Quản lý thông tin về đại dịch covid 19 trên báo mạng điện tử việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Quản lý thông tin về đại dịch covid 19 trên báo mạng điện tử việt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐẶNG THU PHƢƠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐẶNG THU PHƢƠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý báo chí truyền thông Mã số : 8320101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN BÁ DUNG HÀ NỘI - 2022 Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày tháng năm 2022. Chủ tịch Hội đồng PGS,TS. NGUYỄN VĂN DỮNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bá Dung. Các số liệu và kết luận trong luận văn chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày......tháng........năm 2022 Tác giả Đặng Thu Phƣơng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí học, Chuyên ngành quản lý báo chí chuyên thông với đề tài: “Quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử Việt Nam”, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Bá Dung đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Truyên truyền đã có những ý kiến góp ý chân thành, Sâu sắc cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn cơ quan đại diện Báo Vietnamnet.vn, Báo Thanh niên và Báo điện tử Sức khoẻ và đời sống đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, hỗ trợ tác giả hoàn thành Luận văn. Mặc dù rất cố gắng, song chắc chắn luận văn còn thiếu sót, hạn chế. Kính mong các thầy, cô giáo, các nhà khoa học quan tâm giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Đặng Thu Phƣơng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMĐT : Báo mạng điện tử UBND : Uỷ ban nhân dân PV : Phóng viên BTV : Biên tập viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ................. 12 1.1. Cơ sở lý luận trong quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử ....................................................................... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn trong quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử .......................................................................... 19 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ........................................................................38 2.1. Giới thiệu các đơn vị nghiên cứu ................................................... 38 2.2. Thực trạng quản lý thông tin dịch Covid-19 trên các báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát.................................................................................. 41 2.3. Đánh giá chung .............................................................................. 60 Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THÔNG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM VỀ PHÕNG CHỐNG DỊCH COVID-19 ............................... 68 3.1. Những vấn đề đặt ra trong quản lý thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam về dịch Covid-19 .................................................................. 68 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 tại các tờ báo mạng điện tử Việt Nam trong thời gian tới .................... 74 3.3. Khuyến nghị ................................................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98 TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 107 DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức, quản lý sản xuất thông tin về đại 44 dịch Covid-19 của các tờ báo mạng điện tử khảo sát Hình 2.1 – Đồ hoạ về dịch Covid-19 trên báo Vietnamnet 57 Bảng 2.1. Tỉ lệ tin, bài về thông tin dịch Covid-19 trên các tờ 48 báo mạng điện tử khảo sát năm 2020 Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ tin, bài về dịch Covid-19 trên các tờ báo mạng 49 điện tử khảo sát năm 2020 Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ các nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 50 trên các tờ báo mạng điện tử khảo sát năm 2020 Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ nguồn đăng tải những bài viết truyền thông về 54 thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử khảo sát Biểu đồ 2.4. Thể loại bài viết về thông tin về đại dịch Covid-19 55 trên báo mạng điện tử khảo sát năm 2019 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại dịch SARS Covid-2 từ lúc xuất hiện tháng 12/2019 đã lan tràn trên hầu hết các lãnh thổ toàn thế giới. Tại Việt Nam, khi đại dịch bùng phát trên phạm vi cả nước, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, kêu gọi sự tham gia của các cấp, các ngành trong toàn hệ thống chính trị. Đảng và Nhà nước xác định quản lý thông tin bệnh dịch Covid-19 là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với các cấp chính quyền trung ương và địa phương, mà còn là nhiệm vụ cấp bách của báo chí. Đặc biệt, hiện nay, trong bối cảnh lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối, phản động và một số người dân nhận thức chưa đầy đủ… đã đăng tải, phát tán nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Thông tin truyền thông tháng 1/2021 thì ở Việt Nam hiện nay, khi số lượng người sử dụng Internet là 64 triệu, chiếm 2/3 dân số; 58 triệu tài khoản Facebook…, không gian mạng trở thành một môi trường lý tưởng để phát triển và kéo theo cả những cạm bẫy, mối đe dọa. Tin giả muôn hình vạn trạng, từ chuyện liên quan đến đời sống cá nhân của các ngôi sao, đến các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị… Với tốc độ lan truyền nhanh chóng trên môi trường mạng, tin giả thực sự đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống. Có thể thấy rõ, tính chất của những tin tức sai sự thật này đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội cũng như hướng tới đối tượng quan tâm rất phong phú. Chính vì vậy, ảnh hưởng tiêu cực của những tin tức giả đến công tác phòng ngừa bệnh dịch, đến ổn định và phát triển sản xuất cũng như an ninh trật tự rất lớn. Trong tình hình đó, vai trò của báo chí truyền thông được đề cao, từng bước góp phần hoàn thành mục tiêu để "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân 2 theo - Dân làm"; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt; tập trung các tin, bài hướng dẫn kỹ năng, tư vấn, giải đáp liên quan đến kỹ năng sống an toàn, chung sống an toàn trong mùa dịch, trong vùng dịch, tăng cường bảo vệ sức khỏe của người dân, đề xuất, hiến kế các giải pháp chống dịch; phản bác các thông tin xuyên tạc, kích động, sai sự thật về công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, thời gian qua, các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam đều xây dựng quy chế chỉ đạo, quản lý từ phía cơ quan chủ quản và quản lý toà soạn phù hợp với đặc điểm, tính chất của cơ quan báo chí trung ương và cơ quan báo chí thuộc ngành trong thông tin về đại dịch Covid-19. Các báo chí đều có những quy định về chế độ kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí và thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động báo chí một cách chặt chẽ và linh hoạt. Các báo đều quan tâm tạo điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý báo chí, nâng cao trách nhiệm chính trị nghề nghiệp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí và phóng viên, biên tập viên. Một số tờ báo cũng thường xuyên gửi cán bộ, phóng viên... ra nước ngoài học tập, công tác, cũng như gửi phóng viên đến các lớp học của Hội nhà báo để học tập về quản lý báo chí và nghiệp vụ phóng viên. Qua đó, việc quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên các tờ báo mạng điện tử đã góp phần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ cho công chúng. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý đã kết hợp tốt các nguồn lực, đảm bảo an toàn về con người, trang thiết bị hiện đại trong việc phổ biến thông tin về đại dịch Covid-19 trên các trang báo điện tử. Ngoài ra, phương thức quản lý đổi mới, linh hoạt, sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tòa soạn về dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực trạng có thể thấy trong một số thời điểm, việc quản lý quản lý quy trình tổ chức sản xuất chưa thực sự chặt chẽ, chưa bao quát được tính chính xác trong nguồn tin của phóng viên. Bên cạnh đó, mặc dù đã bố trí phóng viên tác nghiệp tại các điểm nóng về dịch Covid- 19 tuy nhiên 3 chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể, số lượng chưa đủ đông để dàn trải khắp các địa bàn. Việc đầu tư cho công nghệ tại tòa soạn đã có những thay đổi lớn, tuy nhiên chưa đủ mạnh để chuyển đổi mạnh mẽ sang tòa soạn online trong thông tin về đại dịch Covid-19. Để khẳng định vai trò quan trọng và tính cấp thiết của quản lý thông tin, thông qua việc lập kế hoạch và tổ chức thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo chí nói chung và báo điện tử Việt Nam nói riêng, góp phần giúp phòng tránh giảm nhẹ các thiệt hại do dịch bệnh gây ra, rút ra bài học cần thiết về quản lý báo chí trong thông tin về dịch bệnh, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là “Quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Báo chí truyền thông. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài * Các tài liệu về cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu - Tác giả X.A.Mikhailốp (2004) trong “Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý” đề cập đến các vấn đề về báo chí trên thế giới, chủ yếu là quyền tự do báo chí ở các nước châu Âu. Những vấn đề cơ bản trong mô hình tổ chức tòa soạn báo như: vai trò của báo chí trong xã hội; phương thức quản lý xã hội về báo chí; quyền và nghĩa vụ của phóng viên; luật pháp quy định về xuất bản báo chí; xu hướng phát triển của báo chí trong bối cảnh toàn cầu hóa không gian thông tin; báo chí và kinh tế v.v, đã được tác giả phân tích khá sâu sắc. - Cuốn Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012), Nxb Lao động đã cung cấp những kiến thức và hệ thống các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, cũng như khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động của báo chí…Ngoài các vấn đề lý luận, tác giả còn đề cập đến 4 kỹ năng của nhà báo, ở đó, kỹ năng là khả năng vận dụng những vấn đề lý thuyết vào quá trình tác nghiệp là những thao tác nghề nghiệp trong quá trình thu thập và xử lý 4 thông tin. Đối với nhà báo, kỹ năng là những hành vi, thao tác nghiệp vụ hằng ngày, từ việc nắm bắt tình hình chung và cụ thể trong lĩnh vực được phân công theo dõi, phát hiện và tiếp cận nguồn tin, giao tiếp, khai thác thông tin - dữ liệu… để viết bài và theo dõi thông tin phản hồi từ dư luận xã hội. - Đỗ Thị Thu Hằng (2015), Lý thuyết truyền thông hiện đại (Giáo trình nội bộ dành cho học viên sau đại học), Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Giáo trình gồm 4 chương: Những vấn đề chung của lý thuyết truyền thông hiện đại; Hội tụ truyền thông, truyền thông đa phương tiện và truyền thông xã hội; Truyền thông phát triển chuyên biệt và truyền thông quốc tế; Năng lực và trách nhiệm xã hội của truyền thông hiện đại - Cuốn Lao động nhà báo của Lê Thị Nhã (2016), Nxb Lý luận chính trị đã cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động báo chí, những người tham gia vào hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, và một số vấn đề liên quan đến đạo đức nhà báo. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ trình bày khái niệm, đặc điểm lao động nhà báo. Tổ chức lao động trong cơ quan báo chí. Lao động nhà báo trong quy trình sáng tạo và sản xuất tác phẩm báo chí. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhà báo. - Đỗ Thị Thu Hằng (2016), Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông trong môi trường truyền thông số hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cuốn sách đã nhận diện, mô tả các khâu trong quá trình tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông, hướng dẫn các nhà báo tích hợp kỹ năng báo chí, kỹ năng ứng dụng công nghệ trong quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông. - Trong cuốn sách Tổ chức toà soạn đa phương tiện do Ban quản lý dự án Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam và Viện đào tạo nâng cao báo chí FOJO KALMAR của Thuỵ Điển phối hợp sản xuất có đăng các chia sẻ của những nhà báo nước ngoài về báo toàn quốc cũng như báo địa phương và mô hình đa phương tiện. Các ý kiến trong cuốn sách đều có chung quan điểm 5 phát triển theo mô hình đa phương tiện là xu thế tất yếu. Các toà báo như SVD hay VLT cũng thu hút được nhiều công chúng hơn khi chuyển đổi từ mô hình truyền thống đa loại hình (báo in) sang mô hình đa loại hình (báo in và báo điện tử). - Cuốn “Organization Multimedia Newsroom” - (Tạm dịch là Tổ chức tòa soạn đa phương tiện) của Viện Đào tạo nâng cao báo chí FOJO KALMAR, Thụy Điển, cuốn sách có các bài viết của các Tổng biên tập, các nhà quản lý, biên tập viên và các phóng viên của 5 tòa báo lớn, đại diện cho các loại hình báo chí; báo in, báo mạng, phát thanh và truyền hình ở Thụy Điển đã chia sẻ những ý tưởng và các phương pháp tổ chức và quản lý tòa soạn của họ. Cuốn sách đã giới thiệu những góc nhìn đa dạng về những cơ hội, thách thức và cách làm thế nào để phát triển trong một thế giới truyền thông đang thay đổi nhanh chóng. Cuốn sách phát hành tháng 9 năm 2009. * Các công trình nghiên cứu về quản lý Tác giả Lưu Văn An trong cuốn Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển (2008), đã phân tích thực trạng hoạt động của TTĐC trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở ba nước Tư bản phát triển là Mỹ, Anh, Pháp và ý nghĩa những giá trị phù hợp đối với phát triển TTĐC ở Việt Nam. Tác giả luận văn kế thừa được hệ thống khái niệm về truyền thông và TTĐC. Cuốn: “Handbook of Public Communication of Science and Technology” (Sổ tay truyền thông cộng đồng về khoa học và công nghệ) của hai tác giả Massimiano Bucchi và Brian Trench. Cuốn sách tập hợp 17 bài viết học thuật về các xu hướng nghiên cứu trong truyền thông về nông sản của các học giả, chuyên gia, nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, sách cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển và tầm ảnh hưởng của truyền thông cộng đồng về nông sản, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự thay đổi do truyền thông nông sản được tạo ra. 6 - Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị. Cuốn sách đã khái quát quan điểm của Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí và thực trạng hoạt động báo chí và lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ những nghiên cứu trên thực tiễn cuốn sách đã đưa ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí và quản lý hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay. Như vậy cuốn sách đã cung cấp những kiến thức trong công 5 tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý báo chí nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước chứ chưa đi sâu nghiên cứu về công tác QLNN. - Trịnh Thị Thanh (2017), Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Quảng Ninh hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về hoạt động báo chí, nội dung và phương thức quản lý, cơ sở chính trị - pháp lý về quản lý hoạt động báo chí; Khảo sát thực trạng, từ đó phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Quảng Ninh thời gian qua; Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới. - Nguyễn Đức Thuận (2020), Quản lý các cơ quan báo chí trong Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng Tổng cục chính trị quản lý các cơ quan báo chí, từ đó tác giả đã đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý của Tổng cục chính trị đối với các cơ quan báo chí quân đội trong thời gian tới. - Lý Công Tự (2020), Vấn đề quản lý nhà nước về báo chí của tỉnh Quảng Ninh hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ sự phân tích về lý luận và khảo sát, đánh giá tình hình báo chí tại Quảng 7 Ninh và công tác quản lý Nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí Quảng Ninh và tăng cường, phát huy vai trò quản lý Nhà nước về báo chí của tỉnh Quảng Ninh. * Các công trình nghiên cứu về báo mạng điện tử - Nguyễn Trí Nhiệm (2014), Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách nêu rõ kiến thức và kỹ năng hết sức cơ bản của báo mạng điện tử như: lịch sử ra đời và phát triển của báo mạng điện tử; đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất báo mạng điện tử; công chúng báo mạng điện tử; viết cho báo mạng điện tử; tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử; hình ảnh trên báo mạng điện tử; âm thanh trên báo mạng điện tử; video trên báo mạng điện tử... - Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia. Nội dung của cuốn sách được chia thành 4 chương. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, thiết thực dành cho các giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành báo chí, đặc biệt là chuyên ngành báo mạng điện tử; những phóng viên, biên tập viên của các trang báo mạng điện tử; và những độc giả quan tâm, muốn nghiên cứu, tìm hiểu về diễn đàn trên báo mạng điện tử. - Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (2020), Giáo trình tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb Thông tin truyền thông. Cuốn sách đã trình bày những kiến thức cơ bản cùng các kỹ năng liên quan đến hoạt động báo mạng điện tử như: Tổng quan về thể loại báo mạng điện tử, thể loại tin, thể loại phỏng vấn, thể loại phóng sự và thể loại bình luận trên báo mạng điện tử. - Nguyễn Chiến Thắng (2020), Vấn đề sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay - Từ góc nhìn quản lý báo chí (khảo sát các báo tuoitre.vn, vietnamnet.vn, vnexpress.net từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2019), Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên 8 truyền. Luận văn nhằm làm sáng tỏ những tác động của mạng xã hội đến việc sử dụng thông tin của báo mạng điện tử tại Việt Nam hiện nay (tích cực và tiêu cực); từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trên, đề tài của tác giả luận văn đi sâu khảo sát, phân tích công tác quản lý thông tin trên báo điện tử Việt Nam về dịch COVID -19, đặc biệt là nghiên cứu thành công và hạn chế của việc lập kế hoạch và tổ chức thông tin về đại dịch trên ba báo mạng điện tử: vietnamnet.vn, thanhnien.vn và suckhoedoisong.vn 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam thông qua 3 báo điện tử vietnamnet.vn, thanhnien.vn và suckhoedoisong.vn. - Phạm vi thời gian: từ ngày 01/02/2020 đến 30/12/2020 - Phạm vi khảo sát: báo điện tử vietnamnet.vn, thanhnien.vn và suckhoedoisong.vn. Đây là những báo điện tử lớn của Việt Nam. Thời gian từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2020 nhiều diễn biến phức tạp về thông tin dịch Covid-19 xuất hiện nên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để tăng cường sự quản lý. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1. Mục tiêu Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin về thông tin dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ Để giải quyết các mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử 9 Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá và rút ra các bài học từ thực trạng công tác quản lý nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 của ba báo mạng điện tử Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin của báo điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thông tin của báo điện tử Việt Nam nói chung và nói riêng trong công tác phòng chống dịch bệnh. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các lý thuyết sau đây: - Các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý thông tin nói chung, công tác quản lý thông tin đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông nói riêng; - Lý luận về vai trò, chức năng của báo chí và công cụ quản lý báo chí - Lý thuyết sử dụng cho nghiên cứu là những lý thuyết về báo chí, quản lý báo chí truyền thông như: Lý thuyết “viên đạn thần kỳ”; Lý thuyết truyền thông hai bước; Lý thuyết định hình chương trình nghị sự; Lý thuyết dựng khung dư luận xã hội 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp, thống kê, phân loại: được vận dụng khảo sát, thống kê các tác phẩm báo chí liên quan tới thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thành công, hạn chế của vấn đề quản lý thông tin. - Phương pháp phân tích nội dung tác phẩm báo chí: được sử dụng để phân tích, đánh giá nội dung các tác phẩm báo chí trong quá trình khảo sát thông tin, rút ra những luận điểm khoa học có liên quan tới quản lý thông tin trên báo điện tử Việt Nam về đại dịch Covid-19. 10 - Phương pháp phỏng vấn sâu: dùng để phỏng vấn những người làm công tác quản lý ở những tờ báo điện tử thuộc diện khảo sát. Cụ thể, tác giả khảo sát 03 lãnh đạo và 03 phóng viên ở 3 tờ báo mạng điện tử khảo sát là: vietnamnet.vn, thanhnien.vn và suckhoedoisong.vn. 6. Đóng góp mới của đề tài Điểm mới của đề tài là trên cơ sở hệ thống hoá lý luận quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử Việt Nam, đề tài phân tích thực trạng việc lập kế hoạch, tổ chức thông tin về đại dịch Covid-19 trên các báo: vietnamnet.vn, thanhnien.vn và suckhoedoisong.vn, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin về phòng, chống dịch trên báo mạng điện tử. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến quản lý thông tin trên báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng ở Việt Nam từ góc độ nội dung, phương thức quản lý thông tin, các vấn đề đặt ra và các giải pháp để quản lý thông tin có hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu báo chí nói chung và các khía cạnh liên quan đến quản lý, thông tin nói riêng trên báo điện tử Việt Nam. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên các báo mạng điện tử Việt Nam, luận văn đánh giá thực tiễn vấn đề quản lý thông tin báo chí trên 3 báo khảo sát trong phòng chống dịch, những thành công và hạn chế trong quản lý thông tin, những giải pháp góp phần vào quá trình quản lý thông tin trên báo điện tử Việt Nam thời gian tới. 11 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý thông tin đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử Việt Nam Chương 2: Thực trạng quản lý thông tin về đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam về phòng chống dịch Covid-19 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1.1. Những khái niệm công cụ đƣợc sử dụng trong luận văn 1.1.1.1. Quản lý Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm quản lý được định nghĩa: 1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định 2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.[43]. Như vậy, quản lý là chức năng vốn có của một tổ chức, hoạt động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm theo những yêu cầu nhất định. Quản lý là đối tượng của nhiều ngành khoa học. Suất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau có nhiều cách giải thích khác nhau về quản lý. Trên thế giới, ở các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà quản lý và nghiên cứu lý luận cũng đưa ra nhiều định nghĩa: Theo quan điểm của C.Mác thì “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động” [25.tr29]. Theo quan điểm này, quản lý là một yếu tố khách quan của mọi quá trình lao động, bất kể dưới hình thái xã hội nào, quản lý cần thiết đuối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, là một yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Có rất nhiều khái niệm, đình nghĩa về quản lý đã được đưa ra, tuy nhiên khái niệm về quản lý của Harold Koontz - người được coi là “cha đẻ” của lý luận quản lý hiện đại là đầy đủ và chính xác nhất: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là phần hình thành một môi trường, mà trong đó con người có thể đạt được

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net