Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển vào các trường thpt trên địa bàn nội thành hải phòng

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển vào các trường thpt trên địa bàn nội thành hải phòng

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM ---------------------------- KS. CAO CHIẾN THẮNG XÂY DỰNG HỆ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH DỰ TUYỂN VÀO CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HẢI PHÒNG - 2016 BỘ GIAO THÔNG VÂN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM ---------------------------- KS. CAO CHIẾN THẮNG XÂY DỰNG HỆ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH DỰ TUYỂN VÀO CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT; MÃ SỐ: 60480201 CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Đức HẢI PHÒNG - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung luận văn, những điều đã được trình bày hoặc là của riêng cá nhân tôi hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo được dùng đều có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hải Phòng, 03/2016 Cao Chiến Thắng i LỜI CÁM ƠN Được sự phân công của Khoa công nghệ thông tin trường Đại học Hàng Hải, và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Trọng Đức tôi đã thực hiện đề tài “Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển các trường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng”. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ở trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Trọng Đức - người đã chỉ bảo tận tình, chu đáo, cung cấp tài liệu và phương pháp luận nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất. Xong luận văn được hoàn thành trong thời gian hạn hẹp, những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Hải Phòng, 03/2016 Cao Chiến Thắng ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i LỜI CÁM ƠN......................................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..........................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA.............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................vii MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN....................................................................................................5 1.1. Tổng quan về bài toán tuyển sinh trung học phổ thông.......................................5 1.1.1. Đối tượng và phương thức tuyển sinh............................................5 1.1.2. Hồ sơ tuyển sinh.......................................................................5 1.1.3. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích.....................................5 1.2. Công tác tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố Hải Phòng...................................7 1.2.1. Đặc điểm................................................................................7 1.2.2. Thi tuyển và xét tuyển................................................................7 1.3. Khai phá dữ liệu.................................................................................................12 1.3.1. Định nghĩa khai phá dữ liệu.......................................................12 1.3.2. Các chức năng chính của khai phá dữ liệu....................................14 1.3.3. Các phương pháp khai phá dữ liệu..............................................14 1.4. Cây quyết định....................................................................................................17 1.4.1. Khái niệm..............................................................................17 1.4.2. Ưu điểm và nhược điểm của cây quyết định..................................18 1.4.3. Xây dựng cây quyết định..........................................................19 1.5. Kết luận chương 1..............................................................................................22 Chương 2: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀO LỚP 10.....................................................................................................................23 2.1. Hệ hỗ trợ ra quyết định.......................................................................................23 2.1.1. Decision Support Systems (DSS)................................................23 2.1.2. Quy trình ra quyết định.............................................................23 2.1.3. Phân loại DSS........................................................................23 2.2. Thuật toán C4.5..................................................................................................25 iii 2.2.1 Lịch sử phát triển.....................................................................25 2.2.2 Mã giả của thuật toán C4.5.........................................................25 2.2.3. Độ đo để lựa chọn thuộc tính “tốt nhất”: information gain và gain ratio ...........................................................................................................26 2.2.4 Xử lý “quá vừa” dữ liệu.............................................................28 2.2.5. Xử lý những giá trị thiếu...........................................................29 2.2.6. Chuyển đổi sang luật................................................................29 2.2.7. Ứng dụng vào bài toán phân lớp dữ liệu.......................................30 2.3. Sử dụng phần mềm Weka với việc tạo luật trong cơ sở dữ liệu.........................30 2.3.1. Giới thiệu..............................................................................30 2.3.2 Môi trường chính.....................................................................31 2.4. Áp dụng kết quả khai phá dữ liệu trong bài toán hỗ trợ học sinh đăng ký dự tuyển vào các trường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng.....................................32 2.4.1. Thu thập dữ liệu......................................................................32 2.4.2. Trích lọc dữ liệu.....................................................................32 2.4.3 Làm sạch, tiền xử lý và chuẩn bị trước dữ liệu................................33 2.4.4 Rời rạc hóa dữ liệu...................................................................33 2.4.5. Tạo cây quyết định..................................................................38 2.4.6. Luật được sinh ra từ cây quyết định.............................................40 2.5. Kết luận chương 2..............................................................................................43 Chương 3: CÀI ĐẶT - THỬ NGHIỆM............................................................................44 3.1. Mô hình bài toán.................................................................................................44 3.2. Dữ liệu thử nghiệm.............................................................................................44 3.3. Lựa chọn công nghệ...........................................................................................46 3.4. Chương trình DEMO..........................................................................................48 3.4.1.Giao diện tư vấn vào 10.............................................................48 3.4.2. Modul Suy diễn......................................................................48 3.4.3. Giao diện kiểm thử dữ liệu........................................................49 3.4.4. Một số kết quả đạt được............................................................49 3.5. Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống..............................................................51 3.5.1. Ưu điểm................................................................................51 3.5.2. Nhược điểm...........................................................................52 3.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm.............................................................................52 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.........................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................54 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích CSDL Cơ sở dữ liệu HTQĐ Hỗ trợ quyết định KPDL Khai phá dữ liệu HS Học sinh THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở DSS Decision Support Systems v DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA Số hình Tên hình Trang Hình 1.1 Các bước của quá trình khai phá dữ liệu 12 Hình 1.2 Cây quyết định 17 Hình 2.1 Giao diện khởi đầu của WEKA 3.6.9 31 Hình 2.2 Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013-2014 32 Hình 2.3 Dữ liệu sau khi đã loại bỏ các thuộc tính không cần 33 thiết Hình 2.4 Một số thuộc tính có dữ liệu kiểu liên tục 34 Hình 2.5 Các thuộc tính sau khi đã được rời rạc 36 Hình 2.6 Hình ảnh cây quyết định 39 Hình 2.7 Cây quyết định theo tổng điểm thi 40 Hình 2.8 Cây quyết đinh theo tổng điểm thi và nhóm điểm 42 Hình 3.1 Thứ tự các bước giải quyết bài toán 44 Hình 3.2 Dữ liệu thô ban đầu 45 Hình 3.3 Các mẫu luật được lưu trong CSDL 46 Hình 3.4 Các luật được tạo bởi phần mềm Weka 47 Hình 3.5 Giao diện chính chương trình 48 Hình 3.6 Màn hình nhập liệu và kết quả tư vấn 49 Hình 3.7 Đánh giá kết quả 50 Hình 3.8 Thống kê theo điểm thi 51 Hình 3.9 Thống kê theo trường THCS 51 Hình 3.10 Thống kê theo trường THPT 52 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Điểm cộng ứng với kết quả học tập và rèn luyện 8 các năm lớp 6,7,8,9 Bảng 1.2 Thống kê điểm chuẩn của các trường THPT công lập thuộc các quận nội thành Hải Phòng các năm 11 2011-2015 Bảng 2.1 Kết quả phân lớp bằng cây quyết định 45 Bảng 3.1 Các thuộc tính chương trình tuyển sinh 48 Bảng 3.2 Mô tả các trường lưu trữ mẫu luật trong CSDL 50 vii MỞ ĐẦU "We are drowning in Data but starved for knowledge." (Chúng ta đang chết chìm trong dữ liệu nhưng lại chết đói về tri thức) John Naisbitt Chúng ta đều biết công nghệ thông tin nói chung và tin học hóa các lĩnh vực kinh tế, xã hội nói riêng đã đem lại những thành công đáng kể, đóng góp vào sự phát triển của toàn nhân loại. Đồng thời với việc tin học hóa, việc lưu trữ thông tin của các lĩnh vực kể trên đã phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lưu trữ một cách ồ ạt với rất nhiều thông tin, trong đó có nhiều thông tin có thể bị trùng lặp đó cũng gây ra những khó khăn, đó là từ nguồn dữ liệu mênh mông bao la, làm thế nào để khai thác thành những tri thức có ích, có giá trị. Chính vì vậy một lĩnh vực mới ra đời, nó sử dụng các kỹ thuật để dữ liệu mà ta đã lưu trữ được sẽ được chuyển đổi thành tri thức có ích. Đó chính là lĩnh vực khai phá dữ liệu. Mô tả quá trình phát hiện ra tri thức trong CSDL chính là nhiệm vụ của khai phá dữ liệu. Các tri thức tiềm ẩn từ dữ liệu sẽ kết xuất ra từ quá trình này giúp cho việc dự báo trong kinh doanh, các lĩnh vực sản xuất... So với phương pháp truyền thống trước kia, khai phá dữ liệu giúp giảm chi phí về thời gian. Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành như thống kê, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo nâng cao, thuật toán, tính toán song song và tốc độ cao, thu thập tri thức cho các hệ chuyên gia... Đặc biệt phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu rất gần gũi với lĩnh vực thống kê, dùng các phương pháp thống kê để mô hình dữ liệu và phát hiện các mẫu, luật... Lĩnh vực giáo dục cũng được các chuyên gia khai phá dữ liệu đặc biệt quan tâm. Mọi người đều biết giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của một quốc 1 gia về nhiều mặt. Một đất nước có phát triển bền vững hay không phụ thuộc vào việc định hướng, hoạch định chính sách cho thế hệ trẻ. Học và thi là hai mặt của một quá trình trong giáo dục. Học là quá trình tích lũy, trau dồi kiến thức. Thi là để đánh giá quá trình học của người học. Trong cuộc đời, mỗi người đều trải qua nhiều kỳ thi. Đặc biệt là học sinh, sinh viên thì việc thi càng xảy ra thường xuyên: Thi giữa kỳ, thi cuối năm, thi lên lớp, thi hết cấp,… Kỳ thi nào cũng quan trọng, nhưng đã có thi thì có đỗ và có trượt. Không ai muốn mình trượt thi dù đó là kỳ thi nào. Vậy nên kỳ thi tuyển vào lớp 10 đối với học sinh phổ thông là cực kỳ quan trọng. Nó quan trọng ở chỗ mỗi năm số lượng thí sinh được tuyển vào trường THPT công lập ở thành phố Hải Phòng chiếm khoảng 70%, trong số nhiều trường THPT thì có số ít trường thuộc tốp trên, một số trường thuộc tốp giữa và một số thuộc tốp cuối. Nếu các em thi được vào một trường THPT thuộc tốp trên thì sau ba năm, việc thi đỗ một trường đại học của các em là không mấy khó khăn. Vì vậy lựa chọn để đăng ký thi vào một trường THPT phù hợp với khả năng của bản thân là một vấn đề rất quan trọng không chỉ với học sinh mà ngay cả với các bậc phụ huynh. Thành phố Hải Phòng có 7 quận và 8 huyện. Trong đó 7 quận nội thành với 13 trường THPT công lập, có một số trường THPT nằm trong tốp 100 các trường THPT trên cả nước. Kết quả này được đánh giá bằng tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng hàng năm của mỗi trường. Trong thực tế có nhiều học sinh có học lực trung bình nhưng lựa chọn trường phù hợp nên đã thi đỗ vào trường công lập, trong khi có những học sinh có học lực khá nhưng chọn trường quá cao hoặc quá thấp thì đạt những kết quả không mong muốn. Việc tư vấn cho học sinh đăng ký dự thi vào một trường THPT phù hợp với trình độ của các em chưa được các trường quan tâm. Chủ yếu các em được các 2 thầy cô ở trường THCS định hướng và tư vấn giúp bằng kinh nghiệm, điều này làm nhiều bậc phụ huynh không thực sự yên tâm. Bản thân tác giả làm trong ngành giáo dục, nhiều năm tham gia công tác tuyển sinh vào lớp 10, đồng thời cũng từng là một phụ huynh có con đã thi vào lớp 10 nên rất chia sẻ với những lo lắng của các phụ huynh. Từ nguồn dữ liệu tuyển sinh được lưu trữ từ nhiều năm của phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng, từ các kiến thức đã được học từ môn khai phá dữ liệu, tác giả mong muốn xây dựng một chương trình hỗ trợ học sinh cũng như phụ huynh học sinh có thể căn cứ để đăng ký nguyện vọng vào một trường THPT mà khả năng đỗ cao nhất. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển các trường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng”. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài các phần mở đầu, mục lục, danh mục hình, kết luận, tài liệu tham khảo. Luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: TỔNG QUAN Chương này trình bày các vấn đề tổng quan về công tác tuyển sinh vào lớp 10 và đặc thù của tuyển sinh vào lớp 10 tại thành phố Hải Phòng. Những khái niệm cơ bản về khai phá dữ liệu và việc áp dụng phương pháp cây quyết định vào bài toán hỗ trợ học sinh đăng kí dự thi vào lớp 10. Chương 2: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀO LỚP 10 Những khái niệm cơ bản về một hệ hỗ trợ ra quyết định. Trình bày nội dung thuật toán C4.5 sẽ được dùng để áp dụng vào tạo cây quyết định cho bài toán hỗ trợ tuyển sinh, giới thiệu các chức năng của phần mềm Weka, và các bước thực hiện bài toán “Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển các trường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng” 3 Chương 3: CÀI ĐẶT - THỬ NGHIỆM Trong chương này tác giả trình bày các nội dung: Mô hình chung bài toán, các bước thực hiện từ dữ liệu thô ban đầu đến xây dựng chương trình hỗ trợ tư vấn tuyển sinh và kết quả thử nghiệm của chương trình. 4 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về bài toán tuyển sinh trung học phổ thông 1.1.1. Đối tượng và phương thức tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh là người có độ tuổi theo quy định và đã tốt nghiệp trung học cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên. Một trong ba phương thức sau được áp dụng để tuyển sinh trung học phổ thông: Xét tuyển: dựa trên kết quả học tập rèn luyện, của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó; Thi tuyển; Kết hợp thi tuyển với xét tuyển. 1.1.2. Hồ sơ tuyển sinh Hồ sơ tuyển sinh gồm: 1. Bản sao giấy khai sinh có công chứng. 2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có công chứng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời. 3. Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính). 4. Giấy xác nhận chế độ khuyến khích, ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có). 5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian đang vi phạm pháp luật hoặc thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ. 1.1.3. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích 1.1.3.1. Các đối tượng sau đây được tuyển thẳng vào trung học phổ thông Các đối tượng sau đây được tuyển thẳng vào trung học phổ thông: 5 Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh là người dân tộc thiểu số; Học sinh khuyết tật; Học sinh đạt giải từ cấp quốc gia trở lên về văn hóa; thể dục thể thao; văn nghệ; hoặc cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học. 1.1.3.2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên. Từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên được Sở giáo dục và đào tạo quy định điểm cộng thêm như sau: a) Nhóm đối tượng 1: Là con của liệt sĩ; Là con của thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Là con của bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”. b) Nhóm đối tượng 2: Là con của Anh hùng lao động, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Là con của thương binh mất sức lao động dưới 81%; Là con của bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”. c) Nhóm đối tượng 3: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc ít người; 6 Người dân tộc ít người; Người học đang học tập, sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 1.1.3.3. Đối tượng được cộng điểm khuyến khích. Đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích được Sở giáo dục và đào tạo quy định chi tiết. 1.2. Công tác tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố Hải Phòng. 1.2.1. Đặc điểm Mỗi năm thành phố Hải Phòng có khoảng 18.000 học sinh dự thi vào lớp 10. Tổng số chỉ tiêu dành cho các trường công lập chiếm khoảng 70%, còn lại khoảng 30% dành cho khối trường dân lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Như vậy mỗi năm có khoảng 13.000 học sinh đỗ vào các trường công lập . Thành phố Hải Phòng hiện có 40 trường THPT hệ công lập. (39 trường THPT và 01 Trường THPT chuyên Trần Phú). Trong số 39 trường THPT này 2 trường THPT Cát Bà, Cát Hải thực hiện xét tuyển kết quả học tập, rèn luyện của 4 năm học ở bậc THCS của học sinh, 37 trường THPT thực hiện phương thức vừa thi tuyển, vừa xét tuyển. Riêng trường THPT chuyên Trần Phú thi tuyển riêng. Bài toán Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển vào các trường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng tập trung vào đối tượng vừa thi tuyển vừa xét tuyển, vì vậy các thông tin không liên quan sẽ không được trình bày trong luận văn. 1.2.2. Thi tuyển và xét tuyển Như đã trình bày ở trên, thành phố Hải Phòng có 37 trường THPT thuộc công lập vừa tổ chức thi tuyển, vừa kết hợp xét tuyển: Kết quả điểm thi 2 môn Toán, Ngữ Văn trong kì thi vào lớp 10 THPT công lập (không môn nào bị điểm 1 trở xuống) và xét kết quả học tập, rèn luyện của 4 năm học THCS và các điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). 1.2.2.1. Xét tuyển 7 Mỗi học sinh sẽ có 4 tiêu chuẩn xét tuyển: Điểm học tập và rèn luyện, điểm thi nghề, điểm ưu tiên, điểm khuyến khích Bảng 1.1: Điểm cộng ứng với kết quả học tập và rèn luyện các năm lớp 6,7,8,9 1) Kết quả học tập và rèn luyện Điểm cộng Học sinh có: Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi 5.0 điểm Học sinh có: Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, 4.5 điểm học lực khá Học sinh có: Hạnh kiểm khá, học lực khá 4.0 điểm Học sinh có: Hạnh kiểm Tb, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, 3.5 điểm học lực Tb Học sinh có: Hạnh kiểm khá, học lực Tb hoặc hạnh kiểm Tb, 3.0 điểm học lực khá Các trường hợp còn lại 2.5 điểm 2) Điểm thi nghề: Giỏi 1.5 điểm Khá 1.0 điểm 3) Điểm ưu tiên: Là con của liệt sĩ; 3.0 điểm Là con của thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Là con của bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách giống như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên” Là con của Anh hùng lao động, con của Anh hùng lực lượng vũ 2.0 điểm trang, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 8 Là con của thương binh mất sức lao động dưới 81%; Là con của bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách giống như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”. 4) Điểm khuyến khích: Đạt giải Nhất QG môn văn hóa 4.0 điểm Đạt giải Nhì QG môn văn hóa 3.5 điểm Đạt giải Ba QG môn văn hóa 3.0 điểm Đạt giải Nhất TP môn văn hóa 2.0 điểm Đạt giải Nhì TP môn văn hóa 1.5 điểm Đạt giải ba TP môn văn hóa 1.0 điểm 1.2.2.2. Thi tuyển: Thi viết 2 môn Ngữ Văn và Toán. Thời gian làm bài 120 phút/môn thi Điểm của bài thi: Điểm của bài thi được cho theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25 Điểm xét tuyển được tính theo công thức: (1.1) Điểm xét tuyển = 2*(Điểm Văn + Điểm Toán)+ Điểm HT_RL+Điểm ƯT+Điểm KK Thí sính trúng tuyển phải không có bài thi nào nhỏ hơn 1. Bài toán xây dựng hệ hỗ trợ tuyển sinh cho học sinh dự tuyển vào các trường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng chỉ quan tâm đến đối tượng vừa thi 9 tuyển vừa xét tuyển nên các học sinh thi vào trường THPT chuyên Trần Phú và học sinh đăng ký vào các trường ở ngoại thành không nằm trong phạm vi tư vấn. 10 Bảng 1.2: Thống kê điểm chuẩn của các trường THPT công lập thuộc các quận nội thành Hải Phòng các năm 2011-2015 STT Các trường Nội thành Quận 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Điểm TB 1 THPT Ngô Quyền Lê Chân 50.5 50.5 50.5 52.5 51 2 THPT Thái Phiên Ngô Quyền 50.5 50 49.5 51.5 50.375 3 THPT Lê Quý Đôn Hải An 47.5 50 46 49.5 48.25 4 THPT Trần Nguyên Hãn Lê Chân 49 48 49 51 49.25 5 THPT Hồng Bàng Hồng Bàng 45 46.5 45 48.5 46.25 6 THPT Lê Hồng Phong Hồng Bàng 47.5 45 46.5 48 46.75 7 THPT Lê Chân Lê Chân 38 43.5 41 44.5 41.75 8 THPT Hải An Hải An 45 43.5 46 45.5 45 9 THPT Kiến An Kiến An 44.5 43.5 47.5 47 45.625 10 THPT Đồng Hòa Kiến An 31.5 38.5 38.5 39.5 37 11 THPT Mạc Đĩnh Chi Dương Kinh 36.5 41 41 40 39.625 12 THPT Đồ Sơn Đồ Sơn 20 30.5 30.5 34 28.75 13 THPT Phan Đăng Lưu Kiến An 23.5 26.5 32.5 36 29.6 11

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net