Cải cách tổ chức bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân quận ở thành phố hải phòng hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân quận ở thành phố hải phòng hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHẠM DIỆU LINH CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHẠM DIỆU LINH CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY Ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc Mã số : 831 02 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỌ ÁNH HÀ NỘI – 2022 Luận văn đã đƣợc sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Chủ tịch Hội đồng PGS.TS Trần Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tác giả. Các số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã được công bố. Tài liệu và các trích dẫn có xuất xứ rõ ràng và đúng quy định. Hà Nội, tháng 10 năm 2022 Tác giả Phạm Diệu Linh LỜI CẢM ƠN Tác giả trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Xây dựng Đảng, đặc biệt là TS. Nguyễn Thọ Ánh người trực tiếp hướng dẫn đã giúp tổi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành luận văn. Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kỹ thuật văn bản. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, quý thầy cô và đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 10 năm 2022 Tác giả Phạm Diệu Linh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCHC: Cải cách hành chính HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận Tổ quốc TCBMHC: Tổ chức bộ máy hành chính UBND: UBND MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN .......................................................10 1.1. Khái niệm cải cách tổ chức bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân quận ...................................................................................... 10 1.2. Yêu cầu khách quan của việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính và đội ngũ công chức của ủy ban nhân dân quận .................................. 22 1.3. Nội dung và phương pháp cải cách tổ chức bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân quận ........................................................................... 29 Chƣơng 2: CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ........................ 35 2.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng và tổ chức bộ máy hành chính và đội ngũ công chức của ủy ban nhân dân quận ở thành phố Hải Phòng hiện nay ................................................................................................. 35 2.2. Thực trạng cải cách tổ chức bộ máy hành chính và đội ngũ công chức của ủy ban nhân dân quận ở thành phố Hải Phòng ....................... 37 2.3. Nguyên nhân và kinh nghiệm cải cách tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân các quận ở thành phố Hải Phòng........................................... 55 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC THỰC HIỆN CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI........................................................................................... 60 3.1. Dự báo các yếu tố tác động đến việc thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân quận ở Thành phố Hải phòng trong thời gian tới ................................................................................. 60 3.2. Mục tiêu, phương hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân quận ở thành phố Hải Phòng hiện nay........................ 62 3.3. Giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính của Ủy ban nhân dân các quận ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới ................................................................................. 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87 TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................ 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cải cách tổ chức bộ máy hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã nhận định CCHC nói chung, cải cách TCBMHC nói chung đã góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội qua đó nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Có thể nói tinh gọn bộ máy là một trong những dấu ấn mạnh mẽ của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII. Tuy nhiên, việc cải cách TCBMHC cũng cho thấy còn có những hạn chế. Trong đó, việc cải cách TCBMHC ở cấp tỉnh, cấp huyện còn nhiều bất cập, nhất là trong sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Việc tinh giản biên chế chưa gắn liền với việc nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. UBND cấp huyện là cơ quan hành chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý và điều hành xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị địa phương. Đặc biệt là UBND quận vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu của địa phương. Do vậy, việc cải cách TCBMHC của UBND cấp quận luôn được các Thành phố coi trọng, quan tâm. Những năm qua, nhận thức rõ được vị trí, vai trò của công tác CCHC nói chung, cải cách TCBMHC nói riêng trên địa bàn các quận, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề ra các chỉ tiêu cụ thể về cải cách TCBMHC trên toàn thành phố, trong đó có 07 quận thuộc thành phố. Hiện nay, bộ máy tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công 2 chức ngày càng hiệu quả. Về cơ bản, UBND đã cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý xã hội. Việc thực hiện tốt cải cách TCBMHC tại các quận nói riêng, trên toàn thành phố nói chung góp phần quan trọng vào thành công thực hiện nhiệm vụ của thành phố, cụ thể Hải Phòng luôn được Chính phủ đánh giá là điểm sáng của kinh tế - xã hội đối với cả nước với những kết quả toàn diện mang tính đột phá; các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Mô hình tăng trưởng bước đầu được đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhiều cách làm mới, sáng tạo, mang lại hiệu quả rõ nét; các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, văn hóa, y tế, giáo dục, chính sách an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng, trật tự an ninh được quan tâm. Đặc biệt, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng và yêu cầu đòi hỏi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân thì tổ chức bộ máy của các quận ở thành phố Hải Phòng còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế trong quản lý xã hội, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát huy tiềm năng, ưu thế của địa phương. Việc kiện toàn, sắp xếp chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận ở thành phố chủ yếu mới triển khai theo đúng quy định của Trung ương; chưa có những giải pháp đột phá để giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về tổ chức bộ máy, nhằm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả hơn công tác quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực trên địa bàn. Trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đã hình thành một số phòng đa ngành, đa lĩnh vực. Số lượng các phòng chuyên môn còn tổ chức giống nhau giữa quận với quận; không phản ánh được đặc thù của từng quận. Trong thực tế, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo 3 vẫn còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan. Số lượng đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các quận còn lớn gây ra tình trạng lãng phí các nguồn lực của nhà nước đã đầu tư và không có điều kiện để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các đơn vị sự nghiệp công lập hầu hết do ngân sách nhà nước vẫn phải cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, trong khi đó có nhiều đơn vị sự nghiệp hoạt động không có hiệu quả. Các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở nhiều lĩnh vực còn chậm đổi mới, vẫn còn tư duy bao cấp, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội để phát triển dịch vụ còn hạn chế. Phân cấp nhưng chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp. Xuất phát từ vị trí, vai trò của UBND các cấp, từ yêu cầu thực tiễn của công tác cải cách bộ máy hành chính của UBND các cấp nói chung, cấp quận nói riêng và xét từ thực trạng của tổ chức bộ máy UBND các quận ở Thành phố Hải Phòng hiện nay tác giả lựa chọn đề tài “Cải cách TCBMHC của ủy ban nhân dân quận ở thành phố Hải Phòng hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách TCBMHC của UBND là một vấn đề lớn, được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn, bài viết đề cập đến vấn đề này. Tiêu biểu có các công trình sau đây: 2.1. Các công trình khoa học với chủ đề liên quan cải cách hành chính Hồ Sỹ Lộc (Chủ biên), (2005). “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cải cách nền hành chính trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay”. Đề tài khoa học cấp bộ, công trình nghiên cứu đã xác định cơ sở khoa học cải cách hành chính 4 ở Việt Nam và vai trò của nó đối với nền kinh tế-xã hội. Trình bày kết quả Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cải cách nền hành chính quốc gia từ 1986 đến năm 2005. Đánh giá 20 năm cải cách nền hành chính quốc gia. Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên), (2016), “Cải cách hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn”, Nxb.Chính trị Quốc gia - Sự thật. Công trình này tác giả đã sách đề cập đến các vấn đề về quyền hành pháp và các cách tiếp cận về hành chính nhà nước, các mô hình hành chính nhà nước và xu hướng cải cách hành chính trên thế giới, cải cách hành chính nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ (từ 1945 – 1986; 1986 – 2012; từ năm 2013 đến 2016) Nguyễn Trọng Thừa (Chủ biên), (2020), “Cải cách hành chính nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb.Chính trị Quốc gia - Sự thật. Cuốn sách trình bày gồm: Một số vấn đề lý luận về cải cách hành chính; Khái quát về cải cách hành chính của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước trên thế giới; Cải cách hành chính thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quản lý cải cách hành chính. Cuốn sách là tài liệu tham khảo cho các cán bộ, các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách và bạn đọc quan tâm tới vấn đề cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Phạm Thu Hà, (2019), “Cải cách hành chính của UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, (2019). Luận văn phân tích làm rõ số vấn đề lý luận về CCHC của UBND quận, quận; Phân tích, đánh giá thực trạng CCHC của UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng CCHC của UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hải Phòng, đề tài đề ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CCHC của UBND quận Cầu Giấy trong thời gian tới. 5 Đặng Thị Hà, (2019), “Cải cách hành chính ở Hải Phòng - thực trạng và giải pháp”, Báo điện tử Quản lý nhà nước, ngày 05/6/2019. Bài viết đã phân tích cụ thể thực trạng cải cách hành chính của Hải Phòng từ 2015-2020. Đồng thời đề ra phương hướng và các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng cải cách hành chính ở Hải Phòng trong thời gian tới. Phạm Thị Thanh Hà, (2021), “Công tác cải cách hành chính của Hải Phòng ngày càng khởi sắc”, Trang điện tử của Văn Phòng Chính phủ, ngày 30/6/2021. Tác giả đánh giá kết quả cải cách hành chính ở Hải Phòng trong năm 2020. Dẫn chứng số liệu cho thấy Năm 2020 cũng là năm thứ 2 liên tiếp, Hải Phòng đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố trên bảng xếp hạng Chỉ số Hài Lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chỉ ra một số hạn chế cần được khắc phục và đề xuất một số giải pháp căn cơ. 2.2. Các công trình khoa học với chủ đề liên quan cải cách tổ chức bộ máy hành chính Đặng Xuân Phương, (2020), “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay” Cuốn sách trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có tham khảo kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước trên thế giới, đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang Bộ ở Việt Nam trong cải cách hành chính, một vấn đề quan trọng của tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Nxb.Chính trị Quốc gia - Sự thật. Trên cơ sở những nghiên cứu khoa học, tác giả mong muốn góp phần vào việc xây dựng nền móng lý luận cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân như trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của 6 Đảng đã khẳng định: "...Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, trong suốt, trong sạch, tổ chức tinh gọn, hợp lý; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm, tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ...".Cuốn sách là tài liệu tham khảo cho các cán bộ, các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách trong việc cải cách và hoàn thiện nền hành chính ở nước ta hiện nay. Trịnh Tuấn Thành, (2005), “Đổi mới tổ chức và bộ máy của UBND cấp quận ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hành chính công, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài đã làm rõ cơ sở pháp luật về tổ chức và bộ máy của UBND cấp quận trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Đề tài đã trình bày rõ quan niệm, vai trò, đặc điểm tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND cấp quận; đánh giá thực trạng và nêu ra nguyên nhân hoạt động của cơ cấu tổ chức bộ máy UBND cấp quận và đề xuất các giải pháp, phương hướng khắc phục. Lê Trí Dũng, (2013), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong cải cách hành chính nhà nước ở quận Ba Đình, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận của vấn đề chất lượng cán bộ, công chức làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức của quận Ba Đình qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong công tác cải cách hành chính ở quận Ba Đình trong giai đoạn 2011- 2020. Nhìn chung các nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa có vấn đề nào trực tiếp bàn về cải cách TCBMHC của UBND quận ở thành phố Hải Phòng. Do đó, đề tài của tác giả là đề tài mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó và mang tính ứng dụng thực tiễn cao. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và từ thực tiễn cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải phòng, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nội dung sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về cải cách TCBMHC của UBND quận thuộc thành phố - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng hiện nay, chỉ ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm; - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: UBND các quận ở Thành phố Hải Phòng - Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng chính quyền nhà nước và cải cách hành chính nhà nước. 8 5.2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng công tác cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng từ năm 2016 đến nay. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, thống kê - so sánh, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn. - Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu lý thuyết và đồng thời cũng sử dụng trong phân tích thực tiễn ở một số nội dung cần thiết. - Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê, phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về thực trạng các vấn đề nảy sinh trong quá trình thưc hiện công tác cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng hiện nay. - Phương pháp tổng kết thực tiễn cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua (2016 đến nay). 6. Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở làm rõ them một số vấn đề lý luận về cải cách TCBMHC của UBND các quận thuộc thành phố (quan niệm, nội dung cải cách hành chin hs nhà nước) và qua nghiên cứu thực trạng cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng hiện nay, luận văn rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp tăng cường cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn có đóng góp thêm vào những vấn đề lý luận về cải cách tổ chức 9 bộ máy của UBND các quận ở thành phố, rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn cải cách tổ chức bộ máy của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cứ liệu khoa học cho UBND thành phố Hải Phòng tham khảo đề ra những chủ trương, biện pháp thực hiện tốt công tác cải cách TCBMHC của UBND các quận ở thành phố Hải Phòng những năm tới. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập về giai cấp công nhân và công đoàn ở trường chính trị tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị cấp quận. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 03 chương, 09 tiết. 10 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1.1. Khái niệm cải cách tổ chức bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân quận 1.1.1. Ủy ban nhân dân quận - khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy 1.1.1.1. Khái niệm Ủỷ ban nhân dân quận UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân là khái niệm được sử dụng từ Hiến pháp năm 1980, từ Hiến pháp 1959 và 1946, cơ quan này được gọi là Ủy ban hành chính. Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND do HĐND cùng cấp bầu gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch UBND bắt buộc phải là đại biểu HĐND, các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu của Hội đồng nhân dân. Kết quả bầu các thành viên UBND do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn, kết quả bầu các thành viên UBND cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở đô thị về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh,... UBND họp mỗi tháng ít nhất một lần do Chủ tịch UBND triệu tập và chủ toạ. Các quyết định của UBND phải được quá nữa tổng số thành viên của Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức đoàn thế của nhân dẫn ở địa phương được mới tham dự các phiên họp của UBND dân cùng cấp khi bản về vấn đề có liên quan. 11 UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quan trọng do luật định thuộc thẩm quyền của mình thông qua các phiên họp, đó là - Chương trình việc làm của UBND; - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND; - Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế xã hội, thông qua báo cáo của UBND trước Hội đồng nhân dân. - Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và việc phân vạch, dêu chính địa giới đơn vị hành chính ở địa phương. Quận là đơn vị hành chính tương đương với cấp huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) được tổ chức ở nội thành thành phố trực thuộc trung ương, là cấp ở giữa cấp thành phố và cấp phường. Tuy nhiên, quận có những nội dung quản lý nhà nước nhất là quản lý nhà nước về kinh tế khác với huyện. Như vậy, UBND quận là cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức những thành phố trực thuộc trung ương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và được Chủ tịch UBND thành phố phê chuẩn, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân quận, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân quận và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và trước nhân dân trên địa bản quận. 1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân quận * Chức năng của ủy ban nhân dân quận Là cơ quan hành chính nhà nước, UBND quận là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của HĐND quận cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Chức năng của UBND quận là quản lý nhà nước các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn quận. Đây là hoạt động chủ yếu bao trùm mọi hoạt động 12 của UBND. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, UBND quận có quyền bàn hành các quyết định quản lý theo thẩm quyền trên cơ sở các điều kiện thực tiễn, phù hợp với địa phương mình nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng, an ninh trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Ngoài ra, UBND quận có chức năng là cụ thể hóa và huy động các nguồn lực đảm bảo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực hiện thắng lợi trên địa bàn. * Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân quận Điều 49, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận như sau: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quận quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 47 của Luật này ( và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND quận). 2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận. 3. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. 5. Phân cấp, ủy quyền cho UBND phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận. 13 Như vậy, UBND quận có vai trò rất quan trọng trong hệ thống TCBMHC nhà nước của quốc gia. Vai trò đó thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất, UBND quận có vai trò quan trọng trong việc huy động, xây dựng và quản lý các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bnaf quận Thứ hai, UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự thống nhất và sức mạnh của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở Thứ ba, UBND quận là khâu trung gian tạo sự liên kết từ Trung ương đến cơ sở, góp phần đảm bảo lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trên địa bàn. 1.1.1.3. Tổ chức bộ máy và hoạt động của ủy ban nhân dân quận * Tổ chức bộ máy Căn cứ Điều 48 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của UBND quận. Cơ cấu tổ chức của UBND quận bao gồm: 1. UBND quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy ban nhân dân quận loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch. Ủy viên UBND quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. 2. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng. * Hoạt động của UBND quận Theo quy định của pháp luật, UBND mỗi tháng họp ít nhất 01 lần định kỳ do người đứng đầu UBND triệu tập và làm chủ tọa. Các quyết định của

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net