Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở thông tấn xã việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở thông tấn xã việt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ KIM HUẾ QUY TRÌNH SÁNG TẠO ĐỒ HỌA THÔNG TIN Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Khảo sát trên Truyền hình Thông tấn và Báo điện tử Vietnam Plus năm 2019 - 2020) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ KIM HUẾ QUY TRÌNH SÁNG TẠO ĐỒ HỌA THÔNG TIN Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Khảo sát trên Truyền hình Thông tấn và Báo điện tử Vietnam Plus năm 2019 - 2020) Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Hòa HÀ NỘI - 2022 Luận văn đã được sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Chủ tịch Hội đồng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của riêng tôi, dưới sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Hòa. Các thông tin, số liệu, trích dẫn, tác phẩm được sử dụng trong luận văn là xác thực, rõ nguồn. Những nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố không các công trình khoa học nào. Hà Nội, tháng 06 năm 2022 Tác giả NGUYỄN THỊ KIM HUẾ LỜI CẢM ƠN Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; lãnh đạo, đồng nghiệp Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình thông tấn và Báo điện tử VietnamPlus, đặc biệt người hướng dẫn, TS. Nguyễn Quang Hòa đã tận tâm chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện, luận văn sẽ còn những thiếu sót về nội dung và hình thức. Những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp sẽ là nguồn tư liệu quý giúp tác giả hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2022 Tác giả NGUYỄN THỊ KIM HUẾ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TTXVN – Thông tấn xã Việt Nam Vnews – Truyền hình thông tấn BTV – Biên tập viên NXB – Nhà xuất bản PVS – Phỏng vấn sâu VTV – Đài truyền hình Việt Nam BCH – Ban chấp hành OANA - Tổ chức các hãng thông tấn Châu Á-Thái Bình Dương ANEX – Tổ chức các thông tấn xã ASEAN NANAP - Tổ chức thông tấn xã các nước không liên kết CMS - Hệ thống quản trị nội dung VNA NPS - Hệ tác nghiệp thống nhất tin nguồn Thông tấn xã Việt Nam KPL - Thông tấn xã Lào DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Đồ họa 2D ........................................................................................ 24 Hình 1.2 Đồ họa 3D ........................................................................................ 25 Hình 1.3:Mục Infographic trên báo điện tử Hà Nội mới ................................ 27 Hình 1. 4: Trường quay ảo sử dụng đồ họa 3D tại Đài truyền hình Việt Nam.............. 27 Hình 2.1 Trang tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam .................................. 47 Hình 2.2: Thông điệp 5K - Tin đồ họa của Thông tấn xã góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 ............................. 48 Hình 2.3: Đồ họa Fake News .......................................................................... 53 Hình 2.4 Tin đồ họa ở TTXVN cung cấp thông tin về covid – 19 ................. 57 Hình 2.5 Tin đồ họa ở thể hiện số liệu của TTXVN ....................................... 58 Hình 2.6 Giao diện tòa soạn hội tụ trên Truyền hình thông tấn cho phép thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm nhanh chóng ................................... 61 Hình 2.7 Sản phẩm thông tin đồ họa của TTXVN được đăng tải trên nhiều cơ quan báo chí tạo nên tính đồng bộ ....................................................... 65 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: QUY TRÌNH SÁNG TẠO ĐỒ HỌA THÔNG TIN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN ...................................................................... 11 1.1 Các khái niệm liên quan................................................................... 11 1.2 Vai trò và đặc điểm của quy trình sáng tạo đồ họa thông tin báo chí ....... 19 1.3 Phân loại và quy trình sáng tạo đồ họa thông tin báo chí ................ 22 1.4 Những nguyên tắc và yêu cầu đối với quy trình sáng tạo đồ họa thông tin báo chí .................................................................................... 31 Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SÁNG TẠO ĐỒ HỌA THÔNG TIN Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM.............................................................................................42 2.1 Tổng quan về thông tấn xã Việt Nam .............................................. 42 2.2 Khảo sát quy trình sáng tạo đồ họa thông tin tại Thông tấn xã Việt Nam .. 46 2.3 Đánh giá kết quả khảo sát quy trình sáng tạo đồ họa thông tin tại Thông tấn xã Việt Nam.......................................................................... 54 2.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình sáng tạo đồ họa thông tin tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay ........................................................... 70 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH SÁNG TẠO ĐỒ HỌA THÔNG TIN TẠI THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM ............................................................................................................................ 75 3.1 Những vấn đề đặt ra với quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam.......................................................................... 75 3.2 Giải pháp đảm bảo quy trình sáng tạo đồ họa thông tin tại Thông tấn xã Việt Nam ........................................................................................... 77 3.3 Một số khuyến nghị ......................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104 TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 119 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thế giới đang trong thời kì bùng nổ công nghệ số với những thành tựu vượt bậc trong mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật,…Khi mà trí tuệ nhân tạo, các trang thiết bị máy móc hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong đời sống thì việc tiếp nhận thông tin của con người cũng từng bước thay đổi và hiện đại hơn. Từ sách báo, tạp chí, các ấn phẩm quảng cáo, các chương trình truyền hình, các ứng dụng thông minh,… đâu đâu cũng là những thông tin sinh động, hấp dẫn ở nhiều dạng thức khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ viết, đồ họa,… Cách mạng khoa học công nghệ kéo theo đó là sự phát triển của các trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng những kĩ thuật mới, tiên tiến đã tạo nên thuận lợi lớn để con người có thể sử dụng thiết kế đồ họa ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thông tin đồ họa trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Thực tế đã chứng minh, việc sử dụng thông tin đồ họa mang lại hiệu quả cao hơn thông qua cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Đặc biệt đối với những thông tin liên quan đến kinh tế, số liệu, so sánh, các chỉ số, báo cáo, hay các công trình nghiên cứu khoa học, việc sử dụng thông tin đồ họa sẽ ngắn gọn, dễ hiểu và mang lại hiệu quả thông tin tốt hơn. Thông tin đồ họa trước khi được công chúng tiếp nhận phải trải qua một quy trình thực hiện, các họa sĩ thiết kế sẽ biến những thông tin dưới dạng chữ viết, âm thanh thành dạng hình ảnh đồ họa trực quan, sinh động. Tuy nhiên trên thực tiễn báo chí hiện nay quy trình sáng tạo đồ họa thông tin vẫn chưa thật sự hoàn thiện, nếu có thì cũng chỉ là những quy trình chung chung, không có tính thống nhất và thiếu đi sự phong phú. Bên cạnh đó, hệ thống các phần mềm thực hiện đồ họa thông tin vẫn còn nhiều hạn chế, trang thiết bị công nghệ chưa thật sự hiện đại, yếu tố con người chưa được đầu tư và mang 2 lại hiệu quả tích cực trong quá trình thực hiện đồ họa thông tin nói chung và đồ họa thông tin trên báo chí nói riêng. Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin còn nhiều bất cập, trình độ của con người còn hạn chế nhưng nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao và có tính chọn lọc. Điều này đòi hỏi những người hoạt động trong môi trường báo chí truyền thông cần nâng cao khả năng sáng tạo, trình độ chuyên môn, năng lực làm việc tạo ra những sản phẩm thông tin chất lượng, phù hợp với thị hiếu của công chúng. Muốn tạo ra một sản phẩm thông tin đồ họa hấp dẫn công chúng, chuyên nghiệp và có tính thông tin, các cơ quan báo chí cần xây dựng được một quy trình sáng tạo đồ họa thông tin một cách rõ ràng, chi tiết. Tuy nhiên thực tế hiện nay tại các cơ quan báo chí, quy trình sáng tạo đồ họa thông tin chưa được xây dựng, hoặc có nhưng vẫn sơ sài, chưa mang lại hiệu quả cao. Với vị thế và vai trò tiên phong của một cơ quan báo chí chính thống, TTXVN đã đưa đồ họa thông tin đến với công chúng từ rất sớm, là một trong những cơ quan báo chí tiên phong đem những hình ảnh đồ họa đến với công chúng. Tại TTXVN, các cơ quan báo chí đã và đang ngày ngày đổi mới, sáng tạo, từng bước hiện đại hóa trong cả cơ cấu tổ chức và trong hoạt động thông tin. Ngay từ năm 2004, đồ họa thông tin đã được nhen nhóm trên báo điện tử VietnamPlus, đến nay, sau 17 năm đồng hành, thông tin đồ họa đã trở thành một phần quan trọng của VietnamPlus, tạo vị thế trong lòng bạn đọc. Ở TTXVN, Truyền hình Thông tấn là cơ quan ra đời muộn nhưng lại là cơ quan báo chí sử dụng đồ họa thông tin ngay từ khi mới thành lập và phát sóng những chương trình đầu tiên. Có thể nói báo điện tử VietnamPlus và Truyền hình Thông tấn là những đơn vị sử dụng thông tin đồ họa nhiều nhất ở TTXVN. Đồng thời đây cũng là hai đơn vị có quy trình và thể chế rõ ràng trong quá trình sáng tạo đồ họa thông tin ở TTXVN. Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin luôn đổi mới, nâng cao và không ngừng hoàn thiện, từng bước hiện đại, tạo thuận lợi cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên 3 trong quá trình làm việc và đem đến hiệu quả thông tin cho công chúng. Tuy nhiên, trong thực tế, bất kì quy trình thực hiện thông tin như thế nào cũng không thể không có những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư cải tiến của những nhà quản lý và sự sáng tạo, nhiệt huyết của những người hoạt động báo chí. Mong muốn luận văn sẽ góp phần nào cho sự phát triển và nâng cao hiệu quả quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở các cơ quan báo chí nói chung và Thông tấn xã Việt Nam nói riêng, người làm luận văn lựa chọn đề tài “Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học. Đề tài thực hiện khảo sát về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Truyền hình Thông tấn và báo điện tử VietNamPlus năm 2019 – 2020. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu nghiên cứu về đề tài, tác giả nhận thấy chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào thực hiện đề tài: “Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam”. Tuy nhiên về sách báo, luận văn, giáo trình có nội dung liên quan đến đề tài đã được công bố trước đây có thể tham khảo sau đây. - Trong cuốn sách “Sự độc đáo của thông tin đồ họa trong Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn”, NXB Văn hóa - Thông tin (2000) của PGS.TS Hà Huy Phượng đã đề cập đến việc nghiên cứu về lý luận thiết kế và trình bày thông tin đồ họa trong báo chí, đưa ra những điểm nhìn mới cả về lý luận cũng như thực tiễn về thông tin đồ họa trong báo chí. - Đức Dũng (2002), “Sáng tạo tác phẩm báo chí”, NXB Văn hóa Thông tin. Đây là một trong những cuốn sách nghiên cứu về lý luận báo chí đề cập một cách tương đối toàn diện các thể loại chủ yếu trong hệ thống thể loại báo chí ở nước ta hiện nay. Cuốn sách cung cấp những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến lý thuyết và kĩ năng sáng tạo tác phẩm, quy trình sáng tạo, 4 thực hiện các loại hình báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình,… - Alam Swann (2003),“Ý tưởng, bố cục và thể hiện – Design anh Layout (Vol2)” NXB Trẻ. Trong cuốn sách tác giả Alam Swann đã trình bày khá chi tiết về kiến thức đồ họa nói chung, hướng dẫn trình bày các dạng thức thông tin trong đó có thông tin đồ họa một cách đầy đủ, chi tiết, cho người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về trình bày thông tin đồ họa. - Cuốn sách “Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo”, Lazutina, G.V (2004), NXB Thông tấn. Cuốn sách là sự tổng kết của tác giả về những kinh nghiệm nghề nghiệp của nhà báo qua đó hình thành khung lý thuyết với thông qua những cuộc đối thoại giữa tác giả với các đồng nghiệp và sinh viên. Từ đó nói lên quá trình của hoạt động báo chí, những hoạt động sáng tạo của nhà báo và những công cụ, cách thức tạo nên sự sáng tạo đó. - Một cuốn sách cung cấp hơn 350 kỹ thuật sản xuất đồ họa trên truyền hình của nhóm tác giả Richard Harrington, Glen Stephens và Chris Vadnais, (Focal Press, 2005), Cuốn “Broadcast Graphics On the Spot: Timesaving Techniques Using Photoshop and After Effects for Broadcast and Post Production (DV Expert)” (Tạm dịch: Đồ họa trên Truyền hình: Tiết kiệm thời gian bằng các kĩ năng sử dụng Photoshop và After Effects cho truyền hình và các ấn phẩm). Cuốn sách hệ thống đầy đủ các kỹ năng từ thu thập hình ảnh đến xử lý thông tin sử dụng trong tác phẩm đồ họa trên sóng truyền hình. Từ các phông chữ, các hiệu ứng, cho đến việc key hình, thiết kế thanh bar, hình hiệu, hình cắt,.., đều được tác giả chỉ ra rất rõ. - Một cuốn sách đề cập đến các vấn đề như: những nguyên tắc, phương pháp tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo, tạp chí,...của tác giả Hà Huy Phượng. Cuốn sách “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in”, NXB Lý luận chính trị (2006). Cuốn sách còn được tác giả hệ thống những phần mềm tin học ứng dụng trong thiết kế báo, tạp chí; tìm hiểu công nghệ và quy trình in báo, tạp chí,… 5 - Cuốn “Graphic Design: Now in Producrion " (tạm dịch: Thiết kế đồ họa: Những sản phẩm đương đại) của nhóm tác giả Albinson, Rob Giampietro, Jeremy Leslie, Alexander Ulloa và Armin Vit (Walker Art Center, 2011. Đây là cuốn sách cung cấp những kiến thức về thiết kế đồ họa cho các nội dung như: Tên phim, tạp chí, sách báo, logo, áp phích, vv... Thông quá các ví dụ thực tế là các dự án thiết kế cụ thể, các trích dẫn, phong vấn của các chuyên gia đồ họa về các kỹ thuật, công nghệ và công cụ mà họ đã sử dụng, cuốn sách mang đến cho độc giả những vấn đề chi tiết, cụ thể liên quan đến thiết kế đồ họa từ nội dung, hình thức trình bày cho đến các kỹ năng nghề nghiệp. - Luận văn thạc sĩ “Vấn đề sử dụng thông tin đồ họa trong báo chí ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Thị Thiện (2011), Học viện Báo chí và Truyên truyền. Dựa trên nền tảng và những cơ sơ đã có trong cuốn sách “Tổ chức nội dung và thiết kế trình bày báo in”, đồng thời nghiên cứu các bản tin thời sự của VTV1 và Đài Phát thanh truyền hình Quảng Ninh, Thời báo kinh tế Việt Nam, báo điện tử Vnexpress từ 01/01 đến 30/04/2011 tác giả Nguyễn Thị Thiện đề ra phương hướng phát triển của việc sử dụng đồ họa để đưa tin trên báo chí. - Ngô Thị Yến (2012) với luận văn thạc sĩ “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay”, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn khảo sát sử dụng đồ họa trên truyền hình trên Bản tin Thời sự 19h. Bản tin Tài chính Kinh doanh của kênh VTVI, Bản tin thời sự Newlines cua Đài Truyền hình NHK Nhật Bản, Đài Truyền hình Arirang Hàn Quốc, Bản tin thời sự Asia Today của kênh truyền hình Channel NewsAsia cua Singapore. Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả nghiên cứu tổng quan về việc sử dụng thông tin đồ họa trên các chương trình truyền hình từ nội dung đến hình thức thể hiện. - Một trong những cuốn sách về lý luận chung liên quan đến các vấn đề về 6 báo chí, cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (2012), NXB Lao Động của PGS.TS Nguyễn Văn Dững. Cuốn sách khái quát những vấn đề cơ bản về báo chí, bản chất hoạt động báo chí, những nguyên tắc, chức năng của hoạt động báo chí. Bên cạnh đó tác giả cuốn sách còn đưa ra những vấn đề liên quan đến công chúng, đối tượng và các thức tác động của hoạt động báo chí đến công chúng. - Luận văn "Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” của tác giả Đào Thu Trang (2013), Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thông qua việc khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng việc sử dụng đồ họa trong các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử VnExpress, Dantri và VnEconomy, tác giả đã hệ thống khung lý thuyết về việc sử dụng đồ họa trong tác phẩm báo mạng điện tử. Thông qua đó, tác giả đưa ra những đề xuất, góp ý để nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên báo mạng điện tử. - Tác giả Nguyễn Thành Lợi (2014) với cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” NXB Thông tin và Truyền thông. Cuốn sách giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong báo chí đa phương tiện, trong đó có việc vận dụng đa phương tiện trong hoạt động báo chí. Trong đó, thông tin đồ họa được tác giả đề cập đến như một xu hướng tất yếu của nền truyền thông hiện đại, góp phần hiện đại hóa, nâng cao, cải hiện hoạt động báo chí. Bên cạnh đó, tác giả còn cho thấy vai trò của thông tin đồ họa với quá trình tác nghiệp của báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại. Trong môi trường truyền thông hiện đại, đầy biến động như hiện nay, những tài liệu kể trên đã phần nào thể hiện được cách thức sử dụng thông tin đồ họa trên báo chí nói. Các tài liệu đã cho thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động báo chí. Các tài liệu cũng đã hệ thống hóa được các kĩ năng sử dụng đồ họa trên các loại hình báo chí, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở các cơ quan báo chí hiện nay. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam. Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về Quy trình 7 sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam và khảo sát trên Truyền hình Thông tấn và Báo điện tử VietnamPlus trong năm 2019 – 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin nói, khảo sát thực trạng, đánh giá quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam. Thông qua đó, chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế, những nguyên nhân khách quan, chủ quan, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị, nâng cao hiệu quả quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Với những mục đích đề ra, dưới đây là những nhiệm vụ mà người thực hiện sẽ tiến hành để hoàn thành luận văn: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin như: Vai trò, đặc điểm của quy trình sáng tạo đồ họa thông tin báo chí; phân loại và quy trình sáng tạo đồ họa thông tin báo chí; những nguyên tắc và yêu cầu với quy trình sáng tạo đồ họa thông tin báo chí. - Khảo sát quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam, chỉ ra thực trạng, đưa ra những đánh ra sau quá trình khảo sát, chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở thông tấn xã Việt Nam. - Chỉ ra những vấn đề đặt ra, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả quy trình đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng thực hiện của luận văn là Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin trên báo chí 4.2 Phạm vi nghiên cứu 8 Luận văn nghiên cứu Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam, khảo sát trên Truyền hình thông tấn và báo điện tử VietnamPlus năm 2019 – 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Trên cơ sở nhận thức các vấn đề lý luận về báo chí - truyền thông; lý thuyết về đồ họa, công trình nghiên cứu về quy trình đồ họa thông tin người thực hiện đã đúc kết và thực hiện đề tài này. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sử dụng để nghiên cứu hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin trên báo chí, từ đó đưa ra được những nội dung, khái niệm, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng hợp, sử dụng để phân tích, đánh giá các chương trình đã phát sóng, bài báo đã đăng tải trong thời gian luận văn khảo sát, trên hai cơ quan là Truyền hình Thông tấn và báo điện tử VietnamPlus nhằm đưa ra những đánh giá về thực trạng và những kết luận có tính khái quát về hiệu quả của quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam. - Phương pháp so sánh, nhằm làm rõ quy trình sáng tạo đồ họa thông tin của các loại hình báo chí khác nhau như thế nào? Cụ thể là so sánh giữa Truyền hình Thông tấn và báo điện tử Vietnam Plus và so sánh ở Thông tấn xã Việt Nam với các cơ quan báo chí khác. - Phương pháp phỏng vấn sâu. Đây là phương pháp tác giả sử dụng nhằm thu thập những thông tin xác thực từ những chuyên gia, những nhà quản lý, những nhà báo, họa sỹ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất, thực hiện đồ họa thông tin. Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 9 một nhà lãnh đạo, quản lý tại Truyền hình Thông tấn và báo điện tử Vietnam Plus để làm rõ việc quản lý quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả phỏng vấn 02 họa sĩ đồ họa thực hiện sản xuất thông tin đồ họa tại Thông tấn xã Việt Nam nhằm làm rõ những vấn đề vấn đề trực tiếp liên quan tới đề tài như quy trình, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đồ họa thông tin. Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 01 phóng viên thường xuyên sử dụng thông tin đồ họa tại Thông tấn xã Việt Nam để làm rõ các vấn đề liên quan đến thực trạng việc tổ chức quy trình sản xuất và chất lượng của đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam hiện nay. Tác giả phỏng vấn 01 họa sỹ tại các cơ quan đơn vị khác để đưa ra cái nhìn khách quan, chân thực về Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin hiện nay. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài là công trình đầu tiên dưới dạng luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam, do vậy luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng, ưu điểm, hạn chế của quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam. Thông qua đó góp phần đưa ra giải pháp tăng cường công tác nâng cao hiệu quả quy trình sáng tạo đồ họa thông tin ở Thông tấn xã Việt Nam trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận - Sản phẩm sẽ đóng góp vào việc bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về báo chí truyền thông. - Cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin có thể vận dụng vào các sản phẩm thực tế tại các cơ quan báo chí truyền thông. 10 - Cho thấy được tầm quan trọng của công việc thiết kế, trình bày nội dung đồ họa với cơ quan truyền hình trong thời đại hiện nay. - Đưa ra được những bài học kinh nghiệm cho các phóng viên, biên tập viên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành thực hiện đồ họa thông tin trong công việc. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Là nguồn tư liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, giảng dạy báo chí. - Trau dồi và trang bị cho đội ngũ người làm báo chí truyền thông kiến thức cần thiết để có thể làm việc một cách hiệu quả và năng suất, chất lượng nhất. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn có các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, và chính văn gồm 3 chương, 11 tiết cụ thể như sau: - Chương 1: Quy trình sáng tạo đồ họa thông tin – một số vấn đề lý luận cơ bản. - Chương 2: Thực trạng quy trình sáng tạo đồ họa thông tin tại Thông tấn xã Việt Nam. - Chương 3: Những vấn đề đặt ra, giải pháp và khuyến nghị về quy trình sáng tạo đồ họa thông tin tại Thông tấn xã Việt Nam. 11 Chương 1 QUY TRÌNH SÁNG TẠO ĐỒ HỌA THÔNG TIN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm đồ họa thông tin 1.1.1.1 Khái niệm đồ họa Đồ họa thường được hiểu là một dạng thức thể hiện thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan, sinh động với màu sắc bắt mắt, kỹ thuật tiên tiến. Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên (2010), NXB Văn hóa thông tin: “Trực quan hóa là việc sử dụng bất kỳ kỹ thuật nào để tạo ra hình ảnh sơ đồ hoặc hình ảnh động để truyền tải một thông điệp” [34, tr.43] Trong tiếng Anh, đồ họa được gọi là Graphic và thiết kế đồ họa là Graphic Design. Bộ môn này thuộc lĩnh vực nghệ thuật thiết kế, sử dụng yếu tố hình ảnh và yếu tố thiết kế typography để tạo nên một sản phẩm mang tính thông điệp truyền tải đến khách hàng. Trong thời đại công nghệ 4.0, đồ họa được xem là một lĩnh vực truyền thông, trong đó thông điệp đóng vai trò chủ đạo và “đánh” vào khách hàng qua con đường thị giác. Như vậy, đây được xem là giải pháp về mặt hình ảnh cho các chiến lược truyền thông. Cũng chính điều này mà các phần mềm đồ họa ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Theo tác giả Lữ Đức Hào (2005), Dàn trang – Xử lý đồ họa và Multimedia, NXB Phụ nữ, Hà Nội. “Đồ họa là một ngôn ngữ nghệ thuật để nhấn mạnh thông tin và truyền tải thông tin đó một cách rõ ràng nhất tới độc giả. Nói cách khác, đồ họa có thể thay thế cho rất nhiều chữ”. [11, tr.41] Trong cuốn sách Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in của tác giả Hà Huy Phượng (2006), NXB Lý luận chính trị thì “Đồ họa sử dụng trong 12 lĩnh vực báo chí truyền thông là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc hình ảnh chụp để biểu đạt các chi tiết, tình tiết sự kiện hoàn chỉnh”[25, tr.96]. Cùng với video, hình ảnh động, đồ họa là một trong những dạng thức trực quan của thông tin. Mà công chúng sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin từ đồ họa hơn là chữ viết hay các dạng thức ngôn ngữ khác. Trong nhiều trường hợp, chữ viết hay hình ảnh, âm thanh không diễn đạt được thì đồ họa lại thể hiện rất tốt một cách sinh động, trực quan. Trong thực tiễn báo chí hiện nay, có rất nhiều những thông tin, vấn đề, sự kiện không thể sử dụng hình ảnh thì đồ họa là sự lựa chọn phù hợp để truyền tải thông tin. Thực tế đã chứng minh, đồ họa hiện nay là một trong những yếu tố thu hút công chúng, góp phần làm phong phú thêm các hình thức thông tin trên báo chí. Thông tin đồ họa là một dạng thức chứa thông điệp, nội dung, tin tức diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ, có thể kết hợp với các yếu tố khác như âm thanh, hình ảnh, chữ viết để biểu đạt thông tin một cách hoàn chỉnh và đầy đủ nội dung của vấn đề. Đồ họa ngày nay được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến với nhiều hình thức thể hiện sinh động, trực quan và hấp dẫn. Tuy nhiên, đồ họa được phân chia thành các dạng cụ thể như sau: Bảng số liệu Trong số các phương thức thể hiện đồ họa, bảng biểu là cách thể hiện thông tin đồ họa đơn giản và cơ bản nhất. Đây là cách sắp xếp thông tin theo từng cột và dòng, cô đọng những thông tin cốt lõi của vấn đề đưa đến công chúng, giúp công chúng dễ dàng hình dung ra vấn đề, đồng thời có những tư duy vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Trên báo chí hiện nay, thông tin bảng biểu được sử dụng nhiều để truyền tải những thông tin về kinh tế, thương mại hay các hoạt động xã hội. Nó có thể thay thế văn bản dạng chữ mà không làm mất đi giá trị thông tin.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net