bài giảng GDQP lớp 10 THPT. - Điều tra thực trạng về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin phần trò chơi ô chữ trên M.PowerPoint vào một số bài giảng GDQP lớp 10 THPT. - Xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ trên phần mềm M.PowerPoint để củng cố kiến thức một số bài giảng GDQP lớp 10 THPT. - Đánh giá chất lượng hệ thống bảng trò chơi ô chữ. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu về các tài liệu về công nghệ thông tin, về việc thết kế và xây dựng các bảng trò chơi ô chữ. Phương pháp điều tra quan sát: Điều tra việc dạy và học môn học GDQP-AN, việc vận dụng đề tài vào trong quá trình dạy và học trong tình hình thực tiễn. Dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy học khâu củng cố kiến thức ở một số bài giảng GDQP lớp 10 và việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học GDQP - AN Phương pháp chuyên gia: Thông qua các văn bản và phiếu nhận xét đánh giá, đi xin ý kiến, nhận xét đánh giá của một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy. 6. Đóng góp của đề tài Đóng góp về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu một cách sâu sắc về việc xây dựng hệ thống bảng trò chơi ô chữ. Sử dụng công nghệ thông tin để đạt hiệu quả trong việc dạy và học. Đóng góp về mặt thực tiễn: Góp phần khẳng định tính ưu việt của công nghệ thông tin trong việc dạy và học. Góp phần khích lệ tinh thần học tập, tạo hứng khởi, say mê cho học sinh, sinh viên trong các buổi học hấp dẫn, dễ hiểu và đi sâu vào trí nhớ. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của khâu củng cố kiến thức Theo Nguyễn Bá Kim “việc củng cố tri thức, kĩ năng một cách có định hướng và có hệ thống có ý nghĩa to lớn trong việc dạy học”, “củng cố cần phải thực hiện đối với tất cả các thành phần của nhân cách, nó được phát biểu thành mục tiêu trong chương trình, tức là không phải chỉ đối với tri thức mà còn đối với cả kĩ năng, kĩ xảo, thói quen và thái độ” [Nguyễn Bá Kim, phương pháp dạy học bộ môn toán, NXB Giáo dục, 1994]. Như vậy, củng cố không chỉ giúp học sinh nắm vững các tri thức vừa được học mà còn tạo điều kiện cho con người có khả năng rèn luyện và phát triển tư duy của mình. Giải quyết các vấn đề khác nhau của tri thức từ đó có khả năng vận dụng những tri thức mà mình hiểu biết vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đặt ra. Củng cố là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Điển hình là chương trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang (1989), lí luận dạy học đại cương, tập II, trường CBQLGDTW1, Hà Nội Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành (1979) lí luận dạy học sinh học, NXBGD, Hà Nội… Khâu củng cố kiến thức không phải chỉ là tóm tắt nội dung vừa học mà cần phải tổ chức thường xuyên thông qua các hoạt động để học sinh ghi nhớ, phải tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu những tri thức mới, như thế thì khâu củng cố mới đạt được hiệu quả. 5 1.1.2. Tình xây dựng bảng trò chơi ô chữ khâu củng cố kiến thức A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi… Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập.” Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học. Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho học viên. Như vậy, lợi ích của việc đưa trò chơi vào trong các buổi học lại chưa được quan tâm trong các trường THPT. Việc xây dựng các bảng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức trong quá trình dạy học chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả xây dựng các bảng trò chơi ô chữ thông thường ở các bộ môn khác như: lịch sử, địa lý, văn học, sinh học... còn ở môn học GDQP - AN lại hầu như chưa có ai nghiên cứu. Các bảng trò chơi ô chữ ở các bộ môn khác vẫn còn xây dựng một cách “gia công” chưa được thiết kế trên phần mềm dạy học nên hiệu quả sử dụng chưa cao. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Khái niệm về khâu củng cố kiến thức Khâu hoàn thiện kiến thức bao gồm việc ôn tập củng cố, luyện tập và vận dụng, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo nhằm chính xác hóa, khắc sâu, củng cố, khái quát hóa và vận dụng kiến thức đã học. Việc củng cố kiến thức được tiến hành thường xuyên và liên tục trong từng bài, từng mục của bài, kiểm tra bài hoặc cả chương. Sau mỗi tiết học, ở mỗi học sinh, kiến thức kĩ năng mới vừa được hoàn thiện nếu không củng cố ngay thì các kiến thức đó sẽ bị mai một, lãng 6 quên nhanh chóng. Qua đó có thể cho ta thấy việc củng cố kiến thức có tác dụng bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu ở học sinh, phát hiện ra những thiếu sót trong việc tiếp thu những kiến thức của các em, người giáo viên sẽ có thể nhận biết và điều chỉnh nội dung kiến thức cho phù hợp. Củng cố kiến thức là đưa ra những tình huống mới làm cho kiến thức được mở rộng và đào sâu thêm đồng thời phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. 1.2.2. Vai trò của khâu củng cố kiến thức Rõ ràng việc củng cố kiến thức không chỉ đơn thuần là việc nhắc lại một cách tóm tắt những điều đã giảng ở mỗi tiết học mà nó phải là một việc làm thường xuyên, có hệ thống với sự vận dụng phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Như vậy khâu củng cố có vai trò quan trọng và ý nghĩa trong toàn bộ quá trình dạy học. *Đối với học sinh: Qua khâu củng cố học sinh có thể nhận thấy mình đã tiếp thu được những tri thức nào, ở mức độ nào, những phần nào mình còn thiếu và cần bổ sung thêm. Khâu củng cố kiến thức giúp học sinh tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, so sánh, phân tích. Qua đó học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng những kiến thức đã học đem vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Củng cố kiến thức thường xuyên, nghiêm túc sẽ giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm trong học tập, có ý trí vươn lên đạt kết quả cao, có lòng tin vào năng lực của bản thân mình từ đó khắc phục được tính chủ quan và tự mãn. *Đối với giáo viên: Thông qua khâu củng cố sẽ tạo điều kiện cho giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh, từ đó tìm ra được những biện pháp giúp đỡ thích hợp với riêng mỗi học sinh. 7 Giúp giáo viên xem xét được hiệu quả của việc dạy học và có những cải tiến nội dung cho phù hợp và chọn phương pháp dạy học thích hợp, để kiến thức trở nên vững chắc hơn giúp học sinh hiểu được đầy đủ nội dung của bài. 1.2.3. Những phƣơng pháp dạy học ƣu tiên khâu củng cố kiến thức Các phương pháp trong hệ thống phương pháp dạy học đều có thể sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức. Tuy nhiên, mức độ tích cực và hiệu quả của mỗi phương pháp dạy học là khác nhau. Trong hệ thống phương pháp dạy học, những phương pháp sau nên ưu tiên sử dụng khi củng cố kiến thức:  Phương pháp đàm thoại  Phương pháp thuyết trình  Phương pháp vấn đáp – tái hiện  Làm việc với sách giáo khoa  Phương pháp trực quan Đây là những nhóm phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong suốt quá trình dạy học của người giáo viên. Nếu người giáo viên biết trình bày một cách chặt chẽ có hệ thống những vấn đề lý thuyết và vận dụng được linh hoạt các phương pháp dạy học mới ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các bảng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức sẽ đem lại được một bài giảng thành công. 8 Chƣơng 2 THIẾT KẾ BẢNG TRÕ CHƠI Ô CHỮ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOF POWERPOINT TRONG CHƢƠNG TRÌNH GDQP-AN LỚP 10 THPT 2.1. Phân tích nội dung chƣơng trình GDQP-AN lớp 10 THPT Số tiết STT Tên bài giảng Lý thuyết Thực hành Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân 1 4 tộc Việt Nam Lịch sử, truyền thống của quân đội và 2 5 công an nhân dân Việt Nam 3 Đội ngũ từng người không có súng 1 3 4 Đội ngũ đơn vị 1 6 Thường thức phòng tránh một số loại 5 2 bom, đạn và thiên tai Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường 6 2 3 và băng bó vết thương Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học 7 4 sinh trong phòng chống ma túy 8 Kiểm tra 2 2 2.2. Giới thiệu phần mềm MS.Powerpoint Microsoft Office PowerPoint (trước kia gọi là Microsoft PowerPoint, gọi tắt là PowerPoint) là một ứng dụng trình diễn do hãng Microsoft phát triển. PowerPoint là một phần của gói ứng dụng văn phòng Microsoft Office MS PowerPoint là một phần mềm thuộc nhóm MS Office, có chức năng hỗ 9 trợ việc thiết kế, soạn thảo và định dạng nội dung tài liệu, rất thuận tiện cho việc trình bày trong giảng dạy, thuyết trình... MS PowerPoint có tính hiệu quả mạnh về đồ họa và hiệu ứng, có giao diện tương tự các công cụ khác nhóm MS Office. Một số chức năng cơ bản của MS.Powerpoint khi ứng dụng vào dạy học (text, drawing, picture, chart…) hoàn toàn như Word, Excel. Khi ứng dụng MS.Powerpoint vào dạy học cho phép thiết kế ở diện rộng giúp giáo viên trình bày nội dung một cách logic, dẫn dắt học sinh đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Giáo viên có thể dùng tư liệu thu được như băng hình, hình vẽ, tranh ảnh cùng với chữ viết dưới dạng câu hỏi, bài tập… cho xuất hiện lần lượt trên phông nền có màu sắc đẹp, không gian ba chiều gây ấn tượng mạnh tới người học. Có thể sử dụng âm thanh, lời nói, nhạc nền phụ họa cho bài giảng. * Ưu điểm của Powerpoint so với phương pháp dạy học truyền thống  Cho phép tiết kiệm thời gian soạn bài  Tăng tính sinh động và hấp dẫn của bài giảng  Cho phép người nghe tiếp cận vấn đề sâu hơn và nhanh hơn 2.3. Thiết kế bảng trò chơi ô chữ 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế Trong quá trình thiết kế cần bám sát vào các nguyên tắc sau: Cần đạt được đủ nội dung cơ bản của bài học. Nội dung của bài học phải được mở rộng và cập nhập được các kiến thức mới các thông tin có tính chọn lọc, có ý nghĩa với bài học. Chúng ta cần tránh các bảng trò chơi ô chữ có nội dung nghèo nàn chỉ nhằm để thay thế bảng đen. Bên cạnh đó cũng cần tránh các bảng trò chơi ô chữ cho quá nhiều thông tin làm học sinh bị “nhiễu”. Trên các bảng trò chơi ô chữ không được sai sót các lỗi chính tả, lỗi văn bản, các hình thức trang trình chiếu. 10 Bố cục các trang trình chiếu sao cho học sinh dễ theo dõi, ghi được bài. Các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mỹ để kích thích được hứng thú trong học tập, giáo dục được học sinh. Cỡ chữ phải phù hợp với không gian lớp học, học sinh cả lớp có thể theo dõi được. Tận dụng được các kĩ thuật phần mềm, nhưng cũng không nên quá cầu kì để thể hiện tính sư phạm của bài học. Cần tránh lạm dụng và dùng các màu sắc quá lòe loẹt, quá chói mắt trong cùng một trang. Bố cục các slide phải hài hòa, có tính thẩm mỹ, đảm bảo cung cấp đủ thông tin, thông tin phải chính xác, ngắn gọn. 2.3.2. Quy trình thiết kế Thiết kế bảng trò chơi ô chữ trên phần mềm MS.PowerPoint đều tiến hành qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Biên soạn bảng trò chơi ô chữ trên giấy Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Phải xác định sau bài học học sinh đạt được những gì, người giáo viên cần đọc kĩ sách giáo khoa kết hợp với các tài kiệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt được của mỗi mục tiêu, trên cơ sở đó xác định cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm bài học Những nội dung được đưa vào sách giáo khoa đã được lựa chọn từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao, cần bám sát nội dung sách giáo khoa, người giáo viên lựa chọn những kiến thức cơ bản, đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Tuy nhiên việc mở rộng 11 kiến thức, đọc thêm các sách báo, kết hợp với những kiến thức cơ bản, làm nổi bật và làm rõ phần nội dung trọng tâm của bài. Bước 3: Viết câu hỏi cho các từ, cụm từ hàng ngang, hàng dọc (hoặc từ, cụm từ trung tâm) Bước 4: Sắp xếp, kiểm tra và chỉnh sửa các từ, cụm từ, câu hỏi (nếu cần). Giai đoạn 2: Thiết kế trên phần mềm MS.PowerPoint Sử dụng phần mềm tin học để nhập thông tin về bảng trò chơi ô chữ. Giai đoạn này gồm 4 bước như sau: Bƣớc 1: Khởi động MS.PowerPoint Bƣớc 2: Thiết lập ban đầu Mặc định Powerpoint không cho phép chạy các macro vì các lý do về bảo mật. Vì vây, trước khi làm việc với VBA trong MS.Powerpoint ta thường thiết lập lại chế độ bảo mật như sau. Từ menu Tools  Macro  Security. Trong tab Security Level chọn mức Medium hoặc Low Ok . Bật thanh công cụ VBA: ->Toolbars->Visual basic 12 i Có thể mở nhanh cửa sổ Visual Basic thông qua tổ hợp phím ALT + F11 hoặc click đúp vào đối tượng bất kỳ. Nên đặt tên các đối tượng theo quy tắc chung để dễ dàng nhận biết kiểu đối tượng khi sử dụng VBA. Bƣớc 3: Viết hoạt động cho các sự kiện xảy ra trên đối tƣợng Mỗi thành phần trên thanh Toolbox được gọi là một đối tượng, mỗi đối tượng này sẽ có một nhóm thuộc tính và phương thức tương ứng. Có thể đơn giản hiểu thuộc tính là những đặc điểm của đối tượng như chiều cao (Height), chiều rộng (Width), màu nền (BackColor), font chữ (Font), ẩn hiện (Visible), nội dung (Caption/Text), kiểu đường viền (Border Style)… Phương thức là những hoạt động sẽ diễn ra của đối tượng khi bị tác động chẳng hạn như khi click chuột vào sẽ xuất hiện thông báo (ta sẽ tạo ra tương tác bằng chức năng 13 này). Những tác động vào đối tượng như click chuột, rê chuột qua… gọi là các sự kiện.  Vẽ một ô đầu tiên Kích vào chữ “A” trong thanh công cụ VBA, click chuột trái vào slide giữ nguyên và rê chuột sẽ tạo được một ô vuông trong slide.  Định dạng font, nền, kích thƣớc… cho các ô chữ chứa chữ cái  Định dạng font: nhấp chuột phải vào ô vuông, kích vào Properties, ở hộp thoại Properties, vào dòng Font để khai báo. Nhấp chuột vào dấu ba chấm (…) để khai báo.  Trong hộp thoại Font, chọn VNI- Times, chọn size khoảng 24 đến 30.  Chọn màu nền cho ô vuông: Tại dòng BackColor nhấp chuột vào mũi tên thả xuống để chọn màu nền của ô vuông.  Tại dòng BorderStyle nhấp chuột vào mũi tên thả xuống chọn dòng 1-fmBorderStylesingle (bo viền cho ô vuông).  Tại dòng TextAlign chọn 2- fmTexxtAlignCenter (căn giữa cho chữ trong ô vuông)  Định dạng kích thước ô vuông: ở hộp thoại Propreties, vào dòng Height để 14 khai báo độ cao của nút; dòng Width để khai báo độ rộng của nút. Kết qua ta được 1 ô vuông như hình bên.  Tạo một ô chữ hàng ngang  Copy và paste ô vuông vừa tạo ở trên và sắp xếp thành một hàng ngang (giả sử ở đây là một hàng ngang gồm 8 chữ cái)  Nhấp chuột phải vào ô vuông đầu tiên, kích vào Properties. Ở hộp thoại Properties, tại ô (Name) ta đặt tên là C11, lần lượt đặt tên cho các ô vuông thứ 2 3 4 5 6 7 8 lần lượt là C12 C13 C14 C15 C16 C17 C18  Chọn nút “Command Button” trên thanh công cụ VBA vẽ một nút có kích thước là thuộc tính tương tự như 8 ô vuông trên, trong bảng properties phần (name) ta đặt tên là C1 phần Caption đặt là Câu 1, ta có từ hàng ngang như bên.  Nhập văn bản và viết câu lệnh trong Visual Basic  Để nhập văn bản và viết câu lệnh trong Visual Basic, sau khi chọn nút, kích đúp vào nút đó, ví dụ kích đúp vào ô C11 một trình duyệt mới được mở ra (một cửa sổ mới) : Private Sub C11_Click() Nhập cấu trúc câu lệnh vào giữa 15

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net