Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của acid pak 4 way đến gà cobb 500 nuôi chuồng hở tại thái nguyên.

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của acid pak 4 way đến gà cobb 500 nuôi chuồng hở tại thái nguyên.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- NGUYỄN THỊ NHUNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ACID PAK 4 WAY ĐẾN GÀ COBB 500 NUÔI CHUỒNG HỞ TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành:Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học:2013 – 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- NGUYỄN THỊ NHUNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ACID PAK 4 WAY ĐẾN GÀ COBB 500 NUÔI CHUỒNG HỞ TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành:Thú y Lớp:K45 - TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học:2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Suốt 5 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem nhưng kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Được sự nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, em được phân công thực tập tại trại chăn nuôi gia cầm VM, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên.Sau 6 tháng thực tập, em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của thầy giáo PGS. TS. Trần Thanh Vân và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ cùng toàn thể gia đình đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo UBND xã Quyết Thắng – Thành Phố Thái Nguyên, cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên,ngày tháng năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Nhung ii LỜI NÓI ĐẦU Trong chương trình đào tạo của Nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệm chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác phong đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Trần Thanh Vân, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Acid Pak 4 Way đến gà Cobb 500 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên”. Do thời gian và trình độ có hạn và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Nhung iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ thí nghiệm ............................................................................. 23 Bảng 4.1. Lịch dùng vắc-xin cho gà tại trại .................................................... 30 Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất............................................................... 33 Bảng 4.3. Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm .......................... 34 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của acid pak 4 way đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ....................................................... 35 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của acid pak 4 way đến tỷ lệ nhiễm bệnh Hen gà theo tuần tuổi (%)v ............................................................................... 36 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của acid pak 4 way đến điều trị bệnh Hen của đàn gà thí nghiệm ........................................................................................... 37 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của acid pak 4 way đến điều trị bệnh Cầu trùng của gà thí nghiệm ..................................................................................... 37 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con).......................................... 38 Bảng 4.9.Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ........................... 40 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm ............................................................. 42 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến hệ số chuyển hoá thức ăn ............................................................... 43 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) ............................................................ 44 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến kết quả mổ khảo sát ở 6 tuần tuổi (n = 4 cho mỗi lô)............................................... 45 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán ................................................................. 46 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Gà Cobb 500 ..................................................................................... 19 Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .............. 39 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối.......................................................... 41 Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối ........................................................ 41 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CNTY Chăn nuôi thú y CRD Chronic Respiratory Disease Cs Cộng sự ĐC Đối chứng ĐHNL Trường Đại học Nông Lâm Nxb Nhà xuất bản SS Sơ sinh TĂ Thức ăn TN Thí nghiệm TTTĂ Tiêu tốn thức ăn UBND Uỷ ban nhân dân Vnđ Việt nam đồng vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 1.4.3.Những đóng góp mới của đề tài ............................................................... 3 Phần 2.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Giới thiệu về acid pak 4 way................................................................... 4 2.1.2. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp, tiêu hóa của gia cầm. ....... 7 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm .......................................................................................... 15 2.1.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Cobb 500 .................. 19 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 20 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 22 3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 23 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 24 3.4.5. Đánh giá khả năng sản suất thịt ............................................................ 26 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 28 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................................... 28 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học ................................................. 34 4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm ............................ 34 4.2.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm ............................................................................................ 34 4.2.3. Ảnh hưởng của acid pak 4 way đến tình hình mắc bệnh của đàn gà thí nghiệm ............................................................................................................. 35 4.2.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid pak 4 way đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ............................................................................................ 38 4.3. Ảnh hưởng của acid pak 4 way đến khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm ............................................................................... 42 4.3.1. Thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi......................... 42 4.3.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi............... 43 4.3.3. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................. 44 4.4. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát gà thí nghiệm .............................................. 45 4.5. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán ..................................................... 46 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 47 5.1. Kết luận .................................................................................................... 47 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 47 5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống văn hóa – xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng tăng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thực phẩm phải có chất lượng cao hơn và phong phú hơn. Do đó, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể về chất lượng cũng như số lượng. Theo thống kê của Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam 4/2017, nước ta hiện nay có 342 triệu con gia cầm, trong đó tổng đàn gà là 259 triệu con, gà thịt đạt 200 triệu con. Đặc biệt chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt đã và đang phát triển mạnh không chỉ ở các trung tâm lớn mà còn phát triển rộng khắp ở các vùng nông thôn. Để khai thác tối ưu khả năng sản xuất thịt của gà thịt thương phẩm nhằm đạt được các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật cần phải chú ý đến con giống và thức ăn. Các nhà khoa học nghiên cứu áp dụng các tiến bộ về di truyền tạo giống, tạo con lai broiler có tốc độ sinh trưởng nhanh nhằm mục đích rút ngắn thời gian nuôi mà khối lượng và chất lượng của gà thịt thương phẩm lại tăng lên, giảm chi phí thức ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh yếu tố con giống và thức ăn chăn nuôi thì thời gian trước đây người ta sử dụng kháng sinh và hormone như là chất kích thích tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng lợi nhuận. Sự tồn dư các chất này trong thịt và các sản phẩm từ thịt đã gây ra những hậu quả xấu cho con người. Do vậy, việc sử dụng các chất phụ gia trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm giá thành sản xuất đang là hướng đi được ưu tiên trong chăn nuôi. Hiện nay, việc tìm kiếm các chất thay thế thuốc kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi bằng các chất phụ gia tự nhiên đang được các nhà nghiên cứu cũng như các nhà sản xuất thức ăn rất quan tâm.Đặc biệt, theo nghiên cứu của Hiệp hội thú y Hoa Kỳ (USAMV) số 63, 2006) và nhập khẩu 2 phân phối bởi Công ty TNHH Alltech Việt Nam đã sản xuất ra sản phẩm có tên “acid pak 4 way” là một sản phẩm bao gồm những thành phần hoàn toàn tự nhiên, cung cấp nguồn acid dùng để sử dụng cho quá trình tiêu hóa protein và duy trì pH acid nhằm cung cấp môi trường đường ruột tối ưu cho vật nuôi. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu so sánh về sự ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học này đến năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi.Xuất phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm acid pak 4 way đến khả năng sản xuất của gà thịt là rất quan trọng. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của acid pak 4 way đến gà Cobb 500 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả của acidpak 4 way đến gà Cobb 500 nuôi chuồnghở tại Thái Nguyên. - Bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học về chăn nuôi. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu -Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường. - Góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm trong nông hộ phát triển. - Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế xã hội địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đánh giá được hiệu quả của acid pak 4 way đến gà Cobb 500 nuôi chuồng hở. - Có thêm luận cứ khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Cobb 500. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần phát triển chăn nuôi gà broiler. 3 - Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho người chăn nuôi gà broiler nói chung và gà broiler Cobb 500 trong chuồng hở nói riêng. - Giới thiệu sản phẩm acid pak 4 way đến với người chăn nuôi. - Bản thân là sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. 1.4.3.Những đóng góp mới của đề tài Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể là hướng đi mới cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi khi bổ sung các chế phẩm sinh hóa học nhưacid pak 4 way cho động vật nói chung và gia cầm nói riêng, nhằm giúp cho việc duy trì sức khỏe, sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Giớithiệu vềacid pak 4 way Khái niệm Acid pak 4 way là một dung dịch nước uống có chứa bốn thành phần thiết yếu (acid hóa, enzyme, chất điện giải và các vi khuẩn axit lactic) giúp cho việc duy trì sức khỏe, các chức năng cần thiết và giảm stress. Được sử dụng cho: Lợn, gia cầm, sữa, thịt bò, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ngựa, thú cưng. Thành phần và chức năng của acid pak 4 way Axit citric: Là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axit citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là chất chống oxy hóa.Axit citricgiúp nâng cao hệ số tiêu hoá thức ăn và tính năng sản xuất của vật nuôi, ngăn ngừa tiêu chảy, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao hiệu suất chuyển hoá thức ăn. Sorbic acid: Có tác dụng kháng khuẩn thường được sử dụng như là chất bảo quản trong thực phẩm và thức ăn để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, nấm men và nấm. Theo Nguyễn Hoàng Hải (2017), tác dụng làm tăng kích thước của lớp vi nhung mao đường ruột cũng được cải thiện bởi sử dụng acid hữu cơ: 1% acid sorbic và 0.2% acid citric hiệu quả cho gà con ở 14 ngày tuổi. Silicon dioxide: Cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, làm tăng tăng trọng lượng của vật nuôi và hiệu quả hấp thụ thức ăn một cách lành mạnh và bền vững. Silicon dioxide còn giúp giảm mùi hôi thối. 5 Muối: Tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu protein, giúp ổn định độ toan kiềm của máu, tham gia vào hệ đệm của máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào, ổn định nhịp tim và hô hấp. Maltodextrin: Tạo vị ngọt trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thú y Potassium chloride: Giúp cho các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động đúng chức năng. Tăng cảm giác ngon miệng. tham gia vào quá trình cân bằng điện giải ở tế bào. Silicon dioxide: Cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, làm tăng tăng trọng lượng của vật nuôi và hiệu quả hấp thụ thức ăn một cách lành mạnh và bền vững. Silicon dioxide còn giúp giảm mùi hôi thối. Sodium saccharin: Bổ sung chất tạo vị ngọt (Sodium saccharin) trong thức ăn cho vật nuôi. Cải thiện tính ngon miệng, giúp vật nuôi ăn nhiều hơn.Chất tạo vị ngọt giúp khắc phục những vị không ngon của các nguyên liệu khác có trong khẩu phần Sodium citrate: Điềuchỉnh độ PH, tăng thêm hương vị, làm chất bảo quản, điều chỉnh lại độ acid trong thức ăn chăn nuôi. Kẽm sulfate: Đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất protein, carbohydrate, lipit. Có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản, chống sừng hóa. Sắt sulfate: Tham gia vào quá trình hình thành Hemoglobin trong hồng cầu máu. Tham gia tạo nên cơ, da và lông Magnesium sulfate: Là thành phần của xương và răng. Đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ, nằm trong thành phần 1 số enzyme. Điều hòa phản ứng photphoryl – oxy hóa, tham gia vào điều hòa thân nhiệt. Chiết xuất men Aspergillus niger được sấy khô: Là mộtloại nấm và là một trong những loài phổ biến nhất của chi Aspergillus. Trong công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm như: Tương chao, nước mắm, nước tương;công nghiệp sản xuất một số axit hữu cơ như: acid citric, acid glucomic. Một số loài thuộc giống Aspergillus khác có khả năng tạo chất kháng sinh, 6 nhưA.fumigatus tạo thành fumagilin có tác dụng lên Entamoabae histolyca; A.humicola, A.nidulans tạo thành humicolin, nidulin có tác dụng ức chế đối với với các loại vi khuẩn, trong số các chất này thực sự dùng trong công nghiệp dược phẩm hiện nay chỉ có loài A.fumigatus sản xuất fumagilin làm thuốc chữa lị amip.Nhiềuloài giống Aspergillus có khả năng biến đổi sinh học, một số khác tạo ra các loại độc tố. Chiết xuất men Bacillus subtilis được sấy khô:Trong hệ tiêu hóa, B.subtilis sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa alpha amylase và protease. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, protein. Đặc biệt, kể cả khi đã chết đi, xác lợi khuẩn Bacillus subbtilis vẫn tiếp tục giải phóng ra các enzyme, kháng sinh và các vitamin có lợi cho cơ thể sử dụng lợi khuẩn. Ngoài ra, B. subtilis còn có nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe như chống đông máu, kích thích hệ miễn dịch, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sản phẩm lên men Lactobacillus acidophilus được sấy khô: Giúp cải thiện sức khỏe của động vật, giúp tăng trọng, giảm tỉ lệ chết non và ngăn chặn tác nhân gây bệnh gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella và Clostridium. Chiết xuất men Enterococcus faecium được sấy khô: Là các chất thay thế kháng sinh để thúc đẩy sức khoẻ ở động vật, khuyến khích môi trường ruột cân bằng, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, điều chỉnh tăng cường sự gia tăng tế bào. Tác dụng của acid pak 4 way đến hiệu quả chăn nuôi gà - Tăng khả năng hấp thụ thức ăn đặc biệt là giai đoạn cuối nuôi thịt -Hạn chế bệnh tiêu chảy, giúp phân khô và khuôn, giảm mùi hôi. -Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi làm vắc-xin, thời tiết thay đổi, bệnh dịch. -Dùng rất hiệu quả khi úm gia cầm, giai đoạn khai thác thịt và tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ phôi trên gia cầm đẻ trứng. 7 -Tăng sức đề kháng heo con, heo trước và sau cai sữa, heo nuôi thịt và heo nái sinh sản. Liều lượng dùng acid pak 4 way Liều lượng và cách bổ sung acid pak 4 way: Thêm acid pak 4 way vào nước 0,5g/lít.Đối với gà thịt dùng 5 ngày đầu và lặp lại một ngày tuần đến khi xuất. 2.1.2. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp, tiêu hóa của gia cầm. *Hệ hô hấp của gia cầm Theo Nguyễn Thị Mai (2007) cho biết: Gia cầm có cường độ trao đổi chất cao, có đặc điểm giải phẫu sinh lý của bộ máy hô hấp đặc trưng đảm bảo cường độ trao đổi khí mạnh trong quá trình hô hấp. Cơ quan hô hấp của gia cầm gồm đường hô hấp và cơ quan trao đổi khí (phổi và các túi khí). Lồng ngực không có sự phân cách giữa xoang ngực và xoang bụng (cơ hoành phát triển kém), hai lá phổi không lớn đã được bổ sung thêm hệ thống túi khí. Đấy là cấu trúc đặc biệt của cơ quan hô hấp ở gia cầm. + Xoang mũi của gia cầm ngắn, nằm ở nắp mỏ trên, gồm hai phần xương và sụn. Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản. Gia cầm không có dây chằng âm thanh ở thanh quản trên mà chỉ có rãnh âm thanh ở thanh quản dưới. + Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn hoặc vòng hóa xương, chúng được gắn với nhau bởi các dây chằng mô liên kết. Số vòng khí quản ở gà là 110 – 120, ngỗng 200. Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoài. + Đến xoang ngực, khí quản chia làm hai phế quản, mỗi phế quản dài 6 – 7 cm, đường kính 5 – 6mm. Thành phế quản cấu tao bởi màng nhầy, ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra dịch nhầy, màng xơ đàn hồi, ở đó có 8 các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài. Mỗi ống phế quản nối với một lá phổi. + Phổi nằm trong xoang ngực, sát cột sống, từ xương sườn thứ nhất đến mép trước của thận. Phổi gia cầm có màu hồng tươi, ít đàn hồi và không phân thùy. Kích thước phổi không lớn, chiếm khoảng 1/180 khối lượng cơ thể và phụ thuộc vào loài, giống và tuổi gia cầm. Khối lượng phổi trung bình ở gà trưởng thành là 9g, vịt 20g, ngỗng 30g. Chức năng chính của phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí. + Thể tích nhỏ và tính đàn hồi yếu của phổi và gia cầm được bổ sung bằng hệ thống túi khí tham gia vào quá trình trao đổi khí. Các túi khí là phần lồi có màng mỏng của thành các phế quản chính và phế quản thứ. Gia cầm có 9 túi khí, một túi đơn là túi khí cổ và 4 đôi nằm đối xứng nhau là đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau và đôi túi khí bụng. Các túi chứa khí hít vào gồm đôi túi khí ngực phía sau và đôi túi khí bụng. Các túi chứa khí thở ra gồm đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước và túi khí cổ. Dung tích tất cả các túi khí của gà là 130 – 150cm3, lớn hơn thể tích phổi 10 – 12 lần. −Hoạt động trao đổi khí của gia cầm Cơ chế hô hấp gồm động tác hít vào và thở ra. Động tác hít vào của gia cầm được thực hiện nhờ sự co bóp của các cơ hít vào nhờ đó xương ngực, xương quạ và xương đòn chuyển động về phía trước và phía dưới làm góc giữa xương sống và xương sườn ngực mở rộng, chiều cao ngực tăng lên, dung tích lớn hơn giúp phổi nở ra. Lúc này áp suất trong xoang ngực và phổi nhỏ hơn nên không khí đi từ ngoài vào phổi và các túi khí hít vào. Từ đây diễn ra quá trình trao đổi khí giữa không khí trong phổi và máu. Động tác thở ra được thực hiện nhờ các cơ giữa xương sườn phía trong co lại. Đưa xương sườn trở lại vị trí cũ, xương ngực chuyển về gần xương sống, các cơ bụng khi đó cũng co lại, đẩy các cơ quan bên trong về phía xoang ngực và bụng đều giảm xuống. Các túi khí ngực và bụng sau khi bị ép và không khí bị đẩy qua phế 9 quản thở ra, vào hệ thống phế quản ngoài của phổi. Như vậy, không khí thở ra trước khi đi vào khí quản lại qua phổi một lần nữa tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí mạnh hơn. −Tần số hô hấp của gia cầm Tần số hô hấp của giá cầm dao động trong khoảng rất lớn, phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí. Nuôi dưỡng tốt tần số hô hấp tương đối ổn định. Gia cầm càng lớn tần số hô hấp càng nhỏ. Ban đêm tần số hô hấp giảm. Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng. Nếu nhiệt độ tăng 37 0 C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/phút. Bình thường tần số hô hấp của gà là 12 -45 lần/phút. * Hệ tiêu hóacủa gia cầm Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) cho biết: Các cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm: Khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng lỗ huyệt, đông thời có sự tham gia của gan và tuyến tụy. Sự hình thành các cơ quan tiêu hóa ở dạn nếp gấp của phôi gà bắt đầu từ ngày ấp thứ 2. − Các cơ quan của khoang miệng: Gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ có vai trò lấy thức ăn chứ không có tác dụng nghiền nhỏ. Mỏ chia là 3 phần: Đầu mỏ, thân mỏ, gốc mỏ. Khoang miệng chia làm 2 phần: Phần trên và phần dưới. +Phần trên có phần miệng cứng ngắn, được phủ bởi màng nhầy (niêm mạc). Trên bề mặt vòm miệng cứng có rất nhiều các núm hình nón có độ dày khác nhau và xếp theo nhiều kiểu hướng về phía trong. Những núm có tác dụng đẩy thức ăn vào thực quản. Vòng miệng cứng kéo dài tới lỗ mũi sau. +Phần dưới khoang miệng có lưỡi. Hình dạng lưỡi phụ thuộc vào hình dạng mỏ. Các tuyến ở toàn bộ khoang miệng của gia cầm kém phát triển. Thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy. Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức 10 ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước bọt có chứa một số ít men amilaza nên ít có tác dụng đối với tiêu hóa. − Hầu Hầu ở giữa khoang miệng và thực quản trên. Khoang mũi và khoang miệng thông về phía hầu, còn phía trước hầu có khe hô hấp của thanh quản. − Thực quản Thực quản gia cầm chia làm 2 phần: Phần trên bắt đầu từ hầu và tận cùng ở diều, phần dưới từ diều đến dạ dày tuyến. Thực quản có hai dạng ống, phần thực quản dưới co hẹp hơn phần thực quản trên. Đường kính thực quản gia cầm phụ thuộc vào loài, ở gia cầm trưởng thành dao động trong khoảng 7 – 12 mm. Thực quản gia cầm gồm có 3 lớp màng. Màng ngoài ở phần cổ là mô liên kết xốp, ở phần ngực là màng thanh dịch. Màng giữa có hai lớp cơ trơn, phía ngoài là cơ vòng, phía trong là cơ dọc. Màng trong là màng nhầy, trong màng nhầy có nhiều tuyến dạng bọc chế tiết ra các chất ướt làm ướt thức ăn và có tác dụng đẩy thức ăn vào diều. − Diều Diều là khoảng cách mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Ở đầu ống dẫn vào và ra của diều có các cơ vòng giữ vai trò đóng và mở. Thành của diều có cấu tạo như thực quản, cũng gồm 3 lớp màng. Ở màng nhầy có nhiều tuyến hình ống, chế tiết ra các chất tiết. Màng nhầy của bờ cong lớn có nhiều biểu mô hóa sừng. Diều được hình thành trong quá trình phát triển hóa của ống tiêu hóa để dự trữ và chuẩn bị tiêu hóa thức ăn. Thức ăn ở diều được thấm ướt, mềm ra, trộn kỹ và một phần hydrat cacbon được phân hủy. − Dạ dày Dạ dày gồm hai phần là dạ dày cơ và dạ dày tuyến. 11 + Dạ dày tuyến giống như cái bao túi, thành phần của nó gồm 3 lớp màng: Màng nhầy, màng cơ và màng thanh dịch. Dịch tiêu hóa của dạ dày tuyến chứa axit muối (HCL) để chuyển thành pepsin. Tính chất lý học của dịch dạ dày tuyến thay đổi tùy thuộc vào loài, lứa tuổi, trạng thái sinh lý gia cầm, số lượng và chất lượng thức ăn. + Dạ dày cơ có dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau và có thành rất dày, có mà sẫm. Trong lượng dạ dày cơ của gà khoảng 50g. Dạ dày cơ nằm phía trái của gan. Phần trên của dạ dày cơ thông với dạ dày tuyến qua khe tương đối thắt hẹp lại, gần vị trí đó là khe thông với tá tràng. Thành dạ dày cơ gồm 3 lớp màng: Màng nhầy, màng cơ và màng thanh dịch. Dạ dày cơ có màng cơ và màng sừng phát triển, vì vậy nó như bộ máy nghiền nhai thức ăn. Dạ dày cơ co bóp với nhịp độ 2 – 3 lần/phút, mỗi lần kéo dài 15 – 50 giây. Dạ dày cơ có khả năng co bóp do sự phân bố thần kinh tự động. Nhịp độ co bóp của dạ dày cơ phụ thuộc vào trạng thái đói, no, loài gia cầm. − Ruột Chiều dài của ruột gia cầm phụ thuộc vào loài, tuổi gia cầm và đặc điểm thức ăn. Ở gà chiều dài của ruột khoảng 160 – 170cm. Ruột chia làm 2 phần: Phần ruột non và phần ruôt già. Phần ruột non gồm: Tá tràng, ruột non và phần hồi tràng. Ở khoảng giữa phần ruột non có mấu vàng thô sơ phân chia ruột non với hồi tràng. Phần ruột già có manh tràng và trực tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đầu đoạn trực tràng tạo thành. Trực tràng thông qua lỗ huyệt. Phần ruột non Toàn bộ phần ruột non dài khoảng 100 – 150cm. Đoạn trên cùng là tá tràng dài khoảng 15 – 25cm có đường kính 0,5 – 1,2cm, bắt đầu từ phía bên phải dạ dày cơ cong gập lại, đi xuống khoang chậu và ngược trở lên phía trên tạo thành vòng. Các ống dẫn từ dịch tụy và gan đổ vào phần trên (sau vị trí

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net