Ảnh hưởng của tư tưởng tam tòng, tứ đức trong nho giáo đối với vai trò của phụ nữ ở việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của tư tưởng tam tòng, tứ đức trong nho giáo đối với vai trò của phụ nữ ở việt nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LÊ THỊ HÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG “TAM TÒNG”, “TƢ́ ĐƢ́C” TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀ NH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LÊ THỊ HÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG “TAM TÒNG”, “TƢ́ ĐƢ́C” TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀ NH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÌNH YÊN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Bình Yên. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đế n đề tài....................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn................................................................. 6 4. Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu.................................................................... 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn......................................................................................8 7. Kết cấu của luận văn........................................................................................ 8 Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG “TAM TÒNG”, “TƢ́ ĐƢ́C” TRONG NHO GIÁO. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NƢ̃ Ở VIỆT NAM 1.1. Tƣ tƣởng “tam tòng”, “tƣ́ đƣ́c” trong Nho giáo....................................... 9 1.1.1. Nội dung của “tam tòng”, “tứ đức” trong Nho giáo ………………...........9 1.1.2. Những giá tri ̣ và hạn chế chủ yế u của tư tưởng “tam tòng”, “tứ đức”…12 1.2. Vai trò của phụ nữ Việt Nam và những yêu cầu đối với phát huy vai trò của phu ̣ nƣ̃ Việt Nam hiện nay ………………………………………..……..23 1.2.1. Một số lý luận về vai trò của phụ nữ Việt Nam………… .... …………….23 1.2.2. Một số hạn chế cần phải khắc phục của phụ nữ Việt Nam ........ . .............32 1.2.3. Những yêu cầu đối với phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam hiện nay.. 33 Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG “TAM TÒNG” , “TƢ́ ĐƢ́C” ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Biể u hiêṇ ảnh hƣởng của “tam tòng” , “tƣ́ đƣ́c” đố i với vai trò phu ̣ nƣ̃ Viêṭ Nam hiêṇ nay………………………………………………… ………..39 2.1.1. Ảnh hưởng của “tam tòng” , “tứ đức” đố i với vai trò người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa …………………………………………………………...39 2.1.2. Ảnh hưởng của “tam tòng”, “tứ đức” đối với vai trò của phụ nữ trong sản xuấ t, kinh doanh, dịch vụ xã hội…………………………………………...52 2.1.3. Ảnh hưởng của “tam tòng , tứ đức” đố i với vai trò phụ nữ trong liñ h vực chính trị xã hội, khoa học công nghê ̣…………………………………………..57 2.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm kế thừa biện chứng “tam tòng”, “tứ đức” để phát huy vai trò phụ nữ Việt Nam hiện nay………… 62 2.2.1 Những phương hướng cơ bản…………………………………………….62 2.2.2. Những giải pháp cơ bản……………………………………………........67 KẾT LUẬN……………………………………………………………………78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….80 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức nổi tiếng, xuất hiện từ thời cổ đại ở Trung Quốc , được giai cấp phong kiến nước này sử dụng làm hệ tư tưởng chin ́ h thống của mình trong mấ y nghiǹ năm . Khi du nhập vào Việt Nam , mă ̣c dù ban đầ u đươ ̣c coi là tư tưởng ngoa ̣i nhâ ̣p , phải tiếp nhận như một sự áp đă ̣t từ kẻ thố ng tri,̣ nhưng về sau Nho giáo đã đươ ̣c người Viê ̣t chủ đô ̣ng tiế p thu, vâ ̣n du ̣ng vào thực tiễn , đươ ̣c “Viê ̣t hóa” và trở thành mô ̣t trong những yế u tố cấ u thành trong tư tưởng, văn hóa truyề n thố ng của Viê ̣t Nam. Ở Việt Nam, Nho giáo đã đa ̣t được sự phát triển cực thinh ̣ dưới các triều đại nhà Lê , Nguyễn, khi học thuyết này được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng làm hệ tư tưởng thống trị của min ̀ h . Trên liñ h vực chiń h tri ̣ , Nho giáo góp phầ n vào viê ̣ c xây dựng và củng cố chế đô ̣ quân chủ trung ương tâ ̣p quyề n . Trên liñ h vực văn hóa , đa ̣o đức, lố i số ng, tư tưởng của Nho giáo đươ ̣c coi là khuôn thước không chỉ của những người Nho ho ̣c , của giai cấp phong kiến mà còn lan tỏa và được thừa nhâ ̣n như những chuẩ n mực chung của nhân dân Viê ̣t Nam . Chính vì vậy , Nho giáo không chỉ có ảnh hưởng to lớn trong thời kỳ phong kiến trước đây mà còn ảnh hưởng đến cả ngày nay và mai sau khi tồn tại với tư cách là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cấ u thành trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Xét từ góc độ văn hóa , đa ̣o đức có thể thấ y rằ ng : Với tính cách là hê ̣ tư tưởng của giai cấ p phong kiế n đã bi ̣lich ̣ sử vươ ̣t qua , đồ ng thời là yế u tố cấ u thành của văn hóa truyền thống của dân tộc, trong Nho giáo tồ n ta ̣i cả những giá trị tích cực và nhiều yếu tố tiêu cực . Tính chất hai mặt đó của Nho giáo thể hiện đâ ̣m nhấ t trong quan niê ̣m về người phụ nữ , về phẩ m ha ̣nh và va i trò của ho ̣ trong gia đình và xã hô ̣i. Ngoài tính chất một chiều, áp đặt nhằm bắt nhân dân phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế, trong quan niê ̣m đa ̣o đức của Nho giáo còn chứa đựng những tư tưởng gia trưởng , đô ̣c đoán mà ng ười phụ nữ phải tuân theo như một nghĩa vụ , 1 như mô ̣t thiên chức không thể tách rời . Đó là tư tưởng “tam tòng”: “Ta ̣i gia tòng phụ. Xuấ t giá tòng phu. Phu tử tòng tử”, “tứ đức”: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”. Thực hiê ̣n tư tưởng này của Nho giáo , trong chế đô ̣ phong kiế n , người phụ nữ được rèn luyện để hoàn thiện mình thì ít mà bị thiệt thòi vì chế độ gia trưởng thì nhiề u . Theo đó, họ chẳng những bị coi thường , bị đối xử bất công mà còn trở thành những người bi ̣áp bức bóc lô ̣t nă ̣ng nề nhấ t. Phụ nữ là một nửa của xã hội, vì vậy vai trò của họ là không thể phủ nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ , không có phu ̣ nữ tham gia thì sự nghiê ̣p cách mạng không thể t hành công ; làm cách mạng mà không giải phóng phụ nữ thì cách mạng mới một nửa . Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng xã hội. Điều đó được minh chứng qua các cuộc cách mạng trên thế giới: Sở dĩ các cuộc cách mạng trước đây không triệt để vì nó chỉ dừng lại ở việc mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị mà chưa mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại, trong đó có phụ nữ. Phải đến cách mạng vô sản, mà cụ thể là cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, mới là các cuộc cách mạng triệt để vì nó giải phóng toàn bộ nhân dân bị áp bức, trong đó có phụ nữ. Chính vì vậy mà các cuộc cách mạng này đã thu hút sự tham gia đông đảo của chị em phụ nữ, họ là lực lượng quan trọng để làm nên thắng lợi của cách mạng. Cách mạng đã đưa lại cho phụ nữ Việt Nam sự giải phóng toàn diện , có quyề n bình đẳ ng với nam giới , có quyền và ngày càng có nhiều cơ hội để tham gia đóng góp sức mình vào mo ̣i liñ h vực của đời số ng xã hô ̣i. Thực tế cho thấy, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung. Vai trò của phụ nữ ngày càng tăng lên, ngày càng được coi trọng hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . Vì vậy, ngay trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ , Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Ngày nay, phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện hơn để thể hiện năng lực, khẳng định phẩm chất ưu việt của mình không chỉ trong gia đình mà còn cả ngoài xã hội, không chỉ trong lao động mà cả trong chính trị, sáng tạo 2 văn hóa và khoa học. Phụ nữ Việt Nam, với tính năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, đã thực sự là người giữ trọng trách lớn lao trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc , là người trực tiếp sản sinh , chăm sóc , giáo dục , nuôi dưỡng trẻ em – những chủ nhân tương lai của xã hội. Phong trào vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã có nhiều tiến bộ , song thực tế vẫn tồ n ta ̣i những vấn đề nhức nhối trong đối xử với phụ nữ: Đó là tiǹ h trạng bất bình đẳng giới , bạo lực gia đình ... mà phụ nữ là nạn nhân . Mô ̣t trong những nguyên nhân của thực tra ̣ng đó là ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiế n “tro ̣ng nam khinh nữ”, “tam tòng”, “tứ đức” còn nă ̣ng nề trong xã hô ̣i ta. Mă ̣t khác , cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường , trong phụ nữ Viê ̣t Nam đã có những thay đổ i quan tro ̣ng : một số phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống đã bị mai một , “công, dung, ngôn, hạnh” bị nhận thức lê ̣ch la ̣c, đươ ̣c thực hiê ̣n mô ̣t cách méo mó . Điều đó ảnh hưởng xấu đến không chỉ nhận thức, hoạt động của phụ nữ mà của toàn xã hội; là một trong những lực cản đối với phát huy toàn diện vai trò phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Để phát huy tốt hơn vai trò của phu ̣ nữ trong sự nghiê ̣p phát triể n đấ t nước hiê ̣n nay thì vấn đề cơ bản đươ ̣c đă ̣t ra cho toàn hệ thống chính trị và nhân dân , đặc biệt là đối với phụ nữ là phải nhận thức , xây dựng cho đươ ̣c người phu ̣ nữ mới. Người phụ nữ mới chúng ta cần xây dựng là người phụ nữ mà trong họ có sự hô ̣i tu ̣ đầy đủ , kết hợp hài hòa trong mình cả những phẩ m chấ t , nét đe ̣p hiện đại cũng như những phẩm chất , nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam truy ền thống. Vậy, tư tưởng “tam tòng”, “tứ đức” của Nho giáo có tác du ̣ng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực như thế nào trong quá trình nói trên ? Chính vì vậy chúng tôi chọn vấ n đề Ảnh hưởng của tư tưởng “tam tòng” ,” tứ đức” trong Nho giáo đối với vai trò của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ triết học của mình. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đế n đề tài 2.1. Những nghiên cứu liên quan đế n quan niê ̣m của Nho giáo về phụ nữ, về “tam tòng”, “tứ đức”; ảnh hưởng của “tam tòng”, “tứ đức” đố i với xã hôị và đố i với phụ nữ Viê ̣t Nam trong lich ̣ sử Quan niệm về phẩm hạnh của người phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong học thuyết đa ̣o đức của Nho giáo , vì vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam đều ít nhiều bàn đến vấn đề này . Tuy nhiên, cũng như nhiều nội dung khác của Nho giáo , trong lĩnh vực này tồn tại nhiều quan điể m khác nhau về vai trò của Nho giáo . Có quan điểm phủ nhận giá trị tích cự c của Nho giáo đố i với xã hội mới , trong đó có quan niệm về phụ nữ ; lại có quan điể m cho rằng Nho giáo có những mặt tích cực và hạn chế nên cần thiết phải phê phán, lọc bỏ những hạn chế và kế thừa phát huy những hạt nhân hợp lý trong quá trình xây dựng xã hội mới. Những tác giả và công trình tiêu biểu đề cập đế n quan niê ̣m của Nho giáo về người phụ nữ , ảnh hưởng của những quan niệm đó đến xã hội Việt Nam bao gồm: - Trần Đình Hượu (1995) với Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội; Vũ Khiêu (1997) với Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Các tác phẩm này đã bàn đến những nội dung hết sức cơ bản như: quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam ; những ưu điểm và những hạn chế của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam. - Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong các công trình nói trên , các tác giả đã không chỉ phân tích về lich ̣ sử, nô ̣i dung của Nho giáo, sự xâm nhâ ̣p của Nho giáo vào Viê ̣t Nam mà còn chỉ ra những ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội , gia đình truyền thống Việt Nam nói chung, đố i với phu ̣ nữ Viê ̣t Nam nói riêng. - Nguyễn Bình Yên (2003), Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiế n đối với con người Viê ̣t Nam hiện nay, Nxb Khoa ho ̣c xã hô ̣i , Hà Nội . Tác giả đã khái quát nô ̣i dung, tính chất tiêu cực , những hâ ̣u quả của quan niê ̣m đa ̣o đức phong 4 kiế n Nho giáo nói chung, của tư tưởng “tam tòng” , “tứ đức” nói riêng đế n xã hô ̣i, con người Viê ̣t Nam, đă ̣c biê ̣t là đố i với phu ̣ nữ và phát huy vai trò của phu ̣ nữ Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay. 2.2. Những nghiên cứu liên quan đế n phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đaị hóa đấ t nước Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề vai trò của phụ nữ ở nước ta được đặc biệt chú ý vì thế nghiên cứu khoa học về vấn đề phụ nữ nói chung, phát huy vai trò của phụ nữ đối với gia đình, xã hội nói riêng đã được triển khai một cách rộng rãi, nhất là từ năm 1994 – năm quốc tế gia đình. Nhiều Hội thảo khoa học về phụ nữ với quy mô ngành, địa phương, quốc gia và quốc tế đã được tổ chức ở Việt Nam trong những năm qua với sự đóng góp của nhiều công trình khoa học có giá trị. Những tác giả và công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Lê Minh (1997), trong Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội, đã nghiên cứu và đi đến khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam đối với gia đình và đối với sự phát triển của xã hội. - Lê Thi (1999), với Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội và Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ , đã từ nhiều góc độ tiếp cận làm rõ sự cần thiết phải tạo các điều kiện, cơ hội để người phụ nữ vươn lên, phát huy vai trò của mình trong công cuộc đổi mới hiện nay. - Hoàng Bá Thịnh (2002), trong Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, đã phân tích những đóng góp quan trọng của phụ nữ nông thôn, qua đó có kiến nghị một số giải pháp chủ yếu về phát triển chuyên môn kỹ thuật và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nông thôn hiện nay. - Nguyễn Linh Khiếu (2003), trong Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội, đã nghiên cứu vấn đề phụ nữ ở góc nhìn giới và bình đẳng giới ở Việt Nam, đã chỉ ra yêu cầ u khách quan của v iê ̣c bảo vệ quyền 5 lợi cho người phụ nữ trong gia đình và công tác xã hội; khẳng định vai trò của người phụ nữ trong bộ máy chính quyền nhà nước. - Lã Minh Hằng (2007), trong Bàn về công, dung, ngôn, hạnh trong các sách gia Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm , đã bàn về việc kế thừa đạo đức truyền thống của người phụ nữ để khẳng định vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội hiện đại. Tuy nhiên, có thể nói rằng , cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu , có tính hệ thống về quan niệm của Nho gi áo nói chung , Nho giáo Việt Nam nói riêng về phẩm hạnh “tam tòng” , “tứ đức” của người phụ nữ và ảnh hưởng của nó đối với việc phát huy vai trò người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới. Đề tài luâ ̣n văn này đươ ̣c thực hiê ̣n với mu ̣c đić h góp phầ n bổ sung vào nội dung nghiên cứu nói trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở trình bày một cách hê ̣ thố ng về nô ̣i dung , giá trị, hạn chế của quan niệm “tam tòng”, “tứ đức” trong Nho giáo ; vai trò qu an trọng của phụ nữ Viê ̣t Nam; luâ ̣n văn phân tić h ảnh hưởng của “tam tòng” , “tứ đức” đố i với phát huy vai trò phu ̣ nữ Viê ̣t Nam , đề xuất phương hướng, giải pháp kế thừa biện chứng “tam tòng”, “tứ đức” nhằm phát huy hơn nữa vai trò phụ nữ Việt Nam trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Một là : Trình bày một cách có hệ thống về tư tưởng “tam tòng” , “tứ đức” trong Nho giáo và Nho giáo ở Viê ̣t Nam ; xác định những giá trị và hạn chế của tư tưởng đó. - Hai là : Trình bà y khái quát tầ m quan tro ̣ng - vai trò của phu ̣ nữ Viê ̣t Nam trong quá trình phát triể n đấ t nước dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng. - Ba là: Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của tư tưởng “tam tòng”, “tứ đức” trong Nho giáo đối với phụ nữ Việt Nam, từ đó chỉ ra ý nghĩa của việc kế thừa có phê phán quan niệm “tam tòng” , “tứ đức” của Nho giáo để xây dựng người phu ̣ nữ mới trong giai đoa ̣n hiện nay. 6 - Bố n là: Đề xuấ t những phương hướng , giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay từ góc độ xem xét đến ảnh hưởng của “tam tòng”, “tứ đức” trong Nho giáo. 4. Đối tƣợng và pha ̣m vi nghiên cứu 4.1. Về đố i tượng nghiên cứu Với mu ̣c tiêu , nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu nói trên , đối tượng nghiên cứu chủ yế u của luận văn là quan niệm của Nho giáo về “tam tòng”, “tứ đức”, ảnh hưởng của nó đối với việc phát huy vai trò người phụ nữ Việt Nam hiện nay. 4.2. Về pham ̣ vi nghiên cứu - Nho giáo có nội dung phong phú , phức tạp đồng thời có quá trình phát triể n lâu dài ở Trung Quố c , Việt Nam... với những thay đổ i cả về nội dung và hình thức nhấ t đinh. ̣ Vì vậy, với mu ̣c tiêu nghiên cứu và điề u kiê ̣n của ho ̣c viên , luâ ̣n văn chỉ tâ ̣p trung vào nghiên cứu tư tưởng “t am tòng” , “tứ đức” của Nho giáo nguyên thủy và của Nho giáo Việt Nam thông qua những tư liệu được xuất bản tại Việt Nam. - Về vai trò của phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam , luâ ̣n văn chủ yế u dựa vào các văn kiê ̣n, tài liệu thống kê được Đảng, Nhà nước và các công trin ̀ h nghiên cứu đã công bố trong những thâ ̣p niên gầ n đây để làm cơ sở cho những phân tích của mình. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiê ̣n trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh , đường lối của Đảng , chính sách của Nhà nước và kế thừa kế t quả nghiên cứu của các công trình đã có về những vấ n đề liên quan đế n nô ̣i dung nghiên cứu của luâ ̣n văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vâ ̣n dụng tổ ng hơ ̣p các nguyên tắ c phương pháp luâ ̣n của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ; sử du ̣ng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, hê ̣ thố ng… 7 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hóa quan niệm của Nho giáo về “tam tòng”, “tứ đức”; chỉ ra những giá tri ̣cũng như những ha ̣n chế của nó. - Luận văn góp phần vào việc xây dựng một quan niệm đúng đắn về người phụ nữ, vai trò của phu ̣ nữ trong gia đình và xã hội theo yêu cầu của đạo đức mới. - Luâ ̣n văn góp phầ n xác đinh ̣ ảnh hưởng tić h cực , tiêu cực của “tam tòng”, “tứ đức” đố i với phát huy vai trò của phu ̣ nữ Vi ệt Nam; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò phụ nữ Việt Nam trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu , tuyên truyề n , giảng dạy về Nho giáo , về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương, 4 tiế t. 8 Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG “TAM TÒNG”, “TƢ́ ĐƢ́C” TRONG NHO GIÁO. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NƢ̃ Ở VIỆT NAM 1.1. Tƣ tƣởng “tam tòng”, “tƣ́ đƣ́c” trong Nho giáo 1.1.1. Nội dung của “tam tòng”, “tứ đức” Nho giáo bàn nhiều về đạo đức, vai trò của đạo đức, tu dưỡng đạo đức của con người đối với việc xây dựng, duy trì trật tự xã hội, nề nếp gia phong của gia đình phong kiến. Trong đó, với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, Nho giáo đã có những quan tâm đặc biệt đến vấn đề đạo đức của người phụ nữ nhằm xây dựng mẫu hình phụ nữ “lý tưởng” theo quan điểm của mình. Người phụ nữ đẹp, dưới góc nhìn của các nhà Nho, phải là người hội tụ được những phẩm chất mà theo đó người phụ nữ sẽ phục vụ nhiều nhất, tốt nhất cho trật tự xã hội phong kiến, nề nếp gia đình theo thiết chế gia trưởng phong kiến, đó là “tam tòng”, “tứ đức". 1.1.1.1. Quan niệm “tam tòng” Dưới chế độ phong kiến theo Nho giáo, mọi mối quan hệ trong gia đình, xã hội đều được quy định hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ, có phần hà khắc. Nho giáo quan niệm xã hội gồm hai hạng người hay hai tầng lớp cơ bản là người quân tử và kẻ tiểu nhân: quân tử là những người có địa vị xã hội, thuộc tầng lớp cai trị; tiểu nhân thuộc tầng lớp lao động, là nhân dân lao động, những người bị trị. Theo Khổng Tử, quân tử là những người được coi trọng còn tiểu nhân là những người bị khinh thường bởi chỉ có bậc quân tử mới có “nhân” còn tiểu nhân thì không; quân tử thì trọng “nghĩa”, tiểu nhân thì vì “lợi”. Ngoại trừ trường hợp có quan hệ tôn thất, quý tộc…, về cơ bản người phụ nữ được xem là nằm ngoài cả hai hạng người trên và Nho giáo gần như không đề cập đến khía cạnh vốn tinh tế và phức tạp này. Trong quan niệm của Nho giáo, người phụ nữ bị xem là tầng lớp dưới của xã hội, bất luận họ có phẩm chất, năng lực như thế nào và trên thực tế họ không có quyền hoặc có rất ít quyền để tham gia và quyết định công việc trong gia đình cũng như công việc xã hội; thậm chí người phụ nữ không có quyền làm chủ bản 9 thân mình, không có quyền quyết định ngay cả việc lựa chọn người bạn đời của mình. Điều đó được quy định bởi thuyết “tam tòng” và được chế độ phong kiến Nho giáo hiện thực hóa trong suốt mấy ngàn năm lịch sử ở những nước theo Nho giáo. “Tam tòng” được Nho giáo trình bày hết sức cô đọng trong luận điểm gồm ba nội dung có quan hệ mật thiết với nhau: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Trước hết là “tại gia tòng phụ”: Điều này có nghĩa là người phụ nữ lúc còn nhỏ và trước khi thành thân thì tất cả mọi chuyện trong cuộc sống đều phải nghe theo sự quyết định của người cha gia trưởng trong gia đình. Do phụ thuộc người cha gia trưởng mà ngay từ khi còn nhỏ người con gái đã được định hướng, giao phó những công việc như quét nhà, rửa bát, đun nước, trông em, nấu cơm, thổi cám… Lớn lên chút nữa, họ bắt đầu tham gia vào những công việc hay khâu phụ của sản xuất nông nghiệp, thủ công như đan, dệt, may, vá… phục vụ gia đình. Đây là thời kỳ mà mọi người phụ nữ vừa phải dốc sức làm giàu cho cha để báo hiếu công sinh thành, dưỡng dục, vừa phải thực hiện những công việc thuộc “nữ công gia chánh”, kiên trì tu dưỡng những phẩm hạnh cần thiết để sửa soạn đi làm dâu nhà người. Người con gái có phẩm hạnh tốt là người chịu sự quản lý toàn diện của người cha, người cha có quyền quyết định số phận, tình duyên của con gái mình: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. “Xuất giá tòng phu”: Khi kết hôn, về nhà chồng người phụ nữ chịu sự chi phối và quy định của gia đình chồng mà trực tiếp là người chồng, không được tự mình quyết định bất cứ một công việc gì trong gia đình. Người phụ nữ được cưới về với mục đích chủ yếu là lao động làm ra của cải vật chất, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái để có người nối dõi cho gia đình chồng. Với quan niệm “phu xướng phụ tòng” của Nho giáo, xuất giá theo chồng, thực chất người phụ nữ phải vừa tiếp tục làm nghĩa vụ của người con trong gia đình mới, tức phụ thuộc và chịu sự quản lý của cha mẹ chồng, vừa nhận thêm nghĩa vụ và trách nhiệm của người vợ và phải phụ thuộc vào người chồng của mình. 10 “Phu tử tòng tử”: Người phụ nữ dưới thời phong kiến chịu rất nhiều những quy phạm mà xã hội đương thời đặt ra, hôn nhân do cha định đoạt, cuộc sống vợ chồng do chồng làm chủ, do chồng quyết định, người vợ chỉ có nhiệm vụ là phải phục tùng, song còn tệ hại hơn nếu không may người chồng mất đi thì người phụ nữ lại phải phụ thuộc vào chính người con trai do họ sinh ra. Quy định nghiệt ngã này có cơ sở kinh tế xã hội của nó: bắt nguồn từ chế độ sở hữu và quyền thừa kế tài sản trong chế độ kinh tế gia trưởng phong kiến. 1.1.1.2. Quan niệm “tứ đức” “Tứ đức” bao hàm: Công, dung, ngôn, hạnh; là bốn đức tính mà người phụ nữ cần có, theo quan niệm của Nho giáo. Công: Người phụ nữ phải biết nữ công gia chánh, tề gia nội trợ. Người vợ, người mẹ trong gia đình phải biết lao động sản xuất, chợ búa, mua bán và nấu nướng những bữa cơm ngon, canh ngọt cho chồng con, phục vụ chồng con tất cả những việc trong gia đình; đồng thời phải có lòng bao dung với mọi người xung quanh, biết thương chồng, thương con và chăm sóc chồng con hết lòng. Nho giáo quan niệm những nội dung trên là thiên chức, là bổn phận bất di bất dịch của người phụ nữ. Dung: Được hiểu là dung mạo, nhan sắc cần tạo lập và sử dụng thường xuyên của người phụ nữ. Với quan niệm phụ nữ là phái yếu, phái đẹp, là “của cải” của người đàn ông gia trưởng, “dung” yêu cầu người phụ nữ phải luôn ý thức về việc tạo lập cho mình vẻ đẹp và phải giữ được vẻ đẹp đó trong giao tiếp, sinh hoạt. Trong gia đình, người phụ nữ phải giữ được dung mạo hài hòa, niềm nở, vui vẻ với mọi người; nét mặt phải tươi cười, hoan hỉ để tạo cho không khí gia đình được ấm cúng, vui vẻ; từ đó xây dựng một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Trong quan hệ xã hội, người phụ nữ luôn phải có thái độ niềm nở, nhiệt tình với mọi người, ngoài ra họ còn phải biết cách ăn vận kín đáo, gọn gàng, sạch sẽ để tránh những “bất tiện” trước hết trong sinh hoạt và trong lao động. Ngôn: Đó là lời nói của người phụ nữ phải nhẹ nhàng, tình cảm, không được cáu gắt hay to tiếng với người khác. Ngôn từ hay lời nói của người phụ nữ luôn được mọi người quan tâm, để ý và đánh giá bản chất của họ thông qua lời 11 ăn tiếng nói hàng ngày. Vì vậy, phụ nữ trước khi nói ra điều gì phải suy nghĩ về điều mình muốn nói; dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong gia đình người làm vợ, làm con dâu phải lễ phép, nói năng lễ độ hòa nhã với mọi người; phải khôn ngoan, khéo léo trong nói năng để tránh mất lòng mọi người xung quanh. Hạnh: Là phẩm hạnh, tiết hạnh của người phụ nữ. Theo “hạnh”, người phụ nữ phải hiền thục, đoan trang, dịu dàng; phải biết giữ gìn tiết hạnh, phẩm giá phụ nữ của mình trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, trong đó giữ gìn “trinh tiết” là quan trọng nhất. Tiêu biểu cho quan niệm này là Chu Đôn Di khi ông chỉ ra rằng: đối với phụ nữ thì chết đói là việc nhỏ, thất tiết là việc lớn. Người con gái chỉ được xã hội tôn trọng, đánh giá cao, được khen là “ngoan hiền” khi họ giữ gìn được trinh tiết, sự trong trắng của mình trước khi thành thân. Khi có chồng phải chung thủy với chồng, giữ trọn tình nghĩa vợ chồng không những khi chồng còn sống mà ngay cả khi không may chồng mất sớm vẫn phải thủ tiết thờ chồng, không được tái giá. “Hạnh” còn yêu cầu người phụ nữ phải biết thương chồng, yêu con; biết đùm bọc, hòa thuận với người xung quanh; có lòng vị tha, bao dung độ lượng. Tóm lại, Nho giáo cho rằng, “tam tòng”, “tứ đức” là những yếu tố không thể thiếu để làm nên phẩm giá của người phụ nữ, coi đó là những chuẩn mực để người phụ nữ trở thành con người xứng đáng với yêu cầu xây dựng hạnh phúc gia đình gia trưởng. 1.1.2. Những giá tri ̣và haṇ chế chủ yế u của tư tưởng “tam tòng”, “tứ đức” Nói đến những giá trị, hạn chế của một tư tưởng hay một học thuyết nào đó chúng ta cần xem xét chúng với các quan điểm toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể. Đối với tư tưởng “tam tòng”, “tứ đức” của Nho giáo cũng vậy, chỉ có trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa học chúng ta mới có thể gạt bỏ được những hạn chế lịch sử, giai cấp của nó đồng thời có thể nhận thức được những giá trị có thể kế thừa để xây dựng hình ảnh và phát huy vai trò người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2.1. Những giá trị và hạn chế của “tam tòng” 12 Về giá trị: “Tam tòng” đề cao vai trò của nề nếp, trật tự trong cuộc sống, sinh hoạt gia đình, tập trung trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cuộc sống gia đình cũng như xã hội là một thực thể vô cùng phức tạp, cho nên chúng chỉ có thể diễn ra một cách bình thường khi chúng được tổ chức và được vận hành bằng những phương thức, hình thức nhất định thông qua những quy tắc, chuẩn mực, chế tài mà cộng đồng xã hội đặt ra. Nho giáo là học thuyết đề cao trật tự xã hội, mong muốn duy trì trật tự xã hội thông qua “ngũ luân” bằng phương pháp thực hành đạo đức mà nội dung chủ yếu là nhân, lễ, chính danh, “tam cương”, “ngũ thường”. Các quy tắc đạo đức do Nho giáo xây dựng và truyền bá là nhằm đáp ứng yêu cầu đó của xã hội, và đặc biệt là Nho giáo đã xây dựng các quy tắc đạo đức của mình trong hoàn cảnh nhà Chu, lực lượng thống trị Trung Quốc lúc bấy giờ, đã khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối loạn bởi các thế lực phong kiến tranh quyền đoạt vị, chiến tranh và xung đột xảy ra thường xuyên (thiên hạ vô đạo); trong xã hội thì “vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi” (quân bất quân, thần bất thần), trong nhà thì “cha không ra cha, con không ra con” (phụ bất phụ, tử bất tử). Nho giáo quan niệm gia đình là hình ảnh một nước thu nhỏ cho nên, nếu như trong quốc gia, “vua là giềng mối của bề tôi” thì trong gia đình, “cha là giềng mối của con”, “chồng là giềng mối” của vợ; trật tự, nề nếp của một gia đình phụ thuộc vào quan hệ giữa các thành viên của nó mà trước hết phụ thuộc vào vị trí độc tôn của gia trưởng, tức người đàn ông trụ cột trong gia đình. Vì thế có thể thấy rằng, quan niệm “tam tòng”, tuy chỉ đề cập đến thân phận của người phụ nữ nhưng về thực chất đó là sự phát triển, mở rộng tư tưởng của Nho giáo nhằm tăng cường trật tự, nề nếp của tổ chức gia đình gia trưởng phong kiến. Tuy nhiên, nếu bóc bỏ tính độc tôn gia trưởng trong “tam tòng” đồng thấy được vai trò lãnh đạo của “người chủ” gia đình, mà theo truyền thống văn hóa phương Đông đang tồn tại đến ngày nay, thì chúng ta có thể thấy rằng khi những người con, những thành viên khác trong gia đình thực sự được quy tụ và tổ chức bởi người “trụ cột” của nó thì gia đình đó thực sự vững vàng, bền chặt và hạnh phúc. 13 Ở đây, để hiểu đúng, cũng xin lưu ý rằng, trong Nho giáo nguyên thủy, tính chất “bình đẳng”, hai chiều trong các quan hệ đạo đức được đề cao ở mức độ nhất định, vì thế nó có tính nhân văn sâu sắc. Ví dụ, Khổng Tử cho rằng, muốn cho thiên hạ trở lại hữu đạo thì cần làm cho “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” (tức là vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con); trong đó bề trên (vua, cha) phải là gương sáng cho bề dưới (tôi, con); “phụ từ, tử hiếu”; trong đó, người con nghe theo, làm theo, phục tùng người cha. Cha ra cha được hiểu là, người cha chẳng những có công sinh thành, dưỡng dục, trụ cột gia đình mà còn là người có lòng thương yêu con, mong muốn cho con lớn khôn, trở thành con người có “đạo lý”, được hạnh phúc. Nho giáo nguyên thủy đề cao gia trưởng theo nghĩa đề cao tính tổ chức, vai trò của người đứng đầu nhưng không cổ vũ tính gia trưởng độc đoán, thô bạo. Trước khi tiếp nhận Nho giáo, coi Nho giáo như một khuôn mẫu văn hóa của mình thì dân tộc Việt Nam vốn đã có nền văn hóa bản địa lâu đời, với tín ngưỡng “thờ mẫu” – “nguyên lý mẹ” rất rõ rệt. Tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam có sự giao thoa văn hóa mà kết quả là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo đã giảm nhiều tính nghiệt ngã của nó. Theo thời gian, truyền thống đề cao vai trò nề nếp, gia phong, trật tự trong gia đình của người Việt hình thành với ảnh hưởng của Nho giáo nhưng “tam tòng” đã “mềm” hơn. Ở Việt Nam, một gia đình được coi là hạnh phúc trước hết phải là gia đình có nề nếp, gia giáo, trong đó các thành viên bề dưới - con cái, anh em - phải biết vâng lời cha mẹ, sau cha mẹ là anh cả. Trong “tam tòng” có “tại gia tòng phụ”, khi đã được Việt hóa thì đó là các con, không còn chỉ là con gái như trong Nho giáo, phải biết vâng lời cha mẹ, không chỉ còn là cha như trong Nho giáo, bởi cha mẹ là trụ cột gia đình, cha mẹ là người có đầy đủ hơn về các yếu tố trí tuệ, trách nhiệm kinh tế, kinh nghiệm… để quyết định mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Con cái phải biết kính trọng cha mẹ mãi là nguyên tắc đạo đức tốt đẹp không bao giờ phai mờ trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam và có giá trị trong mọi thời đại. Cho đến hiện nay, nếu so sánh giữa cha và mẹ, phần đông người Việt Nam vẫn cho rằng quyền uy của người cha vẫn là “cao nhất” trong gia đình. Câu 14 “một lời cha bằng ba lời mẹ” là phương ngôn có căn cứ rõ ràng, xuất phát không chỉ từ tính kinh tế gia trưởng mà còn xuất phát từ đặc trưng tính cách của người đàn ông và người phụ nữ Việt Nam: cha thường nghiêm khắc, cứng rắn, còn người mẹ thường dạt dào tình cảm nên khi dạy dỗ con cái không giữ được sự nghiêm nghị, các con thường không “sợ” mẹ bằng cha. Bên cạnh việc con cái biết vâng lời cha mẹ thì trong gia đình người vợ cũng phải biết tôn trọng, “vâng lời” người chồng trong công việc và sinh hoạt gia đình. Khi gia đình có công lớn, việc nhỏ thì hai vợ chồng cùng bàn bạc thống nhất nhưng người chồng thường được vợ nhường cho quyền quyết định. Đó là biểu hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng, đặc biệt là của vợ đối với chồng. Tất nhiên, trong những gia đình Việt Nam trước đây vẫn có sự phụ thuộc, phục tùng đơn thuần từ phía người vợ, nhưng trong thời đại hiện nay những vấn đề đó thường được xem xét dưới nhiều góc độ. Có thể người chồng gia trưởng nhưng cũng có thể người vợ không có khả năng hiểu biết để tham gia bàn bạc nên vì thế mà họ phải phục tùng những quyết định của chồng. Nề nếp gia phong của mỗi gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của mỗi con người: Nếu được sinh ra trong một gia đình có nề nếp thì cá nhân đó sẽ có phẩm chất đạo đức tốt, có hướng phấn đấu, không dễ bị tha hóa biến chất. Ngược lại, nếu sinh ra trong một gia đình cha rượu chè, mẹ bài bạc, cha mẹ không trân trọng lẫn nhau thì cá nhân đó ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi những thói quen của gia đình, chỉ có một số ít những người vượt lên hoàn cảnh để hoàn thiện mình. Về hạn chế: “Tam tòng” là sự biểu hiện tập trung của tư ưởng “trọng nam khinh nữ”, nó không chỉ tước đoạt quyền bình đẳng, cơ hội tiến bộ của người phụ nữ mà còn cản trở việc phát huy vai trò to lớn của phụ nữ để phát triển xã hội. Hạn chế đầu tiên và cũng là hạn chế nổi bật của “tam tòng” là nó bắt nữ giới phải lệ thuộc vào nam giới, tước đi quyền bình đẳng – quyền cơ bản của con người của phụ nữ. “Tam tòng” thể hiện đến đỉnh cao tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khi nó bắt người phụ nữ phải thực hiện “phu tử tòng tử”. Đó chính là 15

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net