Đặc điểm thơ hải bằng

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đặc điểm thơ hải bằng

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MỸ PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM THƠ HẢI BẰNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2011 2 Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ Phản biện 1: TS. PHAN NGỌC THU Phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH SƠN Luận văn ñược bảo vệ trước hội ñồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2011. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn ñề tài Huế là vùng ñất của thi ca. Từ nghìn xưa ñến nay, nét bút thi nhân luôn miệt mài tô ñiểm cho mảnh ñất ấy ñược lung linh và rạng rỡ sắc màu. Những vần thơ về Huế ñã gợi lên những cảm hứng bất tận trong lòng những ai ñã từng ñến Huế và ở Huế. Cảm xúc ñó vừa dễ thương, vừa lãng mạn lóng lánh niềm vui và nỗi buồn mà ai ñó ñã một lần ñến Huế thì không thể không nhận ra ñược nét duyên ngầm rất lạ lùng của Huế. Vẻ ñẹp ñó ñược các nhà thơ Huế thể hiện một cách khá ñộc ñáo trong trang thơ: Vẻ ñẹp thiên nhiên, tình yêu quê hương, ñất nước, những ký ức chiến tranh, những niềm vui sum họp thiêng liêng, những nỗi niềm riêng chung day dứt ñều ñi vào thơ với giọng ñiệu mới. Các nhà thơ Huế ñã làm sống lại những ký ức cháy bỏng thời chiến tranh, muốn hòa mình vào thiên nhiên bao la, quay về với ñời sống thường nhật ñể góp nhặt những tình cảm dung dị mà sâu lắng. Huế là vùng ñất của thi ca. Nhiều thế hệ nhà thơ ở Huế ñã khẳng ñịnh ñược tên tuổi của mình trên văn ñàn cả nước. Tiêu biểu như: Hải Bằng, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Trọng Tạo, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Ngô Minh, Hà Khánh Linh, Nguyễn Quang Lập. Trong thế giới lung linh và ña sắc màu ấy, ẩn chứa một mơ ước cháy bỏng trong thơ Lê Thị Mây, một nỗi niềm thâm trầm trước những ñam mê trần tục con người trong thơ Nguyễn Khắc Thạch, một niềm tin trước bao bộn bề cuộc sống trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, một khát vọng ñến không thành vẫn ngọt ngào, thủ thỉ với chính trái tim mình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, một niềm tin cao sang, một tình yêu hiện ñại " mang trái tim nhân tạo" trong thơ Hà Khánh Linh, một ngọt ngào dịu êm mà mãnh liệt, bứt phá trong thơ Lê Thị Mây... 4 Tất cả làm thành tiếng nói thao thức trước những biến ñộng của thời hậu chiến, của ñời sống con người. Nằm trong số những nhà thơ có ñược niềm vinh dự ñi tiên phong trong việc ñổi mới về ñề tài và cách viết sau chiến tranh, sự nghiệp sáng tác của Hải Bằng cũng ñã thể hiện rõ những bước ñi tuần tự trong sự bứt phá chuyển mình của thơ ca Huế. Bởi tác phẩm của ông là một bức thông ñiệp giúp cho ta biết hơn về lịch sử, về con người xứ Huế. Bởi tác phẩm của ông là dòng chảy vô tận mà thiên nhiên Huế với cỏ cây, hoa lá, thành quách, chùa chiền, biển trời, mưa … chính là chất xúc tác kỳ diệu, làm cho thơ Hải Bằng toát lên vẻ trầm mặc sâu lắng, mang nặng tình ñời, tình người và có sức lan tỏa sâu rộng. Nghiên cứu ñặc ñiểm nghệ thuật thơ Hải Bằng sẽ có cái nhìn bao quát, toàn diện, sâu sắc hơn về hồn thơ của ông, có thể cắt nghĩa ñược hiện thực cuộc sống qua những trải nghiệm, ngẫm suy, sẽ ñồng cảm và chia sẻ với những nỗi ñau buồn, trăn trở của ông, ñể cùng lắng nghe tiếng mưa rơi trong từng giọt buồn của thi sĩ Hải Bằng. Từ ñó, chỉ ra ñược những ñóng góp của ông trong tiến trình thơ Huế và thơ Việt Nam hiện ñại. Với lý do ấy, chúng tôi chọn ñề tài Đặc ñiểm thơ Hải Bằng ñể nghiên cứu nhằm chỉ ra những giá trị ñộc ñáo, sáng tạo của nhà thơ. 2. Lịch sử vấn ñề 2.1. Bài viết có tính chất nhận xét tổng hợp Với nhóm bài viết này, các nhà nghiên cứu nhận xét về thơ Hải Bằng trên nhiều khía cạnh khác nhau: Bài viết của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong Tạp chí Sông Hương, số tháng 6/1993 nhận xét “Thơ Hải Bằng giàu cảm xúc và 5 màu sắc, tạo ñược âm ñiệu của riêng anh, một cái gì ñó khiến chúng ta nhớ ñến âm sắc của vùng ñất anh gắn bó”[51,343]. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ nhận xét về tập thơ Mưa Huế rằng “Với Hải Bằng, mới có Em và Mưa như thế và khó hình dung ra một thi sĩ Hải Bằng mà vắng mưa Huế, vắng Em. Nhưng Mưa cũng là Em. Các em như một loại nước cất tinh khiết của tâm linh Hải Bằng, là cái tình thấm thía anh dành cho Huế, cho ñời và cho riêng anh” [51,343]. Đề cập ñến lòng nhiệt thành của nhà thơ với ñất nước, có bài của Đỗ Hoàng trên báo Văn nghệ , số 6, ngày 11.02.2006, tr.19, tác giả nhấn mạnh: “Hải Bằng là nhà thơ ñược nhân dân ghi nhớ, anh ñược muôn ñời biết ñến tấm lòng trung trinh của mình với ñất nước”[ 27, 19]. Minh Khôi trong bài viết : “Hải Bằng -Thi sỹ lính” ñã phát hiện ra “chất lính trong thơ anh ñậm ñặc, phát lộ từng ngày cả trong thơ và trong cuộc sống…Chất lính Hải Bằng bộc lộ từ năm 1945, khi 15 tuổi, bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý của gia ñình quan lại hoàng tộc ñể xin gia nhập Vệ Quốc ñoàn. Chỉ có tấm lòng cách mạng mới từ giã cuộc sống riêng ñể cất bước lên ñường dấn thân như vậy. Chính chất lính ấy ñã tạc nên chân dung thơ Hải Bằng bộc trực, nhạy cảm, nhân từ và quyết liệt.”[ 51, 534]. Đáng quan tâm hơn cả là bài viết của Trần Phương Trà, tác giả ñã vinh danh Hải Bằng là Người vắt kiệt ñời mình cho Thơ, cho hoạ [51, 551]. Nguyễn Quang Hà trong bài viết “Hải Bằng tốc ñộ thơ ngoại hạng » trên báo Thừa Thiên Huế , tháng 6. 1996 ñã nhạn xét rằng “Hải Bằng làm thơ nhanh như nước chảy, nhưng thông minh và tinh tế…Mười tập thơ kế tiếp nhau trong 15 năm qua là dòng chảy với tốc 6 ñộ ngoại hạng ñể Hải Bằng tiếp tục tìm tòi, khẳng ñịnh mình”[51,414]. Trong bài “Những tác phẩm của Hải Bằng”, Trần Thùy Mai ñã nhìn lại chặng ñường lao ñộng nghệ thuật miệt mài và ñầy gian khổ của thi sỹ Hải Bằng: “Từ thơ cho ñến hội họa, từ hội họa ñến tạo hình rễ cây, có lẽ, Hải Bằng vẫn chưa hết dành cho ta những ngạc nhiên và bất ngờ. Bởi trên ai hết, với Hải Bằng, ta có thể tin rằng, bao giờ còn một giây, một phút sống trên ñời, anh vẫn chưa thôi cuộc phiêu lưu của mình trên con ñường sáng tạo như trong quá khứ, anh ñã vật lộn với số phận, với hoàn cảnh, sự nghèo khổ và bệnh tật và cả cái chết.” [ 51, 412] 2.2. Bài viết thiên về ñánh giá từng tác phẩm cụ thể: Hải Bằng là nhà thơ cách mạng, ñã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mùa hè năm 1952, nhà thơ sáng tác bài thơ Em nữ cứu thương người Pháp. Bài thơ ñã làm xúc ñộng lòng người và gây tiếng vang lớn. Bài thơ ñược nhà văn Nguyễn Khắc Thứ dịch sang tiếng Pháp. Đã có nhiều ý kiến về bài thơ này. Trong Báo Phú Yên, số 126,127 tháng 1,2.2005, tr.40, tác giả Nhất Lâm trong bài viết “Bài thơ ñi cùng năm tháng Em nữ cứu thương người Pháp” cho rằng “Bài thơ mang ñậm tình nhân ái sâu sắc. Đó là thơ của một thời, của một người, anh ñã viết trong thời ñại anh ñang sống và chiến ñấu một cách trung trực”[ 51, 545]. Tác giả Ngô Minh cũng bày tỏ suy nghĩ của mình với bài “Số phận bài thơ khóc kẻ thù của cố thi sỹ Hải Bằng”: “Đây là lần ñầu tiên trong văn chương cách mạng Việt Nam có một tác phẩm viết về kẻ thù nhưng không ở góc ñộ phản kháng, chống ñối, mà ở sự thương xót cho số phận con người và lên án chiến tranh”[ 51, 547]. 7 Từ khi tập thơ Mưa Huế ra mắt bạn ñọc (1992), Hải Bằng ñã nhận ñược sự hưởng ứng, cổ vũ nhiệt tình của ñông ñảo bạn ñọc với nhiều bài nhận xét, bài giới thiệu của nhiều nhà nghiên cứu. Hồ Thế Hà nhân ñọc tập thơ Mưa Huế có bài “Chiếc cầu mưa trong thơ Hải Bằng” cho rằng “Hành trình thơ Hải Bằng là hành trình từ cái riêng ñến cái chung và về lại cái riêng; từ ngợi ca hào hùng trở về với trữ tình ñời tư và chiêm nghiêm”[19, 78]. Đồng thời cũng cảm nhận rằng “Hải Bằng ñã tâm ñắc và gắn bó sâu nặng với mưa Huế. Mưa ở ñây không còn là khái niệm mà ñã thành mưa cụ thể: Mưa Huế - Mưa quê hương -Mưa của những nỗi buồn ñau, kỉ niệm ám ảnh suốt cả ñời anh”. “Mưa như nhân chứng, là bài học làm người. Có mưa, ñời biết buồn vui, hờn giận và có cuộc sống xanh tươi…Chiếc cầu mưa trong thơ Hải Bằng có lúc hữu hình, có lúc vô hình, có khi thực, có khi mộng nhưng ñủ sức ñưa tâm hồn anh ñến mọi bến bờ..Tất cả hiện thực ấy ñi vào thơ anh ñều trở thành tiếng nói ñồng cảm, thành sự trăn trở về tình yêu và sự sống”[19,79]. Hay trong bài viết có nhan ñề “Hải Bằng thơ”, Hồ Thế Hà chỉ ra rằng thơ Hải Bằng thực sự trẻ lại trong cảm xúc , suy nghĩ và chín hơn trong nghệ thuật. Đó là “Hải Bằng với mưa Huế. Đó là nỗi niềm giao hoà da diết , biến hoá nhiều màu sắc, nhiều thanh âm: Mưa kỷ niêm, mưa tuổi thơ, mưa bóng mây, mưa thi sĩ, mưa vườn dâu quê mẹ, mưa bức tranh, mưa cổ thành, và có cả mưa thầm lặng, mưa trong lòng rơi giọt thương giọt nhớ. Và chiếc cầu mưa qua ñôi bờ mong chờ”[21,15]. Nguyễn Trung Bình cho rằng “Hình như Hải Bằng và thơ chẳng thể nào tránh khỏi mưa. Nhà thơ ñi trong mưa, nhìn mưa, nghĩ về mưa như sự ràng buộc của câu, chữ, những ý tưởng thấm ñẫm từ gan ruột người cất lên, ca lên màu mưa chỉ riêng Huế có”[51,382]. 8 Trong Tập san Đại học Huế, 2008, Nguyễn Thị Quỳnh Hương ñã phát hiện ra cả thế giới của những cơn mưa ñã trở thành “ñặc sản”, là một trong những gia vị quan trọng làm nên chất bùa mê của ñất Thần kinh trong thơ Hải Bằng. Những bài thơ về mưa Huế “mang cái da diết của nỗi nhớ thương, cái hoài mong mơ ước và cái trẻ trung của một nhà thơ ñã ngoài 60 tuổi. Để vẽ nên bức tranh Mưa Huế muôn màu sắc, muôn thanh âm ấy, Hải Bằng ñã ñem tình yêu Huế và những quan sát ñầy trải nghiệm của mình về mưa gởi vào hình ảnh, từng cấu tứ của bài thơ, từng biện pháp tu từ…Nhưng phải khẳng ñịnh rằng chưa có nhà thơ nào dành tặng hằng trăm bài thơ mưa cho Huế như Hải Bằng”[51,420]. Và tác giả ñã tôn ông bằng danh hiệu: “Chuyên gia mưa Huế hay là nhà mưa Huế học”[51,420]. Đến tập thơ Trăng Năm Canh, trong bài viết “Trăng Năm Canh, khúc trữ tình mới của nhà thơ Hải Bằng”, Phạm Nguyên Tường ñã có những phát hiện ñầy gợi cảm về một ảnh tượng tâm linh vợi sáng là “Vầng trăng thao thức khôn nguôi soi thấu những ngóc ngách buồn vui. Vầng trăng ấy ñã “ung dung lên giữa trời mùa thu vào ñêm trong trẻo” ñể rồi cùng ông ñi vào cõi người, cõi thơ huyền ảo…Ánh trăng trải rợp trên từng con chữ giúp ông tìm ra mọi vẻ ñẹp huyền diệu của cuộc sống và cũng chính từ những con chữ ñượm ánh trăng ấy ñã bật lên thành cảm xúc thẩm mỹ, như một sự phản quang kì diệu của Thơ”[50,3]. Nguyễn Văn Hoa trong bài viết “Trăng Năm Canh, bản nhật kí viết bằng thơ văn xuôi giàu tính nhân văn” nhận ra rằng chúng ta càng ñọc “càng thấy ñược cái tâm trong sáng của nhà thơ: Một tình yêu thiên nhiên tha thiết, một tâm hồn nhạy cảm dễ xúc ñộng. Tập thơ cũng là một tuyên ngôn về nghiệp làm thơ, một nỗi ám ảnh về kí ức da diết…”[25, 91]. Đọc Trăng ñợi trước thềm, Hoàng Vũ Thuật 9 nhận ra “cái mới của thơ Hải Bằng khởi sự từ nội dung bài thơ, ñó là cái mới từ trong vận ñộng thao thức tư duy cảm xúc…Tính quyết liệt trong thơ anh không toát ra từ ngôn ngữ mà ở chiều sâu của nội tâm. Chính những âm ñiệu trầm mặc tạo cho thơ anh mang phong cách sâu kín, giàu liên tưởng, ngẫm gợi”[51,352]. Còn Mai Văn Hoan thì thấy rằng “Dường như Hải Bằng không ñể lọt mất một âm thanh nào của cuộc ñời. Và bao giờ cũng lắng nghe dư âm của nó. Lần giở trang thơ của anh ta vẫn còn nghe ñồng vọng tiếng nhạc Sôpanh, tiếng chim sơn ca và cả những tiếng ù ù của “miệng lu tròn hơi thở”[26,5]. Hồ Thế Hà trong bài viết có nhan ñề “Những mùa thu ñang trôi” cho rằng “Toàn bộ tập thơ Đề lên năm tháng là tiếng nói của nỗi niềm riêng tư, pha chút buồn ñau nhưng không hề bi luỵ. Chất hoài niệm trong tập thơ ñã ngụ ý một ao ước phía ñường chân trời, ñường biển khơi, và những cánh rừng, bờ cát, dòng sông, nơi anh ñã từng lưu giấu bao kỉ niệm ngọt ngào và xao ñộng”[20,140]. Phan Ngọc Thu ñã có những phát hiện tinh tế về một ñiển hình của thủ pháp ñồng hiện trong bài thơ Bức tranh cuối tuần. Với “cách thể hiện ấy làm cho cảm xúc của bài thơ ngày càng lắng dần vào chiều sâu, có sức gợi những chuỗi liên tưởng khác nhau trong lòng bạn ñọc”[51,346]. Đọc “Hát về ngọn lửa”, Ngô Minh phát hiện thêm rằng “Huế và Biển là hai nguồn cảm hứng chủ ñạo của Hải Bằng. Huế trầm tĩnh, ñắm say, mơ mộng. Biển khao khát, rộng rãi, giàu triết lý, kết hợp với cái tôi mạnh mẽ của nhà thơ tạo nên một không gian rộng mở, linh ñộng, một thời gian ngưng ñọng, kết tủa, một chất liệu thơ tạo hình…Đó là ñặc ñiểm của chất thơ Hải Bằng”[51,350]. 10 Phạm Nguyên Tường trong bài viết với nhan ñề “Nhà thơ trên mỗi bước Độc hành” ñã phát hiện những tinh tế của Hải Bằng trong trường ca Độc hành. Đây là tập trường ca dài tám chương, ñược viết trong hơn mười năm. Tác phẩm ñược viết trong sự chiêm nghiệm của bản thân gắn với những buồn vui bất tận của ñời sống. “Trọn vẹn và kiêu hãnh một ñời sống, mở lòng ra với thiên nhiên và con người, nếm trải những vinh quang và cay ñắng, có thể nói, Hải Bằng ñã in ñậm bóng dáng mình trên từng trang Huế, ñể trên con ñường lớn, người ta vẫn dễ dàng nhận ra ông ñể mà yêu mến và kính phục. Giữa ñám ñông, ông vẫn một mực riêng biệt vói tất cả nét tài hoa, bản lĩnh và phong cách. Đôi khi ông cũng cảm thấy cô ñộc. Nhưng chính sự cô ñộc ấy càng thúc giục ông ñi tìm một cõi cô ñộc hơn. Tôi ñi về phía lòng tôi / Buồn vui tự túc. Nhà thơ chân chính, mãi mãi là một kẻ ñộc hành trong cõi thơ.”[ 50, tr.3]. Phan Cao ñọc tập thơ tuổi Huế trong ta của Hải Bằng ñã bắt gặp “một tâm trạng trầm lặng, ñau ñáu nỗi hoài mong của một - người -thơ gắn bó với từng ngọn cỏ, lá cây quê hương. Tất cả ñã gợi cho ta một nỗi nhớ, một khoảng buồn vui ít ra có giống ông dù thoáng thôi mà ñậm ñà, xao xuyến, bồi hồi”[ 51, 395]. Như vậy, phần lớn các bài viết ñều hướng ñến từng tác phẩm riêng lẻ và chủ yếu ở dạng phê bình ñiểm sách, giới thiệu, bày tỏ chính kiến. Đối với nhóm bài viết có tính chất nghiên cứu tổng hợp cũng chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh, ở một mức ñộ nhất ñịnh với nhiều góc ñộ khác nhau. Song nhìn chung, chưa có công trình nào ñi sâu nghiên cứu về Đặc ñiểm thơ Hải Bằng. Chọn ñề tài này, chúng tôi muốn trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những ý kiến liên quan của những người ñi trước ñể từ ñó tìm hiểu kỹ hơn về thế giới nghệ thuật thơ Hải Bằng. 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu chính của Luận văn chúng tôi là Đặc ñiểm thơ Hải Bằng ñược chuyển tải thành các nội dung và phương thức thể hiện ñộc ñáo. Vì vậy, các tập thơ sau là ñối tượng khảo sát chủ yếu: - Hát về ngọn lửa (1980) - Trăng ñợi trước thềm (1988) - Thơ tình Hải Bằng (1989) - Mưa Huế ( 1992) - Mưa lại về ( 1993) - Sóng ñôi bờ ( 1994) - Đề lên năm tháng ( 1995) - Trăng năm canh ( 1997) Mặc dù phạm vi ñối tượng khảo sát chính là tập trung vào 8 tập thơ như ñã nêu, tuy nhiên ñể nhấn mạnh những nét riêng của Hải Bằng, trong quá trình thực hiện ñề tài, chúng tôi có liên hệ so sánh với thơ của những nhà thơ ñương thời. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài tập trung ở các bình diện, các phương thức nổi trội của nội dung và hình thức tác phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai ñề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp vận dụng lý thuyết thi pháp học: Vận dụng phương pháp này ñể nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Hải Bằng trong tính chỉnh thể hình thức và nội dung, chỉ ra hình thức mang tính quan niệm của từng yếu tố tham gia cấu thành tác phẩm. 4.2. Phương pháp thống kê, phân loại: Vận dụng phương pháp này ñể làm căn cứ xác ñáng cho những nhận ñịnh . 12 4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp ñược coi là ñiều kiện cần và ñủ khi tiến hành nghiên cứu, bởi vì chỉ trên cơ sở phân tích những vấn ñề ñặt ra, chúng ta mới có thể rút ra ñược những nhận ñịnh khái quát, từ ñó ñánh giá một cách khách quan tính cấp thiết của ñề tài trên cơ sở những gì ñã ñược phân tích, làm rõ. 4.4. Phương pháp so sánh, ñối chiếu: Phương pháp này giúp chúng tôi có ñược những so sánh, ñối chiếu cần thiết ñể thấy ñược sự vận ñộng trong thi pháp cũng như những ñóng góp mang bản sắc riêng của tác giả so với các nhà thơ ñương thời. 5. Đóng góp của ñề tài Qua việc khảo sát, tìm hiểu những tập thơ của Hải Bằng, luận văn ñưa ra một cái nhìn bao quát, hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Hải Bằng, khẳng ñịnh thế giới nghệ thuật thơ Hải Bằng- một nội dung lớn bao trùm toàn bộ sáng tác của nhà thơ mang dòng máu Hoàng tộc này. Trên cơ sở ñó, chúng tôi mong góp một ñiểm nhìn tổng quát và ñánh giá khách quan, ñúng ñắn về vị trí và những ñóng góp Hải Bằng trong hành trình sáng tạo thơ ca của mình ñối với nền thơ hiện ñại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở ñầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Hải Bằng -Cuộc sống, quan niệm thơ và hành trình thơ Chương 2: Thế giới hình tượng trong thơ Hải Bằng Chương 3: Phương thức nghệ thuật ñặc sắc trong thơ Hải Bằng 13 Chương 1 HẢI BẰNG -CUỘC SỐNG, QUAN NIỆM THƠ VÀ HÀNH TRÌNH THƠ 1.1 Hải Bằng -Cuộc sống: 1.1.1. Từ cuộc sống ñến duyên nợ văn chương Hải Bằng là nhà thơ xứ Huế, xuất thân từ dòng dõi Hoàng tộc. Hải Bằng sinh ngày 03/02/1930, mất ngày 07/07/1998, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Tôn, còn có bút danh khác là Văn Tôn, Nguyễn Hương Trà. Ông là Hội Viên Hội Văn nghệ Việt Nam (1953), Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1985), Hội viên Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội viên Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế. Hải Bằng sinh ra và lớn lên trong cấm cung Đại Nội, kinh thành Huế. Ông thuộc trực hệ Minh Mạng, họ Nguyễn, tộc Vĩnh, danh là Tôn, thường gọi là Vĩnh Tôn. Hải Bằng sinh ra và lớn lên trong cấm cung Đại Nội, kinh thành Huế. Ông thuộc trực hệ Minh Mạng, họ Nguyễn, tộc Vĩnh, danh là Tôn, thường gọi là Vĩnh Tôn. Bố từng làm ñến tổng ñốc. Tháng 10.1945, gia nhập ñội Thiếu sinh quân. Khi Bảo Đại giao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, Hải Bằng cùng một số anh chị em ñang tuổi thiếu niên theo tiếng gọi Tổ quốc hăng hái lên ñường nhập ngũ. Hải Bằng từ giã lầu son, gác tía vào Vệ quốc ñoàn tham gia nhiều chiến dịch ñánh trả quân thù, trở thành chiến sĩ Trung ñoàn 101 nổi tiếng của Vệ Quốc Đoàn vùng Trị Thiên -Huế từ năm 1945. Ba lô trên lưng, Vĩnh Tôn dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Từ tháng 12.1945 -12.1957, ông trải qua các công việc và ñơn vị như: Đội tình báo khu vực Sê- Pôn và Khe Sanh; trinh sát ở giữa rừng xanh, trong những ngày gian khổ nhất, những vần thơ ñầu tiên ñã ra ñời. Những vần thơ sôi trào cảm xúc của tuổi hai mươi ñã ñưa 14 ông bước vào thế giới thơ ca. 1965 -1970, ñất nước trong thời kỳ khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sau một ñêm bom ñạn khủng khiếp, Hải Bằng viết bài thơ Cồn Cỏ và ñạt giải thưởng cuộc thi thơ của Tuần báo Văn Nghệ. 1975, ñất nước thống nhất, Sông Hương không còn là hình ảnh day dứt, xa xôi, ñỉnh Ngự không còn là nơi chỉ có thể quay về trong mộng, Hải Bằng cùng gia ñình về Kinh thành, nơi chôn nhau cắt rốn. Về với Huế, ông tiếp tục miệt mài tìm kiếm và sáng tạo. Lao ñộng nghệ thuật của Hải Bằng ñược ñánh giá cao qua nhiều giải thưởng. Hải Bằng là một nghệ sỹ ña tài. Từ thơ cho ñến hội họa, từ hội họa ñến tạo hình rễ cây, từ tranh sơn dầu ñến thuốc nước và tranh trên vân gỗ…tất cả ñều khiến ta cảm phục. 1.1.2. Thành tựu sáng tác và giải thưởng văn học Gần nửa thế kỉ cầm bút, Hải Bằng ñã ñể lại cho ñời một số lượng tác phẩm khá lớn bao gồm thơ, di cảo như sau: Thơ: Hát về ngọn lửa ( 1980), Gặp nụ cười (1980), Trăng ñợi trước thềm (1988), Thơ tình Hải Bằng ( 1989), Mưa Huế ( 1992), Mưa lại về ( 1993), Thơ tứ tuyệt ( 1993), Sóng ñôi bờ (1994), Đề lên năm tháng ( 1995), Thơ lục bát ( 1995), Tuổi Huế trong ta (1996), Mùa lá ñổ ( 1996), Trăng năm canh ( 1997), Độc hành ( 1998), Lá và quả ( 1987). Di cảo: Đoàn quân 325 (Trường ca), Bài thơ rừng hoa Chămpa (Trường ca), Lòng em theo tiếng Khèn (Trường ca), Khúc sáo trường kỳ (Tập thơ), Hà Nội -Đêm nhớ (Tập thơ), Biển (Tập thơ tứ tuyệt), Chồi biếc (Tập truyện thơ Thiếu nhi). Nhà thơ Hải Bằng ñã ñược trao tặng các Giải thưởng Văn học: 15 Giải thưởng thơ của Báo Văn Nghệ năm 1965 ( Bài thơ Cồn Cỏ). Giải thưởng Thơ của Bộ Nội vụ - Hội nhà văn Việt Nam 1978 ( Bài thơ Cánh tay anh thương binh). Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố ñô (1987 -1992) ( Tập thơ Thơ tình Hải Bằng). Giải thưởng Ủy ban Trung ương Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật 1994 ( Tập thơ Sóng ñôi bờ). Tặng thưởng của Đài tiếng nói Việt Nam 1996. Tặng thưởng của Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế 1996 (Công trình, tác phẩm xuất sắc trong năm 1996: tập thơ Thơ lục bát). Tặng thưởng của Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế 1996 (Công trình, tác phẩm xuất sắc trong năm 1997: tập thơ Trăng năm canh). Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố ñô ( 1993 -1997). Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố ñô (1987 - 1992). Nhiều huy chương vàng, bạc, ñồng cho các tác phẩm tranh. 1.2. Quan niệm về nghệ thuật của Hải Bằng 1.2.1. Quan niệm về nhà thơ Thơ là một thể loại văn học truyền thống ñã tồn tại song hành cùng nhân loại, là một trong những thể loại xuất hiện sớm nhất và không ngừng biến ñổi, phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Ở mỗi giai ñoạn lịch sử, con người ñã tìm ñến với thơ, làm thơ, bàn luận thơ. Dường như có bao nhiêu nhà thơ thì có bấy nhiêu quan niệm về thơ. Hải Bằng bắt ñầu làm thơ từ năm 1948 sau khi học lớp văn nghệ quân ñội ra. Trưởng thành trong chiến tranh, Hải Bằng ý thức rất rõ trách nhiệm lớn lao của người nghệ sỹ cầm bút.. Hiện thực ñời sống những năm chống Pháp và chống Mỹ, ngọn lửa chiến tranh cách mạng, ñã tôi luyện ông thành người có bản lĩnh trong nghệ thuật. Chính hiện thực ñời sống ñã giúp nhà thơ sáng tạo nên những Chiều Ô Lâu, Cồn cỏ, Gửi em nữ cứu thương người Pháp ghi ñược dấu ấn riêng của mình trong trang thơ. Hải Bằng ñem tiếng thơ của mình 16 phục vụ cho cuộc chiến tranh cách mạng không chỉ thực hiện trách nhiệm công dân của một người nghệ sỹ, mà hơn thế nữa, ñó là việc ñem thơ trở về với ngọn nguồn vô tận của sức sáng tạo. Đối với ông, thơ ca là sự nghiệp quan trọng nhất. Ông quan niệm rằng : Nhà thơ cũng giống như tia nắng / Dọi lối ñi về chuyện sớm hôm. Trước hết, nhà thơ tự soi rọi vào chính mình ñể từ ñó có cái nhìn nhân thế ñúng ñắn hơn. Muốn vậy, nhà thơ phải sống thật với chính mình, thật ñến nỗi vắt kiệt chính mình. Và lúc ñó, thơ chính là tấm gương soi, phản chiếu tâm hồn vô cùng chân thật. 1.2.2. Quan niệm về thơ Thơ là một trong những loại hình nghệ thuật kỳ diệu nhất, “cõi thơ là cõi bồng phiêu” (Bùi Giáng). Đi tìm bản thể của thơ luôn là một hành trình ñầy bí ẩn. Hải Bằng luôn trăn trở, ám ảnh với câu hỏi ”Như thế nào là thơ ?”. Ông ñã từng tâm sự “Tôi ñã sống vất vả với nó ñể nhận lấy bao nhiêu nỗi vui buồn cho tới hôm nay vẫn ñang còn là bước ñi chập chững”. Với Hải Bằng, thơ là nơi bộc bạch, sự giãi bày những buồn vui của ñời tư thế sự bằng những cái ñẹp chân thực , bình dị, gần gũi với con người. Ngoài ra, thơ còn là nơi ký thác những hoài niệm ngọt ngào thời chiến tranh. Bởi lẽ, chiến tranh là “bài học nhập môn” của một thế hệ nhà thơ như Hải Bằng, Nguyễn Khoa Điềm…và sự gắn bó hết mình trong thử thách của chiến tranh là lí tưởng của người cầm bút. 1.3. Hành trình nghệ thuật của Hải Bằng 1.3.1. Thơ Hải Bằng từ cảm hứng sử thi chuyển sang cảm hứng ñời tư, thế sự Hải Bằng bước vào con ñường sáng tạo thơ, sáng tạo nghệ thuật ñầy gập ghềnh và gian khó từ cuối cuộc kháng chiến thứ nhất. Hai tháng sau tổng khởi nghĩa, ngày 10-10-1945 mới mười lăm tuổi, 17 Hải Bằng ñã từ giã quê hương theo kháng chiến. Khi sống ở chiến khu, lúc về ñồng bằng, ở thủ ñô hay trở lại nông thôn, bất kỳ nơi nào Hải Bằng luôn giữ phong ñộ của một chiến sĩ từng trải. Tính kiên trì chịu ñựng, dũng cảm trong nghệ thuật có lẽ bắt nguồn nơi con người chiến sĩ của ông. Từ những bài thơ nổi tiếng ñầu như Em nữ cứu thương người Pháp trong chống Pháp, ñến Cồn Cỏ thời chống Mỹ cho tới sau này, Hải Bằng chưa hề mệt mỏi, ông ñi ñến tận cuối con ñường thơ của mình ñể chiêm nghiệm. Thời kỳ này, thơ Hải Bằng ñậm ñặc chất sử thi từ ngôn ngữ, hình ảnh, thi tứ. Về Huế, ông tiếp tục miệt mài, tìm kiếm và sáng tạo. Bắt nhịp vào cuộc sống thời kỳ ñổi mới, Hải Bằng nhanh chóng quay về trò chuyện với trái tim và khám phá những cung bậc tình cảm trong cuộc sống. 1.3.2 Thơ Hải Bằng trong thời kỳ ñổi mới Trong thời kỳ ñổi mới, chúng tôi ñã nhận thấy, thơ Hải Bằng ñã ñạt ñược sự ổn ñịnh, ñịnh hình và tạo ñược nét riêng trong thi pháp thể hiện; tư tưởng, tình cảm ngày càng chín dần ñạt ñến chiều sâu của cảm xúc, trí tuệ. “Đọc Hải Bằng, ta nhận ra cái mới của anh khởi sự từ nội dung, ñó là cái mới từ trong vận ñộng thao thức tư duy cảm xúc”[51,352]. Với ông, thơ lại mang những nét riêng gắn với thăng trầm của cuộc sống và những buồn vui của cuộc ñời. Về hình thức, thơ Hải Bằng ñã ổn ñịnh với những thể thơ quen thuộc. Nhưng ñọc thơ ông vẫn hiện ñại, vẫn mới. Phải chăng ở cách nói, cách tư duy. Có thể nói, ñồng hành với cuộc sống hiện ñại, tư duy thơ Hải Bằng ñã bắt nhịp và nâng lên thành tầm triết luận, chiêm cảm sâu sắc bằng một hình thức mang tính quan niệm mới, phù hợp với sự cách tân thơ, tiếp nhận thơ của chủ thể sáng tạo và chủ thể thưởng thức thời hiện ñại. 18 Chương 2 THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ HẢI BẰNG 2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình: 2.1.1. Cái tôi trữ tình ñời tư -thế sự: Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều ñiểm khác biệt so với cuộc sống thời chiến tranh. Điều ñó ñòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Từ chỗ ngợi ca ñất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ ñây thơ ñi gần với ñời sống, nếp nghĩ thường nhật của con người. Cái tôi ñời tư -thế sự trong thơ Hải Bằng ñã trở thành khúc ñộc dạo của thiên hướng tư duy thơ. Ông ñi sâu khám phá cái tôi ñời tư, thế sự với những góc ñộ, khía cạnh của tâm hồn với bao buồn vui, khổ ñau và hạnh phúc. Nơi ñó là những khoảng lặng của tâm hồn, là nơi con người ñối diện với những cung bậc tình cảm của mình. Có thể nói, những vần thơ thể hiện cái tôi ñời tư, thế sự của Hải Bằng chính là những “dạ khúc” về tình ñời, tình người và“những nỗi buồn trong trẻo ñời thường”[51,397]. 2.1.2. Cái tôi trữ tình trực cảm, triết lý: Nếu cái tôi ñời tư, thế sự ñem ñến cho người ñọc sự cảm thông, chia sẻ với những buồn ñau của nhà thơ trước cuộc ñời thì cái tôi trực cảm, triết lý trong thơ Hải Bằng giúp người ñọc cảm nhận một cách trọn vẹn những phát hiện, những chiêm nghiệm của ông trước cuộc sống. Với lối quan sát tinh tế, liên tưởng phong phú, nhà thơ ñã tạo ra một giọng thơ ñầy những triết lý sâu xa. Với những biến khúc ña chiều của cái tôi có nhiều suy tư, khát khao, trực cảm Hải Bằng trải lòng mình trước cuộc sống ñể rồi cảm thức ñược chuyện ñời với những nỗi lo riêng chung. Sự kết hợp 19 hài hòa của hai dạng thức cái tôi ấy luôn bàng bạc, nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng trong thơ Hải Bằng. 2.2. Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 2.2.1. Không gian nghệ thuật Qua khảo sát các tác phẩm của Hải Bằng, chúng tôi nhận thấy nổi bật trong thi phẩm của ông luôn có một kiểu không gian : Không gian của ñất Thần Kinh thơ mộng vừa thực, vừa ảo gắn với những vui buồn, mộng mị của nhà thơ. Với cảm xúc chân thành về nơi chôn nhau cắt rốn, Hải Bằng ñã có nhiều tứ thơ hay về mảnh ñất Huế thơ mộng ñặc biệt là dòng Hương Giang trữ tình, hiền hòa. Bên cạnh ñó, không gian ñời tư cũng ñược tác giả quan tâm tối ña như một môi trường cần thiết ñể con người chiêm nghiệm. Trong tác phẩm của ông, ta bắt gặp không gian bên dòng sông, một con ñường, một lối vào làng, một ngôi nhà, một cánh rừng, thậm chí một vườn dâu quê mẹ cũng trở thành không gian ñối tượng ñể thơ vươn tới. Hải Bằng khao khát chiếm lĩnh không gian bằng cảm quan riêng. Hình tượng không gian nghệ thuật trong thơ ông mang nỗi lòng của một tâm hồn ña sầu, ña cảm. 2.2.2. Thời gian nghệ thuật Thời gian trong thơ dung chứa những tâm tình của nhà thơ. Mỗi nhà thơ ñều có một cách cảm nhận và tổ chức thời gian riêng. Hải Bằng khai thác thời gian theo tư duy triết lý của mình. Thời gian trong thơ Hải Bằng ñọng lại những khoảnh khắc của những vận ñộng tự nhiên trong ngày: Đó thường là những buổi chiều êm ả, gợi cảm giác bình lặng và những ñêm mơ trên ñất Huế trữ tình. 20 Thời gian ñồng hiện, hoài vãng: Đây là thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong thơ Hải Bằng. Bài thơ Bức tranh cuối tuần là một ñiển hình của thủ pháp này. 2.3. Thế giới hình ảnh biểu trưng 2.3.1. Hình ảnh biển khơi và ngọn lửa. Dư âm của biển khơi : Tập thơ Trăng ñợi trước thềm của Hải Bằng, hầu hết ông dành tình yêu bao la khi viết về biển. Qua thơ ông, ta có thể ñoán ñược một phần cuộc ñời ông ñã từng gắn bó với biển. “Anh là Vĩnh Tôn, dòng dõi Hoàng tộc nhưng cuộc ñời của anh là cuộc ñời CHIM BIỂN. Vì thế mà bút hiệu là HẢI BẰNG”[51,358]. Biển trong thơ Hải Bằng mang nhiều cung bậc tình cảm thật phong phú. Biển trong thơ Hải Bằng mang nhiều khát khao, rộng rãi, giàu chất triết lý, kết hợp với cái tôi mạnh mẽ của nhà thơ tạo nên một dư âm ngân nga mãi vĩnh hằng như con sóng dạt dào vỗ về bờ biển yêu thương. Ngọn lửa của yêu thương, khát vọng: Ngọn lửa trong thơ Hải Bằng là ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng. Thông qua những biện pháp tu từ ẩn dụ và liên tưởng trong thơ, hình ảnh ngọn lửa trong thơ Hải Bằng rực rỡ biểu tượng cho khát vọng, cho tình yêu và niềm tin mãnh liệt trong cuộc sống. 2.3.2. Hình ảnh vầng trăng và cơn mưa. Vầng trăng hoài niệm những mùa qua Trăng, người bạn tri âm, sẻ chia tâm sự, ñồng hành với thi nhân trên mỗi bước ñường. Nhà thơ Hải Bằng ñã sáng tạo nên nhiều vần thơ ñẹp, những bức tranh trăng lãng mạn. Biểu tượng ánh trăng trong thơ Hải Bằng còn là nỗi niềm tâm sự của nhà thơ về tình yêu

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net