Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh tuyên quang

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh tuyên quang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ------------ ĐỖ VĂN TUẤN ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ------------ ĐỖ VĂN TUẤN ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC Ngành : Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc Mã số : 8310202 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN HÀ NỘI - 2021 XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC SỬA CHỮA Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. Trần Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan. Tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu không trùng lặp với những công trình đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Đõ Văn Tuấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨCBỘ MÁY CỦA CƠ QUAN ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN ................................................................... 16 1.1. Tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện - quan niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm ...................................... 16 1.2. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền huyện - quan niệm, quan điểm, nội dung, quy trình, vai trò và đặc điểm 26 Chƣơng 2: ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ... 53 2.1. Những yếu tố tác động đến việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang ................. 53 2.2. Thực trạng đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan Đảng và Chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang ........................................... 61 2.3. Nguyên nhân và kinh nghiệm ............................................................ 79 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN TỐT VIỆC ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở TỈNH TUYÊN QUANG THỜI GIAN TỚI........................................................................... 88 3.1. Dự báo các nhân tố tác động và phƣơng hƣớng thực hiện tốt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang .................................................................................. 88 3.2. Giải pháp chủ yếu thực hiện tốt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang .......... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 111 TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 134 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 35 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, hệ thống chính trị các cấp của nƣớc ta đã có những đổi mới quan trọng cả về tổ chức bộ máy và phƣơng thức hoạt động, đáp ứng với những đòi hỏi đặt ra của thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Một số cơ quan, tổ chức mới đƣợc thành lập, đƣợc hợp nhất, giải thể hoặc sáp nhập vào các cơ quan, tổ chức thích hợp. Trong nội bộ nhiều cơ quan, tổ chức cũng có những thay đổi về bộ máy, nhân sự theo hƣớng ngày càng hợp lý hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn nhiều vấn đề đang đặt ra trong tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay. Nhìn chung, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức bộ máy của các cơ quan đảng và chính quyền địa phƣơng, vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chƣa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp... Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chƣa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trƣớc tình hình đó, Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII (tháng 10-2017) đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nghị quyết đã đề ra các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp chung đối với toàn bộ hệ thống chính trị; các nhiệm vụ, giải pháp đối với tổ chức bộ máy của Đảng, đối với hệ thống tổ chức của Nhà nƣớc ở Trung ƣơng, đối với chính quyền địa phƣơng, đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng. Thực hiện các nghị quyết, chủ trƣơng của Đảng về đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ 2 thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong mấy năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng và triển khai 08 đề án thí điểm hợp nhất 08 cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện với các cơ quan đảng cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ tƣơng đồng tại 4/7 huyện, thành phố. Cụ thể, hợp nhất văn phòng huyện ủy với văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành cơ quan văn phòng tại hai huyện Yên Sơn, Lâm Bình; hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy với thanh tra huyện thành cơ quan kiểm tra - thanh tra tại ba huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn, Lâm Bình; hợp nhất ban tổ chức huyện ủy với phòng nội vụ huyện thành cơ quan tổ chức - nội vụ tại ba huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, Lâm Bình. Đồng thời, tỉnh đã xây dựng, triển khai 43 đề án sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, các ủy ban nhân dân huyện, thành phố. Sau sắp xếp, đã giảm 107 đầu mối thuộc các cơ quan hành chính so với năm 2015, gồm 08 chi cục, ban; 38 phòng nghiệp vụ và tƣơng đƣơng thuộc sở, ngành; 53 phòng thuộc chi cục, ban; 08 phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện; giảm 205 cán bộ lãnh đạo quản lý, giảm số lƣợng cấp phó, giảm khâu trung gian, tinh gọn bộ máy quản lý, góp phần tiết kiệm nguồn nhân lực, phát huy đƣợc năng lực tham mƣu, tổng hợp của đội ngũ công chức, viên chức trong từng cơ quan, đơn vị. Tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang từng bƣớc đƣợc kiện toàn theo hƣớng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Quá trình sắp xếp đảm bảo công khai, minh bạch, ổn định, từng bƣớc khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp; xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nhất là ngƣời đứng đầu. Đã quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy đúng quy định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổng thể của tổ chức bộ máy cơ quan đảng và chinh quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang còn chậm, chƣa phù hợp điều kiện mới. Trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ 3 máy vẫn còn cả khuynh hƣớng tƣ tƣởng không muốn đổi mới, ngại khó khăn, sợ đụng chạm và khuynh hƣớng nóng vội; cách làm có khi còn máy móc, giản đơn, thiếu điều tra, nghiên cứu kỹ các phƣơng án. Công tác đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thực hiện đôi lúc còn thiếu quyết liệt, chƣa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Việc nắm bắt tƣ tƣởng cán bộ, đảng viên trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn còn lúng túng, chƣa kịp thời, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp khó khăn. Tinh giản biên chế nhìn chung mới tập trung giảm số lƣợng, chƣa gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm và thí điểm bố trí, sử dụng, tuyển dụng và quản lý công chức gắn với vị trí việc làm vẫn còn chậm. Để thực hiện nghiêm chủ trƣơng của Trung ƣơng, khắc phục những bất cập hiện nay, tác giả chọn vấn đề “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Đảng và Chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang” để làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gan qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiêu biểu nhƣ: 2.1. Sách, đề tài khoa học Nguyễn Hữu Tri (2006), Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới’, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống về những điểm thay đổi trong tổ chức bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam qua những giai đoạn nhất định ; đặc biệt đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức bộ máy của Đảng từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới (năm 1986) đến nay. Từ đó, nêu lên những kiến nghị cụ thể với mong nuốn đƣợc góp một tiếng nói vào vấn đề qua trọng đƣợc toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Lƣu Văn Sùng (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam - những vấn đề lý luận và mô hình tổ chức bộ máy, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Cuốn sách 4 chỉ ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn của quá trình thực hiện kiện toàn, đổi mới mô hình tổ chức bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tạ Quang Ngọc (2014), Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG,. Cuốn sách nhấn mạnh Ủy ban nhân dân là là cơ quan hành chính Nhà nƣớc có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nƣớc ta, là cầu nối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến với quảng đại quần chúng nhân dân. UBND thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội ở địa phƣơng theo thẩm quyền; đảm bảo cho các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cần thiết. Trần Đình Thắng, Quá trình xây dựng và phát triển bộ máy hành chính nhà nước, Nxb Khoa học xã hội, 2020. Cuốn sách phản ánh sâu sắc bức tranh tổng thể về quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thiết lập, xây dựng, phát triển và hoàn thiện cơ cấu, biên chế, tổ chức bộ máy hành chính Nhà nƣớc qua các giai đoạn lịch sử. Với độ dày hơn 380 trang, nội dung quyển sách đƣợc chia làm 4 chƣơng qua các thời kỳ: Quá trình thành lập bộ máy Chính phủ dân chủ cộng hòa; Xây dựng và phát triển bộ máy hành chính nhà nƣớc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc; Xây dựng và phát triển bộ máy hành chính nhà nƣớc thời kỳ đất nƣớc thống nhất, đổi mới toàn diện và Cải cách, xây dựng bộ máy hành chính nhà nƣớc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 – 2011), Nxb CTQG. Cuốn sách dựng lại bức tranh lịch sử công cuộc đổi mới hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Đây là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích, góp phần làm rõ những 5 đặc điểm cơ bản và những vấn đề có tính quy luật của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam trong 25 năm qua. Lê Minh Thông (2011), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG. Cuốn sách giới thiệu khái quát quá trình đổi mới bộ máy nhà nƣớc trong lịch sử lập hiến Việt Nam, thực trạng, yêu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện mô hình Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Gồm bốn chƣơng: Chƣơng I: Yêu cầu đổi mới bộ máy Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chƣơng II: Quá trình đổi mới mô hình bộ máy nhà nƣớc trong lịch sử lập hiến Việt Nam Chƣơng III: Thực trạng mô hình tổ chức bộ máy Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến nay Chƣơng IV: Phƣơng hƣớng đổi mới mô hình tổ chức bộ máy nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay Phạm Trung Lý (2010), Quốc hội Việt Nam – tổ chức, hoạt động và đổi mới, Nxb CTQG, Quốc hội Việt Nam ra đời là kết quả thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội đầu tiên (06-01-1946). Từ đó đến nay tổ chức và hoạt động của Quốc hội không ngừng đƣợc đổi mới và kiện toàn nhằm thực hiện tốt chức năng Hiến định: lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung của cuốn sách gồm ba chƣơng: Chƣơng I: Tổ chức Quốc hội. Chƣơng II: Hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội. Chƣơng III: Đại biểu Quốc hội. Phạm Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên), Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Nxb CTQG. Cuốn sách nêu những đổi mới quan hệ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, nhất là về sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc và quá trình giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội… 6 Đặng Xuân Phƣơng, Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, 2011. Cuốn sách nhấn mạnh Bộ và những cơ quan có vị trí pháp lý tƣơng đƣơng Bộ (gọi chung là cơ quan ngang Bộ) luôn là những loại cơ quan nhà nƣớc có tính chất đầu não, biểu hiện khá tập trung mức độ hoàn bị của bộ máy hành chính nhà nƣớc ở từng thời kỳ. Về phƣơng diện lý luận có thể nói rằng cho đến nay ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu có tính chất tổng thể, toàn diện chứa đựng hệ thống các quan điểm lý luận chung về tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ mà chủ yếu phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các quyết định về thành lập, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị của bộ máy hành pháp Trung ƣơng. Do vậy, việc nghiên cứu toàn diện từ cơ sở lý luận, thực tiễn tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang Bộ, gắn với quá trình cải cách hành chính ở nƣớc ta rất cần thiết và có ý nghĩa cấp bách trong tình hình hiện nay. Trần Khắc Việt, Nguyễn Văn Giang, Phạm Tất Thắng (đồng chủ biên), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới, Lý luận và thực tiễn, Nxb LLCT. Cƣơng lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội”. Tuy nhiên, tại Đại hội XII, Đảng chỉ rõ: “Chƣa xác định rõ nội dung, phƣơng thức cầm quyền. Chƣa thật sự phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt động trong các cơ quan nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội”. Do vậy, Đại hội yêu cầu phải “Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý lý luận về đảng cầm quyền, xác định mục đích cầm quyền, phƣơng thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải đề phòng đối với Đảng cầm quyền”. Hội đồng khoa học cơ quan Ban Tổ chức Trung ƣơng (2018), Mã số đề 7 tài: KHBĐ (2016)-19, Kỷ yếu hội thảo đề tài: Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Hội đồng khoa học cơ quan Ban Tổ chức Trung ƣơng (2018), Mã số đề tài: KHBĐ (2016)-19, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Nguyễn Đăng Thành, Vũ Hoàng Công, Nguyễn An Ninh (đồng chủ biên, 2017), Đổi mới 21qbộ máy của Đảng, bộ máy của Nhà nước trong điều kiện mới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Cuốn sách nêu ra quá trình đổi mới bộ máy của Đảng và bộ máy của Nhà nƣớc nhìn từ lịch sử đến hiện nay. Cuốn sách xác định những căn cứ mang tính quy luật của đổi mới bộ máy của Đảng và bộ máy của Nhà nƣớc… Viện Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc KX.04.31/16-20, “Cơ sở lý luận - Thực tiễn về xây dựng mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị ở Việt Nam phù hợp với điều kiện mới”. Bài viết “Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương nước ta hiện nay” của tác giả Lê Nguyên Thảo đăng trên trang thông tin điện tử của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật https://www.nxbctqg.org.vn/index.php?option=com_content&view=art icle&id=7905:2017-09-14-08-05-11&catid=112:tin-van-hoa-tu- tuong&Itemid=488, đã tập trung phân tích quy định pháp luật hiện hành về chính quyền địa phƣơng, từ đó đƣa ra giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Ngọc Ánh (2020), Thực hiện chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương, Nxb Lý luận chính trị. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thực 8 hiện chủ trƣơng bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là ngƣời địa phƣơng. Đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt chủ trƣơng bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là ngƣời địa phƣơng trong thời gian tới: nhận thức sâu sắc và ý thức trách nhiệm của cấp ủy Đảng các cấp, của đội ngũ cán bộ và sự chỉ đạo sâu sát, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên của cấp ủy cấp trên; Cần lựa chọn đúng ngƣời đi cùng với việc đánh giá đầy đủ, thực chất về chất lƣợng, kết quả công việc, cũng nhƣ kiểm tra, giám sát suốt cả quá trình công tác ở địa phƣơng của cán bộ chủ chốt không phải là ngƣời địa phƣơng; thể chế rõ ràng, đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ liên quan đến công tác bố trí cán bộ; phải gắn hiệu quả công việc trong quá trình bố trí cán bộ chủ chốt không phải là ngƣời địa phƣơng với việc khen thƣởng, kỷ luật và đề bạt sau bố trí để động viên, khuyến khích cán bộ không phải là ngƣời địa phƣơng hăng hái nhận nhiệm vụ, công tác và phát huy hết sở trƣờng của mình. 2.2. Các bài viết đăng tạp chí Huỳnh Thu Thảo (2011), “Đổi mới và hoàn thiện cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học chính trị, (4) cho rằng việc đổi mới và hoàn thiện cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là việc làm cần thiết, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị có khá nhiều đặc thù. Bài viết “Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền xã góp phần quản lý phát triển xã hội” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai đăng trên tạp chí Lý luận chính trị số 2, 2015 nhận định việc tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc đã làm cho chính quyền xã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với các điều kiện mới. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề nổi cộm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã góp phần nâng 9 cao chất lƣợng quản lý phát triển xã hội. Lê Khắc Nguyên Anh (2019), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã ở Hải Phòng”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4) nhận định việc đổi mới cả về tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị cấp xã ở Hải Phòng là việc làm cần thiết, nhất là sau khi có Nghị quyết số 18 về “Một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nguyễn Minh Tuấn (2019), “Vận dụng tƣ tƣởng của V.I. Lênin vào sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1). Tác giả nhận định trong toàn Đảng đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đây cũng là những nội dung mà V.I.Lênin đã đề cập đến trong tác phẩm “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân ủy thanh tra công nông nhƣ thế nào?” và tác phẩm “Thà ít mà tốt”. Những chỉ dẫn của Ngƣời về cải cách bộ máy nhà nƣớc đến nay vẫn còn giá trị to lớn. Nguyễn Ngọc Ánh (2020), “Vĩnh Phúc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1) Quán triệt việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ƣơng “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị “về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, tác giả đã phân tích cụ thể Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chủ động triển khai một cách bài bản và quyết liệt việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy của một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sự tƣơng đồng về chức năng, nhiệm vụ, không phù hợp về quy mô, hiệu quả hoạt động thấp và bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc cũng 10 đang gặp phải những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, rất cần sự quan tâm tháo gỡ của Trung ƣơng. Đào Thị Thanh Thủy (2020), “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nƣớc trong hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1) Tác giả đã nhấn mạnh sau khi có Nghị quyết số 18- NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” ngày 25-10-2017 đến nay đã triển khai đƣợc hai năm. Nghị quyết đã đƣợc thể chế hóa thành nhiều văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành. Quá trình thực hiện bƣớc đầu đạt đƣợc nhiều thành tựu, đặc biệt trong đổi mới, sắp xếp các cơ quan nhà nƣớc tƣơng đồng hoặc trùng chéo về chức năng trong hệ thống. Tuy nhiên, cũng bộc lộ những khó khăn khiến việc sắp xếp ở nhiều nơi chƣa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới, cần xác định đúng trọng tâm để việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đạt kết quả mong muốn. 2.3. Các luận án, luận văn “Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước phường trong điều kiện cải cách hành chính ở nước ta”, Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2012 của tác giả Phan Văn Hùng. Luận án nghiên cứu những vấn đề có liên quan tới tổ chức và hoạt động của UBND phƣờng dƣới góc độ Luật học. Luận án đƣa ra những đặc điểm cơ bản của UBND phƣờng, phân tích những hoạt động thực tế của UBND phƣờng, đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động của UBND phƣờng trong điều kiện cải cách hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay. “Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Phạm Văn Đạt, bảo vệ năm 2012 đã phân tích và đánh giá về quá trình phát triển đổi mới chính quyền đô thị ở nƣớc ta. Trên cơ sở đó, luận án đƣa ra các giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nƣớc ta trong tƣơng lai. 11 Đỗ Thị Thanh Vân (2012), Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường - thực tiễn thí điểm tại tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Luận văn chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng nói chung và đối với các địa phƣơng trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phƣờng nói riêng, đặc biệt là ở tỉnh Nam Định thông qua việc thí điểm thực hiện. Từ đó, chỉ ra một số giải pháp để tăng cƣờng hơn nữa hoạt động này. Tạ Quang Ngọc (2013), Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Hoàng Tùng (2014), Phát huy vai trò của chính quyền cấp xã trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về chính quyền cấp xã, phát huy vai trò của chính quyền cấp xã trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; Trình bày thực trạng việc phát huy vai trò của chính quyền cấp xã trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; Đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cƣờng hơn nữa việc phát huy vai trò của chính quyền cấp xã trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyễn Ngọc Cƣờng (2015), Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Làm rõ cơ sở lý luận vị trí, vai trò của HĐND cấp xã trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc và trong hệ thống chính quyền cơ sở, khẳng định vai trò của HĐND cấp xã trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND 12 cấp xã hiện nay ở huyện Thanh Trì trong giai đoạn từ 2004 đến nay. Đề xuất quan điểm và những giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã đáp ứng với yêu cầu đổi mới ở huyện Thanh Trì và ở nƣớc ta hiện nay. Lê Anh Tuấn (2017), Tổ chức đơn vị hành chính Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội Trƣơng Quốc Việt, (2019), Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền xã ở nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đơn vị hành chính và tổ chức đơn vị hành chính (các khái niệm, đặc điểm của đơn vị hành chính; vai trò của việc tổ chức đơn vị hành chính; nguyên tắc và nội dung tổ chức đơn vị hành chính; yêu cầu phát triển tác động đến việc tổ chức đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay...). Các kết luận, kết quả, kiến nghị đề xuất rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận án có giá trị và có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về tổ chức đơn vị hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển. Từ đó, phân tích, đánh giá thực tiễn tổ chức đơn vị hành chính các cấp (tỉnh, huyện, xã) từ thời kỳ đổi mới (1986) đến nay, rút ra những ƣu điểm, hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. Bƣớc đầu đánh giá tác động của việc tổ chức đơn vị hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc; tác động đến quản lý nhà nƣớc. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị các quan điểm và các giải pháp tổng thể nhằm đổi mới tổ chức đơn vị hành chính hợp lý, khoa học, bảo đảm cho các đơn vị hành chính ổn định và phát triển, khắc phục tình trạng chia, nhập đơn vị hành chính chủ quan, duy ý chí; đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Đặng Quang Hùng (2017), Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đã xây dựng đƣợc các luận cứ khoa học cả về lý luận và thực tiễn đối với việc tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã 13 nói chung và hƣớng tới thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, từ đó, xây dựng các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng nói riêng, trên cả nƣớc nói chung. Nguyễn Hữu Hiển (2018), Đổi mới phương thức hoạt động của UBND phường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở làm những vấn đề lý luận về đổi mới phƣơng thức hoạt động của UBND phƣờng nhƣ quan niệm, tính tất yêu và đặc biệt chỉ ra các tiêu chí đánh giá đổi mới phƣơng thức hoạt động của UBND phƣờng, qua đó, đánh giá thực trạng và phân tích các giải pháp tiếp tục đổi mới phƣơng thức hoạt động của UBND phƣờng trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến những khía cạnh, ở những phạm vi khác nhau liên quan đến tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị các cấp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết, phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập quốc tế ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện hiện nay, luận văn đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới theo đúng theo tinh thần Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII. 14 3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện. - Đánh giá đúng thực trạng đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. - Đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan tham mƣu, giúp việc cấp ủy và cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang từ cuối năm 2017, khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII. Phƣơng hƣớng và các giải pháp nêu trong luận văn có giá trị đến năm 2030. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về khoa học tổ chức, về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị và quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở nƣớc ta. 5.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng tổ chức bộ máy cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 đến nay và tình 15 hình, kết quả sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: kết hợp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê; so sánh; tổng kết thực tiễn; tham khảo ý kiến chuyên gia. 6. Điểm mới của luận văn - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện. - Đánh giá đúng thực trạng đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang từ cuối năm 2017 đến nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thực hiện tốt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp các luận cứ khoa học để các cấp ủy, cơ quan chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh ở tỉnh Tuyên Quang tham khảo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan đảng và chính quyền cấp huyện trong tỉnh theo yêu cầu của Trung ƣơng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại trƣờng Chính trị tỉnh Tuyên Quang. 8. Kết cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng, 7 tiết.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net