Tổ chức sản chương trình truyền hình về xây dựng đảng ở các đài pt th vùng đông bắc việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tổ chức sản chương trình truyền hình về xây dựng đảng ở các đài pt th vùng đông bắc việt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN THỊ THU TRANG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN THỊ THU TRANG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Báo chí - Truyền thông Mã số: 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Thị Xuân Hòa HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Thị Xuân Hòa. Số liệu và kết quả có trong công trình là sự thật. Luận văn có sử dụng, phát triển và kế thừa những tư liệu, số liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học trước, từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài. Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thị Thu Trang LỜI CẢM ƠN Luận văn “Tổ chức sản chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc Việt Nam” được hoàn thành với rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy, cô giáo, các anh, chị đồng nghiệp và gia đình, bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Đinh Thị Xuân Hòa, người đã tận tình truyền dạy kinh nghiệm, hướng dẫn, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo là giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đặc biệt là những thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang và Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, lãnh đạo các cơ quan, sở, ban ngành và các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong việc cung cấp một số tài liệu liên quan đến luận văn. Luận văn “Tổ chức sản chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc Việt Nam” là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tôi về lĩnh vực này. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và năng lực nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi chân thành mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn này được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Trần Thị Thu Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ CHQS: Bộ Chỉ huy quân sự BTV: Biên tập viên CM: Chuyên mục CNTT: Công nghệ thông tin CTV: Cộng tác viên KT-XH: Kinh tế - xã hội KTV: Kỹ thuật viên HĐND: Hội đồng nhân dân PT-TH: Phát thanh – Truyền hình PV: Phóng viên TCSX: Tổ chức sản xuất UBND: Ủy ban nhân dân XHCH: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Khái quát thông tin về 3 chuyên mục, chuyên đề khảo sát Bảng 2.2. Mô hình phân cấp chủ thể TCSX các chương trình tại 3 Đài PT – TH thuộc diện khảo sát Bảng 2.3. Thông tin về Chủ thể TCSX cấp cơ sở đối với 3 CM khảo sát Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tin, bài về các nhóm vấn đề được phản ánh trong các chuyên mục thuộc diện khảo sát tại các Đài PT-TH Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn Biểu đồ 2.2. Thống kê mức chi trả nhuận bút các chuyên mục về xây dựng Đảng của 3 Đài PT-TH Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn Biểu đồ 2.3. Chỉ số rating của các chuyên mục khảo sát Biểu đồ 2.4. Mức độ quan tâm, theo dõi các chương trình thuộc diện khảo sát Biểu đồ 2.5. Thống kê trình độ, chuyên ngành đào tạo và kinh nghiệm công tác của nhóm PV/BTV phụ trách sản xuất chuyên mục Biểu đồ 2.6. Thống kê trình độ lý luận chính trị của nhóm PV/BTV phụ trách các chuyên mục thuộc diện khảo sát Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ khán giá hài lòng về các vấn đề chuyên mục đề cập Biểu đồ 2.8. Đánh giá của khán giả về khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các chương trình khảo sát Biểu đồ 2.9. Thống kê số lượng KTV đồ họa, tỷ lệ KTV đồ họa chuyên trách và tỷ lệ sử dụng đồ họa trong chuyên mục DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình ảnh 2.1. Giao diện Chuyên mục “Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” của Đài PT-TH Thái Nguyên Hình ảnh 2.2. Giao diện Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống hôm nay” của Đài PT-TH Tuyên Quang Hình ảnh 2.3. Giao diện Chuyên mục “Xây dựng Đảng” của Đài PT-TH Bắc Kạn Hình ảnh 2.4. Hình ảnh phong trào thi đua của Hội cựu chiến binh huyện Hàm Yên được sử dụng nhiều lần trong các chương trình khác nhau của Đài Tuyên Quang trong tháng 5/2021. Hình ảnh 2.5. 1/3 nội dung và hình ảnh Chuyên mục Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ngày 2/6/2021 trùng với phóng sự ngắn “Nghị quyết trúng, hành động quyết liệt” phát sóng trong CTTS tối ngày 20/4/2021 Hình ảnh 2.6. Tỷ lệ hình ảnh minh họa bằng đồ họa trong các huyên mục Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống của Đài PT-TH Thái Nguyên chiếm tỷ lệ trên 40% Hình ảnh 2.7. Việc để nền đen với đề tài mang tính tích cực là thiếu sáng tạo, gây mất thiện cảm đối với khán giả. Hình ảnh 2.8. Kế hoạch thực hiện Chuyên mục Xây dựng Đảng năm 2021 do Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3/2/1930 là sự kiện chính trị trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được khẳng định trong suốt hơn 90 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, thông qua lịch sử lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện giải phóng dân tộc và thống nhất nước, đồng thời giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể khẳng định, những thành tựu quan trọng mà đất nước Việt Nam đạt được, nhất là sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới xuất phát từ vai trò lãnh đạo tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên chặng đường vẻ vang đó, Đảng ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của báo chí, là vũ khí tư tưởng sắc bén, luôn gắn bó, đồng hành với sự nghiệp của Đảng và dân tộc; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, là phương tiện quan trọng tuyên truyền về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; là diễn đàn để Nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Trong đó, vai trò của báo chí trong xây dựng Đảng được đặc biệt đề cao. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã xác định báo chí, công luận là một trong bốn hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Trung ương IV, khóa XI “Một số vấn để cấp bách trong công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay” cũng đề cao vai trò của báo chí. Trong nhiều bài viết, bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh vai trò tiên phong của báo chí cách mạng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bởi vậy, khi vị thế và uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao, thì báo chí cách mạng càng phải đặt ra cho mình 2 những yêu cầu mới để đáp ứng công tác tuyên truyền về Đảng nói chung và công tác xây dựng Đảng nói riêng. Mặt khác, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, điển hình trong lĩnh vực truyền thông là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và truyền thông xã hội, công chúng báo chí đứng trước nhiều sự lựa chọn về các kênh thông tin. Bởi vậy, báo chí hiện nay đứng trước những thách thức rất lớn, thông tin rất nhiều, chạy đua thông tin tính bằng giây, không phải chỉ trong một ngành, một địa phương mà toàn cầu. Nhiều như vậy nhưng vẫn phải kịp thời, chính xác. Thách thức đó càng đặt ra đối với các thông tin về lĩnh vực xây dựng Đảng - một lĩnh vực đặc thù với những luồng thông tin mang tính hàn lâm, lý luận và cả nhạy cảm, như: công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác cán bộ; công tác xử lý, thi hành kỷ luật Đảng,… Trong khi đó, phần đa công chúng báo chí hiện nay lại dường như ít dành sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực thông tin này. Trong thực tiễn hoạt động, các cơ quan báo chí luôn luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng. Hệ thống báo chí từ Trung ương đến địa phương, trong đó có các Đài PT-TH vùng Đông Bắc đều dành tỷ lệ thích đáng, đầu tư nhân lực và trí tuệ để tuyên truyền về xây dựng Đảng. Trong đó, với ưu thế của mình, các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng được đánh giá có hình thức phong phú, nội dung thiết thực, với nhiều thể loại, qua đó góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, biến ý Đảng lòng dân thành hiện thực sinh động. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, số lượng các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng còn chưa nhiều, chất lượng còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng tại các Đài chưa thực sự được chú trọng, thiếu tính đổi mới và hiệu quả chưa cao. Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc Việt Nam” 3 để làm luận văn thạc sĩ Báo chí học, với mong muốn nghiên cứu, cố gắng góp những kiến giải phù hợp cho vấn đề đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xây dựng Đảng là mảng lĩnh vực quan trọng đối với công tác tuyên truyền hiện nay tại các cơ quan báo chí, trong đó có các Đài PT-TH vùng Đông Bắc. Bởi vậy, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền vấn đề xây dựng Đảng trên báo chí nói chung, các Đài địa phương nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu ở một số công trình. Tuy nhiên, qua khảo sát, nghiên cứu, tác giả Luận văn nhận thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc. Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiếp cận được với một số các công trình nghiên cứu liên quan, có thể tạm chia thành các nguồn như sau: * Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề xây dựng Đảng và vai trò của báo chí trong tuyên truyền về xây dựng Đảng Trong những năm gần đây có một số công trình khoa học, bài báo khoa học nghiên cứu về nội dung này đã được công bố và đăng tải trên sách, tạp chí khoa học của Trung ương, các ngành, địa phương và một số trang website, trong đó có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: - “Báo chí với hoạt động tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Bộ do TS.Nguyễn Thị Thoa chủ nhiệm (Hoàn thành năm 2000). Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng báo chí tuyên truyền xây dựng Đảng trong 15 năm đổi mới dưới tác động nhiều mặt của cơ chế thị trường, công trình đã đánh giá khách quan và khoa học về những thành công và hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế dó, đồng thời đưa ra một số đề xuất dưới dạng các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của báo chí tuyên truyền xây dựng Đáng trong thời gian tới. 4 -“Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay”, tác giả Ngô Mạnh Hà (chủ biên, năm 2004). Các tác giả đã phân tích khá rõ những vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo chí ở địa phương và một số Bộ, ngành trong giai đoạn hiện nay. - “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, sách của tác giả Nguyễn Vũ Tiến (2005). Tác giả phân tích và làm rõ vai trò quan trọng của Đảng trong lãnh đạo hoạt động báo chí. Ngoài ra, trên các số báo của Tạp chí Cộng sản cũng đã đăng khá nhiều bài viết liên quan đến công tác xây dựng Đảng, vai trò của báo chí với công tác xây dựng Đảng. - Trong hoạt động nghiệp vụ, những năm gần đây, Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm liên quan đến đề tài. Phải kể đến Kỷ yếu Hội thảo "Báo đảng các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên" với chủ đề “Tuyên truyền xây dựng Đảng trong tình hình mới” được tổ chức tại Huế, ngày 27/3/2015. Kỷ yếu tập hợp các bài nghiên cứu của các báo Đảng trong khu vực chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác tuyên truyền về lĩnh vực xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay. Đồng thời, tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục hấp dẫn và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng. - Kỷ yếu Tọa đàm,“Báo chí cách mạng với công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới” do Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức vào 17/6/2015. Kỷ yếu tập hợp các bài viết của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và nhiều nhà báo chuyên viết về lĩnh vực xây dựng Đảng, thảo luận, làm rõ hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò của báo chí, của người làm báo với công tác xây dựng Đảng hiện nay; những đóng góp nổi bật của báo chí cách mạng Việt Nam đối với công tác xây dựng Đảng 5 trong thời kỳ đổi mới… Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng báo chí với hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vai trò của báo chí trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam hiện nay” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức vào ngày 16/6/2020, nhân Kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, gồm nhiều bài viết làm rõ thực trạng, những vấn đề đang đặt ra và phương hướng, giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời gian tới. *Nhóm thứ hai: Các nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn báo chí, truyền thông và TCSX các chương trình truyền hình - “Truyền thông đại chúng” (năm 2001), NXB Chính trị Quốc gia, của tác giả Tạ Ngọc Tấn đã cung cấp những thông tin cơ bản, có hệ thống về các phương tiện truyền thông đại chúng; các nguyên tắc, phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. - “Sản xuất chương trình truyền hình” (năm 2002), NXB Văn hóa Thông tin, của tác giả Trần Bảo Khánh đã làm rõ những đặc trưng về thể loại báo chí truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình, phóng viên truyền hình và quy trình sáng tạo các tác phẩm báo chí truyền hình với các thể loại: Tin truyền hình, phóng sự truyền hình, ký sự truyền truyền, phỏng vấn truyền hình và cầu truyền hình. Cũng trong cuốn này, tác giả còn đề cập rất chi tiết đến công việc TCSX truyền hình và đưa ra nhiều khái niệm liên quan. - Trong cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại” (từ hàn lâm đến học đường) (năm 2011), PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã đề cập đến một số vấn đề mới về truyền thông đại chúng, về báo chí, một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của báo chí, truyền thông. -“Cơ sở lý luận báo chí”, (năm 2011) của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Nhà xuất bản Lao động, có kế thừa cuốn giáo trình “Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng 6 cơ bản” (năm 2006) của PGS.TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng. Cuốn giáo trình này tiếp cận báo chí từ quan điểm hệ thống. Nội dung chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, như: về khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí, vấn đề tự do báo chí,... qua đó là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu về sau. - Học viện Báo chí Tuyên truyền có các cuốn sách nghiên cứu cụ thể về công tác TCSX, lao động báo chí, đó là các cuốn sách “Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của Tiến sỹ Lê Thị Nhã (2010), “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in” của PGS.TS Hà Huy Phượng (2006) hay “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (2011)... Tuy nhiên, có thể thấy, những công trình trên tập trung vào hoạt động tổ chức sản xuất báo chí nói chung hoặc theo thể loại (báo in, báo mạng điện tử,...), có rất ít nghiên cứu về mô hình tổ chức tòa soạn, lao động báo chí, quy trình TCSX chương trình truyền hình về xây dựng Đảng nói riêng, nhất là trên sóng các Đài PT-TH địa phương. - “Chính luận truyền hình – Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm”, (năm 2015), Nhà xuất bản Thông tấn của PGS. TS Nguyễn Ngọc Oanh, tập trung đi sâu nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu về loại tác phẩm chính luận truyền hình, tác động của đặc trưng loại hình đến quá trình sáng tạo tác phẩm, mối liên hệ giữa bình luận với các thể loại báo chí truyền hình khác, các kỹ năng tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên. - Luận văn thạc sỹ “Vấn đề TCSX chương trình chuyên đề truyền hình của các Đài PT-TH Miền núi phía Bắc” của Nguyễn Thị Thu Trang (năm 2016) đã phân tích vai trò, tầm quan trọng của các chương trình chuyên đề truyền hình, nêu thực trạng TCSX các chương trình chuyên đề truyền hình tại 3 Đài địa phương là 7 Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang, từ đó đặt ra các vấn đề và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình. - Luận văn thạc sỹ “TCSX chương trình truyền hình đối ngoại ở các đài Phát thanh - Truyền hình địa phương khu vực phía Bắc Việt Nam” (Khảo sát các chương trình truyền hình đối ngoại phát sóng trên Đài PTTH Hà Nội, Đài PTTH Thái Nguyên, Đài PTTH Quảng Ninh năm 2016) của Đinh Thị Lan Phương, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tổ chức sản xuất chương trình truyền hình đối ngoại; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc TCSX chương trình truyền đối ngoại ở Đài PTTH Hà Nội, Đài PTTH Thái Nguyên, Đài PTTH Quảng Ninh; từ đó đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc TCSX chương trình truyền đối ngoại ở các Đài nêu trên và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCSX chương trình truyền đối ngoại ở ở các đài PT-TH địa phương khu vực phía Bắc Việt Nam - “Báo chí truyền thông hiện đại – Những điểm nhìn từ thực tiễn” (Năm 2019), 4 tập, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (Chủ biên), gồm hơn 200 bài viết của nhiều tác giả là những nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo của các cơ quan báo chí truyền thông, đem đến một cái nhìn đa chiều vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, giàu tính học thuật về những những vấn đề liên quan đến báo chí, truyền thông trong thời đại truyền thông số và tác động lớn của cách mạng công nghiệp 4.0, như: cơ hội và thách thức cho sự phát triển nền báo chí truyền thông Việt Nam trên các bình diện nội dung, phương thức sáng tạo, mô hình tổ chức sản xuất, quản lý tòa soạn, doanh nghiệp truyền thông hay việc áp dụng các thành tựu mới của của kỷ nguyên số, kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội và truyền thông xã hội trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp báo chí truyền thông nói chung và từng vị trí công việc trong nền báo chí truyền thông hiện đại nói riêng,... - “Báo Chí, Truyền Thông Việt Nam: Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn” (Năm 2020) của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, NXB Thông tin và Truyền thông, 8 gồm 2 phần: “Hồ Chí Minh, Người sáng lập, Người thầy của Báo chí cách mạng Việt Nam” và “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; đã đem đến góc nhìn rộng, đầy đủ và sâu sắc về bức tranh toàn cảnh của báo chí Việt Nam 95 năm qua, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới; nhất là việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chiến lược, chính sách, cơ chế phát triển báo chí; một số vấn đề quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí; báo chí trong kỷ nguyên số, đa loại hình, đa nền tảng; mối quan hệ giữa báo chí và văn hóa. - “Nghĩ Đột Phá Cho Format Báo Chí” (Năm 2020) của PGS.TS Vũ Quang Hào, NXB Thông tấn là cuốn sách thú vị về việc đổi mới Fomat các sản phẩm báo chí, trong đó có truyền hình. Cuốn sách cung cấp những nguyên lý cơ bản trong sáng tạo báo chí và những kỹ năng hình thành lý tưởng sáng tạo; chuyển ý tưởng thành cấu trúc thành cấu trúc chương trình và đề cương chuyên trang, chuyên mục có tính khả thi cao, mới mẻ và độc đáo. *Nhóm thứ ba: Các nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền trên báo chí, truyền thông về xây dựng Đảng: - “Tính hấp dẫn của Báo Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Bá Sinh (Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học, Hà Nội, 2011). Đề tài đã tổng kết lý luận và thực tiễn trong quá trình hoạt động của báo Đảng hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp cụ thể, có tính khoa học, khả thi để nâng cao tính chiến đấu, tính hấp dẫn và cuối cùng là nâng cao hiệu quả tuyên truyền của mỗi tờ báo của Đảng. - Luận văn thạc sỹ “Tổ chức hoạt động truyền thông về xây dựng Đảng trên các sản phẩm của Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh”, (năm 2020) của Bùi Thị Thùy Linh, đã đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động truyền thông về xây dựng Đảng trên các sản phẩm của Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh trong thời gian tới. 9 - Luận văn thạc sỹ “Quản trị sản xuất chuyên mục về xây dựng Đảng trên kênh truyền hình nhân dân” (Khảo sát chuyên mục “Đảng với sự nghiệp đổi mới” và “Chuyện ở cơ sở”) của Vũ Đình Phong (năm 2020), đã hệ thống hóa một số khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động quản trị sản xuất chuyên mục về xây dựng Đảng trên kênh truyền hình Nhân dân; đưa ra thực trạng quản trị sản xuất hiện nay của đơn vị này, từ đó đánh giá, rút ra kinh nghiệm và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị sản xuất chuyên mục xây dựng Đảng trên kênh truyền hình Nhân dân. - Luận văn thạc sỹ “Quản lý các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng trên sóng Đài PT-TH khu vực Trung du, Miền núi Phía Bắc” (Khảo sát tại các Đài PT-TH Phú Thọ và Yên Bái) của tác giả Nguyễn Kiều Liên Phương (năm 2020) cũng là một nghiên cứu mới có liên quan. Ở nghiên cứu này, vấn đề quản lý được đặt làm nghiên cứu trọng tâm và được phân biệt với quản trị và hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT- TH khu vực Trung du, Miền núi Phía Bắc. Tuy nhiên, sự phân tích, phân biệt 3 khái niệm này ở luận văn chưa thực sự rõ ràng. Như vậy có thể thấy, đối với các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan chưa có một công trình nào đề cập một cách có hệ thống, chuyên sâu về TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc Việt Nam. Đó là một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học. Tác giả xin lựa chọn đề tài: “Tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc Việt Nam” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần lấp khoảng trống này. Luận văn này xin kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận liên quan, bước đầu hình thành xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu; luận văn khảo sát thực trạng, phân tích 10 thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, trong tổ chức TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng qua khảo sát ở ba Đài PT-TH Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn; từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị phù hợp với các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng: chỉ ra các khái niệm “xây dựng Đảng”; “tổ chức sản xuất”; “TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng”; cơ sở lý thuyết của đề tài và những nội dung cơ bản về vai trò, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, quy trình TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng; các tiêu chí đánh giá trong TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng. - Khảo sát, đánh giá thực trạng việc TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc (Khảo sát tại Đài PT-TH Tuyên Quang, Đài PT-TH Bắc Kạn và Đài PT-TH Thái Nguyên); phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó; chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH hình vùng Đông Bắc. - Đề xuất một số giải pháp để tối ưu hóa hiệu quả TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài Phát thanh – Truyền hình vùng Đông Bắc Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 11 Phạm vi khảo sát: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát các tin, bài, các chương trình, chuyên đề, chuyên mục truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc, gồm: Đài PT-TH Tuyên Quang, Đài PT-TH Bắc Kạn và Đài PT-TH Thái Nguyên. Đây là 3 cơ quan báo chí mang tính đại diện cho các Đài địa phương vùng Đông Bắc, tuy nhiên lại có địa chính trị, địa kinh tế và văn hóa khác nhau, hoạt động TCSX các chương trình cũng khác nhau ít nhiều. Đài PT-TH Thái Nguyên lại là cơ quan mà học viên công tác, bởi vậy việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tiễn đối với bản thân học viên về sau. Việc lựa chọn 3 cơ quan báo chí có cùng điểm chung và khác biệt trên nhiều phương diện sẽ tăng tính chân thực, khách quan cho các đánh giá cũng như để các đề xuất, kiến nghị mang tính phổ biến và có tác động sâu rộng hơn, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của nghiên cứu. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Nghiên cứu đề tài này, học viên dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng Đảng, về báo chí truyền thông, quản lý báo chí - truyền thông, đặc biệt quản lý báo truyền hình;... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của Luận văn dựa trên lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp liên ngành, gồm: Báo chí học, Khoa học quản lý, Xã hội học... - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sử dụng để nghiên cứu các Nghị quyết, văn bản, đường lối lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng; Luật Báo chí; hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông có liên quan đến đề tài được thể hiện qua các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây. 12 - Phương pháp khảo sát, thống kê, sử dụng để lượng hóa những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tổng hợp các số liệu khảo sát thực tế chương trình, số lượng tác phẩm, các thể loại trong chương trình. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, sử dụng để phân tích, đánh giá các chương trình đã phát sóng trong thời gian luận văn khảo sát, nhằm đưa ra những đánh giá về thực trạng và những kết luận có tính khái quát về chất lượng của chương trình và việc TCSX những chương trình đó. - Phương pháp phỏng vấn sâu, nhằm thu thập những thông tin xác thực từ những nhà báo có kinh nghiệm trong việc TCSX các chương trình. Số lượng: 10 phỏng vấn sâu ở 3 cơ quan báo chí. Gồm: 3 lãnh đạo cơ quan báo chí, 3 lãnh đạo cấp phòng (phụ trách phòng chuyên môn chủ trì TCSX các chương trình thuộc diện khảo sát) và 4 phóng viên chuyên trách. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua 150 phiếu thăm dò ý kiến nhằm thu thập thông tin, môi trường tiếp cận thông tin, nội dung thông tin quan tâm của công chúng, khán giả ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn (50 phiếu/địa phương) về thực trạng các chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình về xây dựng Đảng nói riêng của 3 cơ quan. Từ đó có thêm dữ liệu để đánh giá và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài là công trình đầu tiên dưới dạng luận văn thạc sỹ nghiên cứu chuyên sâu về TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc. Do vậy, luận văn sẽ tập trung khảo sát, xây dựng, góp phần hoàn thiện lý luận chung về TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng, những nội dung cơ bản về cơ sở lý thuyết, vai trò, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, quy trình và các tiêu chí đánh giá của TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng trên truyền hình; phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những thành công, hạn chế; đồng thời đề 13 xuất một số vấn đề đặt ra, giải pháp có tính khả thi và những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, cơ sở đào tạo báo chí, những người quan tâm đến đề tài. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào lý thuyết về TCSX các chương trình truyền hình nói chung và TCSX chương trình về xây dựng Đảng nói riêng. - Những đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu và giải pháp của luận văn còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm và chức năng của báo chí trong việc tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu, phân tích thực tiễn, luận văn đóng góp cho các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên chuyên trách nói chung và các Đài khảo sát nói riêng một số đề xuất, kiến nghị về TCSX các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng nhằm vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, vừa đáp ứng nhu cầu được thông tin của công chúng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn tập trung ở 3 chương, 8 tiết. Chương 1: Lý luận chung về tổ chức sản xuất chương trình truyền hình về xây dựng Đảng Chương 2: Thực trạng tổ chức sản xuất chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình về xây dựng Đảng ở các Đài PT-TH vùng Đông Bắc Việt Nam

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net