Thực nghiệm nuôi cá lóc ( channa sp.) trong bể lót bạt ở long xuyên và thoại sơn tỉnh an giang

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Thực nghiệm nuôi cá lóc ( channa sp.) trong bể lót bạt ở long xuyên và thoại sơn tỉnh an giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ MINH HIỂN THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC ( Channa sp.) TRONG BỂ LÓT BẠT Ở LONG XUYÊN VÀ THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ MINH HIỂN THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC ( Channa sp.) TRONG BỂ LÓT BẠT Ở LONG XUYÊN VÀ THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts.LAM MỸ LAN Ths.NGUYỄN THANH HIỆU 2011 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học ở Trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu và quý Thầy, Cô trong Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Đây sẽ là hành trang vô cùng vững chắc giúp Tôi vững bước vào đời. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Ts. Lam Mỹ Lan và Thầy Ths. Nguyễn Thanh Hiệu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và truyền đạt cho Tôi nhiều kinh nghiệm trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy PGs.Ts. Dương Nhựt Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho Tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Xin được gởi lời cám ơn đến: Chính quyền TP.Long Xuyên, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và Ban chủ nhiệm dự án “Triển khai mô hình nuôi cá Lóc trong bể lót bạt ở tỉnh An Giang” đã tạo điều kiện, cũng như kinh phí cho Tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân đã tạo điều kiện và chia sẽ kinh nghiệm cho Tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Thực nghiệm nuôi cá lóc (Channa sp.) trong bể lót bạt ở Long Xuyên và Thoại Sơn, tỉnh An Giang được thực hiện nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, tận dụng được diện tích nhỏ (< 80 m2) của những hộ nghèo để nuôi thủy sản, tạo thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Cá lóc được nuôi trong bể lót bạt nylon, diện tích 15 m2 (3 m x 5 m x 1 m), mực nước trong bể dao động khoảng 0,6 – 0,8 m. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: sử dụng thức ăn tươi sống (cá tạp), sử dụng thức ăn chế biến (50% thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn tươi sống) và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, mật độ thả 100 con/m2, thí nghiệm bố trí vào 4 bể ở vùng ven thành phố Long Xuyên và 5 bể huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nước trong bể nuôi được thay khoảng 30 – 80% mỗi ngày tùy thuộc vào giai đoạn tăng trưởng của cá. Các yếu tố môi trường nuôi cá lóc trong bể lót bạt nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá. Sau 4 tháng nuôi, cá lóc có kích cỡ trung bình đạt 425 ± 10,4 g/con đến 474 ± 12,5 g/con, tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng của cá từ 3,52 ± 2,62 g/ngày đến 3,93 ± 2,5 g/ngày, tăng trưởng tuyệt đối trung bình từ 4,45 ± 2,56 %/ngày đến 5,69 ± 2,47 %/ngày, tỷ lệ sống đạt 64,6 ± 11,8% đến 85,2 ± 9,4%, năng suất đạt 345 ± 63,6 kg/15 m2 đến 389 ± 24,6 kg/15 m2. Nuôi cá lóc trong bể lót bạt sử dụng thức ăn công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,18 ± 0,04. Mô hình này thích hợp cho các hộ nghèo có ít hoặc không có đất sản xuất. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………...i TÓM TẮT…………………………………………………………………….ii MỤC LỤC……………………………………………………………………iii DANH SÁCH BẢNG………………………………………………………...v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................v 1.1 Giới thiệu ..............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................2 1.3 Đề tài được thực hiện với những nội dung sau .......................................2 1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ...................................................2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3 2.1 Đặc điểm phân loại................................................................................3 2.2 Sự phân bố và khả năng thích nghi ........................................................3 2.3 Đặc điểm sinh học của cá Lóc ...............................................................3 2.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................3 2.3.2 Đặc điểm sinh trưởng .....................................................................4 2.3.3 Đặc điểm sinh sản............................................................................4 2.4 Phương pháp sinh sản cá Lóc ................................................................4 2.4.1 Sinh sản cá Lóc trong điều kiện tự nhiên ........................................4 2.4.2 Sinh sản nhân tạo............................................................................5 2.5 Kỹ thuật ương cá Lóc giống ..................................................................5 2.5.1 Ương trong giai ..............................................................................5 2.5.2 Ương trong ao đất...........................................................................5 2.6 Các mô hình nuôi cá Lóc thương phẩm .................................................6 2.6.1 Nuôi cá Lóc trong ao đất.................................................................6 2.6.2 Nuôi cá Lóc trong giai đặt trong ao đất ...........................................6 2.7 Phòng và trị bệnh cho cá nuôi................................................................7 2.7.1 Phòng bệnh:....................................................................................7 2.7.2 Một số bệnh thường gặp .................................................................7 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................8 3.1 Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................8 3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................8 3.2.1 Bố trí thực nghiệm ..........................................................................8 3.2.2 Chăm sóc và quản lý bể nuôi ..........................................................9 3.2.3 Phương pháp thu mẫu và xử lý số liệu .........................................10 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................13 4.1 Một số yếu tố môi trường ....................................................................13 4.1.1 Nhiệt độ........................................................................................13 iii 4.1.2 pH ................................................................................................13 4.1.3 Oxy...............................................................................................14 4.1.4 N-NH+4 .........................................................................................15 4.2 Khối lượng trung bình, tốc độ tăng trưởng của cá về khối lượng theo ngày và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá lóc nuôi trong bể lót bạt.........15 4.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ cá gù, tỷ lệ sống và năng suất...................18 4.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt...................19 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................20 5.1 Kết luận...............................................................................................20 5.2 Đề xuất................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................21 PHỤ LỤC .....................................................................................................22 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Các hộ nuôi cá lóc trong bể lót bạt ở phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang .................................................................................. 9 Bảng 3.2: Các hộ nuôi cá lóc trong bể lót bạt ở xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ...................................................................................... 9 Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức ..................................... 13 Bảng 4.2: Hàm lượng pH trung bình của các nghiệm thức............................ 13 Bảng 4.3: Hàm lượng Oxy trung bình của các nghiệm thức.......................... 14 Bảng 4.4: Hàm lượng N-NH+4 trung bình của các nghiệm thức .................... 15 Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng theo ngày của cá lóc................ 15 Bảng 4.6: Hệ số tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ cá gù, tỷ lệ sống và năng suất của cá..18 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc trong bể lót bạt 15 m2 ...................... 19 v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Giá trị của ngành thủy sản mang lại đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của các nước, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho con người cũng như đóng góp rất tích cực vào an toàn thực phẩm, tạo thêm nguồn ngoại tệ, giải quyết nhiều công ăn việc làm... Sản phẩm thủy sản được xem là nguồn đạm động vật rẻ tiền cho người nghèo và là nguồn dinh dưỡng ít nguy hiểm cho người giàu (Lê Xuân Sinh, 2008). Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu ngày càng cao của con người, sản lượng khai thác thủy sản ngày càng giảm chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên sản lượng thủy sản từ hoạt động nuôi trồng có xu hướng tăng lên.Theo dự báo của FAO, năm 2010 tổng sản lượng thuỷ sản toàn thế giới đạt khoảng 147 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm 2009. Trong đó, sản lượng đánh bắt duy trì xu hướng giảm nhẹ khi giảm từ 90 triệu tấn trong năm 2009 xuống còn 89,8 triệu tấn trong năm 2010 (tương đương mức 0,2%) (http://www.fistenet.gov .vn/Portal/NewsDetail). Trong 20 năm (1986-2005) đất nước đổi mới ngành thủy sản có sự tăng trưởng liên tục qua từng năm, đến năm 2006 tổng sản lượng thủy sản đạt 3.695.729 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.694.276 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản đạt khoảng 3 tỷ USD, thu hút lao động khoảng 4 triệu người, ngành thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế công – nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn định và phát triển đất nước (Hội nghề cá Việt Nam, 2007). Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, giai đoạn 2006 - 2010, diện tích Nuôi trồng thủy sản tăng đều đặn qua từng năm, sản lượng tăng gấp 6 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch đến năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích 3,7%/năm, tốc độ tăng bình quân về sản lượng trung bình 27%/năm. Diện tích thả nuôi năm 2010 ước đạt 1,1 triệu ha, sản lượng ước đạt khoảng 2,8 triệu tấn (http://www.fistenet.gov.vn/Portal/NewsDetail). Ngày nay, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đặc biệt là cá nuớc ngọt đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã được mở rộng ra nhiều đối tượng như: cá trê, sặc rằn, rô đồng, cá tra… Trong phong trào nuôi cá thâm canh, đặc biệt là cá lóc đã phát triển khắp nơi bằng hình thức nuôi trong ao đất, nuôi trong giai lưới đặt trên sông, đặt trong ao. Nuôi cá lóc thâm canh đang phát huy vai trò thế mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng hầu hết là người dân nuôi theo kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật cao dẫn đến nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Nuôi cá lóc trong bể lót bạt là mô hình thủy sản mới có nhiều ưu điểm như: thiết kế bể đơn giản, dễ quản lý 1 bệnh, dễ chăm sóc, không cần diện tích rộng, những hộ nông dân có diện tích đất rất ít có thể nuôi cá lóc. Ngoài ra, hiện nay nguồn thức ăn cá tạp tự nhiên khan hiếm, chi phí thức ăn tăng cao nên cần nghiên cứu tìm ra nguồn thức ăn có thể thay thế có hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, đề tài “Thực nghiệm nuôi cá Lóc (Channa sp.) trong bể lót bạt ở Long Xuyên và Thoại Sơn , tỉnh An Giang ” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của cá lóc nuôi trong bể lót bạt khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau như: thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp, nhằm tìm ra loại thức ăn sử dụng đạt hiệu quả lợi nhuận cao. Đánh giá hiệu quả của mô hình, qua đó phát triển mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt tại tỉnh An Giang. 1.3 Đề tài được thực hiện với những nội dung sau Khảo sát một số yếu tố môi trường nước bể nuôi. Khảo sát tăng trưởng, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) , tỷ lệ cá gù, tỷ lệ sống và năng suất của cá nuôi. So sánh hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. 1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian: Bắt đầu thực hiện đề tài từ tháng 09/2010 đến tháng 05/2011. Địa điểm: Đề tài được thực hiện ở huyện Thoại Sơn và vùng ven thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Lóc gồm các loài: cá lóc Bông Chana micropletes, cá lóc Đen có tên khoa học là Channa striata, cá lóc Môi trề Channa sp. ,cá lóc được phân loại như sau: Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Channidae Giống: Channa 2.2 Sự phân bố và khả năng thích nghi Cá lóc sống chủ yếu ở nước ngọt, có thể sống ở nước lợ nồng độ muối nhỏ hơn 15%0 , chúng sống ở sông, suối, ao đìa, đồng ruộng... (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá lóc là đối tượng nuôi phổ biến và là nguồn thực phẩm rất tốt cho người tiêu dùng trong cả nước. Hiện nay, cá lóc bông, cá lóc đen, cá lóc môi trề, cá lóc lai (cá lóc đầu nhím) là đối tượng được nuôi nhiều trong các ao và giai (vèo) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá lóc lai được lai tạo từ cá lóc đen (Channa striata Block, 1793) và cá lóc môi trề (Channa sp.). Đây là loài cá nước ngọt được nuôi và khai thác có giá trị cao góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhiều người dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…(http://agriviet.com/nd/745- ky-thuat-nuoi-ca-loc/). 2.3 Đặc điểm sinh học của cá Lóc 2.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng Cá lóc là loài cá dữ, có dạng hình thon dài. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn, dạ dày to. Cá là loài cá dữ, và là loài có tính ăn động vật điển hình (Dương Nhựt Long, 2004). Cá lóc sau khi nở thức ăn chính là luân trùng (Brachionus plicatilis), ngoài ra có thể cho ăn bằng nấm men, lòng đỏ trứng hay thức ăn tổng hợp dạng bột hay hạt nhỏ. Giai đoạn kế tiếp cho cá ăn Moina, Daphnia hay trùn chỉ, ấu trùng muỗi đỏ. Cá cỡ 3 – 8 cm bắt đầu ăn tôm, tép, cá con và côn trùng thủy sinh. Cá lớn ăn cá có kích thước nhỏ hơn, giáp xác, nhuyễn thể, lưỡng thê...Trong điều kiện nuôi được thuần dưỡng từ lúc nhỏ cá lóc có thể ăn được thức ăn chế biến hỗn hợp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến, thức ăn viên công nghiệp, cá tạp ướp lạnh (Hội nghề cá Việt Nam, 2007). 3 2.3.2 Đặc điểm sinh trưởng Tốc độ lớn tương đối nhanh, ở nhiệt độ nước 20 - 300C cá lớn nhanh nhất, dưới 150C hầu như cá ngừng lớn. Cá 1 năm tuổi thân dài 15,8 cm, nặng 137 g; cá 2 năm tuổi thân dài 38 - 45 cm, nặng 600 - 1400 g; cá 3 năm tuổi thân dài 45 - 59 cm, nặng 1.200 – 2.000 g; cá lóc có thể sống trên 10 năm thân dài 67 - 85 cm, nặng 7 - 8 kg (Hội nghề cá Việt Nam, 2007). Nuôi cá lóc từ cỡ 5 – 7 cm, sau 12 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 500 – 700 g/con. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt được 100 g/con) lúc này cá ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào mùa Xuân – Hè và đây cũng là giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh sản vào đầu mùa mưa (http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/qua.htm). 2.3.3 Đặc điểm sinh sản Cá lóc 1 tuổi bắt đầu tham gia đẻ trứng, mùa vụ sinh sản thường từ tháng 4 – 8, tập trung nhiều vào các tháng 4 – 5. Cá thường đẻ trứng vào sáng sớm sau những trận mưa một hai ngày, nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thủy sinh. Ở nhiệt độ 20 – 350C, sau 3 ngày trứng sẽ nở thành cá bột, cá bột khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài (Dương Nhựt Long, 2004). Trong 1 năm cá có thể đẻ 5 lần. Đến mùa sinh sản cá thành thục bơi vào trong kênh, mương nơi nước nông và có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, làm tổ để sinh sản. Sau khi đẻ xong cá đực và cá cái đều bảo vệ tổ và bảo vệ con sau 1 tháng thì cá con bắt đầu tách khỏi đàn (Hội nghề cá Việt Nam, 2007). Cá lóc kích thích cho sinh sản nhân tạo bằng tiêm HCG hoặc não thùy cá chép, cá mè. Số lượng trứng thay đổi tuỳ theo kích cỡ, số lần đẻ, sức khỏe... của cá bố mẹ. Cá nặng 0,5 kg số lượng trứng khoảng 8.000 - 10.000; cá nặng 0,25 kg, số lượng trứng khoảng 4.000 - 6.000 (http://www.vietlinh.com. vn/kithuat/ca/qua.htm) 2.4 Phương pháp sinh sản cá Lóc 2.4.1 Sinh sản cá Lóc trong điều kiện tự nhiên Diện tích ao cho cá sinh sản khoảng 190 – 200 m2. Ðáy ao chia làm 2 phần : phần sâu 1 m, phần nông 0,3 m. Trong ao nên trồng một ít cây thực vật thuỷ sinh như rong, bèo, lục bình… Bờ ao đầm nện chặt và để cho cỏ mọc tự nhiên. Xung quanh ao rào lưới cao 30 – 40 cm đề phòng cá phóng ra ngoài. Thức ăn cho cá bố mẹ là cá con, lượng cho ăn 25 g/con, hằng ngày cho ăn 1 lần, không nên cho ăn quá nhiều phòng cá quá béo. Mỗi m3 nước thả 1 con đực và 2 - 3 con cái. Những con cá đực thành thục thì thân dưới có màu tím 4 hồng, bụng béo mềm, lỗ sinh dục có màu phấn hồng. Con cái thành thục có bụng to, phần ngực căng tròn, vẩy trắng, miệng hơi vàng, lỗ sinh dục to và lồi ra có hình tam giác. Ở chỗ có nhiều rong cỏ cá cái dùng cỏ làm tổ, sau đó cá cái và cá đực kéo đến đẻ trứng và thụ tinh ở đây. Cá đẻ trứng vào sáng sớm (http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/qua.htm). 2.4.2 Sinh sản nhân tạo Dùng não thuỳ cá Chép hoặc cá Mè và HCG để tiêm cho cá. Số lượng thuốc tiêm là 14 não cá mè/kg cá cái. Tiêm lần thứ nhất 2/5 số lượng, lần thứ 2 tiêm số còn lại. Dùng HCG thì 1.600 - 2.000 UI/kg cá cái, tiêm lần 1 là 1/3 số thuốc, lần 2 : số còn lại; cá đực tiêm liều 1/2 liều cá cái. Tiêm xong ghép cá cái và đực vào bể đẻ, sau 14 giờ cá động hớn và đẻ trứng, trứng thụ tinh cho vào dụng cụ ấp. Dụng cụ ấp, trước khi cho ấp phải xử lý bằng 0,1 ppm xanh metylen, xử lý xong lấy nước vào một đầu, đầu kia tháo nước ra giữ mức nước không thay đổi. Trong thời gian ấp giữ nhiệt độ nước ít thay đổi, biên độ thay đổi chỉ dưới 2oC nếu không sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nở. Nhiệt độ nước 25oC thời gian nở khoảng 36 giờ, nhiệt độ 26 – 27oC thời gian nở khoảng 25 giờ (http://agriviet.com/home/showthread.php?t=1529). 2.5 Kỹ thuật ương cá Lóc giống 2.5.1 Ương trong giai Cá lóc sinh sản tự nhiên trong ao hồ, đầm lầy và ruộng lúa. Mùa vớt cá giống thường từ tháng 5 - 7. Dùng vợt xúc trong thời gian cá con tập trung thành đàn hoặc cá cho sinh sản nhân tạo. Cá con được ương trong giai có kích thước 4 m x 2 m x 2 m, mật độ ương 50 - 70 con/m2. Cho cá ăn bằng cách nấu cháo thật nhừ và trộn với cá tươi xay nhuyễn cùng với lòng đỏ trứng luộc chín. Cho cá ăn 3 - 4 lần/ngày. Trước khi cho ăn phải kiểm tra thức ăn còn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp, định kỳ 1 tuần trộn thêm Vitamin C vào thức ăn để phòng bệnh cho cá, 1 - 2 tuần phải vệ sinh giai ương 1 lần. Sau hai tháng ương cá có thể đạt trọng lượng dao động từ 20 – 25 g/con (Dương Nhựt Long, 2004) 2.5.2 Ương trong ao đất Diện tích ao: 100 - 300 m2, ao sâu 0,8 – 1,2 m. Trước khi thả cá, ao cần tẩy dọn sạch, bón lót phân gây màu nước trước khi ương để gây động vật phù du làm thức ăn ban đầu, mỗi tuần cần bón thêm 1 lần phân hữu cơ. Mật độ cá ương dao động từ 30 - 40 con/m2. Từ ngày ương thứ 20 trở đi cho cá ăn bằng cá tạp, tép băm nhỏ. Cần cho cá ăn đều, no, đủ, cứ 10 - 15 ngày san thưa và 5 lọc cá một lần để thu được cá giống đều cỡ và tốt nhất (Dương Nhựt Long, 2004) 2.6 Các mô hình nuôi cá Lóc thương phẩm 2.6.1 Nuôi cá Lóc trong ao đất Ao nuôi : Diện tích ao khoảng 600 - 1.300 m2 để dễ quản lý. Xung quanh ao thả bèo tây hoặc bèo cái, dùng tre, lưới chắn giữ cá lóc không nhảy ra ngoài ao, đồng thời cũng tạo được nơi nghỉ ngơi kín đáo cho cá. Ao sâu 2 - 1,5m, nguồn nước tốt tránh gần khu công nghiệp, nhà máy… cấp thay nước chủ động. Mật độ nuôi : Cần dựa vào nguồn thức ăn và chất nước để quyết định, nhìn chung thả 20 - 30 con/m2 (cá 3 cm), sau đó xem tình hình sinh trưởng của cá, dùng lưới đánh bắt những con sinh trưởng quá nhanh để tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Nếu thả cá cỡ 12 - 18 cm nuôi đến khoảng 1 năm cá có thể đạt 0,6 kg/con. Ngoài ra có thể thả ghép vào một ít cá mè để khống chế chất nước. Cho ăn : Thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp cá đều có thể ăn được. Thức ăn tươi sống gồm : cá rô phi con, giun, dòi, cá tạp, ốc bươu vàng,… Khi cho ăn cá con cần khống chế lượng thức ăn, quá nhiều dễ sinh ra hiện tượng nổi đầu. Nếu cho ăn thức ăn chế biến phải luyện ngay từ nhỏ (cỡ 2 cm), bắt đầu cho ăn trùn chỉ, cá tạp xay nhuyễn; thức ăn cho vào sàn đặt cách mặt nước 10 cm khi cá đã quen ăn rồi dần dần giảm số lượng giun ít tơ, cá tạp, sau đó tăng dần số lượng cho đến khi cá lóc quen với thức ăn chế biến thì thôi, lúc này cá đã đạt 4 - 5 cm (tỉ lệ sống 20%). Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nát; bột đậu nành, cám nhuyễn hay bánh khô dầu 22%, men tiêu hoá 5%, một ít vitamin và chất kết dính 3% . Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Số lượng cho ăn tùy giai đoạn khoảng 5 - 7% trọng lượng thân (http://agriviet.com/nd/745-ky-thuat-nuoi-ca-loc/ ) 2.6.2 Nuôi cá Lóc trong giai đặt trong ao đất Mùa vụ nuôi thông thường từ tháng 5 – 9 nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 7 - 8. Cỡ giống phải đạt từ 20 – 30 g/con, mật độ tốt nhất là 60 – 90 con/m2. Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng protein trên 30%, cá lóc ngoài sử dụng thức ăn tươi sống có thể sử dụng tốt thức ăn công nghiệp. Khẩu phần ăn điều chỉnh theo sức ăn của cá, thời điểm cá còn nhỏ khẩu phần có thể dao động trong khoảng từ 10 – 12% trọng lượng đàn cá. Sau khi cá lớn khẩu phần ăn còn từ 5 – 8% là vừa (Dương Nhựt Long, 2004). 6 Cách cho cá ăn: Ban đầu cá nhỏ cho ăn bằng cách xay nhuyễn, cho tới khi cá lớn thức ăn cắt nhỏ hoặc có thể cung cấp trực tiếp vào giai nuôi. Thu hoạch: để đạt kích cỡ thương phẩm cá lóc nuôi ít nhất là 6 tháng, thường 7 -8 tháng. Trọng lượng cá có thể đạt được từ 1,2 – 1,5 kg (Dương Nhựt Long, 2004). 2.7 Phòng và trị bệnh cho cá nuôi 2.7.1 Phòng bệnh: Để phòng bệnh cần định kỳ 10 - 15 ngày/lần sát trùng ao nuôi bằng vôi bột với liều lượng dao động từ 3 - 4 kg/100 m2, vôi được hoà tan và tạt đều khắp ao. 2.7.2 Một số bệnh thường gặp Bệnh gió: Triệu chứng khi cá nhiễm bệnh lồi mắt, thường bơi lờ đờ ở ven bờ. Dùng khoảng 200 g lá trầu ăn, 200 g cỏ mần trầu giã lấy nước trộn với 150 ml dầu lửa và trộn đều vào thức ăn để cho cá ăn, xác bã rãi đều xuống ao nuôi. Bệnh đỏ xoang miệng : Dùng cỏ mực giã nát vắt lấy nước trộn thức ăn cho cá ăn, xác bã rãi xuống ao. Bệnh ghẻ lở: Dùng Tetracyline trộn vào thức ăn cho cá ăn kết hợp với việc xử lý môi trường nước ao nuôi với vôi bột, BKC…(Dương Nhựt Long, 2004). 7 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Cân điện tử, cân đồng hồ Nhiệt kế Bộ Test môi trường: pH, O2, N-NH4+ Vợt thu mẫu Thau, xô nhựa Sổ ghi chép Thuốc, hóa chất: Vitamin C, men tiêu hóa, thuốc tím, muối ăn, BKC,Fresh Water… Đối tượng thí nghiệm: cá lóc lai (Channa sp.) Cá giống cỡ 500 con/kg ( khoảng 2 g/con), có chất lượng tốt, đồng đều, khỏe mạnh. Cá giống được mua từ trại giống Năm Phố, địa chỉ: ấp Đá Nổi A, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 0773.730669 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Bố trí thực nghiệm Thí nghiệm nuôi cá lóc thâm canh trong bể lót bạt được bố trí nuôi trong 9 bể gồm 3 nghiệm thức, bố trí ở 5 nông hộ ở huyện Thoại Sơn và 4 nông hộ vùng ven thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Trong đó: + Nghiệm thức I: Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp 2 bể. Trong đó, bố trí 1 bể ở Long Xuyên và 1 bể ở Thoại Sơn. + Nghiệm thức II: Sử dụng thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống) 3 bể. Trong đó, bố trí 1 bể ở Long Xuyên và 2 bể ở Thoại Sơn. + Nghiệm thức III: Sử dụng thức ăn tươi sống 4 bể. Trong đó, bố trí 2 bể ở Long Xuyên và 2 bể ở Thoại Sơn. Thiết kế bể lót bạt có cùng diện tích 15 m2/bể (3 m x 5 m x 1 m) và cùng mật độ 100 con/m2. Khung bằng tre, gỗ (mê bồ)... với 8 trụ cây chắc chắn. Xung quanh được phủ bạt nhựa chất lượng nhằm có thể khai thác ít nhất 2 vụ nuôi/năm. Nguồn nước sử dụng được lấy từ sông bơm bằng motor, mức nước trong bể từ 0,6 – 0,8 m tùy vào giai đoạn của cá. 8 Bảng 3.1: Các hộ nuôi cá lóc trong bể lót bạt ở phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang Họ và tên chủ hộ Địa chỉ (ấp) Thức ăn Mai Quang Trưởng Thới An A Công nghiệp Đoàn Thạch Công Thới An A Chế biến Mai Hùng Nguyên Thới An A Tươi sống Nguyễn Văn Trong Hòa Thạnh Tươi sống Bảng 3.2: Các hộ nuôi cá lóc trong bể lót bạt ở xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Họ và tên chủ hộ Địa chỉ (ấp) Thức ăn Nguyễn Quang Vinh Tây Bình C Công nghiệp Đỗ Phú Cẩn Tây Bình C Chế biến Nguyễn Văn Gặp Tây Bình C Chế biến Lâm Bạch Đằng Tây Bình C Tươi sống Nguyễn Văn Phèn Tây Bình C Tươi sống 3.2.2 Chăm sóc và quản lý bể nuôi Quản lý cho ăn: Thức ăn cung cấp cho cá lóc là thức ăn tươi sống (cá tạp), thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp (40% đạm) theo 3 nghiệm thức thức ăn. Khẩu phần ăn cho cá nuôi trong hệ thống bể dao động từ 5 – 7% khối lượng cá/ngày, tùy theo giai đoạn và sức khỏe của cá có thể tăng hoặc giảm. Giai đoạn cá nhỏ thức ăn cá tạp thì xay nhuyễn. Khi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp 2 hộ nuôi cá (NTI) đã tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp trong khoảng 15 ngày đầu bằng cách trộn chung với cá tạp xay nhuyễn cho cá ăn. Mỗi ngày lượng cá tạp giảm dần đến khi cá đã quen ăn thức ăn công nghiệp. Giai đoạn cá lớn, đối với nghiệm thức cho cá ăn cá tạp (NTIII), cá tạp được cắt nhỏ vừa cỡ cho cá ăn, đối với nghiệm thức I cá lớn ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Đối với nghiệm thức cho cá ăn thức ăn chế biến (NTII) gồm thức ăn cá tạp và thức ăn công nghiệp (cho ăn riêng từng loại thức ăn). Thức ăn tươi sống được đặt trong sàn ăn nhằm dễ quản lý và giảm hao hụt thức ăn, mỗi bể có 1 sàn (0,5 x 0,5 m/sàn), thức ăn công nghiệp rải cho ăn đều khắp bể. Lượng thức ăn được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trọng về kích thước của cá nuôi. Mỗi ngày cho cá ăn từ 2 - 3 lần/ngày. 9 Quản lý môi trường: Trong quá trình vận hành bể nuôi, cá trong giai đoạn tháng đầu cách khoảng hai ngày thay nước một lần, cá giai đoạn tiếp theo nước được thay 1 - 2 lần/ngày với tỷ lệ nước trao đổi từ 30 – 80% tùy theo giai đoạn tăng trưởng của cá. Trong khi nuôi, giai đoạn cá nhỏ thường xuyên dùng ống siphon rút bớt các chất bẩn tích tụ ở đáy bể, giai đoạn cá lớn thì định kỳ khoảng 1 tuần xả, thay nước sạch chất cặn bã ở đáy bể. Cá thương phẩm trong bể nuôi sẽ được thu hoạch sau 4 tháng nuôi. Phòng và trị bệnh cho cá: Hằng ngày theo dõi khả năng bắt mồi của cá để đều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thức ăn. Thức ăn không bị thối, hợp vệ sinh. Định kỳ khoảng 1 tuần bổ sung vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn. Khi cá bệnh dùng kháng sinh trị và kết hợp với xử lý môi trường như: muối ăn, BKC, Fresh Water… 3.2.3 Phương pháp thu mẫu và xử lý số liệu a) Thu mẫu: Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành cân mẫu cá để xác định khối lượng cá ban đầu. Trong thời gian nuôi, thu mẫu định kỳ 30 ngày/lần. - Thu mẫu cá: dùng cân điện tử cân (cá dưới 100 g) và cân đồng hồ (cá trên 100 g) để cân khối lượng cá. Mỗi lần cân 15 - 20 con. - Các chỉ tiêu thủy lý hóa theo dõi gồm: pH, O2, N-NH4+, được kiểm tra theo phương pháp so màu bằng bộ Test Sera. Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế thủy ngân. b) Phương pháp thu mẫu môi trường: + Đo pH: bằng Test pH Rửa sạch lọ đo nhiều lần với nước cần kiểm tra. Lấy chính xác 10 ml mẫu nước kiểm tra. Nhỏ vào lọ 2 giọt thuốc thử lắc đều. Trong vòng 5 phút, so sánh màu nước lọ đo và màu tương ứng với bảng màu. + Đo N-NH4+: bằng test N-NH4+ Rửa sạch lọ thủy tinh nhiều lần bằng nước mẫu cần kiểm tra, sau đó đổ đúng 5 ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Cho 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ, đóng nắp và lắc đều, rồi mở nắp ra. Cho tiếp 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp lọ và lắc đều. Cho tiếp 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ và lắc đều. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng so màu. + Đo O2: bằng Test O2 Lắc đều lọ trước khi sử dụng. Rửa lọ nhiều lần với nước cần thử, sau đó lấy nước tới đầy lọ (phải làm khô nước bên ngoài lọ thử). Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 10 1 vào lọ. Nhỏ tiếp 6 giọt thuốc thử số 2, đậy nắp lọ thử lại sau khi nhỏ, phải đảm bảo không có bọt khí nào trong lọ. Lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra, so sánh kết quả của lọ với các cột màu và xác định nồng độ O2. c) Phương pháp xử lý số liệu: - Xác định tốc độ tăng trưởng của cá về khối lượng theo ngày (DWG - Daily Weight Gain): DWG (g/ngày) = (W1 – W0)/t Trong đó: W1, W0: giá trị khối lượng trung bình của cá tại thời điểm t1, t2 t: thời gian giữa 2 lần thu mẫu (ngày) - Xác định tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (SGR – Specific Growth Rate): lnW1 – lnW0 SGR (%/ngày) = x 100 t - Tỷ lệ sống của cá được tính dựa trên số lượng cá thể lúc thu hoạch so với số lượng cá thể thả nuôi ban đầu. Tổng số cá còn sống tại thời điểm thu hoạch Tỷ Lệ Sống (%) = x 100 Tổng số cá thả ban đầu - Năng suất nuôi (kg/bể 15 m2): được tính bằng tổng khối lượng cá thu hoạch của từng bể nuôi. Năng suất nuôi (kg/m2) = Khối lượng cá thu hoạch / Diện tích nuôi - Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) : FCR (kg) = Tổng lượng thức ăn sử dụng (tính theo khối lượng tươi) Khối lượng gia tăng - Vốn cố định (ngàn đồng/bể) bao gồm khấu hao bể nuôi, hệ thống ống, khấu hao motor bơm nước và máy xay thức ăn. - Chi phí vận hành sản xuất (ngàn đồng/bể): bao gồm chi phí chuẩn bị bể nuôi, con giống, thức ăn, nguyên vật liệu, nhiên liệu (điện) để bơm nước, thuốc, chi phí khác… - Tổng chi phí (ngàn đồng/bể) = vốn cố định + chi phí vận hành sản xuất - Tổng thu nhập (ngàn đồng/bể) = sản lượng x giá sản phẩm - Lợi nhuận (ngàn đồng/bể) = Tổng thu nhập - Tổng chi phí - Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận / Tổng chi phí ) x 100 11 (Lê Xuân Sinh, 2008) - Xử lý số liệu: Thống kê mô tả, số trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh sự khác biệt giữa các loại thức ăn sử dụng bằng ANOVA một nhân tố bằng SPSS. 12 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Một số yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức. Nghiệm thức Nhiệt độ (0C ) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Nghiệm thức I 29,5 ± 0,58 31 ± 0,58 27,5 ± 0,58 28 ± 0,58 Nghiệm thức II 29,6 ± 0,52 30 ± 0,89 27,6 ± 0,26 28,2 ± 0,26 Nghiệm thức III 30 ± 0,76 29,3 ± 0,46 27,5 ± 0,53 28,1 ± 0,23 Nhiệt độ nước trung bình của cả ba thí nghiệm là 28,9 ± 0,13oC. Nhiệt độ không có sự biến động lớn qua các đợt thu mẫu dao động từ 27,5 – 31oC. So với kết quả nghiên cứu thực nghiệm nuôi cá Lóc tại xã Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang nhiệt độ trung bình là 28,5 ± 0,80C, nhiệt độ dao động từ 27,5 – 29,5oC (Lam Mỹ Lan, Nguyễn Thanh Hiệu và Dương Nhựt Long, 2009) thì kết quả này thích hợp. Theo Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út (2006) thì khoảng chịu đựng nhiệt độ của cá từ 20 - 350C. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của cá là 25 - 300C. Từ Bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp để nuôi cá lóc. 4.1.2 pH Bảng 4.2: Hàm lượng pH trung bình của các nghiệm thức Nghiệm thức pH Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Nghiệm thức I 7±0 6,75 ± 0,29 7,25 ± 0,29 7,5 ± 0 Nghiệm thức II 6,83 ± 0,26 6,66 ± 0,29 7,16 ± 0,29 7,5 ± 0 Nghiệm thức III 7 ± 0,38 7,13 ± 0,44 7,25 ± 0,27 7,5 ± 0 Qua các đợt thu mẫu, pH chỉ dao động từ 6,66 – 7,5, cụ thể pH trung bình lần lượt ở các thí nghiệm I, II, III là 7,13 ± 0,3; 7,03 ± 0,34; 7,22 ± 0,2. So với nghiên cứu trước đây nuôi cá Lóc trong bể lót bạt ở huyện Long Mỹ, 13

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net