Sự cần thiết tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Sự cần thiết tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ------------------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ------------------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỰ CẦN THIẾT TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Duy Ngọ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM .............. 1 1.1. Vai trò của các NHTM đối với nền Kinh tế ..................................................1 1.1.1. Khái niệm NHTM .................................................................................... 1 1.1.2. Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế ..................................................... 2 1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam từ 1954 đến trước cải cách 2011-2015 ..................................................................................5 1.2.1. Khái quát HTNH tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (trước năm 1954) ...... 5 1.2.2. HTNH Việt Nam từ 1954 đến 1975 ......................................................... 6 1.2.3. HTNH Việt Nam từ 1975 đến trước giai đoạn cải cách 2011-2015 .......... 7 1.2.4. HTNH sau 1990 đến trước giai đoạn cải cách 2011-2015 ........................ 7 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH TCT ......................................................................... 10 2.1. Những tồn tại của Hệ thống NHTM Việt Nam ...........................................10 2.1.1. Tình trạng nợ xấu ................................................................................... 10 2.1.2. Khả năng thanh khoản thấp .................................................................... 15 2.1.3. Tình trạng sở hữu chéo ........................................................................... 21 2.1.4. Quy mô vốn nhỏ và mức độ an toàn vốn thấp ........................................ 25 2.1.5. Những tồn tại khác ................................................................................. 30 2.2. Chính sách TCT Hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ...........37 2.2.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của đề án 254 ............................................ 37 2.2.2. Định hướng TCT hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở đề án 254 ........ 38 2.2.3. Thành tựu đạt được của quá trình TCT Hệ thống NHTM giai đoạn 2011- 2015 theo Đề án 254......................................................................................... 40 2.2.4. Hạn chế còn tồn đọng của HTNH sau quá trình thực hiện TCT và những điểm bất cập của đề án 254 ............................................................................... 52 2.3. Định hướng và lộ trình TCT giai đoạn 2016-2020......................................58 2.3.1. Định hướng TCT hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ....... 58 2.3.2. Lộ trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2020.............. 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TCT HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 ................................................ 64 3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô....................................................................................64 3.1.1. Giải pháp về môi trường hoạt động của HTNH ...................................... 64 3.1.2. Giải pháp về tổ chức chỉ đạo của NHNN................................................ 65 3.2. Nhóm giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam ...........................................66 3.2.1. Áp dụng lộ trình tuân thủ Basel II của Việt Nam.................................... 67 3.2.2. Tăng vốn chủ sở hữu .............................................................................. 67 3.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng ........... 68 3.2.4. Nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân lực ngân hàng ........................ 68 3.2.5. Phát triển các dịch vụ ngân hàng số, công nghệ hiện đại ........................ 69 KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Á Châu BKS Ban Kiểm soát CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio HĐQT Hội đồng Quản trị HTNH HTNH NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM NHTM NHTMCP NHTM Cổ phần NHTMNN NHTM Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung Ương TCT Tái cấu trúc TCTD Tổ chức Tín dụng QTNH Quản trị Ngân hàng UBGSTCQG Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia VAMC Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam Vietnam Asset Management Company VCB Ngân hàng Vietcombank DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Tỷ lệ nợ xấu của các nhóm TCTD tại Việt Nam (đơn vị: %) ........... 13 Bảng 2.2 - Hệ số an toàn vốn hệ thống của các TCTD tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới (đơn vị: %) ..................................................................... 28 Bảng 2.3 - Hệ số CAR của các NHTMCP niêm yết Việt Nam 2012 - 2016 ...... 46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 - Tăng trưởng huy động và tín dụng hệ thống Việt Nam 2001-2012 (đơn vị: %) ....................................................................................................... 11 Biểu đồ 2.2 - Thị phần tín dụng của các TCTD Việt Nam 2014 (đơn vị: %)..... 12 Biểu đồ 2.3 - Chất lượng tài sản – Tỷ lệ nợ xấu HTNH Việt Nam 2006-2011 và uớc tính năm 2012 (đơn vị: %) ......................................................................... 14 Biểu đồ 2.4 - Lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VNĐ 2010-2014 (đơn vị: %) .................................................................................................................... 18 Biểu đồ 2.5 - Đường cong lãi suất huy động tại Việt Nam trước và sau Nghị quyết 11/2011 (đơn vị: %) ......................................................................................... 19 Biểu đồ 2.6 - 15 Ngân hàng cho vay vượt huy động năm 2012 (đơn vị: tỷ đồng) ......................................................................................................................... 20 Biểu đồ 2.7 - Biểu đồ so sánh quy mô HTNH Việt Nam với khu vực năm 2014 (đơn vị: tỷ USD) ............................................................................................... 27 Biểu đồ 2.8 - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM năm 2010 (đơn vị: %) ......................................................................................................................... 29 Biểu đồ 2.9 - Tỷ lệ vốn điều lệ theo nhóm của các NHTM tính đến 30/6/2011 (đơn vị: %) ............................................................................................................... 29 Biểu đồ 2.10 - Tỷ lệ lạm phát và lãi suất giai đoạn 2008 – 2016 (đơn vị: %) .... 31 Biểu đồ 2.11 - Kết quả mua nợ xấu của VAMC 2013, 2014 và 2015 (đơn vị: tỷ đồng) ................................................................................................................ 41 Biểu đồ 2.12 - Hiệu suất sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu HTNH Việt Nam (đơn vị: %) ....................................................................................................... 43 Biểu đồ 2.13 - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng (đơn vị: %)..................... 43 Biểu đồ 2.14 - Vốn điều lệ các NHTM Việt Nam tính đến năm 2015 (đơn vị: tỷ đồng) ................................................................................................................ 45 Biểu đồ 2.15 - 13 Ngân hàng cho vay vượt huy động năm 2012 (đơn vị: tỷ đồng) ......................................................................................................................... 50 Biểu đồ 2.16 - 6 Ngân hàng cho vay vượt huy động năm 2013 (đơn vị: tỷ đồng) ......................................................................................................................... 51 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 - Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN ................................................... 23 Hình 2. 2 - Sở hữu chéo giữa các ngân hàng ..................................................... 24 Hình 2. 3 - Lộ trình thoái vốn Vietcombank ..................................................... 47 LỜI CẢM ƠN Đề tài “Sự cần thiết Tái cấu trúc Hệ thống NHTM Việt Nam“ là nội dung nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp của em sau bốn năm theo học chuyên ngành Kinh tế Quốc tế tại Học viện Ngoại Giao. Để thực hiện và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy - TS. Ngô Duy Ngọ Khoa Kinh tế Quốc tế – Học viện Ngoại giao. Thầy đã trực tiếp đóng góp những ý kiến quý báu cũng như luôn dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết hướng dẫn em hoàn thiện khoá luận trong suốt quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quốc tế Học viện Ngoại Giao cùng các thầy cô Bộ môn khác trong trường, các thầy cô đã giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Cuối cùng, em xin được gửi lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất tới tất cả các thầy/ cô! Em xin trân trọng cảm ơn! PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007-2008 diễn ra đã để lại rất nhiều hệ quả đối với nền kinh tế thế giới, đó chính là thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài và tỷ lệ thất nghiệp cao ở tất cả các nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa khủng hoảng tài chính là sự yếu kém của HTNH Mỹ. Nguyên do này đã buộc rất nhiều quốc gia phải đánh giá lại toàn bộ hoạt động của hệ thống NHTM của mình, do vậy TCT hệ thống NHTM trở nên cấp thiết ở nhiều quốc gia nhằm tăng cường khả năng thích nghi với các nhu cầu phát triển mới của nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Khu vực ngân hàng Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Hệ thống NHTM này đã bộc lộ nhiều yếu kém trước hết là tỷ lệ nợ xấu thuộc vào nhóm cao nhất trong khu vực, thiếu khả năng thanh khoản, phát triển kém bền vững, tiềm ẩn rủi ro sụp đổ hệ thống có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường cho toàn bộ nền kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức về tầm quan trọng của quá trình TCT hệ thống NHTM, khóa luận sẽ đi sâu vào làm rõ, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó chỉ ra những yếu kém của hệ thống dẫn tới yêu cầu TCT cấp bách; đồng thời khóa luận cũng sẽ đề cập tới những thành tựu đã đạt được của quá trình TCT 2011-2015 theo Đề án 254 cũng như những hạn chế còn tồn đọng sau quá trình đó để có thể dựa vào đưa ra các giải pháp hữu ích nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện quá trình này trong giai đoạn tiếp theo 2016-2020. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài Đối tượng: Quá trình Tái cấu trúc Hệ thống NHTM Việt Nam Phạm vi: Nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2015 định hướng đến năm 2020 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện trên cơ sở vận dụng kết hợp các phương pháp phân tích, chứng minh, thống kê, so sánh và tổng hợp; với nguồn tư liệu tham khảo chủ yếu từ các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, cũng như số liệu thống kê từ một số tổ chức như: Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng nhà nước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Moody’s, Oliver Wyman,… 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài Phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ và hình vẽ, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu theo 3 chương: - Chương I: Tổng quan về Hệ thống NHTM Việt Nam. - Chương II: Thực tiễn phát triển của Hệ thống Việt Nam và Quá trình Tái cấu trúc. - Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quá trình TCT giai đoạn 2016-2020. Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết, nội dung của khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô cũng như những góp ý của các bạn sinh viên khác. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 1.1. Vai trò của các NHTM đối với nền Kinh tế 1.1.1. Khái niệm NHTM NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với nền kinh tế hàng hoá ngay từ buổi sơ khai. Sự phát triển của hệ thống NHTM có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính – một phần quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế. Về định nghĩa của ngân hàng, Luật Các TCTD do Quốc hội Khóa 12 ban hành đưa ra khái niệm: “Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này”[5]. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng được chia làm ba loại: NHTM, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã; trong đó, NHTM là loại hình ngân hàng hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam (2010) được ban hành cùng năm có quy định về hoạt động ngân hàng như sau: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như vậy, có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho các khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khách nhau. Có thể nói bản chất của NHTM được thể hiện qua các điểm sau: – NHTM là một tổ chức kinh tế – NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát 1 triển kinh tế. Vai trò to lớn của NHTM trong nền kinh tế sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo. 1.1.2. Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế Có thể nói, vai trò to lớn của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế là không thể chối cãi. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của NHTM luôn gắn liền với sự phát triển của các nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các NHTM và TCTD cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các NHTM đều phụ thuộc vào các khách hàng. Hàng hoá mà các Ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hoá đặc biệt, nó rất nhạy cảm và đồng thời có vai trò quan trọng trong sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội [34]. Không những thế, vai trò của NHTM còn rất quan trọng trong việc thực hiện nhiều chính sách của chính phủ [36]. Sau đây sẽ là hai vai trò quan trọng nhất tạo nên vị trí “huyết mạch” [60] của HTNH với nền kinh tế. 1.1.2.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Thông thường, phát triển kinh tế đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác do đó vốn luôn là một mối lo cũng như mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh sẽ gặp khó khăn khi tự đứng ra tập trung tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi lúc và khó cõ thể tự mình kịp thời cung ứng vốn khi cần bởi vì điều đó rất phức tạp và không thể diễn ra một sớm một chiều. Chính vì thế sự ra đời của NHTM với hoạt động tín dụng của mình, những định chế tài chính này đã đứng ra huy động vốn trong xã hội, và đồng thời dùng những khoản huy động đó cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Với chức năng riêng biệt của hệ thống NHTM, các doanh nghiệp, cá nhân được tạo điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội [57]. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM 2 vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay: - Khi gửi tiền, người gửi tiền nhận được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình là lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Đồng thời, ngân hàng sẽ bảo đảm sự an toàn về khoản tiền gửi đó và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi khác. - Khi vay tiền, người đi vay thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh của mình một cách chắc chắn và hợp pháp, đồng thời không tốn quá nhiều chi phí và sức lực, thời gian tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ. Vai trò này cũng được nhiều nhà phân tích đánh giá cao, theo Giáo sư Econ của Ngân hàng Liên bang San Francisco, Mỹ, NHTM đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế, là một cấu thành quan trọng của một hệ thống tài chính hiệu quả [22]. NHTM điều phối vốn từ những người gửi tiết kiệm đến những người cần vốn. Những ngân hàng này cung cấp dịch vụ tài chính chuyên biệt, giúp giảm giá thành so với việc nhà đầu tư và người gửi tiết kiệm phải tự đi thu thập thông tin và tìm nguồn vốn cũng như người cần vay vốn. Những dịch vụ tài chính này giúp cho nền kinh tế nói chung hoạt động hiệu quả hơn. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng đóng vai trò quan trọng nhất của NHTM [35]. Vốn là cấu phần quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp hay ngành nghề nào, được coi là mạch máu của hoạt động kinh doanh (blood of business) [24]. Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. 1.1.2.2. NHTM là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Chính sách tiền tệ là một chính sách quan trọng của bất kỳ chính phủ nào. Mục đích chính của chính sách tiền tệ là ổn định hệ thống tài chính của đất nước khỏi các nguy cơ lạm phát, giảm phát, khủng hoảng… [27]. Tuy nhiên, chính phủ sẽ không thể thực hiện những chính sách này nếu không có các công cụ giúp điều tiết chính sách và NHTM chính là một trong những công cụ hữu hiệu đó. 3 HTNH được chia làm hai cấp: NHNN và các NHTM. Những NHTMNN được Nhà nước cấp vốn hoạt động và sử dụng như công cụ để quản lý hoạt động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nước điều tiết, chỉ đạo các NHTMNN, ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống khác. Qua hoạt động của các NHTMNN và tư nhân, khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông được mở rộng và thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM, đặc biệt là NHTMNN dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn ra thị trường, điều khiển dòng tiền và dòng vốn hoạt động một cách có hiệu quả, góp phần giúp NHNN và chính phủ điều tiết kinh tế vĩ mô. NHTW xây dựng các chính sách và sử dụng các công cụ như: thị trường mở, dữ trữ bắt buộc, lãi suất,… để điều tiết hoạt động của nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô và ổn định tiền tệ. Phần lớn các công cụ của chính sách tiền tệ chỉ được thực thi có hiệu quả với sự hợp tác tích cực của các NHTM. Các NHTM chính là chủ thể chịu tác động của các chinh sách, phải chấp hành quy định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt hay nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư… Các NHTM tương tác và phối hợp cùng các tổ chức kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế thực hiện những chinh sách từ trung ương chỉ đạo. Chính trong quá trình này, các NHTM đã gián tiếp tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua mối quan hệ giữa NHTM với các chủ thể kinh tế khác về các hoạt động tài chính tín dụng, mọi thông tin có liên quan đến các chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định [33]. Việc thực thi những chính sách có tác động hai chiều và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động của các NHTM với những chính sách điều tiết của Nhà nước. NHTM tuân thủ và chịu sự chỉ đạo từ các chính sách của NHNN; ngược lại NHNN phụ thuộc vào hoạt động và sự chấp hành pháp luật của các NHTM trong quá trình thực thi những chính sách nhằm quản lý tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế đất nước. Theo Giáo sư Spiegel chuyên gia về ngành tài chính ngân hàng 4 của Hiệp hội Ngân hàng châu Âu, một số vai trò của ngân hàng như một kênh truyền tải chính sách tiền tệ bao gồm: tham gia vào quá trình đánh thuế; thu thuế; giám sát hành vi thuế và những hành vi liên quan của khách hàng (rửa tiền); báo cáo về các hành vi thuế và những hành vi liên quan của khách hàng; giám sát thận trọng vĩ mô,… [29]. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam từ 1954 đến trước cải cách 2011-2015 1.2.1. Khái quát HTNH tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (trước 1954) Trước năm 1858 khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam chưa có tổ chức ngân hàng và tín dụng nào ở nước ta. Đến cuối thế kỷ thứ 19, chế độ thực dân được thiết lập Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. Người Pháp kinh doanh buôn bán ở Đông Dương ngày càng mạnh chính phủ phải thành lập các ngân hàng để hỗ trợ. Có 2 ngân hàng Pháp chi nhánh trên toàn Đông Dương là Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) và Pháp-Hoa Ngân hàng (Banque Franco-Chinoise). Hai ngân hàng này độc quyền phát hành tiền tệ như NHTW đồng thời cũng là ngân hàng kinh doanh thương mại, cung cấp vốn cho các hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương. Năm 1927, ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được thành lập lấy tên là An Nam ngân hàng (sau đổi tên là Việt Nam ngân hàng) nhằm hỗ trợ vốn cho các hoạt động nông nghiệp. Cho đến năm 1954, người Việt có ngân hàng thứ hai là Việt Nam công thương ngân hàng. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuy nhiên tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền mới gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ kêu gọi quyên góp tài chính từ dân chúng qua các phong trào “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bị phát hành tiền. Tháng 12/1946, toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, chính phủ cho thành lập 3 khu vực tiền tệ và cho phép phát hành các đồng tiền khu vực. Ngày 3/2/1947, Nha tín dụng sản xuất, TCTD đầu tiên được thành lập nhằm giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, làm 5 hậu thuẫn cho chính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể. 1.2.2. HTNH Việt Nam từ 1954 đến 1975 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương chính sách mới về kinh tế-tài chính, phát hành đồng bạc mới, cải tiến chế độ tín dụng. Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam lúc bấy giờ gồm NHTW, Ngân hàng liên khu và ngân hàng tỉnh, thành phố. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), hai miền Nam-Bắc tạm thời bị chia cắt. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã tiến hành thu hồi tiền địch ở vùng mới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệ thống nhất trên Miền Bắc. Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành NHNN Việt Nam. Giai đoạn 1955-1965, NHNN đã có nhiều cải tiến trong công tác thanh toán, mở rộng quan hệ thanh toán đến hầu hết các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan của nhà nước; tập trung quản lý và đẩy mạnh các nguồn thu ngoại hối để đáp ứng nhu cầu kiến thiết nước nhà. Tuy nhiên, thời kỳ này, đa số người dân vẫn tiếp tục sử dụng các ngân hàng của người Pháp, Anh, Hong Kong, Đài Loan có chi nhánh tại Việt Nam. Mặt khác cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động. Đến cuối năm 1964, NHNN Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 265 ngân hàng tại 41 nước trên thế giới. Giai đoạn 1965 – 1975, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, NHNN đã cải tiến và mở rộng các quan hệ tín dụng, thanh toán, quản lý tiền mặt, quản lý quỹ ngân sách nhà nước, giúp các xí nghiệp sơ tán và phân tán sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể; tích cực khai thác các nguồn ngoại tệ cho Nhà nước, bảo đảm thanh toán quốc tế thông suốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đấu và đời sống. Đây là giai đoạn chuyển biến của hoạt động ngân hàng, tạo tiền đề và điều kiện cho một thời kỳ phát triển rầm rộ từ năm 1965 đến năm 1972. Trong 7 năm đầu của thời kỳ này, 18 ngân hàng mới được thành lập, nâng tổng số lên 6 đến 31 ngân hàng với 178 chi nhánh ở các tỉnh vào năm 1972. Đến thời kỳ trước 04/1975, HTNH dưới chế độ Nguỵ quyền có 36 Ngân hàng, trong đó có: 6 Ngân hàng công nghiệp và coi như công lập, 16 Ngân hàng tư doanh; 14 Ngân hàng của người nước ngoài, tất cả có 384 chi nhánh [54]. 1.2.3. HTNH Việt Nam từ 1975 đến trước giai đoạn cải cách 2011-2015 Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam bước sang thời kỳ hoà bình với nhiều chủ trương chính sách tập trung khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Trong quá trình đó, ngành Ngân hàng cũng có những bước tiến quan trọng. Năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống NHNN Việt Nam (NHNN). Việt Nam đã phát hành đồng tiền ngân hàng Việt Nam ở miền Nam, thu đổi đồng tiền của chế độ Sài Gòn với tỷ lệ 1 đồng tiền mới bằng 500 đồng tiền cũ. Năm 1978, NHNN tiến hành đổi tiền lần hai, thu hồi tiền cũ trên cả nước và phát hành tiền mới, thống nhất sử dụng một loại tiền tệ. Trước năm 1989, HTNH Việt Nam có duy nhất một cấp đó là ngân hàng thuộc hệ thống nhà nước làm nghiệp vụ thanh toán giữa các xí nghiệp quốc doanh và thanh toán đối ngoại; làm nghiệp vụ kho bạc, thu chi ngân sách. Cho đến tháng 5/1990, Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng được ký tạo điều kiện cho NHNN được tổ chức lại theo mô hình NHTW, các NHTM (NHTM) nhà nước được cơ cấu lại theo hướng kinh doanh đa năng. Hàng loạt ngân hàng cổ phần tư nhân được phép ra đời, Việt Nam mở cửa cho ngân hàng nước ngoài thành lập liên doanh hoặc mở chi nhánh. Đây là một trong hai cam kết pháp lý đầu tiên mở cửa ra bên ngoài, có vai trò đột phá, thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi nhanh và sâu rộng sang kinh tế thị trường. 1.2.4. HTNH sau 1990 đến trước giai đoạn cải cách 2011-2015 Sau năm 1990, HTNH chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. HTNH Việt Nam được đổi mới cơ bản về tổ chức và nội dung hoạt động, từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tuy nhiên được tổ chức gần như HTNH ở các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới, tức là HTNH hai cấp. 7 Năm 1997, Luật NHNN Việt Nam và Luật Các TCTD được thông qua, tạo nền tảng pháp lý cho HTNH hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Năm 1999, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập. Năm 2000, tài chính và hoạt động của các NHTMNN và NHTMCP thực hiện cơ cấu lại, trong đó đáng chú ý là việc thành lập các công ty quản lý tài sản tại các NHTM theo Quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của NHTM được ban hành thông qua Quyết định 305/2000/QĐ-NHNN5 của NHNN [9]. Năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, trong đó, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam từng bước mở rộng cho các doanh nghiệp Mỹ. Năm 2002, NHNN tự do hóa lãi suất cho vay VND, bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra. Năm 2003, tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các NHTM, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 tác động lớn đến nền kinh tế và HTNH. Sau thời gian tăng “nóng”, HTNH bộc lộ những điểm yếu lớn trong đó nổi bật là nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có lúc lên đến 17% và tình trạng sở hữu chéo đe dọa sự an toàn của hệ thống [20]. Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 254 về cơ cấu lại các TCTD. Về quy mô hệ thống, Tính tới tháng 4/2012, hệ thống các TCTD Việt Nam đã có: 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 ngân hàng phát triển, 37 NHTMCP, 5 NHTMNN, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 17 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 01 quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 01 tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, hệ thống NHTM đóng vai trò chi phối thị phần tín dụng (86,47% toàn hệ thống) [6]. Mỗi NHTM có hội sở chính và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và các quận huyện. NHTM có nhiều chi nhánh nhất là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với hàng ngàn chi nhánh trên khắp cả nước. Nhiều ngân hàng đã mở cả chi nhánh ở nước ngoài như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam. 8 Như vậy, hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua những thay đổi cơ bản qua các giai đoạn phát triển khác nhau nhằm thực hiện đúng chức năng vốn có của một tổ chức trung gian về tài chính cung cấp nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế. Tuy nhiên hệ thống NHTM Việt Nam mặc dù đã trải qua hơn 40 năm phát triển nhưng vẫn chưa phải là đã thực sự hoàn hảo. Hệ thống vẫn tồn tại rất nhiều bất cập cần phải tiếp tục được hoàn thiện để không những có thể đáp ứng được những thách thức trong nước mà còn ứng phó với nhiều thách thức từ bên ngoài khi Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào quá trình hội nhâp kinh tế khu vực và thế giới. Sự hoàn thiện cần thiết này chính là quá trinh TCT toàn bộ hệ thống NHTM. Vấn đề này sẽ được phân tính trong các chương tiếp theo. 9 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH TCT 2.1. Những tồn tại của Hệ thống NHTM Việt Nam 2.1.1. Tình trạng nợ xấu Trong thông lệ quốc tế về các chỉ số đo lường sức khỏe và sự phát triển của nền kinh tế có chỉ số vè tỷ lệ nợ xấu (NPL-non-performing loan) phản ánh những khoản nợ không, hoặc có nguy cơ cao không thanh toán hay khoản nợ mà người đi vay không hoặc có khả năng cao sẽ không hoàn trả. Trên thế giới không có định nghĩa duy nhất về nợ xấu. Mỗi nền kinh tế có định nghĩa nợ xấu khác nhau và có thể phù hợp với một quốc gia nhưng không đúng với một quốc gia khác. Tuy nhiên, có một số điểm chung trong định nghĩa về nợ xấu giữa các quốc gia tương đồng với những điểm được liệt kê trong “Tổng hợp hướng dẫn về Các chỉ số sức khỏe Tài chính 2004” của IMF như sau: “Khoản vay không có khả năng thanh toán khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận, hoặc các lý do khác - chẳng hạn phá sản – dẫn đến các khoản vay không đuợc hoàn trả đầy đủ” [23]. Như vậy, theo định nghĩa này nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Tương tự, định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN ngày 22/4/2005 đuợc văn bản hoá như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)” [10]. Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Như vậy nợ xấu tại Việt Nam cũng được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày; (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Để đo lường mức độ nợ xấu, như đã giới thiệu ở trên, các quốc gia sẽ sử dụng chỉ số NPL được tính bằng cách đem chia tổng nợ xấu trên tổng số nợ cho 10

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net