Tính hai mặt trong tính cách của con người việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tính hai mặt trong tính cách của con người việt nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THÀNH NHÂM TÍNH HAI MẶT TRONG TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2012 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THÀNH NHÂM TÍNH HAI MẶT TRONG TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 03 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN CHUNG Hà Nội - 2012 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người Việt Nam với những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học… đã góp phần tạo nên những trang sử vàng trong lịch sử dân tộc. Điều đó càng làm cho chúng ta thêm phần yêu quê hương, đất nước, tự hào và tôn trọng các giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại của tri thức khoa học, để tái thiết và chấn hưng đất nước, một tình yêu đối với truyền thống, một lòng tự hào về dân tộc và các thành tích của quá khứ là chưa đủ, mà cần phải có thêm những nhận thức tỉnh táo về tính cách của con người Việt Nam, nhất là các nét tính cách truyền thống. Vì vậy, sự nhận thức khách quan về tính cách của con người Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về phương diện khoa học, mà còn là đòi hỏi của sự phát triển lâu dài, sự trường tồn và phồn vinh của dân tộc. Tính cách là một thuộc tính tâm lý bền vững của nhân cách, nhưng ngày nay trước sức mạnh của cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, tính cách của con người Việt Nam đã và đang biến đổi theo những chiều hướng khác nhau. Nhiều người Việt Nam đã tiếp biến các tri thức của nhân loại, phát triển trí tuệ, thay đổi tính cách và lối sống của mình, từ cuộc sống có phần khép kín, thiếu năng động sang cuộc sống cởi mở hơn, năng động hơn và hiện đại hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đem lại những khó khăn và thách thức không nhỏ đối với các quốc gia trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Với việc tiếp thu lối sống phương Tây, nhưng thiếu định hướng giá trị đã tạo nên lối sống và nhân cách xa lạ với truyền thống phương Đông, đối lập với các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như lối sống sùng bái vật chất, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Vì vậy, cần phải có những định hướng giá trị trong quá trình hội nhập và tiếp nhận văn hóa 2 phương Tây trên cơ sở nhận thức sâu sắc các giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Mặt khác, trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nhiều giá trị tinh thần truyền thống không những chưa được phát huy, mà còn có nguy cơ suy thoái và lạc hậu, cùng với đó là những hạn chế trong tính cách của con người Việt Nam đang thực sự trở thành một rào càn lớn đối với tiến trình phát triển của dân tộc. Tất cả điều đó đang đặt ra yêu cầu, phải nhận thức lại, nhận thức một cách khách quan, khoa học và sâu sắc hơn về tính cách của con người Việt Nam nhằm phục vụ thực tiễn xây dựng con người mới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Do tầm quan trọng đặc biệt của nhân tố con người đối với sự phát triển của dân tộc, cho nên việc tìm hiểu tính cách hay những nét truyền thống của con người Việt Nam là một trong những mối quan tâm chung của nhiều nhà nghiên cứu từ trước đến nay. Tính cách của con người Việt Nam đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ với những cách tiếp cận khác nhau. Trong đó, nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ văn hóa được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh, “Văn minh Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên, “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Việt Nam - văn hóa và con người” của Nguyễn Đắc Hưng…v.v. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra những nét tính cách phổ biến của con người Việt Nam bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, tính cách của con người Việt Nam được nghiên cứu trong các công trình này vẫn chưa mang tính lý luận cao, mà chủ yếu là mang tính chất mô tả. 3 Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ khoa học lịch sử có công trình “Xã thôn Việt Nam” (1959) của Nguyễn Hồng Phong. Đây là một công trình thuộc lĩnh vực của khoa học lịch sử, bàn luận tương đối khách quan về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực trong tính cách (nhân cách) truyền thống của con người Việt Nam. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh quan điểm lịch sử trong việc nhìn nhận những đặc trưng truyền thống, tức là đánh giá cuộc sống sinh hoạt trong những thời gian và hoạt động cụ thể. Có thể nói, quan điểm của Nguyễn Hồng Phong đã góp phần xác định nền tảng lý luận cho cách tiếp cận tính cách Việt Nam truyền thống trong khoa học lịch sử. Công trình “Tìm hiểu tính cách dân tộc” (1963) là một bước tiến mới của Nguyễn Hồng Phong trong việc phát triển khái niệm tính cách dân tộc. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên phân biệt giữa “tâm lý dân tộc” và “tính cách dân tộc”. Tác giả đã chỉ rõ nội hàm của “tính cách dân tộc”, bao gồm toàn bộ những đặc điểm tâm lý có tính chất bền vững hình thành trong con người. Các đặc điểm đó nói lên thái độ và hành vi đối với xã hội, đối với bản thân, đối với nghề nghiệp, và những đặc điểm về ý chí và phẩm chất con người. Đặc biệt là trong phần hai của tác phẩm này, tác giả đã phân tích và luận giải những tính cách tiêu biểu của dân tộc như tính tập thể - cộng đồng, trọng đạo đức, cần kiệm, giản dị, thực tiễn, tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình, nhân đạo, lạc quan. Tuy nhiên, tác giả gần như không đề cập đến mặt tiêu cực trong nhân cách và tính cách của dân tộc. Công trình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (1980) của Trần Văn Giàu là một tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu tính cách truyền thống của con người Việt Nam. Xuất phát từ cách đặt vấn đề “ta cần hiểu ta hơn nữa” và có nhu cầu của người nước ngoài muốn hiểu biết về con người Việt Nam với những kỳ tích chiến tranh, tác giả đã thành công trong nỗ lực hệ thống hóa, khái quát hóa hệ tư tưởng và hệ thống giá trị đạo đức truyền thống trong lịch sử. Các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc như lòng yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, 4 thương người, vì nghĩa đã được tác giả nghiên cứu, phân tích và chứng minh. Nhưng với cách hiểu về giá trị chỉ bao gồm cái tốt, tác giả đã gián tiếp phủ nhận sự tồn tại tính hai mặt trong các giá trị truyền thống của dân tộc. Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ tâm lý học có các công trình nghiên cứu của Đỗ Long, Vũ Dũng, Phạm Minh Hạc, tiêu biểu như công trình “Những nghiên cứu tâm lý học” (2007) của Đỗ Long bàn về tính chủ thể, tâm lý học nhân cách - hai khái niệm quan trọng nhất của tâm lý học, tác giả đã có một phương pháp luận đúng đắn trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học này, tiếp thu nhiều tinh hoa của tâm lý học thế giới, tìm tòi, tiếp nối, phát triển góp phần vào việc hoàn thiện Tâm lý học Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã đi sâu khám phá một lĩnh vực còn rất ít nhà tâm lý học dám bước vào - đó là tâm lý học dân tộc. Tác giả đã dành một phần (phần III) trong tác phẩm để trình bày những nghiên cứu về tâm lý dân tộc Việt Nam trong các nghiên cứu lịch sử và văn hóa, một số quan niệm về tính cách của con người Việt Nam đã được tác giả trích dẫn và luận giải. Tác phẩm “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục” của tập thể tác giả hội viên Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam do Phạm Minh Hạc chủ biên (2004) đi theo hướng phân cực tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong tâm lý người Việt Nam. Trong cuốn sách này, mặt mạnh của khoa học tâm lý là nghiên cứu trắc nghiệm đã không được phát huy, chỉ có một nghiên cứu điều tra phỏng vấn duy nhất của tác giả Nguyễn Ngọc Phú, tất cả các bài còn lại đều là những phân tích mang tính chủ quan, nặng màu sắc tư biện. Có một số hạn chế khá phổ biến trong các bài viết của cuốn sách là trích dẫn mà không hề có phân tích, bình luận và diễn giải về nội dung trích dẫn theo nhận thức của bản thân nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung thì cuốn sách cũng có những đóng góp nhất định về mặt thực tiễn. Mặc dù chưa đem lại nhiều phát hiện mới hoặc cách tiếp cận mới trong tâm lý học, song vẫn có thể đánh giá cao công trình ở nỗ lực nhằm đóng góp một cách nhìn khách quan và tỉnh táo về 5 con người Việt Nam, tạo cơ sở cho việc khắc phục những mặt hạn chế trong năng lực, phẩm chất và tính cách để có thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đặt ra ngày càng cao. Tiếp cận giá trị truyền thống của dân tộc và nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ giá trị học có tác phẩm “Về giá trị và giá trị châu Á” của Hồ Sỹ Quý, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2005. Tác phẩm gồm 6 chương, trong đó những vấn đề giá trị và giá trị châu Á được tác giả luận giải một cách khoa học và có hệ thống. Tác giả đã phân tích những giá trị truyền thống châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác; tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả uy tín trong nước và ngoài nước về lĩnh vực này; luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống châu Á và nền văn hóa Việt Nam đồng thời phân tích sự biến động một số giá trị trội trong bảng giá trị châu Á tại Việt Nam như cần cù, hiếu học, coi trọng gia đình và cộng đồng, trước tác động của quá trình toàn cầu hóa. Tính cách của con người Việt Nam còn là đề tài của nhiều bài viết trên các báo và tạp chí. Ngay những năm đầu của thế kỷ XX, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của công cuộc canh tân của Trung Quốc, Nhật Bản và làn sóng văn minh phương Tây đã làm cho các bậc trí thức như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh sớm nhận ra những hạn chế trong nhân cách và tính cách của con người Việt nam. Chính vì vậy, vấn đề nhận diện lại con người Việt Nam đã được đặt ra một cách nghiêm túc với mục đích chủ yếu là làm cho mọi người thấy rõ những nhược điểm của con người, của xã hội còn nhiều lạc hậu để từ đó loại bỏ được những thói tệ, học theo văn minh. Vì lẽ đó, khi phác họa bức chân dung “người Việt xấu xí”, Nguyễn Văn Vĩnh không hề tỏ ra e dè hay khoan nhượng. Ngoài các bài viết trên Đăng cổ tùng báo, ông còn lập ra cả một chuyên đề riêng trên Đông Dương tạp chí với tên gọi “Xét tật mình” và chia làm hai chủ đề chính là phê phán những hủ tục và phê phán những thói xấu của con người Việt Nam. Nhà tư tưởng Phan Bội 6 Châu, Phan Chu Trinh cũng đã viết nhiều bài nhằm phê phán những nhược điểm trong con người và xã hội Việt Nam như “Dân khí bạc nhược” (Phan Chu Trinh - Thư gửi chính phủ Pháp, 1906), “Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng” (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân, 1928),... Qua giọng châm chích mỉa mai, cười cợt thóa mạ bề ngoài, chúng ta có thể cảm thấy nhịp đập lương tri của những người trí thức mang cốt cách chính nghĩa của dân tộc, mang lòng yêu thương giống nòi, quê hương thiết tha được che đậy thầm kín. Ngoài ra, ngày nay trên tạp chí Nghiên cứu con người, tạp chí Triết học, tạp chí Tâm lý học cũng đã có những bài viết đề cập đến những khía cạnh khác nhau trong tính cách và giá trị truyền thống của con người Việt Nam như “Một số thay đổi về phương pháp nghiên cứu tính cách con người Việt Nam qua 20 năm đổi mới” của Trương Huyền Chi, Vũ Minh Chi, Phạm Minh Hạc, tạp chí Nghiên cứu con người, số 2/2006; “Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc, tạp chí Triết học, số 4/1999; “Khả năng phát triển giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa” của Nguyễn Tài Thư, tạp chí Triết học, số 5/2001; “Tính cách người Việt Nam với quá trình hội nhập” của Vũ Anh Tuấn, tạp chí Tâm lý học, số 5/2006 …v.v Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nói, vấn đề tính cách của con người Việt Nam đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học với những cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là tiếp cận dưới góc độ văn hóa - lịch sử và gần như vắng bóng các công trình triết học chuyên sâu. Việc nghiên cứu phép biện chứng mà hạt nhân là quy luật mâu thuẫn đã có rất nhiều công trình như “Biện chứng của mâu thuẫn - Nhận thức mới về quy luật mâu thuẫn” (2000) của Lê Đức Quảng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; “Một số vấn đề nhận thức quy luật và mâu thuẫn” (1998) của Nguyễn Ngọc Hà, Nxb. Khoa học xã hội; “Mâu thuẫn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2005) của Nguyễn Tấn Hùng, Nxb. Khoa học xã hội…, nhưng không 7 có công trình nào vận dụng quan điểm về mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dựa trên quan điểm về mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa rất quan trọng về phương diện nhận thức khoa học và định hướng thực tiễn xây dựng con người mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Làm rõ tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam. Tìm hiểu tính hai mặt trong một số tính cách tiêu biểu của con người Việt Nam trong quá trình lịch sử cả trong thực tiễn và tư tưởng. Chỉ ra cơ sở của tính cách con người Việt Nam và tầm quan trọng của giáo dục tính cách. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu những tính cách tiêu biểu của con người Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương phương pháp luận nghiên cứu là những quan điểm cơ bản của triết học Mác - Lênin và các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học mácxít. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích là chủ yếu và bước đầu kết hợp với phương pháp tiếp cận liên ngành. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Với việc vận dụng quan điểm về mâu thuẫn của triết học Mác - Lênin đã tạo ra sự khác biệt trong nghiên cứu, tính cách của con người Việt Nam đã 8 được nhìn nhận một cách biện chứng trong sự vận động và phát triển, thống nhất và chuyển hóa của các mặt đối lập. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp thêm một cái nhìn, một cách luận giải tính cách của con người Việt Nam từ phương diện triết học, từ đó giúp ích cho nhận thức và thực tiễn giáo dục, xây dựng tính cách của con người Việt Nam. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên trong những nghiên cứu liên quan đến tính cách của con người Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, 2 chương, 7 tiết thuộc nội dung chính. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC XEM XÉT TÍNH HAI MẶT TRONG TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM Trong nghiên cứu khoa học, việc xác định đúng cơ sở lý luận và cách tiếp cận có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của quá trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam cần phải dựa trên những cơ sở lý luận nhất định. Dưới đây là sự luận giải và trình bày những cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam. 1.1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mâu thuẫn Sự ra đời của triết học Mác là bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. Một nội dung quan trọng của cuộc cách mạng này là việc xây dựng phép biện chứng duy vật, một triết học kiểu mới về nguyên tắc, khác về căn bản so với tất cả các triết học trước đó. Phép biện chứng duy vật không chỉ là công cụ để nhận thức, giải thích thế giới mà còn là công cụ lý luận để cải tạo thế giới, cải tạo hiện thực khách quan. Hạt nhân của phép biện chứng duy vật chính là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn, là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Trong “Bút ký triết học”, V.I. Lênin đã khẳng định: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng…” [47, tr.240]. Nghiên cứu toàn diện và sâu sắc phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác chúng ta thấy rằng thực chất phép biện chứng chính là học thuyết về mâu thuẫn. Đây là lý luận có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử triết học. Chính Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Phép biện chứng về mâu thuẫn đã có một tác dụng lớn lao trong triết học từ thời những người Hy Lạp cổ đại cho đến ngày nay” [4, tr.172]. Với tầm quan trọng đặc biệt của phép biện chứng về mâu thuẫn, của học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập trong chủ nghĩa Mác - Lênin, 10 quan điểm về mâu thuẫn của triết học Mác - Lênin đã thực sự trở thành cơ sở lý luận - phương pháp luận quan trọng để nhận thức giới tự nhiên, xã hội, tư duy để đi đến cải cải tạo thế giới. Việc nghiên cứu, phân tích tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam không thể xa rời cơ sở lý luận là phép biện chứng duy vật, cụ thể là, không thể xa rời những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn nếu không muốn rơi vào quan điểm siêu hình hoặc sai lầm. Bởi thực chất “phép biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn ngay trong bản chất của các đối tượng: không phải chỉ riêng hiện tượng tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn chỉ có tính ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế” [47, tr.268]. Việc vận dụng phép biện chứng về mâu thuẫn trong phân tích, nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam hoàn toàn không phải là sự áp đặt gượng ép trong nhận thức, mà nó phù hợp với tư duy biện chứng, phù hợp với phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là phù hợp với bản thân đối tượng xem xét. Sự nhận thức các sự vật, các quá trình của thế giới và nhận thức tính cách của con người Việt Nam bằng quan điểm mâu thuẫn sẽ tạo ra sự khác biệt so với nhận thức của các nhà triết học siêu hình. Bởi chính Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và sự phản ánh của chúng trong tư duy, tức là những khái niệm đều là những đối tượng riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này đối lập với cái kia. Nhà siêu hình học suy nghĩ bằng những sự tương phản hoàn toàn trực tiếp; họ nói: “Có là có, không là không; ngoài cái đó ra chỉ là trò xảo quyệt”. Đối với họ thì sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại; một sự vật không thể vừa là bản thân nó lại vừa là một sự vật khác. Cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau, nguyên nhân và kết quả cũng đối lập hẳn với nhau” [4, tr.36-37]. “Chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là đứng im và không có sinh khí, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp cái kia, thì chắc chắn chúng ta không thấy được một 11 mâu thuẫn nào trong các sự vật cả. Chúng ta tìm thấy trong đó một số những thuộc tính giống nhau, có phần lại khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau nữa, nhưng trong trường hợp chúng mâu thuẫn với nhau thì các thuộc tính đó được phân ra giữa các sự vật khác nhau và như thế là ngay trong những thuộc tính đó cũng không chứa đựng mâu thuẫn. Trong giới hạn của lĩnh vực xem xét này, chúng ta dùng phương pháp tư duy thông thường, phương pháp thông thường, phương pháp siêu hình cũng có thể giải quyết được. Nhưng tình hình sẽ khác hẳn khi chúng ta bắt đầu xem xét các sự vật trong sự vận động, sự biến đổi, sự sống, sự tác động lẫn nhau của chúng. Lúc đó, chúng ta lập tức gặp phải những mâu thuẫn” [4, tr.172]. Như vậy, các nhà triết học với tư duy siêu hình không thể nhận thức, không thể thấy được tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn biện chứng trong các sự vật, hiện tượng, tức là không thấy được sự liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, không thấy được sự vận động và phát triển thực sự của thế giới. Với phương pháp tư duy siêu hình, người ta đã loại bỏ đi mâu thuẫn với tư cách là một xung lực của sự vận động và phát triển. Chính vì vậy, muốn nhận thức được mâu thuẫn và thấy được tính biện chứng trong tính cách của con người Việt Nam không thể dựa vào tư duy siêu hình, mà phải dựa vào tư duy biện chứng, phép biện chứng về mâu thuẫn, dựa vào chính những quan điểm về mâu thuẫn của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin. Cùng với việc luận chứng và bảo vệ phép biện chứng duy vật, trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăngghen đã khẳng định tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn: “Mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan ở trong bản thân các sự vật và các quá trình và có thể bộc lộ ra dưới hình thức hữu hình”. “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ lại vừa không ở chỗ đó. Và sự nảy sinh thường xuyên và việc giải quyết đồng thời 12 mâu thuẫn này - đó cũng chính là sự vận động” [4, tr.173].Và “sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của con người ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên liên tục” [4, tr.173-174]. Việc thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến của mâu thuẫn không hề xung khắc với chủ nghĩa duy vật biện chứng như một số nhà triết học tư sản lầm tưởng. Sự phát triển của khoa học và của thực tiễn xã hội từ lâu đã bác bỏ những nguyên tắc xuất phát của chủ nghĩa duy vật siêu hình và đã chỉ ra rằng các mâu thuẫn tồn tại không chỉ trong tư duy của con người, không chỉ trong hoạt động có mục đích của con người, mà cả trong tự nhiên, trong hiện thực khách quan. Hơn nữa, trong tư duy, trong hoạt động có mục đích của con người các mâu thuẫn diễn ra cũng chỉ vì chúng tồn tại trong hiện thực khách quan, bởi vì tư duy và hoạt động chủ quan nói chung là sự phản ánh thế giới bên ngoài con người. Vì vậy, một trong những yêu cầu của phép biện chứng là phải thực hiện nguyên tắc sự phân đôi của cái thống nhất. Nguyên tắc này của phương pháp nhận thức biện chứng đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc nhận thức các sự vật với tính cách là các đối tượng đang vận động và phát triển, mà cả trong việc giải thích toàn bộ sự đa dạng của các thuộc tính khác nhau và đối lập vốn có ở chúng, của các trạng thái về chất, khi vạch ra mối quan hệ qua lại tất yếu giữa các sự vật ấy, những chuyển hóa từ trạng thái về chất này sang trạng thái về chất khác và sang mặt đối lập với nó. Chính V.I. Lênin cũng đã khẳng định: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự 13 nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó,... đó là thực chất… của phép biện chứng” [47, tr.378]. Với tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn biện chứng, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong tính cách của con người cũng tồn tại những mâu thuẫn, tức là tồn tại sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mọi sự vật và mọi quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều diễn ra một cách biện chứng. Bởi vậy, nhiệm vụ của tư duy biện chứng chính là phản ánh trung thực biện chứng khách quan. Từ trước đến nay, trong nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam, đa số các nhà nghiên cứu đều nhận thức được những mặt tốt (mặt thiện, mặt tích cực) và những mặt xấu (mặt ác, mặt tiêu cực) hay nói cách khác là đều thấy được sự tồn tại của các mặt đối lập. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức như vậy thì vẫn chưa vượt qua được giới hạn của tư duy siêu hình. Mặc dù trong chúng ta ai cũng có thể lớn tiếng phê phán tư duy siêu hình, nhưng chỉ có một số ít nhà nghiên cứu thấy được tính biện chứng trong các giá trị truyền thống của dân tộc, trong tính cách của con người Việt Nam. Trong tác phẩm “Về giá trị và giá trị châu Á”, tác giả Hồ Sỹ Quý đã thừa nhận sự tồn tại tính hai mặt trong các giá trị truyền thống của con người Việt Nam và khẳng định: “Vô giá trị, cũng là một thứ giá trị - một thứ giá trị nằm ở những thang bậc thấp của sự đánh giá” [77, tr.41] - Đây là một cách nhìn biện chứng về giá trị. Mọi sự tách biệt các mặt đối lập trong tính cách của con người Việt Nam, mà không thấy được sự thống nhất và chuyển hóa giữa mặt đối lập đều là biểu hiện của lối tư duy phiến diện. Ngay cả mặt tốt, mặt thiện trong tính cách của con người Việt Nam cũng bao hàm trong nó mặt đối lập, đó là những yếu tố xấu, yếu tố ác. Hay nói theo triết học Kinh Dịch: “Thiện - Ác giống như cặp Âm - Dương, tuy thấy như mâu thuẫn mà chẳng hề bao giờ rời nhau. Sở dĩ được gọi là Dương là vì phần Dương lấn phần Âm, được gọi là Âm vì phần Âm lấn phần Dương. Thực ra không vật nào trên đời mà thuần Dương hay thuần Âm cũng như không có gì thuần Ác hay thuần Thiện. Không có một đức tốt nào mà không đeo theo một tật xấu của nó” 14 [Dẫn theo 11]. Như vậy, rõ ràng trong tính cách của con người cũng thể hiện rất rõ nội dung của phép biện chứng về mâu thuẫn. Khi nói về tính ích kỷ, nhà duy vật siêu hình L. Phoiơbắc đã thể hiện ít nhiều tư duy biện chứng trong đó, ông khẳng định: “Không chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay tính ích kỷ cá nhân mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng, một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện; bởi vì không có cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học… tính ích kỷ ngăn cấm trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình” [Dẫn theo 81, tr.21]. Đây là quan điểm hoàn toàn mới so với lịch sử đương thời (lịch sử thời kỳ Phoiơbắc) và có thể mới so với dòng tư duy hiện nay khi nhìn nhận hay nghiên cứu về tính cách của con người Việt Nam. Bởi đa số mọi người đều cho rằng, ích kỷ là tính xấu và gần như chẳng mấy người thấy được mặt tốt, mặt thiện của nó giống như L. Phoiơbắc. Như vậy, nếu mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, đều có các khuynh hướng đối lập mà mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, thì điều kiện quan trọng nhất của việc nhận thức đối tượng, tái tạo bản chất của đối tượng trong những hình tượng lý tưởng phải là việc nhận thức đối tượng như là “sự thống nhất của các mặt đối lập”, phải là việc phát hiện những khuynh hướng mâu thuẫn bên trong vốn có của nó, cuộc đấu tranh của những khuynh hướng ấy. “Thường người ta không chú ý đầy đủ đến mặt này của phép biện chứng: sự đồng nhất của các mặt đối lập” - V.I. Lênin khẳng định. Các mặt đối lập không những tồn tại một cách khách quan mà còn có sự thống nhất, đồng nhất với nhau và việc nhận thức sự vật, các quá trình của thế giới với tính cách là sự thống nhất của các mặt đối lập có ý nghĩa rất quan trọng và thể hiện rõ tư duy biện chứng. Trong “Bút ký triết học”, V.I. Lênin đã chỉ ra: “Sự 15 đồng nhất của các mặt đối lập (“sự thống nhất” của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn? tuy ở đây sự phân biệt giữa từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. Theo một nghĩa nào đó, cả hai đều đúng), đó là sự thừa nhận (sự tìm ra) những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên (kể cả tinh thần và xã hội). Điều kiện của sự nhận thức về tất cả các quá trình của thế giới trong sự “tự vận động” của chúng, trong sự phát triển tự phát của chúng, trong đời sống sinh động của chúng, là sự nhận thức chúng với tính cách là sự thống nhất của các mặt đối lập”[47, tr.379]. Có thể thấy, trong cách hiểu của V.I. Lênin, “sự thống nhất của các mặt đối lập” theo một nghĩa nào đó, là “sự đồng nhất” của các mặt đối lập. Tuy nhiên, đa số các giáo trình Triết học hiện nay, chưa đưa ra được cách hiểu “sự thống nhất” của các mặt đối lập là “sự đồng nhất” của các mặt đối lập đúng với tinh thần mà V.I. Lênin đã hiểu. Bởi họ cho rằng, giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có yếu tố giống nhau, nên “sự thống nhất” của các mặt đối lập còn bao hàm cả “sự đồng nhất”. Với cách hiểu đơn giản như vậy đã vô tình hoặc hữu ý loại bỏ đi sự khác nhau giữa các mặt đối lập, ranh giới giữa thiện và ác. Khi đọc Hêghen, V.I. Lênin đã rút ra kết luận như sau: “Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng giữa các mặt đối lập làm thế nào mà có thể và thường là (trở thành) đồng nhất, - trong điều kiện nào đó chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau, tại sao lý trí con người không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động, có điều kiện, năng động, chuyển hóa lẫn nhau” [47, tr.116- 117]. Đúng là, giữa các mặt đối lập có những yếu tố giống nhau, nên “sự thống nhất của các mặt đối lập” bao hàm cả “sự đồng nhất”, nhưng đây chỉ là sự đồng nhất trừu tượng. Cái mà V.I. Lênin nhấn mạnh ở đây, là sự đồng nhất cụ thể bằng cách chuyển hóa lẫn nhau. Như vậy, rõ ràng, theo V.I. Lênin, sự đồng nhất giữa các mặt đối lập không chỉ theo nghĩa là giữa các mặt đối lập có những điểm giống nhau. Chính V.I. Lênin đã viết: “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội không phải đồng nhất, cũng như nói chung, tồn tại và ý thức 16 không phải là đồng nhất. Con người, khi liên hệ với nhau, đều xử sự với tư cách là những sinh vật có ý thức, nhưng hoàn toàn không thể do đó mà kết luận rằng ý thức xã hội là đồng nhất với tồn tại xã hội” [Dẫn theo 92; 106]. Mọi dụng tâm xóa nhòa ranh giới giữa các mặt đối lập, giữa Thiện - Ác hoặc không thấy được sự chuyển hóa giữa chúng đều là biểu hiện của sự xa rời phép biện chứng duy vật. “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối” [47, tr.379 - 380] - V.I. Lênin đã viết như vậy. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, “thống nhất” của các mặt đối lập là tương đối, ở đây, được Lênin hiểu theo nghĩa là “phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau”, còn theo nghĩa khác, “thống nhất” của các mặt đối lập không còn là tương đối. Chính V.I. Lênin cũng đã khẳng định: “Sự khác nhau giữa chủ nghĩa chủ quan (chủ nghĩa hoài nghi, thuật ngụy biện etc) và phép biện chứng ngoài những cái khác là ở chỗ trong phép biện chứng (khách quan), sự khác nhau giữa cái tương đối và cái tuyệt đối cũng là tương đối. Đối với phép biện chứng khách quan, trong cái tương đối có cái tuyệt đối. Đối với chủ nghĩa chủ quan và thuật ngụy biện thì cái tương đối chỉ là tương đối và loại trừ cái tuyệt đối” [47, tr.380]. Nhưng rất tiếc trong thực tiễn và nghiên cứu lý luận mácxít, người ta thường nhấn mạnh một cách cực đoan đấu tranh giữa các mặt đối lập, cụ thể là, trong thực tiễn cách mạng đã quá nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp, đến bạo lực cách mạng, rơi vào tả khuynh, xa rời chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vì vậy, việc vận dụng những quan điểm về mâu thuẫn trong nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam cần có sự quan tâm thích đáng đến sự tương thích, sự thống nhất không tách rời giữa các mặt đối lập (tích cực - tiêu cực; tốt - xấu; thiện - ác…). Mâu thuẫn, thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hình thức phổ biến của sự tồn tại, quy định sự vận động và phát triển của các sự vật, 17 hiện tượng. Mâu thuẫn thực hiện vai trò của mình là hình thức tồn tại phổ biến, động lực phổ biến, nguồn gốc vận động và phát triển thông qua sự tác động lẫn nhau mà sự tác động lẫn nhau này là nguyên nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi. Sự tác động lẫn nhau - đó là mâu thuẫn đang tồn tại, hoạt động thực sự. Nó hiện ra với tư cách là mối quan hệ bao gồm sự tác động và sự phản tác động. Mỗi mặt của sự tác động qua lại đều tác động lên mặt kia và đồng thời cần lại (phản tác động) sự tác động của nó. Hiển nhiên có mối quan hệ mà các bộ phận của nó là những thực tại tương đối ổn định, độc lập, có khuynh hướng đối lập, đấu tranh với nhau. Tóm lại, việc xem xét tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam, trước hết, phải dựa vào cơ sở lý luận là phép biện chứng duy vật, mà hạt nhân của nó là quan điểm về mâu thuẫn. Việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn để phân tích, nghiên cứu tính hai mặt trong tính cách của con người Việt Nam không phải là sự áp đặt chủ quan, gượng ép của tác giả, mà là phù hợp với tinh thần khoa học và cách mạng chân chính của phép biện chứng duy vật, thấy được sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập, tức là thấy được tính biện chứng trong tính cách của con người Việt Nam. 1.2. Quan điểm duy vật về lịch sử Trong triết học Mác, chủ nghĩa duy vật lịch sử có sự “kết hợp tính khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã hội) với tinh thần cách mạng, và kết hợp không phải một cách ngẫu nhiên, không phải chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy đã kết hợp trong bản thân mình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách mạng, mà là sự kết hợp trong chính bản thân lý luận ấy, một sự kết hợp nội tại và khăng khít” [42, tr.421]. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận phổ biến để nghiên cứu con người nói chung và nghiên cứu con người Việt Nam nói riêng. Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do Mác thực hiện trở nên hoàn bị hơn và đã trở thành một công cụ nhận thức 18 vĩ đại để nhận thức lịch sử loài người. Chính V.I. Lênin đã nhận định: “Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Sự hỗn độn và tùy tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị được thay bằng một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ…”. Và “triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật hoàn bị, nó đã cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại” [46, tr.53-54]. Do vậy, việc nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam không thể xa rời một cơ sở lý luận thực sự khoa học là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đưa ra những nguyên tắc, những quan điểm lý luận khoa học mang tính phương pháp luận phổ biến để nghiên cứu xã hội, nghiên cứu con người, đương nhiên bao hàm trong đó cả nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam. Quan điểm cơ bản để xác lập toàn bộ hệ thống chủ nghĩa duy vật lịch sử được thể hiện trong luận điểm: “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người”; “không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức” [56, tr.37-38]. Với quan điểm duy vật về lịch sử như vậy, người ta “đã tìm thấy con đường để giải thích ý thức của con người từ sự tồn tại của họ chứ không phải lấy ý thức của họ để giải thích sự tồn tại của họ như từ trước đến nay người ta đã làm” [4, tr.44]. Việc phát hiện ra tính quy định của phương thức sản xuất vật chất, của tồn tại xã hội đã làm cho ý thức xã hội và các hiện tượng tinh thần khác không còn là biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên ngoài xã hội, bên ngoài các quan hệ người, cũng không phải là sự biểu hiện của những năng lực tiên thiên, nhất thành bất biến của con người. Các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, nhân cách, tính cách, lý tưởng, niềm tin,…, xét đến cùng, đều là biểu hiện của 19

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net