Quản lý thông điệp về biển đảo trên bản tin của thông tấn xã việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Quản lý thông điệp về biển đảo trên bản tin của thông tấn xã việt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN NHƢ BÌNH QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN BẢN TIN CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN NHƢ BÌNH QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN BẢN TIN CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Báo chí – Truyền thông Mã số: 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA HÀ NỘI – 2022 Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ. Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 2022 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Nguyễn Văn Dững LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Quản lý thông điệp về biển đảo trên bản tin của Thông tấn xã Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga. Các số liệu được tác giả trình bày trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước được tác giả luận văn tiếp thu có chọn lọc một cách cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể. Tác giả luận văn Nguyễn Nhƣ Bình LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ Quản lý thông điệp về biển đảo trên bản tin của Thông tấn xã Việt Nam được hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga – người đã trực tiếp tận tình dẫn dắt và hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin cảm ơn Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các thầy, cô trong Viện Báo chí. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày…. tháng….. năm 2022 Nguyễn Như Bình DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBT Ban biên tập BTV Biên tập viên CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CQTT Cơ quan thường trú Nxb Nhà xuất bản QLNN Quản lý Nhà nước TP Thành phố TTXVN Thông tấn xã Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1: Số lượng tin, bài theo chủ đề về biển đảo trên bản tin của TTXVN ........... 48 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tin và bài về biển, đảo trên bản tin của TTXVN ............... 52 Biểu đồ 2.3: Số lượng tin, bài hàng tháng về biển đảo trên bản tin của TTXVN ................................................................................................ 55 Hình 2.1. Trang website TTXVN ................................................................... 38 Hình 2.2. Logo TTXVN .................................................................................. 39 Hình 2.3. Tin, bài về biển đảo Việt Nam trên trang website TTXVN............ 42 Hình 2.4. Tin, bài về biển đảo Việt Nam đăng trên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi được lấy từ bản tin TTXVN .......................................................... 50 Hình 2.5. Tin, bài về biển đảo Việt Nam đăng trên Báo Tin tức được lấy từ bản tin TTXVN .................................................................................... 50 Hình 2.6. Tin, bài về biển đảo Việt Nam đăng trên Báo Vietnamplus được lấy từ bản tin TTXVN................................................................................ 51 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hoạt động của TTXVN ........................................................ 40 Sơ đồ 2.2: TTXVN qua các con số ................................................................. 41 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN BẢN TIN CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM..................................................................................................... 15 1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong luận văn ............................ 15 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với quản lý thông tin tuyên truyền về biển đảo ................................................................................... 22 1.3. Chủ thể, nội dung và phương thức quản lý thông điệp về biển, đảo ..... 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BẢN TIN CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM ............................. 38 2.1. Khái quát về Thông tấn xã Việt Nam ............................................ 38 2.2. Khảo sát thực trạng quản lý thông điệp về biển đảo trên bản tin của Thông tấn xã Việt Nam ......................................................................... 42 2.3. Thành công và hạn chế trong quản lý thông điệp về biển, đảo trên bản tin của Thông tấn xã Việt Nam ...................................................... 57 Chƣơng 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BẢN TIN CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM ....... 65 3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý thông điệp về biển, đảo trên bản tin của Thông tấn xã................................................................ 65 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về biển, đảo trên bản tin của thông tấn xã việt nam ......................................................... 66 3.3. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về biển, đảo trên bản tin của Thông tấn xã................................................................ 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia ven biển có vị trí chính trị và kinh tế đặc biệt quan trọng. Với chiều dài trên 3.260 km bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam và hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam đứng thứ 27/157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Có thể khẳng định, biển đảo Việt Nam có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trên bản đồ thế giới nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; châu Á với châu Âu; châu Úc với Trung Đông, đồng thời là nơi giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành hàng hải. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, xem đây là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Các vấn đề này luôn được Đảng được khẳng định tại các văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ VII – XIII. Tuy nhiên, năm 2014, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á đã và đang tồn tại những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển đảo. Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã đe dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng chủ quyền biển đảo, lãnh thổ của nước ta. Trước tình hình này đã gây bức xúc trong dư luận và đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm, lập trường nhất quán về quyền, chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền của Việt Nam trên các vùng 2 biển, thềm lục địa, phù hợp với luật pháp Quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và chủ trương giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình. Để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam trên trường quốc tế, báo chí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đến với nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, báo chí Việt Nam đã vào cuộc, kịp thời làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam về biển, đảo cũng như thông tin về những thành tựu, những vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển đảo đến với các tầng lớp Nhân dân và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ quyền biển, đảo đến với các tầng lớp nhân dân của các cơ quan báo chí vẫn còn những hạn chế nhất định. Báo chí còn quá e dè khi đưa thông tin liên quan đến chủ quyền biển, đảo vì e sợ những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và các nước láng giềng; lượng thông tin, tư liệu được cung cấp đến người dân qua các phương tiện báo chí còn quá ít và không thường xuyên; chưa xây dựng được chuyên san, chuyên mục để thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho những người quan tâm; có những thời điểm, một bộ phận nhân dân hoang mang trước những luận điệu xúi giục, kích động bạo loạn của các thế lực phản động mà nguyên nhân là do báo chí chính thống chưa làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và định hướng dư luận… Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency (VNA) – là hãng thông tấn Quốc gia – cơ quan thuộc Chính phủ. Trong những năm gần đây, TTXVN đã xây dựng chuyên đề “Biển đảo Việt Nam” nhằm thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng 3 và Nhà nước đến nhân dân về ý thức và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo; ngăn chặn, bác bỏ những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, sai sự thật của các thế lực thù địch về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; đồng thời thông tin định hướng phát triển kinh tế biển bền vững. Có thể khẳng định, TTXVN đã thực hiện tốt chức năng thông tấn Nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong nước và quốc tế về thông tin, tuyên truyền biển, đảo. Song trong thời gian tới, các vấn đề về biển, đảo sẽ diễn ra phức tạp, quy mô hơn, thuận lợi xen lẫn thách thức, do đó, vai trò và vị trí của TTXVN trong vấn đề bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo gắn liền với tuyên truyền phát triển bền vững kinh tế biển đảo ngày càng đóng vai quan trọng, cần có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý thông điệp về biển, đảo trên bản tin của Thông tấn xã Việt Nam” (Khảo sát dữ liệu năm 2020) để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Báo chí học. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về quản lý báo chí Năm 2012, tác giả Nguyễn Thế Kỷ đã chủ biên cuốn sách “Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới”. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày thực trạng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí trong 25 năm cuộc đổi mới đất nước đồng thời làm rõ nội dung, phương thức trong sự đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước đối với báo chí. Từ đó, các tác giả đã chỉ ra những ưu điểm, thành tích và cả những yếu kém, khuyết điểm, xác định nguyên nhân; đồng thời đề xuất các phương hướng, 4 mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng, Nhà nước thời gian tới. Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản [34]. Nhà xuất bản Chính trị – Hành chính đã phát hành cuốn sách “Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Quốc Bảo vào năm 2010. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác lãnh đạo, công tác quản lý báo chí, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí cũng như thực trạng hoạt động báo chí. Từ thực trạng hoạt động báo chí, các tác giả đã nêu những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp quản lý đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam [5]. Cuốn sách “Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông” của tác giả Lê Minh Toàn chủ biên được Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2009 đã trình bày kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước về báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, Internet…; đồng thời, các tác giả còn đề cập đến việc thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin truyền thông [59]. Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh trong “Quản lý Nhà nước về báo chí ở Việt Nam hiện nay” bước đầu trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý báo chí và đưa ra những vấn đề tham chiếu cho Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này, dựa trên việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về báo chí trong thời gian qua, tác giả đã trình bày nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về báo chí trên các phương diện như hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về báo chí có đủ năng lực, trình độ cả về chất lẫn về lượng; tăng cường các nguồn lực tài chính hợp tác quốc tế cũng 5 như công tác thanh tra, kiểm tra… Công trình nghiên cứu này là Luận án Tiến sĩ Quản lý công được Nguyễn Thị Mai Anh bảo vệ năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia [1]. Công trình nghiên cứu “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với báo Đảng hiện nay” là luận văn Thạc sĩ Báo chí học được Nguyễn Thị Minh Phương bảo vệ năm 2012 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã trình bày nội dung và cách thức quản lý Nhà nước đối với báo chí nói chung và báo Đảng nói riêng; những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế này và đưa ra những giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với báo Đảng hiện nay [47]. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến quản lý báo chí như: Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội; Đỗ Quý Doãn (2014), Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội; Nguyễn Đức Lợi (Chủ biên) (2017), Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý, Nxb. Thông tấn, Hà Nội; Trần Quang Nhiếp (2002), Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Dững (1998), “Phạm vi bao quát và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước thi hành Luật Báo chí”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, Số 4; Châu Văn Thư (1999), “Về mặt tổ chức quản lý báo chí, còn nhiều vấn đề phải bàn”, Tạp chí Người làm báo, Số tháng 1; Đỗ Quý Doãn (1998), “Quản lý nhà nước về báo chí qua 8 năm thi hành Luật Báo chí”, Chuyên san Nhà báo và Công luận, Số 4; Bùi Đình Khôi (1997), “Vấn đề lãnh đạo quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Người làm báo, số tháng 6; Nguyễn Minh Thắng (2019), “Quản lý nhà nước về Báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội; Nguyễn Viết Tuấn (2010), “Quản lý Nhà nước đối 6 với báo chí”, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Chử Kim Hoa (2001), “Quản lý nhà nước về báo chí thời kỳ đổi mới”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia – Hà Nội, Hà Nội… 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thông điệp và quản lý thông điệp Năm 2020, Hà Mạnh Đức đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Quản lý thông điệp về thanh niên trong chương trình truyền hình” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã trình bày có hệ thống về quản lý thông điệp thanh niên trong chương trình truyền hình, đồng thời khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về thanh niên trong chương trình truyền hình trên hai đài truyền hình Việt Nam VTV1 và Thành phố Hồ Chí Minh HTV9. Từ kết quả khảo sát thực trạng đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về thanh niên trong chương trình truyền hình như: Nhóm giải pháp về quản lý, pháp lý; giải pháp đối công tác quản lý thông điệp; giải pháp về nhân lực, con người; nhóm giải pháp bằng kỹ thuật – công nghệ; nhóm giải pháp tăng khả năng tiếp cận với thanh niên… [16]. Vũ Ngọc Điệp đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ “Thông điệp truyền thông về phòng cháy chữa cháy trên báo chí Quảng Ninh” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2019. Công trình nghiên cứu đã trình bày một số lý thuyết cơ sở phục vụ nghiên cứu, đồng thời, làm rõ các khái niệm liên quan như: Truyền thông, truyền thông đại chúng, phòng cháy chữa cháy, thông điệp, thông điệp truyền thông về phòng cháy chữa cháy… Tác giả luận văn cũng khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy trên báo chí Quảng Ninh được truyền tải thông qua các phương diện như: Ngôn từ, hình ảnh, nội dung, quan điểm… Từ những đánh giá thực trạng này, tác giả luận văn đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thông tin về phòng cháy chữa cháy trên báo Quảng Ninh [14]. 7 Trong Luận văn Thạc sĩ “Thông điệp giáo dục giá trị cho thanh niên trên các tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Thị Dung bảo vệ thành công tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018, tác giả đã trình bày các vấn đề lý luận chung làm cơ sở để tiến hành khảo sát và phân tích nội dung cũng như các thức trình bày thông điệp giáo dục giá trị cho thanh niên trên trên các tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Từ những đánh giá thực trạng này, tác giả luận văn đã đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng thông điệp giáo dục giá trị cho thanh niên trên báo chí [18]. Năm 2017, Nguyễn Phong Lưu bảo vệ tại thành công Luận văn Thạc sĩ “Thông điệp về tái định cư thủy điện Sơn La trên báo Sơn La” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày nhiều vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng nội dung và hình thức thông điệp về công tác truyền thông tái định cư thủy điện Sơn La trên Báo Sơn La, đồng thời đưa ra đánh giá các mặt đạt được cũng như chưa đạt được của thông điệp truyền thông tái định cư trên Báo Sơn La từ năm 2015 đến hết năm 2016. Từ những vấn đề đặt ra, công trình nghiên cứu đã trình bày nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng thông điệp truyền thông tái định cư trên Báo Sơn La nhằm xây dựng tỉnh Sơn La ổn định, phát triển, giàu đẹp… [39]. Tại công trình nghiên cứu “Thông điệp quảng cáo trên báo in từ góc nhìn của tâm lý học báo chí truyền thông”, Lương Thị Phương Diệp đã trình bày một cách tương đối có hệ thống về nội dung thông điệp quảng cáo cũng như các quy luật tâm lý tiếp nhận của công chúng; đồng thời làm rõ mối liên hệ giữa tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí và tâm lý tiếp nhận thông điệp quảng cáo trên báo in từ góc nhìn của tâm lý học báo chí truyền thông. Trên cơ sở những nghiên cứu này, Lương Thị Phương Diệp đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng tâm lý học báo chí trong sáng tạo thông điệp quảng cáo trên báo in để thu hút việc tiếp nhận thông điệp quảng 8 cáo cho các cơ quan báo chí và doanh nghiệp. Công trình nghiên cứu này là Luận văn Thạc sĩ của tác giả được bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2012 [13]. Nguyễn Trọng Ninh trong Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Nâng cao chất lượng thông điệp cổ động giáo dục sức khỏe cộng đồng trên sóng đài truyền hình Việt Nam” bảo vệ năm 2006 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã làm rõ thông điệp cổ động giáo dục sức khỏe cộng đồng trên truyền hình và vai trò của nó đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng bằng hình thức thông điệp cổ động trên sóng Đài truyền hình. Từ đó, tác giả luận văn đã đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông điệp cổ động trên sóng Đài truyền hình Việt Nam [45]. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác về thông điệp và quản lý thông điệp ở một số khía cạnh được khai thác như: Nguyễn Thị Hương (2019), “Quản lý thông điệp truyền thông về phụ nữ trên báo chí Thủ đô”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Khuất Thị Diệu Linh (2015), “Thông điệp về an toàn thực phẩm trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Phạm Thị Là (2016), “Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Nguyễn Thị Từ (2017), “Thông điệp về người khuyết tật trên báo Bắc Ninh từ năm 2014 đến năm 2016”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Hà Mạnh Đức (2020), “Quản lý thông điệp về thanh niên trong chương trình truyền hình”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội… 2.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thông tin biển đảo Lê Thị Minh Lệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã bảo vệ thành 9 công Luận văn Thạc sĩ Báo chí học năm 2019 với đề tài “Quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Công trình nghiên cứu này cơ bản đã trình bày thực trạng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ quyền biển, đảo ở Việt Nam thông qua khảo sát một số tờ báo và đài truyền hình như: VTV4, Vnexpress.net và Biên phòng. Công trình luận văn này cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên các báo và đài truyền hình VTV4, Vnexpress.net và Biên phòng trong thời gian tới [36]. Công trình nghiên cứu “Thông tấn xã Việt Nam với công tác tuyên truyền biển, đảo trong thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài” do Ngô Hà Thái chủ nhiệm năm 2015 đã phân tích lý luận chung về Thông tin đối ngoại, nội hàm những khái niệm làm cơ sở để nghiên cứu như “thông tin đối ngoại”, “thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài”; hệ thống hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo và gìn giữ hòa bình, cập nhật chiến lược biển, đảo đặt trong sự nghiệp phát triển đất nước; hệ thống hóa những định hướng tuyên truyền về biển đảo của TTXVN. Công trình nghiên cứu cũng tổng kết thực tiễn hoạt động tuyên truyền về biển đảo bằng tiếng nước ngoài ở TTXVN, làm rõ những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đó; tìm hiểu tính lan tỏa, nhu cầu và mức tiếp nhận thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài của TTXVN. Từ thực trạng đặt trước những yêu cầu của tình hình mới, có tính đến những diễn biến trong tương lai gần các tác giả đã đề xuất những giải pháp đổi mới nội dung và hình thức, xác định những tuyến tin thiết yếu để tăng cường liều lượng, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về biển, đảo bằng tiếng nước ngoài; đề xuất những cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị làm thông tin đối ngoại trong và ngoài cơ quan; đề xuất những phương án đào tạo nguồn lực, hiện đại hóa trang bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ... [53]. “Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung” của Hồ Dũng là 10 Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ thành công tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2015. Công trình nghiên cứu này đã đưa ra một số lý luận về về việc báo chí truyền thông tác động đến phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển đảo nói riêng đồng thời phân tích, đánh giá nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung qua việc khảo sát tin, bài trên các báo: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Nghệ An, Nhân Dân, Tạp chí Biển Việt Nam, Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Tác giả luận văn cũng trình bày những mặt đạt được cũng như chưa đạt được trong thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung nhằm làm tiền đề cho các đề xuất giải pháp phát huy vai trò báo chí trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung [17]. Trong Luận văn Thạc sĩ “Thông điệp về chủ quyền biển đảo trên báo điện tử VnExpress và Thanh niên hiện nay”, Nguyễn Thị Thanh Thúy đã trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với thông tin báo chí về chủ quyền biển đảo cũng như đánh giá thực trạng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ quyền biển đảo ở Việt Nam thông qua khảo sát báo điện tử Vnexpress và Thanh niên. Từ đó, tác giả luận văn đã đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao chất lượng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên hai báo này trong thời gian tới. Công trình nghiên cứu này của Nguyễn Thị Thanh Thúy là Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ năm 2015 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền [58]. Văn Công Nghĩa đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ “Thông tin về chủ quyền biển, đảo trên kênh VTV Đà Nẵng” tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày một số lý luận chung cũng như thực trạng của báo chí nói chung và VTV Đà Nẵng nói riêng trong việc thông tin tuyên truyền thông tin về chủ quyền biển đảo. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về chủ quyền biển đảo luận văn nêu bật tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam dưới các góc độ địa kinh tế, địa chính trị, kinh tế, văn hóa,… Từ các 11 nghiên cứu, phân tích chuyên sâu đó, tác giả luận văn rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra các nhóm giải pháp và giải pháp đề xuất cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, góp phần làm phong phú thêm về nội dung và hình thức thông tin chủ quyền biển đảo trên sóng VTV Đà Nẵng trong thời gian tới [42]. Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Thị Quỳnh Nga đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” năm 2013. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích thực trạng và chỉ ra những mặt đạt được cũng như chưa đạt được trong công tác thông tin đối ngoại trên báo mạng điện tử Anh ngữ từ góc nhìn nghiệp vụ báo chí qua hai tờ báo mạng Nhân Dân điện tử (Nhan Dan Newspaper) và Thanh Niên online (Thanh Nien News). Trên những kết quả nghiên cứu này công trình đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo của báo chí Anh ngữ trong giai đoạn hiện nay [41]. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài như: Văn Nghiệp Chúc (2012), “So sánh phương thức tuyên truyền về Biển Đông giữa báo chí Việt Nam và báo chí Trung Quốc”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Trần Thị Thái Hà (2015), “Báo chí Đà Nẵng với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Võ Thanh Vũ (2015), “Báo chí Kiên Giang với việc phát triển kinh tế biển đảo hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Lâm Văn Minh (2015), “Báo chí Thái Bình tuyên truyền phát triển kinh tế biển”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Vai trò của báo chí đối với việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Phạm Hà (2015), “Thông tin về vấn đề chủ quyền biển, đảo trên Tuổi trẻ online và Vietnamnet (Kháo sát 12 từ năm 2012 đến năm 2013)”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội,… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý thông điệp về biển đảo Việt Nam; tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về biển đảo trên bản tin (tin văn bản) của TTXVN. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về biển đảo Việt Nam trên bản tin của TTXVN trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận quản lý thông điệp về biển, đảo trên bản tin TTXVN như khái niệm, tầm quan trọng, chủ thể, nội dung và phương thức quản lý… Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về biển, đảo Việt Nam trên bản tin của TTXVN, từ đó làm rõ những ưu điểm và hạn chế của việc quản lý thông điệp này. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về biển đảo Việt Nam trên bản tin của TTXVN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thông điệp về biển, đảo trên bản tin của TTXVN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các tin, bài văn bản viết về biển, đảo đăng trên bản tin của TTXVN (trang website https:vnanet.vn) từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2020. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn dựa trên phương pháp

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net