Quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THANH THẢO QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THANH THẢO QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY (Khảo sát báo Lao động Online từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2020) Chuyên ngành : Quản lý Báo chí Truyền thông Mã ngành : 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh HÀ NỘI - 2022 XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi. Các tư liệu, số liệu tôi sử dụng trong luận văn được tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy và là kết quả của quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Thảo LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi được xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các giảng viên là các thầy, cô trong Viện Báo chí cùng các thầy, cô giảng dạy bộ môn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, là người đã trực tiếp gợi ý đề tài, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện, động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo báo Lao động đã tạo điều kiện vànhiệt tình hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Thảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Báo mạng điện tử : BMĐT Dư luận xã hội : DLXH Nhà xuất bản : NXB Phòng, chống tham nhũng : PCTN Quản lý nhà nước : QLNN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ........................................................................................................ 11 1.1. Một số khái niệm liên quan .................................................................. 11 1.2. Lý thuyết áp dụng nghiên cứu quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử .............................................................. 21 1.3. Cơ sở chính trị - pháp lý ....................................................................... 30 1.4. Giới thiệu về tờ báo khảo sát ................................................................ 36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY .. 39 2.1. Thực trạng về chủ thể quản lý .............................................................. 39 2.2. Thực trạng về đối tượng quản lý .......................................................... 44 2.3. Thực trạng về nội dung quản lý ............................................................ 49 2.4. Thực trạng về phương thức quản lý ...................................................... 83 Chƣơng 3 ........................................................................................................ 88 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ..................................................................... 88 3.1. Đánh giá thành công trong công tác quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay..................................... 88 3.2. Những vấn đề đặt ra về quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay......................................................... 95 3.3. Giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay.................................................................... 98 3.4. Kiến nghị tăng cường hiệu quả quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay ............................................. 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109 TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 112 DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tin, bài về phòng, chống tham nhũng phân chia theo các chuyên mục trên báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %, n = 320)........... 52 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tin, bài về tham nhũng trên các chuyên mục của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %) .......................................................... 53 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỷ lệ tin, bài về phòng, chống tham nhũng phân theo nội dung phản ánh của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %) ...................................... 57 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hành vi tham nhũng được phản ánh trong các tin, bài về phòng, chống tham nhũng của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/2/2020) (Đơn vị: %) ................. 60 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nguyên nhân của tham nhũng được phản ánh trong các tin, bài về phòng, chống tham nhũng của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %) ................................................................................. 65 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hậu quả các hành vi tham nhũng được phản ánh trong các tin, bài về phòng, chống tham nhũng của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %) ................................................................................. 67 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ tỷ lệ chuyên mục tin, bài về tham nhũng của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %) ................................................................................. 71 Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thể loại các tin, bài về tham nhũng của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %) ................................................................................. 73 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỷ lệ tin, bài về tham nhũng theo các lĩnh vực của báo Lao động Online trong vòng 2 năm (từ 01/01/2018 đến 1/1/2020) (Đơn vị: %) ................................................................................. 92 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo Lao động Online ................................................ 45 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra cho môi trường báo chí – truyền thông có những bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức truyền tải thông tải thông tin. Trong môi trường bùng nổ thông tin như hiện nay, việc truyền tải thông tin không còn một chiều mà công chúng có quyền lựa chọn thông tin tiếp nhận cũng như phản hồi lại thông tin đó. Trong đó, quản lý thông điệp được xem là một trong những vấn đề cơ bản, nhưng mang ý nghĩa quan trọng và cốt lõi đối với mỗi cơ quan báo chí. Bởi lẽ, bất kể cơ quan báo chí nào nếu muốn tuyên truyền tốt về một vấn đề nào đó, hiệu quả tuyên truyền cao thì phải có kế hoạch quản lý, truyền tải những thông điệp của vấn đề một cách hợp lý, khoa học nhất. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng diễn ra vào ngày 31/07/2017, khái niệm “đốt lò” đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến lần đầu tiên. Tổng Bí thư đã ví chiến dịch phòng chống tham nhũng như “cái lò” và “củi”. Điều này ngay lập tức đã được lan truyền mạnh mẽ trên các phương tiện báo chí, truyền thông như lời tuyên bố chính thức của người đứng đầu Đảng về chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng đã chính thứ bắt đầu. Để chiến dịch được thành công, cần huy động sức mạnh tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực, bằng nhiều công cụ, lực lượng và phương tiện hay những giải pháp đồng bộ, trong đó, báo chí truyền thông luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, thực tế đã cho thấy, những cơ quan báo chí từ Trung ương đến những cơ quan báo chí của các bộ, ngành và địa phương với những thông tin rõ ràng, công khai và minh bạch đã phát huy rất tốt những lợi thế của mình nhằm góp phần thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc, tham gia đấu tranh chống, tham nhũng. 2 Bên cạnh những điểm mạnh, trong công tác PCTN, báo mạng điện tử vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: vẫn còn những bài báo vi phạm tính xác thực của thông tin, sử dụng thông tin giật gân, câu khách hay tình trạng báo chí câu kết với doanh nghiệp đưa ra những thông tin không đúng sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân lớn nằm ở khâu quản lý (quản lý nội dung, quản lý nhân sự…). Việc xây dựng các tiêu chí trong việc quản lý thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng là hết sức cần thiết. Nếu quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng không hợp lý, đúng đắn, nội dung thông tin sẽ gây hiệu ứng tiêu cực đến dư luận, đồng thời, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và xã hội. Hiện nay, chưa có bất cứ công trình nào nghiên cứu về hệ thống quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử. Các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý thông điệp trên báo chí đã xuất hiện, tuy nhiên chưa có sự đa dạng về loại hình cũng như lĩnh vực nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, nhận định được sự cấp thiết trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn, tác giả xin chọn vấn đề “Quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử” (Khảo sát báo Lao động Online từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2020) làm đề tài tốt nghiệp cho khóa học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí – truyền thông của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thông điệp báo chí Sự lãnh đạo và quản lý đối với hoạt động báo chí chính là đòi hỏi khách quan được xuất phát từ chính vai trò và thực tiễn của hoạt động báo chí cũng như từ yêu cầu chính trị trong quá trình đấu tranh tư tưởng cũng như quá trình phát triển đất nước. Người khai sáng cho trường phái “quản lý theo khoa học”, đồng thời cũng là một trong những người đầu tiên hình thành nên khoa học quản lý - F.W. Taylor (1856 – 1915) đã tiếp cận định nghĩa “quản lý” dưới góc độ của 3 kĩ thuật – kinh tế và nhận định rằng: “Quản lý chính là hoàn thành công việc của mình thông qua một hoặc nhiều người khác và đảm bảo được họ đã hoàn thành được công việc một cách hiệu quả và rẻ nhất” [1, tr. 44] Giáo sư Joseph Nye – Đại học Harvard là cha đẻ của học thuyết “Sức mạnh mềm” cho biết, việc lãnh đạo và quản lý báo chí thực chất chính là sử dụng báo chí vào trong quá trình xây dựng, phát triển những nguồn “sức mạnh mềm” của đất nước. Ông cho rằng, 3 yếu tố tạo nên nguồn sức mạnh mềm ở mỗi quốc gia chính là văn hóa, chính trị cùng với đó là một chính sách ngoại giao thuyết phục [2, tr. 28]. Bên cạnh đó, những quan điểm của Đảng về cách thức tổ chức, lãnh đạo hay quản lý hoạt động báo chí, thực trạng của quá trình này cũng được tác giả khái quát trong cuốn sách của mình. Nhận định về thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, phát triển báo chí ở nước ta, trong cuốn “Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, năm 2015), tác giả Đỗ Qúy Doãn nhận định: “Vấn đề quản lý thông tin và cung cấp thông tin vẫn còn bị động, lúng túng. Nhiều sai phạm trong hoạt động báo chí và thông tin trên báo chí vẫn là điều đáng lưu ý” [3, tr. 156]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những nguyên nhiên khiến cho công tác quản lý, lãnh đạo báo chí vẫn có những hạn chế. Từ đó, những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý thông tin trên báo chí phát triển đã được tác giả đưa ra. Trong bài viết “Vấn đề quản lý báo chí của các tổ chức chính trị - xã hội” đăng trên Tạp chí Người làm báo, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương cũng đã chỉ ra những hạn chế của hoạt động lãnh đạo và quản lý báo chí trong những tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta. Trên cơ sở đó, những giải pháp mang tính đột phá về vấn đề này cũng đã được đưa ra, bao gồm giải pháp về nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan quản lý, đổi mới về phương thức, hoàn thiện về cơ chế hay đẩy mạnh những hoạt động giáo dục, tuyên truyền về pháp luật báo chí, … Bên cạnh đó, nghiên cứu về vấn đề quản lý thông điệp báo chí trên báo mạng điện tử còn có một số luận văn của các Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí – truyền thông, Báo chí học như: “Quản lý thông điệp quảng cáo trên 4 báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” [Đinh Thị Thu Hường, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí – truyền thông, năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền]; “Quản lý thông điệp bảo vệ trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay” [Nguyễn Quỳnh Phương, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí – truyền thông, năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền]; … Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu nói trên đều đưa ra cơ sở lý luận của vấn đề quản lý thông tin, những quan điểm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Từ đó làm rõ và phân tích thực trạng cũng như vai trò của công tác quản lý nhà nước về báo chí, quản lý thông điệp trên báo chí. Từ đó, một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý báo chí nói chung và quản lý thông điệp nói riêng đã được đưa ra. Thông qua những nghiên cứu trên cùng với thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam đã tạo cơ sở nền tảng để luận văn xây dựng khung lý thuyết, lý luận về quản lý thông điệp báo chí về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay. 2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo chí Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề báo chí tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên, về hoạt động quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử thì tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên, có thể sử dụng và tham khảo kết quả của những công trình nghiên cứu về thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo chí để làm tài liệu nghiên cứu cho luận văn. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Tài liệu “Detecting and Investigating Corruption” (Phát hiện và Điều tra tham nhũng) của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cũng đề cập đến vai trò và cách thức của báo chí và các phương tiện truyền thông trong việc đưa tin và kiềm chế tham nhũng. Những thông điệp về tham nhũng là “đóng góp có giá trị cho sự cải thiện xã hội” và báo chí điều tra nói riêng “có tiềm năng hoạt động như tai mắt của công dân” 5 (UNODC, 2014, tr. 2, 6). Trong đó, tài liệu cũng đề cập, để các phương tiện truyền thông đưa tin, truyền thông điệp và báo chí phát huy vai trò hiệu quả trong việc phát hiện tham nhũng, các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí phải tự do, độc lập và có trách nhiệm. [18] Nhóm tác giả Shacklok, F., Routledge, A., & Galtung trong cuốn “Measuring Corruption” (Đo lường tham nhũng) (2016) đã khẳng định, vấn đề tham nhũng có tác động mạnh mẽ trên toàn cầu. Những tác giả cũng khẳng định rằng, cuộc chiến chống vấn nạn này cần có sự tham gia của tất cả mọi người, đồng thời, vai trò quan trọng của báo chí truyền thông cũng được nhấn mạnh trong hoạt động tuyên truyền những thông tin phòng, chống tham nhũng. Trong luận án Tiến sĩ “Thông điệp về tham nhũng trên báo in” (2019), tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh đã hệ thống hóa những nghiên cứu lý luận về hoạt động truyền thông, báo in, thông điệp truyền thông, thông điệp trên báo in, tham nhũng, thông điệp tham nhũng trên báo in, từ cơ sở đó, tác giả đã xây dựng lên những bảng mã hóa về thông điệp tham nhũng trên báo in. Nội dung và hình thức thông điệp về vấn đề tham nhũng trên báo in cũng đã được tác giả chỉ ra rõ ràng. Đề cập đến công tác quản lý thông điệp báo chí, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị, giải pháp về mặt nội dung và hình thức truyền tải thông điệp cho những cơ quan báo chí trong việc đưa tin, bài về phòng, chống tham nhũng. “Vấn đề đặt ra truyền thông về tham nhũng nên duy trì được thông điệp PCTN một cách chính xác, đa diện và nhiều chiều. Mỗi cơ quan báo chí cần xây dựng quy trình sáng tạo nhằm đảm bảo phát huy tính sáng tạo của nhà báo, đồng thời tăng khả năng phối hợp, giám sát giữa phóng viên, biên tập viên, bộ phận chịu trách nhiệm nội dung của tòa soạn và các nguồn tin chính thống. Bên cạnh đó, nên tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng báo chí hiện đại và kỹ năng báo chí điều tra chống tham nhũng cho các nhà quản lý báo chí, các phóng viên, biên tập viên và sinh viên ngành báo chí.” [11] Tác giả Hồng Vinh nhận định, để thực hiện nhiệm vụ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đòi hỏi những người làm báo phải “coi trọng nâng 6 cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin” [Hội Nhà báo Việt Nam, 2003]. Tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân của những thiếu sót trên như cơ chế đưa tin, truyền thông điệp còn nhiều vấn đề bất cập; việc hướng dẫn thực hiện luật pháp chưa cụ thể và thực thi chưa nghiêm; sự chỉ đạo của các cơ quan chủ quản, các tổ chức có trách nhiệm chưa thật chặt chẽ, kịp thời. Trong đó, nhấn mạnh nguyên nhân hàng đầu là đội ngũ nhà báo, từ phóng viên, biên tập viên đến các cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thật quán triệt, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và ý thức chính trị - xã hội của báo chí. Trên cơ sở đó, tác giả cũng chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi từ phía các cơ quan quản lý báo chí, đặc biệt là đội ngũ sản xuất tin bài, cũng như những giải pháp cải thiện cơ chế thông điệp trên báo chí.[13] Nghiên cứu “Đưa tin về tham nhũng trên các báo ở Việt Nam” [12] tập trung phân tích thông tin về tham nhũng trên 7 tờ báo lớn ở Việt Nam (cả báo in và báo điện tử). Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đưa thông tin về tham nhũng trên các tờ báo giảm trong giai đoạn 2006 – 2011. Báo cáo cũng cho biết các nhà báo có xu hướng tăng cường tự kiểm duyệt hoặc một số bi quan hơn và rời bỏ nghề báo vì lý do trên. Thực trạng này đưa đến hệ lụy là nhiều vị trí đưa tin truyền tải thông điệp về tham nhũng do các phóng viên ít kinh nghiệm đảm nhiệm, còn các nhà báo có kinh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi viết về tham nhũng. Từ đó, công tác quản lý thông điệp trên báo chí của các cơ quan chủ quản cần có sự thay đổi, trước tiên là việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên khi sản xuất những tin bài về tham nhũng. Như vậy, nhìn chung, các công trình khoa học đã công bố tập trung nghiên cứu nhằm làm rõ vai trò, cách thức cũng như giải pháp báo chí tham gia, đưa thông điệp về công tác phòng, chống tham nhũng. Một số đề tài, tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng, … Tuy nhiên, chưa có ai lựa chọn phân tích và làm rõ về quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, đề tài luận 7 văn tác giả nghiên cứu hoàn toàn không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào trước đó. Những công trình nghiên cứu kể trên chính là nguồn tư liệu, tham khảo vô cùng quý báu hỗ trợ tác giả có thể hoàn thành luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử, luận văn tập trung khảo sát thực trạng việc quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát báo Lao động Online; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý; từ đó đề xuất giải pháp hợp lý nhằm tăng cường công tác quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử nói chung và tờ báo mạng điện tử khảo sát nói riêng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có ba nhiệm vụ cơ bản cần được thực hiện, bao gồm: - Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu; xây dựng hệ thống khung lý thuyết về quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử. - Thứ hai, tìm hiểu thực trạng quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay; phân tích và làm rõ đặc điểm, vai trò của hoạt động quản lý thông điệp cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý thông điệp báo mạng điện tử hiện nay. - Thứ ba, đưa ra một số vấn đề và đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiêu quả quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là tờ báo thuộc diện khảo sát trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo Lao động Online hiện nay. Đối tượng nghiên cứu: quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là hoạt động quản lý 8 thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên trang báo mạng điện tử: báo Lao động Online. 4.2. Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: báo Lao động Online. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng, tác động, hiệu quả của nó trên tờ báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát, thời gian trong 2 năm (từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2020). 5. Câu hỏi và nghiên cứu - Hoạt động quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện đã diễn ra như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay? - Cần làm thế nào để nâng cao được hiệu quả quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay? 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề của triết học Mác – Lênin và báo chí học (tác phẩm báo chí, đặc điểm của loại hình báo mạng điện tử, hoạt động quản lý báo chí, truyền thông…) cùng với đó là những đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích cũng như nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, những phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng trong quá trình tìm kiếm, hệ thống hóa những vấn đề lý luận thông qua hoạt động tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, trên cơ sở đó, kế thừa những kinh nghiệm, kiến thức liên quan. - Phương pháp phân tích nội dung: sử dụng nhằm phân tích hệ thống của những văn bản quản lý và nội dung của những tác phẩm báo chí trong diện khảo sát. 9 - Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng trong quá trình phỏng vấn các nhà báo, nhà lãnh đạo và quản lý báo chí có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu và thể hiện kết quả nghiên cứu, tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê. 6.3. Phương pháp chọn mẫu Với từ khóa “tham nhũng”, trên báo Lao động Online trong 2 năm (1/2018 – 1/2020) có tất cả 320 tin, bài. Luận văn sẽ khảo sát 320 tin, bài đó để làm rõ thực trạng công tác quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên tờ báo mạng lựa chọn khảo sát để làm rõ những ưu điểm và hạn chế của tờ báo. Lý do tác giả chọn khảo sát trong thời gian 2 năm, từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2020 vì đây là giai đoạn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng lớn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. 7. Đóng góp mới của đề tài - Luận văn hệ thống một cách đầy đủ, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, xây dựng khung lý thuyết về quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử. - Làm rõ thực trạng quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử; phân tích, đánh giá những thế mạnh và hạn chế của việc quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử Việt Nam thông qua cơ quan báo chí thuộc diện khảo sát. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. 8. Ý nghĩa nghiên cứu 8.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là một công trình nghiên cứu, bước đầu xây dựng được cơ sở lý luận, khung lý thuyết về quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng 10 với những đóng góp mới khi làm rõ thực trạng, vai trò, xây dựng khung tiêu chí về đánh giá, quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận văn đánh giá được những thế mạnh và hạn chế của công tác quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là giải pháp cụ thể đối với tờ báo thuộc diện khảo sát trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu các vấn đề về quản lý thông điệp phòng, chống tham nhũng trên báo chí nói chung; cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý, nhà báo tham khảo trong việc nghiên cứu hoạt động quản lý thông điệp, … 9. Kết cấu luận văn Bên cạnh những phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử. Chương 2: Thực trạng quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay. Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Báo chí Có rất nhiều quan điểm khác nhau về báo chí được đưa ra, tuy nhiên đa phần đều nhận định, báo chí là một công cụ để chuyển tải thông tin. Báo là xuất bản phẩm định kỳ in trên giấy khổ lớn, đăng những tin, bài hay tranh ảnh để đưa thông tin và tuyên truyền. [2; tr. 40] Theo quan niệm dân gian, trong xã hội Việt Nam xưa, báo chí được ví và coi như “thằng mõ” là người đưa chuyện, hóng hớt, chuyên mếch lẻo … đó là những người đưa tin có tính chất công báo trong xã hội Việt Nam trước, có nhiệm vụ báo cho dân làng biết những gì đã, đang và sắp xảy ra.” [8; tr. 53] Điều 3, Luật Báo chí 2016 đưa ra khái niệm: “Báo chí là sản phẩm thông tin các vấn đề và sự kiện trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh và được sáng tạo, xuất bản và phát hành định kỳ, truyền dẫn tới công chúng thông qua các loại hình báo nói, báo in, báo hình, báo điện tử.” [34, tr. 1] Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam” lại cho rằng, báo chí được hiểu theo 2 nghĩa rộng và hẹp. Hiểu theo nghĩa hẹp, theo định nghĩa ban đầu, khi các loại hình báo chí truyền hình, báo chí phát thanh và báo mạng điện tử chưa xuất hiện, báo chí chỉ bao gồm tạp chí và báo. Còn theo nghĩa rộng, báo chí bao gồm 4 loại hình báo chí: báo chí in ấn; báo truyền hình; báo phát thanh và báo mạng điện tử. [9; tr. 147] Theo quan điểm của xã hội học, tác giả Trần Hữu Quang đưa ra quan điểm: “Báo chí truyền thông là một quá trình truyền đạt, trao đổi và tiếp nhận thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa người với người”. [29, tr. 19] Từ các quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung nhất về báo chí như sau: “Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí thông tin đến công chúng những vấn đề thời sự nóng hổi đang diễn ra, đã diễn ra và sẽ 12 diễn ra. Bên cạnh đó, báo chí còn là diễn đàn tiếng nói của người dân và kết nối nhân dân với Đảng, Nhà nước.” 1.1.2. Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng 1.1.2.1. Tham nhũng Trong tiếng Anh, tham nhũng được gọi là “Corruption” có nghĩa là: đồi bại, hư hỏng, thối nát… [25; tr. 370]. Trong tiếng Pháp, tham nhũng là “Corrytional” với hai nghĩa đen và bóng. Nghĩa đen cũng là để chỉ sự đồi bại, thối rữa, mục nát trong bản thể. Nghĩa bóng lại gắn liền với nhà nước, dùng để chỉ loại tội phạm sử dụng những quyền lực và công cụ của nhà nước cho bản thân, gây ra thiệt hại cho nhà nước và công dân của nhà nước đó. [26; tr. 406]. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế Giới (World Bank), tham nhũng chính là “sự lạm dụng những quyền lực công cộng để phục vụ cho lợi ích của cá nhân”. Trong khi đó, dù không đưa ra những định nghĩa cụ thể về tham nhũng nhưng Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng năm 2003 cũng đưa ra những khuyến cáo cụ thể về việc các quốc gia cần phải có những quy định về những hành vi sau đây, những hành vi được nhận định là tội phạm tham nhũng bao gồm: Tham ô, hối lộ, lợi dụng quyền lực để trục lợi, biểu thủ trong những khu vực tư, làm giàu bằng những cách bất hợp pháp… [38] Ở Việt Nam cũng có khá nhiều những quan điểm rõ ràng về tham nhũng nhưng định nghĩa về vấn đề này được được đề cập gián tiếp thông qua những vấn nạn như tham ô, hối lộ hay biển thủ công quỹ…là những biểu hiện rõ ràng nhấn của nạn tham nhũng. Ngay từ những ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhất bản chất của bệnh tham nhũng tham ô đó là: “Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộn của công làm của tư” là bất liêm, tức không trong sạch, tham lam, thực chất là biểu hiện tham nhũng. Trong cuốn “Thuật ngữ nội chính và phòng, chống tham nhũng” đã đưa ra định nghĩa về tham nhũng như sau: “Tham nhũng là một hiện tượng xã

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net