Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------ VÕ THÀNH LUÂN XÁC ĐỊNH MỘT VÀI THÀNH PHẦN SINH HOÁ CƠ BẢN CỦA TRÁI CA CAO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên Ngành: HOÁ HỌC Mã Số Sinh Viên: 2082125 CẦN THƠ – 5/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên Ngành: HOÁ HỌC XÁC ĐỊNH MỘT VÀI THÀNH PHẦN SINH HOÁ CƠ BẢN CỦA TRÁI CA CAO VÕ THÀNH LUÂN Mã Số Sinh Viên: 2082125 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM PHƯỚC NHẪN CẦN THƠ – 5/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------ Năm học 2011 – 2012 “XÁC ĐỊNH MỘT VÀI THÀNH PHẦN SINH HOÁ CƠ BẢN CỦA TRÁI CA CAO” Lời cam đoan:................................................................................................................ ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012 Võ Thành Luân Luận văn tốt nghiệp đại học Chuyên ngành Hoá học Mã ngành: 204 Đã được bảo vệ và được duyệt Hiệu trưởng Trưởng khoa Trưởng bộ môn Cán bộ hướng dẫn Phạm Phước Nhẫn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------ Hội đồng chấm luận văn đã phê duyệt luận văn với đề tài: “Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao” Do sinh viên Võ Thành Luân, chuyên ngành Hoá học – Khoá 34 thực hiện và báo cáo trước Hội đồng vào ngày 04 tháng 6 năm 2012. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012 Chủ tịch Hội đồng Xác nhận của Khoa Khoa học Tự nhiên TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ------ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Phước Nhẫn 2. Tên đề tài: “Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao” 3. Sinh viên thực hiện: Võ Thành Luân - MSSV: 2082125 - Lớp: Cử nhân Hóa học – Khóa 34 4. Nội dung nhận xét : a. Hình thức: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... b. Nội dung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... c. Những vấn đề còn hạn chế: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... d. Kết luận, đề nghị và điểm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….. tháng…. năm 2012 Cán bộ hướng dẫn Phạm Phước Nhẫn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ------ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Phước Nhẫn 2. Tên đề tài: “Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao” 3. Sinh viên thực hiện: Võ Thành Luân - MSSV: 2082125 - Lớp: Cử nhân Hóa học – Khóa 34 4. Nội dung nhận xét : a. Hình thức: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... b. Nội dung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... c. Những vấn đề còn hạn chế: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... d. Kết luận, đề nghị và điểm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….. tháng…. năm 2012 Cán bộ phản biện …………………………… LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu được và kết quả phân tích là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả Võ Thành Luân Trang i LỜI CẢM ƠN Với những kiến thức và kỹ năng tích lũy được sau 4 năm học tập được vận dụng, cùng với sự nỗ lực và kiên trì, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao”. Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên tận tình từ gia đình, các thầy cô và bạn bè. Kính dâng Cha Mẹ là Người tạo điểm tựa vững chắc, tạo niềm tin mạnh mẽ cho con có thể vượt qua khó khăn. Trân trọng cảm ơn thầy Phạm Phước Nhẫn đã hướng dẫn tận tình và bổ sung những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Diệp Chi, thầy Trần Quang Đệ, với vai trò cố vấn học tập đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn sâu đến các thầy cô, anh chị, bạn bè trong phòng thí nghiệm Sinh hoá, Bộ môn Sinh Lý - Sinh Hoá, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, các bạn sinh viên lớp Hoá Học khoá 34 đã tạo điều kiện tốt và giúp đỡ trong suốt quá trình thực nghiệm. Trang ii TÓM LƯỢC Cây ca cao (Theobroma cacao L.) là một loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, chịu bóng râm, thích hợp với mô hình trồng xen trong vườn dừa và một số loại cây ăn trái khác. Hiện nay, ca cao được trồng ở nhiều nơi trên khắp cả nước với diện tích ngày càng mở rộng. Mục tiêu của đề tài “Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao” là nhằm xác định một số thành phần cơ bản của trái ca cao như: hàm lượng đường, hàm lượng chất béo và các chỉ số liên quan, hàm lượng caffeine, vitamin E. Đường tổng số được ly trích bằng methanol, tạo phức với phenol-sulfuric và định lượng bằng phương pháp quang phổ. Trên 3 thành phần của trái ca cao cho thấy hàm lượng đường tổng số trong lớp cơm bao quanh hạt là cao nhất 16,807 mg/g trọng lượng khô, kế đến là vỏ trái 6,107 µg/g và thấp nhất là trong hạt 3,290 µg/g. Hàm lượng dầu ly trích được từ hạt ca cao bằng hệ thống Soxhlet đạt khoảng 50% trên khối lượng khô. Caffeine trong bột ca cao sau khi tách dầu được ly trích bằng nước sôi trong 15 phút cho kết quả là 2,536 mg caffeine trong 1g khối lượng khô. Bằng phương pháp quang phổ định lượng được hàm lượng vitamin E trong mẫu dầu ca cao là 2,481 mg/g dầu. Trang iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC .............................................................................................................. iii MỤC LỤC..................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................ix MỞ ĐẦU.....................................................................................................................x CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................1 1.1 Tổng quan về cây ca cao ....................................................................................1 1.1.1 Nguồn gốc cây ca cao .................................................................................1 1.1.2 Vị trí phân loại ............................................................................................2 1.1.3 Sinh thái, hình thái và đặc tính sinh học của cây ca cao ...............................4 1.1.3.1 Đặc điểm sinh thái.................................................................................4 1.1.3.2 Hình thái và đặc tính sinh học của cây ca cao .......................................5 1.1.4 Thành phần hóa học của trái ca cao .............................................................7 1.1.5 Sơ lược về tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Việt Nam .....................11 1.2 Tổng quan về Lipid .........................................................................................13 1.2.1 Giới thiệu...................................................................................................13 1.2.2 Phân loại....................................................................................................13 1.2.3 Tác dụng của lipid .....................................................................................14 1.3 Caffeine ...........................................................................................................14 1.3.1 Sơ lược về caffeine ....................................................................................14 1.3.2 Dược tính chủ yếu của caffeine ..................................................................15 1.3.3 Sự chuyển hoá và chu kì bán huỷ ...............................................................16 1.3.4 Cơ chế gây tác động...................................................................................16 1.4 Vitamin E .......................................................................................................17 1.4.1 Giới thiệu về Vitamin E .............................................................................17 1.4.2 Phân loại....................................................................................................18 1.4.3 Một số vai trò quan trọng của Vitamin E trong cơ thể ...............................18 Trang iv CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................20 2.1 Mục đích đề tài.................................................................................................20 2.2 Phương tiện ......................................................................................................20 2.2.1 Mẫu ...........................................................................................................20 2.2.2 Hóa chất.....................................................................................................20 2.2.3 Dụng cụ thí nghiệm....................................................................................21 2.2.4 Các chỉ tiêu phân tích.................................................................................21 2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................22 2.3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện .................................................................22 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................22 2.4 Thực nghiệm ....................................................................................................23 2.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát trọng lượng các thành phần trái ca cao..................23 2.4.2 Thí nghiệm 2: Định lượng đường tổng số...................................................23 2.4.2.1 Xác định đường chuẩn và giới hạn phát hiện.......................................23 2.4.2.2 Định lượng đường trong mẫu .............................................................24 2.4.3 Thí nghiệm 3: Xác định hàm lượng dầu tổng số.........................................24 2.4.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát chất lượng dầu ly trích từ hạt ca cao .....................26 2.4.4.1 Chỉ số acid ..........................................................................................26 2.4.4.2 Chỉ số iod ............................................................................................26 2.4.4.3 Chỉ số xà phòng...................................................................................28 2.4.5 Thí nghiệm 5: Định lượng caffeine trong hạt ca cao...................................29 2.4.6 Thí nghiệm 6: Định lượng Vitamin E.........................................................29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................31 3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát trọng lượng các thành phần trái ca cao ........................31 3.2 Thí nghiệm 2: Định lượng đường tổng số .........................................................32 3.2.1 Xác định đường chuẩn và giới hạn phát hiện..............................................32 3.2.2 Định lượng đường tổng số trong mẫu.........................................................33 3.3 Thí nghiệm 3: Xác định hàm lượng chất béo trong hạt ca cao...........................35 3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát chất lượng chất béo ly trích được ................................36 3.4.1 Chỉ số acid .................................................................................................36 3.4.2 Chỉ số iod ..................................................................................................36 3.4.2 Chỉ số xà phòng hoá...................................................................................37 3.5 Thí nghiệm 5: Định lượng caffeine trong hạt ca cao .........................................38 Trang v 3.6 Thí nghiệm 6: Định lượng Vitamin E ...............................................................40 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................44 4.1 Kết luận............................................................................................................44 4.2 Kiến nghị .........................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................45 Trang vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Đặc điểm của ba loài ca cao 3 Bảng 1.2 Cấu tạo các gốc của Procyanidin 7 Bảng 1.3 Thành phần cơ bản của trái ca cao 8 Bảng 1.4 Thành phần lớp cơm hạt 9 Bảng 1.5 Thành phần vỏ ca cao 10 Bảng 1.6 Thành phần hạt ca cao 11 Bảng 2.1 Cách pha dãy nồng độ chuẩn glucose 23 Bảng 2.2 Cách pha loãng dung dịch mẫu 24 Bảng 3.1 Tỷ lệ % trên trọng lượng tươi các thành phần chính của trái ca cao 31 Bảng 3.2 Tỷ lệ % trên trọng lượng khô các thành phần chính của trái ca cao 31 Bảng 3.3 Kết quả phân tích đường tổng số trong lớp cơm hạt ca cao 33 Bảng 3.4 Kết quả phân tích đường tổng số trong vỏ ca cao 33 Bảng 3.5 Kết quả phân tích đường tổng số trong hạt ca cao 33 Bảng 3.6 Hàm lượng chất béo được ly trích bằng hệ thống Soxhlet 35 Bảng 3.7 Chỉ số acid của chất béo ly trích từ hạt ca cao 36 Bảng 3.8 Chỉ số iod của chất béo ly trích từ hạt ca cao 37 Bảng 3.9 Chỉ số xà phòng hoá của chất béo ly trích từ hạt ca cao 37 Bảng 3.10 Kết quả phân tích hàm lượng caffeine 39 Bảng 3.11 Kết quả định lượng vitamin E trong dầu ca cao 42 Trang vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Cây ca cao 1 Hình 1.2 Các loài ca cao được trồng phổ biến 4 Hình 1.3 Các alkaloid trong hạt ca cao 8 Hình 1.4 Cấu trúc hoá học của một số hợp chất trong ca cao 9 Hình 1.5 Công thức cấu tạo tổng quát của chất béo trong dầu thực vật 13 Hình 1.6 Công thức hoá học của Caffeine 15 Hình 1.7 Cấu tạo hoá học của Tocopherol và Tocotrienol 18 Hình 3.1 Đồ thị biễu diễn quan hệ tuyến tính giữa độ hấp thu và nồng độ glucose 32 Hình 3.2 Đồ thị biễu diễn hàm lượng trung bình đường tổng số 34 Hình 3.3 Bột ca cao và dầu ly trích được từ hệ thống Soxhlet 35 Hình 3.4 Phổ hấp thu của dung dịch caffeine chuẩn 30 ppm 38 Hình 3.5 Caffeine trong mẫu sau khi giải ly bản mỏng 39 Hình 3.6 Phổ hấp thu của dung dịch caffeine trong mẫu hạt ca cao 40 Hình 3.7 Phổ hấp thu của dung dịch Vitamin E chuẩn 41 Hình 3.8 Vitamin E trong mẫu sau khi giải ly bản mỏng 41 Hình 3.9 Phổ hấp thu của dung dịch Vitamin E trong mẫu 42 Trang viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SKLM : Sắc ký lớp mỏng TLK : Trọng lượng khô AcEt : Ethyl acetate AcOH : Acetic acid MeOH : Methanol UV : Ultra Violet IU : International Units ppm : part per million Trang ix MỞ ĐẦU Hiện nay, ca cao là cây công nghiệp tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ở nước ta. Ca cao có thể trồng được tại nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích và sản lượng không ngừng được tăng cao. Hiện nay, việc nghiên cứu về thành phần sinh hoá của trái ca cao và các sản phẩm từ ca cao có tính cấp thiết nhằm khẩn trương đáp ứng một phần nhu cầu về giống, các kỹ thuật chế biến hạt ca cao để đưa vào quy trình trồng, chăm sóc và chế biến ca cao. Mặt khác, với các dự án đầu tư phát triển ca cao như hiện nay, nếu chúng ta không kịp trang bị cho mình những kiến thức, kỹ thuật về sản xuất và chế biến ca cao thì các sản phẩm từ ca cao của chúng ta sẽ gặp không ít những khó khăn khi phải cạnh tranh với thị trường ca cao của thế giới. Đồng thời, trên các nghiên cứu cho thấy, các hợp chất sinh hoá trong hạt ca cao có một số hoạt tính sinh học đối với cơ thể con người cũng như đối với các sinh vật khác. Việc tìm hiểu các thành phần sinh hoá của ca cao hứa hẹn mang lại nhiều điều thú vị. Xuất phát từ thực tế đó và được sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định một vài thành phần sinh hoá cơ bản của trái ca cao”. Trang x Chương 1: Lược Khảo Tài Liệu CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây ca cao 1.1.1 Nguồn gốc cây ca cao [1, 2, 4, 20] Cây ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon nằm ở Trung Nam Mĩ và cũng được trồng rộng rãi ở đây từ hơn 500 năm trước. Từ xa xưa, thổ dân Aztec ở Mexico đã xem ca cao là thực phẩm cao cấp, là thức uống thiêng liêng dùng để dâng cúng và dành cho giới quí tộc. Liné đặt tên cho giống cây này là thực phẩm của thần linh cũng nhằm phản ánh ý nghĩa này (theo tiếng Latinh Theos có nghĩa là thần linh, broma có nghĩa là thực phẩm). Ở Việt Nam, cây ca cao theo chân người Pháp đến Nam Bộ vào đầu thế kỷ 19, nhưng cây ca cao chưa được trồng với quy mô đồn điền như cây cao su. Vì cao su không thể thiếu với ngành công nghiệp Pháp, còn hạt ca cao thì không được như vậy. Khoảng năm 1994, một dự án của nhà nước về trồng cây ca cao với quy mô 10.000 ha được thực hiện, chủ yếu ở Quảng Ngãi nhưng đã thất bại vì nhiều lý do. Hình 1.1 Cây ca cao Chương trình nghiên cứu giống ca cao của nhà nước được bắt đầu thực hiện từ năm 2000. Đến năm 2002, tổ chức Success Alliance có dự án phát triển cây ca cao mà khởi đầu từ tỉnh Bến Tre, sau đó là các tỉnh Tiền Giang, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắc Lắc. Trong thế kỷ XX, sản xuất ca cao phát triển với quy mô rất lớn vì có sự mở rộng cực kì nhanh chóng các diện tích trồng cây ca cao ở Châu Phi. Trong giai đoạn 1945-1985, năm “cường quốc” ca cao là Brazil (19%), Cameroon (6%), Ghana (11%), Ivory Coast (30%) và Nigeria (6%). Từ năm 1985 trở lại đây, các nước Châu Á bắt SVTH: Võ Thành Luân Trang 1 Chương 1: Lược Khảo Tài Liệu đầu phát triển mạnh ca cao, trước hết là ở các nước Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka,… Tương lai của cây ca cao ở đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên rất hứa hẹn, có thể từ một quốc gia chưa có tiếng tăm về sản xuất hạt ca cao, Việt Nam có thể bước lên thành một cường quốc xuất khẩu hạt ca cao trên thế giới, như đã thành công với cây cà phê Robusta. 1.1.2 Vị trí phân loại [2, 4, 19, 20] Cây ca cao có tên khoa học là Theobroma cacao L. Thuộc ngành: Angiosperm Lớp: Dictyledoneae Bộ: Malvales Họ: Sterculiaceae. Chi: Theobroma Loài: Theobroma cacao Chi theobroma bao gồm hơn 20 loài (Cacao guianensis, Cacao minus, Cacao sativa, Cacao caribaea, Theobroma interregina, Theobroma kalagua, Theobroma leiocarpa, Theobroma pentagona, Theobroma saltzmanniana, Theobroma sapidum, Theobroma sativa, Theobroma sphaerocarpa,...), trong đó chỉ có loài Theobroma cacao được trồng rộng rãi còn các loài khác thường là hoang dại hoặc rất ít được trồng. Theobroma cacao là loài duy nhất có giá trị thương phẩm và nó được chia ra hai loài phụ: Criollo và Forastero + Criollo: trái đỏ, kích thước lớn, có nhiều ở vùng Nam Mỹ (Venezuela, Ecuado, Comlombia), có tử diệp màu trắng và là loại được trồng đầu tiên. + Forastero: màu vàng đỏ, có nhiều ở Châu Phi (Ghana, Nigieria). Đây là loại được trồng chủ yếu hiện nay trên thế giới (chiếm khoảng 80%). Ngoài ra còn có một loài nữa là Trinitario là kết quả của sự tạp giao giữa hai loài Criollo và Forastero. Tên Criollo (bản xứ) do người Tây Ban Nha đặt cho cây ca cao trồng đầu tiên ở Venezuela. Nhóm Forastero là các giống ca cao thường của Brazil và SVTH: Võ Thành Luân Trang 2 Chương 1: Lược Khảo Tài Liệu Tây Phi, chúng phân tán tự nhiên trong thung lũng sông Amazon. Nhóm Trinitario là giống lai của hai giống trên xuất hiện đầu tiên ở hòn đảo Trinidad, thuộc địa Tây Ban Nha, trong thế kỉ 18. Bảng 1.1 Đặc điểm của ba loài ca cao Đặc điểm Trinitario Forastero Criollo Dạng quả Dài Tròn, bầu dục Dài, thuôn, nhọn đầu Sống quả Rãnh sâu không rõ Trơn, không rãnh Nhọn, rãnh sâu nét sâu Kết cấu Hầu hết cứng Cứng, dài nhiều Mỏng, mềm, ít chất gỗ mô gỗ Màu sắc Không nhất định có Xanh vàng Vàng đỏ, các đốm màu xanh hay đỏ nâu đỏ Hoa - Nhụy màu tím Không nhất định có màu xanh hay đỏ Hạt Nhiều hơn 40 hạt 30-60 hạt 20-40 hạt (Ghi chú: “-” không được đề cập) Giống ca cao có ở Việt Nam hiện nay là Forastero và con lai giữa Forastero và Trinitario. Các giống trồng rải rác ở các địa phương là kết quả của sự lai tạp từ ba nhóm trên. Có hai nguồn giống chính là hạt lai và dòng vô tính. Trinitario SVTH: Võ Thành Luân Trang 3 Chương 1: Lược Khảo Tài Liệu Forastero Criollo Hình 1.2 Các loài ca cao được trồng phổ biến (Nguồn: http://www.gardenislandchocolate.com/images/cacao%20album/) Hiện nay, ở Việt Nam, các dòng vô tính có tiềm năng năng suất từ 2-5 tấn/ha trong điều kiện đồng ruộng: TĐ2, TĐ3, TĐ5, TĐ6, TĐ7, TĐ8, TĐ9, TĐ10, TĐ11, TĐ12, TĐ13, TĐ14, TĐ15, TĐ16, TĐ17, TĐ18, TĐ19, TĐ20. Trong đó, hai dòng TĐ11 và TĐ14 không thích hợp ở những nơi thiếu nước mùa khô vì khả năng chịu hạn kém. Sau một thời gian trồng thử nghiệm, 8 dòng được chọn lọc và cho phép trồng rộng rãi ở các địa phương là: TĐ1, TĐ2, TĐ3, TĐ5, TĐ6, TĐ8, TĐ10 và TĐ14. Các giống ca cao này đã được kiểm tra về chất lượng và được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam công nhận là giống thích hợp để canh tác tại Việt Nam vào tháng 12 năm 2005. 1.1.3 Sinh thái, hình thái và đặc tính sinh học của cây ca cao [2, 4, 20] 1.1.3.1 Đặc điểm sinh thái Sinh thái tự nhiên của cây cao cao thuộc tầng thấp trong những cánh rừng mưa nhiệt đới, nơi có cường độ ánh sáng thấp, độ ẩm cao. Các nước trồng ca cao đều nằm SVTH: Võ Thành Luân Trang 4

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net